SỰ CẦN THIẾT CỦA TĂNG CƯỜNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NS CẤP HUYỆN
NSNN và phân cấp quản lý NSNN
1.1.1.NSNN và vai trò của NSNN:
Sự xuất hiện của nhà nước và sự tồn tại của nền kinh tế hàng hóa đã là tiền đề cho sự ra đời của NSNN Cho đến nay, thuật ngữ “ ngân sách nhà nước”được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế xã hội ở mọi quốc gia Song, quan niệm về NSNN lại chưa thống nhất Trên thực tế, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về NSNN không giống nhau tuỳ theo quan điểm của người định nghĩa thuộc các trường phái kinh tế khác nhau hoặc tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau.
- Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển thì NSNN là một văn kiện tài chính trong đó mô tả các khoản thu và chi của chính phủ được thiết lập hàng năm.
- Còn theo các nhà kinh tế học hiện đại thì đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về NSNN.Ví dụ như:
+ Các nhà kinh tế Pháp đưa ra quan điểm: “NSNN là văn kiện được Nghị viện hoặc Hội đồng thảo luận và phê chuẩn mà trong đó, các nghiệp vụ tài chính của một tổ chức công hoặc khu vực tư được dự kiến và cho phép”.
+ Các nhà kinh tế Nga cho rằng “ NSNN là bảng liệt kê các khoản thu chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của NN”
+ Còn ở Trung Quốc xem xét: “NSNN là kế hoạch thu - chi tài chính hàng năm của NN được xét duyệt theo trình tự pháp định”.
Ngay ở Việt Nam trong các cuốn giáo trình của các tác giả cũng đưa ra định nghĩa NSNN khác nhau Cụ thể như sau:
- Giáo trình lý thuyết tài chính: “NSNN là phạm trù kinh tế và phạm trù lịch sử NSNN được đặc trưng bằng sự vận động của các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của NN và các chủ thể trong xã hội,phát sinh khi NN tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu”.
- Giáo trình quản lý tài chính công: NSNN là dự toán hàng năm về toàn bộ các nguồn tài chính được huy động cho NN và sử dụng các nguồn tài chính đó nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của NN do Hiến pháp quy định.
- Giáo trình quản lý tài chính NN lại viết: NSNN là một phạm trù kinh tế lịch sử gắn liền với sự ra đời của NN, gắn liền với kinh tế hàng hoá - tiền tệ Nói một cách khác, sự ra đời của NN, sự tồn tại của kinh tế hàng hoá tiền tệ như những điều kiện cần và đủ cho sự phát sinh tồn tại của kinh tế hàng hoá tiền tệ những điều kiện cần và đủ cho sự phát sinh tồn tại của NSNN Hai tiền đề nói trên xuất hiện rất sớm trong lịch sử, nhưng thuật ngữ NSNN lại xuất hiện muộn hơn, vào buổi bình minh của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Thuật ngữ này chỉ các khoản thu và các khoản chi của NN để thể chế hoá bằng pháp luật thực hiện quyền lập pháp về NSNN ( quyết định về các khoản thu, các khoản chi, tổng số thu, tổng số chi ) còn quyền hành pháp giao cho chính phủ thực hiện.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về NSNN do cách tiếp cận và nhìn nhận vai trò tác dụng của NSNN trên nhiều khía cạnh khác nhau Song trong bài chuyên đề này chúng ta thống nhất sự dụng định nghĩa được đưa ra trong luật NSNN hiện hành như sau:
Theo điều 1 luật NSNN: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
Như vậy có thể nói NSNN là một bảng dự toán bằng tiền các hoạt động thu và chi của NN trong một thời gian nhất định ( thường là một năm) Trong đó có 2 khoản mục thu chi được Quốc Hội phê chuẩn:
Quỹ NS được hình thành từ các khoản thu mà Quốc Hội quy định và tiến hành giao cho các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ thu tạo lập quỹ.
Các khoản chi từ quỹ NS cũng được xem xét sao cho hợp lý để khuyến khích phát triển kinh tế xã hội và đạt các mục tiêu quản lý của NN Chi NS gồm các khoản chi cho các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Hoạt động của NSNN chính là việc tạo nguồn thu và sự dụng nguồn thu đó cho các hoạt động chi từ quỹ tiền tệ quốc gia, làm cho nguồn tài chính vận động giữa một bên là chủ thể NN và một bên là các chủ thể kinh tế xã hội khác trong quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân dưới hình thức giá trị Trong quá trình phân phối này làm xuất hiện các mối quan hệ tài chính đó là:
Quan hệ tài chính giữa NN và các chủ thể doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quan hệ tài chính giữa NSNN và các đơn vị quản lý NN nằm trong lĩnh vực sự nghiệp văn hóa xã hội hành chính và an ninh quốc phòng.
Quan hệ kinh tế NSNN với cá hộ gia đình và dân cư.
Quan hệ kinh tế giữa NSNN với thị trường tài chính.
Như vậy chức năng của NSNN bao gồm các khía cạnh chủ yếu sau đây: NSNN là công cụ để thực hiện huy động và phân bổ nguồn lực tài chính trong xã hội, đằng sau hoạt động thu chi NS bằng tiền là sự thể hiện quá trình phân bổ các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh.
NSNN là bộ phận tài chính của NN nên nó có chức năng phân phối và chức năng giám đốc Trong nền kinh tế thị trường việc phân bổ nguồn lực được thực hiện chủ yếu trên hai kênh: kênh của lực lượng thị trường và kênh của NN thông qua hoạt động thu chi của tài chính NN nói chung và NSNN nói riêng từ đó nó còn có chức năng điều chỉnh kinh tế xã hội thông qua các công cụ của nó
Ngân sách huyện và quản lý NS huyện
1.2.1.1 Khái quát về NS huyện:
Ngày 15/05/1978 Hội đồng Chính Phủ đã ra nghị quyết 108/CP xác định quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp quận, huyện về quản lý tài chính, NS nhằm xây dựng quận, huyện thành một cấp có cơ cấu kinh tế hoàn chỉnh Ngày 19/11/1983,Hội đồng bộ trưởng ra Nghị Quyết số 138/HĐBT về cải tiến phân cấp NS địa phương nói rõ hơn về quyền hạn và trách nhiệm NS quận, huyện.
Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, Đất nước ta tiến hành chuyển đổi mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa Cùng với công cuộc đổi mới hiện đại hóa công nghiệp hóa của nước nhà, NS huyện cũng được xác định lại vai trò, nhiệm vụ của mình Vào ngày 27 /11 /1989 HĐBT đã ra nghị quyết số 186 /HĐBT về phân cấp quản lý NS địa phương trong đó có NS Huyện Tiếp đến vào ngày 16 /2 /1992 HĐBT ban hành Nghị quyết số 186 / HĐBT sửa đổi bổ sung nghị quyết186 / HĐBT ngày 27/11/1989.
Và tại kỳ họp thứ 8 Quốc Hội khóa IX khẳng định: NS Quận-Huyện là một cấp NS thực hiện vai trò, chức năng , nhiệm vụ của NSNN trên phạm vi địa bàn Quận-Huyện
Như vậy NS cấp huyện mang bản chất của NSNN, đó chính là các mối quan hệ giữa cấp NS huyện với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận trong quá trình phân bổ, sử dụng các nguồn lực cho Huyện và mối quan hệ đó được điều chỉnh cho phù hợp với bản chất Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
1.2.1.2 Vai trò của NS huyện:
Từ định nghĩa NS Huyện có thể thấy vai trò của NSNN trên địa bàn Huyện đó là vai trò đảm bảo chức năng NN; an ninh, quốc phòng; thúc đẩy phát triển, ổn định kinh tế; bù đắp những khiếm khuyết thị trường, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường Thể hiện trên 3 khía cạnh sau:
NS Huyện bảo đảm thực hiện vai trò Nhà nước, bảo vệ quốc phòng và an ninh trật tự cấp Huyện.
Là một cấp chính quyền nên Huyện cũng tổ chức ra cho mình một hệ thống các cơ quan, đoàn thể hành chính nhằm thực hiện các chức năng và quyền hạn của
NN Điều đó cũng có nghĩa là để cho các cơ quan đoàn thể đó hoạt động được cần phải có một quỹ tài chính tập trung cho nó- đó chính là NS Huyện NS Huyện cũng tạo cho mình một vị thế nhất định nhằm chủ động trong việc thực hiện chức năng Nhà nước ở điạ phương Tuỳ theo phạm vi địa lý, tình hình kinh tế xã hội trên từng Huyện mà nhu cầu đảm bảo này là khác nhau.
Trong các chức năng của Nhà nước, chức năng đảm bảo an ninh trật tự, quốc phòng đóng vai trò đặc biệt quan trọng Để đảm bảo cho chức năng đặc biệt này, NS Huyện cần phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết, có các khoản dự phòng hợp lý.
Ngân sách Huyện là công cụ thúc đẩy, phát triển ổn định kinh tế Để thực hiện tốt chiến lược kinh tế - tài chính của cấp tỉnh, cấp trung ương, cấp Huyện cần phải sử dụng các công cụ sẵn có của mình để điều tiết, định hướng.
Sẽ không có một cơ cấu kinh tế ổn định, phát triển nếu không có NS làm công cụ. Các Huyện phải căn cứ vào thế mạnh của địa phương mình để định hướng, hình thành cơ cấu kinh tế, kích thích phát triển Đồng thời các Huyện phải cung cấp kinh phí, vốn đầu tư, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động
Ngân sách Huyện là phương tiện bù đắp khiếm khuyết thị trường, đảm bảo công bằng xã hội. Đây là vai trò không thể thiếu đối với NS mỗi quốc gia Nó có tác dụng xoa dịu nền kinh tế thị trường Các vấn đề quan trọng sẽ xảy ra khi chúng ta chạy theo con đường kinh tế thị trường như: Thất nghiệp, hố ngăn cách giàu nghèo tăng, không quan tâm đến người già, trẻ em, người tàn tật, lừa đảo, chiếm đoạt, môi trường ô nhiễm Những điều đó tạo ra cho nền kinh tế - xã hội một vực thẳm phía trước Cấp Huyện theo dõi các báo cáo tổng hợp từ cấp xã, phường phải có biện pháp giải quyết.
Bên cạnh quan tâm đến đời sống vật chất của người lao động, Huyện phải thường xuyên quan tâm đến đời sông văn hoá, tinh thần của quần chúng, cải tạo các sân chơi, phương tiện giải trí lành mạnh, tiến bộ Các dịch vụ công cộng như giáo dục, y tế phải giảm được chi phí cho người dân, làm sao để ai cũng được học hành, chăm sóc sức khoẻ đầy đủ.
1.2.2 Quản lý ngân sách huyện:
Vì NS huyện chính là một cấp trong NSĐP và mang bản chất của NSNN nên quản lý NS huyện cũng cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc quản lý NSNN.Đó là:
Nguyên tắc công khai minh bạch
Về mặt chính sách, thu chi NSNN là một chương trình hoạt động của Chính phủ được cụ thể hoá bằng số liệu NSNN phải được quản lý rành mạch, công khai để mọi người dân có thể biết nếu họ quan tâm Nguyên tắc công khai của NSNN được thể hiện trong suốt chu trình NSNN và phải được áp dụng cho tất cả các cơ quan tham gia vào chu trình NSNN.
Nguyên tắc rõ ràng trung thực chính xác: Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của quản lý NSNN Nội dung của nguyên tắc này là: Mọi khoản thu, chi phải được ghi đầy đủ vào kế hoạch NSNN, mọi khoản chi phải được vào sổ và quyết toán rành mạch Chỉ có kế hoạch
NS đầy đủ, trọn vẹn mới phản ánh đúng mục đích chính sách và đảm bảo tính minh bạch của các tài khoản thu, chi.
THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NS HUYỆN NAM ĐÀN GIAI ĐOẠN 2006-2008
Khái quát về Huyện Nam Đàn
2.1.1 Đặc điểm địa lý Huyện Nam Đàn:
Chắc là con người Việt Nam không ai không biết đến Nam Đàn quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh.Song cũng có rất nhiều người chỉ nghe tiếng chứ chưa một lần đặt chân đến Nam Đàn Sau đây là một số lời giới thiệu về quê hương Nam Đàn của tôi:
Nam Đàn là huyện nằm ở hạ lưu sông Lam.Kéo dài từ 18 o 34’ đến 18 o 47’ vĩ bắc và trải rộng từ 105 o 24’ đến 105 o 37’ kinh đông Huyện Nam Đàn phía bắc giáp huyện Đô Lương(tỉnh Nghệ An),phía nam giáp huyện Hương Sơn và huyện Đức Thọ ( tỉnh Hà Tĩnh ) , phía đông giáp huyện Hưng Nguyên và huyện Nghi Lộc( tỉnh Nghệ An ) ,phía tây giáp huyện Thanh Chương ( tỉnh Nghệ An ) Diện tích là 293,9 km 2 Nam Đàn có 24 xã và thị trấn Bao gồm các xã: Nam Kim, Nam Thanh, Nam Thượng, Nam Thái, Nam Nghĩa, Nam Hưng, Nam Anh, Nam Phúc, Nam Cường,Nam Cát, Vân Diên,Xuân Hòa, Kim Liên, Hồng Long, Nam Lĩnh, Hùng Tiến, Nam Giang, Khánh Sơn, Nam Lộc, Nam Tân, Xuân Lâm, Nam Trung, Nam Xuân và thị trấn Nam Đàn Huyện lỵ đóng ở Thị Trấn Nam Đàn_nằm trên đường quốc lộ 46 ( Nối Vinh đi Đô Lương ) cách Thành Phố Vinh 21 km về phía Tây.
Nam Đàn nằm trong vùng khí hậu chuyển tiếp, vừa mang đặc tính mùa đông lạnh của khí hậu miền Bắc, vừa mang đặc tính nóng của khí hậu miền Nam, chia thành 2 mùa rõ riệt: mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau Lượng mưa trung bình năm là 1900mm Lượng mưa phân bố không đều, mưa nhiều ở trung tuần tháng 9 đến đầu tháng 10 gây ngập úng cục bộ ở vùng thấp Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4, lượng mưa chỉ đạt 10% lượng mưa cả năm nên gây khô hạn nghiêm trọng Có hai hướng gió chính là gió mùa Đông Nam( tháng 4 đến tháng 10) và gió mùa Đông Bắc ( tháng 11 đến tháng 4 năm sau).Trong các tháng 5, 6, 7 thường có gió mùa Tây Nam ( gió Lào ) khô nóng gây ảnh
Nam Đàn nằm kẹp giữa hai dãy núi là Đại Huệ ở phía Bắc và Thiên Nhẫn ở phía Tây tạo ra thung lũng đồng bằng hình tam giác, có sông Lam chảy dọc theo hướng Bắc Nam chia huyện thành 2 vùng tả ngạn và hữu ngạn sông Lam.
Nam Đàn được coi là trọng điểm phát triển ngành du lịch đứng thứ 2 của tỉnh Nghệ An bởi có cảnh quan thiên nhiên hữu tình và đặc biệt có nhiều di tích lịch sử được Bộ Văn Hóa công nhận Đó là: Nhà lưu niệm cụ Phan Bội Châu ở Thị trấn Nam Đàn, Mộ và Điền Thờ vua Mai Hắc Đế ở Thị trấn và xã Vân Diên, Điền thờ Nhạn Tháp ở xã Hồng Long, Đình Hoành Sơn ở xã Khánh Sơn, Đình Trung Cần và
Mộ Tống Tất Thắng ở xã Nam Trung, Mộ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ở xã Nam Kim, Thành Lục Niên trên dãy núi Thiên Nhẫn.Đặc biệt là khu di tích nhà lưu niệm Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Nam Đàn là quê hương của nhiều danh nhân và cũng là mảnh đất hiếu học. Đi lên từ mảnh đất nghèo khổ, khí hậu khắc nghiệt con người nơi đây đã cố gắng học hành, tu luyện để thành tài Và ngày nay hòa nhập trong xu hướng phát triển đi lên của đất nước Đảng bộ và nhân dân huyện Nam Đàn đã có những bước đi đáng kể đưa đời sống nhân dân trong huyện đi lên.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội Huyện Nam Đàn:
Nam Đàn là huyện có nền kinh tế thuần nông Nền kinh tế chưa phát triển, quy mô nền kinh tế còn nhỏ; sản xuất nông lâm nghiệp là chủ yếu; các ngành công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ còn nhỏ bé Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất nhỏ bé chưa đáp ứng yêu cầu phát triển
Nền kinh tế mới có bước phát triển nhanh và ổn định trong những năm trở lại đây Tốc độ tăng trưởng kinh tế ( GDP) bình quân hàng năm thời kỳ thời kỳ 2000-
2005 là 11,82%; và trong các năm 2006-2008 tốc độ tăng trưởng luôn đạt ở mức cao ( cụ thể như sau: năm 2006 tốc độ tăng trưởng là 15,78% ,năm 2007 là 14,65%, và năm 2008 là 15,72%
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, theo đúng định hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đề ra đó là: giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, tăng dần các ngành công nghiệp xây dựng cơ bản và thương mại dịch vụ: Tỷ trọng ngành nông-lâm nghiệp chiếm 69,8% năm 2006 xuống còn 53,05% năm 2008, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm từ 19,86% năm 2006 lên 26,33% năm 2008; Thương mại
- dịch vụ chiếm từ 20,22% năm 2006 lên 20,62% năm 2008 Tuy nhiên cơ cấu kinh tế chuyển dịch tương đối chậm và tỷ trọng của ngành nông,lâm,ngư nghiệp còn chếm tỷ lệ cao.
Bảng 1: Cơ cấu kinh tế huyện Nam Đàn. Đơn vị: %
(Nguồn: Số liệu Phòng thống kê huyện Nam Đàn)
Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển nhanh và ổn định Tổng sản lượng lương thực tăng dần qua các năm : năm 2007 là 80.869 tấn và năm 2008 đạt 87.367 tấn Trong trồng trọt cơ cấu giống cây trồng được chuyển đổi theo hướng tăng giống có năng suất, chất lượng,chỉ đạo mở rộng trồng dưa đỏ, rau màu có giá trị cao, phát triển cây ớt cay,cây sắn dây… trong 3 năm 2006 đến năm 2008 Năm 2008 đưa được một số giống mới có năng suất chất lượng cao vào sản xuất như: lúa Khải Phong 7, khang dân đột biến, TH3-3, ĐB1, ớt cay Thái Lan NĐ1, HT9, gấc hàng hóa Trong chăn nuôi thì do làm tốt công tác phòng chống, khống chế dập dịch để ko xảy ra lây lan nên trên địa bàn huyện chăn nuôi tiếp tục được duy trì Chăn nuôi trâu bò hàng hóa, chăn nuôi gia cầm có bước phát triển.
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong những năm gần đây có sự thay đổi và những bước phát triển mới, ngày càng tăng về cơ sở và số hộ sản xuất, đa dạng hoá ngành nghề và số lượng sản phẩm, đặc biệt phát triển các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất đồ mộc gia dụng, mộc xây dựng, sửa chữa máy móc, thiết bị Các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp như :khai thác khoáng sản, sản xuất gạch ngói luôn vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra Bên cạnh đó tiếp tục
2 6 đầu tư thu hút xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp như: nhà máy gạch Tuynel tại rú Bùi xã Khánh Sơn, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ bằng đá quý tại Kim Liên của doanh nghiệp Xuân Việt-Hà Nội, nhà máy Phú Sơn chuyên khai thác đá xây dựng tại xã Nam Thanh.
Thương mại dịch vụ ngày càng phát triển, khối lượng hàng hoá cũng như tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn và bán lẽ ngày càng tăng nhanh; giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ từng bước tăng trưởng Vào năm 2006 giá trị sản xuất ngành dịch vụ là 168785 triệu đồng đến năm 2008 đã tăng lên 260489 triệu đồng Các hoạt động giao thông vận tải và tín dụng ngân hàng hoạt động tốt đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế ở địa phương. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trong những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực, tập trung khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của tỉnh, huy động có hiệu quả sự đóng góp của dân, khai thác mọi nguồn thu, tiết kiệm chi thường xuyên, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã Trong 2 năm 2007-2008 đã hoàn thành các công trình như: xây dựng đường Tân-Thượng, nhà học cao tầng trường THCS Anh-Xuân, Cống 3/2, Trạm Bơm Nam Thượng, chợ Nam Cường, nâng cấp mở rộng chợ Sáo tại xã Nam Giang và chợ Hôm tại xã Khánh Sơn, cứng hóa mặt đê đoạn bến đò Vạn Rú, tiếp tục xây dựng trường THCS Đặng Chánh Kỷ và trường tiểu học Anh Xuân, Kè 5 Nam, xây dựng đường ven sông Lam, nhà máy nước Thị Trấn, chợ Cầu Kim Liên.
Thực trạng quản lý ngân sách huyện Nam Đàn giai đoạn 2006-2008:28 1 Công tác lập dự toán hàng năm
2.2.1 Công tác lập dự toán hàng năm:
Hàng năm cùng với việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện, việc lập dự toán NS năm cũng được thực hiện theo quy định của Luật NSNN Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu chi của UBND tỉnh, phòng tài chính-kế hoạch Huyện thực hiện tham mưu cho UBND huyện trình HĐND huyện quyết định dự toán thu, chi NS Căn cứ Nghị quyết của HĐND, UBND huyện quyết định giao nhiệm vụ thu, chi cho từng cơ quan trực thuộc, các đơn vị thụ hưởng NS trên địa bàn Phòng Tài chính-kế hoạch huyện xem xét quyết toán NS năm trước của các đơn vị trực thuộc huyện quản lý, dự toán thu do chi cục thuế lập được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu có liên quan, dự toán thu chi của NS các xã, thị trấn Lập dự toán thu chi NS huyện, dự toán các khoản kinh phí uỷ quyền trình UBND huyện để báo cáo thường trực HĐND cấp huyện Nhìn chung hàng năm công tác lập dự toán NS đã đi vào ổn định đúng theo các hướng dẫn quy trình của sở tài chính giao
Công tác lập dự toán NSNN đã dựa trên các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức cụ thể về thu, chi tài chính NN và thể hiện được đầy đủ và đúng đắn các quan điểm chủ yếu của chính sách tài chính Huyện như: Trật tự và cơ cấu động viên các nguồn thu, thứ tự và cơ cấu bố trí các nội dung chi tiêu.
Nhưng bên cạnh đó bản dự toán NS vẫn chưa bám sát kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội Bản dự toán vẫn chưa luận giải được các mục tiêu chi cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội và chưa tính toán đầy đủ các khoản thu sẽ dựa trên tăng trưởng kinh tế.
2.2.2 Công tác chấp hành dự toán ngân sách:
Công tác chỉ đạo, điều hành chấp hành dự toán các nguồn thu được củng cố và có nhiều đổi mới, Công tác tổ chức thực hiện dự toán thu được kiện toàn một bước và luôn được các cấp uỷ chính quyền địa phương quan tâm đúng mức:
Nhìn chung lực lượng được giao thu NS đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức thu; cơ quan quản lý thu đã phối hợp với các ngành, các xã và thị trấn triển khai đồng bộ các biện pháp tổ chức thu, nghiệp vụ quản lý thu, thực hiện thu dứt điểm các khoản thu tồn đọng, tăng cường kiểm tra, rà soát, điều chỉnh kịp thời mức thu cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh; thực hiện tốt việc ký hợp đồng uỷ nhiệm thu cho các xã, thị trấn; các xã trực tiếp tổ chức, quản lý thu, nắm rõ được nguồn thu đối tượng thu
Công tác quản lý và khai thác nguồn thu có nhiều tiến bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp trong việc tăng cường chỉ đạo tập trung thu các nguồn thu trong dự toán và các nguồn thu mới.
Tăng cường kiểm tra tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh trên địa bàn và đã xử phạt nặng nhiều hộ kinh doanh không đăng ký, kinh doanh không đúng mặt hàng, ngành hàng, hoặc trốn lậu thuế
Công tác quản lý và sử dụng hoá đơn chứng từ được triển khai thực hiện tốt theo quy định của NN, trong quá trình thực hiện cơ quan thuế thường xuyên kiểm tra, uốn nắn những sai sót của các hộ sử dụng hoá đơn chứng từ; nên việc quản lý
3 0 thu thuế đối với các hộ sử dụng hoá đơn đạt kết quả thu cao.
Công tác tuyên truyền về quản lý tài chính NS được chú trọng đã tạo cho các đối tượng nộp thuế dần có thói quen tự giác kê khai nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế, nhằm tăng cường sự giám sát lẫn nhau giữa các bộ phận quản lý thu, giữa người nộp thuế và cán bộ thu thuế, để đảm bảo đúng chính sách chế độ nhà nước quy định, nhằm hạn chế những tiêu cực trong quá trình thực hiện dự toán thu.
Với công tác quản lý nguồn thu trên địa bàn được thực hiện khá tốt nên nhìn chung các khoản thu đều vượt quá dự toán NS đề ra.Cụ thể như sau:
Bảng 2: Báo cáo tình hình thu NS Huyện Nam Đàn năm 2007 Đơn vị :nghìn đồng; %
TT Chỉ tiêu Dự toán Thực hiện Tỷ lệ (%)
Tổng thu NS trên địa bàn 21487000 21814253 102
Thuế PTVT và XD nhà ở TN 377000 350000 93
( Nguồn: Phòng Tài chính-kế hoạch Huyện Nam Đàn ) Tổng thu NS trên địa bàn đạt 218142653 nghìn đồng vượt dự toán 102%.Trong đó có các khoản thu vượt dự toán như:
Thuế sử dụng đất nông nghiệp: 118%
Phí và lệ phí đạt 130 %
Bảng 3: Báo cáo tình hình thu NS Huyện Nam Đàn năm 2008 Đơn vị :nghìn đồng; %
TT Chỉ tiêu Dự toán Thực hiện Tỷ lệ (%)
Tổng thu NS trên địa bàn 28135000 34541583 123
Thuế PTVT và XD nhà ở TN 400000 600000 150
( Nguồn: Phòng Tài chinh-kế hoach Huyện Nam Đàn ). Tổng thu NS trên địa bàn đạt 34542583 nghìn đồng vượt dự toán 123%.Trong đó có các khoản vượt dự toán như:
Thuế giá trị gia tăng đạt 150%
Thuế sử dụng đất nông nghiệp đạt 131%
Phí và lệ phí đạt 145%.
Nhìn vào 2 bảng biểu các nguồn thu NS của 2 năm 2007 và 2008 có thể thấy có nhiều khoản thu luôn vượt quá dự toán đặt ra như: Thuế sử dụng đất nông
3 2 không đạt dự toán đặc biệt như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển QSDĐ trong 2 năm không được như dự toán và có các khoản thuế nguồn thu không ổn định vào các năm như: Tiền thuê đất, thuế PTVT và xây dựng nhà ở…
Bên cạnh những thành tựu trong quản lý nguồn thu NS thì có những tồn tại như trên Đó là do các nguyên nhân sau:
- Các nguồn thu trên địa bàn còn nhỏ, công tác quy hoạch chợ chưa tốt còn bỏ lỡ nhiều nguồn thu phí và thuế khác Tình trạng thất thu vẫn còn diễn ra ở nhiều xã Việc tăng nguồn thu còn nhiều khó khăn vướng mắc.
Đánh giá mức độ phân cấp quản lý ngân sách
2.2.1 Nội dung phân cấp quản lý NS Huyện Nam Đàn:
Hàng năm căn cứ vào Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc giao dự toán thu, chi NS cho tỉnh Nghệ An; Căn cứ vào Nghị Quyết của HĐND tỉnh về dự toán và phân bổ NS hàng năm; Căn cứ vào Quyết định của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế công, phân cấp và quản lý điều hành NS trong năm Sở Tài chính và kho bạc nhà nước hướng dẫn các khoản phân cấp thu chi NS Huyện Nam Đàn như sau:
Phân cấp nguồn thu cho Huyện
Các khoản thu NS Huyện được hưởng 100% là:
- Thuế môn bài của công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh ( trừ thuế môn bài thu từ cá nhân và hộ kinh doanh).
- Thuế tiêu thụ đặc biệt của công thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh.
- Thuế SDĐNN các doanh nghiệp trên địa bàn Huyện.
- Các khoản nộp NSNN theo quy định của pháp luật từ các khoản phí và lệ phí do các cơ quan, đơn vị trực thuộc Huyện tổ chức thu ( bao gồm các đơn vị y tế, giáo dục thuộc Huyện quản lý ), không kể phí xăng dầu và lệ phí trước bạ.
- Thu từ các hoạt động sự nghiệp của các cơ quan, đơn vị do cấp huyện quản lý.
- Thu thanh lý tài sản do cấp Huyện quản lý.
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trực tiếp cho cấp Huyện theo quy định của pháp luật.
- Đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Chính Phủ.
- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho NS Huyện.
- Thu kết dư NS Huyện.
- Thu từ bổ sung NS cấp trên.
- Thu chuyển nguồn NS cấp Huyện năm trước chuyển sang.
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Các khoản thu được điều tết theo tỷ lệ:
- 70% lệ phí trước bạ ( không kể trước bạ nhà đất )
- 30% thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, lệ phí trước bạ nhà đất, thuế môn bài cá thể ngoài quốc doanh.
- 80% thuế GTGT, thu nhập doanh nghiệp và thu khác của công thương nghiệp-dịch vụ ngoài quốc doanh.
- 40% Tiền cấp quyền sử dụng đất.
Nhiệm vụ chi của NS cấp Huyện: a.Chi đầu tư phát triển:
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo phân cấp của UBND tỉnh.
- Chi đầu tư hỗ trợ các chương trình mục tiêu, các dự án phát triển kinh tế theo Nghị Quyết của UBND Huyện. b.Chi thường xuyên:
- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và các sự nghiệp khác do cơ quan cấp Huyện quản lý.
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cơ quan cấp Huyện quản lý.
- Quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.
- Hoạt động của các cơ quan quản lý NN ( bao gồm cả chi cho tôn giáo ) cấpHuyện.
- Hoạt động cơ quan Đảng Cộng Sản Việt Nam ( bao gồm cả tôn giáo và chỉ đạo cơ sở, khám sức khỏe…)
- Các tổ chức chính trị xã hội cấp Huyện ( Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,Cựu chiến binh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân…)
- Hỗ trợ các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp cấp Huyện theo quy định của pháp luật. c.Chi bổ sung cấp dưới. d.Chi chuyển nguồn từ NS Huyện năm trước sang.
Phân cấp nguồn thu cho Xã:
Các khoản thu NS Xã được hưởng 100% là:
- Thu từ kinh doanh vận tải tư nhân, xây dựng nhà ở tư nhân, trông giữ xe ( trừ các đơn vị sự nghiệp có thu được giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo nghị định số43/2006/ND-CP), cho thuê nhà, đất của hộ gia đình và các dịch vụ tổ chức dạy thêm.
- Thuế SDĐNN thu từ hộ gia đình
- Phần nộp NSNN theo quy định của pháp luật từ các khoản phí và lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc cấp xã tổ chức thu (bao gồm cả các đơn vị y tế, giáo dục đào tạo thuộc cấp xã quản lý), không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ.
- Thu thanh lý tài sản do cấp Xã quản lý
- Các khoản đóng góp cho NS Xã, thị trấn theo quy định của pháp luật
- Thu từ sử dụng quỹ đất công ích và hoa lợi cộng sản khác.
- Thu từ các hoạt động sự nghiệp do xã, thị trấn quản lý.
- Các khoản đóng góp tự nguyện cho xã, thị trấn.
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho xã, thị trấn theo quy định của pháp luật.
- Thu kết dư của NS xã, thị trấn.
- Thu bổ sung từ NS cấp trên.
- Thu chuyển nguồn NS từ NS cấp xã năm trước chuyển sang
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Các khoản thu được điều tiết theo tỷ lệ:
- 70% thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, lệ phí trước bạ nhà đất, thuế môn bài cá thể ngoài quốc doanh
- 20% thuế GTGT, thu nhập doanh nghiệp và thu khác của công thương nghiệp-dịch vụ ngoài quốc doanh.
- 40% Tiền cấp quyền sử dụng đất.
Nhiệm vụ chi của NS Xã: a Chi cho đầu tư phát triển: Chi cho các công trình xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội thep phân cấp của Huyện. b Chi thường xuyên:
- Chi công tác xã hội và hoạt động văn hóa, TDTT do xã, thị trấn quản lý
- Hoạt động của các cơ quan NN, cơ quan Đảng Cộng Sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội ( Mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, hội nông dân, hội phụ nữ…) do xã, thị trấn quản lý.
Hỗ trợ các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp theo quy định của Pháp luật.
- Chi hỗ trợ bổ túc văn hóa, nhà trẻ mẫu giáo do xã, thị trấn quản lý.
- Chi lương, phụ cấp cán bộ y tế xã và hỗ trợ hoạt động y tế xã, thị trấn.
- Quản lý duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc, các công trình phúc lợi xã hội do xã, thị trấn quản lý Phòng chống cháy rừng, chi cho tôn giáo.
- Chi khuyến nông, khuyến ngư.
- Chi hỗ trợ cán bộ công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội.
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. c Chi chuyển nguồn từ NS xã, thị trấn từ năm trước sang.
Ngoài việc phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cho NS cấp Huyện thì UBND tỉnh còn trình HĐND tỉnh quyết định phân cấp chức năng nhiệm vụ quyền hạn cho Huyện trong công tác quản lý NS trên địa bàn như sau:
- HĐND Huyện có thẩm quyền quyết định dự toán NS cấp Huyện; phân bổ tổng mức nguồn thu, nguồn chi và mức bổ sung cân đối NS cho chính quyền cấp Xã; phê chuẩn quyết toán thu NS trên địa bàn Huyện, chi NS cấp Huyện và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo qui định của pháp luật.
- UBND cấp Huyện tiến hành phân bổ các chức năng nhiệm vụ cho các cơ quan hành chính để thực hiện việc lập dự toán thu, chi NS cấp mình; phương án phân bổ tổng mức dự toán NS cấp dưới; dự toán điều chỉnh NS Huyện trong trường hợp cần thiết, trình HĐND cùng cấp quyết định; Hàng năm thông báo số kiểm tra dự toán thu, chi NS cho đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới.
- UBND cấp Huyện hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và chính quyền cấp dưới thực hiện nghị quyết, quyết định và các nhiệm vụ tài chính
NS do cấp trên (Huyện) giao.
2.2.2 Đánh giá thực trạng phân cấp quản lý NS Huyện Nam Đàn:
Về cơ bản phân cấp quản lý NS thời kỳ 2006-2008 về cơ bản phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế xã hội và tổ chức bộ máy hành chính sự nghiệp và khả năng quản lý của cấp Huyện, đã phát huy mạnh mẽ tính chủ động, sáng tạo trong quản lý, điều hành ngân sách các cấp Huyện và xã phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế- xã hội trong những năm qua.
2.2.2.1 Về nguồn thu và cơ chế điều hành nguồn thu:
Nguồn thu ngân sách của cấp Huyện và Xã được gắn liền với trách nhiệm quản lý, khai thác nguồn thu, thống nhất thu của cấp đó và tỉ lệ điều tiết các khoản thu được ổn định trong 3 năm ( 2007-2010 ) đã kích thích các cấp tăng thu ngân sách để đáp ứng các nhu cầu chi cho phát triển kinh tế- xã hội Cụ thể như sau:
- Tổng thu trên địa bàn toàn Huyện tăng tăng từ 27577081 nghìn đồng năm 2006 lên 34541583 nghìn đồng năm 2008.
- Đáng chú ý là các khoản thu có quy mô lớn, tỷ lệ điều tiết đã được phân cấp cho
4 0 cấp Huyện và xã đã được khai thác mạnh như thuế GTGT của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, thuế TNDN.
+ Năm 2007: Thu thuế GTGT đạt 2020000 nghìn đồng chếm 49,7% thu ngoài QD.
Thu thuế TNDN đạt 1368000 nghìn đồng chếm 33,7% thu ngoài QD. + Năm 2008: Thu thuế GTGT đạt 1852000 nghìn đồng chếm 44,2% thu ngoài QD.
Thu thuế TNDN đạt 1300000 nghìn đồng chếm 31,1% thu ngoài QD.
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NS HUYỆN NAM ĐÀN-NGHỆ AN
Định hướng phân cấp quản lý ngân sách
3.1 1 Quan điểm trong phân cấp quản lý:
Muốn có một xã hội phát triển và công bằng cần có một nền tài chính vững mạnh, công khai, minh bạch NSNN là một nguồn tài chính công vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Vì vậy NSNN ở cấp nào cũng phải thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta hiện nay Việc phân cấp quản lý NSNN là một chủ trương đúng đắn nhằm tăng cường tính chủ động cho đơn vị cấp dưới và nâng cao hiệu quả hơn trong việc sử dụng nguồn tài chính công Việc phân cấp cũng đã gắn liền quyền hạn và trách nhiệm cho đơn vị quản lý nguồn NSNN ở địa phương. Nhưng trên thực tế việc phân cấp quản lý NSNN còn nhiều bất cập và cần được tập trung giải quyết nhằm tiến tới một nền NSNN rõ ràng, trong sạch và luôn là công cụ đăc lực cho phát triển kinh tế xã hội Vì vậy cần quán triệt các quan điểm sau trong phân cấp quản lý NSNN cho Huyện:
3.1.1.1 Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia:
Cần thiết lập một hệ thống tài chính xuyên suốt, thống nhất từ trên xuống, từ trung ương xuống địa phương, từ tỉnh xuống huyện rồi xuống xã Sự thống nhất phải thể hiện trên các mặt tổ chức, cơ chế vân động Bảo đảm vai trò chủ đạo của NSTW và tạo điều kiện chủ động trong quản lý NS cho chính quyền địa phương.
Hoạt động của hệ thống NSNN phải dựa trên cơ sở pháp luật thống nhất, các chế độ thu, chi NS hoàn toàn theo sự phân cấp từ trung ương và được quy định cụ thể riêng đối với tỉnh, huyện, xã Việc phân cấp quản lý NS của Tỉnh cho Huyện cũng phải theo Luật của NN về quản lý NS đảm bảo cho nền tài chính vận động thông suốt.
Trong khi phân cấp NS cho Huyện cần đảm bảo vai trò then chốt của NS tỉnh Vai trò này xuất phát từ việc phân cấp quản lý NS của nhà nước ta theo mô hình “lồng ghép” NS tỉnh bao gồm NS huyện và NS xã Nó đại diện khá đầy đủ cho NS địa phương Hơn thế nữa NS tỉnh lại đảm nhận những nhiệm vụ chi quan trọng của địa phương NS tỉnh có nhiệm vụ đảm bảo nguồn tài lực cho các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội quan trọng do trung ương phân cấp Tập trung vốn đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội, xây dựng đô thị hiện đại, thực hiện các chính sách xã hội quan trọng, đảm bảo hoạt động giáo dục đào tạo, y tế do tỉnh quản lý, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại, và hỗ trợ NS cấp dưới chưa cân đối được thu, chi NS. Đối với nhiệm vụ thu, chi xây dựng cơ bản của các dự án thuộc tỉnh quản lý phải được ưu tiên bố trí, sắp xếp căn cứ theo cơ cấu đầu tư từng lĩnh vực, theo nghị quyết của HĐND tỉnh, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, khả năng
NS tỉnh và hiệu quả đầu tư.
Phát huy tính chủ động, sáng tạo của NS huyện trong việc mở rộng nguồn thu NS huyện được tăng cường nguồn thu tối đa đủ để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, trong phạm vi quản lý bảo đảm hoạt động thường xuyên của bộ máy chính quyền cơ sở.
3.1.1.2 Bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội cao trong sử dụng NSNN:
NSNN là nguồn tài lực chủ yếu do nhân dân đóng góp, do vậy việc sử dụng có hiệu quả kinh tế, xã hội cao là điều mà hoạt động quản lý của nhà nước ta cần đạt tới và đó cũng là nguyện vọng của toàn dân Với tư cách là công cụ quản lý nền kinh tế nên việc sử dụng nó cần phải hướng tới việc đạt hiệu quả cao nhất đó là giúp nền kinh tế phát triển và giúp xã hội ổn định.
Căn cứ vào nhiệm vụ chi, nguồn thu do trung ương phân cấp, tỉnh cần xác định những nhiệm vụ chi, nguồn thu với định mức phù hợp với điều kiện địa phương mình từ đó tiếp tục phân bổ xuống cấp Huyện và cấp xã Muốn vậy tỉnh phải xây dựng được những chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển tốt Các định hướng phát triển phải khai thác được các lợi thế cạnh tranh địa phương, các định hướng chiến lược phải chuyển hoá thành các chương trình kinh tế, dự án đầu tư.Các dự án đầu tư cần được thẩm định chặt chẽ, nghiêm túc, xuất phát từ hiệu quả kinh tế, xã hội Từ đó các quyết định chi mới trở nên chuẩn xác và chắc chắn có
5 2 hiệu quả kinh tế cao.
Khi phân cấp NS cho Huyện phải xem xét đến năng lực quản lý điều hành và sự dụng NS của Huyện để nhằm phát huy tối đa hiệu quả nguồn NSNN.
Các quyết định về thu chi NS cần quyết đoán dựa trên những tính toán cân đo về hiệu quả sử dụng cho việc phát triển kinh tế xã hội Khi phân bổ NS cho đầu tư phải đưa vào sử dụng đúng thời hạn, tiết kiệm thời gian, không để làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc Bên cạnh đó cần quán triệt việc sử dụng NS tiết kiệm, chống lãng phí Hệ thống tiêu chuẩn định mức chi tiêu phải xây dựng hợp lý Quá trình sử dụng NS cần được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên Do đó cần có hệ thống tiêu chuẩn đánh giá việc sử dụng NS tiết kiệm.
3.1.1.3 Bảo đảm sự rõ ràng minh bạch và sự công bằng: Đây là quan điểm xuất phát từ hiệu quả và hiệu lực của quản lý, là một đòi hỏi khách quan Đó chính là sự rõ ràng, minh bạch trong việc phân công trách nhiệm quyền hạn của việc quản lý NSNN.
Việc phân định trách nhiệm, quyền hạn giữa tỉnh, huyện, xã cần rõ ràng Tỉnh giao cho cấp Huyện những quyền gì, chức năng gì và đi kèm theo đó là các nghĩa vụ thực hiện của cấp Huyện Mô hình tổ chức hệ thống quản lý NS, tình trạng phân cấp nhiệm vụ quản lý kinh tế, xã hội cần được xây dựng phù hợp với khả năng đảm nhiệm của cán bộ quản lý địa phương Tránh tình trạng chồng chéo trong quản lý gây khó khăn phiền hà trong công tác, thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm.
Phân định rõ ràng nội dung, quyền hạn, trách nhiệm cụ thể của Huyện trong các khoản thu, chi và mối quan hệ nhiệm vụ chi và nguồn thu Nhiệm vụ chi, quyền hạn chi và nguồn thu phải tương xứng, hợp lý Tránh việc thu thừa mà không có quyền chi, thu thiếu mà vẫn chi quá đà.
Mức độ độc lập của NS Huyện cần được xác định rõ ràng căn cứ vào quy định của luật NSNN Điều này đòi hòi việc quy định rõ NS Huyện được tự chủ về vấn đề gì, thành lập sử dụng các quỹ tài chính gì…
Sự công bằng giữa các địa phương cũng cần được thể hiện qua các yếu tố sau Đầu tiên là quyền ưu tiên trong đầu tư bằng vốn NS Nếu quan tâm đến hiệu quả trước mắt thì đầu tư cho thành phố, các huyện, xã phát triển thì sẽ nhanh có kết quả hơn Nhưng nếu nhìn về lâu dài thì việc đầu tư cho các nơi phát triển sẽ dẫn đến tình trạng phát triển chênh lệch giữa các huyện, xã sự phát triển không đồng đều giữa các nơi trong tỉnh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chung của tỉnh Do vậy cần ưu tiên đầu tư vào các vùng sâu,xa, khó khăn, kém phát triẻn Cần giành một phần NS của các huyện, xã phát triển để hỗ trợ cho các nơi còn khó khăn Việc phân bổ NS cần có một hệ thống các định mức, tiêu chuẩn hợp lý dựa trên cơ sở tiêu chuẩn hiệu quả kinh tê, xã hội của tỉnh làm căn cứ Việc trợ cấp cần công bằng, chú ý đến nơi còn khó khăn.
3.1.2 Mục tiêu quản lý NS Huyện Nam Đàn giai đoạn 2006-2010: Đại hội XXIV huyện Đảng bộ Nam Đàn đã xác định mục tiêu tổng quát trong kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội giai đoạn 2006-2010 với các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 đạt
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa để đến
2010 nền kinh tế có cơ cấu cơ bản như sau: Nông, lâm nghiệp 39 - 40%; Du lịch dịch vụ 33 – 35%; Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp 27 – 28%.
- Năm 2010 thu nhập bình quân đầu người đạt 900 – 1200USD/năm.
- Hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 2000 – 2500 lao động.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 đạt 40 – 50%; đến năm 2015 đạt 50 – 55%.
- Tiếp tục công cuộc xóa đói giảm nghèo hướng tới tỷ lệ hộ nghèo là 7-8% trong năm 2010.Và 2-3% vào năm 2015
- Đến 2010 đạt tiêu chuẩn phổ cập THPT
- Đến năm 2010 có 40 – 50% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế Từ 2010 trở đi tỷ lệ hộ dân được dùng nước sạch trên 90%.
Một số giải pháp tăng cường phân cấp quản lý NS huyện Nam Đàn: 58 1 Nâng cao khả năng lãnh đạo của chính quyền Huyện trong phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới
3.2.1 Nâng cao khả năng lãnh đạo của chính quyền Huyện trong phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới:
Như chúng ta đã biết nguyên tắc của việc phân cấp quản lý NS phải phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế xã hội của địa phương Một cấp chính quyền khi muốn được tăng cường phân cấp mạnh mẽ hơn trong việc sử dụng NS thì phải chứng tỏ được năng lực lãnh đạo, quản lý có hiệu quả các nguồn lực đặc biệt là việc sự dụng
NS Do vậy để nâng cao năng lực lãnh đạo của chính quyền cấp Huyện cần tập trung chú trọng vào vấn đề nâng cao đội ngũ cán bộ chính quyền.
3.2.1.1 Tăng cường công tác lý luận Đảng trong đội ngũ cán bộ:
Sau hơn 23 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt nhiều thành công rực rỡ trên mọi lĩnh vực Đó là do nước ta kiên trì đường lối đổi mới của Đảng, tuân theo đường lối chính trị và tính đúng đắn tính cách mạng trong lý luận của Đảng vạch ra Và công tác đổi mới nâng cao năng lực cán bộ phải xuất phát từ thay đổi nhận thức tư duy, đó chính là nâng cao khả năng lý luận của Đảng Đi theo đường lối của Đảng, học tập và làm vệc theo tiêu chí của Đảng đề ra, phấn đấu trở thành đảng viên xuất sắc.
Do đó cần thực hiện các chủ trương sau:
- Tăng cường định kỳ tổ chức tuyên truyền, học tập giáo dục lý luận chính trị, tư tưởng, cả những vấn đề cơ bản trong hệ thống lý luận chính trị Mác - Lê-nin, cách vận dụng sáng tạo có hiệu quả của các nước, những thành tựu lý luận mới để cán bộ, đảng viên cập nhật Công tác tổ chức quán triệt, học tập phải được triển khai ở tất cả các tổ chức, các cấp trong hệ thống chính trị
- Quán triệt tinh thần của đại hội Đảng, các hoạt động thực tế không được ra rời lý luận, luôn nâng cao tinh thần làm việc dưới lá cờ lãnh đạo của Đảng Các biểu hiện xa rời quần chúng, lệch lạc lối đi cách mạng cần phải xử lý nghiêm.
- Mỗi cán bộ công nhân viên phải sống và làm việc theo đúng quy định, quy chế tổ chức, phát huy tính sáng tạo năng động, có bản lĩnh chính trị vững vàng và luôn phấn đấu hết mình trong cuộc sống cũng như công việc.
3.2.1.2 Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý:
Bên cạnh tư tưởng chính trị vững vàng thì việc nâng cao trình độ chuyên môn công tác là một việc làm cần thiết Xã hội ngày càng phát triển, xuất hiện nhiều tiến bộ khoa học công nghệ làm thay đổi mọi mặt của đời sống vì vậy luôn cần
6 0 được học hỏi tu luyện để nâng cao nghiệp vụ hoàn thành tốt mọi công việc được giao
Có thể thấy rằng cơ cấu cán bộ của UBND Huyện trong năm 2008 đã có nhiều sự thay đổi Đó là sự trẻ hoá cán bộ bằng cách tiếp nhận các sinh viên đại học ra trường về công tác trên địa bàn Từ đó nâng dần trình độ của cán bộ Huyện Sau đây bảng cơ cấu cán bộ làm việc tại UBND Huyện Nam Đàn năm 2008.
Bảng 9 : Bảng phân loại cán bộ công nhân viên Huyện Nam Đàn Đơn vị: Người
TT Hạng Mục Số lao động
Trình độ chuyên môn Đại Học,
1 Thường trực HĐND, UBND Huyện 4 4
3 Phòng Tài chính-kế hoạch 9 8 1
4 Phòng Tài Nguyên môi trường 3 2 1
( Nguồn: Phòng Nội vụ Huyện Nam Đàn) Với cơ cấu cán bộ Huyện hiện nay thì Huyện Nam Đàn đã cơ bản đầy đủ cán bộ cho việc quản lý các hoạt động kinh tế xã hội Các cán bộ có kinh nghiệm và sự tiếp sức từ tầng lớp đội ngũ trẻ đã tạo cho Huyện có một nền tảng con người vững chắc về chuyên môn trong công việc được giao Tuy nhiên trong quá trình phát triển thì việc đào tạo chuyên môn cho cán bộ công nhân viên luôn phải được quan tâm đặc biệt khi được tăng cường phân cấp quản lý NS Một số giải pháp để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ trong thời gian này cần tập trung là:
- Tổ chức các chuyến tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, đưa các áp dụng hệ thống phần mền vào quản lý nhằm giúp quản lý có hiệu quả hơn.
- Thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ đại học chính quy về làm việc cho chính quyền địa phương bằng các chế độ đãi ngộ hợp lý, trẻ hóa đội ngũ cán bộ ở địa phương và tạo một phong cách làm việc mới mẻ, trẻ trung nhưng cũng rất vững vàng về nghiệp vụ cũng như lý luận chính trị.
- Đối với các cán bộ có tuổi có nhiều kinh nghiệm trong công việc cần được tạo điều kiện trong công việc với chủ trương đào tạo cho lớp trẻ kế cận Đây là công việc quan trọng vì với những kiến thức thực tế ngoài cuộc sống tầng lớp cán bộ trẻ chưa lĩnh hội nhiều Vì thế cần tổ chức nhiều cuộc họp cán bộ bàn về vấn đề đào tạo cán bộ trẻ trong đó kinh nghiệm của các bậc đi trước là rất cần thiết.
- Đặc biệt hiện nay cán bộ tài chính cấp xã còn yếu, chủ yếu được đào tạo qua các trường trung cấp Vì vậy cần có chính sách quan tâm hơn nữa đến đội ngũ này phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý NS Đó là : tổ chức hướng dẫn, thảo luận công tác và thay thế dần bằng các cán bộ trẻ có năng lực.
3.2.1.3 Nâng cao sức mạnh tập thể:
Trong hoạt động quản lý phát triển kinh tế xã hội có nhiều lĩnh vực khác nhau, có sự tham gia của nhiều người vì vậy cần nâng cao tinh thần làm việc tập thể, giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống cũng như công tác Để một tập thể vững mạnh cần có một đội ngũ không chỉ vững chắc về chuyên môn, lập trường tư tưởng chính trị mà còn phải có sự kết hợp hài hòa đồng bộ trong công việc Do đó cần có các giải pháp tăng cường phát huy sức mạnh từng cá nhân cũng như cả tập thể:
- Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu giữa cán bộ, thảo luận về công việc và đời sống xã hội, nâng cao đời sống về mặt tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
- Phân công công việc cụ thể, chức năng quyền hạn, đặc biệt trong những công việc có sự kết hợp giữa nhiều người.
3.2.2 Nâng cao công tác quản lý NS trên địa bàn Huyện:
Kiến nghị về tăng cường phân cấp quản lý NS cho Huyện
Muốn tăng cường phân cấp quản lý NS một cách hiệu quả bên cạnh sự nỗ lực của Huyện trong công tác quản lý NS cũng như quản lý sự phát triển kinh tế xã hội khác thì các cấp trên cũng cần có các biện pháp để hoàn thiện tính phân cấp quản lý
NS cho cấp Huyện nhằm trao cho Huyện tính chủ động trong quản lý NS Vì vậy tôi xin có một số kiến nghị để tăng cường công tác phân cấp NS cho Huyện Nam Đàn nói riêng và các Huyện trên cả nước nói chung.
3.3.1 Hoàn thiện hệ thống căn cứ, định mức trong lập và phân bổ dự toán NS:
Trên thực tế có thể thấy rằng định mức phân bổ kinh phí trung ương áp dụng cho tỉnh cũng như tỉnh Huyện chủ yếu dựa vào tiêu thức diện tích tự nhiên, dân số và biên chế quản lý hành chính đựơc giao Vì vậy còn có nhiều điểm bất hợp lý chưa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương Để có một định mức chi tiêu phù hợp cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
- Khẩn trương rà soát các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu; xoá bỏ các định mức, tiêu chuẩn chi lạc hậu; ban hành đủ các định mức có tính khoa học và khả thi cần thiết cho quản lý tài chính, NS trên cơ sở các tiêu chí căn cứ hợp lý, mức chi đảm bảo tiết kiệm nhưng cũng phải phản ánh đúng đủ chi phí tiêu hao, cơ cấu hệ thống đầy đủ toàn diện.
- Trung ương chỉ ban hành các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức chủ yếu, quan trọng thống nhất trong phạm vi toàn quốc, còn địa phương quyết định các định mức phân bổ NS cho sự nghiệp giáo dục, y tế, sinh hoạt cho cán bộ phường trên cơ sở khung của Trung ương Các định mức này phải tính theo các đối tượng phục vụ cụ thể Tất nhiên để đảm bảo tính thống nhất của nền tài chính Quốc gia, ngoài các chế độ đã được Trung ương phân cấp, địa phương chỉ được quy định chế độ chi riêng theo yêu cầu nhiệm vụ của địa phương.
- Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở các định mức chi mà còn phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn định mức thể hiện quan hệ tương quan hợp lý giữa kết quả hiệu quả đầu ra với mức chi phí đầu vào Các tiêu chuẩn định mức này có tính tổng hợp cao, gắn với điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của từng địa phương Với hệ thống định
6 8 mức này sẽ là căn cứ để chuyển từ mô hình lập dự toán NS theo chi phí đầu vào sang mô hình lập dự toán NS theo kết quả vào hiệu quả của đầu ra Từ đó nâng cao quản lý NS theo kết quả là một chủ trương đang được hướng tới.
3.3.2 Bổ sung hoàn thiện một số quy chế về khả năng kiểm soát chi cho HĐND Huyện:
Như đã phân tích ở trên ta thấy rằng Huyện Nam Đàn là một Huyện có nguồn thu NS thấp, hàng năm phải có sự điều chỉnh của NS cấp tỉnh xuống để cân đối NS Vì vậy Huyện cũng phải cố gắn thực hiện các hoạt động kiểm soát nguồn chi một cách chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả đồng vốn NS.
Trong những nhiệm vụ chi của chính quyền Huyện hay xã cần quy định rõ ràng, cụ thể các nhiệm vụ:
- Những nhiệm vụ buộc phải cung cấp NSNN
- Những nhiệm vụ gắn với NSNN bổ sung của cấp tỉnh khi uỷ quyền cho cấp Huyện cũng như cấp Huyện ủy quyền cho cấp xã khi thực hiện nhiệm vụ chi đó
- Những nhiệm vụ do chính quyền cấp Huyện được tự đề ra, tự quyết định phù hợp với tình hình, nhiệm vụ của địa phương, không trái với chủ trương phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước, không trái với pháp luật của nhà nước, không trái với quyết định của cấp trên, trái với quy hoạch và định hướng của cấp Tỉnh.
3.3.3 Bổ sung chi tiết hóa các quy định hiện hành theo hướng nâng cao thực hiện quyền “giám sát” của HĐND Huyện.
HĐND là cơ quan quyền lực cao nhất của cấp Huyện vì vậy cần tăng cường các chức năng để HĐND thực hiện tốt các công tác quản lý thuộc mọi lĩnh vực trên địa bàn Huyện Trong đó chức năng “Giám sát” là một chức năng quan trọng nhằm kiểm tra các hoạt động quản lý phát triển kinh tế xã hội Vì vậy cần được cụ thể và chi tiết hóa hơn nữa chức năng “giám sát” đặc biệt trong công tác giám sát kinh vực tài chính, NS.
Do đó tôi xin đề nghị bổ sung chi tiết các vấn đề sau:
Trước hết là làm rõ các hình thức “Giám sát”, thủ tục trình tự tiến hành “Giám sát”.
Quy định rõ các vấn đề liên quan đến tổ chức đoàn giám sát của HĐND, của các ban kiểm soát mà đặc biệt là kiểm soát NS.
Quy định rõ cơ chế phối hợp giữa thường trực HĐND, các Ban, các cơ quan chính quyền trong việc tham gia và tạo điều kiện cho công tác giám sát tiến hành được thuận lợi và có chất lương cao.
Quy định vai trò và cơ chế tham gia của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam trong “Giám sát” thi hành pháp luật, chế độ chính sách.