ĐẶC ĐIỂM BIẾN THỂ NGÔN NGỮ MẠNG ĐƯỢC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN SỬ DỤNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI .... Đó cũng là nhiệm vụ mà người nghiên cứu phải kịp thời nắm bắt và nghiên cứu những vấn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ MẠNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN
ĐỀ ÁN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Bình Định - Năm 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM
Ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 8229020
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ MẠNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN
Người hướng dẫn: TS TRẦN THỊ GIANG
Trang 3Tôi tên là Nguyễn Thị Hồng Thắm, học viên lớp Cao học Ngôn ngữ học K24B, chuyên ngành Ngôn ngữ học, khóa 2021 – 2023 Tôi xin cam đoan, đề án này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Trần Thị Giang Mọi số liệu sử dụng phân tích trong đề án và kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực và không trùng với bất kì công trình khoa học nào khác
TÁC GIẢ ĐỀ ÁN
NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM
Trang 4Để có thể hoàn thành đề tài đề án thạc sĩ của mình, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, các thầy cô giáo, cũng như sự động viên, ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề án
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS Trần Thị Giang – người đã định hướng, trực tiếp dẫn dắt và cố vấn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành đề án này Xin gửi lời tri ân của tôi đối với những điều mà cô đã dành cho tôi
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy, cô trong khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
Trang 5Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU 1
1.1.Lý do chọn đề tài 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3.Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
1.3.1.Trên thế giới 2
1.3.1.1.Sơ lược tình hình nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội 2
1.3.1.2.Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ trên mạng xã hội 3
1.3.2.Trong nước 5
1.3.2.1.Sơ lược tình hình phát triển ngôn ngữ học xã hội 5
1.3.2.2.Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ trên mạng xã hội 7
1.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
1.4.1.Đối tượng nghiên cứu 8
1.4.2.Phạm vi nghiên cứu 8
1.5.Phương pháp nghiên cứu 9
1.6.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 10
1.6.1.Ý nghĩa khoa học 10
1.6.2.Ý nghĩa thực tiễn 10
Trang 6CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 12
1.1 Những lí thuyết liên quan 12
1.1.1.Khái niệm phương ngữ xã hội 12
1.1.2 Biến thể ngôn ngữ, ngôn ngữ chuẩn và lệch chuẩn 14
1.1.3 Cộng đồng giao tiếp 16
1.1.4 Tiếng lóng 17
1.1.5 Vấn đề lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp 18
1.1.6 Thái độ ngôn ngữ (language attitude) 19
1.2 Mạng xã hội 20
1.2.1.Khái quát về mạng xã hội 20
1.2.2.Facebook 24
1.2.3 Tiktok 25
1.3 Ngôn ngữ mạng 27
1.3.1.Khái niệm 27
1.3.2.Những đặc điểm khái quát của ngôn ngữ mạng 29
Tiểu kết Chương 1 31
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM BIẾN THỂ NGÔN NGỮ MẠNG ĐƯỢC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN SỬ DỤNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI 32
2.1 Đặc điểm ngữ âm – chính tả của ngôn ngữ trên mạng của sinh viên Trường Đại học Phú Yên sử dụng trên mạng xã hội 32
2.1.1 Về sự biến đổi âm đầu 33
2.1.1.1 Biến thể là các con chữ cùng một âm vị 34
2.1.1.2 Biến thể là các con chữ không cùng âm vị 35
2.1.1.3 Biến thể là các con chữ không có trong hệ thống âm đầu tiếng Việt 37
Trang 72.1.1.5 Tạo ra biến thể bằng cách lược bỏ âm đầu 40
2.1.2 Về sự biến đổi âm đệm 42
2.1.2.1 Lượt bỏ âm đệm 42
2.1.2.2 Thêm âm đệm 43
2.1.3 Về sự biến đổi âm chính 43
2.1.3.1 Tạo ra biến thể bằng cách chuyển đổi nguyên âm đôi thành nguyên âm đơn 43
2.1.3.2 Tạo ra biến thể bằng cách chuyển đổi nguyên âm đôi này sang nguyên âm đôi khác 44
2.1.3.3 Tạo ra biến thể bằng cách chuyển đôi nguyên âm đôi thành một con chữ không nằm trong hệ thống âm chính 45
2.1.3.4 Tạo ra biến thể bằng cách chuyển đổi giữa các nguyên âm với nhau 45
2.1.3.5 Biến thể là các con chữ trong cùng một âm vị 48
2.1.3.6 Tạo ra biến thể bằng cách thay thế bằng các con chữ không có trong bẳng chữ cái Tiếng Việt 48
2.1.3.7 Tạo ra biến thể bằng cách nhân nhiều số lần âm chính 48
2.1.4 Về sự biến đổi âm cuối 50
2.1.4.1 Biến thể là những con chữ trong cùng một âm vị 50
2.1.4.2 Biến thể là sự chuyển đổi các con chữ của các âm vị với nhau 50
2.1.4.3 Tạo ra biến thể bằng cách thêm âm cuối 52
2.1.4.4 Tạo ra biến thể bằng cách nhân nhiều lần âm cuối 52
2.1 5 Về sự thay đổi thanh điệu 54
2.1.5.1 Viết không dấu 54
2.1.5.2 Viết nhầm lẫn giữa các thanh điệu với nhau 54
Trang 8Phú Yên sử dụng trên mạng xã hội 55
2.2.1 Sử dụng hình thức viết tắt 55
2.2.2 Sử dụng tiếng lóng 57
2.2.2.1 Vay mượn ngoại lai 57
2.2.2.2 Tạo từ mới 58
2.2.3 Sử dụng các từ ngữ phương ngữ 60
2.2.3.1 Sử dụng các từ ngữ của phương ngữ Phú Yên 60
2.2.3.2 Sử dụng các từ ngữ phương ngữ vùng miền khác 61
2.2.4 Chêm xen từ ngữ tiếng Anh 61
2.2.4.1 Sử dụng hình thức chuẩn tiếng Anh 62
2.2.4.2 Sử dụng biến thể từ ngữ tiếng Anh 62
2.2.5 Sử dụng mật mã; hình ảnh, nhãn dán, biểu tượng cảm xúc 63
2.2.5.1 Sử dụng mật mã 63
2.2.5.2 Sử dụng hình ảnh, nhãn dán, biểu tượng cảm xúc 64
2.3 Đặc điểm ngữ pháp của ngôn ngữ mạng mà sinh viên Trường Đại học Phú Yên sử dụng trên mạng xã hội 68
2.3.1 Về tình thái từ 68
2.3.2 Về câu 70
2.3.2.1 Về câu đơn 71
2.3.2.2 Về câu ghép 72
2.3.2.3 Về việc sử dụng các phát ngôn theo xu hướng (trào lưu ngôn ngữ) 72
2.3.3 Về dấu câu 73
Tiểu kết Chương 2 75
Trang 9XÃ HỘI 76
3.1 Tình hình sử dụng mạng xã hội (Facebook, Tiktok) và ngôn ngữ mạng trong sinh viên Trường Đại học Phú Yên 77
3.1.1 Kết quả khảo sát việc sử dụng mạng xã hội và ngôn ngữ mạng trong sinh viên Trường Đại học Phú Yên 77
3.1.2 Kết quả khảo sát yếu tố giới trong việc sử dụng ngôn ngữ mạng 81
3.2 Mối liên hệ giữa ngôn ngữ mạng của sinh viên Trường Đại học Phú Yên với cộng đồng – xã hội 85
3.2.1 Ảnh hưởng của ngôn ngữ mạng tới cộng đồng – xã hội 85
3.2.2 Ảnh hưởng của cộng đồng – xã hội đến ngôn ngữ mạng 91
3.2.2.1 Thái độ ngôn ngữ đối với ngôn ngữ mạng 91
3.2.2.2 Sự lựa chọn ngôn ngữ 93
Tiểu kết Chương 3 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: Nguồn ngữ liệu dùng để khảo sát 1
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát 1
Trang 10Bảng 2 1 Biến thể âm đầu của âm tiết tiếng Việt được sinh viên Trường Đại học Phú Yên sử dụng trên mạng xã hội 41 Bảng 2 2 Biến thể âm chính của âm tiết tiếng Việt được sinh viên Trường Đại học Phú Yên sử dụng trên mạng xã hội 49 Bảng 2 3 Biến thể âm cuối của âm tiết tiếng Việt được sinh viên Trường Đại học Phú Yên sử dụng trên mạng xã hội 53
Trang 11Hình 2.1 Các hình ảnh được sinh viên Trường Đại học Phú Yên sử dụng dưới phần bình luận trên mạng xã hội 65 Hình 2.2 Một số nhãn dán trên mạng xã hội 66 Hình 2.3 Các nhãn dán được sinh viên Trường Đại học Phú Yên sử dụng dưới phần bình luận trên mạng xã hội 66 Hình 2.4 Một số biểu tượng trên mạng xã hội 67 Hình 2.5 Các biểu tượng được sinh viên Trường Đại học Phú Yên sử dụng trên mạng
xã hội 67
Trang 12DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3 1.Hình thức và tần suất sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Trường Đại
học Phú Yên 80
Biểu đồ 3 2 Thói quen sử dụng các hình thức ngôn ngữ mạng của sinh viên Trường Đại học Phú Yên 83
Biểu đồ 3 3 Quan điểm của hai giới nam và nữ sinh viên về vấn đề ngôn ngữ mạng 84
Biểu đồ 3 4 Thời gian sử dụng mạng xã hội trong một ngày của sinh viên Trường Đại học Phú Yên 85
Biểu đồ 3 5 Mức độ hiểu các hình thức biến thể ngôn ngữ mạng của sinh viên Trường Đại học Phú Yên 86
Biểu đồ 3 6 Lợi ích của ngôn ngữ mạng 90
Biểu đồ 3 7 Hệ lụy khi lạm dụng ngôn ngữ mạng 91
Biểu đồ 3 8 Thái độ ngôn ngữ đối với các hình thức của ngôn ngữ mạng 92
Trang 13MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài
Bên cạnh quá trình hội nhập và phát triển của đất nước thì sự biến đổi văn hóa – xã hội cũng là điều không thể tránh khỏi và dĩ nhiên ngôn ngữ – tiếng mẹ đẻ cũng
bị ảnh hưởng đáng kể Đặc biệt, là sự phát triển lớn mạnh của Cách mạng công nghệ 4.0, chẳng hạn các trang mạng xã hội – là nơi mà người dùng tạo ra những mối quan
hệ ảo, những nguyên tắc giao tiếp cá nhân, thậm chí là dùng những kiểu ngôn ngữ đặc biệt Nó đã có nhiều biến đổi trên nhiều phương diện, không chỉ là hình thức mà còn cả ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng Sự biến đổi này đã làm nảy sinh
ra hiện tượng không đồng nhất giữa các vùng miền, các đối tượng với nhau Vì vậy,
mà đã hình thành nên rất nhiều phương ngữ xã hội với những đặc điểm khác nhau
Cụ thể hơn ở đây, kiểu ngôn ngữ được nói đến là phương ngữ tuổi tác Kiểu ngôn ngữ này mang đặc thù của phương ngữ cá nhân được tồn tại và sử dụng phụ thuộc vào người dùng mạng xã hội, mà đối tượng chủ đạo là giới trẻ Tiếng Việt được giới trẻ
sử dụng trên mạng đã và đang phát triển theo sự lột xác của đất nước và lan tỏa như
vũ bão, không ngừng đổi mới hơn cũng như trở thành thói quen của giới trẻ nói riêng
và của xã hội nói chung Qua những biến đổi như thế, đến nay sự ảnh hưởng của ngôn ngữ độc lạ ấy với cộng động xã hội là khá lớn Chính vì vậy, chúng ta cần có nhiều nghiên cứu để có cái nhìn toàn diện của kiểu ngôn ngữ này đối với sự vận động và phát triển của ngôn ngữ dân tộc Đó cũng là nhiệm vụ mà người nghiên cứu phải kịp thời nắm bắt và nghiên cứu những vấn đề mới được phát triển thành xu hướng của thời đại, nhằm cung cấp cái nhìn khách quan về những ảnh hưởng cũng như các tác dụng của ngôn ngữ mạng tới tiếng mẹ đẻ và văn hóa – xã hội
Với những lí do nêu trên, với mong muốn tìm hiểu sâu và kỹ hơn về việc sử
dụng ngôn ngữ độc lạ của sinh viên hiện nay, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm ngôn ngữ mạng của sinh viên Trường Đại học Phú Yên.”
Trang 141.2 Mục tiêu nghiên cứu
Từ những kết quả của những công trình trước đây, chúng tôi đã tiếp thu và chọn lọc, bên cạnh đó cũng sẽ tìm hiểu những điều chưa được đề cập đến từ những công trình trước để nghiên cứu thêm Đề án này sẽ tìm hiểu những biến động mới mẻ nhất của ngôn ngữ mạng ở thời điểm hiện tại Theo đó, đề án không chỉ phân tích những biến đổi của ngôn ngữ mà còn cung cấp cái nhìn khách quan về tác động, ảnh hưởng của ngôn ngữ mạng với ngôn ngữ dân tộc và xã hội Và không thể thiếu là tìm hiểu mức độ sử dụng, các nguyên nhân sử dụng hiện tượng ngôn ngữ mạng này Thông qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi lấy đó làm cơ sở để đề xuất một số hướng giải quyết, góp phần vào công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
1.3 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.3.1 Trên thế giới
1.3.1.1 Sơ lược tình hình nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội
Từ cuối thế kỷ 19 đã manh nha nghiên cứu về yếu tố xã hội thúc đẩy sự biến đổi của ngôn ngữ Đến đầu thập niên những năm 1900, nhà nghiên cứu người Thụy Sĩ – Louis Gauhat có nhắc đến khái niệm xã hội của ngôn ngữ Khoảng những năm 1930, khái niệm này cũng được các nhà ngôn ngữ Ấn Độ và Nhật Bản đề cập đến Tuy nhiên đã không có được sự chú ý của giới khoa học xã hội phương Tây Đến năm
1939, Thomas Callan Hodson – người Anh, lần đầu sử dụng thuật ngữ ngôn ngữ học
xã hội (sociolinguistics) trong tập sách Man in India, cụ thể là trong bài viết
“Sociolinguistics in India” (Ngôn ngữ học xã hội Ấn Độ) Từ năm 1960 phương Tây
bắt đầu bàn đến ngôn ngữ học xã hội, nhà ngôn ngữ học tiên phong là William Labov (Mỹ) và Basil Benstein (Anh) Có thể nóicha đẻ của Ngôn ngữ học xã hội là William Labov vì ông đã có nhiều đóng góp về sự khác biệt và biến đổi của ngôn ngữ, đưa xã hội học về ngôn ngữ lên vị trí như là một ngành học chuyên sâu
Năm 1984, công trình The Sociolinguistic of Society (Xã hội – Ngôn ngữ học của xã hội) của Fasold xuất bản lần đầu tiên Các khía cạnh được đề cập đến ở đây bao gồm thái độ xã hội đối với các ngôn ngữ và phương ngữ khác nhau, các lực lượng
Trang 15xã hội ảnh hưởng đến những người đa ngôn ngữ sử dụng ngôn ngữ khác nhau trong các tình huống khác nhau, và sự thay đổi toàn bộ của các nhóm xã hội từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác và ngược lại, duy trì các ngôn ngữ cụ thể Ngoài ra, công trình còn đề cập đến các phương pháp định tính và định lượng để phân tích tính đa ngôn ngữ và bao gồm một chương hữu ích về các kỹ thuật thống kê
Đây là một ngành khoa học được các nhà nghiên cứu quan tâm và theo đuổi, từ
đó có khá nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ xã hội học, chẳng hạn như công
trình An Introducation to Sociolinguistics (Dẫn luận ngôn ngữ học xã hội) của nhà
nghiên cứu Wardhaugh, đây là một công trình nghiên cứu tiêu biểu về ngôn ngữ học
xã hội, công trình được ra mắt lần đầu năm 1986 Tác giả đã đề cập đến những nội dung như: Languages, Dialects and Varieties, Language Variation, Words and Culture, … được hiểu là Ngôn ngữ, Phương ngữ và Biến thể, Biến thể ngôn ngữ, Từ ngữ và Văn hóa, …
Bên cạnh những công trình có nền tảng lí luận thì cũng có những công trình khác nghiên cứu về mối quan hệ và sự chi phối của những yếu tố xã hội đến sự lựa chọn ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ Các công trình nói đến sự tác động và sự ảnh hưởng của các yếu tố xã hội như giai cấp, trình độ học vấn, … đặc biệt là yếu tố giới tính và lứa tuổi đối với việc sử dụng ngôn ngữ Có thể kể đến, năm 1970 có công
trình The Study of Language in Its Social Context của tác giả Labov, năm 1971 có công trình Language in Social groups của tác giả Gumperz, năm 1975 có công trình
của tác giả Lakoff mang tên Language and Women’s, công trình năm 1998 của Eckert
đó là Age as a Sociolingusitic variable, Xiufang Xia có công trình Gender Differences
in Using Language vào năm 2013, …
1.3.1.2 Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ trên mạng xã hội
Đến nay, ngôn ngữ học xã hội vẫn là một ngành thu hút nhiều nhà nghiên cứu Cùng với sự phát triển của xã hội đã sản sinh ra nhiều vấn đề, một trong những vấn
đề nóng hổi đang được quan tâm nhiều nhất chính là việc sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ nói riêng và cả cộng đồng nói chung
Trang 16Nói về ngôn ngữ mà giới trẻ sử dụng trên mạng thì ở phương Tây có thể kể đến
công trình nghiên cứu 1983 có tên The language of the teenage revolution: the
dictionary defeated của tác giả Kenneth Hudson Trong công trình, tác giả đề cập đến
ngôn ngữ của thanh thiếu niên ở Anh đã sử dụng trong những năm 50 và 60 của thế
kỉ XX, cụ thể là tiếng lóng của giới trẻ ở Anh
Năm 2006, trong bài viết Chatting with Teenagers: Considering the Place of
Chat Technologies in Teen Life của nhóm tác giả Rebecca E Grinter, Leysia Palen,
Margery Eldridge Bài viết bàn về vấn đề là sự tương đồng và khác biệt của thanh thiếu niên khi sử dụng ngôn ngữ để tin nhắn trên các thiết bị công nghệ thông minh như điện thoại, máy tính
Công trình ở Mĩ có tên là Linguistic Ruin? LOL! Instant Messaging and Teen
Language được đăng trên tạp chí American Speech vào tháng 3 năm 2008 Có thể
tạm dịch tiêu đề như sau: Phá hỏng ngôn ngữ? Ha ha! Nhắn tin nhanh và ngôn ngữ
tuổi teen “LOL” ở đây là Laugh Out Loud: cười thật to (là ví dụ của ngôn ngữ tuổi
teen trong câu dịch là hành động cười haha) Nói chung chúng ta có thể hiểu là tuổi teen thường viết tắt, làm mất đi cấu trúc của ngôn ngữ Nó phản ánh cùng một cấu trúc không đồng nhất (biến thể) và cùng một quá trình thay đổi ngôn ngữ năng động, đang diễn ra hiện đang diễn ra trong các biến thể tiếng Anh đương đại
Trong công trình có tên Language Change in Progress: Evidence from
Computer – Mediated Communication của Liwei Gao (2008), đó là công trình nghiên
cứu về sự biến đổi của ngôn ngữ internet của Trung Quốc Tác giả đã phân tích về ngôn ngữ internet của Trung Quốc được thể hiện ở các cấp độ từ vựng, câu và diễn ngôn Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra những bằng chứng về tác động của tiếng Anh đối với tiếng Trung phổ thông
Có thể thấy, từ rất sớm ngôn ngữ mạng đã phát triển mạnh mẽ và đa dạng như thế ở thế giới Với Việt Nam thì ngôn ngữ mạng cũng đã xuất hiện và đến nay nó vẫn phát triển mạnh mẽ và phong phú song song theo sự phát triển của đất nước và thế giới
Trang 171.3.2 Trong nước
1.3.2.1 Sơ lược tình hình phát triển ngôn ngữ học xã hội
Nói đến công trình có ý nghĩa lý luận, đặt nền tảng cho nghiên cứu ngôn ngữ
học xã hội có thể kể đến là Ngôn ngữ học xã hội của Nguyễn Văn Khang, xuất bản
lần đầu năm 1999, tái bản 2012 Nội dung của công trình này là đề cập đến những vấn đề khái quát về lý thuyết cũng như thực tiễn của nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội
ở Việt Nam Trong đó tác giả đã xoay quanh vấn đề ngôn ngữ học xã hội tương tác,
ngôn ngữ mạng, sự lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp… Cùng công trình Ngôn ngữ
học xã hội, Nguyễn Văn Khang còn có những công trình khác liên quan đến đề tài
nghiên cứu như Tiếng lóng Việt Nam được xuất bản năm 2001 Công trình cung cấp
đặc điểm của tiếng lóng Việt Nam: Tập trung khảo sát tiếng lóng với tư cách là biến thể đặc thù của ngôn ngữ học xã hội, gắn liền với sự ra đời và phát triển của từng nhóm xã hội sinh ra chúng và sử dụng chúng, cũng như thái độ của toàn xã hội đối với tiếng lóng nói chung và tiếng lóng của từng nhóm xã hội nói riêng Hay công
trình Từ ngoại lai trong tiếng Việt được xuất bản năm 2007 Nội dung của nó là khảo
sát hoạt động từ ngoại lai trong tiếng Việt, bao gồm từ mượn tiếng Hán, từ mượn tiếng Pháp và từ tiếng Anh được sử dụng trong tiếng Việt từ góc độ của ngôn ngữ
học xã hội Và không thể không nhắc đến công trình Ngôn ngữ mạng – Biến thể ngôn
ngữ trên mạng tiếng Việt được xuất bản năm 2019, nội dung chủ yếu của công tình
này là đưa ra đặc điểm của các biến thể ngôn ngữ trên mạng tiếng Việt, cụ thể là khảo sát đặc điểm của các biến thể ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt trên mạng Bên cạnh đó, còn khảo sát đặc điểm của các biến thể tiếng Anh từ từ vựng, ngữ pháp, các biến thể tiếng Anh Việt hóa, tiếng Anh Việt tạo và các biến thể tiếng Anh viết tắt Ngoài những công trình có tính khái quát và lý luận như trên, Nguyễn Văn Khang còn có nhiều bài viết bàn về những biến động của tiếng Việt trong bối cảnh mới Những bài viết này xoay quanh việc một tiếng Việt luôn phát triển, đầy năng lượng
và tràn ngập sức sống trong bối cảnh xã hội mới này Bên cạnh đó, Nguyễn Văn Khang cũng đề cập đến một thứ biến thể ngôn ngữ của tiếng Việt mà được cả xã hội quan tâm đến đó là ngôn ngữ tuổi teen Đó là phương ngữ xã hội gắn với cộng đồng
Trang 18tuổi mới lớn, ngôn ngữ mạng gắn với cộng đồng mạng, chúng đã xuất hiện và hòa nhập một cách âm thầm vào ngôn ngữ của dân tộc của chúng ta Có thể kể đến các
bài viết, Biến động của tiếng Việt hiện nay qua giao tiếp trộn mã tiếng Anh và việc
xử lý chúng với tư cách là đơn vị từ vựng trong từ điển tiếng Việt (2014), Giáo dục ngôn ngữ ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa (2015), Tiếng Việt trong bối cảnh thống nhất đất nước, hội nhập và phát triển (2015), …
Ở nước ta, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về biến thể ngôn ngữ chịu ảnh hưởng của các yếu tố xã hội Những nghiên cứu này mở ra một hướng nghiên cứu mới, đa dạng, phong phú của các biến thể ngôn ngữ tiếng Việt dưới tác động của các yếu tố như nghề nghiệp, trình độ học vấn, tuổi tác, giới tính, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, cộng đồng giao tiếp, … Không thể không nhắc đến các công trình
Ngôn từ, giới, nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt (2000) của Lương Văn Hy, Một số vấn đề về phương ngữ xã hội (2005) của Trần Thị Ngọc Lang, Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp tiếng Việt (2009) của Hữu Đạt, Tiếng Hà Nội từ hướng tiếp cận phương ngữ học xã hội (2017) của Trịnh Cẩm Lan, … Đặc biệt, nhân dịp kỉ niệm
50 năm Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát động phong trào “Giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt” (1966 – 2016), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Hội Ngôn ngữ học
Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề Giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương hiện thông tin đại chúng Đến nay,
Ban biên soạn phối hợp cùng Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông chắt lọc những
bài viết tiêu biểu từ Hội thảo và biên soạn bộ sách Giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt trên các phương hiện thông tin đại chúng (Tập 1, 2) Nội dung của bộ sách khẳng
định, đề cao vai trò, vị thế của tiếng Việt – ngôn ngữ chính thức của nước Việt Nam thống nhất, trên các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời góp phần định hướng,
cổ vũ cho việc giữ gìn và phát triển của tiếng Việt phù hợp với yêu cầu giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc qua ngôn ngữ, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, mạnh mẽ
Trang 19Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên, còn có một số bài viết liên quan, chẳng hạn:
Bài viết đăng trên tạp chí Ngôn Ngữ và đời sống, số 9 (167) năm 2009, Vai trò
của ngôn ngữ trong sự phát triển của xã hội của Hà Quang Năng Bài viết nói về sự
biến đổi và phát triển của ngôn ngữ, từ đó thấy được tầm quan trọng của ngôn ngữ trong đời sống xã hội
Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống với bài viết số7 (225) – 2014, Tiếng Việt hôm
nay: Sự trong sáng và vấn đề chuẩn hóa của Phạm Văn Tình Bài viết bàn về vấn đề
tiếng Việt hiện nay có nguy cơ bị vẩn đục và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Tạp chí Ngôn ngữ với bài viết số 11 – 2012, Mối quan hệ giữa thái độ ngôn ngữ
và sự lựa chọn ngôn ngữ (nghiên cứu trường hợp cộng đồng phương ngữ Bắc tại thành phố Hồ Chí Minh) của Trịnh Cẩm Lan Bài viết này tìm hiểu mối quan hệ giữa
thái độ ngôn ngữ với sự lựa chọn ngôn ngữ của người Việt trên cơ sở nghiên cứu trường hợp đối với việc sử dụng một số tiểu từ tình thái cuối câu của cộng đồng phương ngữ Bắc tại thành phố Hồ Chí Minh
Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Tập 30, Số 3 – 2014, Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng
Việt trên mạng Internet hiện nay của Trịnh Cẩm Lan Bài viết là kết quả khảo sát thái
độ của cộng đồng đối với việc sử dụng ngôn ngữ trên mạng internet qua trường hợp diễn đàn Kites.vn nhằm mục đích tìm hiểu thái độ của cộng đồng sử dụng tiếng Việt đối với những biến đổi ngôn ngữ này một cách khoa học
Từ những công trình và bài viết đã nêu trên đã góp phần cung cấp cho giới nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội từ nhiều góc nhìn khác nhau về sự biến động của tiếng Việt Đồng thời những công trình nghiên cứu này cũng là cơ sở lí luận để chúng tôi tham khảo và áp dụng vào nghiên cứu đề tài của đề án này
1.3.2.2 Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ trên mạng xã hội
Vấn đề ngôn ngữ mạng này không chỉ có ở thời kì trước mà tính đến nay, nó đã
và đang là một sự kiện nóng hổi, có rất nhiều cá nhân, chuyên gia, tổ chức quan tâm
Trang 20đến Chúng tôi sẽ trình bày một số nghiên cứu mà chúng tôi đã thu thập được Cụ thể như sau:
Một số nghiên cứu đề cập đến biến thể ngôn ngữ đã xuất hiện và tác động đến tiếng Việt đó là biến thể ngôn ngữ tuổi tác mà cụ thể hơn đó là biến thể ngôn ngữ giới tính Biến thể này được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: ngôn ngữ teen, ngôn
ngữ chat, ngôn ngữ giới trẻ, … Chẳng hạn: Nghiên cứu sự tác động của ngôn ngữ @
lên tiếng mẹ đẻ (2008), Việc sử dụng ngôn ngữ teen của một bộ phận học sinh sinh viên TP Hồ Chí Minh (2010), Thực trạng ngôn ngữ chat (2011), Ngôn ngữ “thời @” trên mạng và trên điện thoại di động của học sinh và sinh viên (2013), Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông (2018), “Ngôn ngữ teen” của sinh viên hiện nay (Khảo sát sinh viên các trường đại học, cao đẳng tại thành phố Bạc Liêu) (2019), …
Nội dung của những nghiên cứu này xoay quanh trình bày các biến thể ngôn ngữ tiếng Việt, nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục, … trong việc giao tiếp
Từ những nghiên cứu mà chúng tôi đã nêu trên, chúng tôi đã có những tiếp thu, hiểu được phần nào về tình trạng sử dụng ngôn ngữ mà giới trẻ sử dụng trong thời gian vừa qua Tuy chưa có nhiều góc nhìn nghiên cứu nhưng đây cũng là một nguồn tài liệu cung cấp về mặt lí luận cũng như thực tiễn cho chúng tôi xây dựng vấn đề việc sử dụng ngôn ngữ mạng của giới trẻ hiện nay
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề án là ngôn ngữ mạng của sinh viên Trường Đại học Phú Yên đã sử dụng trên các trang mạng xã hội: Facebook, Tiktok
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu này được thực hiện trong 16 tháng, từ 08/ 2021 đến 11/2022 Vì ngôn ngữ trên mạng được giới trẻ biến đổi liên tục, có những phát ngôn khi giao tiếp chỉ có người nói mới hiểu, nên đề án này, chúng tôi tập trung nghiên cứu những đặc điểm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp chung của ngôn ngữ mạng khi sinh viên sử dụng trên các trang mạng xã hội
Trang 21Phạm vi khảo sát của đề án là các trang mạng Facebook, Tiktok Đây là những trang mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất ở nước ta, vì đề án có giới hạn, nên phạm
vi nghiên cứu ngôn ngữ mạng mà sinh viên Trường Đại học Phú Yên dùng để chia
sẻ, tương tác, hội thoại, bình luận, trao đổi, … mang tính công khai trên trang cá nhân của họ
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện và triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích tổng hợp: Để nghiên cứu về vấn đề ngôn ngữ mạng của giới trẻ hiện nay, cụ thể là sinh viên Trường Đại học Phú Yên, việc sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp về những lí thuyết liên quan để làm cơ sở cho việc nghiên cứu được toàn diện và có cái nhìn tổng quan hơn
Phương pháp thu thập ngữ liệu: Ngôn ngữ mạng mà sinh viên Trường Đại học Phú Yên sử dụng được chúng tôi thu thập trên các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok cụ thể là trên trang cá nhân, hội nhóm của sinh viên được khảo sát, bằng cách chụp lại màn hình các đoạn tương tác, bình luận, hội thoại Đề án chọn ngẫu nhiên
200 đoạn tương tác qua lại trên mạng xã hội của trường Đại học Phú Yên, từ tháng
08 năm 2021 đến tháng 11 năm 2022
Phương pháp điều tra xã hội học: Chúng tôi thực hiện phương pháp này bằng cách gửi đường link phiếu khảo sát tới sinh viên Trường Đại học Phú Yên về việc sử dụng ngôn ngữ trên các trang mạng xã hội Để từ đó làm cơ sở để chúng tôi tìm hiểu
về những tác động và ảnh hưởng của ngôn ngữ mạng đến với xã hội Và kết quả chúng tôi nhận lại được số lượng là 200 phiếu khảo sát đã được khảo sát
Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học: Đề án này sử dụng phương pháp miêu tả ngôn ngữ học để miêu tả đặc điểm của biến thể ngôn ngữ mạng của sinh viên Trường Đại học Phú Yên, chúng tôi thu thập được 5.666 âm tiết từ nguồn ngữ liệu
Trang 22Phương pháp phân loại và thống kê: Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm mục đích phân loại những đặc điểm của các biến thể ngôn ngữ mạng, từ đó thống kê
về tần số, tỉ lệ (%) của các biến thể ngôn ngữ mạng
1.6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.6.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này được tiến hành dưới góc nhìn ngôn ngữ học xã hội Từ đó làm
cơ sở lí luận để khảo sát ngôn ngữ mạng được sinh viên Trường Đại học Phú Yên sử dụng trên các trang mạng xã hội hiện nay
Qua kết quả nghiên cứu của đề án cũng góp phần khái quát được những đặc điểm biến thể ngôn ngữ mạng trong giao tiếp của giới trẻ một cách khách quan nhất Đồng thời, đề án cũng góp phần vào việc nghiên cứu tiếng Việt theo hướng ngôn ngữ học xã hội, cũng như góp phần vào công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề án này cung cấp một cách nhìn khách quan về ngôn ngữ mạng được sinh viên sử dụng các trang mạng xã hội Kết quả nghiên cứu của đề án này sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn rõ hơn rõ hơn về sự lệch chuẩn của ngôn ngữ mạng, từ đó nhằm định hướng được cách sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ cho đúng chuẩn mực Bên cạnh
đó, từ kết quả nghiên cứu này sẽ làm nguồn tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến nghiên cứu ngôn ngữ và một số ngành liên quan
1.7 Nội dung nghiên cứu
Đề án này nghiên cứu về việc sử dụng ngôn ngữ mạng trên các trang mạng xã hội của giới trẻ, cụ thể là khảo sát sinh viên ở Trường Đại học Phú Yên Đề án gồm:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Trong chương cơ sở lí luận và thực tiễn này, đề án sẽ trình bày khái quát về các
lí thuyết áp dụng, những vấn đề thực tiễn mà có liên quan đến đề tài
Trang 23Lý thuyết về phương ngữ xã hội, biến thể ngôn ngữ, ngôn ngữ chuẩn và lệch chuẩn, cộng đồng giao tiếp, tiếng lóng, vấn đề lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp, thái
Đối với những biến đổi về ngữ âm, chúng tôi sẽ tập trung miêu tả sự biến đổi
ở từng vị trí âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu
Ở phạm trù từ vựng, đề án sẽ miêu tả các hình thức biến thể từ ngữ như: viết tắt,
từ địa phương, chêm xen ngoại ngữ, tiếng lóng,
Còn ở đặc điểm ngữ pháp, đề án chủ yếu trình bày cách sử dụng dấu câu, câu
Phần thứ hai, chúng tôi phân tích những ảnh hưởng của ngôn ngữ mạng với cộng đồng – xã hội và những ảnh hưởng của cộng đồng – xã hội với ngôn ngữ mạng
Trang 24CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Những lí thuyết liên quan
Chúng tôi tiếp cận ngôn ngữ mạng từ hướng nghiên cứu chính đó là Ngôn ngữ học xã hội Hướng nghiên cứu của đề tài là xem ngôn ngữ mạng như là một phương ngữ xã hội, cụ thể là phương ngữ tuổi tác Đề tài này sẽ nghiên cứu, tiếp cận ngôn
ngữ mạng từ khung lí luận về phương ngữ xã hội
1.1.1 Khái niệm phương ngữ xã hội
Chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ là chức năng giao tiếp Ngôn ngữ được chúng ta sử dụng trong giao tiếp chủ yếu thể hiện dưới dạng phương ngữ Trong công
trình Phương ngữ học tiếng Việt, Hoàng Thị Châu đã đề cập: “Dù anh nói tiếng địa
phương, dù là nói giọng Huế, giọng Nghệ, giọng Quảng, anh đi đâu cũng có thể giao tiếp bằng phương ngữ của mình” [11, tr 23] Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của Phương ngữ học (thuộc Ngôn ngữ học cấu trúc) là phương ngữ, đồng thời phương ngữ cũng là đối tượng nghiên cứu của Ngôn ngữ học xã hội (ra đời vào những năm
60 của thế kỉ XX – thời kì hậu cấu trúc) Tuy cùng chung đối tượng nghiên cứu nhưng hướng nghiên cứu và tiếp cận phương ngữ của Phương ngữ học và Ngôn ngữ học xã hội thì lại khác nhau Với Phương ngữ học quan tâm đến phương ngữ địa lí, vấn đề phân vùng phương ngữ và xác định số lượng phương ngữ Còn với Ngôn ngữ học xã hội lại cho rằng có bao nhiêu nhóm xã hội thì có bấy nhiêu phương ngữ xã hội Ngôn ngữ học xã hội có hướng nghiên cứu về sự biến đổi của phương ngữ học xã hội dưới
sự tác động của các nhân tố xã hội để từ đó tìm ra được các giá trị cũng như hiệu quả của phương ngữ xã hội đem đến trong giao tiếp của con người
Cũng có nhiều định nghĩa về Phương ngữ xã hội như Fasold (1990), Wardaugh (2006), Bùi Thế Khánh (2005), Nguyễn Văn Khang (2012), …
Theo Fasold (1990), tác giả quan niệm Phương ngữ xã hội là những cách nói năng tiêu biểu của các nhóm cư dân thuộc cùng một tầng giai cấp xã hội, cùng một thế hệ, tuổi tác, đẳng cấp tôn giáo và cùng hoạt động trong một lĩnh vực kinh tế
Trang 25Với Wardaugh (2006), thì lại cho rằng Phương ngữ xã hội là những biến thể ngôn ngữ được dùng để biểu hiện sự khác nhau trong nói năng của các nhóm xã hội khác nhau Từ đó, có thể xác định được vị thế xã hội, nghề nghiệp, trình độ học vấn, giai cấp, tôn giáo, điều kiện kinh tế hoặc dân tộc, văn hóa của nhóm xã hội sử dụng phương ngữ xã hội đó
Hay trong công trình Phương ngữ xã hội và vấn đề phương ngữ xã hội ở Việt
Nam (2005) của tác giả Bùi Khánh Thế cho rằng Phương ngữ xã hội là “kiểu thức nói
năng” (chính là các đặc điểm xã hội trong cách nói năng bao gồm một loại nhân tố
mà sự phân giới thường không ổn định, thay đổi theo sự biến động của hoàn cảnh xã hội) của các nhóm người khác nhau trong xã hội, khi xã hội có phân chia giai cấp, cùng nhau sinh sống và giao tiếp bằng một ngôn ngữ chung
Còn tác giả Nguyễn Văn Khang lại quan niệm trong công trình Ngôn ngữ học
xã hội (2012) thì Phương ngữ xã hội là sản phẩm ngôn ngữ của các nhóm xã hội Các
nhân tố xã hội như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, … có tác động trực tiếp và tạo nên các đặc điểm về ngôn ngữ trong quá trình sử dụng Phương ngữ xã hội chính là các biến thể ngôn ngữ theo nhóm xã hội trong sử dụng
Tóm lại, Phương ngữ xã hội ở đây chúng ta có thể hiểu đơn giản là các biến thể của ngôn ngữ về phát âm, cách nói năng, … được sử dụng trong một nhóm xã hội cụ thể Chẳng hạn, trong xã hội có sự phân chia về nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, giai cấp, … thì chúng ta sẽ có tương ứng các phương ngữ nghề nghiệp, phương ngữ tuổi tác, phương ngữ giới, phương ngữ giai cấp, … Ngoài sử dụng các biến thể ngôn ngữ chung của cộng đồng thì ở các phương ngữ này sẽ sử dụng các biến thể ngôn ngữ mang đặc trưng, phong cách riêng biệt của mỗi xã hội
Trong đề án này, chúng tôi sẽ tiếp cận biến thể ngôn ngữ tuổi tác như là một phương ngữ xã hội của nhóm sinh viên Trường Đại học Phú Yên trong việc sử dụng tiếng Việt hiện nay
Trang 261.1.2 Biến thể ngôn ngữ, ngôn ngữ chuẩn và lệch chuẩn
Để hiểu biến thể ngôn ngữ là gì? Thì trước hết, chúng ta phải hiểu như thế nào
là biến?“Biến (variable) là đại lượng có giá trị biến đổi trong quá trình được xét Trong ngôn ngữ học, biến dược xem là một đại lượng có giá trị ngôn ngữ hay xã hội nào được đưa vào để xem xét, nghiên cứu với điều kiện đại lượng có giá trị này phục
vụ cho mục đích nghiên cứu.” [23, tr 40]
Các nhân tố xã hội như giới tính, giai cấp, địa vị xã hội, giáo dục, nghề nghiệp, tuổi tác, … theo cách gọi quen thuộc chính là biến xã hội “Biến xã hội là biến có giá
trị biểu hiện bằng các nhân tô xã hội cần được xem xét khi nghiên cứu ngôn ngữ
Biến xã hội sẽ tác động vào biến ngôn ngữ làm cho có thể dân đến những biến động trong ngôn ngữ mà biếu hiện của nó là sự xuất hiện các biến thể.” [23, tr 40]
Có thể hiểu biến thể là những thể đã được biến đổi ít hay nhiều so với thể gốc Tiếng Việt khi sử dụng với tư cách là một công cụ giao tiếp, thực chất là nó đang tồn tại dưới dạng các biến thể, có thể là các biến thể xã hội, các biến thể địa lí, Biến thể
ở đây có nhiều hình thức biểu hiện, từ cấp độ cao đến cấp độ thấp hơn Với cấp độ cao, biến thể có thể là ngôn ngữ, hay cũng có thể là phương ngữ hoặc cũng có thể là phong cách nói năng hoặc một thành phần ngữ pháp, thậm chí ở những cấp độ thấp chỉ là một từ, một âm vị cụ thể Trong ngôn ngữ học xã hội, biến thể ngôn ngữ thể hiện ý nghĩa, cho nên nó cũng có khả năng phân biệt chức năng xã hội và là hình thức ngôn ngữ có sự phân bố xã hội Với tư cách là đơn vị nghiên cứu của ngôn ngữ học
xã hội, “biến thể ngôn ngữ (variety) có thể dược hiểu là các hình thức tồn tại và biến đổi của ngôn ngữ Nói cách khác, đó là hình thức biểu hiện của ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong hoàn cảnh xã hội giống nhau với các đặc trưng xã hội giống nhau.” [23, tr 37]
Trong đề án này, chúng tôi nghiên cứu về ngôn ngữ mạng của sinh viên Trường Đại học Phú Yên nói riêng và giới trẻ nói chung, chính là đang nghiên cứu về biến thể ngôn ngữ theo biến thể xã hội (phương ngữ tuổi tác) của sinh viên Bàn đến biến thể ngôn ngữ không thể không nhắc đến khái niệm ngôn ngữ chuẩn và ngôn ngữ lệch
chuẩn Ngôn ngữ chuẩn và ngôn ngữ lệch chuẩn, từ trước đến nay được bàn nhiều
Trang 27bởi giới nghiên cứu trong và ngoài nước, được quan tâm theo nhiều hướng khác nhau
tùy vào hướng nghiên cứu của các tác giả Trong đề án này, chúng tôi nghiên cứu về
sự biến đổi giữa ngôn ngữ chuẩn của tiếng Việt với ngôn ngữ tiếng Việt trên mạng Cho nên, để có cái nhìn rõ nhất, chúng tôi tiếp cận khái niệm ngôn ngữ chuẩn và ngôn
ngữ lệch chuẩn theo công trình 777 Khái niệm ngôn ngữ học của Nguyễn Thiện Giáp
Cho rằng “ngôn ngữ chuẩn ngôn (standart language) còn được gọi là ngôn ngữ văn chương Nhiều người nhận thấy rằng, tiếng Việt chuẩn hình thành dẫn dẫn trên
cơ sở phương ngữ Bắc Bộ với sự bổ sung thêm một số yếu tố của các phương ngữ khác Như vậy, chuẩn tiếng Việt đã được xây dựng sao cho các yếu tố của tất cả các tầng bậc được lựa chọn từ một thói quen lời nói nào đó và được bổ sung một cách có
hệ thống bằng các yếu tố từ các thói quen khác, chứ không dựa hẳn vào một phương ngữ hoặc tiếng nói của thủ đô như ở một số ngôn ngữ khác.Chuẩn phát âm sẽ là cơ
sở cho chuẩn ngữ pháp và chuẩn từ vựng, bởi vì chuẩn phát âm đã được chấp thuận thì các yếu tố từ vựng và ngữ pháp cũng được chuẩn hóa theo Hệ thống chữ quốc ngữ được coi như bằng chứng về hệ thống ngữ âm chuẩn của tiếng Việt.” [13, tr 285] Trái với ngôn ngữ chuẩn là ngôn ngữ lệch chuẩn hay ngôn ngữ phi chuẩn Nhưng lệch chuẩn không có nghĩa là sai mà nó vượt qua cái chuẩn mực Nguyễn
Thiện Giáp cho rằng “lệch chuẩn (deviation) hiện tượng vượt ra ngoài chuẩn mực
Như ta biết, chuẩn là cái có tính chất tương đối và khó xác định Chúng ta có thể nói đến chuẩn của một thời kì lịch sử, chuẩn của nhà văn thậm chí chuẩn thể hiện trong một văn bản Nhưng một nhà văn sáng tạo có thể di ra ngoài những quy ước của một ngôn ngữ để tạo hiệu quả đặc biệt Đối với cận cảnh hóa thông qua sự lệch chuẩn, chúng ta cần phân tích để phát hiện sự lệch chuẩn được thể hiện ở cái gì được chú ý,
nó khác với chuẩn như thế nào, sự khác nhau đó tạo nên một thế giới khác với thế giới mà chúng ta sử dụng như thế nào, những đặc trưng của nó là gì, vì lí do gì mà nhà văn lâm thời tạo ra một thế giới như thế, nó muốn truyền đạt cái gì.” [13, tr 234]
Đề án này muốn hướng đến việc làm sáng tỏ những đặc trưng tiêu biểu, nổi trội của biến thể ngôn ngữ mà sinh viên Trường Đại học Phú Yên sử dụng trên mạng xã hội Bên cạnh đó, chúng tôi quan niệm việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ của sinh
Trang 28viên cũng như của giới trẻ trong thực tế không phải là chuẩn hay lệch chuẩn cũng không phải là đúng hay sai mà đây là việc sử dụng từ ngữ khác đi so với ngôn ngữ chuẩn mà đây là cách dùng có những mục đích riêng của giới trẻ Thậm chí, các thế hiện trẻ có thể tìm tòi, sáng tạo ra những hiện tượng mới mẻ đầy màu sắc cho ngôn ngữ và biến chúng trở thành hiện tượng có quy luật trong tiếng Việt
1.1.3 Cộng đồng giao tiếp
Cộng đồng giao tiếp là một vấn đề được W Labov đề cập và nghiên cứu theo vào những năm 60 cùa thế kỉ XX Năm 1966 W Labov đã nghiên cứu mối quan hệ giữa biến ngôn ngữ với biến xã hội, cụ thể là nghiên cứu sự phân tầng xã hội kiểu phân tầng xã hội trong tiếng Anh ở thành phố New York
Cộng đồng giao tiếp được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến và cũng là một
khái niệm nổi bật của ngôn ngữ học xã hội Trong Ngôn ngữ học xã hội, Nguyễn Văn
Khang cho rằng “cộng dồng giao tiếp (Speech community; Community of speech) có thể được hiểu là một thể tập hợp giữa những người có một số nguyên tắc xã hội chung
khi sử dụng một ngôn ngữ hay hình thức ngôn ngữ nào đó.” [23, tr 43]
Vậy, cộng đồng giao tiếp được hình thành bằng cách giao tiếp thường xuyên liên tục của con người trong sử dụng ngôn ngữ tự nhiên Cộng đồng giao tiếp có thể hiểu đơn giản là một cộng đồng xã hội mà trong đó các thành viên sử dụng chung một ngôn ngữ, một phương ngữ hoặc các biến thể nhất định nào đó Ngôn ngữ là một trong những yếu tố nối kết cộng đồng lại với nhau Nhưng mức độ của cộng đổng giao tiếp lớn hay nhỏ thì còn tuỳ thuộc vào yêu cầu nghiên cứu cũng như mức độ trừu tượng của các nhà nghiên cứu Cộng đồng giao tiếp nhìn từ góc độ ngôn ngữ học xã hội thì nó là một tập hợp những cá thể người có cùng tuổi tác, nghề nghiệp, tôn giáo,
… Bên cạnh đó, cộng đồng giao tiếp có điểm quan trọng nhất không phải ở tính đồng nhất trong sự vận dụng các yếu tố cảa ngôn ngữ mà ở chuẩn xã hội chung Nghĩa là
để một cộng đồng giao tiếp hình thành thì các thành viên trong cộng đồng phải có thái độ nhất trí cũng như tiêu chuẩn bình giá giống nhau
Trang 29Theo cách nhìn nhận này, giữa các cộng dồng giao tiếp có thể có những phần trùng nhau và một cá thể giao tiếp có thể không phụ thuộc về một cộng đồng giao tiếp nhất dịnh Truyền thống ngôn ngữ học trong khi đi tìm phổ hệ và bản chất của ngôn ngữ đã coi phạm vi cùng sử dụng một ngôn ngữ là cộng đổng giao tiếp Từ góc
độ ngôn ngữ học xã hội, có thể thấy, cách nhìn nhận này đã không có sự phân biệt giữa phạm vi khu vực (địa lí) với bối cảnh xã hội của người sử dụng ngôn ngữ
1.1.4 Tiếng lóng
Tiếng lóng được coi là môt hiện tượng ngôn ngữ có tính xã hội vì nó là ngôn ngữ riêng của một nhóm xã hội hoặc nghề nghiệp có tổ chức, hầu hết trong mọi ngôn ngữ tồn tại tiếng lóng Lóng là một loại nhỏ của phương ngữ xã hộivà mang tính khẩu ngữ, được tạo ra tương ứng với mỗi nhóm xã hội, với mục đích bảo vệ, giữ bí mật thông tin, để giao tiếp nội bộ những vấn đề không để cho người ngoài biết Chính vì thế, tiếng lóng nhiều khi được coi như là “mật khẩu”, “mật ngữ”
Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sử dụng khái niệm của tác giả Nguyễn Văn
Khang trong công trình Ngôn ngữ học xã hội: “Từ ngữ lóng là “vật liệu” của tiếng
lóng, còn tiếng lóng là “cách nói” tạo ra phát ngôn” [23, tr 320] Cùng với đó, từ ngữ lóng trong tiếng Việt sẽ bao gồm cả những ngữ cố định hoặc tương đối cố định, thậm chí cả những kết hợp có cấu trúc hình thức có phần lỏng lẻo
Với tư cách là biến thể trong sử dụng của phương ngữ xã hội, tiếng lóng chỉ được dùng giới hạn trong các nhóm xã hội khác nhau Giới trẻ nói chung và sinh viên Trường Đại học Phú Yên nói riêng sử dụng tiếng lóng trên mạng cũng như ngoài đời sống là những biến thể có sự khác biệt so với từ ngữ chuẩn, “đó là thứ tiếng lóng vui nhộn, dí dỏm và thông minh trong sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của giới trẻ, nhất là tuổi trẻ học đường”, “Tiếng lóng đang có xu hướng phát triển mạnh, có thể nói là
“rầm rộ” ở giới trẻ và tập trung chủ yếu là ngôn ngữ đường phố của giới trẻ”, “đó là thứ tiếng lóng vui nhộn, dí dỏm và thông minh trong sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của giới trẻ, nhất là tuổi trẻ học đường” [23, tr 315]
Trang 301.1.5 Vấn đề lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp
Ngôn ngữ vốn dĩ sinh ra là để thõa mãn nhu cầu giao tiếp của con người Giao tiếp được coi là quá trình vận dụng ngôn ngữ vào trong thực tế, sự vận dụng này là một quá trình lựa chọn ngôn ngữ (language choice) Chúng ta đang sống trong một
xã hội đa ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, …) vì vậy mà cần lựa chọn ngôn ngữ nào đó
để giao tiếp với một đối tượng trong một cảnh huống nhất định Tương tự như vậy, trong giao tiếp đa phương ngữ với nhiều biến thể địa phương khác nhau trong cùng một ngôn ngữ thì người giao tiếp buộc phải lựa chọn cho mình những biến thể ngôn ngữ phù hợp để giao tiếp Sự lựa chọn ngôn ngữ được thực hành ở bất kì bình diện nào của ngôn ngữ có thể là ngữ âm hay ngữ pháp, cũng có thể là từ vựng, hoặc tất
cả các bình diện, bởi vì chỉ cẩn một sự thay đổi nhỏ ở trong một bình diện thì sẽ tạo nên một ý nghĩa dụng học đầy màu sắc Sự lựa chọn ngôn ngữ là một phạm vi nghiên cứu của Ngôn ngữ xã hội, nó có thể diễn ra một cách có ý thức theo ý chủ quan cũng như mục đích nhưng cũng có thể diễn ra một cách vô thức, ngoài ý định chủ quan của người giao tiếp Vì thế, sự lựa chọn ngôn ngữ không phải là lựa chọn nhất định mà sẽ linh hoạt với mục đích cuối cùng là thoả đáng vể giao tiếp, nghĩa là nó phù hợp và đúng đắng trong bối cảnh giao tiếp
Sự lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp gắn liền với mã và sự lựa chọn mã trong giao tiếp Mã (codes) vốn là một thuật ngữ trong thông tin, ngôn ngữ học dùng thuật ngữ này với nghĩa hệ thống các tín hiệu có thể truyền đạt thông tin Việc chọn mã là lựa chọn một mã ngôn ngữ hay một phương ngữ nào đó ở giai đoạn bắt đầu giao tiếp
và người giao tiếp phải có ý thức và nhu cầu của mình để lựa chọn một mã ngôn ngữ sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp Một số loại lựa chọn thường gặp đó là chuyển mã ngôn ngữ (code – switching), trộn mã ngôn ngữ (code – mixing), vay mượn từ vựng (borrowing)
Chuyển mã ngôn ngữ (code – switching), đây là một cơ chế rất đơn giản và dễ nhận thấy, đó là việc một người giao tiếp có thể lựa chọn một ngôn ngữ trong môi trường đa ngữ để giao tiếp, theo cách dùng của các tác giả Harman (1968), Greenfeild (1972), Laosa (1975), Sankoff (1980) Theo cách gọi của các tác giả Gumperz (1977),
Trang 31Parasher (1980), Hill (1980), trộn mã ngôn ngữ (code – mixing) được thể hiện một
cách tinh tế hơn, đó là khi các đơn vị chất liệu của một ngôn ngữ này được sử dụng khi người giao tiếp đang dùng một ngôn ngữ khác Các đơn vị chất liệu này có thể ở
các kích thước rất khác nhau như từ, cụm từ hoặc câu Vay mượn (borrowing) là sự
lựa chọn các biến thể trong cùng một ngôn ngữ, có thể là biến thể ngữ âm, biến thể
từ vựng, biến thể ngữ pháp hoặc biến thể phong cách Loại lựa chọn này từ lâu đã trở thành trọng tâm của những nghiên cứu thái độ ngôn ngữ và được xem như một trong những hệ quả trực tiếp của thái độ ngôn ngữ (Blom và Gumperz (1972), Thelander (1976), Coupland (1980) [48, tr 180 – 181]
1.1.6 Thái độ ngôn ngữ (language attitude)
Theo Từ điển tiếng Việt (1977), Hoàng Phê định nghĩa “Thái độ (auttiude) là tổng thể nói chung những biểu hiện ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành
động) của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hoặc đối với sự việc nào đó”
Thái độ ngôn ngữ được định nghĩa theo Nguyễn Thiện Giáp (2010) là “biểu hiện bên ngoài mà những người nói các ngôn ngữ khác nhau hoặc các biến thể của ngôn ngữ có đối với ngôn ngữ của nhau hoặc đối với ngôn ngữ riêng của họ Sự biểu hiện những tinh thần tích cực hoặc tiêu cực đối với một ngôn ngữ có thể phản ánh tính phức tạp hoặc đơn giản về ngôn ngữ, sự dễ dàng hoặc khó khăn trong học tập, mức độ quan trọng, tính thanh nhã, vị thế xã hội, v.v Thái độ ngôn ngữ cũng có thể bộc lộ cái mà người ta cảm nhận về những người nói ngôn ngữ đó Thái độ ngôn ngữ
có ảnh hưởng đến ngôn ngữ thứ hai hoặc ngoại ngữ được học.” [13, tr 387]
Có hai quan điểm chính về bản chất của thái độ, đó là quan điểm tinh thần luận (mentalism) và quan điểm hành vi luận (behaviorism) “Theo quan điểm tinh thần luận, tác giả R Fasold cho rằng thái độ là một trạng thái bên trong được kích thích bởi một loại kích thích nào đó và có thể làm trung gian cho phản ứng tiếp theo của
sinh vật.” [48, tr 147] Quan điểm này đặt ra vấn đề cho phương pháp thực nghiệm,
bởi vì nếu thái độ là trạng thái sẵn sàng bên trong, chứ không phải là phản ứng có thể quan sát được, thì chúng ta phải phụ thuộc vào biểu hiện của người đó về thái độ của
họ, hoặc suy ra thái độ gián tiếp từ các mẫu hành vi Quan điểm khác về thái độ là
Trang 32quan điểm hành vi Theo lý thuyết này, thái độ được tìm thấy đơn giản trong các phản ứng của mọi người đối với các tình huống xã hội Quan điểm này làm cho nghiên cứu
dễ thực hiện hơn, vì nó không yêu cầu tự biểu hiện hoặc suy luận gián tiếp Chỉ cần quan sát, lập bảng và phân tích hành vi công khai
Cho đến nay, có nhiều cách phân loại thái độ ngôn ngữ, theo Ngôn ngữ học xã
hội thường phân chia thái độ ngôn ngữ thành ba loại lớn: thái độ trung thành đối với
ngôn ngữ; thái độ tự ti về ngôn ngữ và thái độ kì thị đối với ngôn ngữ Sự hình thành thái độ ngôn ngữ chịu sự chi phối của các nhân tố xã hội: tuổi tác, nghề nghiệp, địa
vị, trình độ văn hóa, Trong đó, nhân tố tuổi tác đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển thái độ ngôn ngữ Theo Nguyễn Văn Khang (2012): “Từ góc
độ tuổi tác, có thể thấy một tình hình chung là, đo tầng lớp thanh niên có thuận lợi trong việc tiếp xúc với cái mới, dễ thích nghi với sự thay đổi quan niệm giá ttị trong
xã hội và từ đó dẫn đến họ cũng không khó khăn lắm trong thay đổi thái độ đối với ngôn ngữ Trong khi đó, ngược lại, người lớn tuổi thường thận trọng đến mức có phần
bảo thủ, khó chấp nhận trước những quan niệm giá trị, quan niệm xã hội mới.” [23,
tr 86 – 87]
Như vậy, con người với tư cách là thành viên của cộng đồng có quyền lựa chọn ngôn ngữ để sử dụng Đề án này, chúng tôi nghiên cứu về thái độ ngôn ngữ của giới trẻ nói chung và sinh viên Trường Đại học Phú Yên nói chung Từ đó, dự đoán được hành vi ngôn ngữ của sinh viên và đánh giá của cộng đồng về sự lựa chọn ngôn ngữ
và các sử dụng ngôn ngữ của sinh viên
1.2 Mạng xã hội
1.2.1 Khái quát về mạng xã hội
Nguồn gốc Internet có từ những năm 1960 và 1970, để các máy tính giao tiếp với nhau thì các tổ chức công và tư khác nhau đều đang nỗ lực tìm cách Đây có thể coi là sự khởi đầu của mạng xã hội trong một khía cạnh nào đó Tuy nhiên, máy tính
cá nhân mới được đại chúng hóa, tạo tiền đề cho sự xuất hiện của mạng xã hội thì phải đến những năm 1980 và thực sự đến những năm 1990 Hiểu một cách đơn giản,
Trang 33Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu, với khả năng kết nối mở, tổng hợp thông tin và lưu trữ thông tin hiệu quả, nó đã trở thành một mạng lớn nhất thế giới Tiện ích
nó mang lại cho con người vô cùng lớn, phục vụ mọi mặt trong đời sống
Nối gót sự ra đời của Internet, mạng xã hội tên gọi đầy đủ là dịch vụ mạng xã hội – dịch vụ kết nối các thành viên trong cộng đồng cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian
Theo nhà xã hội học Laura Garton, nhà nghiên cứu chiến lược ở Trường Đại học
Toronto (Canada) thì “khi một mạng máy tính kết nối mọi người hoặc các cá nhân,
tổ chức lại với nhau thì đó chính là mạng xã hội” Theo cách định nghĩa đơn giản này, mạng xã hội là một tập hợp người hoặc các tổ chức hoặc các thực thể xã hội khác được kết nối với nhau thông qua mạng máy tính Hay cũng có định nghĩa về mạng xã
hội khác, theo Fitchter (1957) “Mạng lưới xã hội (social network) bao gồm nhiều mối
quan hệ đôi Mỗi người trong mạng lưới có liên hệ với ít nhất hai người khác nhưng không ai có liên hệ với tất cả những thành viên khác” Cũng tương tự, Wellman (2009) cho rằng “khi mạng máy tính kết nối con người, nó là một mạng xã hội” Có thể thấy mạng xã hội đã hình thành và phát triển và có mối ràng buộc về một giá trị nào đó trong cuộc sống như một mạng nhện Đây cũng là đặc điểm khiến mạng xã hội lan tỏa như vũ bão và bền vững theo thời gian
Theo Nghị định 72/2013/NĐ – CP về Quản lí, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet
và thông tin của nước ta thì Mạng xã hội được định nghĩa như sau: “Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương
tự khác.”
Năm 2009 trong bài viết “The complex problem of monetizing virtual electronic
social networks”, nhà nghiên cứu Eric K Clemons thuộc đại học Pennsylvania, Mỹ
dựa trên sự tương đồng giữa mạng xã hội trong thực tế cuộc sống và mạng xã hội online, từ đó ông đã cho rằng mạng xã hội có 6 chức năng căn bản Đó là: Để giải trí;
Trang 34Để kết nối; Để kết nối nhằm mục đích chia sẻ thông tin; Để kết nối nhằm mục đích chia sẻ thông tin dành cho giới chuyên gia; Để tìm sự hỗ trợ và hỗ trợ cộng đồng; Để giải trí, tạo và quản lý nội dung
Một số tính năng nổi bật của một mạng xã hội có thể giúp người sử dụng dịch
vụ mạng như là: “xây dựng một profile công khai hoặc bán công khai”, “kết nối với danh sách của những người sử dụng khác, những người mà họ chia sẻ mối quan hệ”,
“xem xét và nghiên cứu danh sách các liên kết của họ và chúng được tạo nên bởi các
cá nhân khác trong cùng hệ thống” [47, tr 93]
Những dấu mốc quan trọng của mạng xã hội trên Internet Năm 1994, trang mạng xã hội có tên GeoCities được thành lập và nó cũng một trong những mạng xã hội tiền thân của Internet như ngày nay Trang này cho phép mỗi người dùng là tạo trang web cá nhân và lưu trữ chúng ở những vùng lân cận nhất định theo nội dung của họ Sau đó là sự xuất hiện của hàng loạt các trang mạng xã hội khác nhau, chẳng hạn: TheGlobe.com (1995), Classmate (1995), Sixdegrees.com (1997), Friendster (2002), MySpace (2003), Facebook (2004), Twitter (2006), Google + (2011), và
có những tính năng như dùng để chat, gửi thư điện tử (e – mail), xem phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận Bên cạnh đó, còn có các phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác Mạng xã hội giúp người dùng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới
Có thể thấy tiện ích mà Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng mang lại cho con người rất to lớn đó là phục vụ mọi mặt cho đời sống con người từ chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội, Mạng xã hội là một dịch vụ cung cấp và chứa đựng một kho thông tin khổng lồ và đáp ứng được nhu cầu của con người về giao tiếp, giải trí và học tập Chính vì vậy, mà mạng xã hội là một dịch vụ không thể thiếu trong đời sống hiện đại Một báo cáo từ Hootsuite cho thấy tính đến tháng 1/2021, số người sử dụng internet là 4,66 tỉ ngườităng 316 triệu người (7,3%) so với cùng kỳ năm ngoái và tỷ lệ sử dụng internet toàn cầu là 59,5% Và số người dùng mạng xã hội là 4,2 tỉ người dùng mạng xã hội trên toàn thế giới Con số này tăng 490 triệu
Trang 35trong 12 tháng qua, tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm ngoái Số lượng người sử dụng mạng xã hội hiện chiếm hơn 53% dân số toàn cầu
Ngày 19 tháng 11 năm 1997 là ngày Việt Nam hòa vào Internet toàn cầu Mạng
xã hội ở Việt Nam xuất hiện vào năm 2005, cho tới hiện tại mạng xã hội đã và đang phát triển không ngừng để phục nhu cầu của người dùng Mạng xã hội như một mùi hương thu hút được lượng người dùng rất lớn và đa dạng về tuổi tác lẫn nghề nghiệp nhưng đối tượng chiếm nhiều nhất vẫn là thanh thiếu niên Việt Nam là một trong 10 quốc gia có lượng người dùng mạng xã hội nhiều nhất thế giới Điều này chứng tỏ rằng sự bùng nổ mạng xã hội ở Việt Nam rất mạnh và cũng đang phát triển như vũ bão cùng với sự phát triển của thế giới Một số trang mạng xã hội thuần Việt ra đời sớm nhất ở Việt Nam đó là Yahoo! 360 (2005) và sau đó là sự xuất hiện hàng loạt các trang mạng xã hội như: ZoomBan (2007), Yobanbe com (5/2007), FaceViet Com (11/ 2007), VietSpace (2007), Tamtay.vn (2007), Zing Me (2009), Zalo (2012), Mocha (2015), Biztime (2017), Vietnamta (2019), Hahalolo (06/2019), Gapo (07/2019), Lotus (09/2019) Phát triển và tồn tại song song với mạng xã hội thế giới, Việt Nam cũng có những trang mạng cho riêng đất nước và được người dùng đón nhận Tính đến đầu năm 2023 theo thống kê của We Are Social thì Việt Nam có 79.1% người sử dụng Internet, tương đương 77.93 triệu người so với tổng dân số và tăng thêm 7.3% (tương ứng 5.3 triệu người) so với đầu năm 2022 Số lượng người dùng mạng xã hội tại Việt Nam vào tháng 01/2023 là 70 triệu người và 5 nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất Việt Nam gồm có: Facebook (91.6%), Zalo (90.1%), TikTok (77.5%), Facebook Messenger (77%) và Instagram (55.4%)
Là sự kết hợp hoàn hảo giữa Internet và mạng xã hội, đã làm thay đổi toàn diện quá trình giao tiếp của cộng đồng người và ảnh hưởng lớn nhất là giao tiếp của giới trẻ
Trang 361.2.2 Facebook
Ngày 28 tháng 10 năm 2003, Mark Zuckerberg đã viết một chương trình gọi là
“Facemash” trong khi chỉ là sinh viên năm thứ hai theo học Đại học Harvard Chương trình Facemash này chính là tiền thân của Facebook với mở đầu là một phiên bản Hot
or Not của Đại học Harvard Ngày 04 tháng 02 năm 2004, Mark Zuckerberg thành lập nên TheFacebook, và đặt tại the facebook com Mục đích việc sáng lập TheFacebook đó là để tìm kiếm sinh viên trong trường; tìm kiếm những người học cùng lớp với bạn; tìm kiếm bạn bè của mình; xem hình minh họa mạng xã hội của chính mình Ban đầu việc đăng kí thành viên giới hạn là những sinh viên của trường Đại học Harvard, chỉ trong vòng một tháng đầu tiên đã có hơn một nửa số sinh viên đại học Harvard đăng kí dịch vụ này Vào tháng 3 năm 2004, Facebook đã du nhập đến các trường đại học khác, cụ thể là Columbia, Stanford và Yale Sau đó, nhờ có được sự hỗ trợ của Eduardo Saverin (về kinh doanh), Dustin Moskovitz (về lập trình viên), Andrew McCollum (về đồ họa) và Chris Hughes nên chương trình của Zuckerberg nhanh chóng được mở rộng phạm vi sử dụng ở cho các trường đại học sau: Ivy League, Đại học Boston, Đại học New York, MIT, Washington và dần dần hầu hết các trường đại học ở Hoa Kỳ và Canada
Tháng 06 năm 2004, cơ sở điều hành TheFacebook chuyển đến Palo Alto, California Sau khi có được tên miền facebook.com thì ngày 20 tháng 09 năm 2005 thì công ty sử dụng tên gọi Facebook Sau đó, Facebook được mở rộng quyền đăng
kí thành viên cho nhân viên của một vài công ty, trong đó có công ty Apple Inc và công ty Microsoft Cột mốc đánh dấu mở cửa cho người dùng trên 13 tuổi với một địa chỉ email hợp lệ, đó là ngày 26 tháng 09 năm 2006 Facebook tính đến tháng 10 năm 2022 thì có 2,93 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng và cũng là trang web được truy cập nhiều thứ 3 trên thế giới, nó chỉ đứng sau Google và YouTube Số thành viên
sử dụng trang mạng có độ tuổi từ 16 – 64 tuổi thì có 14,6% người dùng cho rằng Facebook là nền tảng mạng xã hội yêu thích của họ – chỉ đứng sau WhatsApp Có thể nói Facebook như là một thế giới thu nhỏ, giúp mọi người trên thế giới có thể gắn kết lại với nhau cho dù khác vị trí địa lí,
Trang 37Facebook ra đời với sự chào đón nồng nhiệt của người dùng, vì nó đáp ứng nhu cầu của họ, chẳng hạn thường để truy cập trạng thái, tình trạng của bản thân trong một khoảnh khắc nào đó, viết bình luận, viết tin nhắn, Tuy nhiên, với sự chào đón nồng nhiệt đó cũng đã và đang có những ý kiến trái chiều Cụ thể là mặc dù Facebook
có phạm vi sử dụng rộng rãi trên thế giới nhưng Facebook cũng không được hoan nghênh ở một số quốc gia như: Triều Tiên, Trung Quốc, Iran Hay là việc liên quan đến bản quyền, tác giả này cho rằng Facebook đã ăn cắp mã nguồn và các tài sản trí tuệ khác, từ đó cũng có những kiện cáo đối với Zuckerberg
Ở Việt Nam, Facebook xuất hiện và nhanh chóng được người dùng thực sự yếu thích mở lòng đón nhận Tuy chỉ xuất hiện nhưng Facebook đã luôn hiện hữu ở mọi nơi trên đất nước, đồng thời thu hút lượng lớn người dùng Việt và con số ngày càng tăng theo thời gian Theo We Are Social, có 70 triệu người dùng mạng xã hội tại Việt Nam vào tháng 1 năm 2023 Độ tuổi từ 18 tuổi trở lên sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam vào đầu năm 2023 có 64,4 triệu người dùng, tương đương với 89% tổng dân số
từ 18 tuổi trở lên tại thời điểm đó Thêm vào đó, 89,8% tổng số người dùng internet của Việt Nam (không phân biệt độ tuổi) đã sử dụng ít nhất một nền tảng mạng xã hội vào tháng 1 năm 2023 Trong đó, 50,6% người dùng mạng xã hội của Việt Nam là
nữ và 49,4% là nam
Từ những thống kê trên có thể thấy Facebook là một trong những trang mạng phổ biến nhất ở Việt Nam, nhận được sự ưu ái rất lớn của người dùng đặc biệt là sinh
viên Điều này được Kirkpatrick (2011) lý giải trong Hiệu ứng Facebook và cuộc
cách mạng toàn cầu của mạng xã hội: “Thành công tột bậc của Facebook phần lớn là
nhờ nó đã bắt đầu từ trường đại học Đó là nơi mạng xã hội của mọi người dày đặc nhất và nhìn chung là nơi hòa nhập mạnh mẽ nhất so với bất kì thời điểm nào khác trong đời.” [49, tr.37] Qua lí giải này cũng đủ thấy được sự cải tiến, thay đổi từng ngày của Facebook cho đến hiện tại là để đáp ứng được nhu cầu của con người
1.2.3 Tiktok
Đứng sau Facebook, Tiktok là một trang mạng cũng nhận được sự đón nhận của người dùng trên khắp thế giới Có thể thấy rõ Tiktok chỉ mới xuất hiện nhưng là một
Trang 38trong những nền tảng truyền thông xã hội phát triển nhanh nhất trên thế giới, nó cung cấp một phiên bản thay thế của chia sẻ trực tuyến Được biết, trang mạng xã hội TikTok là nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội của Trung Quốc được Trương Nhất Minh – người sáng lập của ByteDance ra mắt vào năm 2017 cho iOS và Android
ở hầu hết các thị trường bên ngoài Trung Quốc đại lục Tiktok được sử dụng để tạo các video ca nhạc ngắn, hát nhép, khiêu vũ, hài kịch và tài năng từ 3 giây đến 10 phút
và các video lặp lại ngắn từ 3 giây đến 60 giây Tuy nhiên, Tiktok chỉ có sẵn trên toàn thế giới, bao gồm cả Hoa Kỳ, sau khi hợp nhất với Musical.ly vào ngày 02 tháng 08 năm 2018 Theo thống kê của MarketSplash, chỉ một năm sau ngày ra mắt ứng dụng TikTok đã xếp thứ nhất trong số các lượt tải xuống ứng dụng miễn phí trên các cửa hàng ứng dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới,bên cạnh đó TikTok đã có mặt ở hơn
150 thị trường và bằng hơn 35 ngôn ngữ Vào năm 2019, TikTok được xem là ứng dụng di động được tải xuống nhiều thứ 7 trong thập kỷ, từ năm 2010 đến năm 2019 Đến nay, mặc dù Tiktok vẫn chưa bằng Google, Facebook và Instagram, nhưng vào năm 2022, nó đã vươn lên vị trí thứ ba nền tảng truyền thông xã hội hàng đầu mang lại trải nghiệm thương mại xã hội tốt nhất.Tuy chỉ mới ra mắt thế giới, nhưng chỉ trong vòng một năm kể từ khi phát triển, TikTok đã cán mốc 1 triệu lượt xem mỗi ngày Và chỉ sau ba năm TikTok đã đạt được một tỷ người dùng đầu tiên, so với Facebook và Instagram thì hai trang này phải mất 8 – 15 năm Đến 2023, Tiktok không chỉ có những tính năng quay video chèn nhạc hay những công cụ như trước
mà hiện nay Tiktok còn là nền tảng kinh doanh các loại mặt hàng sản phẩm bằng tên gọi Tiktokshop, người dùng có thể livestream (phát trực tiếp) hoặc quay video để giới thiệu sản phẩm của mình trên Tik Tok, việc quảng cáo này tiếp cận 17,9% người dùng internet trên 18 tuổi; con số đó có nghĩa là 885 triệu người dùng Và trung bình trên toàn thế giới (không bao gồm Hoa Kỳ) có 60% người dùng TikTok cho biết họ theo dõi các thương hiệu trên ứng dụng Tiktok và trung bình 52% người dùng TikTok cho biết họ tìm kiếm sản phẩm hoặc mua sắm trên nền tảng này
TikTok từ năm 2019 có sự phát triển rất mạnh ở thị trường Việt Nam Cụ thể, Việt Nam có vị trí xếp thứ 6 trong top 10 quốc gia có lượng người dùng TikTok lớn nhất thế giới, với khoảng 49,9 triệu người dùng Theo số liệu của DataReportal đến
Trang 39tháng 2/2023, có khoảng 77,93 triệu người dùng internet tại Việt Nam, có khoảng 70 triệu người dùng mạng xã hội và người dùng TikTok chiếm đến 71,2% trong số đó Đồng thời, theo số liệu được công bố vào đầu năm 2023 trên các nguồn quảng cáo của ByteDance cho thấy tại Việt Nam TikTok có 49,86 triệu người dùng từ 18 tuổi trở lên Tuy nhiên, ByteDance đã mở rộng đối tượng đó là cho phép các nhà tiếp thị quảng cáo TikTok đến người dùng từ 13 tuổi trở lên, nhưng chỉ hiển thị dữ liệu đối tượng cho người dùng từ 18 tuổi trở lên.Vì vậy, vào đầu năm 2023 phạm vi tiếp cận quảng cáo của TikTok ở Việt Nam tăng nhanh chóng và đã tiếp cận được 68,9% tổng
số người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên Cũng theo số liệu, thì có 49,7% người xem quảng cáo của TikTok tại Việt Nam là nữ, còn nam là 50,3% Đồng thời, phạm vi tiếp cận quảng cáo tiềm năng của TikTok tại Việt Nam đã tăng 9,9 triệu (+24,9%) từ đầu năm 2022 đến đầu năm 2023
Từ những số liệu nêu trên, có thể thấy Tiktok đã và đang phát triển rất mạnh ở thị trường Việt Nam Tiktok cũng là một trong những trang mạng giúp người dùng giải trí, mua sắm, sáng tạo, không phân biệt tuổi tác nhưng đối tượng sử dụng nhiều nhất vẫn là giới trẻ Bên cạnh đó, nền tảng này còn có thể giúp người dùng tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, phải nói rằng đây là một phát minh tuyệt vời đối với người dùng mạng xã hội
1.3 Ngôn ngữ mạng
Internet xuất hiện và đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại Từ đây, sức mạnh của internet đã kéo theo một số thay đổi trong cuộc sống của nhiều cộng đồng dân cư, thói quen, sở thích, của nhiều người Bên cạnh những yếu tố tích cực, tiếp cận kịp thời sự phát triển của khoa học – công nghệ, đã xuất hiện thói quen sử dụng “ngôn ngữ mạng” ở một bộ phận người dùng với nhiều tác động đến xã hội
1.3.1 Khái niệm
Từ góc nhìn của Ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ mạng có thể hiểu đơn giản là
ngôn ngữ được sử dụng để giao tiếp trên mạng xã hội Hay theo một cách nói cụ thể
Trang 40hơn, ngôn ngữ mạng là một loại ngôn ngữ được người dùng mạng xã hội sử dụng với mục đích để thích ứng với nhu cầu giao tiếp trên mạng xã hội Ngôn ngữ mạng còn
có thể được gọi bằng những cái tên khác nữa đó là ngôn ngữ tuổi teen, ngôn ngữ @, ngôn ngữ chát, Đồng thời, ngôn ngữ mạng cũng có thể được xem như là một biến thể xã hội của một ngôn ngữ cụ thể Chẳng hạn: tiếng Việt có ngôn ngữ mạng tiếng Việt, tiếng anh có ngôn ngữ mạng tiếng Anh, Ngôn ngữ mạng cũng giống như ngôn ngữ tiếng Việt, nó cũng bao hàm hệ thống các kí hiệu hoàn chỉnh mang ý nghĩa trong giao tiếp hoặc biểu hiện nội dung cần truyền đạt mặc dù đó chỉ là một dạng biến thể Tuy nhiên, cách sử dụng âm và từ vựng của ngôn ngữ mạng lại có giá trị ngắn gọn hơn so với cách diễn đạt bằng tiếng Việt chuẩn và được sử dụng phổ biến trong giao tiếp, đặc biệt là trong giới trẻ Ngôn ngữ được sử dụng trên mạng xã hội đa phần là ngôn ngữ sinh hoạt và được sử dụng phổ biến trong giao tiếp (nhắn tin, bình luận, chia sẻ trạng thái, )
Cụm từ “cư dân mạng” và “cộng đồng mạng” là hai cụm từ đặc biệt có liên quan đến ngôn ngữ mạng “Cư dân mạng” là chỉ những người sử dụng internet, họ tham gia vào các trang mạng xã hội với mục đích giao lưu, giải trí, Mỗi cá nhân là một
cư dân mạng, các cư dân mạng lập thành một cộng đồng để giao tiếp trên mạng, cùng gắn kết với nhau bằng internet, thì đó được gọi là “cộng đồng mạng” Trong cộng đồng mạng, đối tượng chiếm số lượng nhiều nhất là giới trẻ Con người tại không gian mạng xã hội có thể tự do sáng tạo và giao lưu thoải mái với nhau cho dù là những người chưa bao giờ quen biết Họ sử dụng một thứ ngôn từ thoải mái theo kiểu nghĩ
gì nói đó, nói gì viết thế Chẳng hạn: thay vì nói “ngon quá” thì cư dân mạng lại viết
“kiwi kiwi” hay “keo lỳ tái châu”, nếu như một người bình thường không sử dụng nhiều mạng xã hội thì ắc hẳn cũng không thể nào hiểu được những từ như thế, nhưng với giới trẻ mỗi một giai đoạn sẽ sáng tạo, cập nhật một loạt từ mới ứng với xu thế của thời đại Chính vì điều này mà có người nói rằng ngôn ngữ mạng là một thứ ngôn ngữ cao siêu của giới trẻ Điều đặc biệt ở ngôn ngữ mạng là tuy chỉ hiện hình dưới dạng ngôn ngữ viết nhưng ngôn ngữ mạng là ngôn ngữ nói, được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ viết nên nó có tính khẩu ngữ cao bao gồm ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ được tạo ra để sử dụng cho thích ứng với không gian mạng xã hội