1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài nghiên cứu tác động của việc fed tăng lãi suất môn lý thuyết tài chính tiền tệ

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chính vì thế, những tác động của việc điều chỉnh lãi suất của FED sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế thế giới.. Lịch sử đã chứng minh mỗi lần FED điều chỉnh lãi suất cũng dẫn đến nhiều s

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNHHỌC VIỆN TÀI CHÍNH

24 Nguyễn Thị Ngọc Linh29 Phạm Hà Chi

Trang 2

Mục Lục

CHƯƠNG 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ FED TĂNG LÃI SUẤT 3

2.1 ĐỊNH NGHĨA 3

2.2 Lịch sử các lần FED tăng lãi và ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế toàn cầu 4

2.3 Nguyên nhân Fed điều chỉnh lãi suất 5

CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC FED TĂNG LÃI SUẤT 6

CHƯƠNG 4: HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM 9

4.1 Hành động của chính phủ Trung Quốc 9

4.2 Hành động của chính phủ Việt Nam 10

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 11

5.1 Giải pháp 11

5.2 Kết luận 12

Trang 3

CHƯƠNG 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong giai đoạn quý III năm 2022, cụm từ “FED tăng lãi suất” xuất hiện nhiều trêncác trang báo Vậy FED là gì? Vì sao việc FED tăng lãi suất lại ảnh hưởng đến toàn cầu và nhận được nhiều sự quan tâm của cả thế giới đến vậy

Trước tiên ta tìm hiểu FED (Federal Reserve System) là Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Là tổ chức tài chính duy nhất trên thế giới được phép in USD (Đô la Mỹ) FEDcó nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ nhằm đảo bảo ổn định và phát triển nền kinh tế Hoa Kỳ Lãi suất FED (Federal Funds Rate) là lãi suất quỹ liên bang Mức lãi suất này là lãi suất trong ngày giữa các ngân hàng thành viên mà FED ban hành.Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc không đủ trước kỳ kiểm tra của FED, những ngân hàng thành viên phải vay nợ với mức lãi suất này Đây được coi là công cụ kiểm soát nền kinh tế Mỹ của Cục dự trữ Liên bang Mức lãi suất này là chuẩn mực cho lãi suất thẻ tín dụng, thế chấp và các khoản vay khác tại ngân hàng thành viên Thêm vào đó, Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng Dollars Mỹ là đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong thương mại và đầu tư quốc tế Chính vì thế, những tác động của việc điều chỉnh lãi suất của FED sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế thế giới Lịch sử đã chứng minh mỗi lần FED điều chỉnh lãi suất cũng dẫn đến nhiều sự kiện quan trọng có tác động tiêu cực nên nền kinh tế thế giới như các cuộckhủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính, bong bóng nhà đất,

Việt Nam là một quốc gia có quan hệ hợp tác thương mại sâu rộng với Mỹ, vì vậy nước ta cũng nằm trong các quốc gia bị ảnh hưởng bởi sự điều chỉnh này Chính phủ Việt Nam đã có nhiều hành động để ứng phó với việc FED tăng lãi suất nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất sau dịch COVID-19 Chính vì thế nhóm chúng em tiến hành tìm hiểu đề tài “Fed tăng lãi suất và hành động của chính phủ Việt Nam” nhằm phân tích những tác động của việc FED tăng lãi suất đến nền kinh tế nước ta và những biện pháp chính

Trang 4

phủ đang thực hiện từ đó rút ra bài học từ việc áp dụng kiến thức được học để phântích các sự kiện thực tế.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ FED TĂNG LÃI SUẤT

2.1 ĐỊNH NGHĨA

- FED (Federal Reserve System) là Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Là tổ chức tài chính duy nhất trên thế giới được phép in USD (Đô la Mỹ) FED có nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ nhằm đảo bảo ổn định và phát triển nền kinh tế Hoa Kỳ.- Lãi suất FED (Federal Funds Rate) là lãi suất quỹ liên bang Mức lãi suất này là lãi suất trong ngày giữa các ngân hàng thành viên mà FED ban hành Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc không đủ trước kỳ kiểm tra của FED, những ngân hàng thành viên phải vay nợ với mức lãi suất này Đây được coi là công cụ kiểm soát nền kinh tế Mỹ của Cục dự trữ Liên bang Mức lãi suất này là chuẩn mực cho lãi suất thẻ tín dụng, thế chấp và các khoản vay khác tại ngân hàng thành viên.

2.2 Lịch sử các lần FED tăng lãi và ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế toàn cầu

Năm 1980: Lãi suất FED những năm đầu thập niên 80 cao ngất ngưỡng ở mức trên 19%, do Paul Volcker – Cựu Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cục dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ tăng nhằm chống lại lạm phát, dẫn đến khủng hoảng nợ Mỹ La Tinh 1980-1986 Những năm sau đó lãi suất giảm mạnh và chỉ còn khoảng 8% cuối thập niên 80.

Trang 5

Năm 1990: Lãi suất FED những năm đầu thập niên 90 giảm mạnh từ 8% về 3%, sau đó tăng trở lại và duy trì mức 6% từ 1994 – 1999, khủng hoảng tài chính châu Á 1994-1997 diễn ra trong khoảng thời gian này

Năm 2000: Lãi suất đầu năm 2000 giảm mạnh từ 6% về mức 1,75% sau khủng hoảng dot-com Sau đó lãi suất tăng mạnh kìm hãm lạm phát kinh tế năm 2008 lên 5% Những năm từ 2008 – 2010 lãi suất chỉ còn ở mức dưới 0,5% để hồi phục nền kinh tế.

Năm 2010: Mức lãi suất dao động quanh 0 – 0,25% những năm đầu 2010 và tăng mạnh từ 2016 lên trên 2% Gần cuối năm 2019 lãi suất giảm về mức 0% nhằm cứu vãn nền kinh tế giữa đại dịch Covid-19.

Năm 2020: Đầu năm 2022, FED tăng lãi suất liên tục 5 lần cho đến sau ngày21/09/2022 Lãi suất lúc này đang ở mức 3 – 3,25% và được dự báo sẽ tiếp tục tăng.

Hiện nay: Sau cuộc họp vào 2 ngày 01 và 02/02/2023, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã thông báo nâng lãi suất tham chiếu thêm 25 điểm cơ bản (0,25 điểm %), đưa mức lãi suất lên mức 4,5-4,75% Đây là mức lãi suất cao nhất kể từ cuối năm 2007 Động thái này của FED phù hợp với dự báo của các chuyên gia cũng như kỳ vọng của thị trường.

2.3 Nguyên nhân Fed điều chỉnh lãi suất.

Khi Cục dự trữ Liên bang tăng lãi suất, nguyên nhân chính đến từ lạm phát Lạm phát được hiểu là mức giá chung của dịch vụ và hàng hóa bị tăng giá liên tục theo thời gian Điều đó dẫn đến sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó (vì mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được số lượng ít dịch vụ và hàng hóa hơn so với lúc trước).

Nguyên nhân dẫn đến lạm phát do các yếu tố từ lượng cung ứng tiền quá nhiều, lãi suất thấp, cầu kéo, chi phí đẩy,… Một trong những nguyên tắc kinh tế là tiền và hàng hóa sản xuất phải cân bằng Khi lượng cung tiền nhiều hơn sẽ dẫn đến lạm phát

Lạm phát tăng cao dẫn đến giá cả hàng hóa ngày càng tăng vọt; tiền tệ trong hệ thống kinh tế lưu thông quá nhiều sẽ dẫn đến lượng dư thừa Khi những lượng dư thừa này được đem đi đầu tư vào những tài sản rủi ro cao, từ đó dẫn đến bong bóng tài sản và nguy cơ rủi ro lớn cho thị trường.

Khi Cục dự trữ Liên bang giảm lãi suất, họ muốn thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Trang 6

Sau khi tăng lãi suất để để kìm hãm lạm phát, nền kinh tế bước vào suy thoái Tốc độ tăng trưởng GDP thấp, các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp cao Trước tình hình này, FED sẽ quyết định cắt giảm lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế.

Khi lãi suất FED giảm, các NHTW trên thế giới sẽ giảm lãi suất nhằm thúc đẩy nền kinh tế quốc nội Doanh nghiệp sẽ dễ dàng vay kinh doanh và tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm.

CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC FED TĂNG LÃI SUẤT

Fed thắt chặt chính sách tiền tệ làm cho tổng cầu thế giới suy giảm, điều này tác động tới cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam

(Nguồn: Xuất khẩu hàng hóa của Viêt Nam thu về hơn 265 tỷ USD (kinhdoanhtieudung.com)

Tuy nhiên tác động không nhiều do mặt hàng xuất khẩu đa số là hàng tiêu dùng thiết yếu như gạo, cá basa,…

Thực tế xuất khẩu của Việt Nam từ đầu năm đến giữa tháng 9 năm 2022 là 265,34 tỷ (tăng 31,32 tỷ USD).

Khi Fed tăng lãi suất, Việt Nam cũng tăng lãi suất

Lãi suất cho vay ở Việt Nam tăng (dao động ở mức 7.9-9.3% tăng 0.24%) Điều này ảnh hưởng tới hoạt động vay vốn của doanh nghiệp, lãisuất cao doanh nghiệp sẽ không vay được vốn để phục hồi sản xuất sau

Trang 7

Covid 19, xuất khẩu giảm và đồng thời nhu cầu mở rộng sản xuất của doanh nghiệp cũng giảm theo.

Với việc NHNN đã 2 lần tăng lãi suất vào tháng 9-10/2022 (mỗi đợt 1 điểm %), các NHTM cũng đã tiến hành tăng lãi suất huy động tiền gửi với mức dao động từ 0,5%-1,0%, lãi suất cho vay Lãi suất tăng sẽ làm tăng chi phí vốn của các doanh nghiệp, nhất là khi đã chịu sự thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid-19 sau hơn 2 năm qua Đà phục hồi của các doanh nghiệp do đó có thể gặp thêm trở ngại.

Fed tăng lãi suất cũng dẫn đến tăng tỷ giá, điều này kích thích tăng trưởng

cho xuất khẩu Vì khi tỷ giá tăng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi nhuận từ xuất khẩu hàng hóa

Tăng tỷ giá trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tác động tiêu cực tới các DN nhập khẩu nguyên vật liệu trong nước, làm cho giá cả hàng hóa có thể tăng mạnh hơn từ đó tác động lạm phát gia tăng, đặc biệt nhập khẩu xăng dầu

Tăng áp lực trả nợ:

Nợ nước ngoài của Việt Nam chiếm 40% GDP vào cuối năm 2021 Khi thị trường tài chính quốc tế thắt chặt hơn => Chính phủ và các Doanh nghiệp

Trang 8

VN sẽ khó huy động vốn trên thị trường quốc tế và phải chịu lãi suất cao hơn

Dịch chuyển dòng vốn đầu tư

FED tăng lãi suất có thể khiến cho dòng vốn đầu tư toàn cầu đảo chiều chuyển từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển.

Khi FED tăng lãi suất, dòng vốn quốc tế có xu hướng chảy về thị trường Mỹ Các đồng tiền yếu hơn sẽ phải có mức tăng lớn hơn Đầu năm 2022, trong khi lãi suất chính sách tại Việt Nam là 4%, thì lãi suất tại Mỹ là 0-0,25%, sau liên tiếp 8 đợt tăng lãi suất, lãi suất Mỹ đã tăng lên 4,5-4,75%nên việc tăng lãi suất là tất yếu, để đảm bảo giảm rủi ro cho đồng VND và giảm áp lực lên tỷ giá.

Tuy nhiên, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam sẽ ít bị ảnh hưởng do Việt Nam vẫn là điểm đầu tư hấp dẫn trong xu thế đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thị trường chứng khoán

Ngay sau khi Fed tăng lãi suất thì TTCK của nhiều quốc gia trên thế giới đồng loạt giảm điểm các thị trường chứng khoán trên thế giới.

Trang 9

Do diễn biến tiêu cực tại thị trường chứng khoán Mỹ => ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư => Trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam bị rút ròng 57 triệu USD.

Thanh khoản cũng giảm một nửa so với mức cao nhất của năm 2021 TTCK Việt Nam giảm 462 điểm, tương đương 30,86% kể từ đầu năm 2022.

CHƯƠNG 4: HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM

4.1 Hành động của chính phủ Trung Quốc

Khi Mỹ, quốc gia quyết định “vận mệnh” của đồng tiền quyền lực nhất thế giới tăng lãi suất, về mặt nguyên tắc dòng tiền từ các quốc gia khác sẽ đổ về Mỹ Để giảm việc “chảy máu” này, NHTW các nước buộc phải tăng lãi suất để thị trường tài chính của mình đủ hấp dẫn để giữ dòng tiền ở lại Tuy nhiên Trung Quốc lại đi ngược lại với số đông, thay vì tăng lãi suất thì Trung Quốc lại giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc Sở dĩ Trung Quốc làm được điều này là do Trung Quốc là một quốc gia xuất siêu ( 3,553.51 tỷ USD năm 2021), tỷ lệ dự trữ ngoại hối của Trung Quốc lớn nhấtthế giới với 3,310 tỷ USD Vậy nên quốc gia này không sợ bị rút nguồn đầu tư về Mỹ, họ giảm lãi suất để kích thích đầu tư và tiêu dùng, phục hồi sau Covid 19.

Trang 10

4.2 Hành động của chính phủ Việt Nam

Tăng lãi suất

Tuy Việt Nam là một quốc gia xuất siêu qua Mỹ nhưng chúng ta nhập khẩu cũng rất nhiều, thặng dư thương mại của chúng ta không quá lớn Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đồng loạt tăng lãi suất tái cấp vốn lên 5%/năm, tái chiết khấu lên 3,5%/năm, để ứng phó với việc Fed tăng lãi suất.

Ổn định tỷ giá

NHNN đang can thiệp bằng nhiều biện pháp, trong đó có can thiệp bằng bánUSD trong thời gian gần đây Từ đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã bán ngoại tệ can thiệp với các hình thức phù hợp để bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường, qua đó đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế, đồng thời duy trì thanh khoản VND dồi dào trên thị trường để hỗ trợ bình ổn mặt bằng lãi suất VND, qua đó hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ Thực tế, với dự trữ ngoại hối khá dồi dào gần 110 tỷ USD, NHNN có đủ nguồn lực can thiệp thị trường để duy trì tỉ giá tương đối.

Bình ổn giá xăng dầu trong nước

Sử dụng công cụ như thuế, phí hoặc có biện pháp hỗ trợ trực tiếp đối tượng yếu thế, ảnh hưởng nặng nề từ giá xăng dầu tăng cao.

Trang 11

Từ ngày 1/4/2022 Việt Nam thực hiện giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng (trừ etanol), dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn; giảm 70% mức thuế bảo vệ môi trường đối với dầu hỏa (từ 1/4/2022 mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, trừ etanol là 2.000 đồng/lít; dầu diesel,dầu mazut, dầu nhờn 1.000 đồng/lít; dầu hỏa 300 đồng/lít ); bên cạnh đó, liên Bộ Công Thương – Tài chính còn tăng cường trích và hạn chế sử dụng quỹ BOG xăng dầu để bù cho phần quỹ bị âm vì đã sử dụng quá nhiều trong quý 1/2022.

Hỗ trợ doanh nghiệp lãi suất

Lãi suất cho vay tăng ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp Để đảm bảo doanh nghiệp được tiếp cận vốn vay NHNN đã tung ra gói hỗ trợ 2% lãi suất.

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN

Bộ Tài Chính: Rà soát giảm thuế, phí, lệ phí và có chính sách hỗ trợ phù hợpgiúp người dân, doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm;

Bộ Công Thương: Chủ trì thúc đẩy mạnh mẽ thị trường trong nước, mở rộngquốc tế, thúc đẩy cả cung và cầu; đẩy mạnh cơ cấu lại lĩnh vực thương mại, dịch vụ, bảo đảm tuyệt đối không được để thiếu xăng, dầu.

Trang 12

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì bảo đảm tuyệt đối an ninh lương thực, thực phẩm; đẩy mạnh cơ cấu lại phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế nông nghiệp hiệu quả.

5.2 Kết luận

Áp lực mất giá hiện tại của đồng VND chủ yếu do đồng USD lên giá ( do Fed tăng lãi suất), trong khi Việt Nam vẫn duy trì được kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp, lãi suất thực còn dương và thặng dư thương mại.

Cần tiếp tục tăng cường phối hợp chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và điều hành giá cả nhằm ổn định kinh tế vĩ mô; cần xây dựng lộ trình và phối hợp thực thi kế hoạch tăng giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý; cần xây dựng kế hoạch với các chính sách, giải pháp đồng bộ, nhất quán nhằm tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế đối với các cú sốc bên ngoài…

Nguồn:

Trang 13

1 nao-den-kinh-te-tai-chinh-viet-nam-121204.html

https://thoibaotaichinhvietnam.vn/fed-tang-lai-suat-se-tac-dong-the-2 nam-nhu-the-nao

https://www.dnse.com.vn/hoc/fed-tang-lai-suat-anh-huong-den-viet-3 https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttncdtbh/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM231362

Ngày đăng: 19/05/2024, 19:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN