1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy nhiệt điện mông dương 1, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh

82 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Tác giả Trần Thị Bích Phương
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Diệu Trinh
Trường học Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên & Môi trường
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 2,01 MB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TRẦN THỊ BÍCH PHƢƠNG NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MƠ HÌNH KINH TẾ TUẦN HỒN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN M

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Diệu Trinh

THÁI NGUYÊN – 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Trần Thị Bích Phương, xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu

do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Diệu Trinh, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác

Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn

Tác giả

Trần Thị Bích Phương

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Được sự quan tâm của Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên, và sự đồng ý cũng như nhiệt tình hướng dẫn, dìu dắt của giáo viên hướng dẫn, TS Nguyễn Diệu Trinh, em đã tiến hành tìm

hiểu và nghiên cứu về đề tài: “Nghiên cứu áp dụng mô hình Kinh tế tuần hoàn nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh”

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn thạc sĩ

Trong quá trình thu thập tài liệu, đọc, tổng hợp kiến thức, cũng như nghiên cứu, thực hiện đề tài em đã nhận được sự quan tâm và hướng dẫn tận tình của cô giáo TS Nguyễn Diệu Trinh, nếu không có những lời hướng dẫn, chỉ bảo của cô thì em khó có thể hoàn thành đề tài một cách hoàn thiện được Em xin chân thành cảm ơn cô vì đã tận tình hướng dẫn và góp ý để em có thể thực hiện

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ của nghiên cứu 2

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

5 Những đóng góp mới của đề tài 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Một số khái niệm và nguyên tắc của Kinh tế tuần hoàn, mô hình Kinh tế tuần hoàn 4

1.1.1 Khái niệm về Kinh tế tuần hoàn 4

1.1.2 Nguyên tắc của Kinh tế tuần hoàn 5

Hình 0-1 Sự khác biệt giữa kinh tế truyền thống và KTTH 6

1.1.3 Mô hình kinh tế tuần hoàn 8

1.2 Tổng quan về tình hình áp dụng Kinh tế tuần hoàn trên thế giới, tại Việt Nam và khu vực nghiên cứu 10

1.2.1 Tình hình áp dụng Kinh tế tuần hoàn trên thế giới 10

1.2.2 Tình hình áp dụng Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam và tại khu vực nghiên cứu 14

1.3 Khái quát về khu vực nghiên cứu 18

1.3.1 Đặc điểm tự nhiên và môi trường sinh thái 18

1.3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 22

1.3.3 Tổng quan về nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 24

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 28

2.2 Nội dung nghiên cứu 28

2.3 Phương pháp nghiên cứu 28

2.3.1 Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu 28

2.3.2 Phương pháp khảo sát thực địa 29

Trang 5

2.3.3 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 29

2.3.4 Phương pháp phân tích SWOT 29

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31

3.1 Hiện trạng công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 31

3.1.1 Các công trình thu gom, xử lý 31

3.1.2 Kết quả quan trắc môi trường tự động 45

3.2 Đánh giá các tác động tiêu cực đến môi trường từ hoạt động của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 50

3.3 Đánh giá tiềm năng áp dụng Kinh tế tuần hoàn tại nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 55

3.3.1 Điểm mạnh 55

3.3.2 Điểm yếu 57

3.3.3 Cơ hội 58

3.3.4 Thách thức 61

3.4 Đề xuất mô hình Kinh tế tuần hoàn và các giải pháp áp dụng nâng cao công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 64

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70

T I LI U TH M KHẢO 72

Trang 6

NMNĐ : Nhà máy nhiệt điện

QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

TCMT : Tổng Cục môi trường

TCVN

TNHH

: :

Tiêu chuẩn Việt Nam Trách nhiệm hữu hạn TNMT : Tài nguyên Môi trường

UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Bảng khối lượng tro xỉ xử lý năm 2021, 2022 42

Bảng 3 2 Bảng khối lượng CTR thông thường xử lý năm 2021, 2022 42

Bảng 3 3 Bảng khối lượng CTR sinh hoạt xử lý năm 2021, 2022 43

Bảng 3.4 Bảng khối lượng CTR nguy hại xử lý năm 2021, 2022 44

Bảng 3.5 Số lượng trạm quan trắc và thông số quan trắc môi trường 45

Bảng 3.6 Kết quả quan trắc trung bình năm từ 2020-2022 của trạm nước thải sinh hoạt 47

Bảng 3.7 Kết quả quan trắc trung bình năm từ 2020-2022 của trạm nước thải công nghiệp 47

Bảng 3.8 Kết quả quan trắc trung bình năm từ 2020-2022 của trạm nước làm mát 47

Bảng 3.9 Kết quả quan trắc trung bình năm từ 2020-2022 của trạm nước tuần hoàn 48

Bảng 3.10 Kết quả quan trắc trung bình năm từ 2020-2022 của trạm khí thải lò hơi 1 48

Bảng 3.11 Kết quả quan trắc trung bình năm từ 2020-2022 của trạm khí thải lò hơi 1B 48

Bảng 3.12 Kết quả quan trắc trung bình năm từ 2020-2022 của trạm khí thải lò hơi 2A 49

Bảng 3.13 Kết quả quan trắc trung bình năm từ 2020-2022 của trạm khí thải lò hơi 2B 49

Bảng 3.14 Bảng Thống kê lượng tro xỉ phát sinh hằng năm 56

Bảng 3.15 Bảng Phân tích SWOT trong việc phát triển mô hình KTTH tại nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 63

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1-1 Sự khác biệt giữa kinh tế truyền thống và KTTH 6

Hình 1-2 Nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn 7

Hình 1-3 Mô hình nền kinh tế tuần hoàn 8

Hình 1-4 Mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành kỹ thuật 9

Hình 1-5 Vị trí nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 19

Hình 1-6 Hình ảnh nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 25

Hình 3-1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt 31

Hình 3-2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải công nghiệp 33

Hình 3-3 Sơ đồ công nghệ thu gom và thoát nước làm mát 35

Hình 3-4 Sơ đồ nguyên lý công nghệ xử lý khí thải 37

Hình 3-5 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống ESP 38

Hình 3-6 Hình ảnh bãi xỉ số 1 51

Hình 3-7 Hình ảnh kiểm tra, lấy mẫu thực tế tại Đồng Rui 52

Hình 3-8 Mô hình KTTH áp dụng cho nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 64

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Với lợi thế nguồn tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là than đá, tỉnh Quảng Ninh đã và đang trở thành nơi tập trung chủ yếu các nguồn nhiệt điện chạy than của miền Bắc Việt Nam với tổng số 07 nhà máy nhiệt điện đang hoạt động ổn định, tổng công suất lắp đặt 5.375MW Trong quá trình đốt than để sản xuất điện, các nhà máy nhiệt điện thường phát sinh nhiều loại chất thải, bao gồm: bụi thải, khí thải, chất thải rắn có tro xỉ, rác thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước làm mát bình ngưng, Các loại chất thải này nếu không được thu gom và xử lý phù hợp sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh cũng như chất lượng sống của người dân địa phương lân cận

Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 là một trong những nhà máy nhiệt điện có công nghệ sản xuất hiện đại với công suất thiết kế 1080 MW, được khởi công xây dựng vào ngày 22/10/2011 tại khu vực ven biển thuộc khu 8, phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh Do vị trí nhà máy nằm cách không xa khu dân cư địa phương nên những tác động đến môi trường và cuộc sống của người dân vẫn luôn hiện hữu Đáng chú ý, vị trí nhà máy còn nằm tại khu vực ven bờ vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, đây đều là các di sản thiên nhiên thế giới đã được UNESSCO công nhận, nên nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường sẽ gây hậu quả không nhỏ đến môi trường biển ở thành phố Cẩm Phả và đặc biệt đối với hình ảnh của các di sản thiên nhiên thế giới Do đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần không ngừng nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường,

từ đó không ngừng giảm thiểu các tác động tiêu cực từ các hoạt động của nhà máy đến môi trường xung quanh

Hiện nay, một trong những cách tiếp cận có tính hiệu quả và khả thi đã được áp dụng thành công trên thế giới đó là tiếp cận quản lý dựa trên “Kinh tế tuần hoàn” (KTTH) Việc áp dụng KTTH đang là một xu hướng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới bởi chính những lợi ích về kinh tế, môi trường và xã hội mà nó mang lại như tạo ra cơ hội tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và giảm tác động môi trường, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và ứng phó với

Trang 10

biến đổi khí hậu Đây là một trong những cách tốt nhất để giải quyết mối quan

hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các ảnh hưởng tiêu cực tới cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và suy thoái môi trường, hay nói một cách khác, không còn phải đánh đổi giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, thực hiện được đồng thời nhiều mục tiêu của phát triển bền vững

Xuất phát từ những lý do trên, học viên đã lựa chọn thực hiện đề tài luận

văn: “Nghiên cứu áp dụng mô hình Kinh tế tuần hoàn nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh” nhằm đưa ra mô hình KTTH phù hợp và các giải

pháp thúc đẩy việc áp dụng KTTH tại nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1, không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường, không ngừng giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường từ hoạt động của nhà máy

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu là phát triển mô hình KTTH của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1

3 Nhiệm vụ của nghiên cứu

Các nhiệm vụ nghiên cứu chính của luận văn như sau:

1) Làm rõ hiện trạng công tác bảo vệ môi trường và các tác động tiêu cực đến môi trường từ hoạt động của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1

2) Phân tích, đánh giá khả năng phát triển KTTH dựa trên phương pháp phân tích SWOT

3) Đưa ra các giải pháp và mô hình KTTH phù hợp để áp dụng cho nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ môi trường

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Hoàn thiện phương pháp luận trong nghiên cứu phát triển KTTH nói chung và KTTH trong hoạt động sản xuất điện chạy than nói riêng

- Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng hiệu quả mô hình kinh tế tuần hoàn phù hợp cho nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 nhằm phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường

Trang 11

5 Những đóng góp mới của đề tài

- Đóng góp về mặt lý thuyết: Hệ thống hóa những vấn đề chung về KTTH

nói chung và KTTH đối với các nhà máy nhiệt điện chạy than nói riêng Xây

dựng mô hình KTTH phù hợp áp dụng thực tiễn cho nhà máy nhiệt điện Mông

Dương 1

- Đóng góp về mặt thực tế: Kết quả của nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp

các nhà quản lý hoạch định chính sách có cách nhìn đầy đủ và toàn diện hơn để

thúc đẩy việc áp dụng mô hình KTTH cho các nhà máy nhiệt điện chạy than

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Một số khái niệm và nguyên tắc của Kinh tế tuần hoàn, mô hình Kinh

Trong những thời gian sau đó, nhiều nghiên cứu về KTTH được thực hiện cũng đã tiếp tục đưa ra các khái niệm, định nghĩa khác nhau về KTTH trong đó khái niệm về KTTH của tổ chức Ellen MacArthur Foundation tại hội nghị kinh

tế toàn cầu năm 2012 được thừa nhận rộng rãi trên thế giới: “Nền Kinh tế tuần hoàn là hệ thống có tính phục hồi hoặc tái tạo thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động Nó thay thế khái niệm “kết thúc vòng đời” của vật liệu bằng khái niệm phục hồi, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại, và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kỹ thuật và mô hình kinh doanh trong phạm vi của nó” [25]

Ngoài ra, còn có thể kể đến khái niệm về KTTH của nhóm tác giả Geissdoerfer và cộng sự (2017) đã đưa ra một cách nhìn cụ thể về KTTH, đó là

“một hệ thống mà trong đó tài nguyên đầu vào và chất thải, phát thải, hao hụt năng lượng được giảm thiểu thông qua việc làm chậm, làm hẹp và đóng kín các vòng vận động của vật liệu và năng lượng Điều này có thể đạt được thông qua các thiết kế có tính dài hạn, bảo dưỡng, sửa chữa, tái sử dụng, tái sản xuất, làm mới và tái chế” [27]; và khái niệm KTTH của William Mcdonough (2018) trong nghiên cứu “Nền KTTH tại các thành phố nhằm phát triển mô hình cho các đô thị bền vững”, như sau: “Nền KTTH là một hệ thống kinh tế dựa trên mô hình kinh doanh thay thế cho khái niệm kết thúc vòng đời bằng việc giảm thiểu, tái chế và thu hồi nguyên liệu trong quy trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ, tổ

Trang 13

chức theo cấp độ vi mô (sản phẩm, công ty, người tiêu dùng), cấp độ trung gian (khu công nghiệp hệ sinh thái) và cấp độ vĩ mô (thành phố, vùng miền, quốc gia

và rộng hơn nữa) với mục tiêu nhằm thực hiện phát triển bền vững, nâng cao chất lượng môi trường, tạo ra nền kinh tế phát triển thịnh vượng và công bằng xã hội, mang lại lợi ích cho các thế hệ hiện tại và tương lai” [30]

 Tại Việt Nam:

Các khái niệm có liên quan đến KTTH đã có ở Việt Nam từ cách đây nhiều năm với những định danh khác Đó là mô hình VAT (Vườn – Ao – Chuồng), một mô hình mà Việt Nam đã áp dụng khá thành công, đặc biệt tại khu vực nông thôn Ngoài ra, các khái niệm “khu công nghiệp sinh thái – ecological industrial zone”, “sản xuất sạch hơn – Cleaner production”, “Không phát thải – zero emission”, tái chế, tái sử dụng, tái sản xuất cũng được đề cập nhiều trong thời gian qua Các khái niệm này còn được thể hiện trong các chính sách của Đảng và nhà nước ta có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường và được các Trường, Viện nghiên cứu triển khai nghiên cứu, áp dụng như Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Viện Môi trường và Tài nguyên (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) [18]

Tuy nhiên, phải đến Luật BVMT số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 mới

có quy định riêng về KTTH Theo đó, Tại Điều 142 của Luật Luật BVMT số 72/2020/QH14 có đề cập khái niệm KTTH ở Việt Nam được xác định là “mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường” [13]

Như vậy, qua những khái niệm trên, có thể hiểu ngắn gọn KTTH là một

hệ thống có tính khôi phục và tái tạo thông qua việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi các nguyên liệu trong các quá trình sản xuất, phân phối và tiêu

dùng, thay thế cho khái niệm “kết thúc vòng đời”

1.1.2 Nguyên tắc của Kinh tế tuần hoàn

So với kinh tế tuyến tính truyền thống (dạng một đường thẳng với đầu vào

là khai thác, sau đó sản xuất, tiêu dùng và kết thúc của đường thẳng đó là thải bỏ

Trang 14

phế liệu, rác thải, sản phẩm đã qua sử dụng) thì trong nền KTTH, mọi thứ đều là tài nguyên, được mô tả bằng các vòng tròn khép kín [9]

Hình 1.1 Sự khác biệt giữa kinh tế truyền thống và KTTH

Có thể nhận thấy rằng KTTH là nền kinh tế mà giá trị của sản phẩm, nguyên vật liệu, tài nguyên được duy trì sử dụng lâu nhất có thể và đồng thời giảm thiểu việc phát thải chất thải ra môi trường Hiệu quả mang lại đó là càng ít tài nguyên thiên nhiên bị khai thác để sản xuất sản phẩm mới, từ đó môi trường

sẽ chịu càng ít tác động tiêu cực từ con người Theo tổ chức Ellen Macarthur đã xác định ba nguyên tắc chính của một nền KTTH đó là:

(1) Bảo toàn và tăng cường vốn tự nhiên bằng cách kiểm soát các tài nguyên hữu hạn và cân bằng các tài nguyên có thể tái tạo: so với nền kinh tế tuyến tính truyền thống thì trong nền KTTH những tài nguyên hữu hạn hay những tài nguyên không thể tái tạo như dầu mỏ, than đá,… là nhóm hạn chế sử dụng, để đảm bảo sự cân bằng của môi trường tự nhiên Ngoài ra, những loại tài nguyên có thể tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy lực,…cũng được KTTH quan tâm và sử dụng hiệu quả

(2) Tối ưu hóa sản lượng bằng cách lưu thông các sản phẩm, linh kiện và vật liệu ở mức tiện ích cao nhất trong mọi giai đoạn của chu kỳ sản phẩm: KTTH quan niệm rằng mọi sản phẩm dù ở bất kỳ giai đoạn (chỉ là linh kiện hay

đã là một sản phẩm hoản chỉnh, hoặc là sản phẩm đã qua sử dụng) thì đều có thể

Trang 15

tiếp tục gia nhập vào quá trình lưu thông Sản phẩm đó có thể tiếp tục sử dụng tiếp, hoặc sửa chữa để tái sử dụng,…

(3) Thúc đẩy hiệu quả của hệ thống bằng cách giảm thiểu tác động tiêu cực cho môi trường xung quanh: Mục tiêu cuối cùng của nền KTTH là giảm những tác động tiêu cực đến môi trường Đây cũng chính là phương thức để đạt

sự phát triển bền vững, đo đó sự phát triển mô hình KTTH cũng cần tuân thủ nguyên tắc này

Hình 1.2 Nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn

(Nguồn: Ellen MarActhur Foundation, 2016)

Quá trình vận hành của nền KTTH sẽ hạn chế tối đa khai thác nguyên liệu thô từ môi trường tự nhiên và duy trì hệ sinh thái, không còn đưa chất thải ra môi trường gây ô nhiễm và suy thoái môi trường, duy trì chất lượng môi trường Điều này giúp giải quyết được bài toán xử lý mối quan hệ giữa “Kinh tế” và

“Môi trường” Như vậy, KTTH không chỉ là tuần hoàn vật liệu và còn là giảm thiểu việc sử dụng các vật liệu khó tái chế Hơn thế nữa, KTTH coi chất thải là tài nguyên bị đặt nhầm chỗ, hoặc bị đánh giá chưa đúng giá trị, cần được coi trọng và sử dụng phù hợp

Trang 16

1.1.3 Mô hình kinh tế tuần hoàn

Hình 1.3 Mô hình nền kinh tế tuần hoàn

(Nguồn: Towards a circular economy – tổ chức Ellen MacAurthur)

Tổ chức Ellen MacAurthur trong đề tài nghiên cứu “Towards a circular economy” đã đề xuất mô hình KTTH với hai loại đầu vào: thành phần sinh học

và thành phần kỹ thuật Mô hình khép kín từng giai đoạn của kinh tế tuần hoàn chú trọng việc quản lý và tái tạo tài nguyên nhằm tránh tạo ra phế thải Việc tận dụng tài nguyên đƣợc thực hiện bằng nhiều hình thức nhƣ sửa chữa, tái sử dụng, tái chế

Trong khuôn khổ đề tài này, tác giả nghiên cứu ngành công nghiệp sản xuất điện chạy than với đặc điểm sử dụng đầu vào là các yếu tố kỹ thuật, đo đó luận văn sẽ tập trung nghiên cứu mô hình kinh tế tuần hoàn ở nhánh thành phần

kỹ thuật

Trang 17

Hình 1.4 Mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành kỹ thuật

(Nguồn: Towards a circular economy – tổ chức Ellen MacAurthur)

Theo hình 1-4, mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành kỹ thuật cũng trải qua các bước tương tự kinh tế tuyến tính nhưng chi tiết hơn: sản xuất (sản suất nguyên liệu, sản xuất sản phẩm), tiêu dùng (bán lẻ và cung cấp dịch vụ, người tiêu dùng sử dụng sản phẩm) Ta có thể nhận thấy điểm khác biệt quan trọng trong mô hình kinh tế tuần hoàn nằm ở bước quản lý chất thải (thu gom, phục hồi năng lượng, thu hồi năng lượng) Từ bước thu gom những sản phẩm đã qua

sử dụng, nền kinh tế tuần hoàn đã phát triển mô hình này thành nhiều nhánh hơn, tối ưu từng cấp độ của sản phẩm tái chế Các sản phẩm tái chế sẽ có mức

độ khấu hao khác nhau, yêu cầu kỹ thuật để tái chế khác nhau và cho ra những sản phẩm tái sử dụng khác nhau Tùy vào khả năng sử dụng của nguyên liệu, sảm phẩm đó mà sau khi thu gom nguyên liệu, sản phẩm đó sẽ tiếp tục được gia nhập vào bước nào của chuỗi sản phẩm

Sơ đồ mô hình của tổ chức Ellen MacAurthur xây dựng với nguyên tắc về các vòng tròn: vòng tròn càng nhỏ, càng gần với chuỗi sản xuất thì vòng đó càng

có quan hệ chặt với sản phẩm nguyên thủy ban đầu Theo nguyên tắc này, nếu

Trang 18

sản phẩm sau thu gom có giá trị sử dụng cao hoặc yêu cầu kỹ thuật đơn giản để

xử lý thì sẽ được tái gia nhập vào chuỗi sản phẩm ngay ở bước tái sử dụng, tái phân phối sản phẩm Các vòng tròn trong mô hình không tách biệt mà có quan

hệ với nhau, có trường hợp sản phẩm sau thu gom đã được gia nhập lại chuỗi sản phẩm ở bước tái sử dụng & tái phân phối, sau quá trình sử dụng thì sản phẩm đó bị khấu hao gần hết và chỉ còn lại một vài chi tiết có thể sử dụng, và những chi tiết đó tiếp tục gia nhập chuỗi ở lần thứ hai này theo nhánh tái chế Những vòng tròn quan hệ mật thiết ở từng bước sản xuất và tiêu dùng khiến cho vòng đời của một sản phẩm, thậm chí là chi tiết của sản phẩm được kéo ra rất dài Khi mà sản phẩm đó gần như đã được tái chế hết đến từng chi tiết và không thể tham gia vào chuỗi sản phẩm dưới hình dạng nguyên thủy thì sản phẩm hoặc chi tiết này vẫn chưa bị thải ra môi trường ngay lập tức mà trong trong sơ đồ mô hình kinh tế tuần hoàn nó lại một lần nữa được xử lý để tạo ra những năng lượng đơn sơ nhất cho chuỗi sản xuất (như khí đốt, nhiệt lượng,…)

Tóm lại, ta có thể nhận thấy với sơ đồ mô hình vòng tròn thay vì đường thẳng như kinh tế tuyến tính, kinh tế tuần hoàn đã tạo điều kiện cho mọi sản phẩm và chi tiết sản phẩm có thể tái gia nhập chuỗi sản xuất, tiêu dùng Bởi vậy

mà kinh tế tuần hoàn được coi là nền kinh tế không có rác thải

1.2 Tổng quan về tình hình áp dụng Kinh tế tuần hoàn trên thế giới, tại Việt Nam và khu vực nghiên cứu

1.2.1 Tình hình áp dụng Kinh tế tuần hoàn trên thế giới

 Trên thế giới:

Tại châu Âu, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn vào năm 2015, bao gồm các biện pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, tăng sức cạnh tranh toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và tạo việc làm mới Kế hoạch hành động của EU cho nền kinh tế tuần hoàn thiết lập một chương trình hành động cụ thể, với các biện pháp bao trùm toàn bộ chu trình: từ sản xuất và tiêu thụ đến quản lý chất thải và thị trường nguyên liệu thứ cấp và đề xuất lập pháp sửa đổi về chất thải Các hành động được đề xuất sẽ góp phần “đóng vòng lặp” của vòng đời sản

Trang 19

phẩm thông qua việc tái chế và tái sử dụng nhiều hơn, mang lại lợi ích cho cả môi trường và nền kinh tế Khung pháp lý sửa đổi về chất thải đã có hiệu lực vào tháng 7/2018, đặt ra các mục tiêu rõ ràng để giảm chất thải và thiết lập một lộ trình dài hạn để quản lý và tái chế chất thải Các yếu tố chính của đề xuất chất thải sửa đổi bao gồm: Mục tiêu chung của EU để tái chế 65% chất thải đô thị vào năm 2035; tái chế 70% chất thải bao bì vào năm 2030 Ngoài ra, còn có các mục tiêu tái chế cho các vật liệu đóng gói, cụ thể: Giấy và bìa cứng: 85%, kim loại màu: 80%, nhôm: 60%, kính: 75%, nhựa: 55%, gỗ: 30% Mục tiêu chôn lấp ràng buộc nhằm giảm lượng rác thải xuống mức tối đa 10% chất thải đô thị vào năm 2035 Theo ước tính, kinh tế tuần hoàn có thể tạo ra lợi ích khoảng 600 tỷ Euro mỗi năm cho EU, tạo ra 580.000 việc làm mới và giúp giảm phát thải khí nhà kính [16]

Thụy Điển là một trong những điểm sáng về phát triển kinh tế tuần hoàn Thụy Điển đã phát triển triết lý kinh tế tuần hoàn của mình lên tầm cao mới với phương châm “thay đổi tư duy tiêu dùng ắt dẫn đến thay đổi tư duy sản xuất” Theo đó, thành lập một nhóm chuyên gia về kinh tế tuần hoàn giúp Chính phủ điều phối và hỗ trợ doanh nghiệp, người dân; đầu tư nghiên cứu đổi mới trong lĩnh vực tài nguyên và chất thải Chính phủ đã thay đổi nhận thức của người dân, doanh nghiệp song hành với việc xây dựng hệ thống pháp lý rõ ràng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường bằng việc đánh thuế cao các loại chất thải, đồng thời, có chính sách ưu đãi với sử dụng năng lượng tái tạo từ thủy điện và nhiên liệu sinh học… Nền kinh tế tuần hoàn “Vì một tương lai không rác thải” ở Thụy Điển được khởi xướng, bắt đầu bằng việc đổi mới sáng tạo ở doanh nghiệp, thúc đẩy ứng dụng công nghệ sạch, tạo ra các phương pháp tiếp cận theo hướng thân thiện với môi trường Đến nay, 99% tổng lượng rác thải sinh hoạt tại Thụy Điển được tái chế Các giải pháp triển khai như: Quy định chặt chẽ về địa điểm tái chế rác thải; xe chở rác chạy bằng năng lượng tái chế hoặc khí sinh học; phân loại rác theo màu túi đựng rác để tiết kiệm thời gian với sự tham gia của các doanh nghiệp (nhất là trong các ngành may mặc, thực phẩm); biến rác thải thành điện năng,…[16]

Trang 20

Tại Hà Lan, Chính phủ đã xác định phát triển kinh tế tuần hoàn là yêu cầu thiết yếu Theo đó, Hà Lan tiến hành phát triển chương trình hậu thuẫn cho nền kinh tế tuần hoàn nhằm mục tiêu đảm bảo cuộc sống và điều kiện làm việc lành mạnh, an toàn, ít gây hại cho môi trường Chương trình này có sự tham gia của nhiều bộ, ngành liên quan, bao gồm tất cả các chương trình nhằm xử lý nguyên liệu thô hiệu quả hơn Năm 2013, Chính phủ Hà Lan đã triển khai một loạt chương trình và dự án nhằm biến nước này trở thành “trung tâm tuần hoàn” của châu Âu Đặc biệt, chương trình “Kinh tế tuần hoàn tại Hà Lan vào năm 2050” đưa ra tầm nhìn, định hướng lộ trình và mục tiêu cụ thể Theo đó, 5 lĩnh vực ưu tiên là: Nhiên liệu sinh khối và thực phẩm, nhựa, chế tạo (tập trung vào vật liệu kim loại và các hóa chất độc hại), xây dựng (tập trung vào tái chế vật liệu xây dựng và phát triển thị trường vật liệu tái chế) và tiêu dùng Việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn không chỉ mang lại cơ hội kinh tế mà còn thúc đẩy phát triển khoa học, cắt giảm khí thải CO2, đảm bảo sức khỏe và an toàn Riêng với Hà Lan, mô hình kinh tế này có thể tạo ra hơn 50 nghìn việc làm, giảm 10% chất thải ra môi trường, tiết kiệm 20% nước sử dụng trong ngành công nghiệp, giảm 25% nhập khẩu các nguồn cơ bản và tạo ra 7 tỷ Euro cho nền kinh tế Ngoài ra, Chính phủ Hà Lan cũng cam kết sẽ thực hiện cải cách pháp luật, ưu đãi thị trường trí tuệ, hỗ trợ tài chính, nâng cao tri thức nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế, hướng đến phát triển bền vững [16]

Tại châu Á, Singapore trở thành một điển hình về thúc đẩy kinh tế tuần hoàn từ rất sớm Là đảo quốc với nguồn lực tự nhiên rất hạn chế, nên ngay từ năm 1980, nước này đã phát triển công nghệ biến rác thải thành năng lượng với việc xây dựng 4 nhà máy, xử lý 90% lượng rác thải của cả nước với công suất lên đến 1.000 tấn rác/ngày Với 10% lượng rác thải còn lại, Singapore đã sáng tạo biến chúng thành một hòn đảo rác Semakau - “đảo rác” nhân tạo đầu tiên trên thế giới - đã ra đời Những việc làm này của Chính phủ Singapore nhằm hướng đến một xã hội không còn rác thải, mọi thứ đều được tái chế, đúng theo một trong những nguyên tắc hàng đầu của kinh tế tuần hoàn [16]

Trang 21

Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành luật về loại bỏ chất thải thực phẩm vào năm 2013, quy định cụ thể về tiêu chuẩn thu gom chất thải Chất thải được bỏ vào các túi phân hủy sinh học hoặc bỏ trực tiếp vào các thùng kim loại có trang

bị thanh đo và đầu đọc chíp nhận dạng tần số vô tuyến Luật này cũng quy định người dân sẽ phải trả thêm tiền, nếu lượng chất thải này vượt quá khối lượng cho phép và 60% số tiền đó được Chính phủ sử dụng để chi trả chi phí cho việc thu gom và xử lý chất thải phát sinh Hiện nay, 95% chất thải thực phẩm ở Hàn Quốc được tái chế thành phân hữu cơ, thức ăn chăn nuôi hoặc phân bón, còn lại chất lỏng sau khi ép ra từ rác thải được lên men thành khí hoặc dầu sinh học để

sử dụng Đây là chu trình khép kín từ thu gom, xử lý đến tái chế các sản phẩm theo hình thức “cộng sinh” [16]

Trung Quốc cũng là quốc gia điển hình về tiếp cận mô hình kinh tế tuần hoàn sau một thời gian sử dụng quá lãng phí các nguồn lực tự nhiên và gây ra nhiều hệ lụy về môi trường Năm 2008, Trung Quốc đã thông qua dự luật liên quan đến nền kinh tế tuần hoàn Năm 2018, Trung Quốc và EU đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế tuần hoàn Năm 2019, hợp tác liên lục địa gồm 200 doanh nghiệp của các quốc gia trên thế giới và của Trung Quốc đã cam kết nền kinh tế tuần hoàn về nhựa… Trung Quốc xây dựng 3 khâu để phát triển kinh tế tuần hoàn gồm: Vòng tuần hoàn nhỏ (thực hiện ở quy mô nhà máy và khu công nghiệp); vòng tuần hoàn vừa (mở rộng quy mô hơn) và vòng tuần hoàn lớn (thực hiện trên toàn bộ nền kinh tế) Nền kinh tế tuần hoàn ở Trung Quốc được xây dựng theo lộ trình cụ thể, từ việc xác định quan niệm phát triển đến mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn đến thông qua hệ thống pháp luật có tính bắt buộc đối với các doanh nghiệp [16]

Một số nghiên cứu nổi bật về KTTH trên thế giới của một số tác giả có thể kể đến như: Shao-lun Zeng, Hong Hu, Wei Wang (2009) Circular Economy Assessment for Coal-fired Power Plants Based on Supper-Efficiency DEA Model [29]; Hongyan Cui (2014) The Development of Circular Economy of Thermal Power in Western Jilin [23]; Liyana Yahya, Muhammad Nazry Chil, Mohd Hariffin Boosroh, Ir Noaziah Muda, Afiffi Zainal (2017) Promoting Circular

Trang 22

Economy to a Coal – fired Power Plant: Opportunities and Challenges [24]; Maddah Bazilah Majid, Siti Indati Mustapa (2017) Efficiency Assessment Of Malaysian Coal-Fired Power Plant: A Circular Economy Perspective [26]; Anne M Carpenter (2017) Water conservation in coal-fired power plants [20]; Agnieszka Bielecka, Joanna Kulczycka (2020) Coal Combustion Products Management toward a Circular Economy – A Case Study of the Coal Power Plant Sector in Poland [19]

1.2.2 Tình hình áp dụng Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam và tại khu vực nghiên cứu

 Tại Việt Nam:

Tại Việt Nam đã xuất hiện nhiều mô hình có liên quan đến KTTH được thực hiện như mô hình khu công nghiệp sinh thái, mô hình kinh tế sinh thái, mô hình sản xuất sạch hơn, và nhất là các sáng kiến tuần hoàn của doanh nghiệp, ví

dụ như: mô hình hệ thống xử lý chất thải tạo khí sinh học (Biogas) của trang trại chăn nuôi Lộc Phát tại Bình Phước của Công ty Lộc Phát đáp ứng được 30% nhu cầu năng lượng (Gas và điện) cho toàn trang trại; mô hình hỗ trợ thu gom và tái chế tất cả các chai nhựa từ các sản phẩm bán ra của Coca-Cola; mô hình sử dụng hoặc tái chế tới 99,01% phụ phẩm và phế liệu trong sản xuất của Heineken; mô hình sử dụng bao bì nhựa dẻo để làm đường giao thông của công

ty DOW; mô hình thu gom, tái chế, tái sử dụng 100% rác thải từ bao bì nhựa của công ty Unilever Mô hình chế biến phụ phẩm thủy sản (vỏ tôm, đầu tôm ) tạo ra Chitosan và SSE với tiềm năng 4-5 tỷ USD hàng năm, [15] Ngoài ra còn phải

kể đến các hoạt động tái sử dụng tro xỉ để sản xuất vật liệu xây dựng hoặc làm vật liệu san lấp ở một số nhà máy nhiệt điện như nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Vĩnh Tân 4, nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, Qua đây, có thể nhận thấy rằng việc

áp dụng KTTH tại Việt Nam còn chưa được thực hiện đúng và đầy đủ, các mô hình thực hiện còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, chưa có tính hệ thống chưa có sự hướng dẫn và định hướng hỗ trợ từ chính quyền để đạt hiệu quả cao nhất

Để tạo cơ sở cho việc phát triển KTTH toàn diện, đầy đủ và phù hợp với điều kiện Việt Nam, hiện đã có nhiều nghiên cứu chính thức về KTTH được thực hiện Tuy vậy, các nghiên cứu này mới dừng ở phân tích lý thuyết, xu hướng

Trang 23

chung, phân tích chính sách liên quan đến của KTTH, chưa có nhiều nghiên cứu toàn diện, cụ thể về KTTH để áp dụng vào thực tiễn Trong các nghiên cứu về KTTH đã được thực hiện có thể kể đến nghiên cứu nổi bật sau đây:

- Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Nam và Nguyễn Trọng Hạnh (2019)

“Thực hiện KTTH: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam” Từ thực trạng phát triển của nền KTTH trên thế giới, tác giả đã đưa ra những lý luận chung nhất về khái niệm, nguyên tắc thực hiện và các chính sách hướng tới KTTH của các quốc gia Dựa trên những phân tích kinh nghiệm quốc tế về thực hiện KTTH và các mô hình hoạt động tại Việt Nam, nhóm tác giả đề xuất một số gợi ý nhằm thúc đẩy KTTH tại Việt Nam theo hai hướng: (1) Tiếp cận theo hệ thống nền kinh tế; (2) Tiếp cận theo nhóm ngành, sản phẩm, nguyên liệu hoặc vật liệu [12]

- Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Nam và cộng sự (2019) “KTTH và sự chuyển dịch tất yếu” Bài nghiên cứu đã làm sáng tỏ tính tất yếu của sự chuyển dịch sang KTTH, vốn đang trở thành xu hướng diễn ra tại rất nhiều nước trên thế giới Từ những áp lực của nền kinh tế tuyến tính dẫn đến cạn kiệt tài nguyên

và ô nhiễm môi trường, nhóm tác giả đã chỉ ra được những cơ hội khi tiếp cận với nền KTTH, đặc biệt trong bối cảnh đất nước đang thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững và biến đổi khí hậu Như vậy, chuyển đổi sang KTTH sẽ giúp giảm khai thác tài nguyên và đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, đem lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường rõ rệt [11]

- Nghiên cứu của Lưu Thị Hương (2019), “Nghiên cứu khả năng áp dụng

mô hình nền kinh tế tuần hoàn phục vụ công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt Nam” Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được đánh giá về tính khả thi, đưa ra hướng phát triển, các giải pháp thúc đẩy trong việc áp dụng mô hình KTTH trong công tác bảo vệ môi trường tại một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp [10]

- Nghiên cứu của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (2020) “ Nghiên cứu, đánh giá, đề xuất các mô hình phát triển nền kinh tế tuần hoàn phù hợp với Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các mục tiêu phát triển bền

Trang 24

vững và ứng phó với biến đổi khí hậu” Theo quan điểm và cách tiếp cận của nghiên cứu: “KTTH là một hệ thống kinh tế có tính tái tạo và khôi phục, thông qua việc thay đổi cách mà hàng hóa, dịch vụ được thiết kế, sản xuất và tiêu dùng, theo hướng chất thải của quy trình này có thể thành nguyên liệu đầu vào cho quy trình khác và các sản phẩm có thể được sữa chửa, tải chế, tái sử dụng thay vì thải bỏ" Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu: (1) Hệ thống hóa được cơ sở lý luận của kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu; (2) Tổng hợp được kinh nghiệm quốc tế và cách tiếp cận phát triển KTTH; (3) Phân tích được hiện trạng của một số mô hình KTTH đã có tại Việt Nam; (4) đề xuất được quan điểm, cách tiếp cận phù hợp và một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam theo mô hình KTTH phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021–2030 và Kế hoạch 5 năm 2021-2025

Ngoài ra còn có thể kể đến nhiều bài báo đăng trên các tạp chí về môi trường của các tác giả khác như: TS Lê Hoàng Lan (2021) “KTTH và cơ chế khuyến khích chuyển đổi sang nền KTTH”, GS.TS Lê Thanh Hải, ThS Lê Quốc Vĩ, ThS Trần Thị Hiệu, Nguyễn Việt Thắng (2021) “Định hướng phát triển KTTH cho ngành nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long”, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, ThS Nguyễn Thế Hồng (2021) “KTTH: Bài toán cho xử lý chất thải ở Việt Nam”, Bùi Thị Hoàng Lan (2020) “Phát triển kinh tế tuần hoàn

ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam”, Bùi Xuân Dũng (2020) “Kinh nghiệm thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn ở một số quốc gia và gợi ý cho Việt Nam”, Lê Thị Phượng, Nguyễn Thị Thu Hiền (2021) “Thể chế quản lý thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trên thế giới và hàm ý chính sách cho Việt Nam”, Lý Hoàng Phúc (2020) “Xu hướng của nền kinh tế tuần toàn trên thế giới và một số khuyến nghị cho Việt Nam”, Trương Thị Mỹ Nhân (2019) “Kinh nghiệm xây dựng nền kinh tế tuần hoàn và các điều kiện để chuyển đổi ở Việt Nam”, Bùi Quan Trung, Phạm Hữu Năm (2020) “Một số giải pháp thúc đẩy phát triển nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam”,

Trang 25

 Tại khu vực nghiên cứu:

Tại Quảng Ninh, để thúc đẩy việc thực hiện KTTH trên địa bàn tỉnh, ngày 10/12/2021, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội thảo trực tuyến về KTTH thúc đẩy bảo vệ môi trường bền vững, giới thiệu các hình thức hỗ trợ tài chính từ Quỹ Bảo vệ môi trường và phát triển đất tỉnh Quảng Ninh Tại hội thảo, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cũng đã giới thiệu các hình thức hỗ trợ tài chính từ Quỹ và hiện nay mức lãi suất cho vay đang áp dụng

là 3%/năm Hoạt động thứ hai là tài trợ, đồng tài trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường như: Xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường, ứng phó, khắc phục hậu quả do sự cố môi trường, thiên tai gây ra; hỗ trợ trao các giải thưởng về môi trường [1]

Hiện nay, một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng đã bước đầu áp dụng một số nội dung của KTTH vào hoạt động kinh doanh sản xuất như: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thực hiện tận dụng lại nguồn nước thải mỏ để phục vụ cho các hoạt động sản xuất và chế biến than vừa giúp TKV giảm chi phí, vừa bảo vệ được tài nguyên nước Nhà máy xi măng Lam Thạch sử dụng nhiên liệu thay thế 10-15% lượng than bằng các sản phẩm thải của công nghiệp như da giày, vải, giấy, gỗ, nylon, Tại các nhà máy nhiệt điện chạy than như nhà máy Mạo Khê, nhiệt điện Uông Bí,… thực hiện tái

sử dụng nguồn chất thải là tro xỉ qua hoạt động bán tro xỉ cho các đơn vị thu mua để tận dụng làm gạch không nung hoặc san lấp mặt bằng Tuy nhiên, do chưa xây dựng và phát triển một mô hình KTTH đầy đủ để áp dụng phù hợp nhất với thực tế riêng của các đơn vị nên việc áp dụng KTTH tại các đơn vị này chưa toàn diện và đồng bộ nên hiệu quả mang lại chưa cao

Tại Quảng Ninh hiện vẫn chưa có nghiên cứu về KTTH được thực hiện, đặc biệt là các nghiên cứu về KTTH có liên quan đến các đơn vị sản xuất điện chạy than Qua việc thu thập dữ liệu và thông tin khảo sát thực tế tại nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 cho thấy việc áp dụng KTTH tại đây cũng mới chỉ dừng lại ở hình thức hướng tới sản xuất sạch hơn thông qua các hoạt động như:

Trang 26

- Đối với việc xử lý khí thải, công ty đã đầu tư gần 10 tỷ đồng cải tiến thiết bị, công nghệ để đưa hệ thống ESP vào vận hành ngay khi bắt đầu khởi động lò, cũng như hoàn thành chuyển đổi sử dụng nhiên liệu đốt lò từ dầu FO sang dầu DO dùng cho quá trình lên xuống lò hơi cũng như quá trình xử lý sự cố trong vận hành hoặc đốt kèm để giảm tải để ngừng lò và đưa lọc bụi tĩnh điện vào hoạt động ngay từ khi bắt đầu đốt các vòi dầu của lò hơi Việc chuyển đổi thành công dùng dầu DO thay thế dầu FO đã giải quyết tuyệt đối vấn đề môi trường do ngay từ khi khởi động đã được công ty đưa ngay lọc bụi vào làm việc nên tình trạng khói đen không còn ra khỏi ống khói như trước đây Đồng thời, trong quá trình vận hành xảy ra tình trạng sự cố giúp công ty khôi phục lại rất nhanh vì hiện tượng tắc vòi dầu không còn

- Đối với việc xử lý xỉ thải, đơn vị thực hiện tái sử dụng 100% nguồn chất thải là tro xỉ qua hoạt động bán tro xỉ cho các đơn vị thu mua để tận dụng làm gạch không nung hoặc san lấp mặt bằng,…tuy nhiên đầu ra cho việc tiêu thụ xỉ chưa mang tính ổn định cao, các hợp đồng hiện tại chỉ có thời hạn đến năm 2024

1.3 Khái quát về khu vực nghiên cứu

1.3.1 Đặc điểm tự nhiên và môi trường sinh thái

a Vị trí địa lý

Vị trí nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 nằm gần đường Quốc lộ 18A, cách thành phố Hạ Long khoảng 50 km và cách trung tâm thành phố Cẩm Phả khoảng 18 km về phía Đông Bắc, gần cửa sông Mông Dương và ven Luồng Gạc Địa điểm này thuộc khu 8, phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh Vị trí địa điểm này tiếp giáp về các hướng như sau:

- Phía Tây, Tây Bắc và phía Bắc là tuyến đường Quốc lộ 18A chạy ra Móng Cái

- Phía Đông và Đông Bắc là các bãi than của Công ty chế biến và Kinh doanh than Cẩm Phả và Công ty than Hạ Long Ra xa bên ngoài khoảng 1 km

là Luồng Gạc, khu vực tàu thuyền có thể đi lại dễ dàng

Trang 27

- Phía Đông Nam là các dẫy núi thấp ven biển Phía Nam là các quả núi thấp, qua đó là sông Mông Dương và truyền đường Quốc lộ 18 đi ra Móng Cái [5]

Hình 1.4 Vị trí nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1

b Đặc điểm về địa hình

Khu vực Nhà máy là khu đất bồi ven sông Nhìn chung, khu vực này có địa hình không bằng phẳng, được bao quanh bởi đồi núi thấp với chiều cao trung bình từ 50-60m, có đỉnh cao đến 70-100m Khu vực nhà máy có địa hình tương đối phức tạp, mặt bằng bị chia cắt bởi nhiều lạch, suối, rãnh thoát nước trải dài theo dãy núi đã vôi và luồng thuỷ nội địa

Địa hình trên bờ thay đổi độ dốc giữa các dẫy núi đã vôi có độ cao từ

50 – 100m chạy dài ven biển cửa sông Mông Dương Địa hình đáy khu vực Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 thay đổi, khu vực gần bờ lớp bùn, đất khá dầy do bồi lắng từ trên bờ, hoạt động cảng than Khu vực ngoài tuyến luồng

có địa hình khá ổn định độ dốc tăng dần khi xa bờ [5]

Trang 28

- Lớp 2 (Tầng tích tụ aluvi biển amQIV):

+ Lớp 2a: phân bố ở vùng địa hình thấp như lòng sông, cửa sông Thành phần gồm bùn sét, á sét màu xám đen Chiều dày thay đổi 1-2m đến 7m

+ Lớp 2b: phân bố thành bĩa nhỏ ven sông, suối Thành phần gồm cát, á sét, lẫn ít cuội sỏi, chiều dày mỏng 1-2m đến 7m

+ Lớp cát hạt thô 2d: phân bố ở lòng sông Mông Dương Thành phần là cát hạt thô hạt trung có chứa sạn sỏi, cuội Chiều dày 4-5m đến 10,5m

- Lớp 3 (Tầng sườn tàn tích): phân bố trên diện tích các quả đồi Thành phần là đất á sét, sét màu nâu tím gụ, chứa 5-10% dăm sạn đá cát bột kết

- Lớp 4 (Tầng trầm tích điệp Hòn Gai, Hệ tầng Hà Cối): phân bố ở khu vực đồi núi Thành phần chủ yếu bao gồm sỏi sạn, cuội kết, cát bột kết, sét kết chứa than có màu xám sáng, tím gụ [5]

d Khí hậu

Địa phương có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với bốn mùa trong năm Nền nhiệt độ trung bình khoảng 21-23°C; độ ẩm trung bình 82-85%; tốc độ gió trung bình năm 3,1m/s Ngoài ra, tổng số ngày có giông trong năm là khoảng 37,3 ngày; lượng bốc hơi trung bình năm là 93,6 mm

Lượng mưa: Chế độ khí hậu của khu vực là chế độ lưu vực sông ven biển lượng mua trung bình năm trên lưu vực khá lớn lượng mưa trung bình năm đạt khoảng 2.250 mm Trong năm mưa phân ra làm hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 với tổng lượng mưa chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa năm, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau

Hướng gió chủ đạo của khu vực theo mùa như sau: mùa xuân hướng gió chủ đạo là hướng Bắc, mùa hạ hướng gió chủ đạo là hướng Nam, mùa thu

và mùa đông hướng gió chủ đạo là hướng Bắc [5]

e Đặc điểm hải văn

Nhà máy điện Mông Dương 1 được xây dựng ở bờ Tây Luồng Gạc Luồng Gạc kéo dài từ phía Nam xã Cẩm Hải tới phường Cửa Ông, và được

mở rộng đến Tây Nam vịnh Bái Tử Long Nước luồng mặn và chịu ảnh hưởng của nước chảy tràn và lưu lượng nước sông từ thành phố Cẩm Phả

Trang 29

Trong mùa mưa, nước sông từ thượng lưu làm giảm độ mặn rõ rệt Chế độ dòng chảy của luồng chịu ảnh hưởng bởi chu kỳ nhật triều của vịnh Bái Tử Long

Thủy triều vùng biển tại Quảng Ninh nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều đều, hầu hết các ngày trong tháng (>25 ngày) đều xuất hiện một lần nước lên và một lần nước xuống Tuy vậy, trong tháng vẫn

có 1-3 ngày thuỷ triều lên, xuống hai lần trong ngày Biên độ triều vùng này thuộc loại lớn nhất ở Việt Nam, đạt từ 3,5-4,1m vào thời gian nước cường Vào thời điểm triều cường, mực nước lên xuống nhanh, có thể đạt 0,5m/h Vào thời kỳ nước kém, mực nước lên xuống chậm

Sóng biển: Sóng biển tương ứng với chế độ gió nêu trên được chia làm hai mùa rõ rệt:

- Sóng trong mùa đông thịnh hành là hướng Bắc và Đông Bắc

- Sóng trong mùa hè thịnh hành là hướng Nam và hướng Đông Nam Bão: Tại khu vực Mông Dương, Cẩm Phả, bão sớm có thể xuất hiện từ tháng 4 và kéo dài đến hết tháng 10 nhưng tập trung nhiều vào các tháng 7, 8,

9 Tần suất của bão trong năm thường không phân bố đều trong các tháng Tháng 12 là thời gian thường không có bão, tháng 1 đến tháng 5 chiếm 2,5%, tháng 7 đến tháng 9 tần suất lớn nhất đạt 35 - 36% Khu vực nhà máy là một trong những khu vực có tần suất bão đổ bộ trực tiếp lớn nhất của cả nước (28%) Hàng năm khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của 1 - 2 cơn bão và chịu ảnh hưởng gián tiếp của 3 - 4 cơn Gió bão thường ở cấp 9 - 10, có khi lên cấp 12 hoặc trên cấp 12, kèm theo bão là mưa lớn, lượng mưa trong bão chiếm tới 25 - 30% tổng lượng mưa cả mùa mưa [5]

g Đặc điểm môi trường sinh thái

Hệ sinh thái cạn:

Nhìn chung, đa dạng sinh thái cạn khu vực phường Mông Dương đã bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác than và các hoạt động công nghiệp khác Hiện nay khu vực này hầu như không còn các loại động vật quý hiếm như hổ, báo, khỉ, hoẵng, lợn rừng,…Động vật hoang dã như sóc, rơi, chuột, các loại

Trang 30

chim như chào mào chích chòe cu gáy thì tương đối nghèo nàn Ở khu vực này hiện tại phần lớn động vật là gia súc, gia cầm do nhân dân trong vùng chăn nuôi, chủ yếu như: gà, vịt, chó, lợn, trâu, bò, dê,…nhưng với số lượng không lớn Hệ thực vật nghèo nàn không có các cây quý hiếm chủ yếu là các thảm thực vật thứ sinh như cây bụi, lau, lác, sim, mua, cỏ tranh, đồi trọc chủ yếu là các thảm thực vật thứ sinh Các cây ăn quả như mít, ổi, na, chuối và các cây bạch đàn, xoan đào với số lượng ít do không phải nguồn sống chủ đạo của dân cư trong vùng [5]

Hệ sinh thái dưới nước:

Quần thể sinh vật dưới nước tại khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng chi phối bởi hệ sinh thái biển ven bờ Các loài các trong khu vực nghiên cứu khá

đa dạng và phong phú: theo nghiên cứu của các chuyên gia thủy sinh khu vực

dự án có khoảng 35 loài cá thuộc 19 họ Sinh vật đáy xác định được 51 loài bao gồm 8 loài động vật chân đốt, 38 loài động vật thân mềm, 4 loài giun đốt

và 1 loài da gai, mật độ trung bình 54 cá thể/m2 và 11,92 g/m2 Sinh vật phù

du đã xác định được 30 loài phiêu sinh động vật của 13 họ thuộc bộ động vật chân kiếm và bộ râu ngành Mật độ phiêu sinh động vật trung bình là 2913 cá thể/m3 Hiện nay tại các khu vực sông Mông Dương, cửa sông Dê Dách, Luồng Gạc rất ít các hoạt động nuôi trồng thủy sản Nuôi trồng thủy sản chủ yếu tập trung tại ven biển Cẩm Hải, các đảo huyện Vân Đồn [5]

1.3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

a Dân cư

Phường Mông Dương có diện tích 114,46 km2 và dân số khoảng 15.566 người (theo Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2019) Khu vực phía Nam của phường dọc theo quốc lộ 18 và toàn bộ phần phía Bắc tương ứng là khu vực đô thị và khu vực được bao phủ chủ yếu bởi rừng

Dân cư trong khu vực nghiên cứu khá ổn định, hầu hết dân cư đều đang làm việc tại các mỏ than trong khu vực Tại phường Mông Dương nam giới chiếm đến 54% dân số, có thể là do trong thành phần công nhân mỏ nam giới

Trang 31

chiếm đa số Nam và nữ cân bằng trong tất cả các hoạt động công việc trừ trong việc khai thác than, chỉ có 8% trong tổng số công nhân là nữ

Tỉnh Quảng Ninh có 21 nhóm dân tộc thiểu số nhưng chỉ có 6 trong số này

có dân số trên 1000 người, bao gồm các nhóm Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ

và Hoa Nhóm người Kinh chiếm tỷ trọng chính tới 94,5% dân số, thứ hai là Sán Dìu chiếm khoảng 4,1% dân số, dân tộc Tày chiếm 0,7% dân số

b Các hoạt động kinh tế xã hội

Với khoảng 95% trữ lượng than anthracit của cả nước, tỉnh Quảng Ninh

đã và đang phát triển thành trung tâm khai thác và chế biến than lớn nhất Việt Nam Các ngành công nghiệp khác ở Quảng Ninh là đóng tàu, năng lượng, xi măng, và chế biến thuỷ sản Cho đến nay công nghiệp là nguồn thu nhập chính của đa số dân cư tại thành phố Cẩm Phả (77,5%) Thành phố Cẩm Phả

là vùng công nghiệp với các mỏ than lớn, chủ yếu là khai thác lộ thiên Ngoài

ra, Cẩm Phả là cảng than lớn nhất Việt Nam Phường Mông Dương có nền kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ với gần hai phần ba số hộ làm việc trong khu vực công nghiệp, chủ yếu là công nghiệp than Rừng cũng là một hoạt động chính trong khu vực nghiên cứu Hầu hết diện tích rừng trong khu vực được trồng keo hoặc bạch đàn Các cây lấy gỗ này được khai thác chủ yếu được bán cho các mỏ than để chống đỡ hoặc bán cho các công ty sản xuất giấy Cây ăn quả (nhãn, vải,…) cũng phổ biến được trồng ở đất thổ công Theo khảo sát thông tin từ chính quyền địa phương, tình trạng thất nghiệp trong khu vực nghiên cứu là rất thấp và tình trạng thất nghiệp ngắn hạn do nhu cầu công nhân cho các ngành công nghiệp thay đổi

Hệ thống giao thông khu vực nghiên cứu gồm đường bộ và đường thủy, đường sắt:

- Giao thông đường bộ: Quốc lộ 18A là đường giao thông chính ở Quảng Ninh Quốc lộ 18A chia đôi vùng dự án và nối các trung tâm đô thị chính của tỉnh Quảng Ninh (Uông Bí, Hạ Long, Cẩm Phả và Móng Cái) và với biên giới Việt – Trung tại Móng Cái Đường cao tốc Hà Nội – Hạ Long –

Trang 32

Móng Cái được đưa vào sử dụng đã giảm tải lượng lớn phương tiện giao thông đi qua khu vực nhà máy

- Cảng, bến than và giao thông thuỷ: Hiện có hơn 30 cảng và bến than trong vùng Cẩm Phả (bao gồm vùng dự án Nhiệt điện Mông Dương 1) với tổng công suất vận tải khoảng 5,5 triệu tấn/năm Cảng Cửa Ông là cảng lớn nhất với công suất 3,0 triệu tấn/năm và có thể phục vụ tàu có trọng tải tối đa 60.000 tấn cách Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 khoảng 6km

- Đường sắt: Hệ thống đường sắt đã được xây dựng song song với quá trình phát triển các mỏ than và đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển than trong khu vực Hệ thống đường sắt này không kết nối với hệ thống đường sắt quốc gia và quốc tế vì mục đích duy nhất của hệ thống là phục vụ ngành than Đường sắt có khẩu độ hẹp với chiều rộng 1,0 m và hệ thống có công suất vận tải khoảng 11 triệu tấn/năm Tổng chiều dài của hệ thống khoảng 100 km gồm hai tuyến chính: Tuyến phía Bắc vận chuyển than từ khu mỏ Khe Chàm - Mông Dương đến nhà máy Tuyển than Cửa Ông; Tuyến phía Nam vận chuyển than từ các mỏ than Khe Tàm, Tây Khe Sim, Thống Nhất, Đèo Nai, Cọc Sáu đến nhà máy Tuyển than Cửa Ông Tại khu vực nhà máy có tuyến đường sắt nội bộ

Hiện tại, phường Mông Dương có 03 cơ sở y tế công được đầu tư của nhà nước, ngoài ra tại các nhà máy, xí nghiệp quốc doanh đều có các trạm xá

để theo dõi và khám sức khỏe cho cán bộ công nhân viên Các hoạt động chăm sóc bà mẹ và trẻ em, kế hoạch hóa gia đình và nhất là tiêm chủng được tiến hành đều đặn Các công tác này được nâng cao đã hạn chế nhiều bệnh dịch xảy ra, nhất là ở trẻ em [5]

1.3.3 Tổng quan về nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1

Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 là một dự án nằm trong Quy hoạch tổng thể của Trung tâm điện lực Mông Dương hơn 2.000 MW đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 31/QĐ-BCT ngày 06/01/2006 Nhà máy có công suất 1.080 MW bao gồm hai tổ máy mỗi tổ máy 540 MW và tất cả các hệ thống phụ trợ trong nhà máy và các thiết bị quản lý cần thiết cho hai tổ máy phát

Trang 33

điện thuộc khu 8, phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Dự án NMNĐ Mông Dương 1 chính thức khởi công vào ngày 22/10/2011 Tổ máy S1 vận hành thương mại từ ngày 10/10/2015 và tổ máy S2 từ ngày 03/12/2015 [6]

Hình1.5 Hình ảnh nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1

Tổng diện tích đất sử dụng dự án: 4.131.880 m2; Trong đó:

+ Khu nhà máy chính: 1.875.916 m2

+ Khu đường dây 35 KV: 1.034 m2

+ Bãi đất thi công: 224.200 m2

+ Khu cán bộ công nhân viên: 134.221 m2

+ Đoạn cuối kênh thải: 237.300 m2

+ Hệ thống cung cấp nước ngọt: 1.659.153 m2

* Quy trình công nghệ sản xuất:

Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 sử dụng nhiên liệu chính là than cám 6a.1, 6a.10 do tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam cung cấp qua hệ thống băng tải vận chuyển vào nhà máy và chủng loại than 5b.1, 5b.14, 5b.22 do Tổng Công

ty Đông Bắc cung cấp bằng đường thủy đến cảng hàng hóa của Nhà máy sau đó được bốc xúc lên phễu than, qua hệ thống băng tải vận chuyển than về kho than của nhà máy Than được đưa vào hệ thống máy nghiền than, than được nghiền tới

Trang 34

cỡ hạt dưới 5mm và đưa vào buồng đốt Ngoài ra, nhà máy còn sử dụng dầu DO trong trường hợp khởi động lò và duy trì nhiệt độ của lò trong những trường hợp hoạt động với tải thấp hơn 30% công suất thiết kế

Nhiệt cháy của than trong lò hơi đốt nóng nước khử khoáng được cung cấp

từ xưởng nước đến lò bằng hệ thống đường ống nước Khi nước khử khoáng được đốt nóng đến nhiệt độ cao chuyển thành hơi nước với áp suất cao có tác dụng đẩy tua bin quay Máy phát điện nhận cơ năng từ tua bin hơi nước sản sinh ra điện năng đạt công suất ổn định cho từng tổ máy Dầu DO được vận chuyển đến nhà máy bằng xe bồn Sau đó dầu DO được bơm đến các bồn chứa dầu Khi khởi động hoặc dừng lò hơi sẽ được đốt lò qua hệ thống cấp dầu

Điện năng từ máy phát được đấu nối vào trạm biến áp và lưới điện quốc gia 500KV của EVN từ Trung tâm Điện Lực Mông Dương với công suất tối đa 1.000MW, một phần cung cấp cho nhu cầu sử dụng nội bộ của Nhà máy Các máy phát điện vận hành tự động bằng hệ thống kiểm soát kỹ thuật số do hệ thống máy tính hiện đại điều khiển

Khí thải độc hại gồm SO2 và NOx phát sinh từ quá trình đốt cháy than antraxit được khử trực tiếp trong lò hơi bằng bột đá vôi phun trực tiếp vào tầng sôi của lò ở nhiệt độ 800 - 900°C Các khí thải SO2, NO2 bằng phản ứng với đá vôi và được loại bỏ theo pha rắn đi vào xỉ đáy lò và tro bay

Tuabin và máy phát được làm mát bằng nước biển khai thác từ luồng Gạc Sau quá trình làm mát, nước thải được bơm vào kênh xả, qua siphon để tản nhiệt

và kênh thoát nước chung của Trung tâm Điện lực rồi xả vào Luồng Gạc

Chất thải rắn phát sinh từ lò hơi gồm xỉ đáy và tro bay Xỉ đáy lò được thu gom bằng phễu thu và băng tải vận chuyển đến silo xỉ đáy lò Tro bay theo khí thải được đưa qua xử lý tại hệ thống lọc bụi tĩnh điện (ESP) Từ phễu thu của hệ thống lọc bụi tĩnh điện, tro bay được thu gom bằng băng tải đến Silo tro bay

Xỉ đáy lò và tro bay từ các silo được chuyển đến nhà bơm của hệ thống thải

xỉ Từ nhà bơm, tro xỉ được trộn nước và bơm theo đường ống thải xỉ đến bãi thải

xỉ bằng 03 đường ống vận hành luân phiên (02 tuyến vận hành, 01 tuyến nghỉ)

Trang 35

Nước tách từ bãi thải xỉ được thu gom, tuần hoàn tái sử dụng cho hệ thống thải xỉ bằng 01 tuyến ống tuần hoàn

Nước ngọt cung cấp cho nhà máy được lấy từ Hồ Gốc thông cách nhà máy khoảng 10km Nước sau khi qua các hệ thống xử lý sơ bộ được cung cấp cho hệ thống xử lý nước khử khoáng để cung cấp bổ sung cho lò hơi, ngoài ra còn cung cấp cho hệ thống cung cấp nước sinh hoạt của nhà máy

Nước làm mát bình ngưng được lấy từ kênh tuần hoàn (kênh dẫn nước biển), sau khi làm mát xong được dẫn ra kênh thải nước làm mát và thải ra biển Luồng Gạc cách nhà máy khoảng 3,4km [6]

Trang 36

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 + Mô hình KTTH của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1

- Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 thuộc khu 8, phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh;

+ Phạm vi thời gian: từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 12 năm 2022

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu hiện trạng môi trường và công tác bảo vệ môi trường, các tác động đến môi trường xung quanh từ hoạt động của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1

- Đánh giá việc phát triển KTTH của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1

- Đề xuất mô hình kinh tế tuần hòa áp dụng để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu

Đây là một phương pháp quan trọng, cần thiết và giảm bớt thời gian trong quá trình nghiên cứu, được công bố qua báo, báo cáo hay các nghiên cứu khoa học Để phục vụ cho việc thực hiện luận văn, tác giả đã thu thập số liệu từ một

số nguồn tài liệu sau:

- Thu thập tài liệu, văn bản, số liệu về công nghệ sản xuất, hiện trạng bảo

vệ môi trường, kết quả quan trắc môi trường tự động, thông tin về môi trường khu vực để thực hiện nội dung nghiên cứu và đạt được mục tiêu nghiên cứu Tham khảo tài liệu về công tác bảo vệ môi trường của các nhà máy nhiệt điện chạy than khác trong tỉnh Quảng Ninh

- Kế thừa các luận điểm, định hướng, mô hình về KTTH đã có trên thế giới và ở Việt Nam

Trang 37

- Thu thập các thông tin dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực phường Mông Dương, Tp Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

2.3.2 Phương pháp khảo sát thực địa

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp, ghi chép, quan sát và chụp ảnh: quan sát và tìm hiểu các công trình bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, trạm quan trắc môi trường với sự hướng dẫn của cán bộ quản lý môi trường của nhà máy, đồng thời tiến hành phỏng vấn trực tiếp, ghi chép đầy đủ các thông tin về tình hình hoạt động, quản lý môi trường của nhà máy Tiến hành chụp ảnh thực địa, ảnh thực địa phải phản ánh được các nội dung nghiên cứu như các tính chất đặc biệt của khu vực nghiên cứu

Phương pháp khảo sát thực địa được thực hiện với mục đích:

- Điều tra thực tế hiện trạng các công trình/biện pháp xử lý chất thải, bảo

vệ môi trường của nhà máy

- Đánh giá thực tế các tác động tiềm ẩn có nguồn gốc từ hoạt động của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1

- Thu thập các thông tin, tài liệu có liên quan

2.3.3 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

Từ các nguồn tài liệu thứ cấp thu thập được dựa theo các tài liệu chuyên ngành, các nghiên cứu trước đó về KTTH, công nghệ xử lý chất thải, tái sử dụng chất thải trong ngành sản xuất điện chạy than,… và quá trình tìm hiểu thực tế học viên sử dụng phương pháp thống kê và xử lý số liệu, tài liệu để đánh giá môi trường khu vực nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1, công tác bảo vệ môi trường và các tác động đến môi trường xung quanh từ đó đề xuất mô hình KTTH phù hợp áp dụng cho nhà máy

2.3.4 Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp phân tích SWOT giúp cho việc làm rõ 4 mặt sau đây để đánh giá, lựa chọn phương án hay giải pháp tối ưu, tránh sa vào các quyết định chủ quan:

- Điểm mạnh và điểm yếu: đòi hỏi phải phân tích các nguồn lực bên trong

hệ thống bằng cách kiểm kê tài nguyên và vốn của hệ thống, cấu trúc và mạng

Trang 38

phản hồi của hệ hống Các nguồn lực rất đa dạng, nhưng tập trung vào các khía cạnh: nhân lực, tài lực (kinh phí), vật liệu (trang thiết bị, nguyên liệu ), tin lực (thông tin), thời lực (quỹ thời gian), nguồn lực quản lí - lãnh đạo - điều hành

- Cơ hội và đe doạ: là những đánh giá về môi trường bên ngoài hệ thống

Cơ hội chính là những thuận lợi của đầu vào, là mối tương tác thuận lợi với các

hệ thống khác, là thời cơ Đe doạ bao gồm các sức ép, các cản trở, các khó khăn bên ngoài tác động vào hệ thống Đó có thể là những đe doạ công khai hay tiềm ẩn trong môi trường của hệ thống

Đây là một trong những công cụ đơn giản và hữa ích có thể ứng dụng giúp phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi áp dụng mô hình KTTH tại nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 Qua phân tích làm rõ để khai thác tốt các thế mạnh, khắc phục các điểm yếu, tận dụng tối đa các cơ hội và tìm

ra các giải pháp để vượt qua các thách thức khi áp dụng mô hình kinh tế này cho nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Các bước phân tích như sau:

PHÂN TÍCH SWOT

Đánh giá khả năng áp dụng KTTH cho nhà máy

nhiệt điện Mông Dương 1

Xác định những điểm mạnh của nhà máy nhiệt điện Mông

Dương 1 và đề xuất các giải pháp để tận dụng

Xác định những điểm yếu của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 và đề

xuất các giải pháp để khắc phục, giảm thiểu

Xác định các cơ hội mà nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 có thể nắm bắt

Xác định các thách thức đặt ra cho nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1

Trang 39

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Hiện trạng công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1

3.1.1 Các công trình thu gom, xử lý

Để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh trong quá trình hoạt động cũng như đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật, nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1

đã thực hiện các công trình, biện pháp xử lý chất thải với công nghệ tiên tiến, hiện đại, cụ thể như sau:

3.1.1.1 Công trình thu gom, xử lý nước thải

Để xử lý hiệu quả lượng nước thải phát sinh, nhà máy đã lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải để xử lý các loại nước thải sau đây:

- Nước thải sinh hoạt

- Nước thải công nghiệp

- Nước thải làm mát

 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt:

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của nhà máy hoạt động theo sơ đồ sau:

Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Trang 40

Thuyết minh hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt của nhà máy phát sinh từ các hoạt động sử dụng nước hàng ngày của các cán bộ, công nhân viên Lượng phát sinh chủ yếu từ khu vực nhà hành chính và các khối nhà trực vận hành trong nhà máy được thu gom tập trung về trạm xử lý nước thải Trạm xử lý nước thải của nhà máy

sử dụng công nghệ AAO (yếm khí, thiếu khí, hiếu khí) để xử lý nước thải Đây là công nghệ tiên tiến đang được sử dụng hiện nay tại các công trình xử

lý nước thải sinh hoạt [6]:

- Hệ thống yếm khí: Chức năng chính của hệ thống yếm khí là làm giàu

phốt pho thoát ra từ bùn Yếm khí là một điều kiện trong cả oxy hòa tan và phân tử oxy liên kết, chẳng hạn như trong nitrat là vắng mặt Sự ra đời của oxy hòa tan hoặc oxy phân tử bị liên kết như nitrat vào môi trường yếm khí sẽ ngăn cản việc giải phóng và hấp thụ tiếp sau đó của phốt pho Nước thải đi vào bể thiếu khí do tràn

- Hệ thống thiếu khí: Chức năng chính của hệ thống thiếu khí là

de-nitrat hóa xảy ra Nước thải từ cuối giai đoạn hiếu khí là được phục hồi để bắt đầu của giai đoạn thiếu khí và cung cấp oxy liên kết ở dạng nitrat với vi khuẩn khử nitơ Nước thải đi vào bể hiếu khí bằng cách tràn

- Hệ thống hiếu khí: Chức năng chính của hệ thống hiếu khí là quá trình

oxy hóa vật liệu các bon, hấp thụ phốt pho xảy ra mạnh mẽ và amoniac được oxy hóa thành nitrat Một phần chất lỏng đã được khuấy trộn được tái tuần hoàn tới bể thiếu khí do de-nitrat hóa một lần bằng cách bơm tuần hoàn bùn

Chất lỏng đã khuấy trộn được chuyển sang bể lắng bằng cách tràn, nơi

mà các vi sinh vật được tạo ra để định cư ở dưới đáy Các vi khuẩn định cư được tái chế trở lại bể yếm khí

Hiện nay, công nghệ O đã và đang chứng minh được hiệu quả xử lý cao đối với nước thải sinh hoạt tại nhiều công trình không chỉ tại Quảng Ninh

mà còn trên toàn quốc Việc nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 sử dụng trạm

xử lý nước thải ứng dụng công nghệ xử lý O để xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh là hoàn toàn phù hợp Nước thải sau thu gom và xử lý của nhà máy

Ngày đăng: 21/03/2024, 14:59

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN