Một tác phẩm báo chí mẫu mực là một tác phẩm có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhiều yếu tố: sự phong phú, đa dạng của sự kiện; sự tổ chức, sắp xếp ngôn ngữ theo những kiểu cấu trúc khác n
Lịch sử nghiên cứu
Nếu tít báo có vai trò biểu hiện khái quát và tổng hợp cho tác phẩm báo chí thì Sapô là hạt nhân của tin tức, là thành phần cơ bản của thông tin báo chí
Có thể thấy, Sapô báo chí ít nhiều dành được sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình Có một số luận án, luận văn nghiên cứu về Sapô báo chí như đề tài:“Khảo sát cách viết Sapô trên báo Hà Nam từ 10/5/2012 đến
15/6/2012” của tác giả Lữ Đình Phú Ở đề tài này tác giả đã khảo sát cách viết Sapô trên báo Hà Nam đồng thời đưa ra một số nhận xét về ưu điểm và hạn chế về cách viết Sapô trên báo Hà Nam từ 10/5/2012 đến 15/6/2012 Luận văn Thạc sĩ: “Vấn đề viết Sapô cho báo điện tử Việt Nam”
(2013) của tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc Ở đề tài này tác giả đã khảo sát việc viết Sapô trên 3 trang báo điện tử Vnexpress, Vietnamnet, Tuổi trẻ online Tác giả khảo sát tính hiệu quả của Sapô , tính hấp dẫn, và chỉ ra Sapô lỗi trên các báo trên, từ đó tác giả đã nhận xét những ưu nhược điểm và rút ra những kinh nghiệm khi viết Sapô trên báo điện tử nói chung và ba trang báo điện tử nói riêng
Kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả trên và kết hợp với việc khảo sát, nghiên cứu Sapô báo Quân đội nhân dân, chúng tôi nêu ra những đặc điểm của việc sử dụng ngôn ngữ Sapô trên báo Quân đội nhân dân, từ đó chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, đồng thời đề xuất các giải pháp Kết quả của đề tài này sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm một phương diện về Sapô báo chí, giúp cho việc tiếp cận một bài báo trở nên dễ dàng hơn Và khi đó người đọc không chỉ tìm thấy những thông tin mình cần mà còn bị hấp dẫn bởi phương tiện thể hiện những thông tin đó.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã vận dụng những phương pháp sau:
Thứ nhất, phương pháp thống kê : Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê 300 bài báo có chứa 300 Sapô trên báo Quân đội nhân dân
Thứ hai, phương pháp phân loại: Trên cơ sở kết quả thống kê chúng tôi tiến hành phân loại Sapô theo những tiêu chí cụ thể mà chúng tôi đã đề ra
Thứ ba, phương pháp phân tích: Muốn thấy được cái hay, sự hấp dẫn trong cách lựa chọn, sắp xếp ngôn ngữ của các Sapô trên báo Quân đội nhân dân tôi đi sâu phân tích những Sapô cho mỗi thể loại
Thứ tư, phương pháp tổng hợp, khái quát : Sau khi tiến hành thống kê, phân loại và phân tích, chúng tôi sử dụng phương pháp tổng hợp, khái quát nhằm tổng kết lại những vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu một cách logic và khoa học.
Bố cục của đề án
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài này được triển khai thành ba chương với những nội dung sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết chung Ở chương này chúng tôi trình bày khái quát về khái niệm Ngôn ngữ, ngôn ngữ báo chí, phong cách ngôn ngữ báo chí, các thể loại báo chí và kết cấu một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh
Chúng tôi trình bày khái niệm Sapô, vị trí, chức năng, hình thức thể hiện của Sapô trên một tác phẩm báo chí
Chúng tôi giới thiệu đôi nét về lịch sử ra đời và phát triển của tờ báo Quân đội nhân dân
Chương 2: Các dạng thức thể hiện của Sapô trên báo Quân đội nhân dân Ở chương này chúng tôi chỉ ra các dạng thức thể hiện của Sapô trong
300 bài báo có chứa Sapô, đồng thời khảo sát tần số và tỉ lệ phần trăm mà các dạng thức Sapô đã xuất hiện
Chương 3: Đặc trưng và những hạn chế của ngôn ngữ Sapô trên báo Quân đội nhân dân Ở chương này chúng tôi chỉ ra những nét đặc trưng cơ bản của Sapô trên báo Quân đội nhân dân mà các Sapô trên các tờ báo khác không hoặc ít có Đồng thời giúp cho người đọc thấy được những hạn chế để từ đó có những đề xuất và những giải pháp giúp cho tờ báo này hoàn thiện hơn.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG
Những vấn đề chung về ngôn ngữ
Mác và Ăngghen đã chứng minh rằng, ngôn ngữ là sản phẩm được tạo thành từ một loại vật chất đặc biệt là bộ óc của con người Chính điểm này là ranh giới của sự khác biệt giữa ngôn ngữ loài người với ngôn ngữ của các loài động vật có khả năng tổ chức cao như loài ong, loài kiến…
Ra đời từ lao động, trở thành phương tiện để giao tiếp, công cụ để tư duy, vì vậy, ngôn ngữ gắn bó rất chặt chẽ với xã hội loài người Tuy nhiên, ngôn ngữ không chỉ mang bản chất xã hội mà còn là một hiện tượng xã hội đặc biệt
Chủ nghĩa Mác phân biệt các hiện tượng xã hội trong cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Nhưng ngôn ngữ không thuộc kiến trúc thượng tầng cũng chẳng thuộc cơ sở hạ tầng Tất cả các hiện tượng xã hội khác, khi quan niệm thay đổi, khi kiến trúc thượng tầng thay đổi thì chúng cũng thay đổi, duy chỉ có ngôn ngữ là không thay đổi Chính vì thế ngôn ngữ không phụ thuộc vào kiến trúc thượng tầng Mặt khác, các hiện tượng xã hội khác đều mang tính giai cấp nhưng với ngôn ngữ thì không, vì nó phục vụ cho lợi ích của mọi giai cấp Việc sử dụng ngôn ngữ là tùy thuộc vào ý thức cá nhân và môi trường giao tiếp cho nên không thể coi đó là tính giai cấp của ngôn ngữ
Ngoài ra, nếu các hiện tượng xã hội khác phát triển theo quy luật đột biến, biến đổi theo các cuộc cách mạng thì ngôn ngữ lại phát triển theo quy luật kế thừa và không đột biến
Vậy ngôn ngữ là gì? Trong “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học” tác giả Nguyễn Như Ý định nghĩa : “Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu phát sinh tự nhiên, phát triển có quy luật và mang đặc trưng xã hội” Có thể nói định nghĩa này đã thể hiện rất rõ những đặc trưng của ngôn ngữ
Tìm hiểu về một ngôn ngữ là vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi phải có nhiều thời gian và không tránh khỏi có những ý kiến khác nhau thậm chí là trái chiều nhau Cũng như những ngôn ngữ khác, ngôn ngữ Việt được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, theo những quan điểm khác nhau của các nhà ngôn ngữ học Những vấn đề về ngôn ngữ Việt mà chúng tôi trình bày dưới đây đều dựa vào tài liệu nghiên cứu của tác giả Diệp Quang Ban
Theo tác giả này, hệ thống đơn vị ngôn ngữ Việt bao gồm âm vị, âm tiết, tiếng, từ, câu, văn bản Mỗi đơn vị ngôn ngữ thực hiện những chức năng nhất định Trong đó: Các nét âm hoạt động (kết hợp đồng thời) cho ta đơn vị ngữ âm là âm vị (và thanh điệu) Âm vị (và thanh điệu) hoạt động cho ta đơn vị ngữ âm lớn hơn là âm tiết Âm tiết hoạt động trong hệ thống ngữ pháp tiếng Việt và trở thành đơn vị ngữ pháp cơ sở là tiếng Tiếng có cấu tạo bằng một âm tiết và tham gia vào hệ thống ngôn ngữ với tư cách là một thành tố trong các cơ chế cấu tạo từ
Từ là đơn vị trung tâm của ngữ pháp tiếng Việt, là đơn vị nhỏ nhất mà có nghĩa và có thể hoạt động tự do trong câu Về cấu tạo, từ gồm có từ đơn và từ phức Về từ loại tiếng Việt, dựa vào ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp cũng như chức năng cú pháp thì hệ thống từ loại tiếng Việt có thể chia thành: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phụ từ, kết từ, tiểu từ Trong đó danh từ, động từ, tính từ là ba loại từ cơ bản Khi từ kết hợp với từ một cách có tổ chức và mang một ý nghĩa nhất định nhưng chưa thành câu thì gọi là cụm từ Cụm từ thường được gọi tên theo từ loại của thành tố chính trong cụm Trong tiếng Việt có ba cụm từ: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ Đơn vị trong hệ thống ngôn ngữ có khả năng thể hiện một nội dung trọn vẹn đó chính là câu Khi phân loại câu, người ta tiến hành phân loại theo cấu tạo ngữ pháp và phân loại theo mục đích nói
Chức năng của câu chỉ được thể hiện khi câu được đưa vào hoạt động hành chức như: để định danh, để thông báo, để biểu hiện, để phản ánh… nhằm đáp ứng nhu cầu của con người
Tổ chức của câu được thể hiện ở các thành phần của câu và chức năng từ loại của câu Theo tác giả Diệp Quang Ban trong “Ngữ pháp tiếng Việt” (tập
2): câu có cấu tạo cơ sở gồm một nòng cốt (C/V) Tùy vào mục đích nói mà câu được mở rộng thông qua các thành phần phụ (trạng ngữ, đề ngữ, giải ngữ…) hoặc được tăng thêm số lượng nòng cốt Hình thức của câu nhằm thể hiện một nội dung nhất định và đi kèm với đó là thái độ, tình cảm của người nói, người viết
Cấu trúc ngữ pháp của câu thường mang tính chất cố định nhưng khi đi vào hoạt động giao tiếp sẽ xuất hiện các mô hình cấu trúc của các loại câu Khi phân loại câu theo mục đích giao tiếp, các nhà ngôn ngữ học đã phân loại câu thành bốn loại như sau:
Câu tường thuật: là câu được dùng để kể, xác nhận (là có hay không có), mô tả một vật với các đặc trưng (hoạt động, trạng thái, tính chất, quan hệ) của nó, hoặc một sự kiện với các chi tiết nào đó
Câu nghi vấn: là câu được dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi và chờ đợi sự trả lời, giải thích của người tiếp nhận câu đó
Câu mệnh lệnh: là câu được dùng để bày tỏ ý muốn nhờ hay bắt buộc người nghe thực hiện điều được nêu lên trong câu
Câu cảm thán: là câu được dùng khi cần thể hiện đến một mức độ nhất định những tình cảm khác nhau, thái độ đánh giá, những trạng thái tinh thần khác thường của người nói đối với sự vật hay sự kiện mà câu nói đề cập Mỗi loại câu đều có cấu trúc ngữ pháp và có những dấu hiệu nhận biết về hình thức nhất định, đều đảm nhận một chức năng nhất định, đáp ứng nhu cầu giao tiếp phong phú, đa dạng trong đời sống xã hội
Ngôn ngữ báo chí
1.2.1 Quan niệm về ngôn ngữ báo chí
Ngôn ngữ báo chí là việc dùng ngôn từ để đưa thông tin các sự kiện, tin tức báo chí tới độc giả Ngôn ngữ này thường được viết bằng những câu từ đanh thép, có tính chất báo chí, lời văn nghiêm túc, lý luận sắc bén để truyền tải thông tin một cách trung thực, lập luận sắc bén nhất đến bạn đọc
Chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ là chức năng giao tiếp Khi thực hiện chức năng này, ứng với mỗi lĩnh vực và mục đích giao tiếp cụ thể ngôn ngữ tồn tại theo những kiểu diễn đạt nhất định và có những cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau Khi bàn về ngôn ngữ báo chí là chúng ta đã đưa ngôn ngữ vào hoạt động hành chức của nó
Theo “Thuật ngữ báo chí truyền thông” của Phạm Thành Hưng: “Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ đặc trưng của quá trình truyền tải thông tin báo chí Báo in truyền thống bao gồm nhiều thể loại: tin tức, tường thuật, phóng sự, phỏng vấn, bình luận… mỗi thể loại lại có những yêu cầu ngôn ngữ riêng, phù hợp với đặc điểm truyền thông của thể loại Do vậy ngôn ngữ báo chí một mặt được hiểu như là sự tổng thể các ngôn ngữ, thể loại Sự đa dạng của thể loại dẫn tới sự đa dạng của ngôn ngữ báo chí Mặt khác, khái niệm ngôn ngữ báo chí được xác lập chủ yếu trong sự khu biệt với khái niệm ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ đời sống tự nhiên Trong tương quan so sánh đó, nếu đặc trưng của ngôn ngữ văn học là tính nghệ thuật và hiệu quả thẩm mỹ, thì đặc trưng của ngôn ngữ báo chí là tính chính xác, hàm súc khách quan và hiệu quả truyền thông tối ưu.” [14;21]
1.2.2 Các tính chất của ngôn ngữ báo chí
1.2.2.1 Tính chính xác, khách quan
Ngôn ngữ của bất kì phong cách nào cũng phải đảm bảo tính chính xác Nhưng với ngôn ngữ báo chí, tính chất này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Vì báo chí có chức năng định hướng dư luận xã hội Chỉ cần một sơ xuất dù nhỏ nhất về ngôn từ cũng có thể làm cho độc giả khó hiểu hoặc hiểu sai thông tin, nghĩa là có thể gây ra hậu quả xã hội nghiêm trọng không lường trước được.
Ví dụ: Chẳng hạn, sau chuyến tháp tùng một quan chức cao cấp sang thăm Trung Quốc, một nhà báo viết bài phóng sự, trong đó có câu:
“Chúng tôi chia tay với tình hữu nghị dạt dào của hai nước Việt – Trung” Ở ví dụ này, từ “ với ” sử dụng không phù hợp với nghĩa và sắc thái của câu Cụm từ “chia tay với…” biểu đạt ý nghĩa “từ bỏ, từ giã”, cần phải thay nó bằng từ “ trong”
Biểu hiện của tính chính xác:
- Chân thực (sự thật nguyên dạng, hiện hữu)
- Lôgíc với hiện thực khách quan (sự kiện đang diễn ra, đang được quan tâm, đang vận động phát triển)
- Định lượng: xác định danh tính, thời gian, không gian, số lượng…
- Trúng bản chất sự kiện
- Hạn chế thiên kiến cá nhân
- Phù hợp với đặc trưng của thể loại
Sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, nhà báo phải tuân thủ ít nhất 2 yêu cầu:
Thứ nhất, nhà báo phải giỏi tiếng mẹ đẻ, nói cụ thể là: nắm vững ngữ pháp, có vốn từ vựng rộng, chắc và không ngừng được trau dồi; thành thạo về mặt ngữ âm; hiểu biết phong cách
Thứ hai, phải bám sát các sự kiện có thực và nguyên dạng để phản ánh, không tưởng tượng, thêm bớt
Hai yêu cầu này có một mối quan hệ qua lại hết sức mật thiết Giỏi ngôn ngữ mà xa rời hiện thực thì ngôn ngữ chỉ có thể “kêu” một cách rỗng tuếch, thiếu hơi ấm nóng của cuộc sống vốn là thứ có sức chinh phục mạnh mẽ với độc giả Ngược lại, biết rõ hiện thực nhưng kém về ngôn ngữ thì cũng không thể chuyển tải thông tin một cách hiệu quả như mong muốn, thậm chí đôi khi còn mắc lỗi tai hại cho người khác hoặc cho xã hội
Sử dụng ngôn từ trong tác phẩm một cách chính xác, nhà báo không chỉ đạt hiệu quả giao tiếp cao, mà còn góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Vì số lượng người tiếp nhận các sản phẩm của báo không chỉ đông tới mức không xác định được họ (nhất là trẻ em) lại luôn xem báo chí là ngọn đèn chỉ dẫn trong việc sử dụng ngôn từ, cho nên ngôn ngữ báo chí càng hoàn thiện thì tiếng Việt càng có điều kiện phát triển
Ví dụ: “Ông Vinh cho biết vào sáng 31/5, chính quyền huyện Quảng Điền sẽ tới thăm hỏi nhà em Thêm và trao tặng 2 triệu đồng và 40kg gạo Riêng xã Quảng Thái sẽ tặng nhà nạn nhân 1 triệu đồng và sẽ tiếp tục vận động thêm bà con giúp đỡ Tỉnh hội Chữ thập đỏ huyện cũng sẽ giúp thêm cho nạn nhân 1 triệu đồng…”
Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí trước hết thể hiện ở chỗ cái mảng hiện thực được nhà báo miêu tả, tường thuật phải cụ thể, phải cặn kẽ đến từng chi tiết nhỏ để người nghe mới có cảm giác mình là người trong cuộc, đang trực tiếp chứng kiến những gì nhà báo nói tới trong tác phẩm của mình
Bên cạnh đó, tính cụ thể của ngôn ngữ ghi nhanh còn nằm ở việc tạo ra sự xác định cho đối tượng được phản ánh
Như thực tế cho thấy, mỗi sự kiện được đề cập trong tác phẩm báo chí nói chung và ghi nhanh nói riêng đều phải gắn liền với một không gian, thời gian xác định, với những con người cũng xác định (có tên tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, giới tính,…) Đây là cội nguồn của sự thuyết phục vì nhờ những yếu tố đó mà người đọc, người nghe có thể kiểm chứng được thông tin một cách dễ dàng
Do đó, trong ngôn ngữ ghi nhanh nên hạn chế tối đa việc dùng từ ngữ, cấu trúc không xác định hay có ý nghĩa mơ hồ kiểu như: “một người nào đó”,
“ở một nơi nào đó”, “vào khoảng”, “hình như”,…
Báo chí, truyền hình là phương tiện thông tin đại chúng Tất cả mọi người trong xã hội không phụ thuộc vào nghề nghiệp, trình độ nhận thức, địa vị xã hội, lứa tuổi, giới tính,… đều là đối tượng phục vụ của báo chí: đây là nơi họ tiếp nhận thông tin, vừa là nơi họ có thể bày tỏ ý kiến của mình Chính vì thế, ngôn ngữ báo chí phải là thứ ngôn ngữ dành cho tất cả và của tất cả, tức là tính phổ cập rộng rãi
Tuy nhiên, phổ cập rộng rãi không có nghĩa là dễ dãi, thấp kém Vì, nói như nhà nghiên cứu ngôn ngữ báo chí nổi tiếng người Nga V.G.Kostomarov:
“Ngôn ngữ báo chí phải thích ứng với mọi tầng lớp trong công chúng sao cho một nhà bác học với trình độ uyên thâm nhất cũng không cảm thấy chán mà một em bé có trình độ còn non nớt cũng không thấy khó hiểu”
Với ngôn ngữ không có tính đại chúng, tức là chỉ dành cho đối tượng hạn hẹp nào đó, báo chí khó có thể thực hiện chức năng tác động vào mọi tầng lớp quần chúng và định hướng dư luận xã hội Và đây chính là lý do khiến cho trong tác phẩm báo chí người ta ít dùng các thuật ngữ chuyên ngành hạn hẹp, các từ ngữ địa phương, tiếng lóng cũng như các từ ngữ vay mượng tiếng nước ngoài
Biểu hiện của tính đại chúng:
- Đúng phong cách chức năng (phù hợp nội dung thông tin, phù hợp đối tượng, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp)
- Phổ quát quốc gia, quốc tế
- Hạn chế tiếng lóng, biệt ngữ, từ vay mượn, thuật ngữ chuyên ngành, sáo ngữ…
1.2.2.4 Tính ngắn gọn, hàm súc
Ngôn ngữ báo chí nói chung và ngôn ngữ ghi nhanh nói riêng cần ngắn gọn, súc tích Nếu không:
- Sự dài dòng có thể làm loãng thông tin, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc, người nghe
Thể loại báo chí
1.3.1 Khái niệm về thể loại báo chí
Mặc dù số lượng tác phẩm báo chí vô cùng phong phú, đa dạng nhưng nhìn chung chúng chỉ thuộc một số loại, một số thể báo chí nhất định
Trong báo chí, dạng thức của thể loại được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển của lịch sử báo chí, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm; về đặc điểm của sự kiện, hiện tượng đời sống; và về tính chất của mối quan hệ của nhà báo đối với các sự kiện, hiện tượng, quá trình đời sống ấy Các phương pháp phản ánh sự kiện, hiện tượng của đời sống xã hội phần lớn đáp ứng yêu cầu hoạt động nghiệp vụ của nhà báo và cơ quan báo chí Việc vận dụng các hình thức, phương pháp, tính chất, đặc điểm thể loại tác phẩm được gọi chung là thể loại
Sự hình thành và xác lập thể loại báo chí ở Việt Nam là do nhu cầu nội tại của quá trình xây dựng kinh tế - xã hội của đất nước Báo chí nước ta chịu ảnh hưởng về cách thể hiện của báo chí nước ngoài Mặc dù vậy, trong quá trình hoạt động, các thế hệ nhà báo Việt Nam đã vận dụng cách thức, phương pháp thể hiện của lý luận báo chí thế giới một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với phong tục tập quán văn hóa dân tộc; lối sống, trình độ nhận thức của nhân dân; chủ trương, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể
Hiện nay, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm thể loại báo chí Ở đây, chúng tôi trích dẫn ý kiến của tác giả Dương Xuân Sơn về khái niệm thể loại báo chí mà chúng tôi cho là hợp lý nhất: “Thể loại báo chí là hình thức biểu hiện cơ bản thống nhất và ổn định của các bài báo, là cách lựa chọn công cụ, phương tiện phương pháp và hình thức trình bày tác phẩm báo chí để phù hợp với nội dung, thích ứng với từng tình huống sự kiện, và có thể chứa đựng được nội dung hình thức bài báo cần trình bày” [18;9]
Trong thực tế, các thể loại báo chí không tồn tại ở trạng thái tĩnh mà luôn vận động và có sự đan xen vào nhau Bởi vì báo chí mô tả cuộc sống với vô vàn sự biến động đa dạng và phức tạp nên các thể loại cũng phải biến đổi là lẽ đương nhiên Không nằm ngoài quy luật đó, báo chí Việt Nam hiện đại cũng không ngừng phát triển làm phong phú và hoàn thiện các thể loại, tăng sự hấp dẫn đối với công chúng
1.3.2 Các thể loại báo chí
Tin có phương thức phản ánh rất đặc thù đó là tin phản ánh các sự kiện mới chứ không đi sâu vào giải quyết các vấn đề Sự kiện của tin là những sự kiện, biến cố có thực, tiêu biểu mới xảy ra trong đời sống và nó phải đảm bảo tiêu chí là có thời gian, không gian cụ thể Và mỗi sự kiện chỉ có tác động nhất định trong một phạm vi thời gian nhất định nào đó
Có thể dựa vào nhiều tiêu chí để phân loại tin:
+ Dựa vào các lĩnh vực sống: tin kinh tế, tin chính trị, tin văn hóa, tin giáo dục…
+ Dựa vào thể thức: tin vắn, tin ngắn, tin sâu, tin tổng hợp
+ Dựa vào mục đích thông tin: tin thông tấn, tin công báo (thông báo chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết, nghị định… của các cấp lãnh đạo)
Chính luận thường đề cập đến những sự việc lớn, có tầm quan trọng đối với nhiều người hoặc toàn xã hội và nổi bật ở khả năng thông tin lý lẽ Tác giả Dương Xuân Sơn trong cuốn “Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật” định nghĩa: “Ký chính luận là một thể loại thuộc ký báo chí có khả năng thông tin lý lẽ và thông tin nghệ thuật về những vấn đề, sự kiện, hiện tượng có thật, tiêu biểu mới xảy ra trong đời sống xã hội, qua đó thẩm định và đưa ra những chính kiến, quan điểm nhất định để rút ra những kết luận cần thiết nhằm điều chỉnh hành vi của công chúng và cộng đồng” [18;98]
Trong các thể loại của ký báo chí, phóng sự được xếp ở vị trí đầu tiên và được xem như thể loại đóng vai trò hạt nhân của toàn bộ loại thể Sức mạnh của phóng sự là ở khả năng “trình bày về hiện thực dưới dạng một bức tranh vừa có tính khái quát, vừa chi tiết sống động ở những khía cạnh đang chứa đựng mâu thuẫn”
Theo tác giả Dương Xuân Sơn thì “phóng sự là một thể loại báo chí, phản ánh những sự kiện, sự việc, vấn đề đang diễn ra trong hiện thực khách quan có liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người bằng phương pháp miêu tả hay tự thuật, kết hợp với nghị luận ở mức độ nhất định Trong phóng sự vai trò cái tôi trần thuật – nhân chứng khách quan là rất quan trọng”.[18;41]
Quan niệm này ngoài khẳng định phóng sự là một thể loại báo chí, phản ánh sự việc, sự kiện, con người với những việc làm và hành động trong quá trình phát sinh, phát triển còn đặc biệt nhấn mạnh đến bút pháp được sử dụng trong phóng sự Đó là bút pháp văn học như tả, bình, thuật và các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, hướng vào nội tâm nhân vật ở mức độ nhất định Đây có thể nói là định nghĩa khái quát nhất về thể loại này
Phóng sự báo chí ở nước ta hiện nay đang có sự giao thoa, chuyển hóa một cách mạnh mẽ cùng các thể loại khác Quá trình này đã tạo ra một số dạng phóng sự báo chí có hình thức và nội dung rất linh hoạt Theo tác giả Nguyễn Đức Dũng, phóng sự được chia làm năm dạng:
Dạng phóng sự phản ánh những vấn đề của đời sống
Dạng phóng sự chân dung
Dạng phóng sự phản ánh các sự kiện thời sự
Dạng phóng sự điều tra
Dạng phóng sự phản ánh những hoàn cảnh, hiện trạng
Thể loại ký sự xuất hiện do nhu cầu phản ánh những hiện thực sôi động của cuộc sống Con người, sự vật, hiện tượng được đề cập trong ký sự đều có thật Do vậy, sức thuyết phục của ký sự một phần là do chính sự việc, con người được phản ánh trong tác phẩm
Người viết ký sự là người từng tham gia hay chứng kiến câu chuyện nên vai trò của tác giả là rất quan trọng Bên cạnh đó người viết ký còn thể hiện tài nghệ của mình ở chỗ “biết chọn đúng đối tượng để viết, biết tìm hiểu kỹ đối tượng và làm nổi bật tầm tư tưởng…”.[18;25]
Như vậy, trong ký sự, tính chính xác được thể hiện ở mức độ cao Ký sự không chỉ phản ánh sự việc và con người có thật trong cuộc sống mà còn phản ánh kịp thời và linh hoạt cuộc sống, kết hợp hài hòa các yếu tố tự sự, chính luận, trữ tình Những đặc trưng này đã tạo cho thể loại ký sự sức lôi cuốn đối với người đọc
Phỏng vấn báo chí là cuộc hỏi - đáp để trao đổi thông tin, giao lưu tình cảm trong đó nhà báo, phóng viên là người đặt ra câu hỏi và nhân vật được phỏng vấn là người trả lời
Cấu trúc tác phẩm báo chí
Một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh bao gồm: tít (tít phụ, tít chính), sapô, nội dung tác phẩm báo chí Có thể sơ đồ hóa cấu trúc tác phẩm báo chí như sau:
Nội dung tác phẩm báo chí
1.4.1.1 Vai trò của tít báo
Tít chính là yếu tố định biên đầu vào cho bài báo và là yếu tố tiếp xúc đầu tiên giữa tác phẩm và công chúng cho nên tít có vai trò rất quan trọng Tít vừa phải thể hiện được nội dung vừa phải tạo được sức hấp dẫn đối với công chúng Vì thế một phóng viên người Pháp nói rằng ông ta thường dành nửa thời gian viết báo cho việc đặt tít Ngoài ra, tít không chỉ có vai trò đối với mỗi bài báo mà còn thể hiện tầm quan trọng đối với một tờ báo, một tạp chí Các biên tập viên của tờ báo thường chọn tít hay, hấp dẫn đưa lên trang bìa để thu hút sự chú ý của độc giả
1.4.1.2 Nội dung của tít báo
Một tít báo dù ngắn đến đâu vẫn góp phần rất lớn trong việc thể hiện nội dung bài báo Đọc tít báo độc giả phần nào có thể hiểu được vấn đề mà bài báo đề cập đến
Tít báo thường thâu tóm thông tin chính hoặc nêu lên một thông tin có giá trị chi phối toàn bộ nội dung bài báo Cách trình bày trực tiếp này thường xuất hiện ở thể loại tin và phỏng vấn Nhưng cũng có những tít gián tiếp thể hiện nội dung có giá trị gợi mở, gây sự tò mò của người đọc Loại tít này thường gặp ở thể loại phóng sự, tiểu phẩm…
Từ Sapô xuất phát từ từ “chapeau” (cái mũ) trong tiếng Pháp Còn theo
Wikipedia “chapeau là lời mào đầu của bài báo” trong báo chí nó có nghĩa là đoạn văn mở đầu hay phi lộ giới thiệu tóm tắt nội dung bài báo
Trong sách ngôn ngữ báo chí, PGS.TS Vũ Quang Hào đã trích dẫn một số cách hiểu như sau: Sapô “là bức thông điệp ngắn gọn từ bài báo”, “lời mào đầu nằm ngay sau Tít dẫn chính”, “một điểm nhấn cần thiết, nêu vắn tắt đầu đề bài báo đặt ra để lôi cuốn người đọc”.[12;141]
PGS.TS Vũ Quang Hào nhận định: “ Dù hiểu thế nào cũng phải thừa nhận Sapô là cái thần của bài báo hoặc là được viết ra từ một vài câu nguyên văn trong bài báo hoặc là được tác giả/tòa soạn sinh thành từ cái thần đó bằng một hoặc vài câu có sức hấp dẫn”.[12;141]
1.4.2.2 Vị trí của Sapô trong tác phẩm báo chí
Trong tác phẩm báo chí, sapô thường đứng ở 3 vị trí: phía dưới bên trái, phía dưới bên phải và phía dưới ở giữa so với tít chính
Tuy nhiên cũng có một số trường hợp Sapô đứng ở trước tít báo, thậm chí là ngang hàng với tít báo Điều này phụ thuộc vào dụng ý của tác giả hoặc cách sắp xếp, trình bày bài của biên tập viên
Thứ nhất, xác định chủ đề của bài báo Đây là chức năng quan trọng hàng đầu của Sapô Trước hết, Sapô phải mang đến cho độc giả thông tin về chủ đề của bài báo Độc giả trong cùng một đơn vị thời gian muốn thu nhận được càng nhiều thông tin càng tốt vì thế họ sẵn sàng bỏ qua bài báo nếu như không tìm thấy ở phần mào đầu một thông tin có ý nghĩa, đáng được quan tâm khiến họ phải đọc nó cho đến hết
Thứ hai, chứng minh tính thời sự của bài báo
Quy luật nghiệt ngã của báo chí là một bài báo thường được viết trong vài giờ, được đọc trong vài phút và bị lãng quên ngay sau đó Một vấn đề, một sự kiện chỉ có ý nghĩa đích thực khi nó liên quan trực tiếp đến ngày hôm nay, đến thực tại Độc giả thường chỉ quan tâm đến những gì nằm trong tâm điểm chú ý của công luận và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống đang diễn ra của họ
Vì thế, ngay từ phần Sapô người viết cần nhấn mạnh tính thời sự của các thông tin sẽ được phản ánh trong bài viết
Thứ ba, nêu những ý chính
Không chỉ dừng lại ở việc gọi tên chủ đề, Sapô còn phải nêu được các ý chính của bài báo Điều này giúp cho độc giả dù không đọc phần còn lại của tác phẩm báo chí vẫn có thể nắm được những thông tin khái quát về vấn đề hay sự việc mà nhà báo phản ánh Tuy nhiên, nếu Sapô làm cho độc giả thỏa mãn về mặt thông tin tới mức không cần phải đọc tiếp tác phẩm thì bài báo chưa đạt được hiệu quả giao tiếp như mong đợi
Thứ tư, thu hút sự chú ý của người đọc
Một trong những chức năng quan trọng của Sapô đó là thu hút, kích thích trí tò mò của người đọc Và để thu hút được người đọc, nhà báo cần viết Sapô với một phong cách đặc biệt sinh động để tạo cho người đọc hứng thú đọc tiếp phần sau
Sapô là một đoạn văn ngắn, thường được viết bằng chữ thường in đậm Đôi khi nó còn được viết bằng chữ in hoa và in đậm Để làm nổi bật Sapô, người ta có thể đặt nó trong một nền màu nhạt dễ đọc
Sapô được viết cẩn thận tạo thuận lợi cho việc viết các phần ngoại biên Xem qua Sapô, trưởng ban biên tập có thể quyết định được cách trình bày bài báo cho phù hợp với nội dung tin tức: khoảng cách, vị trí, cỡ chữ và kiểu chữ của phần tít và nội dung bài báo, có ảnh minh họa hay không, có nên thêm những đường kẻ, đường đóng khung hay không…
Phần quan trọng nhất của tác phẩm báo chí là nội dung tác phẩm báo chí
1.4.3 Nội dung tác phẩm báo chí
Từ yêu cầu về nội dung dẫn tới những cách trình bày, triển khai các chi tiết cũng như những cách diễn đạt khác nhau của những thể loại báo chí khác nhau Xuất phát từ một tiêu chuẩn quan trọng của báo chí là tính hấp dẫn, phong phú, đa dạng nhà báo còn phải chú ý đến cách diễn đạt, truyền đạt thông tin đó đến độc giả Theo đó, từng thể loại báo chí có những cách diễn đạt riêng của nó, nhưng cũng không thể tránh khỏi được những mặt hạn chế, thiếu sót cần khắc phục
Giới thiệu đôi nét về báo Quân đội nhân dân
Báo Quân đội nhân dân là cơ quan của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam, được ra đời trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, chiến đấu của Quân đội nhân dân và các lực lượng vũ trang cách mạng, từ thực tiễn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Báo Quân đội nhân dân được thành lập trên cơ sở truyền thống của các tờ báo đầu tiên thuộc lực lượng vũ trang cách mạng như: Chiến đấu (1944), Kèn gọi lính (1944), Tiếng súng reo (1944), Quân giải phóng
(1945), Sao Vàng (1946) và sự hợp nhất, sáp nhập hai tờ báo Vệ quốc quân
Ngày 20-10-1950, tại thôn Khau Diều, xã Định Biên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giữa chiến khu Việt Bắc, báo Quân đội nhân dân đã ra số đầu tiên và từ đó ngày 20-10 hằng năm đã trở thành ngày truyền thống của tòa soạn Tờ báo vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên và ra chỉ thị căn dặn đăng trên số đầu tiên: “Nói những điều thật thiết thực, đúng đường lối chính trị, ít tếu, viết ngắn, giản dị, vẽ dễ hiểu, trình bày rõ ràng, ít tiếp sang trang khác”
Thực hiện đúng đường lối chính trị là một tờ báo của Đảng trong lực lượng vũ trang, Báo Quân đội nhân dân không ngừng lớn mạnh, phát triển cả về quy mô, lực lượng, phương tiện và loại hình báo chí Từ một tờ báo phát hành nội bộ trong lực lượng vũ trang, tháng 11-1956, báo Quân đội nhân dân đã phát hành ra toàn dân; từ xuất bản 03 kỳ trong tuần, phát triển thành nhật báo từ 19-5-1965 Từ một ấn phẩm duy nhất là báo in hằng ngày, đã mở rộng phát triển thêm nhiều ấn phẩm khác, như: Báo Quân đội nhân dân Cuối tuần (trước đây gọi là báo Quân đội nhân dân thứ Bảy ra số đầu tiên ngày 7-7-
1990), Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng (ra số đầu tiên ngày 10-3-1994), Nội san Thông tin viên; Báo in hằng ngày tăng 04 trang lên 08 trang (2002), Báo Quân đội nhân dân Điện tử (khai trương ngày 20-12-2002) Từ tờ báo đơn ngữ phát triển thành tờ báo đa ngữ với Báo Quân đội nhân dân Điện tử tiếng Anh (năm 2005), Báo Quân đội nhân dân Điện tử tiếng Trung Quốc (năm 2012), Báo Quân đội nhân dân Điện tử tiếng Lào, Báo Quân đội nhân dân Điện tử tiếng Khmer (năm 2017); chuyên trang Media (Video-Audio) của Báo Quân đội nhân dân Điện tử (từ tháng 5-2019)…
Báo Quân đội nhân dân là cơ quan của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam, là một trong những tờ báo chính trị hàng đầu của đất nước, trực tiếp thể hiện kịp thời mọi quan điểm của Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam về mọi vấn đề, sự kiện quan trọng của đất nước và thế giới Chính vì vậy, báo Quân đội nhân dân không phải là một tờ báo chỉ viết về quân đội Vị trí, chức năng và vai trò của báo Quân đội nhân dân khác hẳn những tờ báo của các ngành, các địa phương trong nước Báo Quân đội nhân dân không phải là một tờ báo ngành, mà là tờ báo của Đảng trong lực lượng vũ trang, tờ báo chính trị-quân sự của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị của đất nước
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Ở chương này chúng tôi đã trình bày một cách khái quát về khái niệm ngôn ngữ, về ngôn ngữ báo chí trong đó có khái niệm về ngôn ngữ báo chí, các đặc điểm của ngôn ngữ báo chí; về phong cách ngôn ngữ báo chí ở các phương diện từ ngữ, cú pháp và kết cấu; về thể loại báo chí với khái niệm thể loại, khái niệm thể loại báo chí, các thể loại báo chí; và về kết cấu của một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh Tất cả những vấn đề này đều được xây dựng dựa trên những cơ sở có tính khoa học Đây sẽ là cở sở lý thuyết làm xuất phát điểm cho việc tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến Sapô trên báo chí
Những vấn đề về lý thuyết bao giờ cũng có ý nghĩa về mặt lý luận, đem những lý luận đó soi rọi vào thực tiễn báo chí Việt Nam nói chung, vào ngôn ngữ của Sapô trên báo Quân đội nhân dân nói riêng chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về tác phẩm báo chí.
CÁC DẠNG THỨC THỂ HIỆN CỦA SAPÔ TRÊN
Phân loại Sapô dựa vào chức năng
Từ kết quả khảo sát 145 Sapô dựa vào chức năng chúng tôi thu được như sau:
Phân loại Sapô Các dạng Sapô Số bài Tỉ lệ
Xác định chủ đề của bài báo 45 31,03% Chứng minh tính thời sự của bài báo 56 38,62% Nêu những ý chính của bài báo 39 26,89% Thu hút sự chú ý của người đọc 5 3,45%
2.1.1 Sapô xác định chủ đề của bài báo a Đặc điểm
Sapô xác định chủ đề của bài báo nêu lên vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm sẽ được tác giả trình bày ở phần nội dung Qua đó, người viết đôi khi còn thể hiện được tư tưởng, khả năng nắm bắt và khái quát các vấn đề trong cuộc sống của mình.Với loại Sapô này người đọc sẽ được định hướng để hiểu đúng nội dung bài báo
Ví dụ: Chủ đề bài báo : “Chủ nghĩa đa phương đang đứng trước những thách thức chưa từng có” ( Báo QĐND 13/9/2022)
Sapo bài báo: “Chủ nghĩa đa phương đang đứng trước những thách thức chưa từng có và đây sẽ là phép thử sự đoàn kết và lòng tin của các nước với nhau…” b Ưu điểm và hạn chế
Chúng ta có thể thấy thế mạnh của Sapô xác định chủ đề bài báo là nêu được thông tin có ý nghĩa quan trọng nhất của bài báo Nhờ đó mà người đọc được định hướng để theo dõi và tiếp nhận thông tin một cách có hiệu quả Tuy nhiên, nếu đã biết được chủ đề chính, nắm được thông tin quan trọng nhất của bài báo thì độc giả thường không dành thời gian để đọc hết bài báo đó Mặt khác, nếu người viết chỉ chú trọng đến việc làm thế nào để nêu bật được vấn đề trung tâm thì dễ bỏ qua khả năng thu hút sự tò mò của Sapô Đây là những điểm yếu cần khắc phục ở loại Sapô này
2.1.2 Sapô chứng minh tính thời sự của bài báo a Đặc điểm
Loại Sapô này nêu lên những sự kiện mới xảy ra, liên quan đến “ngày hôm nay”, mang “sức nóng” của thời đại Đây chính là lý do vì sao ở Sapô loại này chúng ta hay bắt gặp những từ ngữ chỉ thời điểm hiện tại (đang, hôm nay, hiện nay,năm nay, gần đây, vừa mới,…) hay tương lai (sắp, đang đến gần,…) ; những cấu trúc có chức năng gắn kết quá khứ với hiện tại (tưởng chừng như chuyện đã qua nhưng giờ đây nó vẫn còn…, cho tới thời điểm này,…)
Có hai cách thể hiện Sapô chứng minh tính thời sự của bài báo:
- Tác giả trực tiếp nói đến những vấn đề mang tính thời sự ở hiện tại
Ví dụ: Năm nay, nhiều địa phương than phiền về tình trạng thiếu giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông…( Tít báo: Giải bài toán thiếu giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông mới- Báo QĐND số 22069 ngày 19/9/2022)
Tính thời sự được nhấn mạnh nhờ từ “năm nay” ở đầu Sapô
- Tác giả viết về những vấn đề kéo dài từ quá khứ đến hiện tại và tiếp diễn ở tương lai Tuy đó là những sự kiện trong quá khứ nhưng vẫn có ý nghĩa thời sự đối với thực tại và cả tương lai
Ví dụ: Thời gian qua, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Giang đã tập trung nâng cao chất lượng huấn luyện….( Tít báo: Bắc Giang xây dựng thế trận phòng không nhân dân vững chắc- Báo QĐND số 22069 ngày 19/9/2022)
Trong Sapô này, tác giả viết về một vấn đề cũ nhưng vẫn mang ý nghĩa thời sự b Ưu điểm và hạn chế
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, người ta đòi hỏi báo chí phải thông tin nhanh và kịp thời hơn nữa mọi vấn đề trong cuộc sống Độc giả thường chỉ quan tâm đến những gì nằm trong tâm điểm chú ý của công luận và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống đang diễn ra của họ Và Sapô chứng minh tính thời sự của bài báo đã đáp ứng được yêu cầu đó của người đọc
Tuy nhiên, Sapô chứng minh tính thời sự của bài báo vẫn có những điểm yếu sau:
Nếu không tìm thấy được thông tin mang tính thời sự ở Sapô, người đọc dễ bỏ qua cả bài báo Mặt khác, nếu Sapô cung cấp đủ thông tin mang tính thời sự thì người đọc cũng ít dành thời gian để đọc nội dung bài báo Vì vậy, nếu không chứng minh được tính thời sự hoặc đưa ra quá nhiều thông tin thời sự, người viết đều dễ đánh mất độc giả
2.1.3 Sapô nêu những ý chính của bài báo a Đặc điểm
Sapô loại này nêu lên những ý chính của bài báo và những ý chính này sẽ lần lượt được người viết trình bày trong phần nội dung Ở phần nội dung, trước khi triển khai các ý, người viết sẽ sử dụng những đề mục ứng với những ý đó để người đọc tiện theo dõi Cũng nhờ vậy mà người đọc có thể tiếp nhận thông tin vừa nhanh vừa chính xác
Ví dụ: Lữ đoàn 162(vùng 4 Hải quân) nhiều năm liền được Bộ Quốc Phòng tặng cờ “Đơn vị huấn luyện giỏi” Để đạt được thành quả đó, cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn đã nỗ lực trong huấn luyện, phấn đấu làm chủ chuyên sâu vũ khí, trang bị kỹ thuật mới, hiện đại, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống.(Tít báo: Huấn luyện chuyên sâu, làm chủ vũ khí, trang bị.-Báo QĐND số 22057 ngày 7/9/2022) Ở đây người viết nêu ra ý chính sẽ được triển khai ở phần nội dung đó là ở phần nội dung mà người đọc được định hướng để tiếp cận thông tin có hiệu quả hơn b Ưu điểm và hạn chế
Nhờ việc những ý chính được xác định ngay ở phần Sapô, kết hợp với những đề mục ứng với các ý chính đó ở phần nội dung, độc giả dù không đọc được phần còn lại của bài báo vẫn có thể nắm được thông tin khái quát về vấn đề hay sự việc mà nhà báo phản ánh Ngoài ra, người đọc còn được định hướng để tiếp cận thông tin một cách chính xác, dễ dàng, tiết kiệm thời gian Tuy nhiên, nêu được những ý chính vừa là thế mạnh vừa là điểm yếu của Sapô loại này Bởi lẽ nếu Sapô làm cho độc giả thỏa mãn về mặt thông tin tới mức không cần phải đọc tiếp tác phẩm thì bài báo chưa đạt được hiệu quả giao tiếp như mong đợi
2.1.4 Sapô thu hút sự chú ý của người đọc Ở loại Sapô này, tài năng của nhà báo được thể hiện rất rõ Bởi họ sẽ phải vận dụng rất nhiều kiến thức, kỹ xảo để viết những Sapô bất ngờ, ấn tượng thu hút độc giả Đây thật sự là thách thức cho mọi nhà báo Theo thống kê có những loại Sapô thu hút sự chú ý của người đọc như sau:
2.1.4.1 Sapô dẫn lời a Đặc điểm Ở các Sapô dẫn lời, người viết trích dẫn câu nói của một nhân vật, kèm theo đó thường là lời giới thiệu khái quát về nhân vật hoặc bối cảnh phát ngôn của nhân vật đó Mở đầu bằng một câu nói sẽ dễ gây được sự chú ý đối với độc giả
Ví dụ: “ Di sản lớn nhất Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại chính là việc Người đã có tầm nhìn đúng đắn về giáo dục đối với toàn dân” (Tít báo : Vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh vì những giá trị trường tồn để lại cho thế giới- Báo QĐND ngày 6/9/2022) b Ưu điểm và hạn chế
Phân loại Sapô dựa vào nội dung
Từ kết quả khảo sát 87 Sapô dựa vào nội dung chúng tôi thu được như sau:
Phân loại Sapô Các dạng Sapô Số bài Tỉ lệ
Sapô nêu hướng giải quyết vấn đề 5 5,74%
2.2.1 Sapô tiếp nối tít báo a Đặc điểm
Sapô tiếp nối tít báo không phải là tiểu văn bản tồn tại độc lập mà là bộ phận được viết tiếp theo tít báo và phụ thuộc vào nó cả về mặt hình thức và nội dung Ở loại Sapô này người viết thường:
Dùng những từ chỉ định như “đó là”, “đây là” để liên kết Sapô với tít
Ví dụ: “Đó là khẳng định của ông Christian Manhart, trưởng đại diện
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc tại Việt nam khi chia sẻ với phóng viên báo Quân đội nhân dân ”(Tít báo: Việt Nam là thành viên tích cực trong bảo vệ và phát huy di sản thế giới- Báo QĐND, số 22057 ngày 7/9/2022) Ở đây tác giả dùng ngay tên chủ đề làm tít báo và dùng từ chỉ định “đó là” ở Sapô để liên kết làm rõ trong phần nội dung b Ưu điểm và hạn chế Đây là loại Sapô đơn giản, không đòi hỏi nhiều dụng công mà vẫn đáp ứng được những yêu cầu cơ bản đối với một Sapô (ngắn gọn, thông báo được một phần thông tin của tác phẩm báo chí…)
Hạn chế của những Sapô loại này là không cung cấp được những thông tin quan trọng của bài báo Và chính vì không cần nhiều kĩ xảo và sự sáng tạo nên nó ít thu hút được sự chú ý của độc giả và dễ gây sự nhàm chán
2.2.2 Sapô gọi tên a Đặc điểm
Kiểu Sapô này chỉ dừng lại ở việc gọi tên vấn đề, sự việc hay hiện tượng sẽ được trình bày trong bài báo Kèm theo đó thường là lời bình luận ngắn gọn của tác giả
Ví dụ: “Một trong những nét nổi bật trong chiến dịch Bàu Bàng- Dầu
Tiếng của lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ (tháng 11-1965) là nghệ thuật tổ chức và sử dụng lực lượng tác chiến linh hoạt trong các trận then chốt”.(Tít báo: Nghệ thuật tổ chức và sử dụng lực lượng tác chiến linh hoạt.- Báo QDND số 22131 ngày 20/11/2022) b Ưu điểm và hạn chế
Do trực tiếp gọi tên vấn đề, sự việc hay hiện tượng sẽ được trình bày trong phần nội dung cho nên Sapô gọi tên có cấu trúc rất ngắn gọn Giọng văn tương đối khách quan mặc dù tác giả có bình luận ngắn gọn về sự việc, hiện tượng được trình bày Bởi những nhận xét, đánh giá đó đều dựa trên cơ sở của hiện thực Hơn nữa, Sapô gọi tên không đi sâu phân tích, lý giải các sự kiện vì vậy người đọc sẽ có nhu cầu đọc hết bài báo để tiếp nhận đầy đủ thông tin Loại Sapô này chỉ gọi tên chứ không đi sâu khai thác, trình bày vấn đề, sự kiện cho nên điểm yếu của nó là không cung cấp được nhiều thông tin Ngoài ra, nó cũng ít thu hút được sự chú ý của độc giả Những điểm yếu này xuất phát từ đặc điểm của Sapô gọi tên nên rất khó để khắc phục
2.2.3 Sapô tóm tắt a Đặc điểm Ở Sapô tóm tắt, người viết thường trả lời các câu hỏi: what (chuyện gì xảy ra), where (xảy ra ở đâu), when (xảy ra khi nào), who (ai liên quan) Tất nhiên không nhất thiết tất cả Sapô thuộc loại này phải trả lời đầy đủ các câu hỏi trên Việc nhấn mạnh yếu tố này hay yếu tố khác là tùy thuộc vào dụng ý của người viết
Ví dụ: “Bão tuyết mùa đông kéo theo các trận gió rít và nhiệt độ lạnh sâu đã nhấn chìm phần lớn nước Mỹ trong những ngày giá rét.”(Tít báo:
“Nước Mỹ điêu đứng vì bão tuyết”- Báo QĐND số 22170 ngày 29/12/2022) b Ưu điểm và hạn chế Đọc loại Sapô này, chúng ta có thể nắm bắt được những thông tin cốt lõi liên quan tới nội dung của tác phẩm một cách nhanh nhất, từ đó có cái nhìn khái quát về vấn đề hay sự kiện được phản ánh
Trình bày những thông tin cốt lõi liên quan đến nội dung tác phẩm vừa là thế mạnh vừa là điểm yếu của Sapô tóm tắt Bởi lẽ khi đã nắm bắt được những thông tin quan trọng ngay ở phần Sapô, người đọc rất dễ bỏ qua phần nội dung bài báo Vì vậy, với Sapô tóm tắt, người viết cần phải vừa nêu được những thông tin có giá trị vừa phải thu hút độc giả, khiến họ không thể rời mắt khỏi bài báo
2.2.4 Sapô nêu chân dung a Đặc điểm
Chuẩn bị viết một bài báo mà trong tay không có số liệu hoặc chưa có đủ những tư liệu cần thiết hoặc người viết muốn mở đầu một cách ấn tượng thì hoàn toàn có thể thử sức bằng một số nét về nhân vật muốn phản ánh Vì bản thân nhân vật cũng đã là một dạng tư liệu hấp dẫn và đầy sức sống Ở loại Sapô này, người viết phác thảo những nét chân dung nào đó của nhân vật chính trong tác phẩm Đó có thể là những nét về ngoại hình, tính cách; có thể là những nét về sở thích; có thể là những nét về thân thế, sự nghiệp hoặc có thể là sự pha trộn nhiều khía cạnh của chân dung nhân vật
Ví dụ: “Mỗi nữ quân nhân đảm nhiệm một vị trí, nhiệm vụ khác nhau, nhưng ở họ có điểm chung: Nghị lực, mạnh mẽ vượt lên hoàn cảnh; tận tâm, trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và có nhiều đóng góp vào thành tích chung của cơ quan đơn vị…”( Tít báo: “Nghị lực của những nữ quân nhân”- Báo QĐND số 22097 ngày 17/10/2022) b Ưu điểm và hạn chế Đa số những Sapô nêu chân dung thường được sử dụng ở thể loại phóng sự chân dung Vì vậy chọn những nét về ngoại hình, tính cách; về sở thích; về thân thế, sự nghiệp… của nhân vật chính để viết Sapô rõ ràng là một phương pháp tối ưu Tuy nhiên, nếu người viết không biết lựa chọn những điểm nổi bật ở nhân vật và sắp xếp chúng một cách hợp lý thì bài báo dễ bị lan man và không làm nổi bật được nhân vật
2.2.5 Sapô nêu hướng giải quyết vấn đề a Đặc điểm Ở Sapô loại này người viết đi từ thực trạng của những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống sau đó nêu hướng giải quyết vấn đề của những người có chức trách hoặc những đề xuất của riêng mình về những vấn đề đó
Ví dụ: “Có một thời nói tới Hải Dương, khán giả trầm trồ ngợi ca nghệ thuật xiếc ở xứ Đông Những năm qua, trước sự lên ngôi của nhiều loại hình giải trí mới, xiếc Hải Dương gặp không ít gian truân Tuy nhiên, cha truyền con nối, anh dạy em, các nghệ sĩ xiếc xứ Đông vẫn bươn chải trên con đường mưu sinh, bằng nghị lực phi thường để gắn bó với loại hình nghệ thuật tinh xảo và khắc nghiệt này”.( Tít báo: “Gập ghềnh những gánh xiếc xứ Đông”- Báo QĐND số 22063 ngày 13/9/2022) b Ưu điểm và hạn chế
Tiếp cận vấn đề một cách toàn diện là thế mạnh lớn của Sapô nêu hướng giải quyết vấn đề Bởi người viết không chỉ nêu được thực trạng mà còn nêu được những biện pháp trước mắt hoặc lâu dài để giải quyết những vấn đề đó Khi nêu hướng giải quyết, người viết phải hết sức cẩn trọng, phải lựa chọn và đưa ra những hướng giải quyết khả thi có như vậy mới thuyết phục được độc giả.
Phân loại Sapô dựa vào cấu trúc ngữ pháp
Từ kết quả khảo sát 68 Sapô dựa vào cấu trúc ngữ pháp chúng tôi thu được như sau:
Phân loại Sapô Các dạng Sapô Số bài Tỉ lệ
Dựa vào cấu trúc ngữ pháp
Sapô sử dụng câu hỏi 17 25%
Sapô sử dụng câu cảm thán 13 19,12% Sapô sử dụng câu bỏ lửng 23 33,83% Sapô sử dụng kết hợp các kiểu câu 5 7,35% Sapô sử dụng cấu trúc đối lập 10 14,70%
2.3.1 Sapô sử dụng câu hỏi a Đặc điểm
Trong loại Sapô sử dụng câu hỏi, câu hỏi có giá trị “gây sự chú ý” và khiến người đọc tư duy về những vấn đề được đưa ra
Trong Sapô sử dụng câu hỏi, câu hỏi có vị trí rất đa dạng:
+ Câu hỏi đứng đầu đoạn
Ví dụ: “Hình ảnh giáo viên với “con thuyền tri thức” sẽ thay đổi thế nào trong “cơn bão” trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT? Thay vì lo lắng phần mềm ứng dụng này sẽ thách thức ngành giáo dục, “soán ngôi” thầy cô giáo, nhiều người cho rằng nên sử dụng nó một cách thông minh, hỗ trợ việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu.” (Tít báo: “ChatGPT không thể thay thế sứ mệnh cao cả của người thầy”- Báo QĐND số 22211 ngày 13/2/2023)
+ Câu hỏi đứng cuối đoạn
Ví dụ: “Trở thành “công xưởng” mới và nắm giữ vai trò nổi bật trong chuỗi cung ứng toàn cầu đang là mục tiêu lớn của Ấn Độ, quốc gia có vị trí trung tâm ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Vậy Ấn Độ sẽ làm gì để thúc đẩy mục tiêu đầy tham vọng này?” (Tít báo: “Ấn Độ thúc đẩy mục tiêu thành “công xưởng” mới của thế giới.”(Báo QĐND số 22271 ngày 14/4/2023)
+ Câu hỏi đứng giữa đoạn
Ví dụ: “Làm thế nào để bù đắp được sự thiếu hụt lực lượng sáng tạo có tài năng; làm thế nào để bảo tồn, phát huy có giá trị của nghệ thuật sân khấu truyền thống, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, làm thế nào để nghệ thuật sân khấu có khán giả…? Là trăn trở của nghệ sĩ nhân dân Trịnh Thúy Mùi, chủ tịch hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo quân đội nhân dân” (Tít báo: “Sân khấu Việt Nam đang thiếu hụt tài năng”- Báo QĐND, số 22062 ngày 12/9/2022) b Ưu điểm và hạn chế
Không gọi tên vấn đề, cũng không cung cấp những thông tin chính nhưng Sapô sử dụng kiểu câu hỏi vẫn khiến người đọc chú ý và suy ngẫm về những vấn đề tác giả muốn nói đến Và để tìm lời giải đáp người đọc chỉ có một cách là theo dõi hết bài báo Thế mạnh của loại Sapô này chính là ở đó Tất nhiên việc đặt câu hỏi gì cho phù hợp với nội dung và đặt câu hỏi như thế nào để thu hút được người đọc, đó là cả một nghệ thuật
Không cung cấp được những thông tin cần thiết cũng chính là điểm yếu của loại Sapô này Bởi lẽ, trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay người đọc muốn nhận được nhiều thông tin trong một thời gian ngắn nhất
2.3.2 Sapô sử dụng câu cảm thán a Đặc điểm
Trong Sapô sử dụng câu cảm thán, câu cảm thán thể hiện ở một mức độ nhất định những tình cảm, những thái độ đánh giá hay nhận định của người viết về một vấn đề, sự kiện hay một nhân vật nào đó
Vị trí của câu cảm thán trong Sapô sử dụng câu cảm thán rất đa dạng: + Câu cản thán đứng ở cuối đoạn
Ví dụ: “Cho đến thời điểm này, sau khi cán mốc doanh thu 100 tỉ đồng, các suất chiếu bộ phim điện ảnh “Em và Trịnh” của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh chỉ còn lác đác trên một số rạp chiếu, nhưng dư âm của nó thì vẫn còn
“nóng Sự ồn ào của công luận chủ yếu đến từ phản ứng của những nhân vật được lấy làm nguyên mẫu trong phim Và cũng từ đây, vấn đề muôn thuở của sáng tạo văn học-nghệ thuật lại tiếp tục được xới lên: Hư cấu!” (Tít báo:
“Hư cấu nghệ thuật: Đừng cuốc mái ngói trồng rau”- Báo QĐND số 22032 ngày 12/8/2022
+ Câu cảm thán đứng ở giữa đoạn
Ví dụ: “Sớm tinh mơ, bầu trời khu vực Trường bắn quốc gia khu vực 3 còn chưa sáng rõ, nhưng giao thông hào, bước chân cơ động của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 31( Sư đoàn 309, quân đoàn 4) đã khẩn trương, hối hả Tình huống địch tiến công trước tiền duyên phát ra, chỉ huy đơn vị hạ lệnh: “ Phân đội hỏa lực cơ động chiếm lĩnh trận địa, sẵn sàng nổ súng! Đại đội 1, nâng đội hình! ” Các bộ phận khẩn trương lợi dụng địa hình, địa vật triển khai đội hình bảo đảm bí mật, đúng ý định chiến thuật”.( Tít báo: “Chuẩn bị chu đáo, diễn tập sát thực”.-Báo QDND số 22112 ngày 1/11/2022) b.Thế mạnh và điểm yếu
Thông qua những câu cảm thán, người viết có thể bày tỏ thái độ, tình cảm của mình đối với nhiều vấn đề của cuộc sống đặc biệt là với một hay nhiều nhân vật cụ thể Cũng nhờ đó tạo ra sự gần gũi giữa bài báo và người đọc Đôi khi người đọc còn được định hướng về tình cảm, thái độ khi tiếp nhận thông tin sự việc Điểm yếu lớn nhất của Sapô sử dụng câu cảm thán là nó chỉ thích hợp với những thể loại mà cái tôi tác giả giữ một vai trò nhất định
2.3.3 Sapô sử dụng câu bỏ lửng a Đặc điểm
Trong Sapô sử dụng câu bỏ lửng, câu bỏ lửng thể hiện còn nhiều sự vật, sự kiện, hiện tượng chưa được liệt kê hết; thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng; làm giãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện của một sự kiện, một nội dung bất ngờ hoặc có ý nghĩa châm biếm Có khi nó còn thể hiện cảm xúc của tác giả
Câu bỏ lửng có vị trí rất đa dạng:
+ Câu bỏ lửng đứng ở cuối đoạn
Ví dụ: “Với người dân Việt nam, dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và
Quốc khánh 2-9 từ lâu đã trở thành ngày Tết đặ biệt, đó là Tết Độc lập Nhân kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9, Báo Quân đội nhân dân ghi nhận ý kiến của một số bạn đọc …”
+ Câu bỏ lửng đứng ở giữa đoạn
Ví dụ: “Ba đội bóng ở cuối bảng xếp hạng V-league 2022 là TP Hồ Chí
Minh, Nam Định và Sài Gòn FC, những câu lạc bộ được cho là không nghèo ở mùa giải này, ấy vậy mà giờ đây đều đang gấp rút thay đổi nhân sự ở thượng tầng và ban huấn luyện… trong nỗ lực chỉ mong trụ hạng” (Tít báo:
“Nhà giàu vẫn khóc”-Báo QĐND số 22047, ngày 27/8/2022)
+ Câu bỏ lửng đứng ở đầu đoạn
Ví dụ: “Mỗi lần nhìn các thiên thần nhỏ chào đời trong nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc của những ông bố, bà mẹ… Đại tá, PGS,TS Nguyễn Viết Trung, chủ nhiệm bộ môn Khoa phụ sản (Bệnh viện quân y 103) và các Bác sĩ, nhân viên y tế lại thấy lòng như reo vui, xúc động Mỗi năm họ thực hiện hàng nghìn ca mổ, đỡ sinh và điều trị cho trung bình hơn 3200 bệnh nhân Hàng nghìn “thiên thần nhỏ” đã chào đời tại đây, đồng thời nhiều phụ nữ được điều trị, chăm sóc sức khỏe sinh sản để có thể hiện thực hóa mong ước làm mẹ”.(Tít báo: “Nâng niu những “thiên thần nhỏ””.- Báo QĐND số
22247 ngày 21/3/2023) b Ưu điểm và hạn chế
Những Sapô sử dụng câu bỏ lửng tạo ra những hiệu quả và sức hấp dẫn nhất định Nó tạo sự tò mò cho độc giả ngay sau khi đọc Sapô Từ đó, ở họ nảy sinh những đoán định về những vấn đề, những khả năng mà người viết có thể đặt ra sau dấu chấm lửng Nhu cầu tìm ra câu trả lời xuất hiện buộc độc giả phải tìm đọc nội dung bài báo
ĐẶC TRƯNG VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGÔN NGỮ SAPÔ TRÊN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
Đặc trưng của ngôn ngữ Sapô trên báo Quân đội nhân dân
3.1.1 Báo Quân đội nhân dân phát hành dưới sự quản lý của quy chế
Theo thông tư số 164/2014/TT-BQP, ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Bộ Quốc phòng đã ban hành “Quy chế quản lý báo chí trong quân đội nhân dân Việt Nam” có hiệu lực từ ngày 3/1/2015 Điều 18 Nhiệm vụ của cơ quan báo chí quân đội
Thứ nhất: Tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích quy định tại giấy phép hoạt động báo chí đã được cấp
Thứ hai: Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chính sách quốc phòng của Việt Nam; tham gia nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn và phổ biến kinh nghiệm trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, quốc phòng-an ninh và đối ngoại
Thứ ba: Tuyên truyền về lịch sử, truyền thống của quân đội, đường lối xây dựng quân đội nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân và chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới; nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, đối ngoại quốc phòng và các hoạt động của Quân đội nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Thứ tư: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần; cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đóng góp xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại
Thứ năm: Đấu tranh phản bác các quan điểm, tư tưởng, hành động sai trái, phản động; chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, quan liêu, tham nhũng, tiêu cực và tệ nạn xã hội; phê phán các hành vi vi phạm về đạo đức, lối sống, tác phong quân nhân
Với 5 nhiệm vụ như trên, báo Quân đội nhân dân được ra đời chủ yếu nhằm tuyên truyền, cổ vũ, động viên cán bộ chiến sĩ và nhân dân… cho nên ngôn ngữ báo Quân đội nhân dân ít nhiều có sự khô khan và không hấp dẫn như các tờ báo khác
3.1.2 Sapô sử dụng thuật ngữ Quân sự
3.1.2.1 Khái niệm thuật ngữ Quân sự
Thuật ngữ quân sự là lớp từ chia theo phạm vi sử dụng So với từ vựng toàn dân thì thuật ngữ quân sự có phạm vi hoạt động hẹp hơn Tuy vậy, thuật ngữ quân sự vẫn mang những đặc trưng chung của hệ thống từ vựng tiếng Việt, sau đó nó còn có những đặc trưng riêng phản ánh bản chất bên trong theo qui luật của hệ thuật ngữ nói chung và lĩnh vực hoạt động của mình nói riêng
Về mặt hình thức ngôn ngữ, thuật ngữ quân sự có cấu trúc là từ hoặc cụm từ Đó là cái biểu đạt của thuật ngữ quân sự Trong tiếng Việt, xét về cấu tạo, tức là xét về số lượng âm tiết tạo nên từ thì từ tiếng Việt chia thành hai loại, từ đơn và từ phức, từ phức lại chia thành từ láy và từ ghép Thuật ngữ quân sự cũng chia thành từ đơn, như bom, mìn, tăng, đạn, pháo, cối, súng, mũ, hướng… và từ phức như binh chủng, đội hình, chiến dịch, bom bi, mìn chống tăng, bom ba càng, nhưng có điểm đặc biệt là trong thành phần của thuật ngữ chỉ tồn tại các từ đơn, từ ghép và cụm từ… Các thuật ngữ quân sự là cụm từ là những thuật ngữ có cấu tạo bằng cách kết hợp nhiều từ với nhau, ví dụ: công tác quân sự địa phương, công tác tham mưu hậu cần, ba mũi giáp công phòng ngự, chính sách hậu phương quân đội…
Về mặt nội dung tức là cái được biểu đạt, thuật ngữ quân sự biểu đạt khái niệm quân sự và gọi tên đối tượng quân sự Khái niệm quân sự là tổng thể các đặc trưng của đối tượng quân sự được phản ánh trong nhận thức của con người Khái niệm quân sự là mặt biểu niệm của thuật ngữ quân sự, chẳng hạn, thuật ngữ vũ khí phản ánh đặc trưng của nhiều đối tượng quân sự: phương tiện kĩ thuật quân sự dùng để tiêu diệt sinh lực địch, phá hủy các phương tiện vật chất kĩ thuật của đối phương, tức là phương tiện để gây hại cho địch và bảo vệ mình Đặc trưng ấy là nét chung của nhiều đối tượng quân sự trong quân đội
Từ những điều trình bày ở trên, có thể nhận thấy thuật ngữ quân sự cũng như các loại tín hiệu ngôn ngữ khác có mặt biểu đạt (từ và cụm từ gọi tên sự vật hiện tượng quân sự) là hình thức ngôn ngữ và mặt được biểu đạt là nội dung khái niệm Các mặt này có quan hệ chặt chẽ với nhau để tạo nên bản chất bên trong của thuật ngữ quân sự Cụ thể, từ và cụm từ gọi tên sự vật hiện tượng quân sự Sự vật, hiện tượng quân sự được phản ánh bằng khái niệm quân sự
Căn cứ vào những đặc trưng hình thức và nội dung ngữ nghĩa, đề án đồng tình với định nghĩa: “Thuật ngữ quân sự là bộ phận từ vựng chuyên biệt, bao gồm toàn bộ những đơn vị có tư cách thuật ngữ, được dùng ổn định trong lĩnh vực chuyên môn quân sự, nhằm biểu thị chính xác các khái niệm hoặc sự vật, hiện tượng thuộc lĩnh vực hoạt động quân sự hoặc chuyên môn quân sự” [15, trang 15]
3.1.2.2 Yếu tố cấu tạo thuật ngữ quân sự tiếng Việt
Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo thuật ngữ quân sự tiếng Việt để tìm ra những mẫu cấu tạo có đặc trưng điển hình, có sức sản sinh cao là việc làm cần thiết nhằm thống nhất, chuẩn hóa và xây dựng một hệ thuật ngữ quân sự chính xác, khoa học Trong thành phần cấu tạo của thuật ngữ có nhiều yếu tố khác nhau, có quan hệ khác nhau và mỗi yếu tố có chức năng riêng biểu hiện những mặt khác nhau của khái niệm thuật ngữ quân sự Như trên đã đề cập, yếu tố cấu tạo thuật ngữ quân sự tiếng Việt có thể là hình vị trong từ, ví dụ: súng / lục trong súng lục; có thể là từ trong cụm từ, ví dụ: bom / hạt nhân trong bom hạt nhân, máy bay / tiêm kích trong máy bay tiêm kích; có thể là tổ hợp từ trong thuật ngữ cụm từ, ví dụ: đội cơ động, dải tác chiến, bãi cạn, lúc chìm, lúc nổi, trong các thuật ngữ đội cơ động vật cản; dải tác chiến phía trước; bãi cạn lúc chìm lúc nổi, Các yếu tố ấy sẽ được xem xét dưới đây thông qua các tiêu chí về số lượng, nguồn gốc, khả năng tham gia cấu tạo từ, đặc điểm ngữ nghĩa a Yếu tố thuần Việt
- Yếu tố thuần Việt có số lượng không nhiều, như: chốt, lăn, lê, bò, toài, bẫy, đón, luồn, đuôi, lót, bọc, nổ,… nhưng chúng có vai trò quan trọng trong cấu tạo thuật ngữ quân sự Chúng là những từ đơn có khả năng hoạt động tự do, tham gia phương thức thuật ngữ hóa để tạo thành thuật ngữ hoặc kết hợp với các yếu tố khác để tạo thành thuật ngữ
+ Những yếu tố được thuật ngữ hóa để trở thành thuật ngữ là những yếu tố có ý nghĩa từ vựng, hoạt động tự do, như máy, bay, tên, lửa, xe, sân, tàu, ngầm, vật… Ngoài ra, những yếu tố này còn có khả năng kết hợp trực tiếp với nhau để trở thành thuật ngữ, như máy bay, tàu ngầm, xe lửa, vật cản… Đến lượt mình, các thuật ngữ trên lại có thể kết hợp với các yếu tố khác để tạo ra những thuật ngữ mới có độ dài lớn hơn là cụm từ, ví dụ: máy bay tiêm kích, máy ngắm la de, pháo nòng dài, đạn xuyên phá…
Những hạn chế của Sapô trên báo Quân đội nhân dân
3.2.1 Sử dụng từ và từ Hán Việt chưa phù hợp
Số lượng từ Hán Việt chiếm rất nhiều trong kho từ ngữ tiếng Việt Mặc dù qua thời gian, nhiều từ đã được Việt hóa thông dụng, có từ đã biến đổi ý nghĩa nhưng rất nhiều từ chúng ta chưa thể thay thế
Do vậy, việc dùng từ Hán Việt chưa phù hợp trong đời sống nói chung, trên báo chí và Sapô trên báo Quân đội nhân dân nói riêng cần phải chấn chỉnh
Ví dụ: “Từ sáng 11-9(theo giờ địa phương), nước Mỹ đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm tưởng niệm 21 năm xảy ra loạt vụ khủng bố ngày 11-9-2001- thảm kịch khiến gần 3.000 người thiệt mạng Dù đã nhiều năm trôi qua nhưng những ký ức về sự kiện này vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai trong tâm trí người Mỹ”.( Tít báo: “Tổng thống Joe Biden khẳng định quyết tâm bảo vệ nước Mỹ” Báo QĐND số 22061 ngày 11-9-2022.)
Thảm kịch là vở kịch bi thảm hay vở kịch có cái kết buồn Nhưng khi đưa vào sự kiện ngày 11/9/2001 thì có vẻ không hợp lý, không đúng ngữ cảnh
Ví dụ 2: “Sự đình trệ sản xuất và những khó khăn về kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra còn chưa được hồi phục hoàn toàn, thì giờ đâycuộc khủng hoảng năng lượng đang bồi thêm một cú đấm làm chao đảo nền kinh tế lớn nhất châu Âu”(Tít báo: “Đức đối mặt với suy thoái kinh tế”.Báo QĐND số
Từ cú đấm tác giả nên cho vào trong ngoặc kép thì phù hợp hơn
Ví dụ 3: “Xe tải cơi nới thành thùng, chở hàng quá tải trọng quy định vừa tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, vừa là nguyên nhân gây hư hỏng đường sá Để đấu tranh ngăn chặn tình trạng này, lực lượng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, mang lại kết quả tích cực.(Tít báo: “Xử lý triệt để tình trạng xe quá khổ, quá tải”-Báo QDND số 22070 ngày 20/9/2022)
Từ “ đấu tranh” thường chỉ dùng trong lĩnh vực quân sự nhưng chúng ta có thể thấy sử dụng khi viết về các lĩnh vực khác, nếu sử dụng thì nên để trong dấu ngoặc kép
Ví dụ: rất nhiều báo thường dùng từ “ quyết liệt ” (có nghĩa là xé rách, phá vỡ, phá hoại) nhưng lại dùng theo nghĩa quyết tâm cao, hành động trên cả hăng hái “Quyết liệt đổi mới theo hướng cụ thể, thực chất” (Báo Quân đội Nhân dân số 22271, ngày 14/4/2023)
Ngôn ngữ Việt đang có sự xáo trộn (cả trong giao tiếp và hành chính), nhiều từ đã bị sử dụng không chính xác, bị biến nghĩa hoặc ghép từ một cách kệch cỡm, tối nghĩa Đặc biệt, ngoài việc dùng tiếng bồi ngoại ngữ phương Tây (nhất là tiếng Anh), thì dùng sai từ Hán Việt cũng là một trong những điều cần lưu ý khi sử dụng nhất là những người làm những công việc liên quan nhiều đến ngôn ngữ (nhà báo, nhà văn, phát thanh viên…) Đối với báo chí với vai trò là người đưa thông tin bằng ngôn từ thì việc sử dụng càng phải cẩn trọng Theo thống kê có tới 16 hình thức sử dụng sai từ Hán Việt khá phổ biến hiện nay như: Sai vì không hiểu gốc Hán Việt; sai vì cố ý sửa gốc của từ; sai vì không hiểu văn phạm giữa Hán Việt và Hán Nôm; sai vì dùng từ thiếu chính xác ngữ cảnh; dùng sai nghĩa từ thuần Việt lại tưởng từ Hán Việt; dùng từ Hán Việt vô nghĩa và lộn xộn; sao chép nguyên tiếng Tàu đang sử dụng và coi đó là từ Hán Việt; đảo ngược ngữ pháp hay cấu trúc từ Hán Việt; đảo từ ghép Hán Việt sai và không đúng cách; ghép từ Hán Việt bừa bãi hoặc dùng từ Hán Việt cho “sang” với ý nghĩa đao to búa lớn không cần thiết; đặc biệt là thiếu từ cho các thuật ngữ khoa học công nghệ hay chuyển nghĩa từ ngoại ngữ phương Tây sang
Thực tế, nhiều người đôi lúc sử dụng sai nghĩa từ Hán Việt mà không biết Đơn cử, các lỗi như: đảo ngược nghĩa từ Hán Việt (điểm yếu thành yếu điểm); ghép từ bừa bãi (cụm từ “kích thích nhu cầu tiêu dùng” rút thành “kích cầu” – từ này đang dần được chấp nhận); dùng từ Hán Việt bằng từ Nôm (“trực thăng” lại thay sai bằng “máy bay lên thẳng”; “thủy quân lục chiến” lại thay bằng “lính thủy đánh bộ”) Rất nhiều thuật ngữ khoa học công nghệ chúng ta đang “bí” từ như computer dịch thành “máy vi tính” cũng là chưa đủ hết nghĩa Đặc biệt, rất nhiều từ Hán Việt đã bị chúng ta biến đổi sai hẳn nghĩa nhưng không biết
Từ “Niên” và từ “Kỷ” thời gian gần đây bị rất nhiều người dùng sai Niên là năm, kỷ là thế kỷ (1 thế kỷ là 100 năm) nhưng thay vì nói và viết thập niên (10 năm), nhiều người lại nói và viết thành thập kỷ
Dùng sai từ Hán Việt vốn không mới, cũng chưa có những chuẩn mực nhất định nên ở nơi nào đó, thời điểm nào đó từ dùng sai lại được chấp nhận
Ví dụ những từ như: chúng cư (nay dùng thành chung cư); khuyến mãi (nay dùng thành khuyến mại)…
Do nhu cầu ngôn ngữ, việc người Việt dùng song song từ Hán Việt với từ thuần Việt hay biến đổi từ Hán Việt thành ngôn ngữ của mình là khá phổ biến Trong khi đó lớp từ Hán- Việt thường có sắc thái trang trọng, trong khi lớp từ thuần Việt lại bình dân và sinh động hơn
3.2.2 Sapô sử dụng quá nhiều từ Hán Việt và thuật ngữ Quân sự
Theo thống kê chúng tôi thấy việc sử dụng từ Hán việt và thuật ngữ quân sự rất nhiều, thậm chí chiếm trên 50% số lượng từ trên một Sapô Điều này tạo cho người đọc cảm giác rất khô khan, không thu hút sự chú ý của người đọc
Ví dụ 1: “ Nhân kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng 15-9-1945/15-9-2022, phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc phỏng vấn Trung tướng Hồ Quang Tuấn, chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng một số vấn đề về chiến lược phát triển Công nghiệp Quốc phòng, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.”(Tít báo: Tập trung nguồn lực xây dựng nền công nghiệp quốc phòng tự chủ, hiện đại Báo QĐND số 22064 ngày 14/9/2022)
Sapô trên có 65 chữ mà đã có đến 52 chữ là từ Hán Việt trong đó có 25 chữ mang thuật ngữ Quân sự
Một vài suy nghĩ và đề xuất
Ngôn ngữ là thứ luôn phát triển theo đời sống và nó luôn chịu áp lực từ những hình thái tranh chấp để tồn tại dựa trên sự chọn lọc mang tính kế thừa và sáng tạo mới Có những từ ngữ trước đây hiểu theo nghĩa này, nhưng nay lại bị hoán đổi ý nghĩa và công năng cũng là điều không khó hiểu Tuy nhiên, báo chí với vai trò là người đưa thông tin bằng ngôn từ thì việc sử dụng càng phải cẩn trọng, bởi ngôn từ báo chí cần những tiêu chí chuẩn mực chứ không thể “phóng khoáng” hay bay bổng như văn chương, cũng không thể suồng sã như văn nói được
Nói về ngôn ngữ báo chí, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người rất chú ý việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, làm cho tiếng Việt ngày càng giàu và đẹp hơn Trong rất nhiều trường hợp, nếu phải chọn từ Hán Việt và từ thuần Việt người sẽ dùng từ thuần Việt và nếu có phải vay mượn vốn từ của nước ngoài thì cũng phải theo những tiêu chuẩn nhất định Ví dụ, thay vì dùng từ giác độ (giác là góc), chúng ta dùng từ góc độ nó dễ hiểu hơn nhiều (Ví dụ câu: Ở góc độ này, tôi nhất trí với ý kiến của các bạn!)
Hoặc Người cũng giải thích, chúng ta phải biết tôn trọng nghĩa gốc của từ vay mượn, ví dụ không ai nói “ Nữ dân quân” bằng “ dân quân gái”, “du kích” bằng “đánh chơi”, “độc lập” bằng “đứng một mình”, “lãnh đạo” bằng
Việc dùng đúng từ, đúng lúc đúng nơi, đúng đối tượng và gọi đúng tên sự vật hiện tượng ngoài thể hiện trình độ, đó còn là vấn đề đạo đức và ý thức tự tôn ngôn ngữ Việt, tự tôn dân tộc
Dùng từ Hán Việt chúng ta cũng dễ thấy 4 hiện tượng: Lạm dụng tiếng nước ngoài; dùng nhiều từ thô tục, tối nghĩa, thiếu văn hóa; lạm dụng và dùng sai nghĩa của nhiều từ Hán Việt
Các nhà báo rất hay dùng cụm từ “Người đẹp Hoa ngữ” để nói người đẹp Trung Hoa, trong khi từ “Hoa ngữ” nghĩa gốc chỉ đơn giản là tiếng Hoa
Cần thời gian để sửa đổi hoặc “không cần sửa đổi” nếu đại chúng chấp nhận nghĩa mới của từ Hán Việt, cũng giống như cách chúng ta Việt hóa tiếng Pháp, tiếng Anh hay tên riêng nào đó (Ví dụ OSIN – tên một bộ phim của Nhật, nay được hiểu nghĩa là nghề giúp việc)
Nếu hiểu đúng và dùng đúng ngữ nghĩa của từ Hán Việt, chúng ta không chỉ bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt mà còn làm giàu thêm vốn từ vựng phong phú của cha ông, nối dài nét đẹp văn hóa và chữ viết – vốn là sợi dây kết nối văn hóa của người Việt Để rồi từ đó, mỗi người mang tiếng nói và chữ viết nước mình quảng bá với thế giới Vì vậy vai trò của báo chí trong chuẩn hóa và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt có ý nghĩa hết sức quan trọng
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Ở chương này chúng tôi đã đi sâu vào đặc điểm ngôn ngữ trên Sapô báo Quân đội nhân dân, tìm hiểu ngôn ngữ chính mà tác giả đã sử dụng đó là sử dụng rất nhiều thuật ngữ Quân sự và từ Hán Việt để tạo nên sự khác biệt so với Sapô của các loại báo khác Theo thống kê 300 bài báo chứa 300 Sapô chúng tôi đã thu được 100 thuật ngữ Quân sự và 430 từ Hán Việt với các tần số sử dụng khác nhau Có những từ những thuật ngữ tần số sử dụng rất nhiều trên các Sapô và trên cùng một Sapô Ở chương 3 này chúng tôi đã chỉ ra những hạn chế khi sử dụng quá nhiều thuật ngữ quân sự và từ Hán Việt( chiếm hơn 50%) trên Sapô, điều đó dẫn đến Sapô không có sự hấp dẫn và đơn điệu Bên cạnh đó chúng tôi còn chỉ ra những từ mà tác giả sử dụng chưa đúng và chưa hợp lý.