Từ những cơ sở đó, chúng tôi đã mạnh dạn chọn: “Đặc điểm ngôn ngữ thơ Hoàng Thanh Hương” làm đề tài nghiên cứu nhằm có được cái nhìn toàn diện về thơ Hoàng Thanh Hương từ hình thức thể h
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu của đề án là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào
Tác giả đề án
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢN
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5 Nội dung nghiên cứu 7
6 Phương pháp nghiên cứu 7
7 Ý nghĩa ứng dụng của Đề án 7
8 Kết cấu của Đề án 8
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 9
1.1 Các khái niệm chung 9
1.1.1 Ngôn ngữ nghệ thuật 9
1.1.2 Ngôn ngữ thơ 9
1.2 Sự nghiệp thơ văn Hoàng Thanh Hương 22
1.2.1 Tiểu sử Hoàng Thanh Hương 22
1.2.2 Sự nghiệp sáng tác và nghiên cứu của Hoàng Thanh Hương 25
1.2.3 Thơ Hoàng Thanh Hương………25
1.3 Tiểu kết chương 1 27
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC VĂN BẢN THƠ HOÀNG THANH HƯƠNG 28
2.1 Thể thơ 28
2.1.1 Khái quát chung 28
2.1.2 Thể thơ tự do 28
2.2 Tiêu đề bài thơ 32
2.3 Dòng thơ và khổ thơ 34
2.3.1 Dòng thơ 34
Trang 42.4 Vần và nhịp thơ 38
2.4.1 Vần thơ 38
2.4.2 Nhịp thơ 50
2.5 Tiểu kết chương 2 54
Chương 3 ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ NGỮ VÀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG THƠ HOÀNG THANH HƯƠNG 55
3.1 Đặc điểm sử dụng từ ngữ trong thơ Hoàng Thanh Hương……….56
3.1.1 Lớp từ láy 55
3.1.2 Một số trường từ vựng – ngữ nghĩa 61
3.1.2.1 Trường nghĩa địa danh và thiên nhiên Tây Nguyên 61
3.1.2.2 Trường nghĩa con người và đời sống xã hội Tây Nguyên 66
3.2 Đặc điểm sử dụng các biện pháp tu từ trong thơ Hoàng Thanh Hương 74
3.2.1 Biện pháp so sánh 74
3.2.2 Biện pháp nhân hóa 80
3.2.3 Phép điệp 81
3.2.4 Phép bỏ lửng 86
3.3 Tiểu kết chương 3 90
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
QUYẾT ĐỊNH IAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)
Trang 5DTTS: Dân tộc thiểu số
Trang 63.14 Bảng thống kê tiểu trường nghĩa chỉ hoạt động đặc trưng của Tây
Nguyên
72
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Văn học là một loại hình nghệ thuật đặc thù, phản ánh cuộc sống thông qua hình tượng nghệ thuật Khác với âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc, chất liệu để xây dựng hình tượng nghệ thuật của văn học là ngôn từ Người nghệ sĩ tài năng biết vận dụng sáng tạo “chất liệu” ngôn ngữ chung của dân tộc để làm nên tác phẩm của mình với phong cách riêng Vì thế, nghiên cứu tác phẩm văn học nói chung, thơ ca nói riêng trước hết phải chú ý tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa Đó là bước thứ nhất cần phải vượt qua để đi sâu tìm hiểu tầng hình tượng và tầng hàm nghĩa của văn bản
Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật nói chung và ngôn ngữ thơ ca nói riêng là một trong những hướng nghiên cứu được chú ý trong ngôn ngữ học hiện đại Việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ thơ dưới góc nhìn ngôn ngữ học giúp người đọc nhận
ra phong cách nghệ thuật riêng biệt, độc đáo; tư tưởng, tình cảm của tác giả và cách nhìn toàn diện, thấu đáo hơn về bản chất của thơ ca
1.2 Hoàng Thanh Hương là một trong những nhà văn, nhà thơ trẻ của ia Lai
Là người dân tộc thiểu số (dân tộc Mường) sinh ra ở vùng đất Phú Thọ nhưng chị sinh sống và gắn bó với vùng đất Tây Nguyên Hình ảnh những người dân chân chất
và nét văn hoá đặc trưng của vùng đất bazan đầy nắng gió đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn người con gái nhạy cảm Hoàng Thanh Hương thử sức mình qua nhiều thể loại như thơ, truyện ngắn, tuỳ bút, bút kí, tản văn,…nhưng có lẽ thơ ca là những “tinh hoa” phát tiết từ cảm xúc tự nhiên, chân thành trong tâm hồn nữ nghệ
sĩ Thơ chị rất gần gũi, mộc mạc, thể hiện sự hoà nhập giữa con người với thiên nhiên và cuộc sống Người đọc dễ dàng cảm nhận được bản sắc văn hoá của vùng đất Tây Nguyên qua đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong lao động sản xuất và đặc biệt là những phong tục, những lễ hội mang đậm màu sắc Tây Nguyên Thơ chị không cầu kì hay bị bó buộc theo cấu trúc ngữ pháp truyền thống Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống, con người và văn hoá Tây Nguyên được tái hiện một cách tự nhiên qua dòng cảm xúc và những trải nghiệm chân thực nơi vùng đất bazan đầy nắng gió
Trang 81.3 Cho đến nay, đã có nhiều bài viết về tác giả Hoàng Thanh Hương và tác phẩm của chị Nhưng hầu hết mới đi vào một vài khía cạnh nội dung, tư tưởng; còn đặc điểm ngôn ngữ thơ Hoàng Thanh Hương vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều
Từ những cơ sở đó, chúng tôi đã mạnh dạn chọn: “Đặc điểm ngôn ngữ thơ Hoàng Thanh Hương” làm đề tài nghiên cứu nhằm có được cái nhìn toàn diện về thơ Hoàng Thanh Hương từ hình thức thể hiện đến nội dung biểu đạt
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Những nghiên cứu về ngôn ngữ thơ
Macxim Gorki đã viết: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” Vì thế, nghiên cứu văn học không thể bỏ qua mặt ngôn ngữ của tác phẩm Tuy nhiên, tùy vào đặc trưng thể loại, ngôn ngữ trong mỗi loại thể văn học có những đặc điểm riêng Là nghệ thuật “lấy ngôn ngữ làm cứu cánh” (Jakobson), ngôn ngữ giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong thơ Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu Các đặc điểm ấy hòa quyện với nhau tạo nên hình tượng thơ đa nghĩa Nhận thức được ý nghĩa của việc chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ trong thơ ca, cho đến nay nhiều nhà ngôn ngữ học đã quan tâm tìm hiểu vấn đề này khi nghiên cứu ngôn ngữ trong thơ nói chung và thơ tiếng Việt nói riêng Có thể kể đến một số công trình sau:
- Mai Ngọc Chừ (1990), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, Nxb
Đại học và iáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội
Ở chuyên luận này, hiện tượng gieo vần trong thơ ca Việt Nam được xem xét chủ yếu từ góc độ ngôn ngữ học Tác giả đã dẫn ra những câu thơ, bài thơ hay nhất được nhiều độc giả biết đến Bên cạnh đó, Mai Ngọc Chừ cũng chú ý đến câu thơ, bài thơ mà đối với một số độc giả có thể chưa thật “hay” nhưng lại là những câu thơ
“có vấn đề”, có những đặc điểm riêng, độc đáo trong cách hiệp vần
- Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb iáo dục
Hữu Đạt đã nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm của loại hình ngôn ngữ và phong cách thơ ca Việt Nam.Tác giả trình bày lần lượt các phương thức cơ bản của ngôn ngữ thơ ca cũng như đưa ra những nhận định về tổ chức ngôn ngữ và cấu trúc hình tượng thơ thông qua những nghiên cứu khoa học nghiêm túc và xác thực Công trình nghiên cứu giúp bạn đọc có một cái nhìn tổng quát về ngôn ngữ thơ Việt Nam
Trang 9- Bùi Minh Toán (2012), Ngôn ngữ với văn chương, Nxb Đại học Sư phạm ,
Hà Nội
biệt ngôn ngữ giao tiếp đời thường và giao tiếp trong văn chương Đồng thời phân tích tín hiệu ngôn ngữ đến tín hiệu thẩm mĩ trong văn chương Từ đó, nêu cách cảm thụ và phân tích nghệ thuật ngôn từ trong văn chương
Nhìn chung, các tác phẩm trên đều đã đưa ra ý kiến về việc ngôn ngữ thể loại thơ phải phục tùng nguyên tắc cấu tạo tác phẩm trữ tình Nó phải giúp cho việc bộc lộ cảm xúc trực tiếp được dễ tiếp nhận hơn Ngoài ra, các tác giả còn chú ý đến sự giao thoa giữa các thể loại Và không chỉ làm rõ quan điểm của mình bằng những câu thơ, bài thơ cụ thể, các tác giả còn đưa ra nhiều sơ đồ giúp người đọc có cái nhìn khái quát
2.2 Những nghiên cứu về thơ và ngôn ngữ thơ Hoàng Thanh Hương
Hoàng Thanh Hương là nhà văn, nhà thơ trẻ của vùng đất ia Lai Bên cạnh thơ, chị còn viết nhiều thể loại khác như truyện ngắn, bút kí, tuỳ bút, tản văn,… Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ một cách toàn diện Chỉ có một số bài viết giới thiệu, nhận xét, đánh giá về các tập thơ, bài thơ và chủ yếu thiên về nội dung, cảm xúc Có thể kể đến các bài viết sau:
- Tạ Văn Sỹ trong bài viết “Hoàng Thanh Hương – đêm sương và ngày cũ”
(Đọc tập thơ Tự Cảm Nxb Hội nhà văn 2005) [29] đã giúp người đọc hiểu được nỗi niềm “tự cảm” của thi sĩ trong những đêm đầy sương và những ngày đã cũ Những ngày đã cũ trước hết là kí ức, hoài niệm mơ hồ về quê nhà xa xăm Đó là tình yêu quê hương – một tình cảm cao đẹp và đáng trân trọng của mỗi con người Những đêm đầy sương là nét đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên Tây Nguyên trong tập
thơ hiện lên đủ mọi cung bậc, sắc màu: nắng gió sương mù, hoa dã quỳ vàng rực hoang dại, hoa Pơ – lang đỏ thắm; những lễ hội tưng bừng, những đêm xoang bất tận,…Bên cạnh đó, bài viết cũng khẳng định, chứng minh tình yêu và cuộc sống cũng là nội dung được đề cập đến trong tập thơ Cái rung động của thuở ban đầu lưu luyến cũng được thể hiện qua những ý thơ đẹp, tinh tế và giàu nữ tính
Đọc tập thơ “ Lời cầu hôn của rừng”, Tạ Văn Sỹ đã có những nhận xét rất xác đáng trong bài viết “Hoàng Thanh Hương – có hẹn ai đâu mà sợ trễ!” (Đọc tập thơ
Trang 10Lời cầu hôn của rừng, Nxb Hội Nhà văn, 2008) [30] Tác giả bài viết chỉ rõ sự
thay đổi so với tập thơ đầu tay “Tự cảm” của nữ thi sĩ trẻ đất Tây Nguyên Anh cho rằng nhan đề “Tự cảm” nghe đầy chất tự sự, tự tình mà nội dung lại đậm đặc chất
Tây nguyên, còn ở tập “Lời cầu hôn của rừng” nghe đầy hương sắc Tây Nguyên
- Hoàng Thuỵ Anh trong bài viết “Thơ nữ trẻ Tây Nguyên – nhìn từ ý thức phái tính” [21] nhấn mạnh Hoàng Thanh Hương là một trong những nhà thơ nữ trẻ
ở Tây Nguyên có những đóng góp thiết thực, thúc đẩy nền thơ ca Việt Nam phát triển, đa dạng và phong phú Từ những đề tài thường nhật cho đến những đề tài liên quan đến vận mệnh xã hội, có tính chất thời sự đều được suy tư, chiêm nghiệm, soi chiếu qua lăng kính, cảm quan, cách nhìn nữ tính Hoàng Thanh Hương có một vài bài khá trội khi tuyên ngôn chính kiến, lập trường của phái mình Chị không chấp nhận sự hiển nhiên mà người ta cho rằng đó là định mệnh luôn đeo bám vào cuộc đời người đàn bà Chị viết về những người đàn bà không chỉ bằng sự cảm thông mà còn thể hiện sự bất bình trước sự cam chịu của họ Cái cần thiết nhất là họ phải vượt qua sự yếu đuối, cân bằng lại giá trị của chính mình bằng cuộc chiến giải phóng
Tác giả Hoàng Thuỵ Anh cũng nhận thấy nỗi nhớ, khát vọng quê hương và chất Tây Nguyên luôn song hành, đau đáu, thường trực trong tâm hồn của Hoàng Thanh Hương Những kỉ niệm tuổi thơ, những giấc mơ đẹp cũng luôn ám ảnh, trở đi trở lại trong trang thơ của chị
Tác giả bài viết còn nhấn mạnh: một số bài thơ Hoàng Thanh Hương đã thể hiện sự quan tâm đến xã hội, đến cuộc sống hiện sinh là cách để thể hiện cái tôi nữ tính và chính kiến của mình
Trang 11- Hà Công Trường trong bài viết: “Lời cầu hôn của rừng” – giàu tính tự sự
và đam mê [31], cho rằng chính những trải nghiệm thực tế cùng với cảm nhận của
một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm đã tạo nên một tác phẩm có hồn, sống động và nóng hổi sự kiện cuộc sống Tập thơ thể hiện khá rõ tình yêu đơn sơ, chân thực và những hiểu biết sâu sắc về văn hoá vùng đất Cao nguyên, vùng văn hoá ẩn chứa sức mạnh tâm linh Ngoài những cảm xúc, cảm nhận về vùng đất mình đang sinh sống, tập thơ còn là khúc tự sự, tự tình của một hồn thơ giàu nữ tính Đó là nỗi tiếc nuối ngày xưa
cũ nhưng không chao đảo đến tận cùng buồn khổ như thường thấy mà chị đã tìm được bến đậu và tâm thế sống tích cực đầy tính nhân văn
một số đóng góp và hạn chế trong tập thơ về hình thức nghệ thuật
Nxb Văn hóa Dân tộc, 2013 của Hoàng Thanh Hương) [32], Hà Công Trường nhận định: “Mùa gió hát” là sự rung cảm, thăng hoa và cả sự mộng mơ say đắm, đau xót
cho những điều đã và đang dần mất đi trên mảnh đất bazan mà nhà thơ Hoàng Thanh Hương gói lại trong hành trình sống và hành trình thơ của mình Thơ của chị gần gũi, thể hiện sự hòa nhập giữa con người với thiên nhiên và cuộc sống! Tập thơ
là cuộc dấn thân của tác giả và hành trình cuộc sống với những trải nghiệm nơi vùng đất bazan đầy nắng gió với những đêm xoang bất tận, những ché rượu cần say nối cơn say
- Trong bài “Mùa gió hát - một tập thơ đẹp & giàu tính nữ” (Nhân đọc tập thơ
Mùa gió hát của Hoàng Thanh Hương - Nxb Văn hóa Dân tộc, 2013) [28], Lê Thị Kim
Sơn đã viết: “Mùa gió hát” hát cho người con không sinh ra trên mảnh đất Tây Nguyên, nhưng lại chọn Tây Nguyên làm nơi tạo dựng sự nghiệp và nhận ra mình yêu thương mảnh đất bazan này kì lạ, bắt vào từng nhịp thở, từng tiếng ngân dài của cồng chiêng, của ché rượu cần say nức đêm xoang "Mùa gió hát" có sự bâng khuâng, ngưng đọng trong những khoảnh khắc xưa cũ của “tình yêu bazan”, của
“mùa ning nơng” để người đọc cảm nhận được những câu từ gợi hình về mảnh đất
Tây Nguyên qua các hình tượng nữ xuyên suốt tập thơ Bên cạnh hình tượng người
phụ nữ, hình tượng cha, anh cũng được gợi hình đơn giản và chân chất như cách
Trang 12nói, cách ví von của người Tây Nguyên Tác giả bài viết cũng chỉ rõ điểm hạn chế của tập thơ “vẫn chưa thực sự hoàn mỹ, chưa thật sự “đã”, chưa đẩy hết mình với Tây Nguyên, với mảnh đất bazan bắt lửa, với sâu sắc cội rễ bản làng”
Hương ra mắt tập thơ “Mùa gió hát” Nhà thơ Văn Công Hùng đã có đánh giá xác đáng về hoạt động sáng tạo nghệ thuật nghiêm túc của nhà thơ trẻ Hoàng Thanh
Hương “là một người rất có ý thức về sự viết của mình, chứ không viết chơi chơi
như nhiều bạn trẻ hay tuyên bố Chị biết khai thác thế mạnh, sở trường của mình, biết khai thác môi trường sống của mình để xuất hiện trên văn đàn”
Nhìn từ góc độ ngôn ngữ, chưa có công trình hay đề tài nào nghiên cứu một
cách có hệ thống và toàn diện về đặc điểm ngôn ngữ thơ Hoàng Thanh Hương Tuy nhiên, cũng có bài viết ít nhiều đã đề cập đến đặc điểm ngôn ngữ của một bài thơ,
tập thơ Có thể kể đến bài viết của tác giả Mai Thị Vui, năm 2016 với tựa đề: Tây Nguyên trong tập thơ “ Mùa gió hát” của Hoàng Thanh Hương [33] Tác giả đã
khảo sát và phân tích giá trị biểu trưng của một số trường từ vựng - ngữ nghĩa về thiên nhiên, cuộc sống và con người với những nét văn hoá đặc trưng của vùng đất
đỏ bazan
3 Mục tiêu nghiên cứu
đặc sắc về ngôn ngữ thơ của thi sĩ trên phương diện hình thức và ngữ nghĩa, đồng thời tìm ra nét riêng trong phong cách nghệ thuật của nhà thơ
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Hương Đây là một phạm vi rộng Trong đề án này, chúng tôi tập trung khảo sát đặc điểm ngôn ngữ thơ Hoàng Thanh Hương trên phương diện hình thức (thể thơ, vần, nhịp, cách tổ chức bài thơ) và ngữ nghĩa (một số trường từ vựng - ngữ nghĩa, các biện pháp tu từ)
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ thơ Hoàng Thanh Hương trên bình
Trang 13diện hình thức và ngữ nghĩa
thơ cụ thể là:
5 N i dung nghiên cứu
Đề án nghiên cứu những nội dung sau:
trưng của ngôn ngữ thơ; các khái niệm về thể thơ, vần, nhịp, dòng, khổ, đoạn; trường từ vựng - ngữ nghĩa, biện pháp tu từ
Hương
như thể thơ, vần, nhịp và cách tổ chức bài thơ; phương diện từ vựng – ngữ nghĩa, các biện pháp tu từ
quan hệ với tác giả, bối cảnh văn hóa - xã hội của tác phẩm, …; từ đó chỉ ra phong cách nghệ thuật của nhà thơ qua chất liệu ngôn ngữ
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp này sử dụng khi khảo sát, phân loại các yếu tố ngôn ngữ về hình thức và ngữ nghĩa trong thơ Hoàng Thanh Hương, từ đó làm cơ sở cho việc nhận xét, phân tích, đánh giá đặc điểm ngôn ngữ thơ của tác giả
6.2 Phương pháp miêu tả
Trên cơ sở khảo sát, thống kê, phân loại, chúng tôi tiến hành phân tích, miêu tả đặc điểm ngôn ngữ thơ Hoàng Thanh Hương trên phương diện hình thức và ngữ nghĩa
7 Ý nghĩa ứng dụng của Đề án
phong cách tác giả, kết quả nghiên cứu của Đề án có ý nghĩa thiết thực cho việc tìm
Trang 14hiểu ngôn ngữ thơ, phong cách tác giả Hoàng Thanh Hương Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng vào việc tìm hiểu không gian văn hóa Tây Nguyên từ góc độ văn hóa -
du lịch và việc dạy văn học địa phương trong nhà trường
8 Kết cấu của Đề án
được trình bày trong ba chương
- Chương 1 Cơ sở lí luận, trình bày những kiến thức lí luận là cơ sở cho việc
khảo sát đặc điểm ngôn ngữ thơ Hoàng Thanh Hương: thơ, ngôn ngữ thơ; trường từ vựng - ngữ nghĩa, các biện pháp tu từ, …
Chương 2 Đặc điểm tổ chức văn bản thơ Hoàng Thanh Hương, trình bày kết
quả khảo sát ngôn ngữ thơ Hoàng Thanh Hương về thể thơ, khổ thơ, dòng thơ, vần, nhịp thơ, …
Chương 3 Đặc điểm sử dụng từ ngữ và các biện pháp tu từ trong thơ Hoàng Thanh Hương, trình bày đặc điểm thơ Hoàng Thanh Hương về cách sử dụng lớp
từ láy, một số trường từ vựng - ngữ nghĩa gắn với không gian văn hóa Tây Nguyên, một số biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, điệp từ ngữ, …
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Các khái niệm chung
1.1.1 Ngôn ngữ nghệ thuật
là ngôn ngữ mang tính nghệ thuật được dùng trong văn học Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ này có ý nghĩa rộng hơn nhằm chỉ một cách bao quát các hiện tượng ngôn ngữ được dùng một cách chuẩn mực trong các văn bản nhà nước, trên báo chí, đài phát thanh, trong văn học và khoa học [7, tr185]
được định nghĩa là một hệ thống các phương thức, phương tiện tạo hình, biểu hiện;
hệ thống các quy tắc thông báo bằng tín hiệu thẩm mĩ của một ngành, một sáng tác nghệ thuật Người ta có thể nói “ngôn ngữ ba lê”, “ngôn ngữ chèo”, “ngôn ngữ điện ảnh” Cũng có thể nói đến ngôn ngữ nghệ thuật của sáng tác văn học trên cấp
độ đó [12, tr185]
văn chương, ngôn ngữ văn học) được hiểu là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm dùng trong tác phẩm văn học Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ toàn dân, ngôn ngữ dân tộc đã được chọn lọc, trau chuốt, gọt rũa Nó không chỉ thực hiện chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người Ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện năng lực sáng tạo, trí tuệ, tài năng, cá tính, của người nghệ sĩ
1.1.2 Ngôn ngữ thơ
1.1.2.1 Khái niệm ngôn ngữ thơ
Ngôn ngữ thơ trước hết là ngôn ngữ của văn học nghệ thuật, mang đặc trưng chung của ngôn ngữ nghệ thuật ngôn từ Về phạm vi thể loại, ngôn ngữ thơ được hiểu là đặc trưng về ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp, thể thức văn bản (thể thơ) nhằm biểu trưng hóa, khái quát hóa hiện thực khách quan theo cách
tổ chức riêng của thơ ca Về cách tổ chức của ngôn ngữ thơ, tác giả Hữu Đạt
nhấn mạnh: ngôn ngữ thơ được trình bày bằng hình thức ngắn gọn và súc tích
Trang 16nhất với cách tổ chức ngôn ngữ có vần điệu và các quy luật phối âm riêng của từng ngôn ngữ [3, tr 25]
Trong đề án này, ngôn ngữ thơ được hiểu là một tập hợp nói chung các đặc trưng ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp, văn bản (thể thơ) nhằm biểu trưng hóa, khái quát hóa hiện thực khách quan theo tổ chức riêng của thơ ca
1.1.2.2 Đặc trưng của ngôn ngữ thơ
Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa về thơ: Hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm xúc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu [7, tr 262] Định nghĩa này đã
bao quát đầy đủ các tiêu chí về nội dung và hình thức nghệ thuật của thơ Đặc trưng của ngôn ngữ thơ thể hiện trên các bình diện ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp, thể thơ
a Thể thơ
Các thể thơ Việt Nam có thể chia thành ba nhóm chính như sau: 1) các thể thơ dân tộc gồm lục bát, song thất lục bát, hát nói; 2) các thể thơ Đường luật gồm ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt và bát cú); 3) các thể thơ hiện đại gồm năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, tự do, Sự phân định các thể loại được tiến hành chủ yếu dựa trên các yếu tố: số tiếng của mỗi dòng, số dòng thơ, cách phối thanh và hiệp vần a1 Đặc điểm của một số thể thơ truyền thống
lục bát là sự kế tiếp các cặp như thế Mỗi bài thơ có số câu không hạn định, có bài chỉ có một cặp dòng (gồm 2 dòng thơ), có bài dài đến hàng trăm hàng nghìn dòng
Về vần, thể lục bát hiệp vần ở tiếng thứ sáu của hai dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục Về nhịp, thể lục bát thường ngắt nhịp chẵn dựa vào tiếng có thanh không đổi (tức các tiếng 2, 4, 6) Về hài thanh, thể lục bát có
sự đối xứng luân phiên B-T-B ở các tiếng 2, 4, 6 trong dòng thơ; đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát
Ví dụ: Trăm năm / trong cõi / người ta
Chữ tài /chữ mệnh / khéo là ghét nhau
Trang 17Trải qua / một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy / mà đau đớn lòng
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
- Thể song thất lục bát (còn gọi là thể gián thất hay song thất)
nhau trong toàn bài Về vần, cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng iữa cặp song thất và cặp lục bát có vần liền Cụ thể, tiếng cuối câu thất trên vần với tiếng thứ 5 câu thất dưới, tiếng thứ 7 câu thất dưới vần với tiếng thứ sáu câu lục, tiếng thứ 6 câu lục vần với tiếng thứ sáu câu bát Về nhịp, hai câu thất ngắt nhịp 3/4; ở cặp lục bát ngắt nhịp chẵn Còn hài thanh, cặp song thất lấy tiếng thứ ba làm chuẩn, có thể thanh bằng (câu thất – bằng) hoặc trắc (câu thất – trắc) nhưng không bắt buộc Còn cặp lục bát thì sự đối xứng bằng – trắc chặt chẽ hơn (giống như ở thể lục bát)
Ví dụ: Ngòi đầu cầu / nước trong như lọc,
Đường bên cầu / cỏ mọc còn non
Đưa chàng / lòng dặc dặc buồn,
Bộ khôn /bằng ngựa,/ thuỷ khôn / bằng thuyền
(Đoàn Thị Điểm (?), Chinh phụ ngâm)
a2 Đặc điểm của các thể thơ Đường luật
- Thể thơ ngũ ngôn Đường luật
Thể thơ ngũ ngôn Đường luật gồm hai thể chính là: ngũ ngôn tứ tuyệt (5 tiếng 4 dòng) và ngũ ngôn bát cú (5 tiếng 8 dòng) Theo quan niệm phổ biến, bài thơ thuộc thể ngũ ngôn bát cú có bố cục 4 phần: đề, thực, luận, kết
Số tiếng: dòng 5 tiếng; số dòng: 8 dòng (thơ tứ tuyệt chỉ có 4 dòng)
Vần: một vần (độc vận), gieo vần cách
Nhịp lẻ:2/3
Hài thanh: có sự luân phiên B-T hoặc niêm B-B, T-T ở tiếng thứ hai và thứ tư
Trang 18Nề cho trời đất trắng Mảnh gương chung thế giới
Thể thơ thất ngôn Đường luật gồm 2 thể chính: thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú Đây là hai thể thơ có kết cấu, niêm luật chặt chẽ, được nhiều người ưa thích và đến nay vẫn được nhiều người sử dụng để sáng tác
Số tiếng: dòng 7 tiếng; số dòng (4 dòng: thất ngôn tứ tuyệt; 8 dòng: thất ngôn bát cú, chia làm 4 phần: đề, thực, luận, kết)
Vần: vần chân, độc vận, gieo vần cách
Nhịp: 4/3
Hài thanh: đối xứng giữa các tiếng 2, 4, 6 (có thể theo thể trắc hoặc theo thể bằng); niêm (dính) giữa các dòng (2-3, 4-5, 6-7 và 1-8: với thể thất ngôn bát cú); 2-
3 và 1-4 (với thể thất ngôn tứ tuyệt)
Đối: thể thất ngôn tứ tuyệt (dòng 1-2, dòng 3-4); thể thất ngôn bát cú (dòng 3-4, dòng 5-6)
thể thơ này gò bó và khó diễn đạt được những cảm xúc phóng khoáng và nhịp điệu rộng mở
a3 Đặc điểm của một số thể thơ hiện đại
Các thể thơ hiện đại rất đa dạng và phong phú gồm: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, tự do, …
- Thể thơ năm chữ: là một trong những thể thơ truyền thống của Việt Nam
Trang 19Trong công trình Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Bùi Văn Nguyên - Hà
Minh Đức đã khẳng định: thể thơ này "vốn đã có trong thơ ca dân gian (phổ biến là lối hát giặm Nghệ Tĩnh) và trong các loại thơ cổ phong, thơ Đường (ngũ ngôn cổ phong và ngũ ngôn Đường luật)" [13, tr.372] Thể thơ năm chữ hiện đại không gò
bó như ngũ ngôn Đường luật, mạch thơ mở rộng hơn, tứ thơ bay bổng và tình ý thiết tha hơn Thanh điệu nhịp nhàng, lối diễn đạt nhuần nhị nhờ sự vận dụng nhiều vần bằng cũng như cách sắp xếp hài hoà giữa tiết tấu và thanh điệu, … Từ đầu thế
kỉ XX, thể thơ này được khá nhiều nhà thơ sử dụng trong sáng tác Chẳng hạn:
Tiếng thu (Lưu Trọng Lư); Viễn khách (Xuân Diệu); Hôn nhau lần cuối (Nguyễn Bính); Chùa Hương (Nguyễn Nhược Pháp);…
- Thể thơ bảy chữ (thể thất ngôn): là thể thơ được sử dụng khá phổ biến trong
phong trào Thơ Mới Thể thơ thất ngôn hiện đại được cách tân về khổ thơ, về vần điệu Khác với thể thơ thất ngôn Đường luật, thể thơ bảy chữ hiện đại có những nét riêng Nếu nhịp của thể thơ thất ngôn Đường luật là nhịp 4/3 thì nhịp trong thơ bảy chữ hiện đại linh hoạt Nếu vần trong thơ thất ngôn Đường luật thường là vần chân thì vần trong thơ bảy chữ hiện đại khá linh hoạt, có thể là vần liền, vần cách, vần chân và vần lưng, Thơ thất ngôn dài ngắn không hạn định về số câu, song thường tập hợp lại thành những khổ, mỗi khổ 4 câu (hiện tượng này chủ yếu do cách gieo vần của Thơ Mới tạo thành) Nhà thơ không bị gò bó trong một số câu hạn chế như
tứ tuyệt hoặc thất ngôn bát cú khi muốn bàn về những đề tài rộng rãi Ví dụ: Đây mùa thu tới , Thơ duyên (Xuân Diệu); Cô hái mơ, Ghen (Nguyễn Bính); Đây thôn
Vỹ Dạ, Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử); Tràng giang (Huy Cận); …
- Thể thơ tám chữ: là một thể thơ giàu tính sáng tạo của phong trào Thơ Mới
Bài thơ không hạn định về số câu; số khổ thơ; gieo vần, ngắt nhịp linh hoạt Có thể gieo vần bằng, vần trắc, vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách, … Thường ngắt nhịp theo hai hoặc ba tiết tấu tạo được sự nhịp nhàng Thực chất, thể tám chữ bắt
nguồn từ các thể thơ ca dân tộc, trực tiếp hơn là từ thể hát nói Ví dụ: Lời kĩ nữ (Xuân Diệu); Hồn là ai? Thầm lặng (Hàn Mặc Tử); Mùa hạ chín (Huy Cận); Những sợi tơ lòng (Chế Lan Viên); …
- Thể thơ tự do: là thể thơ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số
Trang 20câu, số chữ, về niêm, luật, vần, đối… [13, tr 381] Thơ tự do xuất hiện ngay từ khi
phong trào Thơ Mới ra đời và ngày càng được khẳng định vị trí của mình trong nền thơ hiện đại với nhiều tìm tòi mới Thơ tự do là thể thơ không tuân theo những quy tắc về cách luật cố định Thơ tự do phóng túng trong cách biểu đạt, nhịp điệu khoáng đạt được cấu tạo bằng những câu thơ tự nhiên, đa dạng về tổ chức kết cấu,
có số lượng từ ngữ co giãn linh hoạt Về cách gieo vần của thơ tự do rất linh động,
có khi gieo vần chân, có khi gieo vần lưng, có khi liên tiếp, có khi gián cách, … Như vậy, thơ tự do có thể có vần nhưng nó không trở thành một quy tắc chặt chẽ mà nhịp điệu lại nổi lên như một yếu tố chủ đạo Nhịp điệu ở đây không do các yếu tố cách luật xác định như trong thơ Đường, thơ lục bát…mà do những quy tắc nội tại, cảm xúc của nhà thơ
Sự phát triển của thơ tự do là để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thơ ca phải đi sâu vào các đề tài rộng lớn của cuộc sống, bắt nhịp với hơi thở thời đại Thơ tự do không phải là hình thức định trước của các nhà thơ khi sáng tác, mà là một hình thức được các nhà thơ tìm đến với độ chín của tâm hồn, phù hợp nhất để diễn tả đối tượng, tâm đắc nhất để diễn tả trạng thái tinh vi của tình cảm
Ví dụ:
b Vần
- Khái niệm vần thơ
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Vần là một phương tiện tổ chức văn
bản thơ dựa trên cơ sở sự lặp lại không hoàn toàn các tiếng ở những vị trí nhất định của dòng thơ nhằm tạo nên tính hài hoà và liên kết của dòng thơ và giữa các dòng thơ” [7, tr 362] Trên quan điểm ngôn ngữ học, ngôn từ thi ca khác với ngôn từ văn
Trang 21xuôi Nếu trong ngôn từ văn xuôi, các đơn vị ngôn ngữ xuất hiện một cách tự nhiên, liền mạch và xuôi chiều thì trong ngôn từ thi ca chúng được phân chia thành những
vế tương đương chiếu ứng lên nhau ở những vị trí nhất định
- Chức năng của vần thơ
Vần là nhịp cầu nối liền các câu vào một bài thơ; là chất keo gắn kết các câu thơ, các ý thành một thể thống nhất hoàn chỉnh Vần có tác dụng liên kết dòng thơ,
vần giúp cho thơ dễ nhớ, dễ thuộc Vần thơ có các chức năng liên kết; nhấn mạnh
sự ngừng nhịp và xác lập mối quan hệ giữa vần và nhịp; biểu trưng ngữ nghĩa
- Phân loại vần thơ
Có thể phân loại vần theo 3 tiêu chí:
chân rất đa dạng: vần chân liên tiếp, vần chân gián cách, vần chân ôm nhau, có khi
là sự hỗn hợp các loại vần, …Vần chân là hình thức gieo vần phổ biến nhất trong thơ ca
Nhịp được tạo nên do âm thanh của từ; nhạc trong thơ được tạo nên bởi ba yếu tố: vần, tiết tấu và từ Nói đến tiết tấu là nói đến nhịp điệu của câu thơ Dựa vào chỗ ngắt đoạn, tức chỗ chia câu thành từng vế, mỗi vế có nghĩa trọn vẹn, đó là nhịp dài (//); trong mỗi vế lại chia thành từng bộ phận, đó là nhịp ngắn (/) Nhịp trong thơ được tạo nên bởi sự phân định câu thành những khúc đoạn, khi đọc ngừng, nghỉ hơi
Trang 22Ví dụ:
Bỏ quên chiếc áo / trên cành hoa sen //
Hay là / em để làm tin / trong nhà.//
(Ca dao)
kỳ, cách quãng hoặc luân phiên theo thời gian của những chỗ ngừng, chỗ ngắt và của những đơn vị văn bản như câu thơ (dòng thơ), khổ thơ, thậm chí cả đoạn thơ Nhịp thơ có thể dài hay ngắn, đọc lên có thể nhanh hay chậm phụ thuộc vào cảm xúc
trong từng câu thơ hay dòng thơ Có hai kiểu ngắt nhịp, đó là: ngắt nhịp trong từng câu thơ và ngắt nhịp ở cuối dòng thơ Sự ngắt nhịp còn phụ thuộc vào từng thể loại thơ Như vậy, chúng ta có thể thấy, khi vần và nhịp được đặt đúng chỗ có ý nghĩa nghệ thuật rất lớn và bổ sung chặt chẽ cho nhau
d Dòng thơ
thơ là đơn vị nhỏ nhất có giá trị độc lập trong tổ chức một tác phẩm thơ Câu trong văn xuôi được xác định tính từ chữ cái viết hoa đầu dòng đến dấu chấm hết câu, còn trong thơ, cách xác định đó không hoàn toàn chính xác Độ dài của dòng thơ phụ thuộc vào đặc điểm thể thơ Dòng thơ cũng là câu thơ khi nó diễn đạt trọn vẹn một
ý Thơ xưa, thơ cổ điển thường như thế Thơ ngày nay có khi hai ba dòng mới thành một câu trọn nghĩa
e Khổ thơ
thành từng nhóm, thống nhất với nhau về vần, nhịp, cú pháp, ngữ điệu Mỗi khổ thơ được kết thúc bằng một khoảng nghỉ dài [7]
vần Trong khổ thơ thường chỉ có một vần Nếu thay đổi vần, bài thơ sẽ chuyển sang khổ khác
Trang 23Nhịp cũng được thống nhất trong khổ thơ Mỗi khổ thơ chứa đựng một cách ngắt nhịp Chính vì thế, giữa các khổ thơ có thể có sự thay đổi về nhịp
được nối tiếp bằng những câu sau, song không thể có sự “bắc cầu” giữa các khổ thơ
song phải thể hiện được dấu hiệu kết thúc khổ thơ Trong đa số trường hợp, kết thúc khổ thơ là sự “hạ giọng”
Khó có thể tìm được giới hạn tối đa về số lượng câu thơ trong một khổ thơ
của toàn bài Khi khổ thơ biểu thị một ý hoàn chỉnh thì trùng với đoạn thơ
g Tiêu đề
Đó là những dòng chữ ở bìa các cuốn sách, trên các biển hiệu buôn bán, trên các tấm pano quảng cáo, là tên các tổ chức xã hội, cơ quan, xí nghiệp, trường học, tên các nhãn hiệu hàng hóa, là tựa đề của những bức tranh, ảnh, vở múa, bức tượng, bản nhạc, vở kịch, cuốn phim, tít các bài báo, bài thơ, truyện ngắn, tiểu phẩm, đầu
đề của các tác phẩm… [16; tr 12]
Tiêu đề, với tư cách yếu tố cận văn bản, xuất hiện hầu hết ở các tác phẩm văn học viết Việc đặt tiêu đề hay không đặt tiêu đề liên hệ mật thiết với ý thức sáng tạo cá nhân, với ý thức sở hữu văn bản Tiêu đề tác phẩm còn giữ vai trò như một cột mốc đánh dấu từng chặng đường thâm nhập cuộc sống của tác giả
1.1.3 Khái niệm về trường từ vựng - ngữ nghĩa, biện pháp tu từ
1.1.3.1 Khái niệm về trường từ vựng – ngữ nghĩa
Cho đến nay, trong giới Việt ngữ học dường như chưa có một sự nhất trí cao
về khái niệm trường từ vựng – ngữ nghĩa Đỗ Hữu Châu quan niệm: Trường từ vựng là một tập hợp các đơn vị từ vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa [1, tr 35]
Phân biệt trường từ vựng và trường nghĩa, tác giả Nguyễn Thiện iáp quan
Trang 24niệm: Trường nghĩa là phạm vi những đơn vị từ vựng có quan hệ lẫn nhau về ý nghĩa; còn Trường từ vựng của một trường nghĩa là tập hợp những từ ngữ có những đơn vị từ vựng cơ sở cùng thuộc trường nghĩa này [5; tr 437]
thấy một cách hiểu chung về từ trường từ vựng – ngữ nghĩa: Mỗi một tập hợp từ
ngữ có quan hệ với nhau về nghĩa (meaning) tạo thành một tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là “trường nghĩa” hay “trường từ vựng - ngữ nghĩa”
nghiên cứu về trường nghĩa Chúng tôi hiểu trường nghĩa là một tập hợp các từ có mối quan hệ với nhau về nghĩa, làm thành một tiểu hệ thống trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ
thành các nhóm trường nhỏ hơn nữa như:
đẩy, kéo, giật, lôi, co, vác, phóng, lao, lia,
tưởng, suy luận, suy sét, suy đoán, phán xét, suy nghĩ, phán đoán, …
Trang 251.1.3.2 Một số biện pháp tu từ
Đinh Trọng Lạc trong cuốn sách 99 Phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB iáo dục, 1994, đã định nghĩa về biện pháp tu từ như sau: Biện pháp tu
từ là những cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện ngôn ngữ không kể là có màu sắc tu từ hay không trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ (tức tác dụng gây ấn tượng về hình ảnh, cảm xúc, thái độ, hoàn cảnh [10,
tr.142]
Căn cứ vào cấp độ của các phương tiện ngôn ngữ được phối hợp sử dụng, các biện pháp tu từ được chia ra: biện pháp tu từ từ vựng; biện pháp tu từ ngữ nghĩa; biện pháp tu từ cú pháp; biện pháp tu từ văn bản; biện pháp tu từ ngữ âm - văn tự
Trong Đề án này chúng tôi đề cập tới một số biện pháp tu từ ngữ nghĩa và tu
từ cú pháp, phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
So sánh là đối chiếu hai đối tượng khác loại cùng có một dấu hiệu chung nào đấy nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của đối tượng định nói tới
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân (Ca dao)
Về cấu tạo, dạng đầy đủ của so sánh:
Khuôn hình của so sánh có nhiều biến thể về số lượng yếu tố, từ ngữ so sánh
Trang 26Cầu bao nhiêu nhịp, dạ em sầu bấy nhiêu (Ca dao)
thấm thía của phép so sánh giúp người nghe hiểu sâu sắc nội dung cần truyền đạt
So sánh còn tăng cường sức mạnh bình giá, thể hiện khả năng tạo hình, diễn cảm; nêu lên một cách tri giác mới mẻ về đối tượng
b2 Ẩn dụ
Ẩn dụ (so sánh ngầm, ví ngầm) là phép tu từ xây dựng trên cơ sở một phép
so sánh tu từ được hiểu ngầm
Vườn hồng → trái tim, tình cảm của người con gái
Về cấu tạo, ẩn dụ chỉ có một vế B (hình ảnh so sánh); đối tượng muốn nói tới (vế A) vắng mặt, phải suy luận mới hiểu Ẩn dụ tu từ biểu hiện kín đáo, ý vị trong diễn đạt
Ẩn dụ là cách định danh sự vật bằng hình ảnh, in đậm dấu vết chủ quan của người dùng Quy luật biểu hiện của ẩn dụ là lấy xa để nói gần, lấy vòng nói thẳng, lấy kín nói hở, lấy ít nói nhiều Các ẩn dụ đẹp thường làm bùng nổ nhiều liên tưởng ngữ nghĩa kỳ thú cho người đọc, người nghe
Ví dụ: Đất nước Việt Nam chìm trong bóng đêm kéo dài hàng thế kỉ, bỗng bừng lên buổi bình minh của thời đại (Lê Duẩn)
thuộc tính dấu hiệu của con người để lâm thời biểu thị thuộc tính dấu hiệu của đối tượng không phải con người; hoặc xem đối tượng như người để xưng gọi, trò chuyện
Trang 27Ví dụ: + Cái trống trường em
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương (Ca dao)
Nhân hóa vừa có chức năng nhận thức vừa có chức năng biểu cảm Nhân hóa giúp cho việc miêu tả sinh động hơn Thiên nhiên hay động vật, … được nhân hóa trở nên thân thiết và gần gũi với con người, đồng thời người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của mình
b4 Phép điệp
Trong cuốn 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Đinh Trọng Lạc đã định nghĩa về phép điệp như sau: Điệp ngữ (còn gọi là lặp) là lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ý, mở rộng ý, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những xúc cảm trong lòng người đọc, người nghe [10, tr 93]
Có các kiểu điệp: điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc
- Điệp từ: là biện pháp lặp lại có dụng ý nghệ thuật các từ trong câu thơ, khổ thơ và bài thơ
Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi
- Điệp ngữ: là biện pháp lặp lại một cụm từ, một ngữ nào đó nhằm tạo ra hiệu quả nghệ thuật
Chung quanh đây nhiều hố bom rách nát Chung quanh đây nhiều chồi non dịu mát
Sẽ là nơi tôi thức đợi mặt trời
(Hoàng Nhuận Cầm - Những câu thơ viết đợi mặt trời)
Trang 28- Điệp cú pháp: là lặp lại liên tiếp các mô hình cú pháp giống nhau trong đoạn thơ, bài thơ
Xin chào nụ hôn tinh mơ Xin chào trái tim buổi sớm
Trải qua khá nhiều đau đớn Bây giờ tôi ước bình yên
b4 Phép bỏ lửng (phép im lặng)
Theo tác giả Hữu Đạt trong cuốn Phong cách học tiếng Việt hiện đại: phép
bỏ lửng là phép nói (viết) không hết câu, có mục đích tạo ra một khoảng trống cho người nghe (đọc) suy nghĩ tự tìm lời giải đáp cho mình [3, tr.395]
- Trong phong cách khẩu ngữ sinh hoạt, phép bỏ lửng được biểu hiện qua chỗ nghỉ giọng với thái độ ngập ngừng Trên văn bản, phép bỏ lửng được thể hiện bằng dấu ba chấm (…)
- Về phương diện ngữ pháp, dấu ba chấm dùng để biểu thị sự lược bỏ ý diễn đạt Dấu ba chấm với tư cách là phương tiện hình thức của phép bỏ lửng thường dùng để diễn đạt những cảm xúc, những suy nghĩ không tiện nói ra
- Phép bỏ lửng là biện pháp tu từ cú pháp có giá trị gợi hình ảnh hay hình tượng Trong thơ ca, phép bỏ lửng thường được sử dụng để diễn tả những cảm xúc khó nói hoặc nghẹn ngào (cảm xúc được biểu hiện ở thang độ cao)
Ví dụ:
Hôm nay mưa đã tạnh rồi
Tơ không hong nữa, bướm lười không sang
Bên hiên vẫn vắng bóng nàng Rưng rưng tôi gục xuống bàn … rưng rưng…
1.2 Sự nghiệp thơ văn Hoàng Thanh Hương
1.2.1 Tiểu sử Hoàng Thanh Hương
Hoàng Thanh Hương là bút danh, còn tên khai sinh là Hoàng Thị Thanh Hương, sinh ngày 31/12/1978 tại xã Hương Nộn, huyện Tam Thanh, tỉnh Phú Thọ
Trang 29Chị sinh ra trong một gia đình nông dân cần cù, chân chất Bố là người Kinh, mẹ là người dân tộc Mường ở xã Thục Luyện, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ Tên gọi Thanh Hương của nhà thơ được ghép từ hai chữ đầu của quê cha và quê mẹ (Hương Nộn - Thanh Sơn) Vì thế, hoàn cảnh gia đình và quê hương cũng có ảnh hưởng phần nào đến sáng tác của chị Trong các tập thơ, một số bài hiện lên hình ảnh quê hương Phú Thọ gắn với kỉ niệm tuổi thơ và bóng dáng bố mẹ lam lũ, vất vả mưu sinh để nuôi nấng con cái khôn lớn, trưởng thành Hiện nay, nhà thơ đang công tác tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ia Lai và sống cùng gia đình tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Hoàng Thanh Hương học tiểu học tại quê nhà Phú Thọ, học trung học tại thành phố Pleiku, tỉnh ia Lai; học đại học và cao học tại Trường Đại học Quy Nhơn Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn, năm 2002 chị về dạy học tại Trường THCS Bùi Thị Xuân, thành phố Pleiku, ia Lai Năm 2005, chị chuyển công tác về Hội VHNT tỉnh ia Lai, làm biên tập viên Tạp chí Văn nghệ ia Lai và công tác tại đây đến tháng 8/2011 Từ tháng 9/2011 đến tháng 4/2014, chị công tác tại Phòng đầu tư xúc tiến du lịch, Trung tâm VHĐA&DL tỉnh ia Lai Từ tháng 4/2014 đến tháng 4/2017 chị được phân công giữ chức vụ Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh ia Lai Từ tháng 4/2017 đến nay chị làm Phó phòng Thông tin công tác tuyên giáo, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ia Lai
1.2.2 Sự nghiệp sáng tác và nghiên cứu của Hoàng Thanh Hương
Hoàng Thanh Hương bắt đầu sáng tác từ năm 1997, khi chị đang học lớp 12
Là một người tinh tế, nhạy cảm nên mùa mưa ở cao nguyên và hình ảnh người mẹ vất vả, tảo tần đã khơi gợi nguồn cảm hứng cho chị Kể từ đó, chị sáng tác nhiều thơ văn Từ 2001, nhiều tác phẩm của chị được in trên các báo, tạp chí Trung ương và địa phương
Hiện nay, Hoàng Thanh Hương là hội viên Hội VHNT tỉnh ia Lai, Hội VHNT các DTTS Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam
Dù bận rộn công việc nhưng chị vẫn dành nhiều thời gian và tâm sức cho văn chương Trong sự nghiệp sáng tác của mình, chị đã thử sức qua nhiều thể loại như: thơ, truyện ngắn, bút kí, tuỳ bút, tản văn Từ năm 2001 đến 2013 chị tập trung sáng
Trang 30tác thơ, đã xuất bản 3 tập thơ Nhưng từ 2013 đến nay chị chuyển hướng sáng tác văn xuôi (Truyện ngắn và ký), đã xuất bản 5 tập truyện ngắn và ký Đồng thời chị tập trung nghiên cứu văn hóa dân gian của hai tộc người tại tỉnh ia Lai là Bahnar
và Jrai (điêu khắc gỗ và nghề dệt truyền thống), đã xuất bản hai cuốn sách nghiên cứu văn hóa Tác phẩm văn học của chị đã được bạn đọc đón nhận và trân trọng Sự ghi nhận và đánh giá cao về sáng tác của Hoàng Thanh Hương được thể hiện qua nhiều giải thưởng cả ở Trung ương và địa phương từ năm 2005 đến nay
Các tác phẩm đã xuất bản gồm:
1 Tự cảm (Tập thơ) NXB, Hội Nhà văn, 2005 ;
2 Lời cầu hôn của rừng (Tập thơ), NXB Hội Nhà văn 2008 ;
3 Mùa gió hát (Tập thơ), NXB Văn hóa Dân tộc, 2013 ;
4 Những đứa con của buôn Nú (Tập truyện) NXB Văn hoá Dân tộc 2008 ; tái
7 Ngày bình thường trở lại (Tập truyện ngắn và ký), NXB Hà Nội, 2019
8 Mở mắt ngày đã trôi (Tập truyện ngắn), NXB Hội Nhà văn Việt Nam, 2020
9 Trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số ở Gia Lai (Nghiên cứu văn
Trang 31gió hát”
- iải B giải thưởng hàng năm của Hội VHNT ia Lai cho chùm thơ “Tiếng chiêng, Lời amí ” năm 2010
- iải B giải thưởng hàng năm của Hội VHNT ia Lai cho chùm thơ
“Trường Sa, Ia Pa mùa gió thổi ” năm 2011
- iải B giải thưởng hàng năm của Hội VHT ia Lai cho chùm thơ “Viết giữa mùa khô, tình yêu bazan” năm 2013
- iải Nhì chùm truyện ngắn “Đẻ thuê, Bóng” của Hội VHNT ia Lai năm 2014
- iải Nhất chùm truyện ngắn “Mở mắt ngày đã trôi, Phía mùa rực rỡ” của Hội VHNT ia Lai năm 2015
- iải C iải thưởng của Hội VHNT các DTTS Việt Nam cho tập truyện ngắn “Phía trước là bầu trời” năm 2015
- iải C iải thưởng của Hội VHNT các DTTS Việt Nam cho cuốn sách
“Tượng gỗ dân gian Bahnar, Jrai” (Sách nghiên cứu văn hóa dân gian) năm 2019
- iải B iải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh ia Lai lần thứ IV 2021) cho tập truyện ngắn “Phía trước là bầu trời” năm 2021
Có thể nói, các giải thưởng văn học, nghiên cứu văn hóa dân gian mà tác giả Hoàng Thanh Hương được trao tặng là minh chứng cho một quá trình lao động nghệ thuật, nghiên cứu khoa học nghiêm túc, tâm huyết của chị suốt hơn 20 năm cầm bút Đó là sự ghi nhận cho những đóng góp của Hoàng Thanh Hương đối với nền văn học ia Lai nói riêng và nền văn học dân tộc nói chung
1.2.3 Thơ Hoàng Thanh Hương
Hoàng Thanh Hương là một trong những nhà văn, nhà thơ trẻ của ia Lai Chị bắt đầu sự nghiệp văn chương bằng thơ Ba tập thơ của chị đã được xuất bản là
“Tự cảm” (2005), “Lời cầu hôn của rừng” (2008), “Mùa gió hát” (2013) Với sự phong phú, đa dạng về thể thơ, Hoàng Thanh Hương đã viết về nhiều đề tài khác nhau: quê hương Phú Thọ gắn với kỉ niệm tuổi thơ, chút xao xuyến của “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”; cảnh sắc, con người và văn hoá vùng đất Tây Nguyên, tình yêu lứa đôi, tình yêu quê hương, đất nước… Tất cả được thể hiện bằng một hồn thơ chân chất, mộc mạc, giản dị mà giàu cảm xúc
Trang 32Trước tiên, chúng ta phải kể đến tập thơ “Tự cảm” (2005) Đây là tập thơ đầu tay của nhà thơ trẻ ia Lai Tác phẩm là nỗi hoài niệm của nhà thơ về quê hương Phú Thọ, về dòng sông tuổi thơ đầy ắp kỉ niệm Đó là tình yêu với quê hương nơi chị cất tiếng khóc chào đời, nơi chôn nhau cắt rốn Nổi bật trong tập thơ là cảnh sắc thiên nhiên, nét văn hoá vùng đất Phú Thọ với sông Hồng chở nặng phù sa, rừng cọ, đồi chè, bãi bồi ngô lúa cùng những con người chân chất, nhân hậu, thủy chung gắn
bó với quê cha đất tổ Đó là đất và người Tây Nguyên hiện lên với đầy đủ sắc màu: sương mù, nắng gió, hoa dã quỳ vàng rực, bông pơ - lang đỏ thắm; những lễ hội nhộn nhịp, những ché rượu cần, những đêm xoang bất tận; những mẹ, những em gùi nước về buôn, những mí già bên bếp lửa, những hẹn hò đêm lễ Pơthi (bỏ mả), …
Đó là chuỗi những hoài niệm và hiện thực đa dạng, đa chiều về đất và người ở hai vùng đất xa cách về địa lý Phú Thọ - ia Lai, một là nơi tác giả sinh ra, lớn lên thời niên thiếu; hai là nơi dậy thì, thiếu nữ, trưởng thành và gắn bó của chị
Tiếp đến là “Lời cầu hôn của rừng” (2008) Tập thơ vẫn là tình yêu dạt dào, chân thực và những hiểu biết sâu sắc về vùng đất Tây Nguyên Tuy nhiên, cảm nhận về vùng đất Tây Nguyên trong tập thơ này đã khác nhiều so với tập đầu tay
“Tự cảm” Từng bài đã có chiều sâu suy ngẫm, triết lý hơn chứ không chỉ dừng lại ở
mô tả cảnh sắc, con người bên ngoài Đó là kết quả cả quá trình trải nghiệm thực tế
và những chiêm nghiệm sâu sắc của một cá nhân chịu khó tìm tòi đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của các dân tộc nơi đây, là sự rung động tích cực của một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm Thấp thoáng trong tập thơ thứ hai, bên cạnh chuỗi bài đi sâu
về vùng đất và con người Tây Nguyên, ia Lai vẫn có những bài nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, nỗi nhớ quê hương và khát vọng trở về quê hương Nỗi nhớ ấy, mong muốn ấy luôn đau đáu trong tâm hồn nhà thơ trẻ nơi vùng đất mới, nơi chị chọn làm quê hương thứ hai của đời mình Trong tập thơ này, Hoàng Thanh Hương cũng đề cập đến số phận của những người phụ nữ ở những tầng lớp khác nhau trong xã hội với sự cảm thông sâu sắc và thể hiện rõ chính kiến của mình
Tác phẩm “Mùa gió hát” (2013) là tập thơ để lại dấu ấn sâu sắc với bạn đọc bởi
độ chín của cảm xúc và con chữ Cảnh sắc thiên nhiên, con người, cuộc sống, văn hoá Tây Nguyên vẫn là nội dung quan trọng của tập thơ Đó là sự gắn bó, trải
Trang 33nghiệm, tình yêu sâu sắc của nhà thơ với vùng đất Tây Nguyên đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và đầy nắng gió Có lẽ, ở tập thơ này không chỉ có những rung cảm, thăng hoa mà có cả nỗi đau xót cho những điều tốt đẹp, những loại hình di sản văn hóa quý giá của các dân tộc thiểu số trên vùng đất bazan đang dần mai một, mất đi nhanh chóng trong nhịp độ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của xã hội Qua hình tượng người phụ nữ, người cha, người anh… trong thơ Hoàng Thanh Hương, người đọc cảm nhận được nét đẹp mạnh mẽ, chân chất, bao dung của đất và người Tây Nguyên Có thể nói, “Mùa gió hát” là tập thơ đẹp và giàu nữ tính, bộc lộ sự đằm thắm, chững chạc và quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, giàu ý thức trách nhiệm của nhà thơ người Mường trên quê hương ia Lai
1.3 Tiểu kết chương 1
Chương 1 trình bày những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài Đó là những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ thơ; đặc trưng của ngôn ngữ thơ: các khái niệm về thể thơ, vần, nhịp, dòng thơ, khổ thơ, đoạn thơ, tiêu đề; trường từ vựng – ngữ nghĩa và các biện pháp tu từ Chương 1 cũng giới thiệu những nét khái quát về tiểu sử; sự nghiệp thơ văn, nghiên cứu văn hoá dân gian của Hoàng Thanh Hương Lí thuyết ở chương 1 là cơ sở cho việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ thơ Hoàng Thanh Hương được trình bày ở các chương tiếp theo
Trang 34Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC VĂN BẢN THƠ HOÀNG THANH HƯƠNG 2.1 Thể thơ
2.1.1 Khái quát chung
Khảo sát ba tập thơ “Tự cảm” (2005), “Lời cầu hôn của rừng” (2008) và “Mùa gió hát” (2013), chúng tôi thấy Hoàng Thanh Hương sử dụng các thể thơ năm chữ, sáu chữ, lục bát, tự do để tái hiện cuộc sống và gửi gắm tình cảm Trong đó, thể thơ tự
do được sử dụng chủ yếu, ít nhất là thể thơ tám chữ Số lượng các thể thơ trong sáng tác của Hoàng Thanh Hương thể hiện cụ thể ở bảng thống kê sau đây:
Theo kết quả khảo sát, thống kê, trong 114 bài thơ thì có đến 101 bài thơ được
viết theo thể thơ tự do, chiếm tỉ lệ 88.59% Đây là thể loại chiếm tỉ lệ cao nhất trong sáng tác thơ của Hoàng Thanh Hương Chứng tỏ, thơ tự do là thể thơ được Hoàng Thanh Hương sử dụng khá nhiều để phản ánh cuộc sống muôn màu và bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình Đó cũng chính là xu thế chung của thơ ca hiện đại Việt Nam
Các bài thơ tự do nổi bật trong thơ Hoàng Thanh Hương có thể kể đến như: Về Pleiku, Tình yêu của gió, Phố xuân, …trong tập thơ “Tự cảm”; Lời tượng, Người đàn
Trang 35ông bên tượng mồ, Tiếng đàn Goong, …trong tập “Lời cầu hôn của rừng”; Tình yêu Bazan, Buổi chiều và nỗi nhớ, Bazan, …trong “Mùa gió hát”
Như đã trình bày ở phần cơ sở lí luận, thơ tự do là thể thơ không hạn định về số câu, số tiếng, không chịu sự ràng buộc, chi phối của bất cứ qui tắc nào, cách gieo vần, ngắt nhịp linh hoạt Do đó, thơ tự do có thể phản ánh chân thực cuộc sống phong phú,
đa dạng và truyền tải toàn bộ tư tưởng, tình cảm mà nhà thơ muốn nhắn gửi
Khảo sát 101 bài thơ tự do của Hoàng Thanh Hương, có thể nhận thấy những nét riêng trong việc sử dụng thể thơ tự do của nhà thơ như sau:
nên sự cân xứng, hài hoà Cụ thể, ở tập thơ “Tự cảm” có 27/37 bài thơ được chia khổ đều đặn; tập thơ “Lời cầu hôn của rừng” có 36/47 bài chia khổ thơ; tập thơ “Mùa gió hát” có 16/30 được chia khổ, chia đoạn mà chủ yếu là đoạn thơ và dung lượng mỗi đoạn không đều, có khi đoạn ngắn ở đầu bài thơ, khi cuối bài thơ
Cùng với việc chia khổ thơ, đoạn thơ là việc sử dụng biện pháp điệp cấu trúc cú pháp ở các khổ thơ có tác dụng liên kết giữa các khổ thơ, đoạn thơ; đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa nhà thơ muốn biểu đạt Kết quả thống kê trong tập “Tự cảm” có 22 bài, tập “Lời cầu hôn của rừng” có 16 bài, tập thơ “Mùa gió hát” là 04 bài Ví dụ:
Thứ hai, chúng tôi thấy có sự đan xen giữa các câu thơ ngắn và dài; có vần và không có vần Chẳng hạn, những câu thơ dưới đây các câu thơ dài ngắn đan xen, gieo vần chân cuối dòng thơ vừa để liên kết giữa các dòng thơ vừa tạo sự nhịp nhàng, dễ
Trang 36nhớ, dễ thuộc
Tiễn em về Pleiku
Ayun Hạ chiều loang nắng
Cây khô mốc dọc ven hồ câm lặng
Sóng ấp iu ru vỗ dưới thân tàu
Một mình anh giữa vằng vặc trăng sao
Đêm Ayun lắng sâu kỳ lạ
Lao xao gió và bơ vơ đá
Người chẳng ở lại cùng trăng khuyết đầu non
(Trích Về Ayun Hạ - tập thơ Lời cầu hôn của rừng)
âm hưởng Có lẽ, tứ thơ đã tự lựa cho mình một thể thơ tương xứng Ví dụ:
Khi những cơn gió bốc bụi ném vào không trung
Khi dã quỳ bung vàng khắp thung đồi
Khi rét làm môi em căng tươi như trái chăm noi
Khi nắng vàng hơn mật ong
Và khi ngực em căng nhức bởi tiếng chiêng anh
Là mùa khô về gõ cửa
Em cùng mí giã gạo sẩy sàng
Cùng chị cõng nước gom củi
Cùng bà xếp bầu bí chật góc nhà
Cùng ama gác thịt lên giá bếp
Chuẩn bị cho mùa ning nơng buôn mình
Thứ tư, có thể thấy một số bài thơ không viết hoa đầu dòng và không sử dụng dấu câu Có lẽ, nhà thơ muốn thay đổi, cách tân về hình thức thơ ca; xoá bỏ mọi ràng buộc, khuôn sáo, mở đường cho những liên tưởng phóng khoáng, bất ngờ, mới mẻ Thống kê có 4/30 bài trong tập “Mùa gió hát” Ví dụ:
Trang 37…mùa khô bỏng bàn chân cha lên rẫy mùa khô em bỏ làng ra phố
bỏng lồng ngực mẹ lo mùa lép hạt mẹ bọng mắt sưng mấy mùa trăng
(Trích Viết giữa mùa khô)
Và cũng có rất nhiều bài thơ có những câu thơ dài được ngắt quãng thành những dòng thơ ngắn, làm cho ý tưởng được liền mạch, hình thành tứ thơ trong bài Hiện tượng này phổ biến trong tập thơ “Lời cầu hôn của rừng” là 30/47 bài và “Mùa gió hát”
là 12/30 bài Ví dụ:
Ngày bình yên
giọt nước có màu bảy sắc
Ngày bình yên mùa xuân về trên giàn thiên lý và bầy ong
tiếng chân ra cửa ngập ngừng lấp vấp trên môi lời mật ngọt
Bình yên em có anh
sớm mai vàng sắc dã quỳ trước cửa … em hát khúc hoan ca
(Trích Ngày bình yên – tập thơ Mùa gió hát)
Cuối cùng, chúng tôi thấy phần lớn những bài thơ của Hoàng Thanh Hương thường sử dụng phép im lặng (bỏ lửng) ở cuối bài thơ, đôi khi giữa bài và nhan đề Kết quả thống kê cụ thể ở tập “Tự cảm” là 5/37 bài, “Lời cầu hôn của rừng” có 22/47 bài, “Mùa gió hát” là 18/30 bài Ví dụ:
Trang 38Ia Pa
tôi mơ những giấc mơ trĩu vàng bông lúa
những mùa sông xanh ngát đôi bờ
nhà sàn thơm hương cơm mới
ngai ngái lời ai ru
Người đi mùa gió thổi?
chưa xa đã nhớ
bàn chân chỉ muốn quay về…
(Trích Ia Pa mùa gió - tập thơ Mùa gió hát)
2.2 Tiêu đề bài thơ
Tiêu đề là yếu tố cơ bản đầu tiên, góp phần phản ánh nội dung chủ yếu của tác
phẩm, gợi sự chú ý từ phía bạn đọc Tiêu đề còn là cơ sở để ghi nhớ và phân biệt với bài thơ khác Căn cứ vào số lượng âm tiết, khảo sát 114 tiêu đề các bài thơ trong ba tập thơ
“Tự cảm”, “Lời cầu hôn của rừng”, “Mùa gió hát”, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.2 Bảng thống kê số lƣợng âm tiết trong tiêu đề bài thơ
STT Âm tiết (chữ) Số bài Tỉ lệ %
Theo kết quả khảo sát, thống kê 114 tiêu đề bài thơ trong ba tập thơ, chúng tôi thấy
số bài thơ có tiêu đề hai âm tiết có số lượng nhiều nhất là 52 bài, chiếm tỉ lệ 45.61%,
điển hình như Mùa xuân, Vô đề, Tuổi thơ, Lời tượng, Buôn xa, …; số bài thơ có tiêu đề
từ 6 đến bảy âm tiết là hai, tỉ lệ 1.75% như Người đàn ông bên tượng mồ, Những người đàn bà Ya Ly; số bài thơ có tiêu đề từ tám đến chín âm tiết là hai, tỉ lệ 1.75% như Người mang theo chút bé bỏng Pleiku, Em – hôm nay, ngày mai và mãi mãi
Trang 39Tiêu đề của những bài thơ phần lớn ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với hiện thực phản ánh và tình cảm, cảm xúc nhà thơ muốn gửi gắm Một số tiêu đề nhắc đến những
địa danh của mảnh đất ia Lai – quê hương thứ hai của nhà thơ như Về Pleiku, Tháng
ba Pleiku, Yaly của tôi, Về Yaly, Về Ayun Hạ, Đêm Ayun Pa, Không chỉ nhắc đến địa
danh mà còn nhiều tiêu đề phản ánh đặc trưng địa hình, thời tiết, văn hoá,… của vùng
đất Tây Nguyên như Bazan, Tiếng chiêng, Viết ở khu nhà mồ, Viết giữa mùa khô, Ia Pa mùa gió, Pơ –lang, Lời tượng, Người đàn ông bên tượng mồ, Cao nguyên mùa xuân,…Chỉ cần đọc tiêu đề những bài thơ này, chúng ta đã hình dung được những đặc
trưng rất riêng của vùng đất ia Lai, Tây Nguyên cả về thiên nhiên, con người và văn hoá Bên cạnh đó, có một số tiêu đề bài thơ là những kí ức, kỉ niệm tuổi thơ có bóng hình của quê hương, bóng dáng của bà, của mẹ, của người cha lam lũ, tảo tần, cả những
“ngượng ngùng, say đắm” của tình yêu buổi ban đầu, … như Quê xa, Mẹ, Tuổi thơ, Hà Nội đêm ta về, Gửi ngày xưa, Ngày xưa yêu dấu, … Như vậy, chỉ cần đọc tiêu đề bài
thơ, người đọc có thể hình dung ngay bài thơ đó đề cập đến nội dung gì Những tiêu đề bài thơ tuy ngắn gọn nhưng đủ bao hàm nội dung của bài thơ và vẫn thu hút, hấp dẫn bạn đọc tìm hiểu, khám phá
Tuy nhiên, không phải tiêu đề nào cũng nói hết ý nghĩa mà nhà thơ muốn thể hiện Có những tác phẩm chúng ta phải tìm hiểu toàn bài mới phát hiện ra ý nghĩa mà
nhan đề thể hiện, tiêu biểu như Một chiều, Bài thơ cho em, Bên chiều, Hoa hạ, Thơ viết ngày mưa, …Chẳng hạn bài Thơ viết ngày mưa là những kí ức về mẹ tất tả, gánh gồng
buôn bán làng xa; hình ảnh chị gái lam lũ đồng sâu, cùng ước mơ bình dị, nhỏ nhoi,
…Từ đó, nhà thơ gửi gắm ước mơ cuộc đời sẽ thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn Hoặc
nhan đề bài thơ Buổi chiều và nỗi nhớ vẫn là một ẩn số với bạn đọc Chỉ khi tìm hiểu
toàn bộ tác phẩm, người đọc mới hiểu được nội dung đề cập là những nét đặc trưng văn hoá rất riêng của Tây Nguyên như hình ảnh mái nhà rông sừng sững cùng mưa gió, những đêm xoang bất tận, những ché rượu cần làm người ngây ngất và không thiếu tiếng chiêng dài, không khí kể chuyện bên bếp lửa, rồi lễ cúng nhà rông, …
Tóm lại, việc đặt tiêu đề cũng là một sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ Nội dung, ý nghĩa của tác phẩm đã phần nào được truyền tải qua những tiêu đề ngắn gọn, đơn giản,
dễ hiểu, dễ nhớ, ấn tượng
Trang 402.3 Dòng thơ và khổ thơ
2.3.1 Dòng thơ
Như đã đề cập đến ở phần cơ sở lí luận, dòng thơ là đơn vị ngôn ngữ tạo thành
một bài thơ Sự phân chia dòng thơ là đặc điểm quan trọng nhất của ngôn ngữ thơ Khảo sát 114 bài thơ trong ba tập thơ “Tự cảm”, “Lời cầu hôn của rừng”, “Mùa gió hát”, chúng tôi thu được kết quả cụ thể như sau:
nhận Chẳng hạn, bài Viết ở khu nhà mồ (tập thơ Mùa gió hát) có cấu trúc 4 khổ thơ với 17 dòng thơ
Cây ru ấp hồn ma bằng tán rợp
Đêm bằng sương, trăng bạc, sao ngời
Ta bằng ché chiêng cơm rượu nước
Tượng muôn hình xin gửi để hồn vui
[.…]