1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm ngôn ngữ phóng sự trên báo thanh niên

120 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Điểm Ngôn Ngữ Phóng Sự Trên Báo Thanh Niên
Tác giả Phan Thị Ngọc Ánh
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Vân Anh
Trường học Trường Đại Học Quy Nhơn
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Học
Thể loại Đề Án
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Định
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 2,24 MB

Nội dung

Xuất phát từ sự quan tâm đến quá trình vận động và phát triển của nền báo chí Việt Nam, từ tình cảm của bạn đọc nói chung, của chúng tôi nói riêng với thể loại này, chúng tôi muốn đi sâu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Lịch sử vấn đề 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Nội dung nghiên cứu 5

6 Phương pháp nghiên cứu 5

7 Bố cục đề án 6

CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG 7

1.1 Giới thiệu chung về ngôn ngữ 7

1.2 Ngôn ngữ báo chí – những vấn đề cơ bản 8

1.2.1 Khái niệm ngôn ngữ báo chí 8

1.2.2 Đặc điểm ngôn ngữ báo chí 9

1.3 Phóng sự 12

1.3.1 Khái niệm phóng sự 12

1.3.2 Đặc điểm của phóng sự 13

1.3.3 Sự khác nhau giữa phóng sự và một số thể loại tiêu biểu trong nhóm kí báo chí 16

1.4 Báo Thanh Niên 19

Tiểu kết chương 1 20

CHƯƠNG 2 BIỂU HIỆN CỦA NGÔN NGỮ PHÓNG SỰ TRÊN BÁO THANH NIÊN 21

2.1 Ngôn ngữ tít phóng sự 21

2.1.1 Tít bình luận 23

2.1.2 Tít xác nhận 25

2.1.3 Tít gợi cảm 27

2.1.4 Tít giật gân 29

2.1.5 Tít câu hỏi 31

Trang 4

2.2 Ngôn ngữ Sapô phóng sự 33

2.2.1 Sapô nêu sự việc dẫn chứng 34

2.2.2 Sapô kể chuyện 36

2.2.3 Sapô nêu cảm giác và suy nghĩ riêng tư của tác giả 38

2.2.4 Sapô tóm tắt 39

2.3 Ngôn ngữ trong nội dung tác phẩm phóng sự 41

2.3.1 Ngôn ngữ giàu hình ảnh 41

2.3.2 Ngôn ngữ miêu tả sinh động 43

2.3.3 Ngôn ngữ kể chuyện hấp dẫn 46

2.3.4 Ngôn ngữ bình luận thuyết phục 48

2.3.5 Ngôn ngữ mang cái tôi trần thuật của tác giả 52

2.3.6 Ngôn ngữ nhân vật được lồng ghép linh hoạt 55

2.3.7 Sử dụng câu văn thuộc mọi kiểu loại, cấu trúc 57

2.3.8 Sử dụng từ địa phương, từ lóng, vay mượn tiếng nước ngoài 59

Tiểu kết chương 2 62

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ĐỐI VỚI NGÔN NGỮ PHÓNG SỰ TRÊN BÁO THANH NIÊN 63

3.1 Một số hạn chế 63

3.1.1 Lạm dụng tiếng nước ngoài 63

3.1.2 Hạn chế ở cách sử dụng chất liệu văn chương 65

3.1.3 Sử dụng câu văn quá dài, cấu trúc phức tạp 66

3.2 Một số giải pháp khắc phục hạn chế 69

3.2.1 Tránh lạm dụng tiếng nước ngoài 69

3.2.2 Sử dụng chất liệu văn chương quen thuộc 70

3.2.3 Tránh sử dụng kiểu câu dài, cấu trúc phức tạp 71

Tiểu kết chương 3 72

KẾT LUẬN 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Phóng sự là một thể loại nằm trong nhóm kí báo chí Ngay từ khi mới ra đời đã thu hút được nhiều sự quan tâm của rất nhiều độc giả Cho đến nay trong thời buổi cạnh tranh có rất nhiều thể loại mới ra đời nhưng không vì thế phóng

sự kém phần hấp dẫn

Nằm trong thể kí báo chí với những ưu thế như khả năng cơ động, linh hoạt, nhạy bén trong việc phản ánh hiện thực, phóng sự có khả năng đem đến cho công chúng những nét tươi mới của hiện thực, những thông tin đáng tin cậy Đối với báo chí, phóng sự tạo ra một không gian sáng tạo giúp tác giả có thể thông tin thời sự một cách sinh động, hấp dẫn

Bên cạnh nội dung phong phú, hình thức thể hiện cũng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên tính hấp dẫn của tác phẩm phóng sự đó chính là ngôn ngữ Ngôn ngữ các thể loại kí nói chung, phóng sự nói riêng mang tính tổng hợp nhiều loại ngôn ngữ khác nhau Ở đó, ngôn ngữ vừa mang đặc điểm phong cách báo chí vừa mang phong cách nghệ thuật nên giàu hình ảnh và có sức biểu cảm Với sự kết hợp khá nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ báo chí và các phong cách ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng sự tạo điều kiện cho người viết trình bày và thẩm định hiện thực một cách linh hoạt, mang đậm hơi thở cuộc sống

Xuất phát từ sự quan tâm đến quá trình vận động và phát triển của nền báo chí Việt Nam, từ tình cảm của bạn đọc nói chung, của chúng tôi nói riêng với thể loại này, chúng tôi muốn đi sâu nghiên cứu một phương diện trong tác phẩm phóng sự đó là về mặt ngôn ngữ với đề tài: “Đặc điểm ngôn ngữ phóng sự trên báo Thanh Niên”

Báo Thanh Niên là một trang báo lớn, có nhiều đóng góp đối với nền báo chí Việt Nam Qua những tác phẩm báo chí chất lượng, trong đó có nhiều bài phóng sự hấp dẫn, báo Thanh Niên đã và đang có vai trò quan trọng, đóng góp không nhỏ đối với sự phát triển của nền báo chí nước nhà Hy vọng những kết quả chúng tôi nghiên cứu được sẽ là cơ sở để khẳng định thêm giá trị của những

Trang 6

bài phóng sự trên báo Thanh Niên

Báo chí nói chung và phóng sự nói riêng đang ngày càng khẳng định vai trò thiết yếu của mình trong cuộc sống Nhịp sống hiện đại với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, những bài báo online luôn đáp ứng được yêu cầu tiếp cận thông tin nhanh, tiện lợi đối với độc giả Đóng góp vào sự tiện ích này, có đóng góp không nhỏ của báo Thanh Niên online Với kết quả nghiên cứu, chúng tôi

hy vọng góp thêm cách hiểu về ngôn ngữ báo chí nói chung và ngôn ngữ thể loại phóng sự nói riêng trên báo Thanh Niên online Kết quả nghiên cứu còn có thể làm tài liệu tham khảo cho công việc dạy học ngôn ngữ báo chí, làm tài liệu tham khảo cho những ai nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí

3 Lịch sử vấn đề

Là thể loại cơ bản của nhóm kí báo chí, ngay từ khi mới ra đời phóng sự

đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người Chúng tôi thấy rằng các công trình nghiên cứu, bài viết về thể loại phóng sự khá phong phú Tuy nhiên, nghiên cứu về thể loại này về ngôn ngữ nhìn từ góc độ cấu trúc của tác phẩm phóng sự còn khá khiêm tốn Chúng tôi xin trình bày một số ý kiến, nhận định

có liên quan trực tiếp đến đề án

Tác giả Đức Dũng trong cuốn Phóng sự báo chí hiện đại khi đề cập đến

đặc điểm hình thức của phóng sự, ông có viết: “Phóng sự báo chí gây ấn tượng với công chúng trước hết là ở khả năng phản ánh hiện thực của nó Tuy nhiên, yếu tố tạo nên tính hấp dẫn của phóng sự chính là việc trình bày sự thật với một bút pháp linh hoạt, ngôn ngữ giàu chất văn học và giọng điệu riêng của tác giả

Trang 7

trước sự thật” Từ đó ông khẳng định: “Lối thông tin khách quan, khô khan hay thông tin định hướng bằng lí lẽ như các thể loại báo chí chính luận có những hạn chế riêng Phóng sự đã khắc phục được những điểm yếu này bằng thông tin thời sự qua ngôn từ, ngữ điệu mang hình ảnh sinh động, giàu cảm xúc, có thể tác động không chỉ vào lý trí của người đọc mà còn có thể đến với họ bằng

sự đồng cảm của trái tim, đồng điệu về nhân cách” [4, 24]

Trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 8/2005, tác giả Hoàng Anh đã có bài viết với tựa đề Sự hấp dẫn của ngôn ngữ trong phóng sự Ở đó, tác giả đã

chỉ ra sự hấp dẫn được thể hiện qua 5 yếu tố: 1 Giàu tính biểu cảm; 2 Sự kết hợp nhuần nhuyễn các bút pháp tả-thuật-bình; 3 Có giọng điệu gần gũi với văn kể; 4 Đa thanh, đa tầng; 5 Sử dụng câu văn ở mọi kiểu loại cấu trúc Đến cuối bài, tác giả có viết: “Như vậy, có thể khẳng định, ngôn sự phóng sự hết sức đa dạng và phong phú về hình thức thể hiện Nói một cách hình ảnh, nó giống như một bức tranh rộng lớn, phức tạp về bố cục với muôn vàn các chi tiết và vô số những màu sắc” Tác giả đã chỉ ra được những điểm cốt lõi trong ngôn ngữ phóng sự Tuy đã chia thành từng đề mục cụ thể nhưng nhìn chung cách trình bày còn rất khái quát, sơ lược

Trong Viết báo như thế nào? tác giả Đức Dũng khi đề cập đến bốn tiêu chí

của phóng sự đã chỉ rõ một trong bốn tiêu chí của phóng sự đó là: “phóng sự báo chỉ được trình bày bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, bút pháp sinh động, giọng điệu trần thuật linh động” Tác giả chỉ rõ, ở thể loại này người viết “có thể sử dụng toàn bộ những thủ pháp ngôn ngữ cần thiết để tạo ra những giọng điệu của chính mình Phóng sự có thể có rất nhiều giọng điệu phong phú, thể hiện những sắc thái tình cảm khác nhau: nghiêm túc, sôi nổi, lắng đọng, giễu cợt, châm biếm, xót xa thương cảm, đầy tinh thần trách nhiệm Tất nhiên, giọng điệu trong mỗi bài phóng sự phụ thuộc trực tiếp vào nội dung của những vấn

đề và sự kiện mà nó phản ánh” [5, 179]

Còn với tác giả Dương Xuân Sơn, khi nhìn nhận về ngôn ngữ của phóng

sự tác giả đã khẳng định: “ngôn ngữ là phương tiện chủ yếu để biểu hiện chủ

đề tư tưởng của một bài phóng sự” Tác giả cũng chỉ rõ: “trong phóng sự, người

Trang 8

viết có thể sử dụng ngôn ở nhiều góc độ khác nhau để biểu đạt nội dung ngay

cả tiếng địa phương hoặc ngôn ngữ cổ cũng như các thuật ngữ khoa học, nhưng không vì thế mà tác giả sử dụng tùy tiện, thiếu chọn lọc, làm đảo lộn quy luật ngữ pháp của ngôn ngữ hoặc làm lu mờ mất phong cách của dân tộc” [16, 61] Trong bài viết này, Dương Xuân Sơn cũng đã đề cập đến các thành phần ngôn ngữ trong phóng sự Theo tác giả, trong phóng sự có hai thành phần ngôn ngữ,

đó là: ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật Trong đó ngôn ngữ tác giả được tác giả lý giải: “cái tôi - tác giả là người dẫn truyện, người trình bày, lý giải; người khâu nối những dữ kiện mà tác phẩm đề cập với công chúng tiếp nhận luôn luôn có cảm giác tác giả có mặt trong từng chi tiết nhỏ nhất của tác phẩm”

và “trên cơ sở đặc điểm của các thể loại khác, tác giả có thể tạo ra cho tác phẩm phóng sự của mình một hình hài khác lạ để trình bảy một cách trung thực, xác thực về hiện thực dưới hình thức sinh động, hấp dẫn nhất” Còn ngôn ngữ nhân vật đó là ngôn ngữ “thường xuất hiện xen kẽ với cái tôi trần thuật của tác giả” [16, 62]

Có thể nói, thể loại phóng sự đã dành nhiều được sự quan tâm, chú ý của độc giả lẫn giới nghiên cứu phê bình Kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả và bạn đọc trên cả nước, kết hợp với việc khảo sát, nghiên cứu các tác phẩm phóng sự trên báo Thanh Niên, chúng tôi đưa ra những kết quả nghiên cứu của mình về đặc điểm của ngôn ngữ trong thể loại này Hy vọng đề án này sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm đặc điểm của một phương diện trong thể loại phóng sự trên một trang báo cụ thể đó là báo Thanh Niên

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phóng sự là một thể loại hết sức phong phú và đa dạng, không chỉ về chủ

đề, đề tài mà còn đa dạng về cách thức phản ánh Trong phạm vi của đề án này, chúng tôi nghiên cứu về đặc điểm của ngôn ngữ được sử dụng ở thể loại phóng

sự trên báo Thanh Niên Cụ thể đó là các tác phẩm phóng sự trên báo Thanh Niên online được đăng tải ở trang web: http://thanhnien.vn trong khoảng thời gian từ tháng 8/2022 đến tháng 8/2023 với 292 bài phóng sự

Để làm sáng tỏ “Đặc điểm ngôn ngữ phóng sự trên báo Thanh Niên”,

Trang 9

chúng tôi tìm hiểu lý luận chung về ngôn ngữ, những đặc điểm của ngôn ngữ báo chí nói chung, sau đó nghiên cứu phân tích đặc điểm của ngôn ngữ được

sử dụng trong thể loại phóng sự Đây sẽ là cơ sở để có thể khẳng định: nghệ thuật sử dụng ngôn từ là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của một tác phẩm phóng sự

5 Nội dung nghiên cứu

Trong đề án này, chúng tôi đã triển khai các nội dung sau:

Thứ nhất, chúng tôi hệ thống hóa lý thuyết về ngôn ngữ, ngôn ngữ báo

chí, thể loại phóng sự; so sánh sự khác nhau giữa phóng sự và một số thể loại tiêu biểu trong nhóm kí báo chí như kí chân dung, kí chính luận, ghi nhanh Ngoài ra chúng tôi cũng đã nêu một số thông tin chính về quá trình hình thành

và phát triển của báo Thanh Niên

Thứ hai, từ nền tảng lý thuyết nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và

phân loại những biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ phóng sự trên báo Thanh Niên theo cấu trúc tác phẩm báo chí: Tít, Sapô và nội dung tác phẩm

Thứ ba, từ sự phân loại các dạng biểu hiện trên, chúng tôi tiến hành phân tích để thấy được vai trò của ngôn ngữ tít phóng sự, của ngôn ngữ Sapô phóng

sự và ngôn ngữ trong nội dung phóng sự Ngoài ra, đề án còn chỉ ra một số hạn chế trong việc sử dụng ngôn ngữ ở thể loại phóng sự trên báo Thanh Niên Từ

đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa sử dụng ngôn ngữ trong thể loại phóng sự

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề án này chúng tôi đã vận dụng những thủ pháp và phương pháp nghiên cứu sau:

Thứ nhất: Phương pháp khảo sát, thống kê Trong quá trình nghiên cứu,

chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê các tác phẩm phóng sự trên báo Thanh Niên online đã được đăng tải thời gian từ tháng 8/2022 đến tháng 8/2023, để

lấy đó làm minh chứng cho đặc điểm của ngôn ngữ thể loại phóng sự

Thứ hai: Phương pháp so sánh, đối chiếu Trong quá trình nghiên cứu,

chúng tôi tiến hành so sánh ngôn ngữ của phóng sự với ngôn ngữ của các thể

Trang 10

loại báo chí khác Chính từ những khác biệt đó càng làm nổi bật nét độc đáo, hấp dẫn trong ngôn ngữ phóng sự

Thứ ba: Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp này được chúng

tôi sử dụng nhằm phân tích chỉ ra đặc điểm cụ thể về việc sử dụng ngôn ngữ trong thể loại phóng sự ở báo Thanh Niên Từ đó rút ra những kết luận có tính khái quát về đặc điểm ngôn ngữ thể của thể loại này

7 Bố cục đề án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,

đề án có kết cấu 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí thuyết chung

Ở chương này, chúng tôi đã trình bày khái quát một số nội dung: giới thiệu chung về ngôn ngữ; khái niệm và đặc điểm của ngôn ngữ báo chí, thể loại phóng sự; sự khác nhau giữa phóng sự và một số thể loại tiêu biểu trong nhóm kí báo chí như kí chân dung, kí chính luận và ghi nhanh Sau đó giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của báo Thanh Niên

Chương 2: Biểu hiện của ngôn ngữ phóng sự trên báo Thanh Niên

Ở chương này, chúng tôi đã trình bày cụ thể những kết quả nghiên cứu về các đặc điểm của ngôn ngữ phóng sự trên báo Thanh Niên theo cấu trúc tác phẩm của bài báo gồm: tít, Sapô, nội dung tác phẩm

Chương 3: Một số hạn chế và giải pháp của ngôn ngữ phóng sự trên báo

Thanh Niên

Trong chương này, chúng tôi đã phân tích để chỉ ra một số hạn chế của ngôn ngữ phóng sự trên báo Thanh Niên như: hạn chế về việc lạm dụng tiếng nước ngoài, việc sử dụng chất liệu văn chương chưa phù hợp, sử dụng câu văn dài với cấu trúc phức tạp Từ đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp để khắc phục các hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả của ngôn ngữ phóng sự

Trang 11

CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG

1.1 Giới thiệu chung về ngôn ngữ

Mac – Anghen đã chứng minh rằng: ngôn ngữ là sản phẩm được tạo thành

từ một loại vật chất đặc biệt là bộ óc của con người Đây chính là ranh giới của

sự khác biệt giữa ngôn ngữ loài người với ngôn ngữ của các loài động vật có khả năng tổ chức cao như loài ong, loài kiến Còn theo Noam Chomsky – người khởi xướng ngôn ngữ tạo sinh thì khẳng định: khả năng sử dụng ngôn ngữ là một đặc điểm quyết định phân biệt con người với động vật Ngôn ngữ của loài người khác với các hệ thống giao tiếp (hiểu theo nghĩa thông báo) của loài vật trước hết ở chỗ nó là công cụ để diễn đạt kết quả của tư duy và phục vụ cho tư duy tự do Trong các hệ thống giao tiếp khác ở loài vật bị gắn chặt với kích thích và phản xạ từ thế giới bên ngoài, bị gắn liền với cái đang xảy ra khi con vật phát tín hiệu thì ngôn ngữ của loài người thoát khỏi tất cả những ràng buộc

đó Ngôn ngữ của con người chẳng những biểu hiện cái đang xảy ra mà còn thể hiện cái đã xảy ra và cả cái chưa hề có, cả những kết quả xây dựng bằng trí tuệ, bởi tư duy, chỉ tồn tại trong tư duy

Ra đời từ lao động, trở thành phương tiện để giao tiếp, công cụ để tư duy, ngôn ngữ đã gắn bó chặt chẽ với xã hội loài người Tuy nhiên không đơn thuần chỉ mang bản chất xã hội, ngôn ngữ còn là một hiện tượng xã hội đặc biệt Trong các hiện tượng xã hội, chủ nghĩa Mac phân biệt cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Với ngôn ngữ, nó không thuộc kiến trúc thượng tầng cũng chẳng nằm ở cơ sở hạ tầng Tất cả các hiện tượng xã hội khác khi quan niệm thay đổi, khi kiến trúc thượng tầng thay đổi thì chúng cũng thay đổi nhưng với ngôn ngữ thì không vì thế mà thay đổi Chính vì thế ngôn ngữ không phụ thuộc vào kiến trúc thượng tầng Các hiện tượng xã hội khác đều mang tính giai cấp nhưng với ngôn ngữ thì không, vì nó phục vụ cho lợi ích của mọi giai cấp Theo Marr “Ngôn ngữ cũng mang tính giai cấp vì mỗi tầng lớp khác nhau lại

có cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau” Thực ra việc sử dụng ngôn ngữ là tùy thuộc vào ý thức cá nhân và môi trường giao tiếp cho nên không thể coi đó là

Trang 12

tính giai cấp của ngôn ngữ

Ngoài ra, nếu các hiện tượng xã hội khác phát triển theo quy luật đột biến, biến đổi theo các cuộc cách mạng thì ngôn ngữ cũng phát triển nhưng là phát triển theo quy luật kế thừa, từ từ và không đột biến Điều này khác với các hiện tượng xã hội khác quan hệ với kiến trúc thượng tầng là quan hệ giản đơn, ngôn ngữ thì trực tiếp chỉ đạo và đời sống

Trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học đã định nghĩa về ngôn

ngữ như sau: “Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu phát sinh tự nhiên, phát triển

có quy luật và mang đặc trưng xã hội” Có thể nói định nghĩa này đã thể hiện rất rõ những đặc trưng cơ bản nhất của ngôn ngữ

1.2 Ngôn ngữ báo chí – những vấn đề cơ bản

1.2.1 Khái niệm ngôn ngữ báo chí

Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ đặc trưng của quá trình truyền tải thông tin báo chí Báo chí bao gồm nhiều thể loại: tin tức, tường thuật, phóng sự, phỏng vấn, bình luận mỗi thể loại lại có những yêu cầu ngôn ngữ riêng, phù hợp với đặc điểm truyền thông của thể loại Do vậy ngôn ngữ báo chí một mặt được hiểu như là sự tổng thể các ngôn ngữ, thể loại Sự đa dạng của thể loại dẫn tới

sự đa dạng của ngôn ngữ báo chí

Mặt khác, khái niệm ngôn ngữ báo chí được xác lập chủ yếu trong sự khu biệt với khái niệm ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ đời sống tự nhiên Trong tương quan so sánh đó, nếu đặc trưng của ngôn ngữ văn học là tính nghệ thuật

và hiệu quả thẩm mỹ, thì đặc trưng của ngôn ngữ báo chí là tính chính xác, hàm súc khách quan và hiệu quả truyền thông tối ưu

Theo PGS.TS Dương Văn Quảng: “ngôn ngữ báo chí là một hiện tượng

xã hội và đối tượng của nó (người đọc) đôi khi được nhìn nhận như là một mục tiêu” cần đạt tới Người làm báo luôn tìm cách thuyết phục và lôi cuốn người đọc bằng cách lồng vào văn bản một ý thức hệ tư tưởng, định hướng dư luận, đưa ra những cách xử thế khác nhau và cuối cùng là tạo ra ở người đọc một thái

độ mà người làm báo mong muốn” [15, 38]

Theo tác giả Nguyễn Tri Niên: “ngôn ngữ báo chí là một khái niệm nghiệp

Trang 13

vụ, tương đương với khái niệm tin, phóng sự, phỏng vấn Ngôn ngữ báo chí phải đáp ứng những đòi hỏi của nghiệp vụ về phẩm chất, về hiểu biết do vậy cần dựa trên những nhận thức cơ sở như: nhận thức về chính trị, nhận thức về tiếng mẹ đẻ, nhận thức về vốn kiến thức” [14, 10]

Như vậy, có thể nói một cách ngắn gọn ngôn ngữ báo chí chính là ngôn ngữ được sử dụng ở lĩnh vực báo chí

1.2.2 Đặc điểm ngôn ngữ báo chí

Tác giả Hoàng Anh cho rằng: “nét đặc trưng bao trùm của ngôn ngữ báo chí

là có tính chất sự kiện Chính tính sự kiện đã tạo nên cho ngôn ngữ báo chí một loạt tính chất cụ thể như: tính chính xác, tính cụ thể, tính đại chúng, tính ngắn gọn, tính định lượng, tính bình giá, tính biểu cảm, tính khuôn mẫu” [2, 16]

Theo tác giả Nguyễn Tri Niên, đặc điểm ngôn ngữ báo chí gồm: “Cách tiếp

cận hiện thực đặc thù: siêu ngôn ngữ; đặc điểm loại hình những mối quan hệ”

[14, 48]

Siêu ngôn ngữ là cách diễn đạt phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng Đó là phương thức diễn đạt thường trực của nhà báo Hay nói cách khác, ngôn ngữ trong tác phẩm báo chí là siêu ngôn ngữ Siêu ngôn ngữ giúp nhà báo phản ánh trung thực, chính xác và đảm bảo yêu cầu thông tin

Với nhà báo, siêu ngôn ngữ phụ thuộc rất nhiều vào vốn kiến thức Vốn kiến thức giúp nhà báo hình thành siêu ngôn ngữ một cách dễ dàng và nhanh chóng, nghĩa là xác định cách diễn đạt, cấu trúc diễn đạt, lựa chọn từ ngữ Dù cùng là một hiện tượng, một sự vật nhưng bối cảnh mà sự vật, hiện tượng đó xuất hiện thì không lần nào giống lần nào Bởi vậy ngôn ngữ không thể nào chỉ có một cách diễn đạt Hơn thế, một sự kiện nào đó xuất hiện trong cuộc sống mà nhà báo phản ánh bao giờ cũng là hệ quả của một sự vận động và thuộc một bối cảnh nhất định Bởi vậy, muốn nhận dạng được sự kiện đó và có ngay cách diễn đạt phủ hợp nhà báo phải nhờ vào vốn kiến thức sâu rộng của mình

Đặc điểm loại hình có ba đặc điểm: ngôn ngữ sự kiện, ngôn ngữ định lượng, ngôn ngữ của độ không chính xác

Ngôn ngữ sự kiện là đặc điểm loại hình quan trọng nhất của ngôn ngữ báo

Trang 14

chí Đó là ngôn ngữ bám sát sự kiện có thật và nguyên dạng để phản ánh Nếu trong văn học nhà văn sử dụng ngôn ngữ hình tượng dựa trên phép hư cấu để phản ánh thì với báo chí, ngược lại, nhà báo chỉ được quyền nói cái thật mà độc giả, khán giả, thính giả đều cảm nhận được ngay trong cuộc sống xung quanh

họ Chính vì vậy, nếu nhà văn có quyền tưởng tượng, có quyền tạo ra những gì mình muốn, hình tượng nghệ thuật hoàn toàn là sản phẩm chủ quan của nhà văn thì với nhà báo, không được bịa ra sự thật hay tưởng tượng ra sự thật Đồng thời cái thật đó mình phải phản ánh ở nguyên dạng chứ không được thêm bớt hay tô

vẽ Sự thêm bớt hay tô vẽ vào cái thật của cuộc đời chỉ khiến tác phẩm báo chí kém sức thuyết phục Một khi chúng ta tôn trọng cái có thật, cái nguyên dạng thì

ít nhất chúng ta mới thể hiện được là người quan sát trung thực các sự kiện và là người phản ánh các dư luận của xã hội

Ngoài ngôn ngữ sự kiện, báo chí còn có ngôn ngữ định lượng Ngôn ngữ báo chỉ coi trọng lượng sự kiện Chính lượng sự kiện sẽ khái quát hiện thực của tác phẩm Ngôn ngữ sự kiện chỉ được khẳng định ở lượng sự kiện Tính chất, bản chất, khuynh hướng của sự kiện tất thảy đều qua lượng sự kiện mà có Độ tin cậy của tin bài đều do lượng sự kiện ấn định Lượng sự kiện cấp cho nhà báo những cách diễn đạt mới độc đáo và đầy lượng thông tin

Cuối cùng là ngôn ngữ của độ không xác định Đó là ngôn ngữ của cách diễn đạt gợi sự liên tưởng, sự chú ý, kích thích sự tìm hiểu và tạo ra sự suy nghĩ không dứt trong lòng người đọc, người xem Đó cũng là ngôn ngữ của cách diễn đạt hạn chế tối đa khả năng đoán trước của người đọc Ngoài ra, cấu trúc

mở trong tác phẩm báo chí, tạo cho tác phẩm báo chí có sức sống vượt thời gian Ngôn ngữ của độ không xác định là sự đồng hành với cấu trúc mở

Ngôn ngữ báo chí luôn thể hiện đồng thời một trong ba mối quan hệ: quan

hệ phản ánh, quan hệ đối xứng, quan hệ liên tưởng

Trong ba mối quan hệ trên thì quan hệ phản ánh là quan hệ bao trùm, mang tính bắt buộc Quan hệ này thông qua hai quan hệ đối xứng và liên tưởng để thực hiện chức năng phản ánh Đây là quan hệ tạo được sự trùng hợp giữa mô hình hiện thực với mã ngôn ngữ trong tác phẩm báo chí Quan hệ phản ánh đòi hỏi

Trang 15

tin, bài bao giờ cũng phải trung thực chính xác, không mâu thuẫn

Quan hệ đối xứng là quan hệ tạo ra sự hài hòa, đối xứng hoặc đối lập giữa

mô hình hiện thực với mã ngôn ngữ trong tác phẩm báo chí Đây là một sự cụ thể hóa quan hệ phản ánh

Quan hệ liên tưởng cũng phụ thuộc vào hai quan hệ trên Nếu phản ánh đúng, đối xứng đúng thì liên tưởng đúng và ngược lại Quan hệ liên tưởng là quan hệ tác động hai chiều: chiều nhà báo và chiều người nhận tin Đối với nhà báo thì đây là những chuẩn mực để lựa chọn câu chữ, cách diễn đạt, cấu trúc tin, bài thế nào để hướng sự liên tưởng của độc giả, khán giả, theo chủ đích của mình, không tạo ra những liên tưởng có hại cho bài báo Đối với người nhận tin, quan hệ này có tác dụng như một người kiểm tra nhà báo Bằng vốn sống, vốn kiến thức của mình, người nhận tin bao giờ cũng dựng những mô hình thực

để đối chiếu với mã ngôn ngữ trong tin bài Quá trình đối chiếu liên tục ấy là

cơ sở hình thành những liên tưởng nơi họ [14, 9]

Về đặc điểm của ngôn ngữ báo chí ngoài Nguyễn Tri Niên còn có rất nhiều tác giả cũng đưa ra nhận định của mình

Tác giả Đinh Trọng Lạc, sau khi nêu rõ các đặc trưng của phong cách báo chí (như tính chiến đấu, tính thời sự, tính hấp dẫn) đã chỉ ra các “đặc điểm của ngôn ngữ báo chí thuộc các phương diện như từ vựng, cú pháp, kết cấu’’ [13, 98] Thực ra phần lớn mới chỉ là các đặc điểm của một vài thể loại báo chí cụ thể, vì chúng chưa đủ tầm khái quát để có thể khắc họa diện mạo của cả một phong cách ngôn ngữ trong sự đối sánh với các phong cách ngôn ngữ khác Tác giả Hữu Đạt cho rằng các đặc điểm về ngôn ngữ của phong cách báo chí bao gồm: 1 Chức năng thông báo, 2 Chức năng hưởng dẫn dư luận, 3 Chức năng tập hợp và tổ chức quần chúng, 4.Tính chiến đấu mạnh mẽ, 5.Tính thẩm mỹ và giáo dục, 6.Tính hấp dẫn và thuyết phục, 7.Tính ngắn gọn và biểu cảm, 8 Đặc điểm về cách dùng từ ngữ (gồm cách dùng từ ngữ và cách dùng các khung biểu cảm) [8, 224]

Như vậy, về đặc điểm của ngôn ngữ báo chí còn có nhiều nhận định khác nhau Tùy vào từng góc độ, cách nhìn nhận vấn đề mà các tác giả có những

Trang 16

cách lí giải khác nhau về đặc điểm của ngôn ngữ báo chí Tuy chưa có sự thống nhất, nhưng tất cả đã chứng tỏ ngôn ngữ báo chí cũng có những đặc điểm, đặc trưng riêng làm nên phong cách của thể loại này hoàn toàn khác với phong cách của các thể loại khác

1.3 Phóng sự

1.3.1 Khái niệm phóng sự

Khái niệm phóng sự lần đầu tiên đã được người Anh sử dụng với ý nghĩa

để chỉ sự mô tả những đám cháy, những trận lụt, những kì họp quốc hội hoặc những cuộc chiến tranh Sau đó ít lâu, trên báo chí Pháp, phóng sự cũng xuất hiện với tư cách là bài viết về quá trình điều tra của phóng viên đối với những con người, sự việc chứa dựng nhiều bí ẩn như cảnh sống trong tù hoặc của những kẻ ngoài vòng pháp luật

Ra đời từ thế kỉ XIX, do đòi hỏi thông tin của một xã hội công nghiệp, trải qua mấy trăm năm với bao thăng trầm, cho đến nay quan niệm về thể loại phóng

sự vẫn chưa phải đã hoàn toàn thống nhất Trên thực tế, vẫn có nhiều ý kiến xoay quanh thể loại văn học - báo chí xung kích này

Nhà văn, nhà báo Mỹ Mactuên xem phóng là “sự ghi lại một cách đơn giản

và máy móc về những con người và sự kiện, không bao hàm yếu tố sáng tạo” Giáo sư Pơ-rô-min khoa báo chí trường đại học Lô-mô-nô-xốp lại cho rằng phóng sự là một cách đặc biệt để thông tin về một sự việc như sự việc đó diễn

ra trước mắt người viết Thực chất phóng sự là đưa tin về hoạt động của con người nghĩa là trước hết phải nêu được những hoạt động của con người

Trong cuốn sách Các thể kí báo chí, tác giả Đức Dũng cho rằng: “phóng

sự là thể loại đứng giữa văn học và báo chí, có khả năng trình bày diễn tả những

sự kiện, con người tình huống điển hình thông qua cái tôi trần thuật vừa tỉnh táo, vừa lí trí, vừa cảm xúc với một bút pháp giàu chất văn học” [6, 60] Quan niệm này nhấn mạnh vai trò của người viết qua việc thẩm định hiện thực một cách chân thực và có cảm xúc

Theo tác giả Dương Xuân Sơn: “phóng sự là một thể loại báo chí, phản ánh những sự kiện, sự việc, vấn đề đang diễn ra trong hiện thực khách quan có

Trang 17

liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người bằng phương pháp miêu tả hay tự thuật, kết hợp với nghị luận ở mức độ nhất định Trong phóng sự vai trò cái tôi trần thuật – nhân chứng khách quan là rất quan trọng” Quan niệm này ngoài khẳng định “phóng sự là một thể loại báo chí, phản ảnh

sự việc, sự kiện, con người với những việc làm và hành động của họ trong quá trình phát sinh, phát triển” còn đặc biệt nhấn mạnh đến bút pháp được sử dụng trong phóng sự Đó là “bút pháp văn học như tả, bình, thuật và các biện pháp

tu từ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, hướng vào nội tâm nhân vật ở mức độ nhất định"[16, 68]

Chúng tôi cho rằng, định nghĩa về phóng sự của Dương Xuân Sơn là một định nghĩa khái quát nhất về thể loại này

1.3.2 Đặc điểm của phóng sự

Phóng sự báo chí hiện đại ở nước ta hiện đang có sự giao thoa, chuyển hóa

một cách mạnh mẽ cùng các thể loại khác Quá trình này đã tạo ra một số dạng phóng sự báo chí có hình thức và nội dung rất linh hoạt Theo tác giả Đức Dũng, phóng sự được chia làm 5 dạng [4, 25]

Thứ nhất: dạng phóng sự phản ánh những vấn đề của đời sống

Phóng sự báo chí có nhiệm vụ phản ánh về những sự thật chứa đựng mâu thuẫn trong đời sống Những mâu thuẫn này có thể xuất hiện từ chính bản thân các sự kiện của đời sống nhưng cũng có thể tồn tại dưới dạng là những vấn đề nổi bật có sức thu hút sự quan tâm của công chúng

Như vậy cùng với các thể loại khác, phóng sự báo chí có nhiệm vụ phản ánh và phân tích làm sáng tỏ những vấn đề của đời sống, và trong một mức độ nào đó, phóng sự đã giao thoa với những thể loại này Đặc điểm dễ nhận thấy nhất trong quá trình giao thoa đó là vấn đề trở thành nội dung trung tâm của tác phẩm phóng sự Tất nhiên, đó phải là những vấn đề tiêu biểu, xác thực và đáp ứng nhu cầu thông tin thời sự Tuy không trực tiếp phản ánh những sự kiện lớn, những tình huống nổi bật nhưng những vấn đề dạng phóng sự này đề cập vẫn

có thể có sức lay động rất lớn từ những vấn đề có tầm bao quát rộng lớn đến

những vấn đề có phạm vi nhỏ hơn trong đời sống hàng ngày

Trang 18

Thứ hai: dạng phóng sự chân dung

Là dạng phóng sự giao thoa, kết hợp với thể loại kí chân dung Thể loại

này có nhiệm vụ phản ánh về những con người tiêu biểu trong đời sống Con

người trong dạng phóng sự này có thể là cá nhân nhưng cũng có thể là tập thể

Tính chất kí chân dung trong dạng này thể hiện ở việc lấy con người làm đối tượng chủ yếu để phản ánh, còn những đặc điểm của phóng sự cũng được bộc lộ rõ ở những hình thức và trong cách thức tái hiện chân dung đó Điều này được biểu hiện ở các tít phụ, ở những chi tiết sống động, ở bối cảnh và nhất là

ở năng lực khái quát và các góc nhìn mang đậm chất nhân văn của nhân vật trần thuật

Phóng sự chân dung có thể phản ánh cả chân dung cá nhân và chân dung tập thể Bao giờ nó cũng tìm đến chi tiết, sự kiện khi nhân vật của tác phẩm trong một bối cảnh điển hình nào đó có thể tự thân các chi tiết sự kiện ấy bộc

lộ tính cách tiêu biểu của nhân vật

Bằng khắc họa rõ nét bối cảnh sống, chiến đấu, lao động, học tập của nhân vật, tác phẩm phóng sự chân dung đã cho phép độc giả có được ý niệm rõ rệt

về cuộc sống rộng lớn xung quanh nhân vật đang trong thế vận động phát triển của nó Đó là một bức tranh sinh động vừa có tính khái quát, vừa chi tiết, cụ thể

Thứ ba: dạng phóng sự phản ánh các sự kiện thời sự

Trong quá trình vận động và phát triển, cuộc sống luôn xảy ra hàng loạt

sự kiện với những tính chất và tầm quan trọng khác nhau Trong đó, một số sự kiện có thể trở thành đề tài cho phóng sự báo chí Trong trường hợp này, tác phẩm phóng sự có thể giao thoa với các thể loại có năng lực phản ánh sự kiện như tường thuật, ghi nhanh hoặc thông tấn Biểu hiện cụ thể của sự giao thoa này là sự kiện sẽ trở thành nội dung trung tâm trong các tác phẩm phóng sự Trong tác phẩm phóng sự, sự kiện phải bám sát hiện thực đời sống, để phản ánh sự kiện trong toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển của nó Nhiệm vụ chủ yếu của một phóng sự sự kiện là diễn tả một cách sinh động quang cảnh, hiện trạng của sự kiện trong toàn bộ dáng vẻ có thực của nó Điều đáng chú ý

Trang 19

là trong dạng phóng sự này, một số yếu tố thuộc về hình thức thể hiện của thể loại của phóng sự nói chung (như ngôn từ, ngữ điệu, bút pháp, đòi hỏi giàu hình ảnh, đậm chất văn học hơn) có phần bị hạn chế, không thực sự sinh động như trong các dạng phóng sự khác

Thứ tư: dạng phóng sự điều tra

Phóng sự điều tra là một dạng kết hợp giữa phóng sự báo chí với thể loại điều tra Một trong những đặc điểm cơ bản của thể loại điều tra là phải trả lời được những câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra Cách trả lời của điều tra là thông qua một hệ thống những bằng chứng xác thực và tiêu biểu

Sự kết hợp giữa phóng sự và điều tra thường diễn ra theo nguyên tắc: tính chất phóng sự được thể hiện ở những yếu tố thuộc về hình thức của tác phẩm như ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu, sự xuất hiện của nhân vật trần thuật Còn đặc điểm thể loại của điều tra thì được thể hiện chủ yếu trong việc huy động những chi tiết, số liệu, dữ kiện nhằm xây dựng một hệ thống các luận cứ nhằm làm sáng tỏ cái logic bên trong thể hiện bản chất của sự thật mà tác phẩm đề cập, trả lời được câu hỏi mà cuộc sống đặt ra

Trong những bài phóng sự điều tra, hình thức phóng sự có thể giúp tác giả trình bày những vấn đề gai góc, căng thẳng một cách mềm mại, linh hoạt Dạng bài này thường được sử dụng trong trường hợp khi đứng trước những sự kiện, tình huống, hiện trạng nào đó vẫn đang còn những câu hỏi chưa được trả lời hoặc có nhiều cách trả lời khác nhau

Thứ năm: Dạng phóng sự phản ánh những hoàn cảnh, hiện trạng

Trong thực tế đời sống báo chí nước ta còn khá phổ biến một dạng phóng

sự phản ánh về những hoàn cảnh, hiện trạng của đời sống mà không nhất thiết phải đề cập đến mâu thuẫn hay trả lời câu hỏi

Tất nhiên, với tư cách là những tác phẩm thuộc thể loại phóng sự, dạng phóng sự này vẫn phải có nhiệm vụ khám phá, phát hiện và cung cấp cho công chúng những thông tin mới mẻ, lí thú và bổ ích Nó phải giúp cho người đọc những kiến thức xác thực, cụ thể và sinh động về đời sống xung quanh họ Nói cách khác nó phải giúp cho công chúng những kiến thức cần thiết để suy nghĩ,

Trang 20

nhận thức và hành động

Raxum Gamzatop đã từng nói “đừng cho tôi đề tài, hãy cho tôi đôi mắt”, đôi mắt để nhìn rõ vấn đề những sự kiện đang diễn ra quanh chúng ta Dù ở dạng nào thì chúng cũng đều nằm trong thể loại phóng sự, chịu sự chi phối về quy luật loại thể Đó là phản ánh đúng sự thực, nghĩa là những vấn đề mà phóng

sự nói chung các dạng phóng sự nói riêng đề cập đến phải được bắt nguồn từ cuộc sống, lấy chất liệu từ cuộc sống Phóng viên phải là người tìm hiểu sâu sắc và chính xác các vấn đề đó mà phải cung cấp cho người đọc những thông tin xác thực nhất, đầy đủ nhất

1.3.3 Sự khác nhau giữa phóng sự và một số thể loại tiêu biểu trong nhóm

kí báo chí

Nếu so sánh với tin là thể loại có khả năng thông tin nhanh trên diện rộng

và có sức mạnh của điểm chót thì phóng sự có ưu thế hơn trong việc trình bày một cách sâu sắc, tỉ mỉ về sự phát sinh, phát triển của sự kiện khiến công chúng

có thể hình dung một cách đầy đủ như thể họ đang được tận mắt chứng kiến Tin thỏa mãn công chúng bởi những thông báo nóng bỏng nhất, bao quát nhất của sự kiện, còn phóng sự lại đáp ứng nhu cầu hiểu biết một cách đầy đủ trong quá trình diễn biển của sự kiện ở những vấn đề hoặc những khía cạnh quan trọng nhất của sự kiện đó Tất nhiên, không phải bất cứ sự kiện nào cũng có thể viết được phóng sự Nhiều sự kiện được coi là điển hình, tiêu biểu nhưng không

đủ bề dày hoặc không được công chúng quan tâm, không có những câu hỏi nhức nhối cần được trả lời thì không thể viết được phóng sự Trong thực tế cũng như thể kí văn học, kí báo chí nói chung và phóng sự nói riêng thường gắn liền với những thời điểm mà ở đó đời sống của xã hội đang có những chuyển biến mạnh mẽ

Ngoài ra, trong tin không có cái tôi của tác giả mà chỉ có thông tin sự kiện, còn trong phóng sự cái tôi của tác giả chiếm vai trò chủ đạo Tác giả của tin không thể lồng ghép cảm xúc của mình, trong khi đó cảm xúc của tác giả trong phóng sự lại là yếu tố tạo ra sắc riêng cho mọi tác giả

Ta có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa tin và phóng sự bởi chúng

Trang 21

nằm ở hai nhóm thể loại khác nhau Nhưng phóng sự là một thể thuộc loại hình

kí báo chí nên nó bị ràng buộc, quy định bởi những đặc tính chung của thể loại này

Tác giả Đức Dũng đã chia hệ thống thể loại báo chí nước ta gồm ba nhóm:

nhóm thông tấn báo chí, chính luận báo chí và ki báo chí Trong đó, nhóm kí báo chí bao gồm các thể loại: phóng sự, ghi nhanh, kí chân dung, kí chính luận,

thư phóng viên, sổ tay phóng viên, nhật kí phóng viên [7, 69]

Mỗi thể ký báo chí đều có những đặc điểm riêng Chúng tôi đã làm phép

so sánh thể loại phóng sự với một số thể loại tiêu biểu trong nhóm kí báo chí

để thấy được sự khác biệt

a Phóng sự và kí chân dung

Kí chân dung nổi bật ở khả năng tái tạo những chân dung của những con người có thật, tiêu biểu trong đời sống Không giống với các thể loại báo chí khác vốn ưu tiên hàng đầu cho việc tái tạo sự kiện, kí chân dung lại coi con người là đối tượng chủ yếu Tất nhiên, con người trong tác phẩm kí chân dung phải được tái hiện cùng với sự việc, sự kiện tiêu biểu để có thể minh chứng cho phẩm chất tốt hoặc xấu mà tác giả muốn khẳng định Từ một khía cạnh khác,

có thể thấy thể loại này có những nét tương đồng với thể chân dung văn học (thuộc loại thể kí văn học)

Như vậy, kí chân dung là một thể tài có nhiều đặc điểm giống phóng sự, đặc biệt là phóng sự chân dung là những phóng sự viết về nhân vật hay một tập thể tiêu biểu hay tiêu cực Tuy nhiên trong kí chân dung chỉ dừng lại ở mức độ gắn kết các mảng sự kiện, còn phóng sự lại đi sâu tìm hiểu các nguyên nhân và hành động của nhân vật nhằm chỉ ra bước phát triển một cách biện chứng trong những hành động của đối tượng phản ánh

b Phóng sự và kí chính luận

Thể loại kí chính luận như tên gọi của nó, lại nổi bật ở khả năng thông tin

lí lẽ và chính do đặc điểm này nên có thể coi đây là kết quả của sự giao thoa giữa kí báo chí với chính luận báo chí

Nằm trong loại hình kí báo chí nhưng cái tôi tác giả trong kí chính luận

Trang 22

thường thiên về thông tin lí lẽ và thông tin sự kiện

c Phóng sự và ghi nhanh

Ghi nhanh là thể loại nổi bật ở khả năng thông tin nhanh dưới dạng một phác thảo đa diện, gắn bó chặt chẽ với các thời điểm ban đầu sinh động nhất của một sự kiện Đây là thể loại có khả năng thỏa mãn nhu cầu được thông tin ngay lập tức về cái mới của công chúng

Mặc dù có thể làm thỏa mãn công chúng với những thông tin ban đầu còn nguyên vẹn hơi thở nóng bỏng của sự kiện, nhưng nó chỉ có khả năng thông tin trên bề mặt và hơn thế nữa chỉ thông tin về những điều xảy ra ở cái thời điểm ban đầu của sự kiện

Nhìn trên tổng thể, ghi nhanh có thể thỏa mãn nhu cầu được thông tin ngay lập tức của công chúng nhưng lại không thể đi sâu vào nguyên nhân, diễn biến

và kết quả của sự kiện Do phải thông tin nhanh nên những chi tiết thể ghi nhanh đem đến cho công chúng thường chỉ dừng lại bên ngoài Trong khi đó phóng

sự không chỉ phân tích nguyên nhân, mà tác giả còn cố gắng đề xuất những kết luận, hướng giải quyết trên cơ sở nghiên cứu nghiêm túc, đánh giá bản chất của

sự vật hiện tượng

Cái tôi trong ghi nhanh cũng gần giống với cái tôi trong tác phẩm phóng

sự Tuy nhiên đó cũng chỉ là sự gần gũi về mặt hình thức Trong tác phẩm ghi nhanh, mặc dù tác giả luôn cố gắng tỏ ra khách quan không chỉ với đối tượng phản ánh mà khách quan ngay cả với đối tượng tiếp nhận thông tin, cái tôi vẫn

có xu hướng nhập cuộc Tác giả vừa là người trực tiếp chứng kiến, đồng thời phải là người trực tiếp tham gia sự kiện hoặc hòa nhập vào sự kiện đó

Như vậy nếu đặt trong so sánh với các thể loại báo chí khác, phóng sự là thể loại duy nhất có thể trình bày một bức tranh vừa có tính khái quát cao, vừa chi tiết cụ thể về một hiện thực đa dạng, bộn bề, đồng thời lý giải những vấn đề đặt ra từ hiện thực ấy một cách thoả đáng

Với tư cách là thể loại báo chí, trước hết phóng sự vẫn thiên về hướng tạo

ra văn bản đơn nghĩa Tuy nhiên tác giả vẫn có thể sử dụng kết hợp một bút pháp vừa là thông tin thời sự, vừa giàu chất văn học để tạo ra giọng điệu Chính

Trang 23

đặc điểm này cùng với vai trò của cái tôi - trần thuật - nhân chứng - thẩm định

và đặc biệt là mức độ điển hình của các vùng hiện thực mà tác phẩm đề cập tới mới là nguyên nhân chủ yếu để phóng sự bước vào điểm giáp ranh giữa kí văn học và kí báo chí

1.4 Báo Thanh Niên

Báo Thanh Niên là một tờ nhật báo Việt Nam có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh Đây là một trong những tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất Việt Nam với 300.000 bản/ngày (có thời điểm phát hành hơn 400.000 bản)

Ngày 3 tháng 1 năm 1986, báo ra số đầu tiên với tên gọi Tuần tin Thanh

Niên trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Trước đây, ngày 21 tháng

6 năm 1925, cũng có một tờ báo mang tên Thanh Niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập nhưng không phải là tiền thân của tờ Thanh Niên ngày nay

Tòa soạn hiện nay đặt tại số 268 - 270 đường Nguyễn Đình Chiểu, phường

Võ Thị Sáu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh và 218 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội

Năm 1985, những số báo in thử đầu tiên đã đến tay bạn đọc với tên gọi là Thông tin Thanh Niên Đây là cơ sở, tiền đề chuẩn bị tiến đến xuất bản Báo Thanh Niên đều đặn, định kỳ từ năm 1986 trở về sau này

Tổng biên tập đầu tiên của tờ báo là ông Huỳnh Tấn Mẫm, người từng là Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trong thời kỳ chiến tranh Do phát hành vào thời điểm nhân dịp năm mới Tết Bính Dần, nên Ban Biên tập quyết định gộp chung số 1 và số 2 làm thành số đặc biệt, có đóng bìa Kể từ đó, ngày 03/01/1986 được chọn là ngày Báo Thanh Niên phát hành số báo đầu tiên, có

ý nghĩa như ngày chính thức thành lập Báo Đến ngày 03/03/1986, Tuần tin Thanh Niên số 3 chính thức phát hành, với khổ A4, 16 trang

Ngày 6/2/2020, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã công bố Quyết định số 1209-QĐ/TWĐTN-BTC ngày 6.2.2020 về việc sáp nhập Tạp chí Thời Trang Trẻ vào Báo Thanh Niên

Báo Thanh Niên đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm 1996, hạng Nhì năm 2001

Trang 24

Tiểu kết chương 1

Ở chương 1, thông qua việc giới thiệu một số nội dung cơ bản về ngôn

ngữ, ngôn ngữ báo chí, thể loại phóng sự và báo Thanh Niên, người đọc sẽ có được sự hình dung bước đầu về những kiến thức liên quan đến đề án Những nội dung này sẽ là tiền đề để chúng tôi đi vào trình bày những kết quả đã nghiên cứu về đặc điểm của ngôn ngữ phóng sự trên báo Thanh Niên ở chương tiếp theo

Nằm trong thể kí báo chí nên ngôn ngữ phóng sự chịu sự chi phối về đặc điểm ngôn ngữ của nhóm kí báo chí, rộng hơn là chịu sự chi phối của ngôn ngữ phong cách báo chí Tuy nhiên, điểm làm nên nét hấp dẫn trong ngôn ngữ phóng

sự đó chính là ngôn ngữ đặc trưng của thể loại này Có thể nói cách lựa chọn

và sử dụng ngôn ngữ trong một bài phóng sự đem đến hiệu quả to lớn đồng thời cũng thể hiện tay nghề của người viết

Mỗi loại hình báo chí đưa đến cho công chúng một cách tiếp cận thông tin khác nhau: báo in đưa thông tin qua chữ viết và hình ảnh trên mặt giấy; báo phát thanh truyền thông tin đến tai người nghe; truyền hình đưa tin bằng cả hình ảnh lẫn âm thanh; còn báo mạng có thể đăng được những thông tin bằng cả chữ viết, âm thanh, hình ảnh tĩnh và động nhờ vào internet Cho dù là loại hình nào, ngôn ngữ cũng là phương tiện chính để truyền tải thông tin đến với công chúng Nhận thức rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ cũng như thích ứng với sự cạnh tranh với những tờ báo khác, mỗi cơ quan, tòa soạn phải nâng cao cả chất lượng cả về nội dung, hình thức, đặc biệt là chú trọng đến việc sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt Đây cũng là điều kiện tiên quyết để thu hút độc giả, tạo ra sức mạnh, sự bền vững cho tờ báo

Ngôn ngữ trong báo chí nói chung và ngôn ngữ trong thể loại phóng sự nói riêng luôn có cách thể hiện riêng của mình Điều quan trọng là các nhà báo phải biết sử dụng ngôn ngữ viết phóng sự một cách phù hợp, hiệu quả, thực hiện chức năng báo chí của mình một cách chất lượng nhất

Trang 25

CHƯƠNG 2 BIỂU HIỆN CỦA NGÔN NGỮ PHÓNG SỰ

TRÊN BÁO THANH NIÊN

Ngôn ngữ của phóng sự rất đa dạng vì có cả sự kiện, con số, có cả lý lẽ, lập luận, có cả miêu tả tường thuật, cả cảm xúc trữ tình Có phóng sự tìm đến chất văn mới hợp nhưng có những phóng sự lại cần đến ngôn ngữ thuần túy thông tin sự việc, sự kiện Đó là do đối tượng thể hiện của phóng sự quy định Tuy nhiên, tất cả ngôn ngữ phóng sự đều hướng đặc điểm: giản dị, dễ hiểu Lạm dụng từ ngữ chuyên môn, từ lóng, từ Hán Việt, từ đa nghĩa, từ cầu kỳ khó hiểu là thái độ thiếu tôn trọng độc giả Một nhà báo nước ngoài đã từng nói:

“Hãy viết thế nào để bà tôi cũng hiểu”

Xét một cách chung nhất, phóng sự hiện nay ở nước ta hiện nay có kết cấu gồm ba phần: tít, Sapô và nội dung Trong phần nội dung sẽ gồm: phần mở đầu (nêu vấn đề, sự kiện), phần minh chứng cho sự tồn tại của vấn đề, sự kiện hay còn gọi là phần diễn giải vấn đề (tình hình, thực trạng, nguyên nhân); phần kết luận (nhận định, kiến nghị, giải pháp)

Chất lượng của một bài phóng sự có được đánh giá cao hay không sẽ phụ thuộc phần lớn vào nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả ở cấu trúc của ba phần trên Vì vậy, trong đề án này chúng tôi sẽ nghiên cứu đặc điểm của ngôn ngữ thể loại phóng sự theo tiêu chí cấu trúc của tác phẩm ở ba phần: tít, Sapô

và nội dung của tác phẩm phóng sự

Chúng tôi đã tiến hành thống kê và phân tích đặc điểm ngôn ngữ của các tác phẩm phóng sự trên báo Thanh Niên online từ tháng 8 năm 2022 đến tháng

8 năm 2023 với 292 bài phóng sự

2.1 Ngôn ngữ tít phóng sự

Tít là cách gọi chung, phổ biến nhất cho các tác phẩm báo chí Trong phong cách ngôn ngữ báo chí, người ta quen dùng một thuật ngữ để gọi tên cho nhan đề đó là tít Tiếng Latinh gọi là Titulus, tiếng Pháp gọi là Titre, tiếng Anh gọi là Title Như vậy tên gọi tít không có trong tiếng Việt mà là một thuật ngữ

Trang 26

vay mượn được sử dụng khá rộng rãi trong báo chí dùng để chỉ cho nhan đề của bài báo

Xét từ góc maket báo thì có nhiều loại tít như tít lớn/ nhỏ, tít chính/ phụ

Ở đây, chúng tôi khảo sát các tít lớn của các bài phóng sự trên báo Thanh Niên Nếu coi nội dung của tác phẩm phóng sự là một khối thống nhất, chứa đựng một thông điệp chung thì tít của tác phẩm được xem là nơi bắt đầu của mọi sự bắt đầu Nó chính là một thông tin mới được thể hiện một cách cô đọng, giàu ý nghĩa khái quát

Đọc bất kỳ một bài báo nào, điều đầu tiên tác động vào người đọc chính

là tít báo Đây là yếu tố tiếp xúc đầu tiên giữa tác phẩm với công chúng, chính

vì thế nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc thu hút độc giả Phải làm sao

để mỗi tít báo vừa nêu được thần thái của bài viết, vừa phải gợi được sự tò mò của người đọc là cả một nghệ thuật của người viết báo Không phải tình cờ, một trong những chuyên gia nghiên cứu báo chí hàng đầu của Nga, Phó giáo sư Manna Shostak đã ví tít báo tựa như cổng vào nơi nào đó dành cho công chúng Cổng được trang hoàng đẹp đẽ, hấp dẫn sẽ khiến khách du lịch muốn vào thưởng ngoạn cảnh vị ở sâu bên trong Còn những chiếc cổng tầm thường, thiếu thẩm mỹ sẽ dễ bị bỏ qua Phải làm sao để tít hấp dẫn ngay cả độc giả lười nhất cũng cảm thấy không thể cưỡng lại được Có thể nói, số phận bài báo phụ thuộc rất nhiều vào tít

Tít trong các bài phóng sự cũng không nằm ngoài những quy định ngặt nghèo của báo chí nói chung Việc đặt tít cho một tác phẩm phóng sự báo chí không chỉ đơn thuần với ý nghĩa gọi mặt đặt tên Vấn đề là phải làm thế nào để tạo sự chú ý của độc giả ngay từ sự tiếp xúc đầu tiên với tác phẩm

Nếu nói tít là một trong những yếu tố quyết định cho số phận bài báo nói chung, bài phóng sự nói riêng là cũng có phần đúng Vì đó là yếu tố chính cho mức độ đọc đầu tiên, đôi khi độc giả chỉ cần đọc lướt qua tít đã có thể quyết định có đọc bài báo đó hay không Bản chất của việc đặt tít cho tác phẩm phóng

sự là trói gọn khái quát nội dung trong một kết cấu nhất định Làm thế nào để tít báo có thể níu mắt được người đọc là cả một nghệ thuật của người viết báo

Trang 27

Qua khảo sát 292 bài phóng sự trên báo Thanh Niên theo cấu trúc tác phẩm, chúng tôi đã phân loại ngôn ngữ tít báo của những phóng sự này thuộc

Ví dụ: Phóng sự Ngã xuống để dân bình yên: Sự hy sinh thầm lặng mà cao

cả (Ngọc Lê - Giang Phương, 19/08/2022)

Trang 28

Tít báo này đã thể hiện sự nhận xét, đánh giá rất cô đọng, súc tích sự kiện được nói đến Đó là thời điểm nóng của dịch Covid 19 Giữa cao điểm cuộc chiến phòng chống đại dịch Covid-19 năm 2021, lực lượng Công an nhân dân cống hiến hết sức mình trong công tác truy vết, bảo vệ khu phong tỏa, tuần tra, trực chốt kiểm soát Có nhiều người đã ngã xuống vì sự bình yên của cộng đồng Vì trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, họ đã xông pha vào những điểm nóng giữa thời điểm nhiều địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội nên sự

hy sinh thầm lặng của họ đã được tác giả của bài viết kể lại một cách rất chi tiết trong bài báo Người đọc có thể dễ dàng nhận ra sự cảm phục, tự hào của tác giả được thể hiện rất rõ nét

Ví dụ: Phóng sự Giấc mơ cà phê đặc sản Việt: Người nông phu tử tế (Gia

Bình - Lê Vân, 04/03/2023)

Tít báo này đã đưa ra lời bình luận về những người nông dân chân chất ở

thị trấn cổ D'ran (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) đã tự tìm đường nâng tầm hạt cà phê truyền thống thành cà phê đặc sản (specialty coffee) Hành trình

đó đối với họ là cả một sự nỗ lực vô cùng lớn Thành quả họ nhận lại được là những vườn cà phê lý tưởng với hệ sinh thái tự nhiên cho ra chất lượng trái cà phê không thua kém hàng ngoại, đem về nguồn thu kinh tế cho gia đình, tạo công ăn việc làm ổn định cho những người dân địa phương Bằng chính mồ hôi

Trang 29

công sức, có cả khối óc trí tuệ của những người nông dân chất phác, họ đã thành công ngay chính trên quê hương của mình.Vì thế, tác giả bài viết đã không ngần ngại khi đưa ra bình luận khái quát về họ ngay ở tít báo, vì họ xứng đáng được

gọi là những người nông phu tử tế

Ví dụ: Phóng sự Xây 'cao tốc' trong lòng dân: Biết cúi xuống và lắng nghe

dân (Nguyễn Phúc, 14/04/2023)

Tương tự, Tít báo này cũng đã đưa ra nội dung bình luận thiết thực về

giải pháp cần được thực liên quan đến sự kiện bài phóng sự đề cập đến Đó là muốn tháo gỡ nhanh vướng mắc cho cao tốc Bắc – Nam được sớm thành hình thì chính quyền địa phương, trực tiếp là Hội đồng giải phóng mặt bằng và đại diện chủ đầu tư, cần cúi xuống, lắng nghe dân Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị thường xuyên cử nhiều đoàn công tác về địa phương nắm bắt, lắng nghe ý kiến của dân Từ đó, các cấp chính quyền sẽ đi đến thống nhất về phương án giải phóng mặt bằng một cách hợp lí

để cao tốc Bắc- Nam sớm được đi vào thi công chính thức, hoàn thành tiến độ

đã đề ra

2.1.2 Tít xác nhận

Ở thể loại tin, nhất là các loại tin ngắn, tít xác nhận thường là một thông

Trang 30

báo trọn vẹn và khá cụ thể về thời gian, địa điểm, sự kiện Nhưng với nhiều phóng sự trên báo Thanh Niên, tít xác nhận thường sẽ dừng lại ở việc gọi tên một tình huống hoặc một đối tượng nào đó được đề cập đến trong bài phóng

sự Người đọc muốn hiểu được đầy đủ nội dung liên quan đến đối tượng sẽ phải đọc hết bài phóng sự

Những dạng tít như thế vừa mang lại sức gợi, vừa có tầm khái quát cao, phù hợp với tầm vóc của tác phẩm lớn như phóng sự

Ví dụ: Phóng sự Đi tàu lửa ở Malaysia (Ngọc Trân, 27/08/2023)

Đọc tít này, người đọc chỉ được tác giả cung cấp sự kiện: đi tàu lửa ở

Malaysia Nhưng khi đọc nội dung bài phóng sự, người đọc sẽ được cung cấp thêm rất nhiều thông tin khác liên quan đến sự kiện này như: đối với những người đang xem xét việc du hành tự túc Malaysia, rất cần quan tâm tới tàu lửa Vì phương tiện giao thông này cung cấp thêm một cơ hội cho những người du hành khám phá một cách an toàn trong khi lại tiết kiệm được chi phí

Ví dụ: Phóng sự Giã từ con ma rượu (Phạm Anh, 04/02/2023)

Tít này khi đọc lên, người đọc chỉ được cung cấp sự kiện: giã từ con ma

rượu Nhân vật được nói đến trong bài phóng sự này là ai, hành trình cai rượu của họ đã diễn ra như thế nào? Khi đọc hết nội dung bài phóng sự tất cả những thắc mắc trên từ tít gợi ra sẽ được giải đáp Đó là những người đàn ông làng

Trang 31

Đăk Pao (xã Sơn Màu, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) không còn chìm ngập trong men rượu nữa mà lo chăm chỉ làm ăn, xây dựng cuộc sống hạnh phúc Có được cuộc sống như hiện tại, họ đã được chính quyền đoàn thể ở địa phương

hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiều Đó là hành trình không hề dễ dàng đối với những người đồng bào vùng khó khăn, nhận thức còn hạn chế

2.1.3 Tít gợi cảm

Dạng tít này được tạo lập qua cách tác giả sử dụng ngôn ngữ lối nói giàu hình ảnh, giàu sức gợi Các tít dạng này khi đọc lên sẽ khơi gợi trong trí tưởng tượng người đọc không chỉ về sự kiện được nói đến, mà còn khơi gợi cảm xúc liên quan đến sự kiện Vì thế, những tít dạng này thường hấp dẫn người đọc, nhất là khi tác giả đề cập đến những sự kiện vốn đã thu hút được sự quan tâm

và tình cảm của nhiều người

Ví dụ: Phóng sự Khóc cười cùng hoa tết (Nguyễn Phúc, 17/01/2023)

Tít của phóng sự này tuy ngắn gọn nhưng gợi mở rất cụ thể nội dung cảm xúc chủ đạo Với cách đặt nhan đề này, tác giả đã định hướng người đọc cảm nhận chung được cảm xúc chủ đạo trong nội dung sẽ được bài phóng sự đề cập đến

Đọc bài phóng sự này, người đọc sẽ hiểu được vì sao nhiều người nói nghề buôn hoa tết cứ thấp thỏm, rủi ro như ngồi trên đọt cây Hẳn đã có rất nhiều người chạnh lòng vào những buổi chiều 30 tết chập choạng, khi ai cũng tìm

Trang 32

cách về nhà thật nhanh để lo mâm cúng và có bữa cơm sum vầy, còn những nhà buôn hoa vẫn đứng bần thần giữa những chậu hoa chưa kịp bán

Ví dụ: Phóng sự Mưu sinh dưới trời đổ lửa (Nhật Thịnh, 07/05/2023)

Tít báo rất ngắn gọn nhưng với cách sử dụng ngôn ngữ, tác giả đã gợi được

sự thương cảm của độc giả đối với nhân vật được nói đến trong bài báo Đó là thời điểm những ngày này nắng nóng như đổ lửa kéo dài tại khu vực Nam bộ

và thành phố Hồ Chí Minh thời điểm tháng 5 năm 2023, đã khiến cuộc mưu sinh của người lao động thêm nhọc nhằn Tuy vậy, nhiều người lao động vẫn

cố gắng tay làm, tay lau mồ hôi để tiếp tục công việc mưu sinh hằng ngày Một

Trang 33

lớp áo với chiếc mũ không thể đủ để chống chọi với cái nắng gay gắt như muốn thiêu cháy da thịt Trên khắp các nẻo đường ở thành phố Hồ Chí Minh, hàng nghìn người lao động vẫn đang đội nắng để làm việc Họ không mong gì hơn

là cái nắng nóng khắc nghiệt này nhanh qua để công việc mưu sinh với họ bớt

đi phần vất vả

Nếu so sánh các tít gợi cảm với các tít bình luận, dễ dàng nhận thấy là giữa chúng có mối mối quan hệ khá mật thiết; không ít tít có chức năng gợi cảm lại mang ý nghĩa bình luận và ngược lại

2.1.4 Tít giật gân

Không khó để có thể tìm ở báo Thanh Niên các tít báo chỉ vừa đọc lên đã kích thích sự tò mò, thôi thúc người đọc khám phá nội dung văn bản để giải mã cho sự lí thú được gợi ra từ tít Dạng tít này có hiệu quả trong việc tạo ra những cảm hứng ban đầu khiến cho độc giả phải muốn đọc toàn bộ bài báo nhằm thỏa mãn tính hiếu kỳ của mình Tài năng của người viết báo được thể hiện qua cách đặt tít báo hấp dẫn để tạo hứng thú mạnh mẽ ở người đọc

Ví dụ: Phóng sự Những người”khùng” làm nông (Xuân Lâm, 04/12/2022)

Tít báo này khi đọc lên đã rất cuốn hút, kích thích sự tò mò của người đọc Vậy người khùng được nói đến ở đây là ai, họ đúng sự thật là những người như vậy hay đây chỉ là cách nói nói ngược của tác giả? Cách đặt tít như thế

Trang 34

khiến người đọc tò mò tìm đọc nội dung bài phóng sự để giải mã những người khùng đó là ai Đó là những người người nông dân giữa cao nguyên đất đỏ bazan (xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) đã chọn cho mình lối canh tác rất riêng Họ sản xuất theo xu hướng ngành nông nghiệp hữu cơ, hưởng ứng tích cực cách canh tác không sử dụng phân thuốc hóa học Để thực hiện

mô hình đó việc ấy, ban đầu họ đã bị không ít người làng rỉ tai nhau: 'Tụi nó chính là những người khùng làm nông'

Ví dụ: Phóng sự Làng bị núi đuổi (Phạm Anh, Hải Phong, 26/12/2022)

Đọc tít báo này, người đọc sẽ không khỏi thắc mắc vì sao lại có sự bất thường như vậy Sự việc trên diễn ra ở đâu, khi nào, nguyên nhân là gì? Người đọc chỉ còn cách duy nhất là sẽ phải đọc nội dung bài phóng sự để có câu trả lời Đó là cách dẫn dắt, tạo sự tò mò ở người đọc của tác giả khi viết về vụ sạt

lở núi kinh hoàng, vùi lấp cả làng Huy Duỗi (xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) vào tháng 10/2020 Khi đó, dân làng tứ tán chạy đi trốn núi, tìm chỗ trú thân ở khắp nơi Đến nay, khi núi ngủ yên, người Ca Dong đã tập trung

về làng mới, yên tâm sản xuất với cuộc sống thường nhật như trước đây

Ví dụ: Phóng sự Xây nhà lầu cho bò ( Hải Phong, 08/01/2023)

Tít của bài phóng sự này không khỏi gây thắc mắc, sự tò mò ở người đọc bởi sự khác thường: bò ở nhà lầu Từ đó người đọc bị hấp dẫn muốn phải đọc

Trang 35

để hiểu vì sao lại có sự việc như vậy xảy ra Chỉ còn cách duy nhất là người đọc phải đọc hết nội dung bài phóng sự mới có thể tìm được câu trả lời Đọc hết nội dung bài phóng sự, người đọc sẽ tìm được câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc của mình từ tít gợi ra

Rõ ràng, tít báo của bài phóng sự trên đã đề cập đến một sự việc có thật: nhiều hộ gia đình ở vùng rốn lũ (thôn Xuân Hòa, xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) đã đầu tư hàng chục triệu đồng để xây nhà lầu cho bò ở Ở đây, cuộc sống của người dân cũng không khá giả gì, chủ yếu mưu sinh dựa vào cây lúa, buồng chuối, nuôi con bò, con gà Nhưng để tránh thiệt hại nhỏ nhất về kinh tế mỗi khi mùa lũ về, nhiều người dân ở đây buộc phải làm mô hình như vậy

2.1.5 Tít câu hỏi

Dạng tít này được thể hiện dưới hình thức trình bày là dấu chấm hỏi ở

cuối tít báo Cùng với hình thức đó, ngôn ngữ được sử dụng ở những tít này sẽ vừa gợi sự phán đoán của độc giả về một vấn đề bức xúc, đáng được quan tâm nào đó, vừa hứa hẹn câu trả lời thỏa đáng ở phía dưới Điều này có nghĩa là những tít báo này sẽ đáp ứng được nhu cầu tâm lý phổ biến của con người là muốn tìm tòi, khám phá hiện thực cuộc sống xung quanh Vì vậy, dạng tít câu

Trang 36

hỏi cũng thường hay thu hút được sự chú ý không nhỏ của độc giả

Ví dụ: Phóng sự Cát tặc lộng hành, chính quyền địa phương ở đâu?: Cát

lậu tấp nập về bãi đáp (Thanh Niên, 16/08/2022)

Tít báo trên đã đề cập trực tiếp vào vấn đề bài phóng sự muốn làm rõ Đó

là trách nhiệm của chính quyền địa phương ở đâu khi nhiều năm qua, sông La Ngà (tỉnh Bình Thuận) luôn có một lượng lớn tàu hút cát dọc hai bên bờ gây sạt lở nghiêm trọng Dọc theo sông La Ngà từ thị trấn Võ Xu hướng về thượng nguồn qua địa bàn xã Vũ Hòa (huyện Đức Linh) đến xã Gia An (huyện Tánh Linh, Bình Thuận) không khó để bắt gặp hàng chục tàu bơm hút cát nằm dọc hai bên bờ Hằng ngày, một lượng lớn cát lậu tấp nập về bãi đáp Nhiều tuyến đường đã được làm mới để thuận tiện cho xe ben vào tận bãi cát lậu Đọc hết bài phóng sự, người đọc sẽ tìm được câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi nghi vấn đặt ra ở tít báo Phải chăng chính quyền địa phương sở tại không biết về thực trạng trên hay do sự tắc trách, ngó lơ, buông lỏng trong công tác quản lí của sở tại? Người đọc sẽ tự tìm ra được câu trả lời sau khi đọc nội dung bài phóng sự

Ví dụ: Phóng sự Sới gà biến tướng náo động lễ hội: Địa phương 'ngó lơ'

hay buông lỏng quản lý? (Trần Cường - Nguyễn Trường, 28/02/2023)

Tít báo của phóng sự này với hình thức là một câu hỏi và đi kèm là đáp án

đã được gợi mở Tác giả đã rất khéo léo trong cách đặt câu hỏi Sự lấp lửng

Trang 37

trong câu hỏi đã có tác dụng kích thích sự tò mò ở người đọc không hề nhỏ Từ

đó dẫn dắt người đọc đến nội dung bài phóng sự để có câu trả lời chính xác nhất Đó là cảnh tượng những sới gà biến tướng náo động lễ hội công khai giữa thanh thiên bạch nhật Phóng viên báo Thanh Niên đã phản ánh đến chính quyền sở tại, nhưng câu trả lời về công tác quản lý chưa thực sự hợp lý, còn lòng vòng hoặc né tránh Ngay khi tiếp nhận thông tin từ phóng viên báo Thanh Niên qua điện thoại về việc có tình trạng đá gà ăn tiền náo động tại lễ hội truyền thống đầu xuân trên địa bàn, ông Lê Quý Đôn, Chủ tịch UBND xã Phượng Dực (huyện Phú Xuyên, Hà Nội), đã chủ động đề cập đến lễ hội của thôn Xuân La (xã Phượng Dực) Nhưng ông vẫn quả quyết: "Chỉ đá cho vui thôi chứ không

ăn tiền"

2.2 Ngôn ngữ Sapô phóng sự

Sapô được dịch từ tiếng Pháp có nghĩa là lời dẫn Đó là phần nối liền giữa

tít và nội dung bài báo còn gọi là lời mào đầu Là phần in đậm nhỏ hơn so với tít Sapô không bắt buộc, đặc biệt là đối với thể loại tin vắn, tin ngắn thì hầu như không có Sapô Nhưng với phóng sự thì ngược lại, 100% đều có Sapô Cũng như các thể loại khác, Sapô của phóng sự phải xác định được đề tài, chủ đề, mang đến khái niệm chung nhất cho người đọc Tuy nhiên, Sapô cũng phải mang tính thời sự, cần cung cấp những thông tin vừa mới xảy ra, xảy ra

Trang 38

xung quanh chúng ta Một trong những chức năng quan trọng của Sapô là thu hút sự chú ý của người đọc Nếu như tít báo nhóm lên đốm lửa đầu tiên trong lòng người đọc thì Sapô phải thổi bùng lên đốm lửa ấy thành một ngọn lửa Muốn vậy, Sapô phải được viết một cách ấn tượng, hấp dẫn, thể hiện được thần thái của vấn đề hay sự kiện

Khảo sát thể loại phóng sự trên báo Thanh Niên, chúng tôi thấy có những dạng Sapô cơ bản

2.2.1 Sapô nêu sự việc dẫn chứng

Ở những Sapô dạng này người viết muốn nêu lên nguyên nhân để tác giả viết bài báo Vì thế nội dung của Sapô có thể xem như là phần trình bày nguyên nhân thôi thúc tác giả viết bài phóng sự để nói rõ hơn về thực trạng của vấn đề

Từ đó, bài phóng sự sẽ mang ý nghĩa xã hội rộng lớn hơn khi phản ánh thực trạng các vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người, đòi hỏi sự vào cuộc của các ban ngành liên quan

Ví dụ: Phóng sự Bóc trần 'tổ hợp' tái chế dầu nhớt thải liên tỉnh: Chính

quyền buông lỏng quản lý, (Trần Duy Khánh - Lê Bình, 09/06/2023)

Trang 39

Sapô của phóng sự này đã nêu lên một thực trạng đáng báo động xảy ra ở tỉnh Đồng Nai, cần có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền Từ thực tế đó, Sapô trên được xem như nguyên nhân thôi thúc tác giả viết bài phóng sự mang

ý nghĩa như một lời kêu cứu để gửi đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan Đó là tình trạng nhiều năm qua, người dân sống trên đường Sông Mây 4 (xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) phải hứng chịu mùi hôi, khói đốt từ các cơ sở tái chế dầu nhớt thải lậu Đáng nói, người dân đã phản ánh với chính quyền địa phương từ lâu nhưng không hiểu sao thực trạng này vẫn tồn tại Người dân đã phải chịu cảnh sinh hoạt ám ảnh trong từng bữa cơm, giấc ngủ, trẻ em hạn chế ra ngoài, một phần vì sợ xe bồn chạy qua gây nguy hiểm, phần vì tránh hít phải khí độc

Ví dụ: Phóng sự Cứu hộ động vật hoang dã: Chưa thể bình yên (Quang

Viên, 06/06/2023)

Sapô này tuy ngắn gọn nhưng đã đề cập đến một trong những vấn đề nóng, thu hút sự quan tâm của dư luận Đó là vấn đề công tác bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã còn nhiều vấn đề đáng phải bàn Từ đó, tác giả dẫn dắt người đọc

Trang 40

vào nội dung của bài phóng sự để thấy rõ hơn về tình trạng đáng báo động này Theo Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV), nạn nhập lậu sừng tê giác, vảy tê

tê, ngà voi trong thời gian qua còn diễn biến phức tạp Trong nước, một số loài động vật hoang dã, kể cả những loài thú quý hiếm, đâu đó vẫn bị săn bắn, mua bán trái phép Bên cạnh đó, công tác phòng chống tội phạm động vật hoang dã còn nhiều thách thức Quản lý động vật hoang dã, quý hiếm còn tồn tại những bất cập do một số quy định còn chồng chéo Xuất phát từ thực tế đó, bài phóng

sự này đã mạnh dạn đề xuất những giải pháp khả quan nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã

2.2.2 Sapô kể chuyện

Đọc những Sapô này người đọc có cảm giác như đang được tiếp cận một câu chuyện ngắn có đầy đủ thông tin khái quát về bối cảnh, nhân vật, sự kiện, diễn biến và kết quả Từ nội dung kể tóm tắt đó, người đọc sẽ tóm lược được tình tiết chính trong bài phóng sự Còn lại phần diễn biến cụ thể, ý nghĩa và thông điệp gửi gắm của tác giả sẽ được trình bày cụ thể hơn trong phần nội dung bài phóng sự

Ví dụ: Phóng sự Dệt may, da giày, thủy sản, gỗ, đều khó (Chí Nhân,

26/04/2023)

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w