Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và thị trường xăng dầu Việt Nam đến năm 2020
Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2020
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011) xác định mục tiêu tổng quát trong 10 năm (2011 - 2020) là: Đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 Để đạt được mục tiêu tổng quát này, Đại hội XI đã xác định các mục tiêu cụ thể: Ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân
7 - 8%/năm GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả Tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12%/năm, giảm nhập siêu, phấn đấu đến năm 2020 cân bằng được xuất nhập khẩu Đại hội XI đã xác định các chỉ tiêu định hướng về phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu, xây dựng thể chế kinh tế thị trường phù hợp với quy luật khách quan, bảo đảm quyền tự chủ, tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể trong môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện và có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp như: Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp Tư nhân, Doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài,thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp thương mại lớn theo mô hình tập đoàn, có hệ thống phân phối hiện đại, có vai trò nòng cốt, dẫn dắt thị trường để định hướng cho các doanh nghiệp phát triển.
Mục tiêu phát triển thị trường xăng dầu
Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, có vai trò đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân, luôn ở vị trí chiến lược lược trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội Thị trường xăng dầu ở nước ta phát triển hướng tới mục tiêu: Cạnh tranh, minh bạch và hội nhập quốc tế, từ đó đòi hỏi thị trường xăng dầu phải đạt được những mục tiêu cụ thể sau: Ổn định nguồn cung xăng dầu để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và tiêu dùng của toàn xã hội
+ Nguồn cung trên thị trường xăng dầu đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phát triển kinh tế đất nước; đảm bảo ổn định chế độ chính trị, an ninh quốc phòng, bình ổn thị trường xăng dầu trong mọi tình huống Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, ngành xăng dầu ngoài việc kinh doanh còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị, cung cấp kịp thời xăng dầu tới những vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.
+ Thị trường xăng dầu phát triển vững mạnh và hiện đại trên cơ sở một cấu trúc hợp lý các hệ thống kênh phân phối với sự tham gia của nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước Thực hiện việc mở cửa thị trường xăng dầu theo lộ trình cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới.
+ Thị trường xăng dầu phát triển trên cơ sở huy động tối đa mọi nguồn lực của xã hội; đặc biệt chú trọng khuyến khích khả năng tích tụ và tập trung nguồn lực của doanh nghiệp để đầu tư mở rộng mạnh lưới kinh doanh.
Tăng nhanh nhu cầu tiêu dùng xăng dầu để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước
+ Khi kinh tế tăng trưởng thì nhu cầu tiêu dùng xăng dầu ngày càng phải tăng theo, tốc độ tăng trưởng của nhu cầu tiêu dùng xăng dầu tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP từ 1,2 – 1,5 lần để đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu phát triển.
+ Lượng tiêu thụ xăng dầu của thị trường xăng dầu nội địa tăng bình quân hàng năm 10 - 12%.
+ Kim ngạch xuất khẩu (tái xuất) năm sau cao hơn năm trước trên 10%. + Thị trường xăng dầu ngày càng mở rộng về quy mô, các doanh nghiệp đảm bảo và tăng trưởng vốn, kinh doanh có lãi, mang lại nhiều lợi nhuận về cho Đất nước.
Cơ chế giá và các cơ chế quản lý khác của Nhà nước phải linh hoạt và hiệu quả
+ Nhà nước quản lý thị thường xăng dầu tuân theo các quy luật của thị trường, giá cả xăng dầu phải vận hành theo cơ chế thị trường, chủ động ngăn ngừa tác động tự phát của giá xăng dầu trên thị trường thế giới vào hệ thống giá xăng dầu trong nước, đẩy giá bán trong nước lên quá cao hoặc giảm quá thấp không hợp lý.
+ Giá bán phải theo nguyên tắc thị trường, có lên, có xuống theo tín hiệu của thị trường thế giới; mức giá bán lẻ xăng của Việt Nam tương đương với mặt bằng giá của các nước có chung đường biên giới để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới.
+ Nhà nước cải cách điều hành thu thuế một cách căn bản, theo cam kết giảm thuế, thay thế bằng khoản thu mới, bù đắp phần hụt thu do giảm thu thuế nhập khẩu; lượng xăng dầu được sản xuất trong nước cần được thu tương đương với nguồn nhập khẩu để bình đẳng giữa kinh doanh xăng dầu nhập khẩu với kinh doanh xăng dầu sản xuất trong nước
+ Nhà nước chỉ can thiệp bằng các biện pháp hành chính trong trường hợp
“khẩn cấp/ đặc biệt” và được công bố công khai để người tiêu dùng cùng chia sẻ và ủng hộ.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường xăng dầu
+ Hoàn thiện mô hình tổ chức kinh doanh theo hướng hợp lý hóa đường vận động của xăng dầu, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách hàng đem lại cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn dịch vụ có chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh.
+ Đổi mới căn bản chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành, đội ngũ thương gia có trình độ quản lý và khoa học kỹ thuật tương ứng với trình độ của các nước trong khu vực và quốc tế Đồng thời xây dựng đội ngũ lao động trực tiếp đáp ứng tiêu chuẩn, lao động có kỷ luật, sáng tạo, năng suất cao.
+ Khai thác được tiềm năng của đất nước, đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động, không ngừng cải thiện thu nhập và đời sống của cán bộ, công nhân viên.
+ Áp dụng công nghệ tiên tiến để tự động hóa họat động cung cấp thông tin, thị trường, tự động quản lý.
+ Tận dụng có hiệu quả các yếu tố nguồn lực đầu vào, nâng cao năng suất lao động, thực hành tiết kiệm; chống tham nhũng, lãng phí để tiết giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Dự báo nhu cầu xăng dầu ở Việt Nam đến năm 2020
Nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới được hơn 25 năm, những thành tựu, kinh nghiệm của công cuộc đổi mới (1986 - 2011) đã tạo ra cho đất nước ta cả thế và lực, sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trước Thời gian tới là giai đoạn kinh tế nước ta sẽ phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng sau thời kỳ suy giảm; kinh tế phát triển sẽ là cơ sở quan trọng để nhu cầu xăng dầu tăng mạnh
Nguồn: Viện Dầu khí Việt Nam Đồ thị 1.1: Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầucủa Việt Nam đến năm 2020
Tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu có mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ và tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng GDP Do vậy, các kịch bản tăng trưởng GDP (cao, trung bình, thấp) là cơ sở để đưa ra các kịch bản tiêu thụ xăng, dầu tương ứng
Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng nhu cầu xăng dầu của Việt Nam đến năm 2020
% Tăng trưởng trung bình giai đoạn 2011-2015 2016-2020
Nguồn: Viện Dầu khí Việt Nam
PA Cơ sở PA Cao PA Thấp a Dự báo nhu cầu xăng dầu ở Việt Nam theo vùng lãnh thổ
Bảng 1.2: Nhu cầu xăng dầu ở Việt Nam theo phương án cơ sở ĐVT: Triệu tấn
3 Duyên hải Nam Trung Bộ và
4 TP Hồ Chí Minh và phụ cận 4,18 6,67 9,54
5 TP Cần Thơ và phụ cận 2,21 3,52 4,95
Nguồn: Viện Dầu khí Việt Nam
Bảng 1.3: Nhu cầu xăng dầu ở Việt Nam theo phương án cao ĐVT: Triệu tấn
3 Duyên hải Nam Trung Bộ và
4 TP Hồ Chí Minh và phụ cận 4,24 7,02 10,25
5 TP Cần Thơ và phụ cận 2,24 3,70 5,32
Nguồn: Viện Dầu khí Việt Nam
Bảng 1.4: Nhu cầu xăng dầu ở Việt Nam theo phương án thấp ĐVT: Triệu tấn
3 Duyên hải Nam Trung Bộ và
4 TP Hồ Chí Minh và phụ cận 4,10 6,50 8,97
5 TP Cần Thơ và phụ cận 2,17 3,42 4,65
Nguồn: Viện Dầu khí Việt Nam b Dự báo cân đối xăng dầu ở Việt Nam
Nhà nước đã đưa các Nhà máy lọc dầu vào hoạt động (bao gồm cả công suất pha chế condensat) và các dự báo về nhu cầu sản phẩm xăng dầu đã nêu trên, có thể thấy được các bức tranh về cân đối cung cầu xăng dầu của Việt Nam tới năm 2020 tương ứng với tổng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam ở các phương án cao, cơ sở và trung bình qua các giai đoạn.
Trong trường hợp này, sản phẩm xăng dầu trong nước chỉ có khả năng đáp ứng khoảng 20% nhu cầu năm 2010, giai đoạn đến năm 2015 khi có thêm 3 Nhà máy lọc dầu (Nghi Sơn, Long Sơn, Vũng Rô) đưa vào hoạt động thì sẽ đáp ứng được 100% nhu cầu của cả nước và có xuất khẩu Bức tranh này sẽ được duy trì tới năm 2022 khi nguồn cung trong nước được bổ sung thêm từ Nhà máy lọc dầu Nam Vân Phong (công suất 10 triệu tấn, dự kiến 2018 vận hành) Tuy nhiên, sau đó tỷ lệ tự cung trong nước bị giảm xuống do nhu cầu hàng năm tăng lên mà không có thêm Nhà máy lọc dầu, đến năm 2025 khả năng tự cung chỉ đáp ứng được gần 80% tổng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nội địa Do vậy với chủ trương đảm bảo an toàn năng lượng quốc gia, việc tiếp tục đầu tư xây dựng hoặc mở rộng các Nhà máy lọc dầu ở Việt Nam là hết sức cần thiết
Bảng 1.5: Cung cầu sản phẩm xăng dầu Việt Nam
SP xăng dầu trong nước
Sản phẩm xăng dầu SX trong nước
% tự đáp ứng nhu cầu xăng dầu trong nước
Lượng xăng dầu cần nhập khẩu
Nguồn: Viện Dầu khí Việt Nam
Tổng nhu cầu xăng dầu của VN Sản lượng xăng dầu nội địa
Nhu cầu nhập khẩu xăng dầu của VN Khả năng đáp ứng NMLD nội địa (%)
Nguồn: Viện Dầu khí Việt Nam Đồ thị 1.2: Dự báo cân đối cung cầu xăng dầu - phương án cơ sở
- Phương án cao: Đối với phương án nhu cầu tiêu thụ cao, khả năng tự đáp ứng được 100% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước sẽ duy trì được tới năm 2021 và chỉ đáp ứng được 70%, phần còn lại phải nhập khẩu (khoảng 14 triệu tấn) vào năm 2025
Tổng nhu cầu xăng dầu của VN Sản lượng xăng dầu nội địa
Nhu cầu nhập khẩu xăng dầu của VN Khả năng đáp ứng NMLD nội địa (%)
Nguồn: Viện Dầu khí Việt Nam Đồ thị 1.3: Dự báo cân đối cung cầu xăng dầu - phương án cao:
Với phương án này, khả năng tự duy trì được nguồn cung trong nước tới 2023 và sau đó vẫn phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước
Tổng nhu cầu xăng dầu của VN Sản lượng xăng dầu nội địa
Nhu cầu nhập khẩu xăng dầu của VN Khả năng đáp ứng NMLD nội địa (%)
Nguồn: Viện Dầu khí Việt Nam Đồ thị 1.4: Dự báo cân đối cung cầu xăng dầu - phương án thấp
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Thị trường xăng dầu ở Việt Nam trong thời kì đổi mới (từ năm 1986 đến nay)
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) là cột mốc quan trọng, khởi đầu cho công cuộc đổi mới ở nước ta Đại hội khẳng định quyết tâm xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với những quy luật khách quan và trình độ phát triển của nền kinh tế
Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 217/HĐBT ngày 14/12/1987 về “Chính sách đổi mới kế hoạch hóa và hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa” và Quyết định số 231/HĐBT ngày 31/12/1987 về “Chuyển ngành vật tư sang hạch tóan kinh doanh xã hội chủ nghĩa”, Tổng công ty Xăng dầu - doanh nghiệp được Nhà nước giao quản lý và cung ứng xăng dầu đã xây dựng đề án:
“Chuyển ngành xăng dầu sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa”. Để triển khai thực hiện nội dung của để án này, ngành xăng dầu phải giải quyết đồng thời cả ba phương diện: Phương thức kinh doanh, giá cả kinh doanh và tổ chức kinh doanh Những vấn đề này đã được nghiên cứu tỷ mỷ và đề xuất trong đề án:
- Vấn đề mua xăng dầu: Tổng công ty Xăng dầu mua hàng trực tiếp từ nước ngoài bằng hai nguồn: Nguồn từ hiệp định và nguồn tự nhập, thông qua liên doanh, liên kết.
- Vấn đề bán xăng dầu:
+ Đối với xăng dầu chính: Nhà nước phân phối đến địa chỉ cụ thể cho từng công trình xây dựng cơ bản từ nguồn vốn đầu tư của Trung ương, giao chỉ tiêu pháp lệnh cho cơ quan cung ứng Phần còn lại, Nhà nước giao hạn mức cho từng ngành kinh tế - kỹ thuật.
+ Đối với dầu mỡ nhờn, xăng công nghệ, xăng pha sơn: Thực hiện phương thức bán tự do với giá bán sát với giá thị trường.
Hình thành tổ chức cung ứng xăng dầu theo hai cấp: Tổng công ty và các Công ty liên tỉnh hoặc tỉnh Nếu địa bàn nào không có công ty thì thực hiện chế độ đại lý bán xăng dầu qua Công ty vật tư tỉnh. Để sắp xếp lại tổ chức kinh doanh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành quyết định số: 279/HĐBT ngày 29/10/1988 về việc thống nhất kinh doanh xăng dầu vào Tổng công ty Xăng dầu, thực hiện quyết định này, Tổng công ty Xăng dầu đã trực tiếp quan hệ ngoại thương và chủ động tổ chức, điều hành toàn bộ quá trình kinh doanh xăng dầu từ khâu nhập khẩu đến khâu bán ra cho người tiêu dùng Từ thời điểm này, Tổng công ty có tên giao dịch quốc tế là Vietnam National Petroleum Import - Export Corporation, viết tắt là Petrolimex.
Từ tháng 12/1988, Tổng công ty Xăng dầu tiếp nhận nhiệm vụ nhập khẩu xăng dầu từ Tổng Công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản chuyển sang Tổng công ty xăng dầu thống nhất kinh doanh trong cả nước từ khâu nhập khẩu đến khâu bán cho nhu cầu tiêu dùng.
Tổng công ty đã chủ trương dành một phần xăng dầu nhập khẩu để bán lẻ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội theo giá xấp xỉ giá thị trường, qua đó góp phần điều tiết giá cả và thu hẹp thị trường tự do về xăng dầu Tháng 5/1989, Tổng Giám đốc Tổng công ty Xăng dầu ban hành quyết định về chế độ đại lý bán lẻ xăng dầu, việc mở rộng đại lý bán lẻ xăng dầu và các cửa hàng xăng dầu là phương thức vươn ra chiếm lĩnh thị trường, phát huy ảnh hưởng của ngành xăng dầu
Trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm 1990, Tổng công ty Xăng dầu đã từng bước đổi thay và hòa nhập với những chuyển động mới của toàn bộ guồng máy lưu thông phân phối, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng xăng dầu của toàn xã hội. Năm 1990, nhiều diễn biến phức tạp trên thế giới đã tác động trực tiếp đến các hoạt động của Tổng công ty, nguồn xăng dầu không còn, Nghị định thư về buôn bán trao đổi hàng hóa và thanh toán với các nước thuộc Hội đồng tương trợ kinh tế không ký được hoặc có ký nhưng cũng không thực hiện được, để giải quyết yêu cầu này,Nhà nước cho phép sử dụng tiền bán dầu thô để nhập khẩu được khoảng 1,4 triệu tấn
(đáp ứng được 55% nhu cầu), khoảng 1.2 triệu tấn (tương ứng với 45% nhu cầu còn lại) được giao cho các Tổng công ty kinh doanh, các ngành, các địa phương tự huy động để đưa vào cân đối
Ngày 19/10/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra chỉ thị số 369-CT cho phép một số đơn vị được kinh doanh xăng dầu Kể từ thời điểm này thị trường xăng dầu bắt đầu được hình thành.
Sau quyết định này, một số Doanh nghiệp làm nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu ra đời, điển hình là:
- Tổng Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư PETEC, tiền thân là Công ty
PETECHIM - Doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Bộ Thương mại, được thành lập theo quyết định số: 1180/TM - TCCB ngày 23/09/1994 của Bộ trưởng Bộ Thương mại Ngày 12/02/2010, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số: 0881/QĐ-BCT chuyển Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư (PETEC) thuộc Bộ Công Thương về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Quyết định số: 1440/QĐ-DKVN, ngày 18/6/2010 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chuyển Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư (PETEC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tổng công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư (PETEC) với chức năng chính là nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu Ngày nay PETEC là một trong những nhà phân phối xăng dầu lớn của Việt Nam (chỉ sau PETROLIMEX) Với mạng lưới gồm: Trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, 25 Chi nhánh, 3 Xí nghiệp, 4 Công ty con trực thuộc ở khắp Việt Nam, 3 kho xăng dầu ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng, cùng đội xe bồn và hệ thống cửa hàng xăng dầu … PETEC cung cấp hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao theo nguyên tắc thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng vì lợi ích đôi bên.
- Công ty Xăng dầu Hàng không (VINAPCO) được thành lập theo quyết định số 768/QĐ-TCCBLĐ ngày 22 tháng 4 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Công ty chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 1993 Đến ngày 09 tháng 6 năm 1994, Công ty thành lập lại theo quyết định số 847/QĐ-TCCBLĐ của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và được giao chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm xăng dầu
Công ty Xăng dầu Hàng không đã từng bước vượt qua khó khăn, cạnh tranh của cơ chế thị trường để xây dựng và trở thành nhà cung ứng nhiên liệu hàng không có uy tín cho các hãng hàng không Quốc tế và Nội địa ở Việt Nam
Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng hệ thống kho cảng đầu nguồn, các kho trung chuyển và các cửa hàng bán xăng dầu tại các địa phương trong cả nước đang được Công ty gấp rút hoàn thành và đưa vào sử dụng
Phân tích các yếu tố phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam
2.2.1 Nguồn cung xăng dầu ở Việt Nam
Hiện nay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xăng dầu, nước ta chủ yếu phải nhập khẩu xăng dầu của nước ngoài, khối lượng nhập khẩu từng sản phẩm phụ thuộc:
- Nhu cầu từng loại sản phẩm;
- Khả năng dự trữ của Doanh nghiệp;
- Diễn biến giá xăng dầu thế giới. Ở thời điểm này, Việt Nam có 11 doanh nghiệp Nhà nước được cấp phép nhập khẩu và phân phối các sản phẩm xăng dầu, trong đó Tập đoàn xăng dầu Việt Nam - Petrolimex nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất Một số đơn vị kinh doanh phân phối xăng dầu của các Bộ, Ngành khác tập trung vào một số thị trường chuyên dụng như VINAPCO cho xăng dầu hàng không hoặc một số đơn vị trực thuộc tỉnh, thành phố như: SaigonPetro, Công ty xăng dầu Đồng Tháp… kinh doanh trên địa bàn của địa phương (xem bảng 2.1).
Bảng 2.1: Tình hình nhập khẩu xăng dầu năm 2011
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 6,537,858 5,977,070 59.54
Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư
Công ty TNHH 1 Thành viên dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh (Sài gòn PETRO) 736,542 798,329 7.95
Tổng công ty dầu Việt Nam 994,797 794,155 7.91
Công ty xăng dầu Quân đội 589,168 565,341 5.63
Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp 56,752 47,835 0.48 Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam 315,923 305,261 3.04
Công ty thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ 74,290 57,379 0.57
Công ty Điện lực Hiệp Phước 93,132 73,367 0.73
Công ty thương mại xăng dầu đường biển 86,336 57,268 0.57
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam 50,331 34,501 0.34
Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân 44,591 37,328 0.37
Nguồn: Vinanet - Bộ công thương
Khối lượng nhập khẩu của các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu trong thời gian qua thể hiện rõ Petrolimex là doanh nghiệp nhập khẩu lớn nhất sau đó đến Petec, PVOIL, SaigonPetro, các doanh nghiệp còn lại có quy mô nhỏ lẻ.
- Hiện tại Việt Nam có hai nhà máy pha chế Condensate để sản xuất ra xăng phục vụ nhu cầu trong nước Tổng công suất hai nhà máy vào khoảng 650.000 tấn xăng/năm, đó là:
+ Nhà máy chế biến condensate của SaigonPetro công suất tối đa 400.000 tấn xăng/năm Công nghệ chủ yếu là pha trộn condensate nội địa với các sản phẩm xăng có trị số Octan cao để đạt xăng tiêu chuẩn Hiện nay, nhà máy sản xuất khoảng 350.000 tấn xăng/năm.
+ Nhà máy chế biến condensate của PetroVietnam công suất dự kiến 350.000 tấn xăng/năm từ nguồn khí Nam Cơn Sơn và Bạch Hổ, bắt đầu sản xuất từ năm 2003.Tổng sản lượng condensate nội địa năm 2011 khoảng 320.000 tấn xăng/năm.
- Nhà máy lọc dầu số 1 (Dung Quất - Quảng Ngãi) có công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/năm với sơ đồ công nghệ chế biến hiện đại và tổng vốn đầu tư khoảng 1,3 tỷ USD, Nhà máy lọc dầu Dung Quất chạy thử nghiệm từ ngày 22/02/2009, đến nay nhà máy đã vận hành 100% công suất và cung cấp cho thị trường trong nước khoảng 6,5 triệu tấn nhiên liệu các loại bao gồm: LPG, Xăng, Dầu hoả, Nhiên liệu phản lực, Diesel và Mazut, ngoài ra nhà máy sẽ sản xuất khoảng 110.000 tấn propylen.
- Nhà nước đang tập trung đầu tư để xây dựng các nhà máy lọc dầu để chủ động nguồn cung từ trong nước:
+ Nhà máy lọc dầu số 2 (Nghi Sơn - Thanh Hóa): Công suất lọc dự kiến 10 triệu tấn dầu thô/năm với sơ đồ chế biến hỗn hợp dầu ngọt của Việt Nam với dầu chua nhập khẩu từ Trung Đông nhằm tăng cường độ linh hoạt chế biến, tăng chủng loại sản phẩm và sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp hoá dầu Dự kiến đưa nhà máy vào hoạt động từ năm 2014
+ Nhà máy lọc dầu số 3 (Long Sơn - Vũng Tầu): Công suất lọc dự kiến 10 triệu tấn dầu thô/năm, sản phẩm rất đa dạng, chất lượng các sản phẩm của nhà máy tương đương với sản phẩm EURO 4 để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và công nghiệp hóa dầu Dự kiến vận hành nhà máy sau năm 2015.
+ Nhà máy lọc dầu số 4 (Nam Vân Phong - Khánh Hòa): Công suất lọc dự kiến 10 triệu tấn dầu thô/năm, nhà máy sẽ cho ra đời sản phẩm có chất lượng cao để phục vụ cho phát triển kinh tế và tiêu dùng của xã hội Dự kiến nhà máy sẽ vận hành sau năm 2015.
+ Nhà máy lọc dầu số 5 (Vũng Rô - Phú Yên) với công suất 4 triệu tấn/năm. chất lượng các sản phẩm của nhà máy tương đương với sản phẩm của các nước ASEAN Dự kiến tiến độ vận hành nhà máy vào cuối năm 2012.
2.2.2 Nhu cầu tiêu dùng xăng dầu ở Việt Nam
Thời gian qua, nhu cầu tiêu dùng xăng dầu ở Việt Nam có xu hướng tăng cao do các sản phẩm xăng, dầu là nhiên liệu thiết yếu mang tính chiến lược và có tác động trực tiếp tới hoạt động của hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân.
Trong xu hướng chung thì nhu cầu: Xăng, DO, FO, nhiên liệu máy bay xu hướng tăng cao, nhu cầu Kerosene theo xu hướng giảm (do bị thay thế bởi LPG).
Bảng 2.2: Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011 ĐVT: 1.000 tấn
Tổng lượng xăng, dầu tiêu thụ trong nước 9.263 9.850 10.44
Nguồn: EIA; Petrolimex - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, 2011
Năm 2011, nhu cầu Dầu Diesel chiếm tỷ trọng lớn nhất (47%) tổng nhu cầu xăng dầu trong cả nước (chủ yếu được dùng trong GTVT và trong Công nghiệp). Nhu cầu về xăng chiếm 25% (chủ yếu dùng trong giao thông vận tải) Nhu cầu Mazut là 20% còn lại Kerosene (3%), nhiên liệu máy bay (5%).
Cơ cấu tiêu thụ xăng, dầu theo sản phẩm
Nguồn: EIA Đồ thị 2.1: Cơ cấu tiêu thụ xăng, dầu theo sản phẩm năm 2011
Hiện tại, xăng dầu được tiêu thụ chủ yếu cho các hộ giao thông vận tải (chiếm
53 - 56%); xăng dầu dùng trong công nghiệp chiếm khoảng 18 – 21%; 10% dùng cho điện và số còn lại được dùng cho thương mại, dân dụng, nông nghiệp…
Cơ cấu tiêu thụ xăng dầu theo ngành
Nguồn: EIA Đồ thị 2.2: Cơ cấu tiêu thụ xăng, dầu theo ngành năm 2011
Cơ cấu tiêu thụ xăng, dầu ở 3 khu vực Bắc - Trung - Nam cũng có sự khác nhau do khác nhau về cơ cấu, tốc độ phát triển kinh tế vùng Trong 3 khu vực thì khu vực miền Nam có tỷ trọng tiêu thụ xăng dầu nhiều nhất, đứng thứ 2 là miền Bắc còn miền Trung chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ do khu vực này có nền kinh tế còn kém phát triển so với hai vùng còn lại.
Cơ cấu tiêu thụ xăng dầu theo khu vực
Nguồn: Viện chiến lược phát triển - Bộ KH & ĐT Đồ thị 2.3: Cơ cấu tiêu thụ xăng dầu theo khu vực năm 2011
Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam tăng khá nhanh trong giai đoạn 2005 –
Đánh giá các nhân tố tác động đến sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam thời gian qua
Thị trường xăng dầu ở Việt Nam chịu tác động của rất nhiều nhân tố, các nhân tố tác động chồng chéo, đan xen nhiều khi là tiền đề tích cực để thúc đẩy thị
Các đơn vị khác 40% trường phát triển nhưng cũng có khi lại có chiều hướng cản trở sự phát triển của thị trường.
Có nhiều nhân tố tác động tạo ra thị trường xăng dầu có sự biến đổi từ từ, chậm chạp nhưng cũng không ít những nhân tố tác động làm cho thị trường biến đổi nhanh chóng, khôn lường.
Dù các nhân tố tác động đến thị trường xăng dầu làm cho tính chất của thị trường biến đổi biến đổi như thế nào thì việc thường xuyên phải nghiên cứu, theo dõi, phán đoán, phân tích và chủ động nắm bắt sự tác động của các nhân tố là yêu cầu bắt buộc để phát triển thị trường xăng dầu.
Khi phân tích tác động của các nhân tố tới sự phát triển của thị trường thì thực chất là phân tích sự biến đổi về tính chất, quy mô, mức độ …của thị trường nhằm tìm kiếm cơ hội và phát hiện ra những thách thức
Căn cứ vào phạm vi tác động của những nhân tố, có thể chia ra làm hai nhóm nhân tố tác động lên thị trường xăng dầu là: Nhân tố vĩ mô và nhân tố vi mô.
Nhân tố vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn, nó tác động đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân và do đó ảnh hưởng đến thị trường xăng dầu Để mô tả nhân tố vĩ mô, có thể sử dụng nhiều cách thức khác nhau, một trong số đó là mô tả qua các nhân tố thành phần gồm: Nhân tố về kinh tế, nhân tố về chính trị và luật pháp, nhân tố dân số, nhân tố về văn hóa - xã hội, nhân tố về kỹ thuật công nghệ, nhân tố địa lý và sinh thái.
Nhân tố vi mô là những lực lượng, những yếu tố có quan hệ trực tiếp đến thị trường xăng dầu, đó là: Khách hàng, đối thủ cạnh tranh, công chúng và các lực lượng bên trong của doanh nghiệp
Sự tác động của các nhân tố này được đánh giá thông qua những mặt tích cực những tác động làm hạn chế sự phát triển của thị trường xăng dầu ở Việt Nam như sau:
2.3.1 Những tác động tích cực a Quy mô thị trường
Mặc dù trên thị trường thế giới có những biến động rất lớn, đặc biệt là giá cả diễn biến rất khó lường, ảnh hưởng đến thị trường trong nước nhưng quy mô thị trường ngày càng tăng, chứng tỏ thị trường ngày càng phát triển Khối lượng xăng dầu nhập khẩu và khối lượng xăng dầu tiêu dùng năm sau luôn tăng cao hơn so với năm trước từ 8%-9%.
Hệ thống phân phối xăng dầu trên thị trường Việt Nam không ngừng được mở rộng và phát triển.
Cơ sở vật chất để phục vụ cho sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam được đầu tư mới và ngày càng hiện đại hơn.
Các tổ chức cung ứng phục vụ chuyển sang các doanh nghiệp kinh doanh thương mại: Từ một đơn vị làm nhiệm vụ cung ứng xăng dầu cho cả nước, sau nhiều lần thay đổi để hoàn thiện tổ chức, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam được Nhà nước xác định là doanh nghiệp chủ đạo trong hoạt động kinh doanh xăng dầu Điều đó đã khẳng định ngành xăng dầu đã chuyển hẳn sang kinh doanh theo cơ chế thị trường. b Các chủ thể tham gia
Thị trường xăng dầu bước đầu đã có nhiều chủ thể tham gia kinh doanh và le lói yếu tố cạnh tranh Các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu vẫn khẳng định được vai trò của mình trước những xu hướng kinh doanh ngày càng khó khăn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tỉêu dùng xăng dầu phục vụ sản xuất và đời sống ở nước ta, phục vụ đắc lực cho công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá Đất nước.
Quy mô của các Doanh nghiệp rất lớn cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, số vốn, lực lượng lao động, kinh doanh được mở rộng cả về bề rộng cũng như chiều sâu.
Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã sớm xác định được một đường hướng chiến lược đúng đắn cho mình, khắc phục khó khăn, từng bước vươn lên trong cơ chế thị trường
Một số doanh nghiệp có suy nghĩ có tính đột phá, điển hình là sáng kiến của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam trình Chính phủ cho trích một phần dầu thô bán đi để nhập khẩu xăng dầu Bên cạnh đó là kiến nghị cho phép các đội tàu của Tổng công ty đi chở dầu thuê, thu về một lượng khá lớn ngoại tệ. c Cơ chế đảm bảo nguồn hàng được đổi mới
Sau khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, nguồn hàng nhập khẩu ở Liên Xô không còn, nước ta phải dùng ngoại tệ mạnh để nhập khẩu xăng dầu ở các nước khu vực 2 như Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc Để có nguồn ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu, Nhà nước quy định thực hiện từ hai nguồn: Mua ngoại tệ từ quỹ tập trung của Nhà nước và dùng ngoại tệ tự cân đối của các ngành, các địa phương Cơ chế đảm bảo nguồn ngoại tệ như trên đã có những tác động rất tích cực đến thị trường xăng dầu, nguồn xăng dầu vẫn được đảm bảo ổn định và thông qua nhu cầu thực tế của thị trường Đối với bạn hàng nước ngoài, các Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã thiết lập được mối quan hệ bạn hàng có tín nhiệm với các bạn hàng lớn duy trì quan hệ tốt với các bạn hàng cũ, mua được hàng với chất lượng tốt, giá cả phải chăng, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. d Cơ chế phân phối và cơ chế định giá có bước thay đổi cơ bản
Giá cả xăng dầu bị ảnh hưởng của thị trường nhưng có sự điều tiết của Nhà nước nên cơ bản ổn định, không có xáo trộn lớn.
Phương hướng phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam đến năm 2020
Nền kinh tế Thế giới cũng như Việt Nam trong thế kỷ 21 sẽ có những chuyển biến theo xu hướng tích cực, đời sống của con người ngày càng được cải thiện Các nhu cầu của cuộc sống ngày càng phát triển đặc biệt là trong những năm gần đây, nhu cầu về đi lại ngày càng lớn làm cho các phương tiện giao thông tăng một cách chóng mặt, mặt khác thương mại Quốc tế phát triển đã làm làm mở rộng các mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia, không hạn chế về không gian và thời gian. Những nhân tố này tác động tích cực góp phần thúc đẩy phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam.
Trước những biến đổi theo chiều hướng tích cực của nền kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam đã sớm nhận thức được điều này Trong những năm qua, các doanh nghiệp đã tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường, đưa ra rất nhiều những giải pháp để phát triển khách hàng đồng thời nghiêm túc đánh giá những kết quả hoạt động kinh doanh của từng thời điểm để rút ra các bài học kinh nghiệm cho những năm tiếp theo Các doanh nghiệp đã có cái nhìn tổng thể, lâu dài, xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh dài hạn Căn cứ kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm từ đó phân tích, đánh giá, dự đoán xu hướng vận động của thị trường trong những năm tới, thị trường xăng dầu Việt Nam cần định hướng phát triển trong thời gian tới như sau:
- Tập trung vào phát triển thị trường xăng dầu trong nước trên cơ sở phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp với nhiều quy mô khác nhau, tăng về số lượng, mới về phương thức hoạt động theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp, phù hợp với quy luật của lưu thông hàng hóa.
- Đổi mới mô hình tổ chức, công nghệ quản lý và phương thức kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa để từng bước xây dựng các loại hình doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chủ yếu:
+ Các Tập đoàn, công ty mẹ - con kinh doanh xăng dầu chuyên ngành;
+ Các Công ty Thương mại bán lẻ hiện đại;
+ Các Công ty bán buôn với quy mô lớn;
+ Các Công ty kinh doanh dịch vụ Logistics.
- Phát huy tối đa kinh doanh sản phẩm xăng dầu trên cơ sở đa dạng hóa có chọn lọc các lĩnh vực kinh doanh.
- Tiếp tục hoàn thiện cấu trúc kinh doanh xăng dầu theo hướng những tổ hợp cảng - kho - phương tiện vận chuyển để đạt được mục tiêu bán cho những hộ tiêu dùng lớn, khách hàng công nghiệp, đồng thời mở rộng thị trường bán lẻ thông qua mạng lưới bán lẻ của các doanh nghiệp đầu mối và các Đại lý.
- Củng cố hệ thống phân phối được hình thành trên cơ sở xác định mối liên kết dọc, có quan hệ gắn kết chặt chẽ, ổn định và ràng buộc trách nhiệm trên từng công đoạn của quá trình lưu thông từ sản xuất, xuất nhập khẩu đến bán buôn, bán lẻ thông qua quan hệ trực tuyến và quan hệ đại lý mua bán Doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu phải kiểm soát và chịu trách nhiệm (hoặc liên đới chịu trách nhiệm) với toàn bộ hệ thống từ: Chi phí, giá cả, nguồn gốc, số lượng, chất lượng xăng dầu.
- Thiết lập hệ thống phân phối trên cơ sở xây dựng và phát triển tổng kho bán buôn, hệ thống trung tâm Logistics được bố trí theo khu vực thị trường để tiếp nhận hàng hóa từ các nhà máy sản xuất, nhập khẩu và cung ứng hàng hóa cho mạng lưới bán buôn, bán lẻ (cửa hàng trực thuộc, các đại lý) trên các địa bàn.
- Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh các nhóm, mặt hàng có mối quan hệ với nhau trong tiêu dùng phát triển mối liên kết ngang trong khâu phân phối để giảm chi phí đầu tư, chi phí lưu thông và giảm chi phí của xã hội do tiết kiệm được thời gian mua sắm (liên kết ngang trong khâu bán buôn thông qua việc cùng xây dựng các tổng kho bán buôn, trung tâm logistic, liên kết ngang trong khâu bán lẻ thông qua việc cùng phát triển mạng lưới các cửa hàng).
- Chú trọng tới các công tác mở rộng thị trường Quốc tế, tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực.
- Đẩy nhanh quá trình đầu tư công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các doanh nghiệp.
- Nhanh chóng xác lập và hoàn chỉnh cơ chế tạo vốn cũng như cơ chế tài chính cho cả hệ thống.
- Áp dụng cơ chế khoán phí, định mức các khoản chi phí đối với các đơn vị trực thuộc Sử dụng có hiệu quả hơn chi phí kinh doanh và phấn đấu cắt giảm một số khoản chi tiêu không cần thiết khác, góp phần tăng lợi nhuận, tích luỹ vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh.
- Đầu tư triệt để vào việc xây dựng các kho cảng đầu nguồn, đầu tư vào việc mua sắm, nâng cấp trang thiết bị máy móc, phương tiện vận tải tra nạp nhiên liệu, các kho bể
- Tích cực trong công tác thiết lập các mối quan hệ hợp tác kinh doanh trong nước và ngoài nước Tìm các đối tác có địa điểm thích hợp để xây dựng các cửa hàng để mở rộng thị trường kinh doanh nhiên liệu ngoài ngành, mở rộng các mạng lưới, các cửa hàng bán buôn, bán lẻ và tranh thủ vốn đầu tư của các thành phần kinh tế.
Giải pháp tăng cường sự tác động của các nhân tố đến sự phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam
Thị trường xăng dầu ở Việt Nam chịu tác động của rất nhiều nhân tố, do đó để phát triển thị trường cần phát huy tác động tích cực của tất cả các nhân tố đặc biệt chú trọng một số nhân tố đóng vai trò quan trọng.
3.2.1 Nhân tố chính trị, luật pháp
Trên thế giới: Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn mặc dù còn có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường Toàn cầu hoá và cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức tạo ra những thời cơ, chúng ta cần chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước từ đó thị trường xăng dầu cũng có thêm nhiều điều kiện phát triển. Ở trong nước: Những năm qua, tình hình chính trị trong nước rất ổn định, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội chủ nghĩa, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững đã tạo rất nhiều điều kiện để phát triển kinh tế xã hội Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần tạo ra thế và lực mới của đất nước Phát triển quan hệ với các nước láng giềng; thiết lập và nâng cấp quan hệ với nhiều đối tác quan trọng Tham gia tích cực và có trách nhiệm tại các diễn đàn khu vực và quốc tế; đảm nhiệm tốt vai trò Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc; đóng góp quan trọng vào việc xây dựng cộng đồng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hiến chương ASEAN, đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch Hội đồng liên nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA) Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế; đối thoại cởi mở, thẳng thắn về tự do, dân chủ, nhân quyền.
Nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ký kết hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với một số đối tác quan trọng; mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác; góp phần quan trọng vào việc tạo dựng và mở rộng thị trường hàng hoá, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tranh thủ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn tài trợ quốc tế khác Để phát triển kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường xăng dầu ở Việt Nam phát triển thì chúng ta phải giữ vững ổn định chính trị - xã hội; thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Song song với việc ổn định môi trường chính trị, nước ta cũng dần dần hoàn thiện môi trường luật pháp để tạo hành lang pháp lý và môi trường cạnh tranh bình đẳng cho mọi Doanh nghiệp hoạt động Nhà nước cũng cần khẩn trương xây dựng hệ thống chính sách, luật pháp theo thể chế thị trường, phù hợp với nhu cầu phát triển và các cam kết quốc tế.
Hiện nay, kinh doanh xăng dầu chủ yếu dựa trên các quy định của các cơ quan hành pháp như: Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ/Ngành có liên quan…nên thường hay thay đổi, để tạo cơ sở nền tảng vững chắc mang tính ổn định và lâu dài thì Nhà nước cần sớm ban hành Luật kinh doanh xăng dầu Luật này cần xây dựng để các doanh nghiệp được kinh doanh xăng dầu tự do, bình đẳng, minh bạch, cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Khi có Luật kinh doanh xăng dầu thì Chính phủ và các Bộ/Ngành có liên quan sẽ có cơ sở để ban hành Nghị định, Thông tư, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện cho phù hợp với thực tiễn.
Nhu cầu tiêu dùng xăng dầu của toàn xã hội phụ thuộc rất lớn vào khả năng kinh tế của đất nước, kinh tế tăng trưởng thì nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cũng tăng theo Đồng thời khả năng tiêu dùng xăng dầu còn phụ thuộc nhiều vào thu nhập của dân cư Những năm gần đây, Việt Nam chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần nên có sức hút rất lớn đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân
Nền kinh tế nước ta trong những năm qua (đặc biệt là kể từ năm 1986 đến nay) đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, quy mô và tiềm lực nền kinh tế tăng lên, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng liên tục tạo ra sức mua của thị trường.
Tốc độ tăng trưởng GDP (%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê Đồ thị 3.1 Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2011
Thu nhập bình quân cũng là yếu tố rất quan trọng quyết định đến sức mua của thị trường
Nguồn: Tổng cục Thống kê Đồ thị 3.2 Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2011
Hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế nước ta đều có bước phát triển khá Sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã bảo đảm an ninh lương thực quốc gia Kinh tế nông thôn và đời sống nông dân được
Năm cải thiện hơn trước Việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đầu tư, phát triển giống mới có năng suất, chất lượng cao, phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề, tiểu thủ công nghiệp đã có tác động tích cực đến việc sản xuất, tạo việc làm và xoá đói, giảm nghèo Sản phẩm công nghiệp phát triển ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại, chất lượng được cải thiện, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo cung cầu của nền kinh tế, giữ vững thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu Chúng ta cũng đã đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng ổn định Cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch tích cực. Để thúc đẩy thị trường xăng dầu phát triển thì chúng ta cần tập trung phát triển kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh, bền vững Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, áp dụng các hình thức thu hút đầu tư đa dạng, hấp dẫn để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực cho phát triển Phát triển đa dạng các ngành, nghề để tạo nhiều việc làm và thu nhập; khuyến khích, tạo thuận lợi để người lao động học tập, nâng cao trình độ, tay nghề, đồng thời có cơ chế, chính sách phát hiện, trọng dụng nhân tài Phát huy tiềm lực khoa học, công nghệ của đất nước, nâng cao nhanh năng suất lao động xã hội và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế.
Dân số Việt Nam vượt 88 triệu người trong năm 2012 và có thể đạt 100 triệu người vào năm 2020, Việt Nam hiện đứng thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới đây là điều kiện thuận lợi để tăng quy mô thị trường xăng dầu, dân số nước ta có tỷ lệ phụ thuộc thấp và đang vào thời điểm cơ cấu dân số vàng.
Bảng 3.1: Tỷ số Dân số phụ thuộc của Việt Nam giai đoạn 1979 - 2014
Tỷ số phụ thuộc trẻ
Tỷ số phụ thuộc già
Tỷ số phụ thuộc chung
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trong thời kỳ này, ở Việt Nam cứ một người trong độ tuổi phụ thuộc (dưới
15 tuổi hoặc trên 60 tuổi) thì có hai người hoặc hơn trong độ tuổi lao động (từ 15-60 tuổi) Thời kỳ đặc biệt này chỉ xảy ra một lần trong lịch sử phát triển của bất kỳ một quốc gia nào.
Rõ ràng Việt Nam đang có một cơ hội “vàng” khi sử dụng một lực lượng lao động trẻ dồi dào trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế 2010-2020 Dân số Việt Nam đông và có những người trong độ tuổi có khả năng lao động cao là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương: Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược tổng thể nâng cao toàn diện các thành tố của chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần; từng bước nâng cao chỉ số phát triển con người của nước ta lên mức tương đương với các nước công nghiệp có trình độ phát triển trung bình trên thế giới nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển, làm động lực để phát triển thị trường xăng dầu.
3.2.4 Nhân tố khoa học, kỹ thuật Để phát triển kinh tế tạo động lực phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam thì Nhà nước cần chú trọng phát triển mạnh khoa học, công nghệ Ngày nay, khoa học, kỹ thuật đóng vai trò sống còn đối với sự phát triển của đất nước, công nghệ phát triển là động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.
Nhà nước cần phát triển năng lực khoa học, công nghệ có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho những lĩnh vực then chốt, mũi nhọn, đảm bảo đồng bộ về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động khoa học, công nghệ, coi đây là khâu đột phá để thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả của khoa học, công nghệ Chuyển các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước; xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả các chương trình, đề tài khoa học và công nghệ theo hướng phục vụ thiết thực mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, lấy hiệu quả ứng dụng làm thước đo chủ yếu đánh giá chất lượng công trình. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng; phát triển đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ; ưu tiên phát triển công nghệ cao, đồng thời sử dụng hợp lý công nghệ sử dụng nhiều lao động Nhanh chóng hình thành một số cơ sở nghiên cứu - ứng dụng mạnh, gắn với các doanh nghiệp chủ lực, đủ sức tiếp thu, cải tiến và sáng tạo công nghệ mới Xây dựng và thực hiện chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đổi mới công nghệ Kết hợp chặt chẽ nghiên cứu và phát triển trong nước với tiếp nhận công nghệ nước ngoài.
Một số kiến nghị và đề xuất nhằm phát triển thị trường xăng dầu ở Việt
3.3.1 Xác lập các chủ thể kinh doanh xăng dầu theo một cơ cấu hợp lý
Từ phương thức độc quyền trước đây, chuyển sang cho phép nhiều chủ thể khác nhau cùng tham gia kinh doanh xăng dầu là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với quy luật của cơ chế thị trường Do tính chất đặc thù của của lĩnh vực kinh doanh xăng dầu nên các chủ thể kinh doanh không thể hoạt động theo kiểu gặp gì thì làm đấy, khi có lợi thì kinh doanh và ngược lại khi không có lợi thì rũ bỏ. Để thực hiện nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh và tuân thủ mọi sự quản lý của Nhà nước là rất cần thiết vì vậy cần xác lập một cơ cấu hợp lý về các chủ thể kinh doanh xăng dầu, cho cả các doanh nghiệp nước ngoài vào kinh doanh.
Sự cần thiết này xuất phát từ những lý do sau:
- Để hình thành một cơ chế kinh doanh xăng dầu, một mặt bảo đảm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội, hạn chế được việc thiếu hụt nguồn xăng dầu gây ra hậu quả xấu đến nền kinh tế quốc dân, mặt khác các chủ thể kinh doanh xăng dầu cạnh tranh với nhau, kích thích các doanh nghiệp phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Sử dụng hiệu quả vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà nước đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh xăng dầu Hạn chế tới mức tối thiểu việc đầu tư phân tán mặt khác tránh đầu tư tràn lan, chồng chéo, không đồng bộ mà cuối cùng là Nhà nước phải gánh chịu hậu quả.
- Cân đối đầy đủ về cơ cấu mặt hàng, tránh tình trạng đổ xô đi nhập và kinh doanh chỉ một hoặc một số mặt hàng có lợi nhuận cao còn các mặt hàng khác không có hoặc hiệu quả thấp thì không có doanh nghiệp nào đảm nhận, gây khó khăn cho người tiêu dùng khi có nhu cầu.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để đưa xăng dầu đến mọi miền của đất nước, vươn tới những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… khắc phục tình trạng “dễ làm, khó bỏ”.
- Hạn chế kiểu kinh doanh “chụp giựt”, “đánh quả”, tạo dựng cạnh tranh lành mạnh, đề cao văn minh trong thương mại.
- Đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất của Nhà nước về nguồn nhập, chất lượng hàng hóa, giá cả…
- Tạo ra được một hệ thống kinh doanh xăng dầu năng động có khả năng thích ứng mau lẹ với cơ chế thị trường, từng bước đa dạng các chủ thể tham gia kinh doanh xăng dầu.
Việc xác lập lại hệ thống kinh doanh xăng dầu cần tập trung vào một số nội dung cơ bản sau: a Xác định tiêu chuẩn để các doanh nghiệp được tham gia kinh doanh xăng dầu
Vấn đề quan trọng hiện nay là xác định tiêu chuẩn để doanh nghiệp nào đó có thể được tham gia kinh doanh xăng dầu Muốn kinh doanh xăng dầu thì các doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải hiểu biết sâu sắc về đặc tính kinh tế, kỹ thuật của mặt hàng xăng dầu vì xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có tính đặc thù.
- Phải có nghiệp vụ chuyên sâu về kinh doanh hàng hóa.
- Có đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ có trình độ chuyên môn cao, đảm bảo được yêu cầu khắt khe khi tham gia kinh doanh mặt hàng xăng dầu. b Sắp xếp lại tổ chức để có chủ thể hợp lý tham gia kinh doanh xăng dầu Để có thị trường xăng dầu thực sự cạnh tranh, minh bạch, tuân theo những quy luật kinh tế và hội nhập với thị trường thế giới thì cần tổ chức lại và phát triển thêm các chủ thể kinh doanh xăng dầu ổn định, vững chắc, hoạt động chuyên sâu về kinh doanh xăng dầu.
- Xây dựng và phát triển từ 3 đến 4 doanh nghiệp kinh doanh đầu mối xăng dầu mạnh như: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil), Tổng Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư PETEC hoạt động hoàn toàn theo cơ chế thị trường, nhưng dự trữ một lượng hàng hóa lớn để đủ sức chi phối thị trường và là công cụ đắc lực để Nhà nước điều tiết và quản lý nền kinh tế. Đồng thời các doanh nghiệp này đối trọng với nhau để cân bằng thị trường, tham gia cạnh tranh với các tổ chức kinh doanh xăng dầu khác trong nước và nước ngoài tại thị trường xăng dầu Việt Nam.
+ Sàng lọc để lựa chọn ra các chủ thể kinh doanh xăng dầu ổn định, kinh doanh nghiêm túc, những doanh nghiệp không đủ điều kiện và tiêu chuẩn, chỉ biết đến lợi ích của doanh nghiệp mà không quan tâm đến lợi ích của xã hội và người tiêu dùng thì kiên quyết rút giấy phép kinh doanh nhằm đảm bảo công bằng xã hội.
+ Doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu phục vụ cho Quốc phòng, An ninh thì không nên tham gia kinh doanh trên thị trường Đơn vị này chỉ đặt ra nhiệm vụ duy nhất là phục vụ mà không đặt ra mục tiêu lợi nhuận Nhằm đáp ứng tốt nhu cầu xăng dầu cho các đơn vị để phục vụ công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu đập tan mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù, góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều kiện thực hiện nhiệm vụ cung ứng xăng dầu cho Quốc phòng, An ninh (vốn, nguồn nhân lực, vật chất và cơ sở hạ tầng ngành xăng dầu) phải được ưu tiên đặc biệt, tạo thuận lợi cho việc cung ứng xăng dầu kịp thời và thuận lợi nhất cho các đơn vị sử dụng xăng dầu.
Các cơ quan quản lý Nhà nước cần xây dựng và giao định mức hợp lý để quản lý nguồn xăng dầu phục vụ Quốc phòng, An ninh (định mức hao hụt, chi phí bảo quản xăng dầu…) Đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý xăng dầu phục vụ Quốc phòng, An ninh phải thực hiện tốt các định mức Nhà nước giao. Để phân biệt rõ xăng dầu cung ứng cho Quốc phòng, An ninh với xăng dầu kinh doanh thương mại thì cần dùng chỉ thị màu pha vào xăng dầu (ví dụ xăng dầu của Quốc phòng thì pha màu hồng hoặc màu vàng).
+ Doanh nghiệp đầu mối thuộc Ban Tài chính Quản trị Thành ủy Thành phố
Hồ Chí Minh là Công ty TNHH 1 Thành viên dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh - Sài gòn PETRO thì tập trung phục vụ cho nhiệm vụ chính trị được giao, không nên làm kinh tế vì những cơ quan quyền lực về lãnh đạo tham gia kinh doanh thì rất khó kiểm sóat, kỷ cương không nghiêm do các doanh nghiệp này rất dễ phát sinh tham nhũng.
+ Công ty xăng dầu Hàng không - VINAPCO (thuộc Tổng công ty hàng không Việt Nam) thì chỉ chuyên nhập nhiên liệu cho máy bay, không tham gia nhậpXăng hay Diesel vì nếu Công ty này chỉ nhập xăng dầu ở những thời điểm thuận lợi rồi bán nội bộ thì dẫn đến việc hao hụt xăng dầu sẽ rất lớn, hiệu quả thấp, người đi bằng máy bay sẽ phải chịu mức giá cao do trong cước hàng không có tỷ trọng giá trị xăng dầu cũng rất lớn