1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Truyện ngắn của niê thanh mai dưới góc nhìn sinh thái

106 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Truyện ngắn của Niê Thanh Mai dưới góc nhìn sinh thái
Tác giả Tạ Thu Trang
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Thị Việt Trung
Trường học Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa Việt Nam
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 2 MB

Nội dung

Từ những năm 1970, vấn đề nghiên cứu về môi trường sinh thái đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học, trong đó có các nhà văn hóa cùng các nhà văn và lan rộng ra to

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––––––

TẠ THU TRANG

TRUYỆN NGẮN CỦA NIÊ THANH MAI

DƯỚI GÓC NHÌN SINH THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––––––

TẠ THU TRANG

TRUYỆN NGẮN CỦA NIÊ THANH MAI

DƯỚI GÓC NHÌN SINH THÁI

Ngành: Văn học Việt Nam

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng

16 % Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2023

Tác giả luận văn

Tạ Thu Trang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa Sau đại học, khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập

Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn PGS.TS Trần Thị Việt Trung - người đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin cảm ơn nhà văn Niê Thanh Mai đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mặt

tư liệu để tôi hoàn thành công việc nghiên cứu của mình

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã giúp

đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2023

Tác giả luận văn

Tạ Thu Trang

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Đóng góp của luận văn 9

7 Cấu trúc luận văn 9

PHẦN NỘI DUNG 11

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 11

1.1 Một số vấn đề lí luận 11

1.1.1 Khái niệm “sinh thái” 11

1.1.2 Cảm quan, cảm quan sinh thái và góc nhìn sinh thái 12

1.1.3 Phê bình sinh thái 13

1.2 Vài nét về văn học Tây Nguyên và góc nhìn sinh thái trong sáng tác của các nhà văn Tây Nguyên thời kì hiện đại và hội nhập 16

1.2.1 Vài nét khái quát văn học Tây Nguyên từ 1986 đến nay 16

1.2.2 Đề tài sinh thái trong văn học Tây Nguyên 25

1.2.3 Niê Thanh Mai - cây bút truyện ngắn tiêu biểu của văn học Tây Nguyên thời kì hiện đại và hội nhập………

Tiểu kết chương 1 33

Chương 2: TÂY NGUYÊN – DƯỚI GÓC NHÌN SINH THÁI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NIÊ THANH MAI 34

2.1 Một số đặc điểm về môi trường sinh thái tự nhiên của Tây Nguyên 34

2.1.1 Tây Nguyên - mảnh đất cao nguyên hùng vĩ và xinh đẹp 34

2.1.2 Tây Nguyên với môi trường sinh thái tự nhiên bị thương tổn và tàn phá nặng nề 45

Trang 6

2.2 Một số đặc điểm về môi trường sinh thái xã hội của Tây Nguyên trong quá

trình hiện đại hóa và hội nhập 49

2.2.1 Buôn làng - một môi trường văn hóa đậm bản sắc các dân tộc Tây Nguyên 49

2.2.2 Sự suy thoái về môi trường sinh thái xã hội ở Tây Nguyên 64

Tiểu kết chương 2 70

Chương 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CÁC VẤN ĐỀ SINH THÁI TRONG TRUYỆN NGẮN NIÊ THANH MAI 71

3.1 Hệ thống hình ảnh và biểu tượng mang đậm màu sắc sinh thái Tây Nguyên 71

3.1.1 Rừng - biểu tượng sinh thái tự nhiên vùng Tây Nguyên 71

3.1.2 Buôn làng Tây Nguyên với các biểu tượng đặc trưng: làng, nhà Rông, bếp lửa và bến nước 75

3.2 Ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện góc nhìn sinh thái trong sáng tác của Niê Thanh Mai 80

3.2.1 Ngôn ngữ kể chuyện đậm chất Tây Nguyên 81

3.2.2 Ngôn ngữ nghệ thuật mang màu sắc hiện đại, sáng tạo 84

3.3 Giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn của Niê Thanh Mai 86

3.3.1 Giọng điệu trữ tình sâu lắng 87

3.3.2 Giọng điệu suy tư, trăn trở 90

Tiểu kết chương 3 93

KẾT LUẬN 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trước sự phát triển của thời đại công nghệ - khoa học, môi trường tự nhiên ngày càng bị biến đổi theo nhiều chiều hướng tiêu cực: ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu… Lối sống ích kỉ hủy hoại thiên nhiên của con người ngày càng đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn vong của nhân loại Với những vấn đề lớn lao đó thì những sức mạnh vật chất vẫn chưa đủ để giải quyết mà còn cần phải dựa vào khoa học nhân văn, dựa vào ý thức con người Điều đó đã đặt ra những yêu cầu cấp bách cho nhân loại và nhất là các ngành khoa học liên quan đến môi trường Từ những năm

1970, vấn đề nghiên cứu về môi trường sinh thái đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học, trong đó có các nhà văn hóa cùng các nhà văn và lan rộng ra

toàn thế giới, mang tới một ý nghĩa vô cùng quan trọng giống như “một cuộc hành

hương” đưa con người về với hành tinh xanh tươi - nơi mà con người ngày đêm “ao ước”, đồng thời cảnh tỉnh, nhắc nhở họ trước quá trình can thiệp, xâm lấn thô bạo vào

thiên nhiên nhằm phục vụ cho đô thị hóa, hiện đại hóa

Trong sáng tác của các nhà văn Việt Nam, trong đó có các nhà văn DTTS, đặc biệt từ những năm 2000 trở lại đây, vấn đề sinh thái trở thành một vấn đề thu hút được

sự chú ý mạnh mẽ của các nhà văn Nhà văn với góc nhìn sinh thái của mình đã hướng ngòi bút vào việc phản ánh một cách sinh động và sâu sắc các vấn đề sinh thái và đã tạo nên những tác phẩm có nhiều giá trị Để có thể phát hiện, nhận định và đánh giá về giá trị của các tác phẩm viết về đề tài sinh thái Phê bình sinh thái cũng đã được ra đời

và trở thành một hướng tiếp cận hiệu quả trong trong lí thuyết cũng như thực tiễn của đời sống văn học thời hiện đại, hậu hiện đại Thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa tác phẩm văn học với môi trường, phê bình sinh thái đem đến những nhận thức mới và cách ứng xử phù hợp cho con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Đồng thời, qua góc tiếp cận này ta thấy được trí tuệ, tâm hồn và trách nhiệm của các nhà văn đối với vấn đề cấp thiết có tầm quan trọng này của toàn nhân loại trong thời đại mới

Tây Nguyên là một vùng đất cao nguyên đầy nắng và gió, những cánh rừng già xanh thẳm, những thác nước trắng xóa, dữ dội và thơ mộng… với những con người mộc mạc, chất phác, khỏe mạnh, phóng khoáng cùng nhau sinh sống tạo nên một cộng đồng với nhiều nét văn hóa đặc sắc Văn học Tây Nguyên có truyền thống từ xa xưa

Trang 8

với những bộ sử thi đồ sộ, đến nay với sự tiếp bước của các thế hệ nhà văn với sức sáng tạo không ngừng đã đạt được thành tựu đáng ghi nhận và đáng trân trọng Nổi lên là

những cây bút như: Y Điêng, Kim Nhất, Linh Nga NiêK Dam, Niê Thanh Mai… Những

cây bút này bước đầu với những cảm quan sinh thái đầy nhạy cảm của mình đã sáng tác khá nhiều các tác phẩm văn chương phản ánh những vấn đề sinh thái ở mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ, đa sắc tộc này Thế nhưng, cho tới nay vấn đề nghiên cứu những sáng tác dưới góc nhìn sinh thái của từng tác giả là người DTTS Tây Nguyên còn hết sức khiêm tốn Vì vậy mảng sáng tác này đang rất cần được chú ý, quan tâm của những nhà nghiên cứu, phê bình để ghi nhận những đóng góp đáng trân trọng của văn học Tây Nguyên, văn học DTTS Việt Nam hiện đại nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung

Nhà văn Niê Thanh Mai - một người con của vùng đất Tây Nguyên đại ngàn, ngay từ những sáng tác đầu tiên chị đã đã tạo nên được nét bản sắc riêng của mình cùng

với những giá trị nhiều mặt Chị được mệnh danh là một trong “Bốn cây Knia” (H’Linh

Niê, Trần Hồng Lâm, Niê Thanh Mai, Siu H’Kết) của văn học, nghệ thuật Tây Nguyên đầu thế kỷ XXI Đọc truyện Niê Thanh Mai, ta như khám phá được những sáng tạo đặc sắc thấm đẫm chất Tây Nguyên từ đề tài, nhân vât đến những vấn đề về môi trường tự nhiên đến các sinh hoạt, văn hóa, xã hội mang đậm chất truyền thống và hiện đại của vùng đất Bazan tươi đẹp Trong sáng tác văn xuôi, Niê Thanh Mai đã tái hiện lại bức tranh thiên nhiên, đời sống, con người Tây Nguyên từ lối sống, nếp nghĩ đến những phong tục sinh hoạt của từng cá nhân, mỗi gia đình hay của cả buôn làng Cuộc sống

của họ đang thay da đổi thịt và có khi phải chịu những đau đớn để “lột xác” mong

muốn hội nhập với cuộc sống hiện đại của cả nước Với những phương pháp sáng tác mới mang tính cách tân, đổi mới nên những truyện ngắn của chị đã thu hút được sự chú ý và đánh giá cao của bạn đọc, đặc biệt là bạn đọc trẻ tuổi Mặc dù vậy, cho đến nay việc nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên biệt về những sáng tác dưới góc nhìn sinh thái của nhà văn Niê Thanh Mai vẫn còn rất khiêm tốn, mới chỉ dừng lại ở các bài báo lẻ hoặc những đánh giá cá nhân của một số nhà nghiên cứu, trong các bài viết chung về văn học DTTS Những kết quả nghiên cứu đó chưa đủ phác họa một cách đầy

đủ, rõ nét về những đứa con tinh thần của Niê Thanh Mai Bởi vậy, rất cần phải có một công trình nghiên cứu mang tính khoa học hệ thống về vấn đề này trong sáng tác của nhà văn nữ Tây Nguyên - Niê Thanh Mai Để từ đó chỉ ra những đóng góp đầy ý nghĩa

Trang 9

của chị đối với văn chương Tây Nguyên nói riêng, cũng như văn học DTTS Việt Nam nói chung

Chính vì những lí do đó, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Truyện ngắn của Niê Thanh Mai dưới góc nhìn sinh thái” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ của mình

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Niê Thanh Mai là thế hệ nhà văn Tây Nguyên trưởng thành đầu thế kỷ XXI, chị đã có những dấu ấn riêng trong đời sống văn học Tây Nguyên hiện đại Niê Thanh

Mai bước vào con đường văn chương từ những bài thơ đầu tay như “Em ơi”, “Thơ viết

ở Ajun Hạ”, và sau đó dần dần tên tuổi của chị “đóng đinh” trong lòng độc giả bởi

hàng loạt tập truyện và các truyện ngắn lẻ được xuất bản rải rác từ năm 2005 tới nay

như: “Suối của rừng” (2005), “Về bên kia núi” (2007), “Sớm mai rực rỡ” (2010),

“Phía nào sương thôi rơi” (2021) Những truyện ngắn “Xó rừng”, “Vị mật”, “Gió lạnh thì buốt sống lưng”, “Về bên kia núi”, “Làng của cha tôi” , “Giữa cơn mưa trắng

xóa”, “Áo mưa trong suốt”, “Hơi thở của núi”, “Cây thằn lằn lá xanh”, “Xó rừng”,

“Đi qua màn đêm”… Đặc biệt là chị đã nhanh chóng được nhận những Giải thưởng

văn học như: Giải Tác giả trẻ của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm

2005 (tập truyện “Suối của rừng”); giải Nhì của Tạp chí Văn nghệ quân đội năm 2006 (truyện ngắn “Giữa cơn mưa trắng xoá” và “Cửa sổ không có chắn song”); Giải Tác giả trẻ của Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 2009 với tập truyện Suối của

rừng…Chị đã trở thành một trong “Bốn cây Knia” quan trọng, rực rỡ của văn học nghệ

thuật Tây Nguyên đầu thế kỉ XXI Vì thế, những sáng tác và đóng góp của chị đã được khá nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, nhà văn nhắc tới và để tâm nghiên cứu Theo những khảo sát bước đầu của chúng tôi, đến nay đã có hàng chục bài báo, cuốn sách viết về chị (hoặc có nhắc đến chị với những nhận xét đánh giá cụ thể) Chị là một cây bút trẻ nổi bật của văn học Tây Nguyên hiện đại, một nhà giáo có nhiều tâm huyết với mảnh đất cao nguyên tươi đẹp và rộng lớn này Cụ thể như sau:

Trong một số công trình nghiên cứu về văn học DTTS Việt Nam, các nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình đã khẳng định: nhà văn Niê Thanh Mai có nhiều sự đổi mới trong tư duy văn chương so với các thế hệ nhà văn trước Các nhà nghiên cứu

phê bình là người DTTS như Mai Liễu, Linh Nga Niê Kdam, Lâm Tiến… đã có những

nhận xét, đánh giá về tác giả, tác phẩm của Niê Thanh Mai trong các công trình nghiên

cứu của mình khi điểm về mảng văn học Tây Nguyên như: “Hương sắc miền rừng”

Trang 10

(2008) của tác giả Mai Liễu, “Hồn cây sắc núi - Tiểu luận phê bình văn chương” (2010) của tác giả Phạm Quang Trung, “Tiếp cận văn học dân tộc thiểu số” (2011) của nhà phê bình Lâm Tiến, “Nghiên cứu, lí luận phê bình văn học dân tộc thiểu số Việt Nam

thời kỳ hiện đại - Diện mạo và đặc điểm” (2014) của PGS.TS Trần Thị Việt Trung làm

chủ biên, “Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại - Một số đặc điểm” (2011) của PGS.TS Trần Thị Việt Trung và PGS.TS Cao Thị Hảo, “Bản sắc văn hóa

dân tộc trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam” (2014) của PGS.TS

Đào Thủy Nguyên và TS Dương Thu Hằng, “Văn học các dân tộc thiểu số Trường

Sơn - Tây Nguyên 1975-2010” (2015) của Linh Nga NiêKDam (Chủ biên)…

Trong công trình nghiên cứu “Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện

đại - Một số đặc điểm” của PGS.TS Trần Thị Việt Trung và PGS.TS Cao Thị Hảo đã

đánh giá cao tập truyện “Về bên kia núi” (2007) của Niê Thanh Mai: “đây được coi là

là một trong những tập truyện ngắn khá xuất sắc, thể hiện được tư duy nghệ thuật cũng như vẻ đẹp riêng của vùng đất Tây Nguyên.” [60, 89]

Trong cuốn “Văn học các dân tộc thiểu số Trường Sơn - Tây Nguyên

1975-2010” của tác giả Linh Nga Niê Kdam đã có những đánh giá mới mẻ về cây bút Niê

Thanh Mai như sau: “Từ những trại sáng tác hè hàng năm đó, nữ tác giả Niê Thanh Mai,

dân tộc Ê Đê đã dần trưởng thành, định hình là một cây bút văn xuôi chắc tay, có bản lĩnh, có giọng điệu riêng Cho dù sinh ra và lớn lên nơi phố thị cao nguyên, nhưng với thuận lợi là một giáo viên văn giảng dạy tại trường phổ thông trung học nội trú dân tộc, nên tâm tư, tình cảm và sự đổi thay trong lối sống, cách nghĩ của lớp thanh niên dân tộc đương đại, phản ảnh trong truyện ngắn của Niê Thanh Mai khá sắc nét” [37,65]

Trên báo điện tử toquoc.vn năm 2010, bài “Văn xuôi về dân tộc và miền núi từ

năm 1986 đến nay” của Phạm Duy Nghĩa đã nhắc đến Niê Thanh Mai khi điểm được

những thành tựu cơ bản và “Nét mới của văn xuôi miền núi đương đại là sự mở rộng

đề tài, chủ đề”, tác giả viết: “Truyện ngắn Niê Thanh Mai phản ánh tâm trạng của lớp trẻ Tây Nguyên trước sự tác động của văn minh đô thị, trong đó xu hướng từ bỏ buôn làng nghèo khó thân thuộc đi về phía phồn hoa diễn ra với bao nỗi băn khoăn, day dứt, chạnh buồn Phố phường không phải miền đất hứa - Đó là thông điệp trong các truyện ngắn của nữ nhà văn trẻ - nơi đó luôn tiềm ẩn những bất an đối với cuộc sống và nhân cách con người” [49]

Trang 11

Bài viết “Hình tượng người Êđê “xuống phố” trong truyện ngắn của Niê Thanh

Mai” (trên trang điện tử tapchivan.com năm 2015) của tác giả Lê Văn Hòa đã có những

nhận định và phân tích khá sâu sắc: “Niê Thanh Mai là nhà văn trẻ của núi rừng Tây

Nguyên hùng vĩ Chị viết nhiều về dân tộc Ê-đê trong bối cảnh văn hóa đang chịu sự

“xâm thực” từ nhiều góc độ của nền kinh tế thị trường Một trong những hình tượng nhân vật tiêu biểu trong truyện ngắn của chị đó chính là những con người Ê-đê rời buôn làng đến với thị thành Chúng tôi tạm gọi là hình tượng người Ê-đê “xuống phố” Tác giả để người đọc cùng suy ngẫm, cùng băn khoăn trăn trở… Có lẽ những trăn trở của tác giả cũng là những trăn trở của những người yêu tha thiết mảnh đất cao nguyên hùng vĩ ấy trong một xã hội đầy biến động, cái mới và cái cũ đan xen; làm thế nào để văn hóa Ê-đê không bị mai một nhưng vẫn có thể tiếp nhận văn minh từ các dân tộc khác để phát triển cộng đồng và mỗi cá nhân? …” [21]

Tác giả TS Đỗ Thị Thu Huyền với bài viết “Những tín hiệu vui từ đội ngũ các

tác giả trẻ người dân tộc thiểu số” (trên trang điện tử baovannghe.com.vn năm 2016)

đã nhận định, đánh giá được những thành tựu và triển vọng xa hơn nữa ở những cây

viết trẻ Tây Nguyên này: “Có những tác giả bước vào độ chín của sáng tác, phong

cách định hình khá rõ rệt, nhiều tác giả có những triển vọng đi xa và quyết liệt như Niê Thanh Mai (Êđê) Điểm chung của những sáng tác trẻ của dân tộc thiểu số là sự ý thức thường trực về một bản sắc cần lưu truyền cộng hưởng với khả năng đổi mới hòa nhập vào dòng chảy văn học đương đại nhưng không phải là không định hướng một sự khẳng định chính mình” [23]

Ngày 04/03/2021 trong bài viết “Nhà văn Niê Thanh Mai - Ngày mai sáng rỡ” tác giả Nguyễn Phú đã để lại những nhận xét đầy ấn tượng: “Truyện ngắn của Niê

Thanh Mai dẫn người đọc về với đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ, để được hòa mình vào vùng văn hóa giàu trầm tích với những tập tục đậm dấu vân hoa tộc người Đấy là một cao nguyên đẹp và tình, dạt dào, phóng khoáng từ thiên nhiên đến con người Nhưng

ám ảnh, dư ba - trong lòng người đọc là những câu chuyện buồn, thật buồn về những kiếp phận rời rừng xuống phố, là cái chênh chao biến đổi của văn hóa tộc người trong thời kì mọi xóm bản, buôn làng đều mở toang cánh cửa để bước ra với thế giới bên ngoài” [51]

Bài viết “Niê Thanh Mai và hành trình nhập cuộc không ngừng nghỉ” của tác

giả Hoàng Thụy Anh đăng trên tạp chí Sông Hương này 09/07/2021 có khẳng định dấu

ấn, cá tính của nhà văn Niê Thanh Mai được ảnh hưởng sâu sắc bởi đặc trưng văn hóa

Trang 12

Tây Nguyên từ môi trường lối sống, nếp ăn nếp nghĩ đến cỏ cây hoa lá của vùng đất đỏ bazan nơi đây

Trên báo Văn nghệ quân đội ngày 22/07/2021 của Nguyễn Thanh Tú, tác giả đã

gọi Niê Thanh Mai là lớp cây Kơ-nia đang trưởng thành, nhiều hứa hẹn đã vi: “Chúng

ta vui mừng có Niê Thanh Mai với Giữa cơn mưa trắng xoá và Về bên kia núi Văn chị nhiều băn khoăn, suy nghĩ, tâm trạng của thanh niên, nhất là thanh niên dân tộc Tây Nguyên trước sự xâm lăng của văn minh đô thị, nhắc nhở nhắn nhủ quay về cái truyền thống ngàn xưa của những Đăm Săn, Xing Nhã Nhà văn thường xây dựng những xung đột mất/còn, mới/cũ, hôm nay/hôm qua, ngàn xưa/mai sau làm bật ra cái ẩn ý nghệ thuật khá tinh tế.” [57]

Trên báo Dân tộc và phát triển ngày 31/08/2021, tác giả Ngọc Ánh đã có cảm

nhận sâu sắc về những sáng tác của Niê Thanh Mai: “Truyện ngắn của Niê Thanh Mai

dẫn người đọc về với đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ, để được hòa mình vào vùng văn hóa giàu trầm tích với những tập tục đậm dấu văn hóa tộc người Đó là một cao nguyên đẹp và tình, dạt dào, phóng khoáng từ thiên nhiên đến con người Nhưng ám ảnh, dư

ba - trong lòng người đọc là những câu chuyện buồn, thật buồn về những kiếp phận rời rừng xuống phố Là cái chênh chao biến đổi của văn hóa tộc người trong thời kì mọi xóm bản, buôn làng đều mở toang cánh cửa để bước ra với thế giới bên ngoài Tưởng chừng chỉ lớp trẻ bồng bột, háo hức cái mới chịu ảnh hưởng của những “luồng gió mới” thổi tới, nhưng lớp người già cũng không tránh khỏi sự khô rỗng, đơn độc, thất vọng bởi những đứt gãy ngay trước mắt, ngày càng dữ dội.” [3]

Bài viết “Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong truyện ngắn Niê Thanh Mai” đăng

ngày 10/02/2022 trên tạp chí Khoa học - Trường Đại học Phú Yên, tác giả Trần Lê

Thùy Linh đã nhấn mạnh: “Niê Thanh Mai là nhà văn nữ người Ê Đê đang sống và

làm việc tại Buôn Mê Thuộc, Đắk Lắk Trong các truyện ngắn đã xuất bản, Niê Thanh Mai đều nhất quán hướng đến ghi nhận nét đặc sắc của văn hóa Tây Nguyên Thông qua tác phẩm, người đọc có thể hình dung ngôi nhà sàn, bậc cầu thang đến rượu cần, món ăn, nếp sinh hoạt, phong tục của đồng bào Ê Đê cụ thể mà độc đáo, sống động

Đó cũng là nét vừa khác biệt vừa tương đồng của Niê Thanh Mai đặt trong mảng văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam đương đại.” [44]

TS Đỗ Thị Thu Huyền (Viện Văn học) trong bài viết “Văn học dân tộc thiểu số

góp phần làm giàu có văn học Việt Nam” đã nhận định Niê Thanh Mai là một trong số

Trang 13

những tác giả có những dấu ấn đáng ghi nhận của dòng chảy văn học dân tộc nhất là văn học DTTS

Tác giả Nguyễn Đình Tú viết: “Ngay cả những truyện ngắn viết về đất và người

Tây Nguyên của Mai cũng gợi cảm giác như là người Kinh sáng tác hơn là người Ê Đê viết ra Vấn đề nằm ở chỗ văn phong Mai sử dụng ngôn ngữ hiện đại với những bối cảnh truyện hiện đại trên cái nền Tây Nguyên hoang dã và cổ xưa Có người cho rằng như thế là tốt vì tác giả đã thoát khỏi cái từ trường của một nhà văn dân tộc ít người

để nhìn nhận vấn đề từ một điểm nhìn khác, rộng lớn hơn Nhưng cũng lại có ý kiến cho rằng như thế là đã mai một đi cái chất riêng của “núi rừng”” [62]

Cho đến khi thực hiện đề tài, qua sự khảo sát bước đầu, chúng tôi nhận thấy: Dù

là một tác giả nữ Tây Nguyên thuộc thế hệ trẻ, nhưng cho tới nay chưa có công trình nghiên cứu về toàn bộ sáng tác của tác giả nói chung cũng như nghiên cứu về góc nhìn sinh thái trong truyện ngắn của Niê Thanh Mai một cách hệ thống nói riêng, những nghiên cứu trên vẫn còn ở mức độ khiêm tốn, chưa xứng với những thành tựu và đóng góp của chị Tuy nhiên, những nhận xét và đánh giá của những người đi trước là gợi ý trực tiếp giúp chúng tôi mở ra một hướng nghiên cứu mới sâu sắc hơn về truyện ngắn của Niê Thanh Mai Vì vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống, sâu sắc về góc nhìn sinh thái trong những sáng tác truyện ngắn của cây bút văn xuôi trẻ Tây Nguyên này là một việc làm cần thiết, góp phần khắc họa rõ nét chân dung nhà văn Niê Thanh Mai, chỉ ra được những nét riêng, những đóng góp đáng ghi nhận của chị trong đời sống văn học Tây Nguyên dưới góc nhìn sinh thái nói riêng và văn học DTTS Việt Nam nói chung là một việc làm có ý nghĩa, có giá trị thực tiễn và có tính cấp thiết

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn khám phá những nét đặc sắc của truyện ngắn Niê Thanh Mai từ góc nhìn sinh thái Từ đó, chỉ ra những cái mới và sự đóng góp của Niê Thanh Mai trong dòng văn học Tây Nguyên nói riêng và văn học dân tộc thiểu số hiện đại nói chung

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện đề tài luận văn, chúng tôi xác định những nhiệm vụ cần phải giải quyết là:

- Làm sáng tỏ một số khái niệm liên quan đến đề tài như khái niệm“sinh thái”,

“dưới góc nhìn sinh thái” và “phê bình sinh thái”; chỉ ra những cơ sở thực tiễn trong

Trang 14

đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội ở Tây Nguyên đã trực tiếp tác động đến tư tưởng, tình

cảm của nhà văn, hình thành và tạo nên “góc nhìn sinh thái” rõ nét trong sáng tác của

nhà văn

- Chỉ ra và làm rõ những đặc điểm cơ bản, những nét đặc sắc trong góc nhìn sinh thái được thể hiện qua các tập truyện ngắn của Niê Thanh Mai ở cả hai phương diện: Nội dung và nghệ thuật (cả thành tựu và hạn chế - nếu có)

- Khẳng định những đóng góp của nữ nhà văn Tây Nguyên Niê Thanh Mai đối với văn học Tây Nguyên thời kỳ hiện đại và hội nhập nói riêng trong sáng tác của mình đối với và văn học DTTS Việt Nam hiện đại nói chung ở nội dung thể hiện cảm quan sinh thái và phản ánh dưới góc nhìn sinh thái

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là 4 tập truyện ngắn của nữ nhà văn dân tộc

Ê đê: Suối của rừng (2005), Về bên kia núi (2007), Ngày mai sáng rỡ (2010), Phía

nào sương thôi rơi (2021)

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn sẽ đi sâu vào nghiên cứu cảm quan sinh thái được thể hiện qua nội dung

và trong 4 tập truyện ngắn của Niê Thanh Mai: Suối của rừng (2005), Về bên kia núi (2007), Ngày mai sáng rỡ (2010), Phía nào sương thôi rơi (2021)

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát một số tác phẩm của các nhà văn Tây Nguyên khác và một số nhà văn DTTS thuộc các vùng miền khác nhau cùng có cảm quan sinh thái trong sáng tác để so sánh với nữ nhà văn Niê Thanh Mai

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được luận văn “Truyện ngắn của Niê Thanh Mai dưới góc nhìn

sinh thái” chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính như sau:

Phương pháp hệ thống: Phương pháp này giúp chúng tôi định hình, đánh giá,

đặt các yếu tố tương quan trong một chỉnh thể thống nhất Cụ thể chúng tôi khảo sát các yếu tố sinh thái được thể hiện trong cả hệ thống các tác phẩm truyện ngắn của Niê Thanh Mai

Phương pháp liên ngành: Văn học và phê bình sinh thái có mối liên hệ mật thiết

giữa tự nhiên, xã hội, văn hóa, dân tộc học, sinh thái học… Vì thế, khi nghiên cứu

Trang 15

truyện ngắn từ góc nhìn phê bình sinh thái, các nhà nghiên cứu thường sử dụng phương pháp này để phân tích tác phẩm văn chương, từ đó rút ra những cảnh báo cấp thiết về vấn đề bảo vệ, gìn giữ môi trường

Phương pháp phân tích tác phẩm: phân tích các tác phẩm của Niê Thanh Mai

để làm rõ những đặc điểm nổi bật trong các truyện ngắn thể hiện góc nhìn sinh thái tự nhiên và xã hội của nhà văn

Phương pháp so sánh: Nhằm làm rõ điểm riêng trong đề tài, trong cách thể hiện

góc nhìn sinh thái trong các truyện ngắn của Niê Thanh Mai, chúng tôi so sánh tác phẩm của Niê Thanh Mai với những tác giả khác cùng có góc nhìn sinh thái trong quá trình sáng tác của họ

Phương pháp thống kê: chúng tôi vận dụng phương pháp này để đánh giá về sự

xuất hiện của các yếu tố nghệ thuật đặc biệt trong các biểu tượng nghệ thuật trong văn xuôi Niê Thanh Mai

Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng phương pháp tiếp cận thi pháp học để nhận diện khuynh hướng văn xuôi dưới góc nhìn sinh thái của Niê Thanh Mai qua hệ thống hình ảnh - biểu tượng, ngôn ngữ, giọng điệu…

6 Đóng góp của luận văn

- Luận văn góp phần phác họa chân dung nhà văn nữ dân tộc Ê Đê - Niê Thanh Mai

- Luận văn chỉ ra những nét đặc sắc thể hiện góc nhìn sinh thái trong những sáng tác của nhà văn Niê Thanh Mai trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật Cùng một số phương thức nghệ thuật nổi bật mà tác giả xây dựng trong quá trình thể hiện góc nhìn sinh thái

- Luận văn góp phần khẳng định những thành tựu cũng như những đóng góp của nữ nhà văn với văn học Tây Nguyên nói riêng, với văn học DTTS Việt Nam đầu thế kỷ XXI nói chung ở phương diện thể hiện góc nhìn sinh thái trong các sáng tác của nhà văn

- Luận văn cũng đã khẳng định ý nghĩa, giá trị các tác phẩm văn chương của nhà văn Niê Thanh Mai trong việc góp phần giữ gìn, bảo tồn môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội ở Tây Nguyên trong thời kì hiện đại và hội nhập hiện nay,

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn được tổ chức triển khai thành 3 chương:

Trang 16

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Tây Nguyên dưới góc nhìn sinh thái trong truyện ngắn của Niê

Thanh Mai

Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện các vấn đề sinh thái trong truyện ngắn Niê

Thanh Mai

Trang 17

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Một số vấn đề lí luận

1.1.1 Khái niệm “sinh thái”

Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: “sinh thái” là khái niệm dùng để chỉ

quan hệ giữa sinh vật và môi trường hay một hệ thống mở hoàn chỉnh gồm các thành phần sống và các thành phần vô sinh như không khí, nước và đất khoáng

Con người, xét về mặt tiến hóa có nguồn gốc từ tự nhiên, là sản phẩm của tự nhiên - một sinh vật có tổ chức cao nhất của vật chất Con người hoạt động trong các

hệ sinh thái và có thể ảnh hưởng đến cả yếu tố bên trong lẫn yếu tố bên ngoài Từ đó có thể thấy, khái niệm sinh thái hướng tới quan hệ của các đối tượng sống trong chỉnh thể hệ sinh thái chung Tất cả các sinh vật đều quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, từ đó hình thành sự bình đẳng giữa sinh vật và môi trường Con người vun đắp, bảo vệ sẽ tạo nên môi trường xanh, phát triển ổn định, ngươc lại nếu can thiệp thô bạo và tàn nhẫn

sẽ dẫn đến sinh thái bị tiêu diệt và phá hủy Trong khi đó việc phục hồi lại sinh thái là

vô cùng khó khăn và đòi hỏi nhiều yêu cầu cao Điều đáng nói ở đây là khi môi trường

bị xuống cấp không chỉ thiên nhiên mà đời sống con người cũng sẽ bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng

Nói đến sinh thái cần hiểu hai nội dung của nó, một là sinh thái xã hội, hai là sinh thái tự nhiên Sinh thái xã hội là một trong những phạm trù của sinh thái học nhân văn Nó chính là hệ sinh thái con người mang tính cộng đồng được đặc trưng bằng cấu trúc xã hội Nhờ có cấu trúc xã hội cũng như quá trình phát triển của nó mà nhân loại mới có được những tiến bộ như ngày nay Sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái được hình thành và phát triển dựa theo quy luật của tự nhiên và vẫn còn giữ được các nét hoang

sơ Sinh thái xã hội nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa con người với con người trong

xã hội; sinh thái tự nhiên là mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên Ngày nay hệ sinh thái ngày càng bị mất cân bằng do quá trình tự nhiên và nhân tạo Quá trình nhân tạo chủ yếu bởi các hoạt động sống của con người Bởi vậy vấn đề sinh thái giờ

Trang 18

đây đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các ngành khoa học trên khắp thế giới trong đó có cả ngành khoa học văn chương

1.1.2 Cảm quan, cảm quan sinh thái và góc nhìn sinh thái

Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: “cảm quan là nhận thức, cảm nhận

trực tiếp bằng các giác quan” [34,88] Quá trình này không đơn thuần thuộc về lý trí

mà lại chịu sự tác động của các yếu tố khách quan từ đó mà nó sẽ mang cả dấu ấn của

bản ngã Ở bài viết “Cảm quan và cảm quan nghệ thuật” Nguyễn Thị Tuyết lý giải:

“Đó là loại nhận thức đặc biệt, nhận thức không phải bằng suy lý, lôgic, bằng khái niệm mà bằng cảm giác, cảm tính hiểu theo nghĩa rất rộng, có tính trực cảm, trực giác, được phát tiết từ vô thức” [58] Ngày nay khái niệm “cảm quan” được sử dụng khá

nhiều ở các lĩnh vực từ triết học, tâm lý học, đến lý thuyết thẩm mỹ Với văn học, khái

niệm này được biến đổi thành “cảm quan nghệ thuật” từ đó áp dụng vào nghiên cứu,

phê bình văn học

Góc nhìn là suy nghĩ riêng biệt trong mỗi con người, tâm trạng, cảm xúc của mỗi người khác nhau, góc nhìn sẽ khác nhau Quan điểm sống không giống nhau dẫn đến góc nhìn và cách suy nghĩ cũng khác nhau Góc nhìn sinh thái lấy sinh thái làm cơ sở tư tưởng, lấy lợi ích chỉnh thể của hệ thống sinh thái làm giá trị cao nhất để khảo sát

và biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và truy tìm nguồn gốc xã hội của nguy cơ sinh thái

Theo hầu hết các nhà phê bình sinh thái, để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ thiên nhiên, những báo cáo khoa học với các con số khô cứng là chưa đủ Cần phải tác động vào nhận thức và cảm xúc của con người để họ có trách nhiệm với môi trường từ ngay trong tâm thức Và đây chính là lợi thế của văn học Chính điều này đã tạo nên thành công và ý nghĩa thiết thực của văn học sinh thái trong việc đóng góp cho phong trào bảo vệ môi trường

Từ các khái niệm sinh thái và góc nhìn chúng tôi đưa ra cách hiểu về khái niệm

góc nhìn sinh thái như sau: “Góc nhìn sinh thái là cảm nhận, suy nghĩ, cách nhìn nhận

đánh giá của cá nhân về các vấn đề sinh thái Góc nhìn sinh thái không phải là suy nghĩ của xã hội mà thiên về suy nghĩ cá nhân trước các vấn đề sinh thái mà cá nhân đó cảm nhận được, sau đó được bộc lộ ra bên ngoài thành quan điểm riêng, mang đấu ấn riêng của người nghệ sĩ thông qua những sáng tạo nghệ thuật của chính họ.” [58]

Trang 19

1.1.3 Phê bình sinh thái

Trong xã hội hiện đại, cùng với tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng, con người đang ngày càng khai thác thiên nhiên một cách quá mức, khiến cho môi trường tự nhiên ngày càng cạn kiệt Thiên nhiên đã nhanh chóng đáp trả lại con

người bằng hàng loạt những thảm họa, thiên tai, dịch bệnh đáng sợ Cái “dây chuyền

sống” kì diệu của tạo hóa đang ngày một bị phá hủy Khi biến đổi khí hậu và ô nhiễm

môi trường không chỉ còn là vấn đề của một quốc gia khu vực, mà đã ảnh hưởng đến

sự sống của toàn trái đất, phê bình sinh thái nổi lên như một cuộc hành hương đưa con người trở về với trái đất xanh tươi, đồng thời cảnh tỉnh và lên án con người trước sự xâm lấn thô bạo của quá trình hiện đại hóa

Thuật ngữ “sinh thái học” ra đời vào năm 1869 do nhà sinh vật học người Đức

Ernst Haecker đề xướng Qua thời gian, sinh thái học không chỉ là thuật ngữ của ngành sinh học mà xuất hiện ở nhiều ngành khác trong đó có văn học Có thể dùng định nghĩa

của Cheryll Glotfelty để hiểu một cách giản dị và rõ ràng về phê bình sinh thái: “Nói

một cách đơn giản, phê bình sinh thái là việc nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên” [17, tr.18] Lối phê bình này đã thay đổi cách tiếp cận đối tượng:

con người không còn ở vị trí trung tâm mà là sinh thái Phê bình sinh thái ra đời trong bối cảnh môi trường toàn cầu xấu đi một cách nghiêm trọng trong thời hiện đại

Học giả người Mĩ Joseph W Meeker cho xuất bản chuyên luận Sinh thái học

của văn học đề xuất thuật ngữ “sinh thái học văn học” (literary ecology) (1974), chủ trương phê bình nên bàn đến “quan hệ giữa nhân loại và các vật chủng khác”, phải

“phải nhìn nhận và khám phá một cách tỉ mỉ chân thành ảnh hưởng của văn học đối với hành vi nhân loại và môi trường tự nhiên” William Rueckert trên tạp chí Bình luận

Iowa số mùa đông, đã đăng một bài viết với tiêu đề Văn học và sinh thái học: Một phác

thảo thử nghiệm phê bình sinh thái lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “phê bình sinh thái”

(1978), đề xướng một cách rõ ràng “kết hợp hợp văn học và sinh thái học”, nhấn mạnh rằng nhà phê bình “phải có cái nhìn sinh thái học”, cho rằng nhà lí luận văn nghệ nên

“xây dựng được một hệ thống thi học sinh thái”

Năm 1992, “Hội nghiên cứu văn học và môi trường” (The Association for the

Study of literature and Environment), gọi tắt là ASLE được thành lập ở trường đại học Nevada Mĩ Đây là một tổ chức học thuật phê bình sinh thái mang tính quốc tế, thường tổ chức các cuộc thảo luận quy mô nhỏ, xuất bản tạp san của hội, giới thiệu những thành quả

Trang 20

phê bình sinh thái mới nhất Scott Slovic hội trưởng đầu tiên của ASLE đã cho xuất bản

chuyên luận Đi tìm nền nhận thức toàn triển cho lối viết tự nhiên ở Mỹ thể hiện sự quan

tâm đến cơ chế bên trong của giao lưu giữa con người và tự nhiên

Năm 1993, Tạp chí phê bình sinh thái của ASLE đầu tiên được xuất bản phát

hành mang tên Nghiên cứu liên ngành văn học và môi trường Tháng 6 năm 1995,

ASLE lần đầu tiên tổ chức hội thảo khoa học tại trường đại học Colorado, hội nghị nhận được hơn 200 báo cáo Mọi người thường coi đại hội lần này của ASLE là tiêu chí đánh dấu sự hình thành của khuynh hướng hoặc trào lưu phê bình sinh thái Năm

1996, tuyển tập Văn bản phê bình sinh thái do Cheryll Glotfelty và Harold Fromm chủ

biên được xuất bản Cuốn sách này được công nhận là tài liệu nhập môn của phê bình sinh thái

Bước sang thế kỉ 21, phê bình sinh thái phát triển sâu rộng hơn Phê bình sinh thái đã nhận được sự chú ý cao độ của những học giả từ những quốc gia Âu Mĩ Ngoài phạm vi văn học Anh ngữ, phê bình sinh thái các nước, Nhật Bản, Ấn Độ, Mexico, Australia, Nigeria, Malta, Estonia, khu vực Caribbean… cũng có những thành tựu đáng ghi nhận Có thể nói, hiện này, trào lưu phê bình sinh thái đang dần dần lan rộng trên toàn thế giới

Phê bình sinh thái bước đầu được tiếp nhận ở Việt Nam từ những năm 2010 trở lại đây, hòa vào dòng chảy chung của giới học thuật phê bình thế giới Song, giữa văn học sinh thái và phê bình sinh thái ở Việt Nam cũng còn tồn tại một biên độ chênh lệch nhất định Bản thân Việt Nam là một quốc gia hứng chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng đến từ biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường Thời tiết ở Việt Nam những năm gần đây ngày càng bất thường, những hiện tượng tự nhiên như hạn hán, ngập lụt, sạt lở, giông tố, bão lũ, nước biển dâng có diễn biến phức tạp Văn hóa Việt Nam, với những ảnh hưởng đến từ Phật giáo và Đạo giáo, rất gần gũi, tương hợp và gắn bó với

tự nhiên Điều này được phản chiếu qua văn học trung đại, với nội dung khắc họa vẻ đẹp cổ điển và xây dựng hình tượng thiên nhiên Thế nhưng, không dễ để khu biệt văn học sinh thái ở Việt Nam, vốn phần lớn là các tác phẩm viết về tự nhiên, tập trung tôn vinh vẻ đẹp của tự nhiên và miêu tả con người gắn bó với thế giới tự nhiên

Từ năm 1986 tới nay, xuất hiện dấu ấn văn chương sinh thái ở một số tác phẩm

tiêu biểu như Chó Bi, đời lưu lạc (Ma Văn Kháng), Trăm năm còn lại (Trần Duy Phiên), Thập giá giữa rừng sâu (Nguyễn Khắc Phê), Sông (Nguyễn Ngọc Tư), Gần

Trang 21

như là sống (Đỗ Phấn), Dòng sông chết (Thiên Sơn), Thiên đường ảo vọng (Nguyễn Trí), Săn cá thần (Đặng Thiều Quang), Biển và chim bói cá (Bùi Ngọc Tấn), Chúa đất (Đỗ Bích Thúy), Con chim joong bay từ A đến Z (Đỗ Tiến Thụy), Linh điểu, Đắm bầy virus (Nguyễn Văn Học),… Các tác phẩm đề cập đến những vấn đề mang

tính chất thời sự, thậm chí mang tính sống còn nhân loại, liên quan đến nguy cơ đối với sinh thái

Rất nhiều các tác giả, nhà nghiên cứu Việt Nam đã giới thiệu và vận dụng thực

hành phê bình sinh thái như Trần Đình Sử, Lê Lưu Oanh, Đỗ Văn Hiểu, Trần Ngọc

Hiếu, Nguyễn Thị Tịnh Thy, Trần Thị Ánh Nguyệt, Đặng Thái Hà, Nguyễn Thùy Trang… Có thể kể đến hai chuyên luận tiêu biểu về phê bình sinh thái là: Con người

và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái (Nxb Giáo

dục Việt Nam, 2016) của Trần Thị Ánh Nguyệt và Lê Lưu Oanh, Rừng khô, suối cạn,

biển độc… và văn chương (Nxb Khoa học Xã hội, 2017) của Nguyễn Thị Tịnh Thy

Bên cạnh đó, bước đầu đã có một số luận văn nghiên cứu về vấn đề sinh thái

trong tác phẩm của các nhà văn Việt Nam đương đại Luận văn Cảm quan sinh thái

trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp của Ngô Thị Thu Giang, luận văn Cái tự nhiên

từ điểm nhìn phê bình sinh thái qua tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư của Đặng Thị Thái Hà Luận văn Truyện ngắn Cao Duy Sơn

từ góc nhìn phê bình sinh thái của Trịnh Thùy Dương (ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên,

2016), luận văn Thiên nhiên trong sáng tác của Nguyễn Khuyến dưới góc nhìn phê bình

sinh thái của Đinh Thị Nhàn (ĐH KHXH & NV Hà Nội, 2016), luận văn Truyện ngắn, Tản văn Nguyễn Quang Thiều từ góc nhìn phê bình sinh thái của Nguyễn Thị Thu Hằng

(ĐH Khoa học - Đại học Thái Nguyên, 2017)…

Trước bối cảnh thế giới toàn cầu đang phải đối mặt với hàng loạt vấn nạn như biến đổi khí hậu, thảm họa thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thì văn học càng thể hiện rõ tư tưởng sinh thái, cảnh tỉnh con người về những nguy cơ tha hóa sinh thái tự nhiên và nhân văn Các tác phẩm văn học sinh thái ngoài thông điệp văn chương đồng thời mang theo một thông điệp môi trường tới người đọc Phê bình sinh thái cũng chứng tỏ mình là một hướng nghiên cứu hợp thời, khi gắn liền với những vấn

đề đương đại như sinh thái giai cấp, sinh thái đô thị, sinh thái hậu thuộc địa, sinh thái nữ quyền Các tác giả, nhà nghiên cứu Việt Nam ngày một thể hiện tri nhận sâu sắc và kịp thời về những vấn đề thời sự cấp bách chung của nhân loại

Trang 22

Như vậy phê bình sinh thái là một bộ môn khoa học còn khá mới mẻ ở Việt Nam Từ năm 2011 đến nay, bộ môn này đã từng bước được giới thiệu, nghiên cứu và ứng dụng trong phê bình văn học, và mặc dù đã có những thành tựu bước đầu, những công trình nghiên cứu khá dày dặn, công phu, phê bình sinh thái tại Việt Nam vẫn còn

có rất nhiều khoảng trống cần lấp đầy, bao gồm cả những vấn đề lý thuyết và thực hành Thiết nghĩ, với vai trò không thể phủ nhận trong việc thức tỉnh con người trước vấn đề môi trường sinh thái, phê bình sinh thái cần phải được đẩy mạnh hơn nữa Bởi lẽ, trong

bối cảnh khủng hoảng môi trường ngày càng trở nên trầm trọng, việc “tưởng nhớ trái

đất”, “lắng nghe trái đất” sẽ góp phần vào việc bảo vệ nó; và văn học, đã đến lúc phải

nhập cuộc

Từ những khái niệm lí thuyết, lí luận về góc nhìn sinh thái, phê bình sinh thái chúng tôi đã vận dụng vào làm cơ sở lí thuyết lí luận và thực tiễn để tiến hành nghiên

cứu một trường hợp nhà văn cụ thể (Niê Thanh Mai) với đề tài “Truyện ngắn Niê

Thanh Mai dưới góc nhìn sinh thái”

1.2 Vài nét về văn học Tây Nguyên và góc nhìn sinh thái trong sáng tác của các nhà văn Tây Nguyên thời kì hiện đại và hội nhập

1.2.1 Vài nét khái quát văn học Tây Nguyên từ 1986 đến nay

Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận; phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước; phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia)

Văn hóa Tây Nguyên đến nay đã đậm in những gam màu, những hương sắc từ nhiều miền quê, từ nhiều tộc người góp mặt Cái đẹp của bản sắc văn hóa đã tạo nên

sự xích lại gần nhau của các cộng đồng cư dân Phát huy bản sắc các vùng miền, các tộc người đã tạo nên những cuộc sống, những cố kết, những nền tảng nhân văn vững bền trên quê hương mới Tây Nguyên với các sắc thái văn hóa vô cùng phong phú và

đa dạng, được biểu hiện qua kho tàng văn học truyền miệng, qua nghệ thuật cồng chiêng, qua các lễ hội của các dân tộc Tây Nguyên Thông qua các biểu hiện đặc sắc này, chúng ta sẽ hiểu được những đặc điểm, bản sắc độc đáo, mang tính đặc thù của vùng văn hoá Tây Nguyên - một vùng văn hoá hình thành và phát triển chủ yếu trên cơ

Trang 23

sở của nền “văn minh nương rẫy”, khác cơ bản so với “văn minh lúa nước” ở vùng

đồng bằng

Văn học hiện đại của khu vực này đến nay vẫn là một mảnh đất nhiều khoảng trống cần nghiên cứu Văn học DTTS đi sau và khiêm tốn so với bề dày thành tựu và thời gian hình thành của văn học Việt Nam nói chung Nhà nhà nghiên cứu xã hội học người Pháp Jacques Dournes đã từng sống ở Tây Nguyên 20 năm, ông say mê mảnh

đất này đến mức tuyên bố: Tìm đến một thứ tôn giáo mới mang tên “tôn giáo Tây

Nguyên” Ngay khi từ Tây Nguyên trở về Paris, ông đã cởi trần đóng khố, luôn kể mãi

về một làng Sar Luk ở Tây Nguyên - Việt Nam

Nhắc đến Tây Nguyên, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh cây kơ nia sừng sững

đã đi vào những câu thơ của nhiều nhà thơ, đặc biệt là bài thơ của Ngọc Anh: Buổi

sáng em lên rẫy/ Thấy bóng cây Kơ-nia/ Bóng ngả che ngực em/ Về nhớ anh không ngủ/ Buổi chiều mẹ lên rẫy/ Thấy bóng cây Kơ-nia/ Bóng tròn che lưng mẹ/ Về nhớ anh mẹ khóc Những buổi lên rẫy, dân làng không chỉ tận dụng bóng mát cây kơ nia

để nghỉ ngơi, tâm sự, mà còn sử dụng cả hạt chín của cây làm món ăn cho những lúc nhỡ bữa Có thể lấy ngay hình tượng này làm biểu tượng đặc trưng cho Tây Nguyên

hùng vĩ cũng như biểu tượng cho các nhà văn Tây Nguyên một lòng hướng về uống

nước nguồn miền Bắc” như cây kơ nia

Một cây Kơ-nia khoẻ khoắn, bền bỉ, dẻo dai và cường tráng đầu tiên có lẽ là

chính là nhà văn Y Điêng Ông từng bộc bạch: “Mình như một người con Êđê vắng

nhà đi câu cá, nay đã có cá mang về Mình chỉ kể lại những câu chuyện đáng nhớ Để con cháu biết rằng, Tây Nguyên cần phải thẳm xanh, chứ không nên bị xáo tung, cạn kiệt ”.[13] Truyện ngắn đầu tay của ông là “Em chờ bộ đội Awa Hồ” giành Giải Ba

cuộc thi viết truyện ngắn về đề tài miền Nam do Báo Thống Nhất tổ chức Nhà văn Y

Điêng đã từng in các tác phẩm: “Em chờ bộ đội Awa Hồ” (1962), “Ông già Kơ Rao” (1964), “Như cánh chim Kway” (1974), “Drai Hling đi về phía sáng” (1976), “Hơ

Giang” (1978), “Chuyện trên bờ sông Hinh” (1994), “Sông Hinh, con sông quê hương” (1980), “Thơ tình Y Điêng” (1986)… Nhân vật trong sáng tác của Y Điêng là

hình tượng những con người Tây Nguyên khỏe mạnh, chân thật thủy chung, bất khuất

và nghĩa tình như chính núi và rừng Tây Nguyên Những tác phẩm của nhà văn Y Điêng như những bức tranh giàu hiện thực, ở đó cuộc sống hiện lên sinh động, đậm

Trang 24

bản sắc văn hóa và giàu giá trị lịch sử của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên Ở đó có những người con anh hùng, bất khuất, kiên trung một lòng hướng về cách mạng, hướng

về miền Bắc, về Bác Hồ kính yêu Nhà văn cho biết: để có được những trang viết để đời, máu thịt như vậy một phần là do sự đam mê văn chương, nhưng cái chính vẫn là

một nỗi lòng luôn thấu hiểu và hướng về sông núi, về bà con quê hương yêu dấu Vốn

sống giàu có, phong phú, cộng với tình yêu quê hương tha thiết đã trở thành mạch suối cảm hứng chảy mãi trên những trang viết đầy ắp hình ảnh quê hương và buôn làng Tây Nguyên rất đỗi thân thương Nhà văn Y Điêng thực sự đã trở thành một cây kơ nia to lớn, khỏe khắn, là già làng văn học Tây Nguyên

Sau năm 1986, người đầu tiên phải nói đến là nhà văn Kim Nhất (người Bahnar)

Bà có một số tập truyện: Mụ Xoại (1994), Động rừng (1999), Hồn ma núi (2003)

Những tác phẩm đó đã phác thảo một thực trạng đáng suy nghĩ của xã hội Tây Nguyên: còn chìm đắm trong hoang dã với các tập tục lạc hậu, cổ hủ, mê tính, dị đoan Toát lên từ các trang viết của bà là mong muốn có một sự đổi thay lớn trong đời sống văn hóa tinh thần, cũng như đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên Trang văn của Kim Nhất đạt đến độ ám ảnh khi miêu tả cảnh chôn sống những người mắc bệnh

phong (Hồn ma núi), hay cảnh xử “ma lai” rùng rợn, hoang dã (Vụ xử ma lai) Nhà căn Kim Nhất nói nhiều “chuyện lạ” mang tính lạc hậu ở Tây Nguyên, ví như tập tục

“nối dây” trong hôn nhân gia đình: “Hơ Giang vừa đau khổ vừa buồn cười khi nhìn thấy một số cặp vợ chồng vì nối dây mà thằng con nít chùi mũi chưa sạch lại sống chung với một bà già hơn nó những hai, ba chục tuổi…” (Nối dây) Ngoài ra, bà còn

nhiều tác phẩm khác như: Huyền thoại Bok Kron (2005), Chuyện lạ (2007), Luật của

rừng (2009), Hoa đại ngàn (2010); Truyện cổ và truyện viết cho thiếu nhi: Truyện cổ Bhânar (1991), Truyện cổ Bhânar 2 (2000), Y Sanh và Y Rá (2002), Chúa sơn lâm mắc bẫy (2003), Người chăn dê (2005), Tôi được gặp Bác Hồ (2008) Nhìn chung tác phẩm

của bà đã thể hiện được lối suy nghĩ, cùng những quan niệm mới của người DTTS

trong quá trình hiện đại hóa vùng Tây Nguyên

Cây bút văn xuôi tiêu biểu tiếp theo của giai đoạn này chính là nhà văn H’Linh

Niê (Linh Nga Niê Kđăm) người Êđê Từ 1997, bà đã có tác phẩm Con rắn màu xanh

da trời, đến 1999 là tập ký Trăng Xí Thoại Bà đến với văn chương khá muộn nhưng

lại thể hiện một thái độ nghiêm túc cùng niềm đam mê mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ, đầy bí ẩn, đầy hấp dẫn này Bà được ví như gạch nối giữa hai thế hệ nhà văn với những

Trang 25

tác phẩm đặc sắc như: Gió vẫn thổi từ rừng (1994), tiếp theo là tập truyện ngắn Con

rắn màu xanh da trời (1996), Gió đỏ (2004), Pơ Thi mênh mang mùa gió (2009); Các

tập bút ký như: Trăng Xí Thoại (1999), Đi tìm hồn chiêng (2003), Nhân danh ai (2008), Chân dung văn nghệ sĩ Tây Nguyên (2005) và một loạt các tác phẩm sưu tầm

và chỉnh lý văn học: Sử thi ÊĐê Dam San thời thơ ấu (1998), Trường ca Bâhnar

Nàng Bia Lúi (2000), Truyền thuyết Mnông Núi Nâm Nung (2001), Thành ngữ dân gian Mnông (2010), Luật tục K’Ho (2011)

Đặc điểm nổi bật trong văn xuôi H’Linh Niê là đã tái hiện một cách sinh động

cuộc sống con người và núi rừng Tây Nguyên với “hồn vía” riêng của nó Đó là tiếng

cồng chiêng, là giọng kể Khan trầm hùng, với những tiếng hát say sưa, sôi nổi mà da diết Với cách viết đa diện, có lối tư duy hiện đại nhưng cũng phảng phất khuynh hướng

sử thi, bà đã làm nổi bật bản sắc một Tây Nguyên rất riêng với những lễ hội, màu sắc, đường nét thổ cẩm đến các tác phẩm văn học folklore đặc trưng Tây Nguyên Bà nói

về tục “bỏ mả” - một tục mang tính tâm linh sâu sắc với một niềm tin: rừng sẽ tái sinh

kiếp sau làm người với người đã mất Có lẽ H’Linh Niê là một trong những nhà văn

miêu tả sống động nhất về lễ hội “xoay cột đâm trâu cầu mùa” - một lễ hội đặc trưng

của Tây Nguyên; bà cho rằng: sâu thẳm bên trong đó là triết lý nhân văn, là khát vọng

bình yên: “con trâu chắc biết vui, dù bị bỏ đói, để được thanh sạch mà mang lòng

thành của buôn, plơi về cõi các Yang Atâo, chốn thiêng liêng của mọi linh hồn” (Trăng

Xí Thoại)

Văn xuôi H’Linh Niê ẩn chứa cả kho tàng folklore độc đáo với việc miêu tả sống động những ngôi nhà Rông, những hình hoa văn, hình ảnh chim thú, nhà mồ, về nghệ thuật ẩm thực ở Tây Nguyên Ai chưa biết về Tây Nguyên thì khi đọc văn chị sẽ có những hiểu biết về văn hóa và phong tục tập quán nơi đây từ những nét đẹp đơn sơ

nhất như những tấm thổ cẩm Tây Nguyên với từng gam màu trầm mà vẫn rực rỡ (Về

đâu hỡi thổ cẩm Tây Nguyên) Bức tranh cuộc sống của con người cũng dần hiện ra

với sự chuyển mình vươn lên làm kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, hưởng thụ văn minh,

có điện, đường, trường, trạm (Du xuân Tây Nguyên, Làng mặt trời, Buôn Yung mùa

hoa trắng…) Bên cạnh đó những hủ tục “phi nhân văn” đã phá nát hạnh phúc những

cặp đôi cũng được lên án gay gắt: “Luật tục từ đời ông bà nào xa lắc Có gan bằng

ông trời cũng không dám phá” (Nối dòng) Cái “tâm” của nhà văn ở chỗ, chị sẵn sàng

gióng lên hồi chuông báo động về một Tây Nguyên đang bị “chảy máu” văn hoá, cồng

Trang 26

chiêng ngày một hiếm đi, tiếng nói ngày một quên đi… Trăn trở sâu sắc nhất của nhà văn là sự mai một văn hoá làng - rừng hiện đang bị phá vỡ bởi các quy hoạch nông lâm

trường (Lại thức cùng Ia Sao) Ở truyện ngắn nào, người đọc cũng tìm thấy được những

kiến thức về đặc trưng văn hóa dân tộc Tây Nguyên, không chỉ thông qua những nét đẹp của các tập tục, nghi lễ, lối sống được nữ nhà văn mô tả mà còn bởi thứ ngôn ngữ miêu tả đậm chất Tây Nguyên với hệ thống khẩu ngữ địa phương được sử dụng nhiều

Những nỗi day dứt “đau đầu” với một hiện thực văn hóa Tây Nguyên ngày càng phai

nhạt, mất đi của tác giả cứ tự nhiên như thế lan truyền tới cho người đọc

Bên cạnh H’Linh Niê sắc sảo, một trong “Bốn cây Knia” khỏe mạnh của Tây

Nguyên không ai khác ngoài Niê Thanh Mai Yêu nghề viết, say mê văn hóa các dân tộc bản địa Tây Nguyên, gần 20 năm cầm bút, nữ nhà văn Niê Thanh Mai đã mang đến cho bạn đọc những trang văn đầy trăn trở, day dứt về những thân phận người ở xã hội Tây Nguyên trong dòng chảy biến đổi văn hóa Ở đó có sự dùng dằng níu giữ nguồn cội, có sự va đập, đứt gãy văn hóa khi bứt phá để hội nhập, hòa tan Niê Thanh Mai

bước vào con đường văn chương từ những bài thơ đầu tay như “Em ơi”, “Thơ viết ở

Ajun Hạ”, nhưng tên tuổi của chị “đóng đinh” trong lòng độc giả bởi hàng loạt tập

truyện được xuất bản rải rác từ năm 2005 tới nay như: “Suối của rừng” (2005), “Về

bên kia núi” (2007), “Sớm mai rực rỡ” (2010), “Phía nào sương thôi rơi” (2021)

Những truyện ngắn “Xó rừng”, “Vị mật”, “Gió lạnh thì buốt sống lưng”, “Về bên kia

núi”, “Làng của cha tôi” là hồi chuông róng riết về sự “đổ gãy tình người”, “vong bản chính mình”, “lạc trôi văn hóa” Truyện ngắn của Niê Thanh Mai dẫn người đọc

về với đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ, để được hòa mình vào vùng văn hóa giàu trầm tích với những tập tục đậm dấu văn hóa các tộc người Tây Nguyên Đó là một cao nguyên đẹp và tình, dạt dào, phóng khoáng từ thiên nhiên đến con người Nhưng ám

ảnh “dư ba”để lại trong lòng người đọc lại là những câu chuyện buồn, thật buồn về những kiếp phận người “rời rừng xuống phố” Là cái chênh chao biến đổi của văn hóa

tộc người trong thời kỳ mọi xóm bản, buôn làng đều mở toang cánh cửa để bước ra với thế giới văn minh, hiện đại bên ngoài Tưởng chừng chỉ lớp trẻ bồng bột, háo hức mới

chịu ảnh hưởng của những “luồng gió mới” thổi tới, nhưng lớp người già cũng không

tránh khỏi sự khô rỗng, đơn độc, thất vọng bởi những mất mát văn hóa ngay trước mắt, ngày càng dữ dội Nhiều người nhận xét văn của Thanh Mai hiện đại, nhưng thực ra,

trong quan niệm của tác giả lại rất rõ, đó là: “Tôi muốn qua những tác phẩm của mình,

Trang 27

bạn đọc sẽ thấy một Tây Nguyên đang vươn lên mạnh mẽ Sự hội nhập mà không đánh mất bản sắc chính là điều để viết nên tác phẩm” Và bạn đọc có thể cảm nhận rõ rệt

quan niệm viết ấy trong các tác phẩm của nữ nhà văn này

Một trong những tác giả viết nhiều và say về Tây Nguyên có thể kể đến nhà văn

Thu Loan Ở khu vực Tây Nguyên, bạn viết gọi chị là “chiếc máy cái”, “người đàn bà

viết” Chị có một gia tài văn chương khá đa dạng đủ cả thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết

Về tiểu thuyết chị có tiểu thuyết “Pơthi” đạt giải B (không có giải A) của Hội VHNT các DTTS Việt Nam năm 2014 và 3 tiểu thuyết khác: “Cuốn trong dòng lũ”, “Giữa

cõi âm dương” và “Pơthi” mà chị chắt chiu viết suốt 15 năm qua Các tác phẩm này

đều trực tiếp viết về cuộc sống và con người Gia Lai, chứa đựng bao vấn đề nóng bỏng

của thời đại: Chiến tranh tàn phá và dư âm của chiến tranh (Cuốn trong dòng lũ), sự tàn phá rừng và làm mất bản sắc văn hóa dân tộc (Pơthi) Chị từng tâm sự: Từ lâu tôi

luôn mang khát vọng bằng các tác phẩm văn chương của mình để có thể tô đậm, gìn giữ cái đẹp, để con người sống với nhau nhân ái hơn Và hơn 30 năm gắn bó với Gia Lai, gần chục đầu sách, cả thơ và văn xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết đã chứng minh: Nhà văn Thu Loan là một người viết chuyên nghiệp, đầy trách nhiệm với Tây Nguyên

Tiếp nối thành công ấy là một lớp cây Kơ-nia đang trưởng thành, nhiều hứa hẹn

của Tây Nguyên với những cái tên như: Đặng Minh Sáng, Hoàng Việt, Nguyễn Phúc

Đoan, Đinh Su Giăng (Kon Tum); Miên Di, Hoàng Thanh Hương, Vũ Thu Huế (Gia

Lai); Nguyễn Văn Thiện (Đắc Lắk); Nguyễn Minh Hạnh, Trần Hoàng Vũ Nguyên (Lâm Đồng), Võ Thủy (Đắk Nông) là lứa sinh năm 70 Là Niê Thanh Mai, H Siêu Bỹa, H’Xíu

Hmok, H’ Phila Niê, H’Wêra, Nguyễn Anh Đào (Đắc Lắk), Y Việt Sa, Phạm Doãn Thị Mãi, Hồng Thủy Tiên (Kon Tum), Đào An Duyên, Lê Vi Thủy, Lê Kim Sơn, Tạ Ngọc Điệp, Trương Thị Chung, Trần Hồng Vân và tôi (Gia Lai), Cát Miên, Lê Miên Ca, Lê Hòa (Lâm Đồng), Nguyễn Kiên Nhẫn (Đắk Nông)… Họ đều thuộc thế hệ nhà văn sinh

trong cộng đồng người Tây Nguyên Truyện ngắn đầu tay của anh“Hoa mua” được in

Trang 28

trong tập truyện ngắn Mùa của ngày hôm qua nhiều tác giả (Nhà xuất bản Giáo dục -

2005) Theo thời gian, lần lượt các truyện ngắn của anh ra đời Đặc biệt là Tập truyện

ngắn “Búp Thông xanh” gồm 9 truyện ngắn, được lấy cảm hứng từ con người và thiên

nhiên Kon Plông Bắt đầu từ đây, Đinh Su Giang cầm bút ghi lại những gì đã xảy ra ở miền rừng, để thức tỉnh người đọc về sự suy thoái của môi trường, thay đổi cách ứng

xử với thiên nhiên và vì sự tồn vong của chính mình Với anh, rừng là quan trọng, nếu mất đi, dù nhiều tiền cuộc sống cũng chẳng còn ý nghĩa gì

Hay như Hoàng Thanh Hương sinh năm 1978 tại Phú Thọ, dân tộc Mường (chị

là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội VHNT các DTTS Việt Nam, Hội viên Hội nhà báo VN, Hội VHNT Gia Lai) Hiện chị đang công tác tại Ban Tuyên giáo Tỉnh

ủy Gia Lai Chị có nhiều tác phẩm đặc sắc như: Những đứa con của buôn Nú (tập truyện - 2008), Phía trước là bầu trời (tập truyện - 2015), Tượng gỗ dân gian các tộc

người Ba Na, Gia Rai (sách nghiên cứu văn hóa dân gian- 2018, Mở mắt ngày đã trôi

(tập truyện ngắn - 2019) Hoàng Thanh Hương vốn được biết đến là một nhà văn của đất cao nguyên nắng gió, nhưng truyện ngắn của chị lại gây ấn tượng cho độc giả ở sự mềm mại, nhẹ nhàng mà không kém phần sâu lắng Truyện của Hoàng Thanh Hương không quá nhiều kịch tính, cũng chẳng đao to búa lớn Giọng văn thủ thỉ, tâm tình của chị thường mở ra trước mắt độc giả những cảnh đời bình dị và dễ gặp trong cuộc sống, thế nhưng sự lắng đọng của cảm xúc và cách giải quyết vấn đề của chị lại khiến người đọc thấm thía, vỡ lẽ nhiều điều

Hay như tác giả Nguyễn Văn Thiện hiện đang công tác tại Đắk Lắk Sau tập

truyện “Nắng trước cửa thiên đường” (Nxb Hội Nhà văn - 2012) dành được nhiều cảm tình của bạn đọc, năm 2015 Nguyễn Văn Thiện tiếp tục cho ra mắt tiểu thuyết “Nước

mắt màu xanh thẫm” (Nxb Hội Nhà văn - 2015) Có thể nói: Đây là một trong số những

cuốn sách đặc sắc của văn xuôi Tây Nguyên trong khoảng 10 năm trở lại đây Nhà thơ

Lê Vĩnh Tài đã nói một cách hình ảnh rằng: Nếu ví văn xuôi Đắk Lắk 10 năm qua như

mặt hồ thu, dịu dàng nhưng khá buồn tẻ, thì Nước mắt màu xanh thẫm là “ngọn dư ba” làm xao động cả mặt hồ Cái “dư ba” ở đây chính là nội dung vấn đề được phản

ánh, là bút pháp mới mẻ, là bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào Tây Nguyên, ngôn ngữ, hình ảnh mang hồn vía bản địa, chứa đựng nhiều cảm xúc Tất cả

những “dư ba” đó được “tắm gội” thấm đẫm từ gan ruột đến da thịt của từng nhân vật,

tạo nên số phận của nhân vật, số phận của cộng đồng Vì vậy, tiểu thuyết có sức cuốn

Trang 29

hút, người đọc không muốn buông sách khi chưa đọc đến trang cuối cùng Điều khiến chúng ta đau đáu và lo lắng cho Tây Nguyên từ nhiều năm nay là tình trạng mất rừng, tình trạng di dân để xây dựng nông - lâm trường, xây dựng các công trình thủy điện Bên cạnh những nơi đã làm tốt việc tái định cư, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết

về hạ tầng kinh tế, văn hóa trước khi đưa dân đến thì vẫn còn nhiều nơi chưa làm tốt, tắc trách với số phận của người dân, khiến đời sống của họ bị đảo lộn, văn hóa bản địa đặc sắc bị mai một, rừng bị tàn phá nặng nề

Nhà báo H’Xíu H Mok (dân tộc Ê Đê, sinh năm 1991, tốt nghiệp Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh), hiện là phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại Tây Nguyên Chị là phóng viên trẻ chuyên viết

về mảng văn hóa với nhiều bài viết về phong tục, lễ nghi, nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên, đặc biệt là dân tộc Ê Đê Chị cũng là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk, được kết nạp từ khi còn là sinh viên, hiện là 1 trong 3

hội viên trẻ nhất của Hội Mới đây, chị đã ra mắt tập truyện ngắn “Những mùa rẫy” là

tập hợp những câu chuyện mang đậm màu sắc và đặc trưng về vùng đất và con người Tây Nguyên Nhà báo, nhà văn trẻ H’Xíu H Mok tâm sự: Tôi may mắn được tham gia các trại sáng tác văn học dành cho thanh-thiếu nhi từ khi còn học phổ thông Tôi được lớn lên và nuôi dưỡng mạch nguồn văn chương trong cái nôi của văn học nghệ thuật từ những lần tham gia các trại sáng tác Sau này, khi được học tập, đào tạo chính quy trong môi trường báo chí lại giúp tôi có được những kỹ năng cần thiết để làm báo Tôi nhận thấy giữa văn chương và báo chí có sự tương tác hỗ trợ lẫn nhau, có chất văn chương trong bài báo thì câu chữ trở nên mềm mại, sinh động hơn Với những tác phẩm báo chí, mặc dù mang tính chất thông tấn nhưng nhờ có sự mềm mại của ngôn từ giúp

cho tác phẩm của mình trở nên gần gũi hơn với độc giả

H’ Phila Niê người dân tộc Êđê, lớn lên tại vùng đất Đắk Lắk Chị là một cây bút trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường ươm văn chương Tây Nguyên Bắt kịp xu

hướng mới chị đã có nhiều tác phẩm trình làng có thể kể tới như: Trẻ trong buôn, Cô

bé hái măng, Bạn thân, Chị em, Phía sau cánh cửa, Những đứa con của Ae Juôn,

H Lem đã về, Những con ma gỗ Tản văn Con của Amí và một số truyện nhỏ

trong các tập sách thiếu nhi như: Lu N’Gơr (2004), Hạ xanh 10 (2005),Bố cũng nhớ

bà mà (2005), Gùi nặng trên lưng (2006)…

Trang 30

Hay như H’Wêra sau khi tham gia lớp bồi dưỡng sáng tác văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số Đắk Lắk chị đã không ngừng kiên trì học hỏi tìm tòi, hăng say sáng

tác để cho ra đời nhiều tác phẩm đặc sắc như: Áo dài (Tạp chí Chư Yang Sin), Bến bờ

yêu thương (Tạp chí văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam), Cà đắng giã (in chung

trong tập “Lu N’Gơr”), Sự tích cây bắp nếp (in chung trong tập “LuN’Gơr”), Sự tích

bóng đêm (in chung trong tập “Gùi nặng trên lưng”),…

Y Việt Sa một cây bút trẻ người dân tộc Bâhnar tại mảnh đất Kon Tum xuất hiện

với nhiều truyện ngắn khá ấn tượng như: Phượng, Phượng đỏ và mưa, Bâng khuâng

niềm nhớ Tản văn: Xuân về, Góc nhớ bình yên, Chiếc điện thoại gỗ, Mini - Người bạn trong trái tim tôi,… Và một số bài thơ như: Sóng đôi, Dốc đời ngược gió, Ngày vẫn chờ phía trước, Vết thương phố, Biển yêu, Nhịp yêu, Dặn em vào đại học,… Những

sáng tác này hứa hẹn sẽ giúp tác giả vươn cao hơn nữa trên mảnh đất Tây Nguyên đại ngàn trong tương lai

Cây bút K’Sor Bi To người dân tộc Jrai đã bộc niềm đam mê văn chương từ khi

còn sớm, chị đã trình làng văn Tây Nguyên nhiều thi phẩm như: Chuyện ở đầu nguồn

Ia Nhin (in trên Văn nghệ Gia Lai), Cô bé đội mũ đỏ (in trên Báo Quân đội Nhân dân), Huyền thoại Ia Na Grai (in trên Văn nghệ Quân đội), Mối tình huyền thoại (in trên văn

nghệ Gia Lai),…

Nhà văn trẻ dân tộc M’nông Hoàng Nhật Rlayang được coi là bông hoa tươi

mới cho nền văn học Tây Nguyên với những dấu ấn như: Lu N’Gơr, Chuyện nhỏ ở bon

N’Drung (song ngữ), Bí mật của núi, Ơn thầy, Con đường mòn, Giường chung, Thủy điện Yaly, Sự tích thác Leng Rlu, Ba điều ước,…

Tóm lại có thể thấy Văn học Tây Nguyên từ 1986 đến nay khá phát triển với các thế hệ nhà văn tiếp nối nhau và tập trung vào một số vấn đề như: những tác động lớn lao của quá trình hiện đại hóa về kinh tế, văn hóa với mảnh đất và con người Tây Nguyên trong các thập kỉ qua; những số phận con người Tây Nguyên với những bi

kịch, những “được - mất” trong cuộc sống mới hiện đại Từ 1986, sau sự ra đời của

Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số, một số tác giả người dân tộc thiểu số Tây

Nguyên được xuất hiện Từ năm 2004, với sự chăm nom “ráo riết” của Hội VHNT

tỉnh Đắk Lắk, lan tỏa sang các tỉnh Tây Nguyên, cùng sự quan tâm của Hội VHNT các DTTS, từ các trại bồi dưỡng văn thơ của các tỉnh Tây Nguyên, bắt đầu có nhiều hơn những cây bút người dân tộc thiểu số Tây Nguyên Giai đoạn từ 2000- 2010 có thể

được coi là “nở rộ” cả về số lượng tác phẩm, lẫn đội ngũ tác giả nhiều thế hệ nhất của

Trang 31

văn học đương đại Tây Nguyên Người đi trước vẫn còn sung sức, người đi sau được quan tâm chăm chút Từ sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại trong sáng tác về Tây Nguyên, ta thấy các nhà văn đã cố gắng bám sát thực tiễn, phản ánh những vấn đề thiết thực trong đời sống của đồng bào các dân tộc từ trước đến sau 1975 và Đổi mới Có thể khẳng định rằng: Văn học Tây Nguyên đã có những đóng góp quan trọng vào bức tranh chung của nền văn học DTTS Việt Nam hiện đại Chắc chắn trong tương lai, văn học dân tộc thiểu số Tây Nguyên sẽ có sự chuyển biến mạnh mẽ; đáp ứng nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của công chúng, làm phong phú thêm kho tàng văn hóa, nghệ thuật của quê hương, góp phần tạo nên dòng chảy tinh thần phong phú trong đời sống văn hóa, nghệ thuật

1.2.2 Đề tài sinh thái trong văn học Tây Nguyên

Vùng Tây Nguyên có nguồn tài nguyên sinh thái rất đặc sắc, đa dạng và phong phú như: Hệ thống các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên với giá trị đa dạng sinh học cao; khu dự trữ sinh quyển thế giới Kon Hà Nừng; Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông; hệ thống thác nước hùng vĩ; Khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm, nhiều thắng cảnh nổi tiếng và độc đáo Cùng với đó, Tây Nguyên có 49 dân tộc anh em, trong đó có nhiều dân tộc bản địa Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa khác nhau có những phong tục tập quan, nếp sống, kiến trúc nhà ở, cùng các lễ hội truyền thống, các nét văn hóa văn nghệ dân gian khác nhau

Trong những năm gần đây, trước những biến đổi lớn về môi trường, vấn đề khí hậu, sinh thái trở thành một trong những vấn đề hệ trọng của đời sống con người Cái dây chuyền sống huyền diệu của tạo hóa ở Tây Nguyên đang ngày càng bị phá hủy Và tất nhiên, văn chương cũng không đứng ngoài cuộc Những vấn đề sinh thái được đưa vào trong sáng tác văn học ngày càng nhiều thêm ở mảnh đất này

Thành tựu nổi trội nhất của văn học hiện đại Tây Nguyên ở đời đề tài sinh tái có lẽ chính ở sự nỗ lực phục dựng một bức tranh thiên nhiên đại ngàn của rừng núi bao la cũng như đời sống sinh hoạt, tinh thần của người Tây Nguyên Các tác giả thường lựa chọn những đề tài như: cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc với sự gan dạ, hi sinh quật cường của con người Tây Nguyên và tình yêu quê hương, nét đẹp phong tục quê hương…

Trước hết là nhà văn Y Điêng với lỗi kể chuyện một cách dung dị, “Chuyện trên

bờ sông Hinh” thật hồn nhiên, trong trẻo như mạch suối rừng nhưng cũng đầy lo âu

trăn trở về sự xuất hiện của đời sống hiện đại: “Càng về trưa, gió càng mạnh làm cho

đối cỏ tranh không có lúc nào được nghỉ ngơi Chúng hết nằm xuống lại đứng lên Con

Trang 32

sóng gió cứ từ bờ suối thổi lên thành những lớp sóng xanh nối tiếp nhau Từ trong làng nhìn ra thấy núi đối vui, sóng xanh mát con mắt Nhưng hôm nay có gì lạ.”

Kim Nhất quen thuộc với bạn đọc qua nhiều tập truyện ngắn khá thành công

Tuổi xế chiều mới thử sức với tiểu thuyết Tiểu thuyết đầu tay mang tên Luật của rừng được nhà xuất bản Quân đội Nhân dân in ấn, phát hành năm 2008 Tiểu thuyết Luật

của rừng đã phát huy thế mạnh ấy, dẫn dắt người đọc qua gần 350 trang sách để hiểu

thêm con người và vùng đất giàu bản sắc văn hóa, thấm đẫm tình yêu thiên nhiên Luật

của rừng cũng là luật của trời, luật của người “Nhân nào quả nấy” - Kim Nhất viết:

“Vì con người có luật của con người thì rừng cũng có luật của rừng” Ba đời nhà Ama

Phê chỉ hành nghề thuốc cứu người, không săn bắn thú rừng nên dù gặp cọp cũng không việc gì Chính bà ngoại đã kể cho nghe về chuyện ông ngoại là tay săn bắn giỏi nhất

vùng nên bị cọp đến tận nhà xé xác: “Nó giết nhiều cọp quá nên bị cọp trả thù” Từ đó

dòng họ Ama Phê tu nhân tích đức Nhưng trời không hại thì người hại Thầy mo, thầy

bói lại đổ cho Ama Phê là ma lai: “Vì thương bố, Y Phê cầm dao rựa chặt vào chân

lão thầy bói nên cũng bị bắt luôn, mang đi xử tử.” Nhưng trời có mắt: “Chúng vung kiếm chém lần thứ tư, một tiếng sét tóe lửa đinh tai nhức óc ngay chỗ bọn đao phủ và hai cha con Y Phê Cây cổ thụ nơi lão thầy cúng và ba tên đao phủ nấp mưa đổ rầm và cháy ngùn ngụt “Hai tên đao phủ bị cháy đen như than” Những tên còn lại bị chết

hoặc cây đè nên cha con Y Phê thoát nạn, nhắm núi cao, rừng sâu mà trốn.” Kim Nhất gắn với rừng nên tả về rừng sinh động “Khu rừng già âm u bị màn đêm bao trùm giờ

đã sáng dần Tiếng chim ríu rít gọi đàn bay đi kiếm ăn trên các cành cây Tiếng con nai “tác tác” đâu đó lẫn tiếng gầm thét của loài cọp và lũ voi rừng Cả khu rừng bỗng rộn lên những âm thanh hỗn độn” Tiểu thuyết của Kim Nhất lấy tên là Luật của rừng

nhưng chính là luật của người Góp thêm bảo vệ những gì là văn hóa, loại bỏ những gì

là hủ tục, chung sức bảo vệ con người, bảo vệ thiên nhiên Chương cuối chưa hay, ảnh hưởng cái kết có hậu của tư duy truyền thống

Nhà văn H”Linh Niê không chỉ say mê kể về giàu, cái đẹp, cải hay độc đáo của Tây Nguyên, chị còn thể hiện sự bức xúc với những khó khăn, vất vả, kém cỏi, nghèo nàn và lạc hậu của vùng này Chị chỉ ra những người thực, việc thực, những sự kiện, những số liệu, những việc làm cụ thể, chính xác làm mất mát, mai một, tàn lụi theo tháng ngày những truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc Tây Nguyên Chị xót

xa khi thấy “Ching JRai, Ê Đê, BanNar chảy thành mẫu trong các lò nấu đồng”, “việc

bản ching, đập chẻ đang phát triển thành một nạn “dịch” với “những chiếc chủ Yang

Trang 33

Sung, Yang Rlung xưa kia phải đổi bằng mấy con trâu, nay bị vứt bỏ không thương tiếc ngoài vườn, mặc cho mưa gội, nắng thiêu” và “Bây giờ thì khó mà tìm được đâu

đỏ một nhà Rồng tre nửa, hay căn nhà dài Ê Đê hoặc một mải tranh nhà vòm MNông

cổ xưa Mất mát và biến dạng tất cả rồi” (Đi tìm hồn chiêng) H’Linh Niê đưa ra

những điều này không phải chỉ để phê phán, mà còn để tìm nguyên nhân, đề ra những biện pháp, những việc làm để khắc phục với trách nhiệm cao của một người cầm bút, một người con Ê đê đối với dân tộc mình và dân tộc khác H’Linh Niê hướng đến:

“Mong sao những phong tục đẹp, những mong nét độc đảo của văn hóa cổ truyền được bảo tồn, phát huy và truyền lại cho con cháu muôn đời sau, cho tiếng ching chéng Tây Nguyên mãi mãi bay cao, bay xa trong xanh cao thăm thẳm của bầu trời cao nguyên bao la” (Lời chiêng Tây Nguyên)

Đinh Su Giang đến với văn chương xuất phát từ tình yêu đối với con người và cảnh vật thiên nhiên của quê hương, anh đã sống trọn đam mê và không ngừng truyền cảm hứng về tình yêu văn hóa dân tộc cho giới trẻ trong cộng đồng người Tây Nguyên

Mở đầu tập truyện ngắn“Búp Thông xanh”là truyện T’Mang Deeng (Măng Đen) Su

Giang lấy cảm hứng từ truyền thuyết của dân tộc M’ Nâm về sự hình thành vùng đất T’Mang Deeng (Măng Đen) xinh đẹp Rừng là nỗi nhớ của Su Giang Thói quen của chàng trai đại ngàn này là hễ vui buồn cũng đều nhớ về rừng, nhớ về những ngôi làng;

nhớ phong tục, trước mùa thu hoạch bà con phải làm lễ “rước Mẹ Lúa” từ rẫy về kho,

lễ ăn trâu, lễ cúng máng nước; nhớ hình ảnh chàng trai Xơ Đăng với hình ảnh ngực trần căng như cánh ná, bắp chân, bắp tay bóng loáng như sừng trâu đực; nhớ cô gái Xơ Đăng với mái tóc dày như một mái nhà rông lợp kín bờ vai trần trắng sáng, bắp chân trần ẩn hiện trong tà váy như ánh chớp trong đêm dông… Su Giang yêu rừng đến nỗi nhớ mong về rừng như nhớ một người tình Bắt đầu từ năm 2005, Đinh Su Giang cầm bút ghi lại những

gì đã xảy ra ở miền rừng, để thức tỉnh người đọc về sự suy thoái của môi trường, thay đổi cách ứng xử với thiên nhiên và vì sự tồn vong của chính mình Với anh, rừng là quan trọng, nếu mất đi, dù nhiều tiền cuộc sống cũng chẳng còn ý nghĩa

Hxiu Hmok đã viết về cội nguồn của con người nơi đây chính là bắt nguồn từ

thiên nhiên núi rừng: “Cứ mỗi sáng sớm tinh mơ khi mặt trời mới ló rạng hay chiều tà

khi mặt trời sắp đi ngủ, từng đoàn các bà các mẹ, cả những cô gái mới lớn hay đám bé gái mới chập chững biết gùi nước lại nối đuôi nhau lũ lượt ra bến nước đầu nguồn, nơi

có rừng cây cổ thụ già trăm tuổi cây to phải mấy vòng người ôm không xuể, để tắm giặt, lấy nước đầy những gùi bầu già mang theo rồi lại nối đuôi nhau về.” (Người đàn

Trang 34

bà có bùa ngải) Con người dù có tìm kiếm những điều mới mẻ của xã hội ngoài kia

nhưng cuối cùng lại nhận ra không đâu bằng quê hương của mình: “Giờ đã đến lúc cô

trở về, về với ngôi nhà dài của amí, với buôn làng nơi cô đã lớn lên Ở nơi ấy, mỗi mùa mưa đi qua cô vẫn cùng amí lên rẫy, tuốt từng bông lúa chín hay hái từng trái dưa, trái

bí mang về Đó là nơi cô gắn bó Nơi có những người bạn vẫn í ới gọi nhau đi đổi công,

đi gùi nước.” (Yêu quê hương mình)

Có thể nói vùng đất Tây Nguyên, với những giá trị văn hóa đầy bí ẩn được các nhà nghiên cứu xem là vùng đất huyền thoại Và những huyền thoại ấy ẩn chứa trong các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể được kết tinh trong các truyện cổ, sử thi, luật tục, các tín ngưỡng dân gian, các lễ hội truyền thống và đặc biệt hơn cả là các biểu tượng văn hóa gắn với cuộc sống hằng thường của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

như: rừng; bến nước, núi, rẫy, sông, thác, suối, cồng chiêng, rượu cần, nhà mồ, nhà

rông, nhà dài… Và những giá trị văn hóa mang tính biểu tượng này đều hiện hữu trong

sáng tác của các tác giả với một góc nhìn sinh thái sâu sắc, phong phú và độc đáo

Các nhà văn Tây Nguyên hiện nay rất chú ý đến vấn đề sinh thái bởi họ là những

người con thực sự của Tây Nguyên, họ đã và đang chứng kiến cảnh “thay da đổi thịt”

của mảnh đất Tây Nguyên Họ cảm nhận rất rõ: sự phát triển mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội trong thời kì hiện đại, nhưng cũng thấy rất rõ sự suy thoái về môi trường sinh thái (sinh thái tự nhiên - sinh thái xã hội) Với tình yêu và lòng tự hào dân tộc của mình họ rất đau đớn xót xa khi thấy hệ sinh thái tự nhiên dần bị phá hoại, xuống cấp… Với sự nhạy cảm của một trái tim nghệ sĩ họ đã cất tiếng nói: Hãy cứu lấy con người! Hãy làm cho con người đúng được là người! Hãy làm con người hạnh phúc hơn! Hãy cắt những dây trói luật tục lạc hậu để con người tự do Và hãy cứu lấy Rừng! Hãy làm giàu có hơn bản sắc văn hoá Tây Nguyên! Hãy nhổ đi những cái gai nhọn hủ tục trên tấm thảm văn hoá lóng lánh sắc màu để nó toả sáng trong cuộc sống hôm nay

1.2.3 Niê Thanh Mai - cây bút truyện ngắn tiêu biểu của văn học Tây Nguyên thời

kì hiện đại và hội nhập

Nhà văn Niê Thanh Mai là người dân tộc Ê đê, chị sinh ra trong một gia đình trí thức Chị là một cây bút trẻ sung sức bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 2005 và đến

nay đã cho xuất bản 4 tập truyện ngắn: “Suối của rừng” (2005), “Về bên kia núi” (2007), “Sớm mai rực rỡ” (2010), “Phía nào sương thôi rơi” (2021) Bên cạnh đó là nhiều truyện ngắn lẻ như: “Xó rừng”, “Vị mật”, “Gió lạnh thì buốt sống lưng”, “Về

Trang 35

bên kia núi”, “Làng của cha tôi”, “Giữa cơn mưa trắng xóa”, “Áo mưa trong suốt”,

“Hơi thở của núi”, “Cây thằn lằn lá xanh”, “Mùi rừng”, “Đi qua màn đêm”…

Những nhà văn từ xưa luôn có một sự quan tâm sâu sắc với mảnh đất quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên, cây bút trẻ Niê Thanh Mai cũng không phải là trường hợp

ngoại lệ Nói về những “đứa con tinh thần” của mình, Niê Thanh Mai chia sẻ, viết là

hơi thở, là máu thịt, là sự tự nguyện và hạnh phúc khi được tắm mình trong những điều đẹp đẽ rất đỗi bình dị của vùng đất nơi chị sinh ra và lớn lên do đó các trang văn của chị hiện lên sống động, chân thực, không hề có dấu vết của sự làm màu, lên gân

Truyện ngắn của Niê Thanh Mai dẫn dắt độc giả về với Tây Nguyên hùng vĩ đại ngàn, ở đó con người được hòa mình vào thiên nhiên núi rừng cùng với nến văn hóa giàu đậm dấu ấn của những tộc người nơi đây Đó là cao nguyên đẹp đẽ mà trữ tình, dạt dào, phóng khoáng từ thiên nhiên đến con người Như những gì đã bản thân đã từng

chia sẻ: “Thực ra không phải riêng mình mà tất cả những ai từng sống và gắn bó với

Tây Nguyên đều chung điều đó Không biết có phải vì những người đàn ông trung niên

da ngăm, nụ cười hiền đều giống cha tôi… mà tôi đều nghĩ đến quê mình mỗi khi đặt bút viết Tôi có một tham vọng rất lớn Tôi muốn bất cứ ai đọc truyện của mình, họ đều muốn xách túi lên để đến đây.” Chị yêu quê hương một cách tha thiết nhưng cũng đau

đớn trước thực tế của thời đại mới thể hiện qua một số truyện ngắn như

Trong nhiều truyện ngắn của mình, Niê Thanh Mai đã viết về vấn đề này một

cách đầy xót xa Cô Xuân trong truyện ngắn “Về bên kia núi” đang ở một nơi được

gọi là “xó rừng” đã bỏ nhà ra thành phố tìm kiếm sự hào nhoáng nơi phồn hoa đô thị

Tưởng rằng cuộc sống sẽ hạnh phúc nào ngờ chỉ nhận về những cay đắng khi cô bị

người ta xâu xé, đánh chửi, làm nhục giữa chợ: “Chị dừng cuộc vật nhau bằng bộ dạng

tơi tả Tóc chị rối tung Quần áo có nhiều vết toạc Em nép vào tường Mép tường nham nhở Em nhìn chị từ xa xa sau những vết nham nhở ấy Chị của em Có lẽ không Chị

em mặc yên mới, áo mới chứ không nhàu nhĩ như thế kia Tóc chị em không xù và vàng rực như thế kia Chị em không bao giờ nói với ai nặng lời, nhăn mày với ai quá một ngày.” [46,13] Nhưng cô vẫn không trở về làng, mặc cho mí (mẹ) đêm đêm vẫn nằm

mong ngóng tin con chờ trời sáng: “Em cũng không nói rằng em đã gặp chị và không

nói được rằng chị nhất quyết không trở về làng Chị không muốn sống cuộc sống của

mí, của em Chị muốn là người thành phố Chị bảo có thể sống khốn khó nhục nhã ở đây cũng được Chị quen rồi.” [46, 14]

Trang 36

Hay như H’Linh cô gái xinh đẹp trong truyện ngắn “Giữa cơn mưa trắng xóa”

đã bỏ làng ra thành phố tìm việc: “Bao nhiêu năm rời làng, không liên lạc gì về nhà

cha giận cũng phải Thực lòng, H’Linh rất thương cha, muốn ở nhà gùi nước suối cho cha rửa mặt, dệt bông may khố cho cha mặc Nhưng H’Linh sợ quay về phải ngửi mùi đất, mùi phân bò.” [46, 61] Cô trở thành người tình bất đắc dĩ của một ông chủ giàu

có ở thành phố có sở thích đam mê sưu tầm đồ cổ của đồng bào các dân tộc ở Tây

Nguyên.: “Ông chủ buôn đồ cổ và quyết làm giàu để rửa cái nhục vợ bỏ vì đói nghèo

Đấy là nghe người ta nói, H’Linh nghe đâu bỏ đó Nhưng có lúc lại nghĩ, hay ông ta nhặt mình về để trả thù vợ Ông chủ gặp H’Linh trong một quán hát karaoke Ông chủ

có cảm tình H’Linh là của lạ Bọn đàn ông, ai cũng thích H’Linh Cũng lắm vui nhiều buồn Vài ba bận nữa hát cùng nhau, thế rồi H’Linh về ở hẳn nhà ông chủ H’Linh không phải lao động nặng.” [46,65] H’Linh thỉnh thoảng trở về làng, cô cảm nhận

được nỗi cô đơn của anh rể kể từ khi người vợ của anh qua đời Anh rể vẫn ở rể bên

nhà vợ, lặng lẽ nuôi con một mình: “Anh rể leo lên cầu thang trước Anh rể kéo bổng

H’Linh từ bậc thang trên chót lên hiên nhà Bàn tay anh rể to dày, thô ráp, nóng ấm Bàn tay H’Linh nhỏ nhắn, mềm mát H’Linh thoáng nhìn thấy đôi mắt anh rể rưng rưng, ngấn nước ” [46,60] Anh rể thầm yêu H’Linh, H’Linh cũng thương anh rể

nhưng cô không muốn trở về làng, không muốn làm vợ theo tục “nối dây” của dân tộc mình: “Nhưng người làng không lặng im Người làng hỏi nhau: Con bé H’Linh về hẳn

để nối dây với thằng Y Thi à? Ờ! Thằng Y Thi xuống núi về thành phố tìm con H’Linh mấy lần mà con H’Linh cứ tránh mặt Tội nghiệp cái thằng Y Thi quá, chiều nào cũng

ra bến suối chỗ ché đực ấy đâm cá và chờ con H’Linh về Ờ! Cái thằng rể đâm hết cá suối Đroăl rồi con H’Linh mới về Người làng cũng bảo: Sao cứ để thằng Y Thi phải ở

rể không công mãi thế? Ờ! Con H’ Lan chết đã qua lễ bỏ mả rồi ” [46,56] Mặc dù ở

thành phố, cô được ăn sung mặc sướng nhưng H’Linh chưa bao giờ có được một tổ ấm

hạnh phúc thực sự “Đêm thành phố ngột ngạt Xa lạ quá H’Linh khóc bài khóc não

nuột Tiếng khóc dấm dứt từ ruột gan và trút vào mặt rát buốt H’Linh vật mình cả đêm H’Linh uống rượu bằng chiếc ly trong suốt, rượu ngoại Thốt nhiên H’Linh nhớ mùi nồng nồng của thứ rượu cần ngọt lịm đầu lưỡi hôm nào về làng Thứ rượu gạo tê ngái lồng ngực và thơm dịu nhẹ H’Linh thấy miệng mình tanh tanh Rượu trong chiếc

ly pha lê Italia trở nên cay xè, đắng ngắt H’Linh khóc khi thứ nước cay xè ấy trôi tuột xuống cổ họng ” [46,80]

Trang 37

Truyện “Gió lạnh thì buốt sống lưng” kể về người vợ H’Di bỏ chồng con lên

thành phố tìm kiếm hạnh phúc hào nhoáng nơi phố thị, mở quán bán bia hơi Sau “hơn

hai mươi mùa rẫy”, bà bỗng dưng trở về làng, làm đảo lộn cuộc sống của hai cha con

suốt bao năm tháng tủi hờn bởi những lời dị nghị của bà con trong buôn làng: “H’Ban

chỉ ước gì mí mình đừng bao giờ quay về nhà nữa Cứ đi biệt tăm biệt tích ở chốn nào

đó Hay mí lấy chồng, đẻ con ở đâu khuất mắt là được Mỗi khi mí về rồi mí lại đi, cuốn theo tất cả những bình yên của ngôi nhà gỗ nhỏ xíu của ba cha con, để lại tiếng khóc

hờ hờ đòi mẹ của thằng em út, để lại đôi mắt đục ngầu và sự ngật ngưỡng vì say rượu của cha thì H’Ban cảm thấy căm ghét mí tận cùng.” [48,6]

Con bé H’Ban lớn lên ngày càng xinh đẹp Nó cảm nhận nỗi đau khổ của cha khi mẹ bỏ đi nên vô cùng căm ghét mẹ Mỗi khi mẹ quay về nhà dụ nó lên thành phố bán bia, nó nói những lời cộc lốc rất khó nghe với mẹ Nhưng rồi khi mẹ rời nhà quay lên thành phố, nó lại ngồi bưng mặt khóc, còn người cha thì mang rượu ra uống giải

sầu: “Cha gục xuống như cây chuối bị chém đứt ngay gốc H’Ban ôm lấy vai cha, nhận

ra sao vai ông ấy gầy quá Từ bé đến giờ đây là lần đầu tiên H’Ban ôm cha gần đến thế Bao nhiêu năm nay, ông cứ lủi thủi ngồi ở bậc cửa, uống rượu trong chai nhỏ rồi nhìn mông lung trước mặt Những lúc ấy, H’Ban nghĩ nhiều lắm Đôi khi nghĩ rằng cha mong mí về Cũng đôi khi nghĩ cha đang hận người đàn bà bỏ cha đi biền biệt Rồi

mơ hồ nghĩ đến việc mí về cha có chào đón không.” [48,13]

Có thể thấy, dòng chảy sinh thái trong sáng tác của Niê Thanh Mai vận động linh hoạt và đạt đến chiều sâu khi chạm tới những vấn đề cấp bách của xã hội Ở những sáng tác đầu tiên, Niê Thanh Mai khái quát sự tương quan giữa con người với môi trường sinh thái tự nhiên Vẻ đẹp của vùng đất đỏ bazan đầy nắng và gió ngày đêm che chở những tộc người Nổi bật hơn, chị đã vẽ lên bức tranh văn hóa với niềm tự hào về truyền thống đặc trưng nơi đây Chị còn thấy được sự biến đổi nhanh chóng của quá trình đô thị hóa: con người ngày càng quyết liệt đi theo nhịp sống mới nhưng vô tình hoặc cố ý họ đã xâm lấn, khai thác và tàn phá thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của mình Sinh thái tự nhiên bị tổn thương nghiêm trọng dưới sự tàn phá của con người thời hiện đại

Viết về vấn đề sinh thái tự nhiên và sinh thái xã hội, ngòi bút của Niê Thanh Mai dạt dào cảm xúc với đầy ưu tư trĩu nặng Những câu chuyện mang tính thời sự và đầy ám ảnh trong tâm thức độc giả về mảnh đất buôn làng thân yêu mà hùng vĩ, dữ dội

Trang 38

Mang trong mình hai dòng máu Kinh và Ê Đê, quê gốc ở Phú Yên nhưng lại sinh ra, lớn lên ở Đắk Lắk nên Niê Thanh Mai mang trong mình vẻ thanh lịch, khéo léo nhưng lại vô cùng phóng khoáng, cởi mở, chân thành Suốt những năm gắn bó với bục giảng, Niê Thanh Mai tâm huyết, yêu thương tận tình với các thế hệ học trò, chị luôn ý thức được nối dài tình yêu thương cũng như mạch văn chương ở miền đất của mình Từ khi công tác tại Hội VHNT tỉnh Đắk Lắk, Niê Thanh Mai luôn hừng hực, sục sôi với việc

kiếm tìm, vun trồng các tài năng văn chương của tỉnh nhà Chị lo lắng: “Tôi trăn trở

về nhiều điều lắm Nhất là sự phát triển của văn học nghệ thuật của Đắk Lắk nói riêng, vùng Tây nguyên nói chung vẫn còn chậm quá, manh mún quá Chưa có tác phẩm xuất sắc, chưa có tác giả nổi bật Tiếng nói về văn hoá và vùng đất Tây nguyên chưa thu hút các văn nghệ sĩ dốc hết tâm sức để làm bật lên nét đẹp ấy trên diễn đàn Và còn nhiều điều mà không thể một lúc có thể kể hết lúc này…” Bởi vậy mà chị đã bồi đắp

ra những cây bút trẻ tràn đầy nhiệt huyết, có thể kể đến như: H’Wê Ra, H’Lứt Mlô,

Trang 39

Tiểu kết chương 1

Sự phát triển của dòng văn chương sinh thái giờ đây đã trở thành một trào lưu phổ biến lan tỏa khắp thế giới trong đó có cả Việt Nam Văn học sinh thái ở Việt Nam tuy phát triển có hơi muộn, xong các tác giả đã nhanh chóng bắt kịp xu thế và đã được những thành tựu nhất định Dòng văn học sinh thái Tây Nguyên đang dần được định hình theo thời gian mang tới cho những tác phẩm độc đáo cho nền văn học DTTS nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung Trong số những nhà văn Tây Nguyên của thế kỉ XXI, Niê Thanh Mai - một người nghệ sĩ say mê vẻ đẹp quê hương nhưng cũng đầy suy tư và đau đớn trước những biến đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại Bằng ngôn ngữ hiện đại nhưng cũng đầy sắc màu văn hóa Tây Nguyên, tác giả đã mang tới những thông điệp sinh thái nhân văn - đạo đức trong mỗi trang văn Dưới góc nhìn sinh thái, các nhà văn Tây Nguyên nói chung và nhà văn Niê Thanh Mai nói riêng đã phản ánh khá sâu sắc và toàn diện về các vấn đề sinh thái ở vùng đất Tây Nguyên thời

kì hiện đại Đó là môi trường sinh thái tự nhiên và sinh thái xã hội của vùng đất Tây Nguyên thời kì hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Trang 40

Chương 2 TÂY NGUYÊN DƯỚI GÓC NHÌN SINH THÁI TRONG TRUYỆN NGẮN

CỦA NIÊ THANH MAI

Niê Thanh Mai là người con của Tây Nguyên hùng vĩ, giàu bản sắc văn hóa, có truyền thống văn hóa nghệ thuật với những bộ sử thi đồ sộ, những sinh hoạt văn hóa đậm sắc màu Tây Nguyên Lại là một trí thức - giáo viên là một nhà văn tâm huyết với nghề viết, Thanh Mai luôn có ý thức sâu sắc về các vấn đề thuộc về sinh thái môi trường ở đây bao gồm cả sinh thái môi trường tự nhiên và sinh thái môi trường xã hội Bởi vậy hơn ai hết nhà văn luôn tha thiết, tự hào về mảnh đất Tây Nguyên, về cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên với những truyền thống văn hóa lâu đời và huy hoàng của họ Vì thế, vấn đề sinh thái luôn được nhà văn đặc biệt chú ý trong quá trình sáng tác của mình Bởi qua đó tác giả đã thể hiện được: tình yêu, lòng tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên, con người cùng các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình và các DTTS khác ở Tây Nguyên Và cũng qua đó, tác giả lên tiếng cảnh báo về sự suy thoái nghiêm trọng về sinh thái của Tây Nguyên trong thời kì hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hôm nay trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ tươi đẹp này cùng với những hệ lụy to lớn của nó Với cảm quan sinh thái đầy ắp trong trái tim, trong tâm hồn và trong trí tuệ của mình, nhà căn Niê Thanh Mai đã hướng ngòi bút của mình đi rất sâu vào nội dung sinh thái của Tây Nguyên trong thời đại hiện nay

2.1 Một số đặc điểm về môi trường sinh thái tự nhiên của Tây Nguyên

2.1.1 Tây Nguyên - mảnh đất cao nguyên hùng vĩ và xinh đẹp

Theo từ điển Tiếng Việt: “Thiên nhiên là toàn bộ những sự vật tồn tại ở chung

quanh con người và không do sức con người tạo nên” Nó bao gồm trời, đất, sông, núi,

cỏ cây, hoa lá, biển hồ, chim muông, cầm thú… Nó không chỉ giúp con người duy trì đời sống vật chất mà còn tác động sâu sắc đến đời sống tinh thần của từng cá nhân hay tộc người Nhờ sự hiểu biết về thiên nhiên, chúng ta có thể khám phá những bí ẩn của

tự nhiên và phát triển tình yêu và sự quan tâm đến môi trường Bởi vậy từ lâu thiên nhiên đã trở thành cảm hứng trong sáng tạo nghệ thuật, nhất là lĩnh vực văn học Tây Nguyên hiện lên trong những tác phẩm của Niê Thanh Mai là thiên nhiên hùng vĩ, rộng lớn mang trong mình cả những nỗi niềm như một thực thể sống có tâm tư tình cảm, gắn bó hòa hợp với con người; thấu hiểu, sẻ chia và chở che cho con người nơi đây

Ngày đăng: 21/03/2024, 15:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w