Khái niệm, nội dung thu, chi và nguyên tắc quản lý NSNN
Khái niệm
Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế - lịch sử gắn liền với sự ra đời của nhà nước, gắn liền với kinh tế hàng hoá - tiền tệ Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước ( Điều I, Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 ).
Biểu hiện bên ngoài, ngân sách nhà nước là một bảng dự toán thu chi bằng tiền của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định Chính phủ dự toán các nguồn thu vào ngân sách nhà nước, đồng thời dự toán các khoản phải chi cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng từ quỹ ngân sách nhà nước Bảng dự toán này phải được quốc hội phê chuẩn.
Như vậy, có thể hiểu ngân sách nhà nước là dự toán (kế hoạch ) thu, chi bằng tiền của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định (phổ biến là một năm).
Cũng cần lưu ý rằng, thu, chi của nhà nước luôn luôn được thực hiện bằng luật pháp và do luật định ( về thu có các luật thuế và các văn bản luật khác; về chi có các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức ) Về ý nghĩa kinh tế, hoạt động thu, chi của ngân sách thể hiện quá trình phân phối và phân phối lại giá trị tổng sản phẩm xã hội Về bản chất xã hội, do nhà nước
Hoàng Hưng Tài Chính Công 44 là đại diện của một giai cấp, nên ngân sách nhà nước cũng mang tính giai cấp, nó phục vụ trực tiếp cho yêu cầu thực hiện chức năng của nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Bản chất
Ngân sách nhà nước là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế - xã hội của mình.
Thứ nhất, các khoản thu ngân sách nhà nước phần lớn đều mang tính chất cưỡng bức ( bắt buộc ), còn các khoản chi lại mang tính chất cấp phát ( không hoàn lại trực tiếp ) Đây là một nội dung quan trọng, có vai trò quyết định tới sự tồn tại của ngân sách nhà nước Nội dung này xuất phát từ quyền lực của nhà nước và nhu cầu về tài chính để thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế xã hội của nhà nước.
Thứ hai, mọi hoạt động của nhà nước đều là hoạt động phân phối các nguồn tài chính, và vì vậy, nó thể hiện các mối quan hệ trong phân phối. Đó là quan hệ giữa một bên là nhà nước với một bên là xã hội ( bao gồm các tổ chức kinh tế - xã hội, các tầng lớp nhân dân ).
Chứcnăng
Như trên đã phân tích, ngân sách không tách rời nhà nước Một nhà nước ra đời, trước hết cần phải có các nguồn lực tài chính để chi tiêu cho bộ máy quản lý nhà nước, cho cảnh sát và quân đội Tiếp đến là các nhu cầu chi khác nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước như: chi cho các nhu cầu văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế, phúc lợi xã hội, trợ cấp xã hội, chi cho đầu tư xây dựng cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng, chi phát triển sản xuất Tất cả các nhu cầu chi tiêu tài chính của nhà nước đều được thoả mãn bằng các nguồn thu từ thuế và các hình thức thu khác.
Như vậy, có thể kết luận chức năng của ngân sách nhà nước :
Một là: Huy động nguồn tài chính và đảm bảo các nhu cầu chi tiêu theo dự toán nhà nước.
Hai là: Thực hiện cân đối giữa các khoản thu và các khoản chi (bằng tiền) của nhà nước.
2.Nội dung thu, chi ngân sách nhà nước.
Thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách nhà nước là quá trình nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn lực tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhàm thoả mãn các nhu cầu của nhà nước
Các khoản thu vào quỹ ngân sách nhà nước được huy động từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:
-Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật;
-Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước như lợi tức từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế, tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế và thu hồi tiền vay của Nhà nước;
-Thu từ hoạt động sự nghiệp;
-Thu hồi quỹ dự trữ Nhà nước;
-Thu tiền sử dụng đất, thu từ hoa lợi công sản và đất công ích;
-Các khoản huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng cơ sở;
-Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;
-Các khoản di sản Nhà nước được hưởng;
-Thu kết dư ngân sách năm trước;
Hoàng Hưng Tài Chính Công 44
-Tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp;
-Các tiền phạt, tịch thu;
-Các khoản thu khác theo pháp luật quy định;
-Các khoản viện trợ không hoàn lại bằng tiền, bằng hiện vật của chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài;
-Các khoản vay trong nước, vay nước ngoài của chính phủ để bù đắp bội chi và khoản huy động vốn đấu tư trong nước của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Thu NSNN được thực hiện bằng nhiều phương thức huy động, như:
-Phương thức huy động bắt buộc dưới hình thức thuế, phí và lệ phí. -Phương thức huy động tự nguyện dưới hình thức tín dụng của Nhà nước.
-Phương thức huy động khác.
Trong các hình thức trên, Thuế được coi là phương thức cơ bản để huy động nguồn tài chính vào ngân sách nhà nước.
Chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước là quá trình Nhà nước tiến hành phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo về mặt vật chất để duy trì sự tồn tại, hoạt động bình thường của bộ máy quản lý nhà nước và phục vụ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ. Chi ngân sách nhà nước bao gồm:
+Các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường, các sự nghiệp khác;
+Các hoạt động sự nghiệp kinh tế;
+Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội;
+Hoạt động của các cơ quan nhà nước;
+Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam
+Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam;
+Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
+Các chương trình quốc gia;
+Hỗ trợ quỹ Bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ;
+Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội;
+Tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
+Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay;
+Viện trợ cho các chính phủ và tổ chức nước ngoài;
+Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
-Chi đầu tư phát triển:
+Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn;
+Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn cổ phần liên doanh vào các xí nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của Pháp luật;
+Chi cho quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển đối với chương trình, dự án phát triển kinh tế;
+Bổ sung dự trữ Nhà nước;
+Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
-Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính.
Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước ta được quản lý theo các nguyên tắc sau:
Hoàng Hưng Tài Chính Công 44
3.1 Nguyên tắc đầy đủ, trọn vẹn
Nguyên tắc quản lý ngân sách quan trọng nhất đó là quản lý phải đầy đủ, toàn diện và trọn vẹn Mọi khoản thu, mọi khoản chi phải được ghi đầy đủ vào kế hoạch ngân sách nhà nước Chỉ có kế hoạch ngân sách đầy đủ trọn vẹn mới phản ánh đúng mục đích chính sách và tính công minh của các khoản thu, chi; mọi khoản thu chi ngân sách phải được vào sổ sách kế toàn và được quyết toán rành mạch Cũng theo nguyên tắc này, mọi khoản chi chỉ có hiệu lực thi hành khi có trong dự toán được cấp có thẩm quyền phê chuẩn và phải chi đúng mục đích Những khoản chi ngoài hoặc vượt dự toán phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật
Nguyên tắc này nghiêm cấm các cấp, các tổ chức nhà nước lập và sử dụng quỹ đen Điều này có nghĩa rằng, mọi khoản thu chi ngân sách nhà nước đều phải đưa vào kế hoạch ngân sách để Quốc hội phê chuẩn.
Nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các khoản thu ( bất luận từ đầu tới ), khoản chi ( bất luận lấy từ khoản chi nào ) của một cấp hành chính đều phải đưa vào một kế hoạch ngân sách thống nhất theo một thể chế chính sách thống nhất Một ngân sách gọi là thống nhất phải bao gồm tất cả các khoản thu và chi phản ánh một các toàn diện, đầy đủ hoạt động của chính quyền
3.3.Nguyên tắc cân đối ngân sách
Nguyên tắc này đòi hỏi số thu ngân sách phải bằng số chi ngân sách. Các khoản chi chỉ được thực hiện khi đã có đủ các nguồn thu bù đắp
Tuy nhiên, trong thực tiễn các nước, có thể xảy ra thâm hụt ngân sách do nhu cầu chi vượt quá khả năng thu Đây là cơ sở để học thuyếtKeynes tạo cơ sở lý luận cho nhà nước can thiệp vào nền kinh tế thông qua chính sách tài khoá “ cởi mở “ tác động vào tổng cầu của nền kinh tế để kích thích tăng trưởng Tất nhiên, bội chi ngân sách phải ở giới hạn cho
8 phép, chấp nhận được và vấn đề cơ bản là phải có biện pháp xử lý hợp lý để hạn chế lạm phát do bội chi ngân sách
3.4.Nguyên tắc công khai hoá
Về phương diện chính sách thu chi, ngân sách nhà nước là một chương trình của chính quyền được cụ thể hoá bằng các số liệu Ngân sách nhà nước phải được quản lý rành mạch, công khai để mọi người dân đều có thể biết nếu họ quan tâm.
Nguyên tắc công khai của ngân sách nhà nước được thể hiện trong suốt chu trình ngân sách ( lập, chấp hành, quyết toán ngân sách ) và phải được áp dụng cho tất cả các cơ quan tham gia vào chu trình ngân sách nhà nước.
Nhà nước thể chế hoá việc công khai ngân sách nhà nước.
3.5.Nguyên tắc rõ ràng, trung thực, chính xác Để đảm bảo được sự thống nhất, minh bạch, đầy đủ và trọn vẹn của ngân sách nhà nước đòi hỏi phải quản lý ngân sách rõ ràng, trung thực,chính xác Tức là, dự toán thu chi ngân sách chính xác và được xây dựng rành mạch, có hệ thống, không có những sai phạm đối với các khoản thu,chi; không có quỹ ngoài ngân sách từ các khoản thu của ngân sách
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
Hệ thống ngân sách nhà nước
Hệ thống ngân sách nhà nước được hiểu là tổng thể các cấp ngân sách có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của mỗi cấp ngân sách. Ở nước ta, tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước gắn bó chặt chẽ với việc tổ chức bộ máy nhà nước và vai trò, vị trí của bộ máy đó trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hoàng Hưng Tài Chính Công 44
Cấp ngân sách được hình thành trên cơ sở cấp chính quyền Nhà nước Nhưng để có một cấp ngân sách thì phải có một cấp chính quyền với những nhiệm vụ toàn diện, đồng thời phải có khả năng nhất định về nguồn thu trên vùng lãnh thổ mà cấp chính quyền đó quản lý.
Hệ thống ngân sách nhà nước bao gồm: Ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương ( ngân sách địa phương ), bao gồm: ngân sách cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương ( gọi chung là ngân sách cấp tỉnh ); Ngân sách cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( gọi chung là ngân sách cấp huyện); Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn ( gọi chung là ngân sách cấp xã ).
Ngân sách Trung ương phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo ngành và giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân sách nhà nước Ngân sách trung ương cấp phát kinh phí cho yêu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Trung ương và là trung tâm điều hoà hoạt động ngân sách của các địa phương Ngân sách cấp tỉnh phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo lãnh thổ, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn diện kinh tế, xã hội của chính quyền cấp tỉnh trên địa bàn toàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do cấp chính quyền đó quản lý.
Ngân sách cấp huyện là một bộ phận của ngân sách địa phương do uỷ ban nhân dân cấp huyện xây dựng quản lý và hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định, giám sát thực hiện Nó là kế hoạch thu, chi tài chính của chính quyền cấp huyện để đảm bảo điều kiện vật chất cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước ở cấp huyện.
Ngân sách cấp xã là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống ngân sách nhà nước Do vị trí xã là đơn vị hành chính cơ sở, cuối cùng trong hệ thống quản lý nhà nước, có tầm quan trọng đặc biệt, vì vậy, ngân sách cấp xã cũng có đặc thù riêng: nguồn thu được khai thác trực tiếp trên địa bàn và nhiệm vụ chi cũng được bố trí để phục vụ cho mục đích trực tiếp của cộng
1 0 đồng dân cư trong xã ( phường, thị trấn ) mà không phải qua khâu trung gian nào Ngân sách cấp xã đảm bảo điều kiện tài chính để chính quyền cấp xã chủ động khai thác các thế mạnh về đất đai, phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới, thực hiện các chính sách xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.
Trong hệ thống ngân sách nhà nước ta, Ngân sách Trung ương chi phối phần lớn các khoản thu và chi quan trọng, còn ngân sách địa phương được giao nhiệm vụ đảm nhận các khoản thu và các khoản chi có tính chất địa phương Quan hệ giữa các cấp ngân sách trong hệ thống được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Một là, Ngân sách Trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.
Hai là, thực hiện việc bổ sung từ ngân sách của chính quyền Nhà nước cấp trên cho ngân sách của chính quyền Nhà nước cấp dưới nhằm đảm bảo sự công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng lãnh thổ, các địa phương Số bổ sung này là khoản thu của ngân sách cấp dưới.
Ba là, Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó ( kinh phí uỷ quyền ).
Bốn là, Không được dùng ngân sách cấp này chi cho nhiệm vụ của cấp khác (ngoài việc bổ sung nguồn thu và uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ chi nói trên ), trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
2.Sự cần thiết của phân cấp quản lý NSNN.
Ngân sách nhà nước được phân cấp quản lý giữa Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương là một tất yếu khách quan khi tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước gồm nhiều cấp Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ
Hoàng Hưng Tài Chính Công 44 cần đảm bảo bằng những nguồn tài chính nhất định mà các nhiệm vụ đó mỗi cấp trực tiếp đề xuất và bố trí chi tiêu sẽ có hiệu quả cao hơn là sự áp đặt từ trên xuống Mặt khác, xét về yếu tố lịch sử và điều kiện thực tế hiện nay, trong khi chống tư tưởng địa phương, cục bộ vẫn cần có chính sách và biện pháp khuyến khích chính quyền các địa phương phát huy tính độc lập, tự chủ, tính chủ động, sáng tạo của địa phương mình trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu, chi của ngân sách Phân cấp quản lý ngân sách là cách tốt nhất để gắn các hoạt động của ngân sách nhà nước với các hoạt động kinh tế - xã hội một cách cụ thể và thực sự nhằm tập trung đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách chế độ các nguồn tài chính quốc gia và phân phối, sử dụng chúng công bằng, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước dúng đắn và hợp lý không chỉ đảm bảo phương tiện tài chính cho việc duy trì, phát triển hoạt động của các cấp chính quyền nhà nước từ Trung ương đến các địa phương mà còn tạo điều kiện phát huy được các lợi thế nhiều mặt của từng vùng, từng địa phương trong cả nước Nó cho phép quản lý và kế hoạch hoá ngân sách nhà nước được tốt hơn, điều chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như mối quan hệ giữa các cấp ngân sách được tốt hơn để phát huy vai trò là công cụ điều chỉnh vĩ mô của ngân sách nhà nước Đồng thời, phân cấp quản lý ngân sách còn có tác động thúc đẩy phân cấp quản lý kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện hơn.
Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách tại tỉnh Bắc Ninh
Khái quát tình hình thực hiện ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Ninh từ năm 2000 đến năm 2005
1.Khái quát tình hình kinh tế - xã hội.
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có vị trí địa lý kinh tế chính trị rất thuận lợi Liền kề với thủ đô Hà Nội về phía phắc, có hệ thống giao thông thuận tiện kết nối với Hà Nội, cảng hàng không quốc tế Nội Bài, các cảng biển quan trọng của vùng (Cái Lân và Hải Phòng ), nằm trên các trục hành lang kinh tế Vân Nam - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Định - Hà Nội - Hải Phòng.
Thời kỳ 2000-2005, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển khá và tương đối bề vững, quy mô nền kinh tế lớn mạnh không ngừng, năm
2005 lớn gấp 1,9 lần so với năm 2000 và gấp 2,8 lần so với năm 1997 ( năm đầu tái lập tinh) Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt mức cao và ổn định, bình quân 5 năm đạt 13,9% / năm (gấp 1,8 lần mức bình quân cả nước) trong điều kiện hết sức khó khăn cả ở trong nước, nước ngoài và tại địa phương, phấn đấu đạt được mức tăng trưởng trên là một thành tưu quan trọng Cơ câu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp - XDCB trong tổng GDP đã tăng mạnh từ 35,6% năm 2000 lên 47,2% vào năm 2005, dịch vụ từ 26,4% lên 27,8% , Nông nghiệp giảm từ 38% xuống còn 25% Sản xuất công nghiệp luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, từ năm 2001 tỷ trọng Công nghiệp - XDCB đã vượt lên trên tỷ trọng nông nghiệp và ngày càng tăng cao trong cơ cấu GDP, nhất là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh Sản xuất nông nghiệp bước đầu phát triển theo hướng
2 4 sản xuất hàng hoá, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng hiệu quả, các loại giống cây, con mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi Khu vực dịch vụ có nhiều chuyển biến, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng khá…Thu ngân sách trên địa bàn đạt kết quả cao,từ năm 2000 đến năm 2005 bình quân tăng 34,7% năm Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng tuy có lúc có nơi gặp khó khăn nhưng đều đã được giải quyết , tạo mặt bằng cho các dự án đầu tư và tạo nguồn quỹ vốn cho đầu tư phát triển Thu hút vốn đầu tư, nhất là nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong nước đầu tư vào sản suất đạt kết quả khá Chất lượng hoạt động các lĩnh vực văn hoá xã hội tiếp tục được năng lên Dã xoá hộ đói giảm hộ nghèo xuống 4%, giải quyết việc làm tích cực có hiệu quả, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện một bước.Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn định, công tác quốc phòng được củng cố.
Dự báo khả năng thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2001 -
2005 so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI và kế hoạch đã đề ra:
-Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 133,9% năm ( mục tiêu đại hội 13,5%).
-Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt 6800 tỷ đồng tăng bình quân 26,64% năm và vượt 28,3% so với mục tiêu đại hội 5300 tỷ đồng; trong đó công nghiệp địa phương 4.100 tỷ đồng ( mục tiêu là 2.120 tỷ đồng ) vượt 93.4% và chiếm 60,2% ( mục tiêu đại hội là 40%); giá trị sản xuất nông nghiệp/ha canh tác đạt 56,5 triệu đồng, trong đó giá trị sản xuất trồng trọt/ha canh tác năm 2005 đạt 34,5 triệu đoòng ( giá hiện hành ) vượt 4,6% (mục tiêu đại hội là 33 triệu đồng).
- Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là
25 - 47,2 - 27,8%( mục tiêu đại hội là 26,6% - 45,1 - 28,3).
Hoàng Hưng Tài Chính Công 44
- Thu ngân sách năm 2005 là 1.011 tỷ đồng tăng bình quân 34,7% năm, gấp 2,4 lần mục tiêu đại hội.
-Hoàn thành phổ cập giáo dục THCS năm 2002, sớm hơn mục tiêu đại hội 1 năm.
- Mỗi năm bình quân giải quyết việc làm cho 14.000 lao động , tăng 27%( mục tiêu đại hội là 12.000).
-Tỷ lệ lao động được đào tạo 28% ( bằng mục tiêu đại hội ).
- Tỷ lệ phát triển dân số năm 2005 là 1,05% ( bằng mục tiêu đại hội).
- Xoá hộ đói , giảm hộ nghèo còn 4% (mục tiêu đại hội là dưới 10%)
- Đạt 14,1 máy điện thoại / 100 dân ( năm 2004) cao hơn bình quân cả nước 13,5 máy (mục tiêu đại hội 4-5 máy/100 dân).
- Tỷ lệ phòng học được xây dựng kiên cố năm 2005 đạt 85% (bằng mục tiêu đại hội).
- GDP bình quân đầu người năm 2000 là 240,24 USD, năm 2001 là 271,24 USD , năm 2005 là 436,66 USD
Còn hai mục tiêu đạt thấp hơn so với mục tiêu đại hội là:
-Kim nghạch xuất khẩu năm 2005 : 65 triệu USD (mục tiêu đại hội là
- Sản lượng lương thực có hạt là 460 nghìn tấn (mục tiêu đại hội là
So sánh một số chỉ tiêu của Bắc Ninh với các tỉnh trong vùng KTTĐ
Bắc Bộ và cả nước:
Bảng số: 1 đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Bắc Ninh Vùng KTTĐ
-Tốc độ tăng trưởng GDP(%) 13.9 8.4 7.6
-Cơ cấu kinh tế ( theo giá hiện hành) 100 100 100
-GDP bình quân đầu người(tr.đ) 7.514 11.0 8.0
-Lương thực bình quân/người( kg ) 452.9 406.2
-Kim nghạch xuất khẩu/người (USD ) 6.53 238.4 304.6
-Tỷ lệ dân thành thị ( % ) 13 26.2
-Thu ngân sách / ngưòi ( tr.đ ) 8.52 2.1 2.03
-Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) 28 24.4
-Tỷ lệ hộ đói nghèo ( % ) 4 18.3 8.31
-Bác sỹ / vạn dân ( bác sỹ ) 5 5.6
-Gường bệnh / vạn dân ( giường ) 11.7 24.4
Nguồn: Sở Tài Chính Bắc Ninh
2.Tình hình thực hiện NSNN từ năm 2000 đến năm 2005.
Tỉnh Bắc Ninh được tái lập năm 1997, với sự nỗ lực của toàn tỉnh, ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Ninh đã có sự chuyện biến tích cực và đạt kết
Hoàng Hưng Tài Chính Công 44 quả tốt Thu ngân sách nhà nước liên tục tăng qua các năm, mức tăng trưởng bình quân đạt: 13,5%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 5,5%, công nghiệp – Xây dựng cơ bản tăng 19,5%( công nghiệp tăng 22% năm ), dịch vụ tăng 14,8% năm đã góp phần đáng ứng nhu cầu chi rất lớn của một tỉnh mới tái lập.
Kết quả thu - chi ngân sách của tỉnh Bắc Ninh bảng số: 2 Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu Thực hiện
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 228.409 254.789 430.765 660.125 986.29 1.2305
II Tổng thu ngân sách địa phương 487.340 604.077 694.312 924.340 1.263.4 1.375.5
2 Thu trợ cấp từ ngân sách TW 275.404 358.210 398.310 378.657 248.19 287.23
III Tổng chi ngân sách địa phương 431.136 531.210 658.713 852.833 1.180.4 1264.3
Nguồn: Sở Tài chính Bắc Ninh
Qua bảng trên ta thấy tổng số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh liên tục tăng trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm
2005.Năm 2000 tăng là 20.84% năm 2001 tăng là 11,55%; năm 2002 đạt
110,68% dự toán tỉnh giao băng 121,63% năm trước; năm 2003 đạt 126,9% dự toán tỉnh giao, bằng 116,4 năm trước; năm 2004 đạt 147,8% dự toán tỉnh giao,năm 2005 bằng 187,3 năm trước.
Mức thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng như trên chủ yếu do tác động các khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu đều tăng qua các năm, như: thu từ xí nghiệp quốc doanh do Trung ương quản lý ( tỷ
2 8 trọng chiếm: 4346% ) tăng bình quân: 11,2%/năm; thu từ xí nghiệp quốc doanh do địa phương quản lý ( tỷ trọng chiếm: 1,52% ) tăng bình quân: 15,3%/ năm; thu từ các xí nghiệp có vốn nước ngoài ( tỷ trọng chiếm bình quân khoảng 7% ) tăng bình quân: 245%/năm; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (tỷ trọng chiếm khoảng 10% ) tăng bình quân: 11,6%/năm.
Các khoản thu,lĩnh vực thu nội địa đạt cao so với dụ toán qua các năm:
-Thu từ các doanh nghiệp nhà nước địa phương tăng bình quân 60.72% do các doanh nghiệp sản xuất ổn định và phát triển.
- Thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh tăng bình quân 15.9% do các doanh nghiệp mới thành lập tăng nhanh; qui mô sản xuất mở rộng, tích cực đổi mới công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Thu lệ phí trước bạ tăng bình quân 75.9% chủ yếu tăng thu phí sử dụng đường bộ.
- Thu thuế chuyển quyền sử dụng đất tăng bình quân 161.46% do việc mua bán nhà diễn ra sôi động và công tác quản lý thu chặt chẽ hơn.
- Thu tiền khi giao đất tăng bình quân 190.34% do việc giao đất ở cá huyện thị xã thuận lợi, một số quyết định giao đất được thực hiện theo phương thức đấu thầu.
Tổng chi ngân sách địa phương theo chỉ tiêu cân đối Trung ương giao tăng nhanh qua các năm So với năm trước, tổng chi ngân sách địa phương tăng của từng năm là năm 2000 tăng: 17,65%; năm 2001 tăng: 23,21% và năm 2002 tăng: 11,8%, năm 2003 tăng 18,5%’ năm 2004 tăng 25,6%; tăng bình quân chung tăng: 20%/năm, trong đó, chi đầu tư phát triển tăng bình quân: 27%/năm còn chi thường xuyên tăng bình quân: 19,8%/năm.
Hoàng Hưng Tài Chính Công 44
Cơ cấu chi đầu tư phát triển được cải thiện tích cực, chiếm bình quân khoảng 30% tổng chi ngân sách địa phương Ngoài chỉ tiêu Trung ương giao, tỉnh còn tiết kiệm chi thường xuyên, dùng nguồn vượt thu ngân sách, nguồn để lại theo Nghị quyết Quốc hội để tập trung cho đầu tư phát triển, đặc biệt cho nông nghiệp và nông thôn, như hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn, phát triển đô thị Ngoài ra tỉnh còn huy động tiền vay đầu tư cơ sở hạ tầng, bố trí ngân sách trả dần hàng năm theo đúng cam kết.
Chi thường xuyên cũng liên tục tăng nhanh, bình quân tăng: 19,8%/năm, đảm bảo nhu cầu về tăng lương, các chế độ của Nhà nước, mua sắm sửa chữa, thực hiện các chính sách xã hội và phục vụ các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, tốc độ tăng thu ngân sách của tỉnh chưa theo kịp tốc độ tăng chi thường xuyên, chưa thu hẹp phạm vi mất cân đối ngân sách Đây là một hạn chế, khó khăn và nan giải đòi hỏi sự nỗ lực cả về hai phía: tăng thu và tiết kiệm chi.
Một số giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế Phân cấp quản lý ngân sách Tại tỉnh Bắc Ninh
Một số kiến nghi
Tình Hình phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành nói chung còn những khiếm khuyết, chưa phù hợp với tình hình mới nên cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước còn những hạn chế, tồn tại.Em xin kkiến nghị một số điểm sau:
Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng hệ thống các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức của ta còn chưa đồng bộ, thậm chí lạc hậu và thiếu nghiêm trọng Chế độ và chính sách thu ngân sách nhà nước chưa hoàn chỉnh, chưa bao quát hết các nguồn thu và diện thu, nhất là các khoản thu phí, lệ phí, nhân dân đóng góp Chế độ và chính sách chi ngân sách còn bị động, dàn trải Nhiều chế độ, chính sách chưa thể chế hoá kịp đường lối đổi mới của Đảng cũng như sự chuyển đổi nhanh chóng cuả cơ chế quản lý kinh tế Hệ thống tiêu chuẩn, định mức trong xây dựng kế hoạch và phân bổ ngân sách chưa được sửa đổi kịp thời, không phù hợp với tình hình thực tế địa phương, nhất là đối với chi quản lý hành chính, hội nghị, công tác phí, sử dụng điện thoại, phụ cấp, trợ cấp Hệ thống tiêu chuẩn, định mức theo các vùng, miền chưa khuyến khích thúc đẩy phát triển các lĩnh vực sự nghiệp ở các vùng sâu, vùng xa Đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, đối tượng xây dựng định mức phân bổ ngân sách chưa có căn cứ khoa học và không ổn định ( khi tính theo đầu dân, khi tính theo đầu học sinh ), làm cho địa phương bị động, có khi gây sự không công bằng giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền trong cả nước.
Theo cơ chế phân cấp hiện nay, Trung ương đã phân cấp phần lớn các loại chi hành chính sự nghiệp cho địa phương quản lý và chi; nhưng thực chất chưa phân đủ quyền cho địa phương, Trung ương vẫn nắm những quyền quyết định cơ bản đối với các khoản chi hành chính sự nghiệp Cụ thể, Trung ương quyết định chính sách tiền lương, chính sách chế độ chi, định mức chi, biên chế là những vấn đề quan trọng nhất, chiếm tỷ lệ cao nhất trong mọi khoản chi hành chính sự nghiệp của địa phương mà Trung ương phân cấp Hay có thể nói địa phương chỉ là " cái bóng " của Trung ương trong chi ngân sách Điều này rất hạn chế đến quyền quyết định, chủ động, năng động của địa phương trong phân cấp ngân sách.
2.Với các bộ nghành liên quan
Hoàng Hưng Tài Chính Công 44
Thẩm quyền quyết định dự toán, phân bổ và phê chuẩn quyết toán ngân sách của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp còn trùng lắp và mang tính hình thức.
Khi Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước là đã bao gồm cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương Trong khi đó, theo quy định của Luật tổ chức hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ( điều 12 ) thì hội đồng nhân dân quyết định ngân sách địa phương Như vậy, cùng một vấn đề là ngân sách địa phương lại có 2 cơ quan cùng quyết định ( Quốc hội và hội đồng nhân dân cấp tỉnh, giữa hội đồng nhân dân cấp trên và hội đồng nhân dân cấp dưới ) Trên thực tế, vai trò của hội đồng nhân dân cấp tỉnh và hội đồng nhân dân cấp dưới đối với ngân sách của cấp mình hoàn toàn bị đặt vào thế bị động, quyết định cái đã được cấp trên quyết định. Hơn nữa, cũng do Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước phải được lập từ dưới lên và khi giao nhiệm vụ thu, chi lại theo chiều ngược lại nên đây là một quy trình khó khăn và phức tạp Trên thực tế, dự toán ngân sách giao cho các đơn vị ngân sách cấp dưới không bảo đảm về chất lượng cũng như thời gian quy định.
Nếu hội đồng nhân dân quyết định dự toán ngân sách địa phương trên cơ sở tuân thủ phương án phân bổ của cấp trên thì việc quyết định dự toán ngân sách của hội đồng nhân dân chỉ mang tính hình thức, không sát với tình hình thực tế của địa phương.
Nếu hội đồng nhân dân quyết định phương án phân bổ ngân sách địa phương trên cơ sở thực tế của địa phương, không theo số cấp trên giao, dẫn tới quyết định dự toán ngân sách của Quốc hội hoặc hội đồng nhân dân cấp trên không được cấp dưới tuân thủ ngay từ khâu quyết định và phân bổ dự toán
Cơ chế phân định trách nhiệm và quyền hạn giữa các cấp chưa giải quyết hài hoà nguyên tắc tập trung - dân chủ, có phần nghiêng về tập trung
7 0 thái quá, coi đó là mục đích chính mà chưa đề cao mặt dân chủ, phát huy sự năng động trong việc thực hiện của cơ quan trong bộ máy nhà nước, làm cho cấp dưới bị lấn át, do đó trách nhiệm đối với nhân dân địa phương cũng bị giảm đi.
Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương còn chưa hợp lý, chưa ổn định, tiến hành chậm, chưa thực sự phát huy quyền chủ động, tính năng động và sáng tạo của cấp dưới, chưa khuyến khích và phát huy tiềm năng, thế mạnh ở địa phương.
Việc phân cấp nguồn thu hiện nay rất phức tạp, có khoản vừa thực hiện theo sắc thuế, lại vừa thực hiện theo mặt hàng sản phẩm Chẳng hạn, đối với thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước, có mặt hàng thuộc nguồn thu của ngân sách Trung ương ( rượu, bia, thuốc lá ), có mặt hàng thuộc nguồn thu của ngân sách địa phương ( vàng mã, dịch vụ karaoke ); hoặc như lệ phí trước bạ: đối với nhà đất thì thuộc nguồn thu phân chia giữa các cấp ngân sách địa phương, còn lại thuộc ngân sách tỉnh Từ đó gây ra tình trạng chia cắt nguồn thu và phân cấp không thật sát với đặc điểm tình hình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, lãnh thổ.
Luật Ngân sách Nhà nước cho phép chính quyền tỉnh được phân cấp một số nguồn thu điều tiết cho cấp huyền, cấp xã Nhưng việc phân cấp này cũng tiến hành chậm, chưa mạnh dạn phân cấp cho cấp dưới, do đó làm cho tâm lý ỷ lại, dựa dẫm vào sự bao cấp của cấp trên chậm được khắc phục.
Nhiệm vụ chi cho chương trình mục tiêu quốc gia không ổn định, có năm Trung ương cấp uỷ quyền ( qua sở Tài chính Vật giá ), năm thì cân đối vào ngân sách địa phương, năm thì thực hiện theo cơ chế bổ sung có mục tiêu Điều này thường làm cho địa phưong bị động và không thể nâng cao vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc thực hiện các chương trình hoặc tham gia thực hiện các chương trình của Trung ương trên địa bàn Ngoài ra, hàng năm Trung ương vẫn bổ sung thêm nguồn vốn
Hoàng Hưng Tài Chính Công 44 xây dựng cơ bản cho địa phương, nhưng thường rất muộn ( tháng 8, 9, 10 ) nên địa phương xoay sở giải ngân rất bị động, khó khăn.
Cơ chế hỗ trợ ( bổ sung ) cho ngân sách địa phương được ổn định 3-
5 năm nhưng không lâu dài và chưa rõ ràng, minh bạch, gây ra sự bị động của chính quyền địa phương và cả Trung ương khi bội chi ngân sách lớn. Mặt khác, chính sự không cân đối về nguồn thu và nhiệm vụ chi đã dẫn đến những khó khăn cho địa phương trong việc điều hành ngân sách, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội và cũng là nguyên nhân duy trì cơ chế xin - cho, tạo ra sự ỷ lại và không khuyến khích tính năng động sáng tạo của địa phương.
Theo cơ chế phân cấp hiện nay, Trung ương đã phân cấp phần lớn các loại chi hành chính sự nghiệp cho địa phương quản lý và chi; nhưng thực chất chưa phân đủ quyền cho địa phương, Trung ương vẫn nắm những quyền quyết định cơ bản đối với các khoản chi hành chính sự nghiệp Cụ thể, Trung ương quyết định chính sách tiền lương, chính sách chế độ chi, định mức chi, biên chế là những vấn đề quan trọng nhất, chiếm tỷ lệ cao nhất trong mọi khoản chi hành chính sự nghiệp của địa phương mà Trung ương phân cấp Hay có thể nói địa phương chỉ là " cái bóng " của Trung ương trong chi ngân sách Điều này rất hạn chế đến quyền quyết định, chủ động, năng động của địa phương trong phân cấp ngân sách.
Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách địa phương hiện nay có 3 đầu mối: Sở Tài chính Vật giá, Thuế, Kho bạc, còn lại cơ quan Thuế và Kho bạc trực thuộc Trung ương ( ngành dọc ) nhưng chỉ có sở Tài chính Vật giá trực thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh , nhiệm vụ của các cơ quan có khi bao biện hoặc lấn sân dẫn tới chồng chéo, trùng lắp công việc, làm cho việc quản lý ngân sách kém hiệu quả, ngân sách không phát huy được vai trò là công cụ tài chính hữu hiệu của chính quyền địa phương Tổ chức bộ máy phân tán như trên cũng làm cho quy trình ngân sách phức tạp do phải qua