1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn niê thanh mai

85 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Niê Thanh Mai
Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Giang, TS. Nguyễn Quý Thành
Trường học Trường Đại học Quy Nhơn
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Học
Thể loại Luận văn
Thành phố Quy Nhơn
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 609,17 KB

Nội dung

Trên vùng đất này, các thế hệ nhà văn đã nối tiếp nhau cầm bút viết về cội nguồn, về quê hương và cuộc sống con người như: Y Điêng, Kim Nhất, Linh Nga Niê Kdăm, Niê Thanh Mai… Vì vậy, vi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRUYỆN NGẮN

NIÊ THANH MAI

NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC

MÃ SỐ: 8229020

Người hướng dẫn: 1 TS TRẦN THỊ GIANG

2 TS NGUYỄN QUÝ THÀNH

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào

Tác giả luận văn

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 5

4 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4.1 Đối tượng nghiên cứu 5

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

5 Phạm vi nghiên cứu 6

6 Phương pháp nghiên cứu 6

7 Đóng góp của Đề án 6

8 Kết cấu của Đề án 6

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 7

1.1 Truyện ngắn và ngôn ngữ truyện ngắn 7

1.1.1 Truyện ngắn 7

1.1.2 Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn 12

1.2 Truyện ngắn Niê Thanh Mai 14

1.2.1 Vài nét về nhà văn Niê Thanh Mai 14

1.2.2 Khái quát về truyện ngắn Niê Thanh Mai 15

1.3 Tiểu kết Chương 1 16

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ NGỮ VÀ BIỆN PHÁP SO SÁNH TU TỪ TRONG TRUYỆN NGẮN NIÊ THANH MAI 18

2.1 Đặc điểm sử dụng từ ngữ 18

2.1.1 Từ ngữ về thiên nhiên và văn hóa vùng đất Tây Nguyên 18

2.1.2 Từ ngữ mang tính chất khẩu ngữ 37

2.1.3 Từ ngữ miêu tả cuộc sống hiện đại 39

2.1.4 Từ láy 40

Trang 4

2.2 Đặc điểm sử dụng biện pháp so sánh tu từ 47

2.3 Tiểu kết Chương 2 49

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CÂU VÀ ĐOẠN TRONG TRUYỆN NGẮN NIÊ THANH MAI 51

3.1 Đặc điểm sử dụng câu 51

3.1.1 Sử dụng câu đặc biệt 51

3.1.2 Câu song hành cú pháp 53

3.2 Đặc điểm sử dụng đoạn 55

3.2.1 Đoạn miêu tả 55

3.2.2 Đoạn hội thoại 68

3.3 Tiểu kết Chương 3 72

KẾT LUẬN 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

THPT Trung học phổ thông VHNT Văn học nghệ thuật

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thống kê lớp từ ngữ về thiên nhiên vùng đất Tây Nguyên 18

Bảng 2.2 Thống kê lớp từ ngữ về văn hoá vùng đất Tây Nguyên 21

Bảng 2.3 Thống kê phân loại từ láy theo số lượng âm tiết 41

Bảng 2.4 Thống kê phân loại thành ngữ theo số lượng âm tiết 44

Bảng 3.1 Thống kê số lượng câu đặc biệt 51

Bảng 3.2 Thống kê số lượng câu song hành cú pháp 53

Bảng 3.3 Thống kê số lượng đoạn có cấu trúc xen thành phần giải thích 55

Bảng 3.4 Thống kê số lượng đoạn có hình thức câu văn xuống dòng 62

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tây Nguyên là vùng đất đỏ bazan đầy nắng và gió, với những cánh rừng xanh thẫm bạt ngàn, những con suối, con sông ngày đêm cuồn cuộn chảy Tây Nguyên là vùng đất của những buôn làng với ngôi nhà Rông, nhà dài đặc trưng và

âm thanh rộn ràng của điệu múa cồng chiêng làm say đắm lòng người vào mùa lễ hội Đây còn là nơi sinh sống của những con người khỏe khoắn, mạnh mẽ, dũng cảm và tài hoa Những yếu tố trên góp phần tạo nên một vùng đất giàu bản sắc văn hóa thể hiện qua một kho tàng văn học dân gian đồ sộ và độc đáo Văn học Tây Nguyên thời kỳ hiện đại cũng đã hình thành, phát triển hơn nửa thế kỉ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận Trên vùng đất này, các thế hệ nhà văn đã nối tiếp nhau cầm bút viết về cội nguồn, về quê hương và cuộc sống con người như: Y Điêng, Kim Nhất, Linh Nga Niê Kdăm, Niê Thanh Mai… Vì vậy, việc nghiên cứu những nét đặc sắc trong phong cách sáng tác của từng tác giả và đóng góp của văn học Tây Nguyên thời kì hiện đại vào sự phát triển của văn học Việt Nam là thực sự cần thiết hiện nay

Trong các nhà văn Tây Nguyên thời kì hiện đại, đặc biệt là các tác giả người dân tộc thiểu số, Niê Thanh Mai là một nhà văn trẻ thuộc thế hệ 8X, tâm huyết với mảnh đất này và có sức viết khá dồi dào Bên cạnh những sáng tác thơ, đóng góp nổi bật nhất của Niê Thanh Mai là ở thể loại truyện ngắn Cho tới nay, Niê Thanh Mai đã xuất bản 4 tập truyện ngắn Truyện ngắn của chị có ngôn ngữ hiện đại, sử dụng tài tình những màn độc thoại nội tâm để bộc lộ tâm lí nhân vật, thể hiện sự am hiểu sâu sắc về văn hóa và con người của vùng đất Tây Nguyên Với những đóng góp trong các sáng tác của mình, Niê Thanh Mai được đánh giá là một trong “Bốn cây Knia” (H’Linh Niê, Trần Hồng Lâm, Niê Thanh Mai, Siu H’Kết) của các lĩnh vực văn học, nghệ thuật Tây Nguyên đầu thế kỷ XXI Tuy vậy, đến nay việc nghiên cứu các sáng tác của nhà văn Niê Thanh Mai còn rất khiêm tốn, chủ yếu là các bài báo hoặc những ý kiến nhỏ trong các công trình nghiên cứu về văn học các dân tộc thiểu số nói chung Theo khảo sát của chúng tôi, hầu như chưa có công trình nghiên

Trang 8

cứu riêng biệt nào về đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn của Niê Thanh Mai Trong khi đó, ngôn ngữ là yếu tố quan trọng, là phương tiện vật chất cấu thành tác phẩm văn học Việc tìm hiểu và khám phá tác phẩm văn học không thể không dựa vào ngôn ngữ được biểu đạt trong tác phẩm

Vì vậy, việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Niê Thanh Mai là một trong những hướng đi hiệu quả để tiếp cận và khẳng định giá trị của ngôn ngữ, phong cách sáng tác truyện ngắn và tư tưởng, tình cảm của tác giả với vùng đất, con người Tây Nguyên

Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Đặc

điểm ngôn ngữ truyện ngắn Niê Thanh Mai” làm đề tài Đề án thạc sĩ của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Niê Thanh Mai là một cây bút văn xuôi nổi bật của văn học Tây Nguyên thời

kì hiện đại, đặc biệt là những năm đầu thế kỷ XXI đến nay Chị đã có một số lượng tác phẩm truyện ngắn đáng kể trong đó có những truyện ngắn được đánh giá cao và

đã được xuất bản thành 4 tập: Suối của rừng (2005), Về bên kia núi (2007), Ngày mai sáng rỡ (2010), Phía nào sương thôi rơi (2021)… Niê Thanh Mai từng đạt giải tác giả trẻ của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2005 (tập truyện Suối của rừng), giải Nhì của Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2006 (truyện ngắn Giữa cơn mưa trắng xoá, Cửa sổ không có chắn song),

Những sáng tác của Niê Thanh Mai đã được khá nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, nhà văn nhắc tới Theo những khảo sát bước đầu của chúng tôi, đến nay đã có hàng chục bài báo, cuốn sách viết về chị hoặc có nhắc đến chị thông qua những nhận xét, đánh giá Cụ thể như sau:

Một số công trình nghiên cứu của các nhà văn, nhà phê bình là người dân

tộc thiểu số có đề cập tới sáng tác của Niê Thanh Mai như: Hương sắc miền rừng (2008) của tác giả Mai Liễu, Hồn cây sắc núi - Tiểu luận phê bình văn chương (2010) của tác giả Phạm Quang Trung, Tiếp cận văn học dân tộc thiểu số (2011) của nhà phê bình Lâm Tiến, Nghiên cứu, lí luận phê bình văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại - Diện mạo và đặc điểm (2013) của PGS.TS Trần Thị

Trang 9

Việt Trung (Chủ biên), Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại - Một số đặc điểm (2014) của PGS.TS Trần Thị Việt Trung và PGS.TS Cao Thị Hảo, Bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam (2014) của PGS.TS Đào Thủy Nguyên và TS Dương Thu Hằng, Văn học các đân tộc thiểu số Trường Sơn - Tây Nguyên 1975-2010 (2015) của Linh Nga Niê Kdăm

(Chủ biên)…

Công trình nghiên cứu Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại - Một số đặc điểm (2014) của PGS.TS Trần Thị Việt Trung [29] đã nhấn mạnh đến

những thành công trong việc dựng cảnh, dựng người, cách sử dụng ngôn ngữ nghệ

thuật của tập truyện Về bên kia núi (2007) của Niê Thanh Mai

Trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số Trường Sơn - Tây Nguyên 1975 -

2010 [21], tác giả Linh Nga Niê Kdăm đã có những đánh giá cụ thể, toàn diện về

quá trình trưởng thành của cây bút Niê Thanh Mai Từ những trại sáng tác hè hàng năm, nữ nhà văn dân tộc Ê Đê đã dần trưởng thành, định hình là một cây bút văn xuôi chắc tay, có bản lĩnh, có giọng điệu riêng Đặc biệt, truyện ngắn của chị phản ánh khá sắc nét tâm tư, tình cảm và sự đổi thay trong lối sống, cách nghĩ của lớp thanh niên dân tộc đương đại,

Bên cạnh đó, các sáng tác của Niê Thanh Mai còn được trực tiếp đánh giá trong các sách nghiên cứu, các bài viết phê bình, giới thiệu tác phẩm, các bài báo

Tác giả Mai Liễu trong bài viết Bốn cây Knia - Bốn tâm thế sáng tạo đã có những

nhận định, đánh giá cụ thể về sáng tác của Niê Thanh Mai: “[…] Niê Thanh Mai hướng ngòi bút của mình đến cuộc sống của giới trẻ, vấn đề tình yêu, sự tha hóa đạo

đức từ trong gia đình và xã hội Hơi thở của núi là truyện ngắn viết có tay nghề chắc, bố cục gọn mà sáng sủa” [25, tr,5]

Trên trang https://toquoc.vn, 06/07/2010, trong bài Văn xuôi về dân tộc và miền núi từ 1986 đến nay, tác giả Phạm Duy Nghĩa nhận đã xét về truyện ngắn Niê

Thanh Mai: “Truyện ngắn Niê Thanh Mai phản ánh tâm trạng của lớp trẻ Tây Nguyên trước sự tác động của văn minh đô thị, trong đó xu hướng từ bỏ buôn làng nghèo khó thân thuộc đi về phía phồn hoa diễn ra với bao nỗi băn khoăn, day dứt, chạnh buồn Phố phường không phải miền đất hứa - đó là thông điệp trong các

Trang 10

truyện của nữ nhà văn trẻ - nơi đó luôn tiềm ẩn những bất an đối với cuộc sống và

nhân cách con người” [35]

Trong bài viết Nhà văn Niê Thanh Mai - Ngày mai sáng rỡ trên trang điện tử cand.com.vn (04/03/2021), tác giả Nguyễn Phú đã có những nhận định khá sâu sắc:

“Dường như với chị viết là hơi thở, là máu thịt, là trả nợ với nơi chốn sinh thành nên nó sống động, chân thực, không hề có dấu vết của sự làm màu, lên gân Văn chương cất lên khúc bi ca của thân phận nhưng và phải nối được những mạch đập yêu thương từ trái tim người đến trái tim người, dẫn người ta từ vùng tăm tối, mê lầm, khổ đau đến với ánh sáng tươi mới của ngày mai” [36] Đó là những điều mà người đọc giải mã được qua những tín hiệu thẩm mĩ nhà văn gửi gắm trong từng con chữ, trong những câu chuyện về số phận của người dân các buôn làng Tây

Nguyên trong cuộc sống hiện nay

Tác giả Ngọc Ánh có hai bài viết về Niê Thanh Mai: Niê Thanh Mai - Viết

để “trả nợ” buôn làng” (baodantoc.vn, 31/08/2021) [33] và Niê Thanh Mai và

những trang văn day dứt về thân phận con người (biênphong.com.vn, 07/02/2022) [34] Ngọc Ánh đã đánh giá: “Yêu nghề viết, say mê văn hóa các dân tộc bản địa

Tây Nguyên, gần 20 năm cầm bút, nữ nhà văn Niê Thanh Mai (dân tộc Ê Đê) đã mang đến cho bạn đọc những trang văn đầy trăn trở, day dứt về những thân phận người ở xã hội Tây Nguyên trong dòng chảy biến đổi văn hóa Ở đó có sự dùng dằng níu giữ nguồn cội, có sự va đập, đứt gãy văn hóa khi bứt phá để hội nhập, hòa

2018 [25] chủ yếu tìm hiểu nghệ thuật viết truyện ngắn của Niê Thanh Mai

Qua những tài liệu tiếp cận được, chúng tôi nhận thấy, tuy là một nhà văn Tây Nguyên trẻ tuổi, tiêu biểu, nhưng những công trình nghiên cứu về ngôn ngữ trong sáng tác của Niê Thanh Mai còn khá ít Đến nay, chưa có công trình nào

Trang 11

nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Niê Thanh Mai Vì vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống, thấu đáo về đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Niê Thanh Mai

là cần thiết, góp phần phác họa bức chân dung nhà văn, chỉ ra được những nét riêng, những đóng góp đáng ghi nhận của tác giả trong đời sống văn học Tây Nguyên ở phương diện ngôn ngữ Đây là một việc làm có ý nghĩa và có giá trị thực tiễn cao

3 Mục tiêu nghiên cứu

Vận dụng lý thuyết về ngôn ngữ truyện ngắn để nghiên cứu làm sáng tỏ những đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Niê Thanh Mai

4 Đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Dựa vào lý thuyết về ngôn ngữ truyện ngắn, Đề án của chúng tôi nghiên cứu

về đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Niê Thanh Mai trên các bình diện: đặc điểm sử dụng từ vựng - ngữ nghĩa, câu và đoạn văn, làm sáng tỏ giá trị ngôn ngữ trong truyện ngắn của Niê Thanh Mai

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt mục tiêu đề ra, Đề án có nhiệm vụ nghiên cứu về các vấn đề cơ bản sau:

- Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài: truyện ngắn và ngôn ngữ truyện ngắn; tác giả Niê Thanh Mai và khái quát truyện ngắn Niê Thanh Mai

- Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Niê Thanh Mai: đặc điểm sử dụng từ ngữ

và biện pháp so sánh tu từ; đặc điểm sử dụng câu và đoạn văn

5 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Niê Thanh Mai ở các bình diện từ vựng - ngữ nghĩa, câu và đoạn văn trong 4 tập truyện ngắn của tác giả:

- Suối của rừng, 2005, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội

- Về bên kia núi, 2007, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội

- Ngày mai sáng rỡ, 2020, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội

- Phía nào sương thôi rơi, 2021, Nxb Văn học, Hà Nội

Trang 12

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp

nghiên cứu chủ yếu sau:

- Phương pháp thống kê, phân loại: khảo sát, đánh giá các đơn vị ngôn ngữ được sử dụng trong truyện ngắn của tác giả

- Phương pháp phân tích ngôn ngữ: nghiên cứu đặc điểm, giá trị của ngôn ngữ được sử dụng trong truyện ngắn

- Phương pháp tổng hợp: khái quát các vấn đề trình bày thành quy luật, đặc điểm chung, điển hình

7 Đóng góp của Đề án

Ngoài việc góp phần làm phong phú thêm những kiến thức lí luận về ngôn ngữ truyện ngắn và phong cách tác giả dân tộc thiểu số sáng tác bằng tiếng Việt - ngôn ngữ phổ thông, đề tài còn có ý nghĩa ứng dụng thực tiễn nhất định Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng vào việc tìm hiểu không gian văn hóa - du lịch Tây Nguyên qua văn học; việc dạy văn hóa, văn học địa phương trong nhà trường

8 Kết cấu của Đề án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề án được trình bày trong ba chương

- Chương 1 Cơ sở lí luận, trình bày những kiến thức lí luận là cơ sở cho việc

khảo sát đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Niê Thanh Mai: truyện ngắn, ngôn ngữ truyện ngắn; khái quát về truyện ngắn Niê Thanh Mai

- Chương 2 Đặc điểm sử dụng từ ngữ và biện pháp so sánh tu từ trong

truyện ngắn Niê Thanh Mai, trình bày kết quả khảo sát một số lớp từ ngữ và biện

pháp tu từ ngữ nghĩa có giá trị nghệ thuật góp phần phác họa bức tranh không gian

văn hóa Tây Nguyên

- Chương 3 Đặc điểm sử dụng câu và đoạn trong truyện ngắn Niê Thanh

Mai: đặc điểm sử dụng câu và đoạn trong cấu trúc văn bản truyện ngắn của nữ nhà

văn

Trang 13

Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ

nhỏ Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của cuộc sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn Truyện ngắn viết

ra để tiếp thu liền một mạch […] Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết” [10, tr.314-315]

Từ điển văn học (bộ mới) xác định truyện ngắn là: “Một thể loại tự sự cỡ

nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ ” [11, tr.1846]

Trong giáo trình Lý luận văn học, Phương Lựu (chủ biên): “Truyện ngắn là

hình thức của tự sự Khuôn khổ ngắn nhiều khi làm cho truyện ngắn có vẻ gần với các hình thức kể dân gian như truyện cổ, giai thoại, truyện cười,… nhưng thực ra không phải, nó gần với tiểu thuyết hơn cả, bởi là hình thức tự sự tái hiện cuộc sống đương thời Nội dung của thể loại truyện ngắn có thể rất khác nhau: đời tư, thế sự

hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn” [19, tr.397]

Qua các định nghĩa, ta thấy mỗi tác giả đều đưa ra những ý kiến riêng của mình về truyện ngắn Song nhìn chung, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất

cho rằng “truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ” Trong khuôn khổ của Đề án này, chúng tôi thống nhất với khái niệm về truyện ngắn được trình bày trong Từ điển văn

Trang 14

học (bộ mới) Như vậy, điểm nổi bật ở truyện ngắn đó là thể loại tự sự với hình thức

ngắn gọn, súc tích có thể đọc liền một mạch; nội dung gần gũi với đời sống, với những câu chuyện hằng ngày nhưng hàm lượng giá trị và ý nghĩa chứa đựng bên trong là rất lớn Một số phận, một cuộc đời, có khi là cả một thời đại hiện lên rõ ràng, cụ thể chỉ trên vài trăm trang truyện Truyện ngắn không miêu tả dàn trải một quá trình trên một diện rộng như những vấn đề được đề cập trong tiểu thuyết mà nó chủ yếu đi vào một hoặc vài biến cố của số phận con người, một mặt, một khía cạnh nào đó của nhân vật Nó quan tâm đến kết quả của vấn đề hơn là quá trình Nó buộc độc giả phải ngẫm nghĩ, suy tư về những giá trị ẩn chứa đằng sau những sự kiện, những chi tiết mà người viết đặt ra So với thể loại tiểu thuyết hay truyện vừa, truyện ngắn mang nhiều dấu ấn của ngôn ngữ nói, được thể hiện dưới hình thức các cuộc đối thoại qua lại giữa các nhân vật Thông qua các nhân vật, tác giả muốn thể hiện một trạng thái tâm lí con người thời đại, đồng thời qua đó nhà văn muốn gửi gắm những thông điệp, bày tỏ với độc giả những băn khoăn, suy nghĩ về con người

và thời đại theo tinh thần khách quan hoặc chủ quan của mình Vì giới hạn và khuôn khổ cho phép của truyện ngắn nên để có một tác phẩm hay, xuất sắc là điều không

dễ đối với người sáng tác

1.1.1.2 Đặc điểm

a Cốt truyện

Là một thể loại của văn xuôi tự sự, truyện ngắn vừa có những nét chung lại

có những nét đặc trưng riêng Đặc trưng chung đầu tiên thể hiện ở cốt truyện Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm tự

sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm

Truyện ngắn là thể loại có cốt truyện nhưng nhìn chung biến hóa hơn tiểu thuyết Truyện ngắn có nhân vật, được thể hiện qua lời kể, trần thuật Cả hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết đều chú trọng vai trò của người kể chuyện Song điểm khác biệt dễ thấy nhất giữa truyện ngắn và tiểu thuyết là truyện ngắn có hình thức

kể chuyện nhỏ - tức là “truyện ngắn” Nó chỉ đề cập đến một vài biến cố riêng của

cuộc sống con người Số lượng nhân vật cũng không nhiều, vì hầu hết các truyện

Trang 15

ngắn xây dựng rất ít các sự kiện, ít biến cố Tình tiết trong truyện ngắn vì thế thường được lựa chọn rất kỹ, chỉ ghi lại những tình huống nào tiêu biểu nhất, đủ sức cho người đọc hình dung cả quá trình sống của nhân vật

Dựa vào cốt truyện, có thể chia làm hai loại truyện Truyện không có cốt truyện (hoặc cốt truyện rất mờ nhạt) vì do dụng ý nghệ thuật của nhà văn chỉ nhằm thể hiện diễn biến tâm trạng nhân vật trong mối liên hệ với hoàn cảnh Truyện chỉ

có những ý tưởng, không có sự kiện gay cấn, thời gian cụ thể, thậm chí không có đầu đuôi (truyện ngắn Thạch Lam) Truyện ngắn có cốt truyện rất chú ý xây dựng những tình tiết, sự kiện bộc lộ tính cách của nhân vật và thúc đẩy hướng phát triển, vận động của mạch truyện Các sự kiện càng gay cấn, nổi bật càng tạo kịch tính, sức

hấp dẫn cho truyện (truyện ngắn Chí Phèo - Nam Cao)

b Dung lượng

Truyện ngắn có dung lượng nhỏ, ngắn gọn mà cô đúc nên có sức ám ảnh lớn

Nó tập trung vào một hoặc một vài biến cố trong một không gian, thời gian nhất định, tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và sự liên tưởng cho người đọc Ví dụ: truyện ngắn

Vi hành của Nguyễn Ái Quốc dịch ra tiếng Việt chỉ hai trang sách, được viết dưới

hình thức một bức thư kể về một sự kiện là tác giả bị nhận nhầm là Khải Định Cốt truyện đơn giản, dung lượng rất ngắn nhưng truyện lại có sức công phá lớn, tác động mạnh mẽ vào ý thức, khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc để đặt ra vấn đề chính trị - xã hội, vấn đề dân tộc, đấu tranh…

c Kết cấu

Về kết cấu, tuy dung lượng nhỏ nhưng truyện ngắn có thể có những kết cấu linh hoạt Kết cấu truyện ngắn không gồm không gian, thời gian nhiều tầng bậc, nhiều tuyến, được tổ chức theo kiểu tương phản, liên tưởng Truyện ngắn có thể có

các kiểu kết cấu sau đây:

- Kết cấu vòng tròn (đầu cuối tương ứng): Chí phèo (Nam Cao)

- Kết cấu theo trục thời gian: chuyện được kể theo thời gian, theo diễn biến

của dòng sự kiện: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

- Kết cấu tâm lý: chuyện được kể men theo dòng tâm lý nhân vật, làm sáng

Trang 16

rõ nội tâm nhân vật và tạo sức hấp dẫn cho câu chuyện: Đời thừa (Nam Cao)

- Kết cấu đồng hiện: nhà văn miêu tả sự kiện, quan sát tình huống ở các địa điểm khác nhau trong cùng một thời điểm Kiểu kết cấu này đem lại khả năng mở

rộng dung lượng cho tác phẩm: Bức tranh (Nguyễn Minh Châu)

- Kết cấu trùng phức (kết cấu truyện lồng trong truyện): người kể chuyện đứng ra ngoài, đóng vai trò là đạo diễn để tổ chức diễn biến câu chuyện qua lời kể,

qua đó hoàn thiện chân dung nhân vật: Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu)

- Kết cấu mở: truyện kết thúc nhưng cái kết còn để ngỏ, mở ra những khả

năng liên tưởng rộng lớn: Chí Phèo (Nam Cao), Vợ nhặt (Kim Lân)

e Điểm nhìn và phương thức kể chuyện

Điểm nhìn là vị trí, chỗ đứng để xem xét, miêu tả, bình giá sự vật, hiện tượng trong tác phẩm Trong tác phẩm tự sự, tương quan giữa nhà văn và chủ đề trần thuật hay giữa điểm nhìn của người trần thuật với những gì được kể là điều đặc biệt quan trọng Điểm nhìn nghệ thuật được xem như một camera dẫn dắt người đọc vào mê cung văn bản ngôn từ Khi nghiên cứu điểm nhìn nghệ thuật, người ta chia điểm

Trang 17

nhìn thành các loại như điểm nhìn tác giả, điểm nhìn nhân vật; điểm nhìn không gian, điểm nhìn thời gian; điểm nhìn tâm lý, điểm nhìn tư tưởng; điểm nhìn tu từ… Trong nghệ thuật trần thuật, sáng tạo của nhà văn trước hết thể hiện ở cách “ứng xử” với câu chuyện để tạo ra sự đa dạng của các điểm nhìn nghệ thuật

Về phương thức kể chuyện, trong truyện ngắn, người ta thường dùng nhiều cách kể chuyện Các nhà văn thường thay đổi cách kể và có thể có các hình thức kể hỗn hợp Có hai hình thức phổ biến là:

- Tường thuật lại quá trình, diễn biến sự việc: Vợ nhặt (Kim Lân)

- Miêu tả lại diễn biến sự kiện: Vi hành (Nguyễn Ái Quốc)

Để nhận thức phương thức kể chuyện, người ta căn cứ vào các tình huống kể chuyện:

- Tình huống khách quan: tác giả đứng bên ngoài kể lại điều xảy ra: Chiếc lá cuối cùng (Ohenry)

- Tình huống chủ quan: tác giả hoặc người kể chuyện tự đóng vai trò là nhân vật chính của tác phẩm; kể lại những sự kiện, hành động, việc làm, ý nghĩa hoặc mối quan hệ người - người, hoặc phân tích, bình luận chung

Cũng cần chú ý đến quan điểm của người trần thuật trong truyện ngắn Quan điểm đó thể hiện trong cách kể, nhưng cũng có khi thái độ bề mặt qua ngôn ngữ lại

đánh lừa ta (Chí Phèo - Nam Cao) Truyện ngắn cũng thường có viễn cảnh - khung

cảnh được mở ra trong tương lai mà qua tác phẩm người đọc phát hiện hoặc cảm nhận được

g Cách xây dựng tình huống và chi tiết

Tình huống truyện là “cái tình thế của câu chuyện”, là cảnh huống chứa đựng

trong nó những mâu thuẫn, xung đột hoặc những khả năng tiềm tàng để cốt truyện diễn tiến, phát triển, nhân vật bộc lộ tính cách

Tình huống truyện có vai trò hết sức quan trọng, được ví như “cái chìa khóa vận hành cốt truyện” Từ tình huống truyện, các sự kiện, biến cố của cốt truyện được phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ Việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong tình huống truyện sẽ bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và dụng

Trang 18

ý nghệ thuật của tác giả Việc sáng tạo nên các tình huống độc đáo biểu hiện khả năng quan sát, khám phá bản chất cuộc sống, bản chất con người của nhà văn

Tình huống là thời điểm, khoảnh khắc nhất định trong tác phẩm, ở đó tập trung điểm nút chủ đạo trong tác phẩm của nhà văn Tạo tình huống là một đặc điểm thi pháp truyện ngắn Do dung lượng nhỏ, truyện ngắn buộc phải tìm đến một tình huống - tức là một khoảnh khắc đặc biệt trong đời sống để thể hiện tập trung mối quan hệ con người, bật sáng tư tưởng của tác giả Truyện ngắn có thể có một hay nhiều tình huống, tạo thành một hệ thống

Các kiểu tình huống truyện tiêu biểu là: tình huống nhận thức, tình huống tâm trạng, tình huống hành động Tình huống truyện ngắn thường rất độc đáo, ấn tượng, tạo hiệu quả thẩm mĩ cao

Chi tiết trong truyện ngắn hay tiểu thuyết đều nhằm bộc lộ tính cách, tâm tư truyện ngắn, đan dệt nên các tình huống truyện, đều cùng có hai loại chi tiết: chi tiết trung tâm và chi tiết phụ trợ Nhưng chi tiết ở truyện ngắn thường ẩn chứa dung lượng phản ánh rất lớn Cũng có nghĩa là tính cô đọng, hàm súc và tượng trưng của chi tiết cao Một chi tiết nổi bật có thể gợi cho người đọc liên tưởng đến cả một trạng thái nhân sinh xã hội, suy rộng ra bề sâu, bề xa của nội dung phản ánh

1.1.2 Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn

1.1.2.1 Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn xét về mặt hình thức

Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của một thể loại là nhằm làm nổi bật những đặc điểm mang tính khái quát nhất Để có thể làm nổi bật đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn về mặt hình thức, các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam thường chia lịch sử truyện ngắn làm hai giai đoạn lớn: truyện ngắn Trung đại và truyện ngắn Cận - hiện đại (từ thế kỷ XX)

Những tác phẩm được xếp vào thể loại truyện ngắn Trung đại hình thành từ thể loại truyền kỳ, hoặc là ảnh hưởng của lối kể chuyện dân gian, hoặc có khi là lối văn chép sử có tính chất văn học Cách hành văn mang tính khuôn mẫu, biền ngẫu; ngôn ngữ kể chuyện dân gian nên ngôn ngữ có đặc điểm trực tiếp, đơn giản

Bước sang giai đoạn đầu thế kỷ XX về sau, ngôn ngữ truyện ngắn mang hơi

Trang 19

thở cuộc sống Mọi lớp từ ngữ tồn tại trong xã hội đều được các nhà văn sử dụng vào tác phẩm như: lớp từ tình thái, từ ngoại lai, lớp từ địa phương, lớp từ tôn giáo, thành ngữ, tục ngữ… Đặc biệt là các câu văn linh hoạt về cấu trúc, không bị ràng buộc về khuôn mẫu Câu văn có thể tỉnh lược các thành phần, tạo nên dòng chảy ngôn từ, dòng chảy của cuộc sống, dòng chảy của tâm trạng Dưới ngòi bút của nhà văn, hình thức câu biến hoá theo theo cách cảm nhận và ý đồ thể hiện cuộc sống

1.1.2.2 Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn xét về ngữ nghĩa

Về phương diện ngữ nghĩa, ngôn ngữ truyện ngắn, đặc biệt là truyện ngắn hiện đại, có những đặc điểm nổi bật như sau:

- Bởi có hình thức ngắn cho nên ngôn ngữ truyện ngắn hàm súc, hàm ẩn, đa nghĩa; vận dụng tối đa các biện pháp tu từ có tác dụng tăng tầng nghĩa cho ngôn từ, làm đậm đặc thêm quá trình mã hoá tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật

- Mọi yếu tố trong một truyện ngắn có nhiệm vụ thể hiện chủ đề Những yếu

tố nằm ngoài chủ đề đều được gạn lọc

- Cái hấp dẫn của truyện ngắn nhiều khi không phải là cốt truyện mà là ngôn

từ Có những truyện không có cốt truyện, cái dẫn dắt độc giả là câu văn, dẫn dụ và

mê hoặc độc giả là ngôn từ Đương nhiên dòng ngôn từ cuối cùng cũng đi đến xây dựng hình tượng, bởi hình tượng nghệ thuật là giá trị của tác phẩm

1.1.2.3 Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn với phong cách nhà văn

Bởi quy mô nhỏ và với những đặc điểm ngôn ngữ xét về mặt nội dung và hình thức như nêu ở phần trên, ngôn ngữ truyện ngắn ghi nhận dấu ấn phong cách nhà văn rõ nét hơn bất cứ thể loại văn xuôi nào khác Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật là mang tính cá nhân, ngôn ngữ tác phẩm gắn với ý đồ nghệ thuật và quan niệm thẩm mĩ của nhà văn Ở thể loại truyện ngắn, đặc trưng này thể hiện ở việc tuyển lựa nghiêm ngặt chất liệu ngôn ngữ

Theo tác giả Cù Đình Tú, tìm hiểu phong cách tác giả của ngôn ngữ văn chương phải căn cứ vào hai dấu hiệu cơ bản:

“- Khuynh hướng ưa thích và sở trường sử dụng những loại phương tiện ngôn ngữ nào đó của tác giả

Trang 20

- Sự đi lệch chuẩn mực của tác giả ” [31, tr.123]

Mỗi nhà văn bao giờ cũng phải tạo cho mình cái riêng không lẫn vào với bất

cứ ai, trước hết là đặc điểm ngôn ngữ trong tác phẩm của họ Nguyễn Tuân cầu kỳ, nắn nót, mỗi câu chữ dường như có lí lịch của nó, ngôn ngữ Nam Cao gần với đời thường nhưng giàu triết lí và nhất là có thế mạnh trong miêu tả nội tâm nhân vật Gần đây truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp gây ấn tượng bởi cái ngôn ngữ gai góc, xù

xì, lạnh lùng như nhát dao chém đá

Ngôn ngữ tác phẩm tạo nên giọng điệu và từ đó hình thành phong cách Ngôn ngữ truyện ngắn là nơi nhà văn có thể thử nghiệm phong cách, nhưng sử dụng ngôn ngữ là tài năng, là cá tính sáng tạo không phải mọi người đều theo một quy cách như nhau và điều cốt yếu là hiệu quả thể hiện Trong điều kiện khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt, cuộc sống chuyển động với tốc độ ngày càng nhanh, nhà văn hơn ai hết phải tự đổi mới mình thì mới bắt nhịp được với thời đại Nhưng đổi mới trong văn học khác với các hình thái khác Bởi văn học là nhân học Văn học và tấm lòng nhà văn bao giờ cũng hướng đến phục vụ con người, nâng cao đời sống tinh thần cho con người, đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ cho con người Mục đích của sáng tác văn học không thay đổi, những cách tân đổi mới đều để phục vụ mục đích đó một cách hiệu quả hơn Trong lịch sử văn học những tác phẩm nói được tiếng lòng của con người, khơi dậy trong con người giá trị nhân văn đều được độc giả trân trọng đón nhận, tác giả Niê Thanh Mai là một cây bút như vậy

1.2 Truyện ngắn Niê Thanh Mai

1.2.1 Vài nét về nhà văn Niê Thanh Mai

Niê Thanh Mai sinh ngày 29/7/1980, là người dân tộc Ê Đê Chị sinh ra trong một gia đình trí thức và hiện đang sống, làm việc tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Sau khi tốt nghiệp THPT, Niê Thanh Mai là sinh viên khoa Sư phạm, trường Đại học Tây Nguyên Tốt nghiệp đại học, chị về công tác ở trường THPT Dân tộc nội trú N’Trang Lơng, Đắk Lắk Hiện nay chị đang là Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Đắk Lắk; Uỷ viên Ban kiểm tra Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam

Trang 21

Niê Thanh Mai đã có thời gian dài công tác tại trường THPT dân tộc Nội trú N’Trang Lơng, nơi đã ươm mầm được rất nhiều những cây viết trẻ thế hệ 8X, 9X

Cô giáo - nhà văn Niê Thanh Mai đã không quản vất vả, công sức và biết bao tâm huyết để xây dựng một đội ngũ cây viết trẻ kế cận với mong muốn phát huy được thế mạnh của một vùng văn hóa rộng lớn, lâu đời Đội ngũ sáng tác trẻ có trình độ, được đào tạo và đặc biệt là được sinh ra, lớn lên trong tình yêu mãnh liệt dành cho Tây Nguyên nên rất có thể trong thời đại mới nền văn học Tây Nguyên lại có những thành tựu mới, những trang lịch sử văn chương mới rực rỡ

1.2.2 Khái quát về truyện ngắn Niê Thanh Mai

Niê Thanh Mai là thế hệ nhà văn Tây Nguyên đầu thế kỷ XXI, chị đã có những bước đi rất vững chãi và ghi được dấu ấn trong đời sống văn học ở Tây Nguyên Mới chỉ hơn 10 năm sáng tác, chị đã có những thành công ban đầu đáng khích lệ với nhiều truyện ngắn in trong 4 tập truyện Điều đặc biệt là Niê Thanh Mai đã vinh dự được nhận những giải thưởng như: Giải thưởng của Tạp chí Văn

nghệ Quân đội năm 2006 với truyện ngắn Giữa cơn mưa trắng xóa và Áo mưa trong suốt; Giải tác giả trẻ của Liên hiệp VHNT Việt Nam năm 2009 với tập truyện Suối của rừng…

Những truyện ngắn của chị thấm đẫm chất Tây Nguyên từ đề tài, thế giới nhân vật đến hiện thực cuộc sống với các vấn đề về văn hóa, xã hội… của vùng đất đỏ bazan mang màu sắc rất hiện đại Trong các tác phẩm văn xuôi, Niê Thanh Mai đã phản ánh một cách chân thực, sinh động những hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống, con người Tây Nguyên với những nét bản sắc riêng biệt trong lối sống, lối nghĩ, phong tục, tập quán, sinh hoạt cộng đồng của từng cá nhân, của các buôn làng, đồng thời thể hiện những sự thay da đổi thịt và có không ít những cơn đau đớn để “lột xác”, hội nhập với cuộc sống trong thời đại mới Điểm thành công nhất trong truyện ngắn của chị là ý thức kế thừa những giá trị của văn hoá của dân tộc mình, tinh hoa của văn học dân gian truyền thống một cách đầy sáng tạo Chị luôn nỗ lực hết mình tự học, tự bồi dưỡng tri thức để nâng cao trình độ và tiếp cận nhiều phương pháp hiện đại để đổi mới trong sáng tác, nên bước đầu những truyện ngắn của chị đã thu hút được sự chú ý và đánh giá khá cao của bạn đọc, nhất là những bạn đọc trẻ Những sáng tạo nghệ thuật của chị vừa thể hiện

Trang 22

được đời sống hiện đại trên nền văn hóa truyền thống Tây Nguyên, vừa giàu tính triết

lý đồng thời thể hiện sự mạnh mẽ, quyết liệt của bản chất người Ê Đê và để thỏa những đam mê, khát vọng sáng tạo, đổi mới văn chương Niê Thanh Mai muốn mang đến cho độc giả một thứ văn chương thời đại mới tươi tắn, hồn nhiên với cách nhìn đa diện, đa chiều về các vấn đề cá nhân, xã hội ở mảnh đất cao nguyên đầy nắng, gió và màu xanh của đại ngàn này

Niê Thanh Mai dành nhiều những trang viết về văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc mình không bằng giọng kể trần thuật mà để cho các nhân vật tự làm những công việc hàng ngày, nói bằng cách nói của dân tộc mình và thực hiện các nghi thức văn hóa, phong tục tập quán một cách tự nhiên, sống động khiến người đọc như đang được trải nghiệm, đang được sống trong không gian văn hóa của đồng bào Ê Đê Thế mạnh của Niê Thanh Mai là hiểu về văn hóa của vùng đất, hiểu và yêu con người nơi đây và nhờ đó mà những sáng tác của chị viết về Tây Nguyên được độc giả đón nhận Những sáng tác của chị làm cho độc giả hiểu được phong tục tập quán, lối sống, lối nghĩ và thấy rõ được cả những đổi thay của Tây Nguyên mỗi ngày Từ những sáng tạo rất riêng của mình, Niê Thanh Mai là nhà văn nữ dân tộc thiểu số trẻ và tiêu biểu ở Tây Nguyên; xứng đáng là người tiếp nối, giữ lửa và truyền lửa cho đội ngũ sáng tác trẻ, làm giàu có phong phú thêm cho văn học dân

tộc thiểu số Tây Nguyên nói riêng và văn học dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung

1.3 Tiểu kết Chương 1

Truyện ngắn là một thể loại văn xuôi được sử dụng rất phổ biến trong sáng tác của các nhà văn trên thế giới cũng như ở Việt Nam Để tạo ra các tác phẩm truyện ngắn xuất sắc, mỗi tác giả phải tuân theo những đặc trưng nghệ thuật riêng của thể loại đồng thời phải thể hiện được cá tính độc đáo trong phong cách sáng tác của cá nhân

Trong nền văn học Việt Nam nói chung và trong văn xuôi hiện đại nói riêng, rất nhiều tác giả sáng tác thành công với thể loại truyện ngắn, tiêu biểu như: Chu Lai, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Huy Thiệp… Văn học Tây Nguyên cũng có những cây bút viết truyện ngắn khá đặc sắc, đặc biệt là sáng tác của các nhà văn là người dân tộc thiểu số như Linh Nga Niê Kdăm, Niê Thanh Mai, Kim Nhất…

Niê Thanh Mai là một cây bút trẻ của văn học Tây Nguyên thời kì hiện đại

Trang 23

Bản thân là một người dân tộc Ê Đê, chị đã có nhiều truyện ngắn xuất sắc viết về chính cuộc sống, phong tục, những sinh hoạt văn hoá đặc trưng của đồng bào mình Tác giả đã thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ để khắc hoạ bức tranh thiên nhiên Tây Nguyên hùng vĩ; tái hiện cảnh sinh hoạt quen thuộc, gần gũi trong mỗi gia đình, trong từng buôn làng; thể hiện cách suy nghĩ, lối nói mộc mạc, bộc trực đặc trưng của người đồng bào dân tộc thiểu số Vì vậy, để khám phá được giá trị nghệ thuật trong truyện ngắn của Niê Thanh Mai, chúng ta cần nghiên cứu đặc điểm

sử dụng ngôn ngữ trong truyện ngắn của tác giả Đó là đặc điểm sử dụng từ ngữ, các biện pháp tu từ; đặc điểm sử dụng câu và đoạn văn Những kết quả nghiên cứu

cụ thể về đặc điểm sử dụng ngôn ngữ truyện ngắn Niê Thanh Mai sẽ được chúng tôi trình bày trong các chương tiếp theo của đề án

Trang 24

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ NGỮ VÀ BIỆN PHÁP SO SÁNH TU TỪ

TRONG TRUYỆN NGẮN NIÊ THANH MAI

2.1 Đặc điểm sử dụng từ ngữ

2.1.1 Từ ngữ về thiên nhiên và văn hóa vùng đất Tây Nguyên

Niê Thanh Mai cũng như nhiều nhà văn khác không đặt mục tiêu phản ánh đặc trưng văn hóa dân tộc, tác phẩm của chị không phải là công trình khảo cứu văn hóa hay bàn luận về văn hóa Nhà văn chỉ sáng tác bằng những gì mình suy nghĩ, cảm nhận từ cuộc sống của bản thân, của gia đình và đời sống của buôn làng Nhưng thông qua hình tượng nhân vật, các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm, qua cách sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật, nét riêng của văn hóa Tây Nguyên vẫn như mạch nguồn chảy trong vô thức và thấm dẫm trong tư duy, ý thức sáng tạo của nhà văn Nhắc đến đặc trưng văn hóa Tây Nguyên, nhiều người sẽ xác định đó là không gian rừng núi, văn hóa cồng chiêng, sử thi, các lễ hội cộng đồng hay các tập tục… Trong truyện ngắn của Niê Thanh Mai, thiên nhiên và bản sắc văn hóa vùng đất Tây Nguyên được thể hiện qua một hệ thống từ ngữ đặc trưng

2.1.1.1 Lớp từ ngữ về thiên nhiên vùng đất Tây Nguyên

Trước hết, không gian núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ được tác giả khắc hoạ qua một lớp từ ngữ tạo thành những hình ảnh mang dấu ấn riêng cho thiên nhiên của vùng đất này Chúng tôi đã khảo sát được những từ ngữ miêu tả thiên nhiên được lặp lại nhiều trong truyện ngắn của Niê Thanh Mai thể hiện trong bảng thống

kê sau đây:

Bảng 2.1 Thống kê lớp từ ngữ về thiên nhiên vùng đất Tây Nguyên

Trang 25

của chàng K’Tyn và nàng Plang (truyện Hơi thở của núi, tập Suối của rừng) Nàng

Plang xinh đẹp không thích K Lành - con trai của trưởng buôn mà trao vòng đồng cho chàng trai K Tyn - người hầu của nhà K Lành Trong Lễ hội đâm trâu, K Lành lập mưu để K Tyn phải thay mình đâm trâu dữ K Tyn đã đâm chết con trâu hung tợn, nhưng bản thân chàng đã bị cặp sừng nhọn hoắt của nó đâm chết Chứng kiến cái chết của người yêu, Plang đau đớn khôn xiết, nàng không cho buôn làng làm đám ma cho K Tyn mà đưa người yêu lên một chiếc thuyền độc mộc và đẩy con thuyền trôi ra sông “Không ai biết con thuyền độc mộc ấy trôi mải miết phương nào Mãi sau này người ta thấy ở cuối dòng sông ấy nở đỏ rực một thứ hoa như

nước mắt khóc cho tình yêu mà đến giờ người ta vẫn gọi là hoa Plang” (Suối của rừng, tr.69) Hoa Pơlang đã có từ ngày đó

Hoa Pơlang rực rỡ được tác giả sử dụng làm hình ảnh so sánh cho vẻ đẹp của

người con gái Ê Đê đang độ tuổi xuân thì Trong truyện ngắn Suối của rừng, Niê

Thanh Mai đã khắc hoạ hình ảnh các cô gái Tây Nguyên qua từ ngữ này: “Nhà ma Thu có ba cô con gái, hai cô chị rực rỡ như hoa Pơlang nở vào tháng ba, bắp chân trắng trẻo như bắp chuối non, môi lúc nào cũng chúm chím khoe nụ cười có hàm

răng trắng đều như hạt bắp” (Suối của rừng, tr.6)

Trang 26

Thiên nhiên Tây Nguyên còn bừng lên vẻ rực rỡ trong nắng tháng 3 với sắc màu của loài hoa cúc quỳ Truyện ngắn của Niê Thanh Mai không thể thiếu sự hiện diện của loài hoa giàu sức sống này để khắc hoạ vẻ đẹp đặc trưng của núi rừng Tây

Nguyên Trong truyện ngắn Phía trước là những con đường, tác giả đã miêu tả:

“Mùa khô, mùa hoa cúc quỳ nở rộ, màu vàng của nó phủ kín làm cho triền đồi càng

thêm nóng nực Không biết từ bao giờ, cúc quỳ tràn lên đồi nhanh đến vậy” (Suối của rừng, tr.132) Sắc vàng rực của hoa cúc quỳ hoà cùng màu vàng chói chang của

cái nắng mùa khô ở Tây Nguyên tạo nên bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi tắn, bừng sáng và để lại những ấn tượng khó quên cho những ai đã từng sống, từng đi qua mảnh đất này

Ngoài hoa Pơlang, hoa cúc quỳ, thiên nhiên Tây Nguyên còn được Niê Thanh Mai miêu tả là vùng đất bazan bụi đỏ trời vào mùa khô và trơn trợt, dẻo như sáp vào mùa mưa Chỉ với từ “đất bazan”, tác giả đã giúp người đọc hình dung ra

nét đặc trưng nhất về “đất” ở Tây Nguyên Trong truyện ngắn Suối của rừng, Niê Thanh Mai viết: “Tháng 5, Tây Nguyên bắt đầu vào mùa mưa, đất bazan không còn

tung bụi đỏ ngầu trời mà kết lại thành từng khối dẻo dính Sau những trận mưa đầu

mùa, cây cối bắt đầu mang một màu xanh tươi và tràn trề sức sống” (Suối của rừng,

tr.32) Tuy bụi mù, trơn trợt, dẻo dính khiến xe và người nhiều lần vấp ngã dúi dụi nhưng đất bazan thực sự màu mỡ, là nguồn nuôi dưỡng cho mùa màng và những cánh rừng bạt ngàn của Tây Nguyên luôn tốt tươi

2.1.1.2 Lớp từ ngữ về văn hóa vùng đất Tây Nguyên

Không chỉ khắc hoạ vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng, Niê Thanh Mai còn tập trung tái hiện không gian văn hoá Tây Nguyên qua một lớp từ ngữ đặc trưng về cách xưng hô, các sinh hoạt trong đời sống, văn hoá ẩm thực, các lễ hội và phong tục Chúng tôi đã khảo sát được một lớp từ ngữ miêu tả đời sống, văn hoá của Tây Nguyên thể hiện qua bảng thống kê sau đây:

Trang 27

Bảng 2.2 Thống kê lớp từ ngữ về văn hoá vùng đất Tây Nguyên

Trang 29

a Từ ngữ xưng hô của người Ê Đê

Trước hết, về cách xưng hô, chúng tôi thấy tác giả dùng từ ngữ rất đặc trưng của người Ê Đê để miêu tả cách xưng hô với cha mẹ Mẹ được gọi là “mí” hoặc “a mí” Cha được gọi là “ma”, “a ma” Trong đó, Niê Thanh Mai chủ yếu sử dụng từ

“mí” (350 lần) để xưng hô chỉ người mẹ, còn từ “a mí” chỉ được sử dụng 4 lần Về người cha, tác giả dùng từ “ma” (57 lần) và “a ma” (10 lần) Qua bảng thống kê, chúng tôi nhận thấy Niê Thanh Mai đề cập đến người phụ nữ, đặc biệt là người mẹ nhiều hơn người đàn ông, người cha trong các truyện ngắn của mình Số từ xưng hô chỉ người mẹ (mí, a mí) là 354 lần, còn số từ xưng hô chỉ người cha (ma, a ma) là

67 lần Số từ xưng hô chỉ người mẹ gấp gần 6 lần so với từ xưng hô chỉ người cha

Sở dĩ như vậy vì trong đời sống của đồng bào Ê Đê người phụ nữ giữ vai trò quan trọng Họ là người chủ của gia đình, họ có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng cũng chịu nhiều vất vả và hi sinh để chăm lo cho cuộc sống của người thân Đồng thời họ cũng là đối tượng chịu nhiều tác động của đời sống văn hoá, xã hội Nhất là trong giai đoạn buôn làng đang chuyển mình sang cuộc sống hiện đại, nhiều người phụ nữ

đã bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực và không còn giữ được những phẩm chất mang tính truyền thống Qua kết quả khảo sát, chúng tôi thấy trong ngôn ngữ giao tiếp, người Ê Đê vẫn giữ được cách xưng hô đặc trưng của mình mặc dù cuộc sống đang thay đổi theo hướng hiện đại cả về kinh tế, văn hoá và ngôn ngữ

b Từ ngữ về không gian sinh hoạt gia đình của người Ê Đê

Bản sắc văn hoá Tây Nguyên còn được nhà văn Niê Thanh Mai tập trung khắc hoạ ở không gian sinh hoạt gia đình Nhà văn đã sử dụng một lớp từ ngữ riêng biệt để tái hiện không gian ăn, ở, sinh hoạt gắn bó với mỗi người dân của buôn làng

Ê Đê Hình ảnh những “ngôi nhà sàn”, “nhà dài”, “cầu thang” lên xuống, “sàn nhà”,

“bếp lửa” đã trở đi trở lại trong trang văn của tác giả và chứa đựng những cảm xúc, suy tư sâu sắc về cuộc sống, số phận của con người Tây Nguyên

Trong truyện Phía nào sương thôi rơi, Niê Thanh Mai đã mở đầu bằng đoạn

tả ngôi nhà sàn dài của mí Loan: “Đã hơn mấy mùa trăng trôi qua, ngôi nhà dài của

mí Loan như có đám, bếp lửa giữa nhà cứ im ỉm không muốn hừng cháy, khoai không thèm vùi vào đống tro nóng Chiếc gùi mây nằm lăn lóc trong góc nhà Cầu

Trang 30

thang bảy bậc vững chắc được đẽo gọt công phu từ cây gỗ cà chít vừa bằng một

vòng tay ôm không có ai bước lên…” (Phía nào sương thôi rơi, tr.25) Chi tiết “bếp

lửa”, “chiếc gùi mây” và nhất là cái “cầu thang bảy bậc” làm từ cây gỗ cà chít đã miêu tả một cách chân thực, sống động về không gian sống, sinh hoạt của nhân vật

và của đồng bào các dân tộc miền núi nói chung Nhà văn cũng hay nhắc về sự gắn

bó sâu sắc giữa con người và ngôi nhà, điểu này được thể hiện trong truyện ngắn

Mai rừng: “H'Mây lớn lên trong ngôi nhà sàn cũ kỹ không biết có tự bao giờ mà

những cây cột mun cứ đen, bóng Sàn nhà làm bằng thân nứa lúc nào cũng trơn và mát rượi suốt ngày bị H'Mây nhảy lên nhảy xuống nên phát ra những tiếng kêu cọt

kẹt” (Suối của rừng, tr.103) Nhân vật H’Mây trong truyện đã nhìn thấy những kỷ

niệm, dấu vết thời gian được lưu giữ trong ngôi nhà sàn cũ Tuổi thơ, những buồn vui đời người in dấu ở đó Nhà sàn và từng bậc cầu thang còn chứng kiến những bi kịch đổ vỡ, sự chia lìa, những nỗi buồn và giọt nước mắt của mỗi thành viên trong gia đình Vì lẽ đó, lớp từ ngữ chỉ “nhà sàn” (8 lần), đặc biệt là “cầu thang” (40 lần) được sử dụng với tần xuất cao trong truyện ngắn của Niê Thanh Mai

Qua cách dùng từ ngữ và miêu tả của nhà văn Niê Thanh Mai, người đọc hình dung không gian sinh hoạt của người Ê Đê gắn liền với nhà sàn với kết cấu đặc trưng: phía dưới là “gầm nhà”, bước lên hết “cầu thang” là đến “sàn nhà”, trung tâm của sàn nhà là “bếp lửa” Trong đó cầu thang là một vật có ý nghĩa rất quan trọng và linh thiêng của người Ê Đê Bởi đó là nơi đầu tiên phải bước lên để vào trong nhà, cũng là nơi đầu tiên để đón khách, nơi tiễn người thân đi xa Vì vậy, trong 4 tập truyện ngắn, tác giả đã sử dụng từ “cầu thang” với tần xuất khá lớn (40

lần) để tái hiện không gian sinh hoạt rất đặc trưng của các gia đình Trong truyện Về bên kia núi, từ “cầu thang” được lặp lại 4 lần và hình ảnh cầu thang đều gắn với

những sinh hoạt hàng ngày và đời sống tình cảm của người Ê Đê Đó là những cô gái đã chịu ảnh hưởng của đời sống đô thị nên trang phục là những bộ váy hiện đại bay loè xoè khi bước lên cầu thang: “Áo xanh lông két, váy mền loè xoè bay bay khi bạn chị leo lên cầu thang” Đó là hình ảnh người chị bước xuống cầu thang để rời nhà lên phố trong tâm trạng bùi ngùi khi chia tay người thân: “Chị xách túi bước

xuống cầu thang nhìn em, ngùi ngùi” (Về bên kia núi, tr.7) Đó còn là nỗi đau đớn

Trang 31

và tiếng khóc nghẹn ngào của dân làng khi bước lên cầu thang của nhà có người già vừa mất: “Trống báo tin làng có người mất Chỉ chốc lát nhà em đã động nghịt người, đàn bà trong làng vừa leo lên cầu thang đã khóc, khóc từ cầu thang lết dần

vào nhà Những tiếng khóc buồn miết vào không gian não nùng” (Về bên kia núi, tr.9) Còn trong truyện ngắn Bài ca phía chân trời, “cầu thang” là nơi chứng kiến

nỗi xót xa của Din khi tình cảm của mình không được Siên đáp lại: “Trưa nay anh Siên ngã từ hiên nhà xuống đất Ngập mình trong bùn đất ẩm Khi Din từ nhà sau đi

ra thì thấy anh đang lồm cồm bò dậy […] Din nhào xuống cầu thang hốt hoảng bấu

lấy tay anh thì Y Siên gạt tay Din, tự mình lần mò lên bậc cầu thang” (Ngày mai sáng rỡ, tr.10) Hay lúc Y Siên bị mắc bệnh lạ, cầu thang cũng là nơi Din đau xót

chứng kiến dân làng và những người con gái khác đến bên an ủi, lo lắng cho Siên:

“Din ngồi yên dưới sàn nhà, chẳng buồn ngước nhìn người làng tất bật lên xuống

cầu thang” (Ngày mai sáng rỡ, tr.7) Như vậy, cầu thang là nơi gắn bó với không

gian sinh hoạt gia đình đồng thời cũng là một hình ảnh đặc trưng cho kiến trúc nhà sàn của người Ê Đê từ xưa đến nay

Trong nhà sàn, ngoài cầu thang thì “bếp lửa” giữa sàn nhà cũng là một hình

ảnh độc đáo Bếp lửa là linh hồn trong nhà sàn, là biểu tượng của sự sống, là nơi sum họp, trò chuyện, là nơi chứng kiến những kỉ niệm buồn vui trong cuộc sống thường ngày Vì thế, trong 4 tập truyện ngắn, Niê Thanh Mai đã sử dụng từ “bếp lửa” với tần xuất 15 lần để tái hiện không gian sinh hoạt truyền thống trong mỗi

ngôi nhà của người Ê Đê Trong truyện ngắn Những buổi chiều, tác giả đã miêu tả

bếp lửa như là một chứng nhân cho kỉ niệm vui của cả buôn làng: “Đêm đêm, ở nhà văn hoá xã cách buôn Tun chừng 500m, tiếng hát, tiếng cười cứ ồn ã, có cả tiếng đàn T’rưng nhịp nhàng thi thoảng vang lên Người già ngồi lại với nhau bàn

chuyện Bếp lửa trong gian nhà dài của Phin cứ hừng hực cháy” (Suối của rừng,

tr.84) Trong nhà, bếp thường được giữ lửa suốt ngày đêm, để soi sáng, để sưởi ấm,

để canh chừng thú dữ, để nấu ăn, để nướng bắp, lùi củ khoai, củ sắn Hình ảnh bếp

lửa không bao giờ tắt được Niê Thanh Mai miêu tả trong truyện Đi qua mùa đêm:

“Ma Lun khơi bếp lửa cho hừng lên (Bếp lửa nhà người Ê Đê đâu có bao giờ được tắt, khi không nấu nướng thì than vẫn cứ cháy âm ỉ Vì vậy vào nhà lúc nào cũng

Trang 32

ấm, muốn ăn khoai nướng hay bắp nướng thì cứ vùi vào đấy, nghe mùi thơm lấy ra

thì ăn được ngay)” (Về bên kia núi, tr.94) Bếp lửa nhà sàn còn là nơi làm bừng sáng

vẻ đẹp của con người Ê Đê Trong truyện ngắn Giữa cơn mưa trắng xóa, bếp lửa

nhà sàn đã soi chiếu cơ thể cường tráng và tâm hồn lương thiện, thủy chung của

nhân vật người anh rể: “Anh rể ngồi xuống bếp lửa cời cời bếp Lửa sáng bừng lên

Củi khô nổ lách tách Đầu tóc, vai anh rể ướt đẫm sương đêm Anh rể sừng sững như tượng gỗ lim Ngực vồng Tóc xoăn, xõa xuống vai trần Khổ thân Y Thi! Từ

ngày chị gái H'’Linh mất, anh rể vẫn ở vậy […]” (Về bên kia núi, tr.61)

c Từ ngữ chỉ vật dụng của người Ê Đê

Bên cạnh “nhà sàn”, “cầu thang”, “bếp lửa”, tác giả đã sử dụng một số từ ngữ để nói về những vật dụng, những hình ảnh quen thuộc trong ngôi nhà sàn Đó là chiếc

“gùi” đan bằng mây gắn với hoạt động “gùi”, là người phụ nữ “dệt vải thổ cẩm” ở góc nhà… Người phụ nữa Tây Nguyên nói chung cũng như phụ nữ Ê Đê nói riêng khi ra ngoài, lên nương rẫy lúc nào cũng đeo gùi để mang theo cơm, nước lên nương rẫy và gùi các sản phẩm thu hoạch được về nhà Niê Thanh Mai đã miêu tả hình ảnh này qua 18 lần từ “gùi” (danh từ và động từ) được sử dụng trong 4 tập truyện ngắn Đặc biệt, trong một đoạn văn ngắn từ “gùi” được dùng đến 11 lần:

“Người Êđê của H’Linh mang cái gì cũng bằng gùi Gùi nước Gùi măng Gùi bí ngô Gùi mì Gùi thổ cẩm… Cái gùi gùi đồ ăn thức uống đè nặng trên lưng từ lúc tóc cháy nắng hoa vàng Cái gùi gùi thời gian đến tận lúc tóc bạc trắng ra nhà mồ Cái gùi, cái dốc làm người con gái Êđê khòm lưng và chân to Đàn bà con gái Êđê

khổ lắm” (Về bên kia núi, tr.57) Như vậy, chiếc gùi đã để lại dấu ấn sâu sắc trong

cuộc sống và trên dáng hình của mỗi người phụ nữ Ê Đê Còn khi ở nhà, họ thường chăm chỉ, khéo léo “dệt vải thổ cẩm” để may những tấm “yên”, “khố”, “áo”, “chăn”

cho mình và người thân Din trong truyện Thương anh bằng núi bằng sông là cô gái

nghèo nhưng chân thực, tốt bụng, chăm chỉ và khéo tay nên ma Siên muốn Din làm con dâu trong nhà dù Siên không yêu Din Mặc dù vậy, Din vẫn cần mẫn, căm cụi hàng đêm ngồi ở góc nhà dệt áo cho Siên, dệt khố cho ma Siên trong nỗi cô đơn, đau xót: “Din ngồi dệt ở góc nhà Thoi lách cách Chỉ đứt, Din dừng thoi nối chỉ Tiếng Siên ú ớ trong giấc ngủ làm Din rối ruột Nước mắt Din ướt đẫm vạt áo, nước

Trang 33

mắt Din ướt đẫm chỉ đang dệt Din bỏ khung cửi đi ra nhà kho đổ gạo ra cối giã […] Din thức đêm dệt cho Siên chiếc áo mới, cho cha Siên chiếc khố mới Khố dài

ba mét Khố rộng sáu tấc Cha Siên vẫn ngồi trên chiếc Kpa dài và đánh chiếc xa to bằng đôi mắt sáng ngời Đầu lúc nào cũng gật gật Khố mới sẽ làm dáng ngồi của cha Siên sang trọng hơn […] Din dệt khố hằng đêm, lách cách tiếng thoi hằng đêm Rồi Din tháo chỉ ra làm lại Vừa tháo vừa khóc Vừa khóc vừa dệt lại từ đầu […]”

(Phía nào sương thôi rơi, tr.94 - 95) Cũng như nhân vật Din, Win trong truyện Ngày mai sáng rỡ là cô gái Ê Đê siêng năng, hay làm, lúc nào cũng ngồi bên khung

cửi: “Trong khi mấy đứa con gái trong buôn ưa quần quần áo áo, thì chị Win chỉ cắm cúi vào khung dệt ở góc nhà Chị cặm cụi và chăm chỉ nên tấm yên, tấm áo

Win dệt chưa ai chê bao giờ” (Ngày mai sáng rỡ, tr.36)

Như vậy, qua những trang văn của Niê Thanh Mai, bằng những từ ngữ đặc trưng, nhà văn đã khắc hoạ được hình ảnh những người phụ nữ Ê Đê khéo léo, chăm chỉ đệt vải may áo, may váy, may khố cho người thương và cho những người thân yêu Đồng thời, tác giả cũng đã miêu tả vẻ đẹp duyên dáng, kín đáo và đầy nữ

tính của người phụ nữ Ê Đê trong trang phục truyền thống - những tấm “yên” (váy

tấm) dệt bằng vải thổ cẩm Trong 4 tập truyện, Niê Thanh Mai đã dùng 15 lần từ

“yên” để nói về về trang phục độc đáo này Trong truyện Bài ca phía chân trời, nhà

văn miêu tả: “Ở buôn Tuk, con gái đứa nào cũng quấn yên dài chấm gót Yên nhiều

tua, lấp lánh chỉ kim tuyến” (Ngày mai sáng rỡ, tr.12) Còn trong truyện Về bên kia núi, tác giả đã cảm nhận được niềm tự hào, hạnh phúc của người phụ nữ Ê Đê khi

mặc trang phục truyền thống: “Em mặc yên bằng bàn tay gân guốc của mẹ Yên cứng và còn thơm mùi hồ Áo tròng qua cổ, cổ tay em nhỏ và mềm ngọ nguậy dưới lớp áo đen thẫm Áo mới, em theo chị đi dự lễ tối nay […] Chị Xuân đẹp Chị mặc yên mặc áo một mình Cứ xoay trước xoay sau trước mặt bà để bà khen Bà già rồi, nhưng bà muốn nhìn thấy ngày xưa từ dáng tròn mây mẩy hồn nhiên như lá của cháu gái Vì vậy, mỗi khi mặc yên mới, áo mới chị Xuân lại làm bà rơm rớm nước mắt Nước mắt bà lăn từ những nếp nhăn xếp đều đặn trên mặt Em thấy thương bà”

(Về bên kia núi, tr.5)

Trang 34

d Từ ngữ chỉ văn hóa ẩm thực của người Ê Đê

Không gian sinh hoạt trong mỗi gia đình người Ê Đê còn nổi bật với hình ảnh người phụ nữ hàng ngày giã gạo để nấu cơm và các món ăn dân dã, quen thuộc

Vì vậy, trong 4 tập truyện ngắn, Niê Thanh Mai đã sử dụng một lớp từ ngữ để nói

về nét văn hoá ẩm thực truyền thống của dân tộc mình Những món ăn của người Ê

Đê thường được tác giả nhắc đến trong tác phẩm là “canh cà đắng”, “canh bột với lá mì”, “ớt siêm”, “cá suối nướng”, “thịt trâu gác bếp”, “khoai lùi”, “rượu cần”… Nếu bếp lửa sưởi ấm con người trong nhà sàn, thì những món ăn quen thuộc được nấu,

nướng trên bếp lửa làm nên hương vị của ngôi nhà Trong truyện Thương anh bằng núi bằng sông, tác giả đã miêu tả hình ảnh của Din vừa khóc vừa giã gạo để nấu

món canh bột với lá mì, ớt rừng mà Siên rất thích ăn: “Thình thịch, thình thịch Tiếng chày chậm và uể oải Thóc tung tóe trên nền đất Đất ẩm, trời giăng giăng sương mờ Din khóc thút thít Tiếng khóc lọt thỏm giữa tiếng chày thình thịch Giã

cả đêm Sáng ra gạo trong cối đã mịn thành bột Din đổ bột vào nấu canh với lá mì Canh bột sền sệt Siên gật gù khen canh ngon Siên bảo lâu lắm không ăn canh bột, nhưng cho ớt vào nhiều hơn nữa, ớt xanh ấy Ớt xanh mới thơm và mới cay xé lưỡi”

(Phía nào sương thôi rơi, tr.95) Hay trong truyện Đừng uống rượu trước hiên nhà,

nhà văn đã miêu tả cảnh bà mí làm món canh cà đắng, món thịt trâu phơi khô nướng với muối ớt: “Mí chuẩn bị bữa cơm chiều một cách lặng lẽ Từ gian bếp sau nhà, chỉ

có tiếng rau đổ vào chảo xào xèo xèo Thơm phức Cả tiếng giã cộc cộc vang lên đều đều Chắc mí giã cà để nấu canh cà đắng Nhà Thy ai cũng ưa ăn cơm với cà đắng” (Phía nào sương thôi rơi, tr.168); “Thế là hôm nay bà lại xuống bếp Bà tự tay gỡ xâu thịt trâu đang treo trên gác bếp, rồi bảo Thy ra vườn hái cho bà nắm lá

ớt, lá é, nhớ hái ớt chỉ thiên xanh già để bà giã muối ớt” (Phía nào sương thôi rơi, tr.178) Trong truyện Giữa cơn mưa trắng xóa, tác giả cũng nhắc đến món thịt trâu khô quen thuộc: “Anh rể với tay lấy thịt khô treo vách và bắc nồi lên bếp” (Về bên kia núi, tr.63) Trong nhà sàn còn hình ảnh một món ăn không thể thiếu đó là hình

ảnh của “khoai nướng”, “bắp nướng” Bên bếp lửa trên sàn nhà mùi khoai nướng thơm lừng cả căn nhà Món ăn quen thuộc này đã được Niê Thanh Mai nhắc đến

trong truyện Mai rừng: “Lúc nào cũng vậy, ông lẳng lặng vùi hai củ khoai vào bếp

Trang 35

than đang đỏ lửa” (Suối của rừng, tr.104) Hay trong truyện Về bên kia núi hình ảnh

món khoai nướng trong bếp lửa cũng được nhắc đến: “Bà đi vào từ nhà trước và

ngồi xuống bếp lửa Bà bảo sao không vùi khoai vào bếp cho nhà có mùi thơm” (Về bên kia núi, tr.10)

Trong truyện ngắn Niê Thanh Mai, món ăn làm nên hương vị cho ngôi nhà

sàn, khiến người ăn nhớ mãi không quên Nhưng rượu mới là men say lòng người

Vì vậy, trong trang văn của mình, nhiều lần tác giả dùng từ ngữ để tái hiện sự hiện diện của những “ché rượu cần” trong đời sống của người Ê Đê Ché rượu cần không chỉ là một thức uống đặc trưng của buôn làng mà còn là tài sản quý giá, là linh hồn

và bản sắc văn hoá của cộng đồng Trong truyện Giữa cơn mưa trắng xoá, nhà văn

đã miêu tả về sự tồn tại của những ché rượu cần trong mỗi nhà: “Người Êđê của H’Linh dùng ché trong nhà ủ rượu từ gạo nếp và men làm từ lá rừng Nhà nào cũng

có ché, nhà nghèo thì mới đầu có một Nhưng thấy ché cũng như người Đến tuổi cần có bạn có đôi Nên cũng phải tìm bạn đời cho ché Nhà khá hơn, giàu hơn có khi trong nhà có tới mười tám cái ché Ché Tuk đổi được mấy trâu bò, ché Tuk tám tai đổi được cả voi đực voi cái Ché gắn bó với nhiều đời nên ché có hồn, thành ché

linh.” (Về bên kia núi, tr.50) Trong truyện ngắn khác, tác giả đã nói đến bữa cơm

đãi khách, đãi người ở xa về ngoài các món ăn quen thuộc, không thể thiếu “ché

rượu cần” để thể hiện lòng mến khách: “Thịt trâu gác bếp, canh cà đắng Lá bép

xào Rượu cần trong ché được hút ra chai Rút ra can nhựa Đứa nào cũng ngật

ngưỡng Tiếng đàn bập bùng cả đêm” (Phía nào sương thôi rơi, tr.39) Rượu cần

hiện diện trong bữa cơm gia đình ở nhà sàn và còn xuất hiện thường xuyên trong

các lễ hội truyền thống của cộng đồng Trong truyện Hơi thở của núi, nhà văn đã

khắc hoạ hình ảnh chàng K Tyn cường tráng mặc dù không bao giờ uống rượu cần trong lễ hội nhưng luôn là người chuẩn bị nước để châm vào ché rượu: “K Tyn có nước da đen bóng, hàm răng trắng đều tăm tắp, khi anh ở trần cơ bắp nổi lên cuồn cuộn Người làng không bao giờ thấy chàng ngồi uống rượu cần trong lễ hội, lúc nào chàng cũng chạy sầm sập đi bắt heo, bắt gà, rồi khiêng nước lên nhà cho mọi

người châm vào ché rượu” (Suối của rừng, tr.63)

Bên cạnh rượu cần dùng để đãi khách, phục vụ lễ hội thì trong sinh hoạt hàng

Trang 36

ngày, rượu cũng là một thức uống quen thuộc của người Ê Đê Họ uống rượu để say cho quên đi cay đắng, đau buồn, cũng có lúc say vì niềm vui, hạnh phúc Trong

truyện Đừng uống rượu trước hiên nhà, có đoạn tác giả nói về chuyện uống rượu để

quên đi nỗi buồn: “Rồi hôm nay cậu Dong ôm đàn và hát Sau khi cậu uống hết chai rượu ngâm từ rễ cây nhàu Loại rượu mà mí bảo đàn ông đừng uống Chúng sẽ làm người ta uỷ mị đi Nhưng nhà hết rượu rồi Cậu cứ cứ rót và uống Rượu ngọt nhưng

có lẽ vì lòng cậu đắng ngắt Vì vậy mà cậu Dong say […]” (Phía nào sương thôi rơi,

tr.177) Nhưng trong một đoạn văn khác nhà văn lại nói đến việc uống rượu khi nhà

có chuyện vui Cậu Dong đã đến được với người con gái mình yêu, mặc dù trước đó

mí không đồng ý khiến cậu phải uống rượu để quên sầu: “Dong à, bảo chị dọn cơm ở gian khách này nhá Mày đi lấy rượu nhá, hôm nay cả nhà mình uống rượu Rượu

uống trong nhà cho ấm Đừng uống trước hiên nhà, ngoài đó gió lắm con ạ.” (Phía nào sương thôi rơi, tr.179) Trong truyện Phía nào sương thôi rơi, Niê Thanh Mai

cũng dùng ngôn từ để miêu tả chuyện uống rượu ngoài nương rẫy nhằm giãi bày nỗi lòng của hai anh em cùng yêu một cô gái trong buôn: “Tối hôm ấy Khi hai anh em ra chòi canh rẫy Y’Long mang theo ống lồ ô treo trên vách Lồ ô treo trên đấy đã nửa năm Rượu ngâm trong ống chỉ dành cho dịp đặc biệt của nhà Thế mà hôm nay đi canh rẫy thôi, Y’Long mang theo làm gì Y’Kanh cũng biết Cá suối nướng Rượu đổ

ra ly Một ly, hai ly Rồi không nhớ là hai anh em uống hết ống lồ ô rượu thì được

mấy ly [ ]” (Phía nào sương thôi rơi, tr.29)

e Từ ngữ chỉ phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống của người Ê Đê

Qua các trang văn của Niê Thanh Mai, người đọc không chỉ nhận thức được

về không gian sinh hoạt gia đình với nhiều nét đặc trưng mà còn hiểu biết thêm về không gian sinh hoạt cộng đồng của người Ê Đê với hình ảnh các buôn làng, các lễ hội truyền thống, các phong tục tập quán…

Người Ê Đê có truyền thống sống quây quần nhiều thế hệ trong các buôn, làng Vì thế, trong 4 tập truyện ngắn, tác giả đã dùng từ “buôn” với tần xuất rất cao (114 lần) và nhiều danh từ riêng để khắc hoạ không gian sinh sống độc đáo này Đó

là buôn Tuk của Din và Siên trong truyện Bài ca phía chân trời; một buôn Tuk khác

của cô gái H’Lia xấu xí đem lòng yêu anh bộ đội Tình trong một lần tình cờ cứu

Trang 37

anh khi bị giặc truy đuổi trong truyện Bên dòng Sêrê Pốc; buôn Jang Hao của ma Lum và H’Leng trong truyện Đi qua mùa đêm; là buôn Du nhỏ bé, nghèo nàn, lạc

hậu mà Y Quy đã rời bỏ để lên tỉnh đi học, sau đó ở lại làm việc và quên luôn tình cảm của H’Lanh - cô gái xinh đẹp của buôn; là buôn Duntang của cô gái Plang xinh đẹp đã hoá thành hoa Plang đỏ rực như nước mắt khóc thương cho người yêu trong

truyện Hơi thở của núi… Như vậy, cuộc sống của người Ê Đê gắn bó mật thiết với

buôn làng, từng niềm vui nỗi buồn, từng số phận con người đều diễn ra trong một buôn làng nhỏ bé giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ

Cuộc sống của cộng đồng người Ê Đê trong các buôn làng còn gắn liền với các phong tục tập quán lâu đời Đó là phong tục “bắt chồng” của người phụ nữ Người Ê Đê theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ chủ động bày tỏ tình cảm, đeo vòng đồng cho chàng trai mình yêu như là vật đính ước, sau đó nhờ người thân đến nhà chàng trai để hỏi rể Phong tục này đã được nhà văn miêu tả qua từ “bắt chồng”

được sử dụng 11 lần trong 4 tập truyện ngắn Chẳng hạn, trong truyện Bên dòng Sêrê Pốc, tác giả đã kể chuyện hai con gái xinh đẹp nhà ma Thu “bắt chồng”: “Nhà

ma Thu có ba cô con gái, hai cô chị rực rỡ như hoa Pơlang nở vào tháng ba, bắp chân trắng trẻo tròn trịa như bắp chuối non, môi lúc nào cũng chúm chím khoe nụ cười có hàm răng trắng đều như hạt bắp […] Cô chị bắt chồng được hai năm thì cô

em kế cũng làm lễ cưới tưng bừng náo nức vào tháng mười” (Suối của rừng, tr.6)

Niê Thanh Mai còn nói đến nỗi lòng lo lắng của ma Phin vì Phin mãi không chịu đi

“bắt chồng” trong truyện Những buổi chiều: “Con trai, con gái trong buôn bằng lứa

thậm chí ít tuổi hơn Phin đều đã có gia đình Mí Phin cũng đã đi vào lòng đất với cỏ

cây, chỉ còn lại ma Phin thì lúc nào cũng lo, cũng giục con gái đi bắt chồng” Bạn

đọc có thể gặp chuyện bắt chồng của phụ nữ Ê Đê trong nhiều trang truyện ngắn

Niê Thanh Mai: Nhìn về hướng mặt trời mọc (tập Về bên kia núi); Ngày mai sáng rỡ;…

Người phụ nữ Ê Đê “bắt chồng” gắn liền với những chiếc “vòng đồng” đính ước mà họ chủ động đeo cho chàng trai của mình Từ “vòng đồng” được sử dụng 7

lần trong 4 tập truyện ngắn Chẳng hạn trong truyện Hơi thở của núi: “K Lành vạm

vỡ, bắp tay chắc khoẻ, mái tóc xoăn buông rủ xuống vầng trán thông minh rắn rỏi

Trang 38

Con gái trong buôn không ai không mơ ước được đeo vòng cầu hôn vào tay anh […] Vòng đồng đã trao, bụng người đã ưng Plang và K Tyn như cá với nước, một

ngày không gặp nhau là thấy dạ bồn chồn, chân cứ ríu lại đi tìm nhau” (Suối của rừng, tr.61-65)

Một phong tục tập quán khác của cộng đồng người Ê Đê còn được tác giả miêu tả qua từ “Giàng” (Yàng) được lặp lại 14 lần trong 4 tập truyện Trong quan niệm của ngưởi Ê Đê, Giàng là vị thần tối cao có thể đem may mắn hoặc giáng hoạ cho con người Khi gặp niềm vui, hạnh phúc hay gặp bất trắc, thất bại trong cuộc sống ngưởi Ê Đê tin rằng đang được Giàng cho may mắn hoặc bị Giàng trừng phạt Đặc biệt việc bị “Giàng phạt” vì làm điều sai trái là điều mà dân làng vô cùng lo lắng, sợ hãi Việc này đã được tác giả đề cập trong cuộc đối thoại giữa Y Quy và

H’Lanh trong truyện Suối của rừng khi Y Quy đã bỏ H’Lanh lên tỉnh làm và quen

một cô gái nhà giàu, sau đó Y Quy đã bị vợ bỏ để theo người đàn ông giàu hơn:

“- Anh nói mà không sợ Giàng phạt sao? - H’Lanh ngắt lời nhìn Y Quy

- Giàng phạt tôi rồi, vợ tôi đã bỏ tôi đi theo người đàn ông giàu hơn, tôi có tiền của mà sống cô đơn lắm Tôi còn thương H’Lanh, tôi tìm về để gặp em đây

“Đúng thế, Giàng đã phạt anh.” H’Lanh lẩm bẩm một mình, cô nuốt nước

bọt, lấy hết bình sinh hét lên “Anh đi đi” rồi bỏ chạy” (Suối của rừng, tr.38)

Còn trong truyện ngắn Trở về, Giàng lại đem đến may mắn và niềm hạnh

phúc cho ma Dinh, mí Dinh khi đưa đứa trẻ Y Hun đến bên hai người trong hoàn cảnh mí Dinh: “Bắt chồng đã hơn năm mùa rẫy rồi nhưng nhà vẫn chưa có tiếng trẻ con bi bô […] Nhà vắng tiếng trẻ con nên buồn buồn thế nào ấy Mí nghĩ, phải

chăng Giàng gửi thằng bé này xuống cho hai vợ chồng mí trông nom nuôi nấng” (Suối của rừng, tr.142)

Đời sống cộng đồng của người Ê Đê còn có một phong tục độc đáo là “bắt vạ”, người bị phạt phải dùng trâu bò để “nộp vạ” cho làng khi bản thân hoặc người trong gia đình làm sai một việc gì đó Tác giả đã sử dụng cụm từ “trâu bò nộp vạ”

để nói đến phong tục này trong đời sống của cộng đồng Chính vì lo sợ không có

trâu bò mà nộp vạ cho làng nên cô gái tên Sơ Nhin trong truyện Bên dòng Sêrê Pốc

Trang 39

đã đến nhà của H’Lia trong một đêm mưa gió để cầu xin H’Lia giúp mình sinh đứa con lỡ mang trong khi chưa “bắt chồng”: “- Mí ơi, con muốn chết mí à, con không dám về nhà đâu, nhục lắm, nhà con làm gì có trâu bò mà nộp vạ cho làng chứ” Sau

đó chưa đầy một mùa trăng, Sơ Nhin lại quỳ sụp trước mặt H’Lia cầu xin cô nuôi

con giúp mình vì không dám mang con về làng, vì sợ bị phạt vạ: “- Mí ơi, con xin

mí, mí nuôi con trai cho con với Con không thể mang nó về làng đâu mí à” (Suối của rừng, tr.18) Trong truyện Làng của cha tôi, Niê Thanh Mai cũng nói về phong

tục “bắt vạ” Lẽ ra cô gái được quyền “bắt vạ” người đàn ông vì đã bỏ rơi mình để lấy cô gái người Kinh trong khi cô đã “bước lên cầu thang, tay đã nấu cơm, chặt

củi, con nít khóc thì bế, người già đau thì chăm” Nhưng cô gái lại không làm như

vậy: “Chỉ có điều nhà cô gái không bắt vạ Cô xin làm con nuôi trong nhà Ngủ chung với mí của cha trên chiếc giường chật, mùng mền treo tòng teng Sáng dậy từ lúc trời còn tờ mờ tối, lục cục nấu cơm, đun ấm chè xanh Khi trời hơi hửng sáng đã mang gùi, dắt bò lên rẫy Đến tối mịt mới về Lúc nào cũng cun cút Người đàn bà

ấy không bắt chồng” (Phía nào sương thôi rơi, tr.53) Gia đình của người đàn bà

này cũng không bắt nhà người đàn ông “nộp vạ” Như vậy, mặc dù “nộp vạ” là phong tục truyền thống nhưng cách thực hiện có thể linh hoạt tuỳ theo yêu cầu của các gia đình có liên quan

Người Ê Đê còn có một phong tục truyền thống lâu đời, đó là tục “nối dây”

trong hôn nhân Khi trong nhà có người vợ hoặc chồng mất đi thì người còn lại sẽ kết hôn với một người khác trong dòng họ để chăm sóc con của người đã mất và

duy trì huyết thống trong gia đình Trong truyện Về bên kia núi, mí của nhân vật

“em” đã “nối dây” với cha của Xuân khi mí của Xuân mất ngay sau khi sinh Xuân được hai giờ đồng hồ Việc “nối dây” này được thực hiện để người thân trong gia

đình chăm sóc cho đứa trẻ mới sinh: “Cha nối dây với mí của em Rồi cha mất, chị

Xuân ở với mí Mí không xem chị Xuân là con chồng Nhưng người làng mấy ai

hiểu hết lòng mí” (Về bên kia núi, tr.7) Còn trong truyện Giữa cơn mưa trắng xoá,

cả làng, cả nhà H’Linh đều mong muốn cô trở về làng “nối dây” với anh rể Y Thi

để chăm sóc cháu gái còn nhỏ khi chị gái của H’Linh đã mất cùng với mẹ trong một trận lũ kinh hoàng: “Người làng hỏi nhau: Con bé H’Linh về hẳn để nối dây với

Trang 40

thằng Y Thi à? Ờ! Thằng Y Thi xuống núi về thành phố tìm con H’Linh mấy lần mà

con H’Linh cứ tránh mặt” (Về bên kia núi, tr.56) Như vậy, “nối dây” là một tập tục

lâu đời của người Ê Đê Tuy nhiên, xét về mặt sinh học thì đây là một tập tục lạc hậu, thiếu khoa học, ảnh hưởng đến sự phát triển của các thế hệ sau và tập tục này

đã được hạn chế và xoá bỏ trong thời kì hiện nay

Không gian văn hoá cộng đồng của người Ê Đê còn được thể hiện qua các lễ hội truyền thống, được tác giả đã khắc hoạ qua một lớp từ ngữ đặc trưng Đó là lễ

đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới, lễ cảm ơn Giàng, lễ bỏ mả, lễ cúng Kăm Jil… Cuộc

sống của cộng đồng người Ê Đê từ bao đời nay đều gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp Vì vậy, có những lễ hội đã nảy sinh từ chính môi trường sống quen

thuộc này Trong đó, tiêu biểu nhất là lễ hội mừng lúa mới, thường được tổ chức

vào tháng 3 hàng năm, sau khi mọi người đã thu hoạch xong mùa màng Lễ hội này

đã được tác giả miêu tả qua từ ngữ “hội mừng cơm mới” trong truyện ngắn của mình Theo tập tục truyền thống để lại, lễ mừng lúa mới được làm riêng ở từng gia đình Nhưng người Ê Đê quan niệm việc của một nhà cũng là việc chung của cộng đồng Nên lễ hội còn được tổ chức chung cho tất cả mọi người Trong lễ hội mừng lúa mới, trước tiên mọi người làm lễ cảm ơn Giàng vì đã cho một mùa màng bội

thu Điều này đã được tác giả miêu tả trong truyện Hơi thở của núi: “Tháng ba, sau

mùa thu hoạch Giàng cho thời tiết thuận hoà, lúa về đầy bồ, bắp treo đầy xà nhà Nhà nào trong buôn cũng không lo đói khi mùa giáp hạt đến Cả làng làm lễ để cảm

ơn Giàng, cảm ơn trời đất.” (Suối của rừng, tr.67) Trong lễ hội mừng lúa mới,

người Ê Đê còn làm “lễ đâm trâu” để cúng thần linh, cúng Giàng Những thanh niên khoẻ mạnh nhất buôn làng phải đối mặt với con trâu dữ để kết liễu nó dâng lên cho các vị Giàng núi, Giàng sông, Giàng lúa… Sau nghi thức đâm trâu, mọi người sẽ

ăn uống linh đình trong âm thanh rộn ràng của tiếng cồng chiêng, trong nhịp điệu xoang đều đặn, không dứt

Ngược lại, năm nào mùa màng không bội thu người Ê Đê lại tổ chức “lễ

cúng Kăm Jil” để cầu mong sự sung túc, no đủ “Lễ cúng Kăm Jil” đã được tác giả tái hiện qua ngôn ngữ trong truyện Đi qua mùa đêm: “Theo phong tục người Êđê

mình, năm nào mùa màng không bội thu, lá gặt không đầy bồ, không đầy kho,

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lâm Tú Anh, Nguyễn Đức Hạnh. Tuyển tập những tác phẩm lí luận phê bình văn học dân tộc thiểu số của nhà văn Lâm Tiến, Nxb ĐH Thái Nguyên, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập những tác phẩm lí luận phê bình văn học dân tộc thiểu số của nhà văn Lâm Tiến
Nhà XB: Nxb ĐH Thái Nguyên
2. Lại Nguyên Ân. 150 Thuật ngữ văn học, Nxb ĐH Quốc gia, Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 Thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb ĐH Quốc gia
3. Diệp Quang Ban. Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản và liên kết trong tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Giáo dục
4. Diệp Quang Ban. Giao tiếp, Diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp, Diễn ngôn và cấu tạo của văn bản
Nhà XB: Nxb Giáo dục
5. Trần Ngọc Bình. Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
6. Nguyễn Đức Dân. Ngữ dụng học, Tập một, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ dụng học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
7. Hà Minh Đức. Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
8. Nguyễn Thiện Giáp. Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
9. Nguyễn Thiện Giáp, Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi. Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
11. Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên). Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Nhà XB: Nxb Thế giới
12. Nguyễn Hòa. Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề lí luận và phương pháp, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề lí luận và phương pháp
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
13. Nguyễn Thái Hoà. Dẫn luận phong cách học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận phong cách học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
14. Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số thời kỳ đổi mới, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số thời kỳ đổi mới
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
16. H’Linh Niê, Trần Hồng Lâm, Niê Thanh Mai, Siu H’Kết. Bốn cây Knia, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bốn cây Knia
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
17. Cao Hồng. Lý luận, phê bình văn học đổi mới và sáng tạo, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận, phê bình văn học đổi mới và sáng tạo
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
18. Mai Liễu. “Bốn cây Knia - Bốn tâm thế sáng tạo, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bốn cây Knia - Bốn tâm thế sáng tạo
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
19. Phương Lựu (Chủ biên). Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
20. Linh Nga Niê Kdăm. Văn nghệ sĩ Tây Nguyên, Tập bút ký, Nxb Quân đội, Đà Nẵng, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn nghệ sĩ Tây Nguyên
Nhà XB: Nxb Quân đội
21. Linh Nga Niê Kdăm (Chủ biên). Văn học thiểu số Trường Sơn - Tây Nguyên, Nxb Văn hóa Dân Tộc, Hà Nội, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học thiểu số Trường Sơn - Tây Nguyên
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân Tộc

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN