1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận đề tài nghiên cứu tác động cuộc chiến tranh nga ukraine đến thị trường xăng dầu ở việt nam

30 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nguyên nhân trực tiếp...12CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC CHIẾN TRANH NGA-UKRAINE ĐẾN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM VÀ HỆ LỤY ĐỐIVỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM...133.1.. Ảnh hưởng của cuộc chiến t

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

- - - - - -  

TIỂU LUẬNĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

TÁC ĐỘNG CUỘC CHIẾN TRANH NGA-UKRAINE ĐẾN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM

Môn học Kinh tế vi mô

Sinh viên thực hiện Nhóm 4

Giảng viên hướng dẫn TS Nguyễn Minh Trang

Trang 2

HỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

- - - - - -  

TIỂU LUẬNĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

TÁC ĐỘNG CUỘC CHIẾN TRANH NGA-UKRAINE ĐẾN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM

Môn học Kinh tế vi mô

Sinh viên thực hiện Đỗ Nguyên Phong Nguyễn Quốc Anh

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CPI Consumer Price Index (Chỉ số giá tiêu dùng) EU European Union (Liên minh châu Âu)

GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa) IMF International Monetary Fund (Quỹ Tiền tệ Quốc tế)

NATO North Atlantic Treaty Organization(Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương)

OECD Organization for Economic Cooperation and Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)

OPEC Organization of the Petroleum Exporting Countries (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa)

PVN PETROVIETNAM (Tập đoàn dầu khí Việt Nam)

SNG Sodrujestvo Nezavisimykh Gosudarstv (Cộng đồng các quốc gia độc lập)

TASS Telegrafoye Agentstvo Sovietskogo Soyuza (Thông tấn xã Liên Xô)

USD United States Dollar (Đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ) VND Viet Nam Dong (Đơn vị tiền tệ của Việt Nam)

Trang 7

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1 Biểu đồ giá dầu thế giới tháng 11/2022 13Hình 3.2 Biểu đồ cung, cầu dầu thô, khí hóa lỏng và giá dầu Brent 17Hình 3.3 Biểu đồ tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá xăng dầu cáctháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước (%) 18Hình 4.1 Biểu đồ dự báo sản lượng sản xuất và tiêu thụ dầu thô toàn cầu 20

Trang 8

2 Mục tiêu nghiên cứu 6

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng nghiên cứu 7

5 Phạm vi nghiên cứu 7

6 Phương pháp nghiên cứu 7

7 Kết cấu của đề tài 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8

1.1 Cơ sở lý thuyết về cung cầu 8

1.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung 9

1.2 Cơ sở lý thuyết về thị trường 10

1.2.1 Khái niệm 10

1.2.2 Phân loại thị trường 10

CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT VÀ NGUYÊN NHÂN CUỘC CHIẾN TRANHNGA - UKRAINE 11

6

Trang 9

2.1 Bản chất cuộc chiến tranh Nga- Ukraine 11

2.2 Nguyên nhân gây ra chiến tranh Nga- Ukraine 11

2.2.1 Nguyên nhân sâu xa 11

2.2.2 Nguyên nhân trực tiếp 12

CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC CHIẾN TRANH NGA-UKRAINE ĐẾN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM VÀ HỆ LỤY ĐỐIVỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 13

3.1 Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Nga - Ukraine tới thị trường xăng dầu 13 3.1.1 Những tác động của cuộc chiến tranh tới thị trường xăng dầu thế giới 13

3.1.2 Ảnh hưởng của cuộc chiến tới thị trường xăng dầu Việt Nam 14

3.2 Hệ lụy từ cuộc chiến Nga-Ukraine đến nền kinh tế Việt Nam 16

3.2.1 Thâm hụt thương mại 16

3.2.2 Lạm phát trong tầm kiểm soát 16

3.2.3 Cuộc sống người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn 17

CHƯƠNG 4: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP CHO THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦUVIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI 19

4.1 Dự báo về thị trường xăng dầu Việt Nam trong tương lai 19

4.2 Giải pháp để ổn định thị trường xăng dầu 21

4.2.1 Đảm bảo nguồn cung 21

4.2.2 Điều chỉnh giá thành phù hợp 21

PHẦN KẾT LUẬN 23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Đã gần một năm, kể từ khi thổng tống Nga Vladimir Putin quyết định triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt với Ukraine (24/02/2022) Tuy đã giảm bớt nhưng tình hình chiến sự vẫn diễn ra khá căng thẳng và vẫn là một nguy cơ châm ngòi cho thế chiến thứ III Với sự tham gia của EU, thì cuộc chiến này đã gây ra hệ lụy rất lớn cho nền kinh tế toàn cầu Theo IMF, tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2023 sẽ giảm xuống 2,7% do lãi suất tăng, làm chậm đà tăng trưởng nền kinh tế Mỹ, trong khi châu Âu chật vật với giá khí đốt tăng Do cả Nga và EU đã ban hành lệnh cấm vận cho nhau dẫn đến sự khủng hoảng trầm trọng về năng lượng và khí đốt

Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng là một quốc gia chịu ảnh hưởng không nhỏ từ hệ lụy của cuộc chiến tranh trên, mà biểu hiện rõ nhất thông qua biến động giá xăng dầu trong nước Vấn đề này mang bản chất kinh tế vi mô, bởi vì chúng liên quan đến nguồn cung, cầu và thị trường tiêu thụ Từ những kiến thức đã được học, bài tiểu luận của chúng tôi sẽ đi sâu vào nhìn nhận, phân tích, đánh giá những ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh Nga - Ukraine đến tình hình thị trường xăng dầu ở Việt Nam để có tri thức cụ thể về vấn đề Vì vây, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài

“Ảnh hưởng của cuộc chiến Nga-Ukraine đến thị trường xăng dầu của ViệtNam.”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nắm và hiểu rõ được bản chất và nguyên nhân gây nên cuộc chiến tranh Nga-Ukraine Từ đó phân tích thực trạng, tác động đến thị trường xăng dầu của Việt Nam cũng như chỉ ra một số chính sách giải quyết của Chính phủ Cuối cùng là đưa ra dự báo về thị trường xăng dầu Việt Nam trong tương lai

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

8

Trang 11

Các nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, các giai đoạn của cuộc chiến và tác động của cuộc chiến tranh lên thị trường xăng dầu của Việt Nam

Trình bày và phân tích thực trạng, tác động của giá cả xăng dầu Việt nam do hệ lụy của cuộc chiến tranh dưới góc nhìn đa chiều và số liệu cụ thể có tính chính xác cao.

Đánh giá và đưa ra dự đoán tương lai tình hình thị trường xăng dầu của Việt Nam.

4 Đối tượng nghiên cứu

Cuộc chiến tranh Nga-Ukraine và thị trường xăng dầu của Việt Nam.

5 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về mặt không gian: quốc gia Việt Nam Phạm vi về mặt thời gian: năm 2022

Phạm vi về mặt nội dung: nguyên nhân và diễn biến của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine Từ đó phân tích thực trạng, tác động đến thị trường xăng dầu của Việt Nam cũng như chỉ ra một số chính sách giải quyết của Chính phủ Cuối cùng là đưa ra dự báo về thị trường xăng dầu Việt Nam trong tương lai.

6 Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, xử lý dữ liệu: sau khi thu thập các số liệu, bảng biểu, chúng tôi tiến hành sử dụng phương pháp thống kế và xử lí dữ liệu, để có thể đưa ra các kết luận chuẩn xác, tăng tính thuyết phục cho lập luận và giả thiết Từ đó phân tích sâu vào thị trường xăng dầu của Việt Nam hiện tại và đưa ra những dữ báo về giá cả trong tương lai.

7 Kết cấu của đề tài

Bài tiểu luận gồm 4 chương chính:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về cung cầu và thị trường.

Chương 2: Nguyên nhân và diễn biến cuộc chiến tranh Nga- Ukraine.

Trang 12

Chương 3: Đánh giá thực trạng, tác động của cuộc chiến tranh Nga- Ukraine đến giá xăng dầu Việt Nam.

Chương 4: Dự báo và giải pháp về thị trường xăng dầu Việt Nam trong tương lai.

10

Trang 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Cơ sở lý thuyết về cung cầu

1.1.1 Cầu 1.1.1.1 Khái niệm

Cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định.

1.1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu - Thu nhập của người tiêu dùng:

Thu nhập của người tiêu dùng là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến cầu trong một khoảng thời gian nhất định Vì thu nhập của người dân sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua sắm của người tiêu dùng Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì nhu cầu mua sắm hàng hoá cũng sẽ gia tăng theo và ngược lại.

- Giá cả hàng hoá và dịch vụ:

Giá cả hàng hóa và dịch vụ trực tiếp tác động tới chi tiêu của người tiêu dùng Khi giá sản phẩm tăng quá nhanh có thể dẫn đến cầu giảm đáng kể Có hai loại hàng hoá chính: hàng hoá bổ sung (giá của sản phẩm này khiến cầu sản phẩm kia tăng) và hàng hoá thay thế (giá của sản phẩm này làm giảm lượng cầu của sản phẩm kia)

- Tâm lý, tập quán và thị hiếu người tiêu dùng:

Sở thích, thói quen, suy nghĩ, điểm nhìn có thể ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng, do vậy, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cầu Người tiêu dùng sẽ ưu tiên mua sản phẩm nằm trong sở thích, thói quen của họ đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ.

- Kỳ vọng thị trường:

Người tiêu dùng thường có xu hướng kỳ vọng giá cả hàng hoá có sự chuyển biến Nếu trong tương lai, giả cả hàng hoá giảm, người tiêu dùng sẽ ít mua loại hàng hoá đó hơn ở hiện tại và ngược lại Nếu giá cả hàng hoá có xu hướng tăng,

Trang 14

- Quy mô thị trường:

Tổng quan dung lượng thị trường và tổng số người tiêu dùng trên thị trường đối với một lĩnh vực cụ thể nào đó có ảnh hưởng quan trọng đến cầu đối với lĩnh vực đó.

1.1.2 Cung 1.1.2.1 Khái niệm

Cung là số lượng hàng hóa – dịch vụ mà người bán sẵn sàng hoặc có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.

1.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung - Giá của bản thân hàng hoá - dịch vụ:

Giá hàng hóa – dịch vụ là nhân tố nội sinh, tác động đến lượng cung hàng hóa – dịch vụ Khi giá của hàng hoá - dịch vụ tăng thì lượng cung tăng và ngược lại.

- Công nghệ sản xuất:

Nếu công nghệ được cải tiến, doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại thì năng suất lao động tăng, chi phí sản xuất giảm, lợi nhuận tăng Do đó, cung về hàng hoá dịch vụ ra thị trường tăng và ngược lại.Khi công nghệ sản xuất cũ kỹ, lạc hậu, làm cho năng suất, sản lượng giảm, dẫn đến cung trên thị trường giảm xuống.

- Giá của các yếu tố đầu vào:

Nếu giá của các yếu tố sản xuất giảm sẽ dẫn đến giá thành giảm, do đó lợi nhuận tăng nên cung tăng và ngược lại.

- Các kỳ vọng của người sản xuất về sự thay đổi giá và về giá của các yếu tố đầu vào.

- Hàm số cung.

1.2 Cơ sở lý thuyết về thị trường

12

Trang 15

1.2.1 Khái niệm

Thị trường là một tập hợp những người mua và những người bán,tương tác với nhau, dẫn đến khả năng trao đổi hàng hóa, dịch vụ Thuật ngữ thị trường dùng để chỉ nơi cầu và cung tương tác với nhau Cầu và cung là hai nhân tố chính để thị trường hoạt động.

1.2.2 Phân loại thị trường

- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo:

Là thị trường có rất nhiều người bán và rất nhiều người mua nên không có ai trong số người mua hoặc người bán có khả năng ảnh hưởng đến giá thị trường Sản phẩm phải đồng nhất và người bán tự do gia nhập hoặc rút khỏi ngành Cũng như người mua có thông tin hoàn hảo về thị trường.

- Thị trường độc quyền thuần túy:

Là thị trường chỉ tồn tại duy nhất một người bán Sản phẩm không có khả năng thay thế và có rào cản các doanh nghiệp khác gia nhập ngành như: sở hữu nguồn tài nguyên; do qui định của chính phủ; do bản quyền; do tính kinh tế theo qui mô.

- Thị trường cạnh tranh độc quyền:

Là dạng thị trường có nhiều người bán cạnh tranh nhau, thị phần của mỗi doanh nghiệp là nhỏ Sản phẩm của mỗi doanh nghiệp có một chút khác biệt nhau về thương hiệu, kiểu dáng, chất lượng,… và có khả năng thay thế nhau Cũng như các doanh nghiệp có thể tự do gia nhập hoặc rút lui khỏi ngành.

- Thị trường độc quyền nhóm:

Là dạng thị trường có vài doanh nghiệp bán sản phẩm tương tự nhau Và thị phần của mỗi doanh nghiệp là khá lớn Các sản phẩm có thể đồng nhất hoặc phân biệt nhưng vẫn có thể thay thế nhau Vì thế nên các doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau và tồn tại các rào cản gia nhập ngành.

Trang 16

CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT VÀ NGUYÊN NHÂN CUỘC CHIẾNTRANH NGA - UKRAINE

2.1 Bản chất cuộc chiến tranh Nga- Ukraine.

Ngày 24/2/2022, Hãng thông tấn TASS (Nga) đưa tin, hai nước Cộng hoà tự xưng Donetsk và Lugansk đề nghị hỗ trợ đảm bảo an ninh từ Tổng thống Nga Vladimir Putin Nga đáp trả lời đề nghị bằng cách mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở miền Đông Ukraine

Cuộc chính biến xảy ra từ đầu năm 2014, kéo dài hơn 8 năm ròng rã đã khiến Ukraine lâm vào khủng hoảng Đây không chỉ là cuộc xung đột của lực lượng ly khai với sự giúp đỡ của Nga và Chính phủ Ukraine, mà còn là mâu thuẫn giữa các nước lớn ở Châu Âu và Đại Tây Dương, và ảnh hưởng sâu sắc tới các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Quy mô của cuộc xung đột được mở rộng, lớn hơn so với năm 2014 và được đánh giá là cuộc xung đột lớn nhất kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc.

2.2 Nguyên nhân gây ra chiến tranh Nga - Ukraine.

2.2.1 Nguyên nhân sâu xa

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ và Nga luôn trong trạng thái đối đầu căng thẳng Hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới tiếp tục xảy ra nhiều mâu thuẫn với nhau, đặc biệt trong mối quan hệ cạnh tranh quốc phòng-an ninh trên thế giới Tác động quân sự lớn đã ảnh hưởng sâu sắc tới các quốc gia có vị trí chiến lược thuận lợi và quan trọng như Ukraine.

Bên cạnh đó, năm 2014, Nga chính thức sáp nhập bán đảo Crimea, điều này khiến cho NATO lo lắng trước sự đe doạ an ninh khu vực châu Âu và dẫn đến việc đình chỉ “quan hệ đối tác hoà bình” với Nga Vì vậy, mối quan hệ hợp tác giứa Nga và NATO bị tan vỡ trước hàng loạt hành động chống phá Nga của NATO bằng các kế hoạch thắt chặt kinh tế và triển khai hỗ trợ Ukraine.

14

Trang 17

Như vậy, cuộc xung đột xảy ra bởi hai mâu thuẫn lớn:

- Thứ nhất, sau sự kiện bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga, Nga tăng cường lực lượng khống chế quân, dân sự tại Biển Đen, đồng thời, Mỹ trở thành đồng minh ủng hộ Ukraine giành lại bán đảo nhằm đẩy hạm đội của Nga ra khỏi Biển Đen.

- Thứ hai, mâu thuẫn giữa Nga và Mỹ cùng đồng minh NATO Nga đang trong quá trình khẳng định vị thế của mình trên toàn thế giới, vươn lên tầm cường quốc toàn cầu, khiến thế giới phải thay đổi cách nhìn khác sau khi Liên Xô sụp đổ.

2.2.2 Nguyên nhân trực tiếp

Thứ nhất, sau tháng 10/2021, căng thẳng giữa lực lượng ly khai Donbass và chính quyền Ukraine xảy ra nhiều tranh chấp, khiến tiến trình đàm phán hòa bình theo thoả thuận Minsk 2 khó đạt được kết quả tốt.

Thứ hai, Mỹ và NATO có những hành động quân sự nhằm hướng tới đánh bại Nga: Ukraine được cung cấp vũ khí chiến đấu, hàng loạt lực lượng quân sự và triển khai tên lửa tầm trung tại lãnh thổ Đông Âu.

Thứ ba, hơn 100.000 quân binh Nga trực dọc biên giới Ukraine để đáp lại những động thái của NATO và Mỹ và tập trung quân đội ở Belarus, láng giềng của Ukraine, phái 6 tàu chiến hiện đại tiến vào Biển Đen

Thứ tư, tháng 12/2021, Mỹ và NATO không đáp ứng bản đề nghị an ninh của Nga gửi tới với 4 nội dung chính:

- NATO không kết nạp Ukraine và các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).

- Mỹ trực tiếp loại bỏ vũ khí hạt nhân ra khỏi Châu Âu.

- NATO rút toàn bộ quân đội hoặc vũ khí được triển khai tới các quốc gia liên minh.

- Không tiến hành tập trận tại các nước gần lãnh thổ của Nga

Trang 18

CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC CHIẾN TRANH NGA-UKRAINE ĐẾN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM VÀ HỆ

LỤY ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

3.1 Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Nga - Ukraine tới thị trường xăng dầu

3.1.1 Những tác động của cuộc chiến tranh tới thị trường xăng dầu thế giới Ngày 27/05/2022, báo Undercurrent News đưa tin, chiến tranh Nga - Ukraine đã thúc đẩy giá xăng dầu tăng mạnh, tiêu biểu tác động mạnh tới giá nhiên liệu diesel tăng 56%, từ 3,6 USD/gallon lên 5,6 USD/gallon từ tháng 1 và tăng nhanh hơn do dầu diesel đang giảm mạnh Các nhà máy lọc dầu đang hoạt động tối đa để khắc phục tình trạng mất sản lượng ở Nga, chính nguyên nhân này đã dẫn đến vấn đề thế giới mất công suất lọc dầu 3 triệu thùng/ngày, bao gồm cả Mỹ khoảng 1 triệu thùng/ngày do đại dịch Covid gây ra trong khoảng thời gian trước “Nếu cuộc xung đột vẫn tiếp diễn và ít khả năng xuất hiện thêm công suất lọc dầu, giá sẽ không giảm xuống sớm” 1

Hình 3.1 Biểu đồ giá dầu thế giới tháng 11/2022

(Nguồn: Bloomberg, BSC research)

Sau cuộc xung đột xảy ra giữa Nga và Ukraine, thị trường tài chính toàn cầu gặp nhiều biến động đáng kể, trong đó, lĩnh vực xăng dầu bị tác động mạnh mẽ, khiến

1 Ông Patrick De Haan, trưởng bộ phận phân tích xăng dầu của công ty theo dõi nhiên liệu GasBuddy.16

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w