CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Tổng quan về tình hình áp dụng Kinh tế tuần hoàn trên thế giới, tại Việt
1.2.2. Tình hình áp dụng Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam và tại khu vực nghiên cứu
Tại Việt Nam:
Tại Việt Nam đã xuất hiện nhiều mô hình có liên quan đến KTTH đƣợc thực hiện nhƣ mô hình khu công nghiệp sinh thái, mô hình kinh tế sinh thái, mô hình sản xuất sạch hơn, và nhất là các sáng kiến tuần hoàn của doanh nghiệp, ví dụ nhƣ: mô hình hệ thống xử lý chất thải tạo khí sinh học (Biogas) của trang trại chăn nuôi Lộc Phát tại Bình Phước của Công ty Lộc Phát đáp ứng được 30%
nhu cầu năng lƣợng (Gas và điện) cho toàn trang trại; mô hình hỗ trợ thu gom và tái chế tất cả các chai nhựa từ các sản phẩm bán ra của Coca-Cola; mô hình sử dụng hoặc tái chế tới 99,01% phụ phẩm và phế liệu trong sản xuất của Heineken; mô hình sử dụng bao bì nhựa dẻo để làm đường giao thông của công ty DOW; mô hình thu gom, tái chế, tái sử dụng 100% rác thải từ bao bì nhựa của công ty Unilever. Mô hình chế biến phụ phẩm thủy sản (vỏ tôm, đầu tôm...) tạo ra Chitosan và SSE với tiềm năng 4-5 tỷ USD hàng năm,.. [15]. Ngoài ra còn phải kể đến các hoạt động tái sử dụng tro xỉ để sản xuất vật liệu xây dựng hoặc làm vật liệu san lấp ở một số nhà máy nhiệt điện nhƣ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Vĩnh Tân 4, nhà máy nhiệt điện Ninh Bình,.. Qua đây, có thể nhận thấy rằng việc áp dụng KTTH tại Việt Nam còn chƣa đƣợc thực hiện đúng và đầy đủ, các mô hình thực hiện còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, chƣa có tính hệ thống chƣa có sự hướng dẫn và định hướng hỗ trợ từ chính quyền để đạt hiệu quả cao nhất.
Để tạo cơ sở cho việc phát triển KTTH toàn diện, đầy đủ và phù hợp với điều kiện Việt Nam, hiện đã có nhiều nghiên cứu chính thức về KTTH đƣợc thực hiện. Tuy vậy, các nghiên cứu này mới dừng ở phân tích lý thuyết, xu hướng
chung, phân tích chính sách liên quan đến của KTTH, chƣa có nhiều nghiên cứu toàn diện, cụ thể về KTTH để áp dụng vào thực tiễn. Trong các nghiên cứu về KTTH đã đƣợc thực hiện có thể kể đến nghiên cứu nổi bật sau đây:
- Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Nam và Nguyễn Trọng Hạnh (2019)
“Thực hiện KTTH: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam”. Từ thực trạng phát triển của nền KTTH trên thế giới, tác giả đã đƣa ra những lý luận chung nhất về khái niệm, nguyên tắc thực hiện và các chính sách hướng tới KTTH của các quốc gia. Dựa trên những phân tích kinh nghiệm quốc tế về thực hiện KTTH và các mô hình hoạt động tại Việt Nam, nhóm tác giả đề xuất một số gợi ý nhằm thúc đẩy KTTH tại Việt Nam theo hai hướng: (1) Tiếp cận theo hệ thống nền kinh tế; (2) Tiếp cận theo nhóm ngành, sản phẩm, nguyên liệu hoặc vật liệu [12].
- Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Nam và cộng sự (2019) “KTTH và sự chuyển dịch tất yếu”. Bài nghiên cứu đã làm sáng tỏ tính tất yếu của sự chuyển dịch sang KTTH, vốn đang trở thành xu hướng diễn ra tại rất nhiều nước trên thế giới. Từ những áp lực của nền kinh tế tuyến tính dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường, nhóm tác giả đã chỉ ra được những cơ hội khi tiếp cận với nền KTTH, đặc biệt trong bối cảnh đất nước đang thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững và biến đổi khí hậu. Nhƣ vậy, chuyển đổi sang KTTH sẽ giúp giảm khai thác tài nguyên và đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, đem lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường rõ rệt [11].
- Nghiên cứu của Lưu Thị Hương (2019), “Nghiên cứu khả năng áp dụng mô hình nền kinh tế tuần hoàn phục vụ công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu đã đƣa ra đƣợc đánh giá về tính khả thi, đưa ra hướng phát triển, các giải pháp thúc đẩy trong việc áp dụng mô hình KTTH trong công tác bảo vệ môi trường tại một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp [10].
- Nghiên cứu của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (2020) “ Nghiên cứu, đánh giá, đề xuất các mô hình phát triển nền kinh tế tuần hoàn phù hợp với Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các mục tiêu phát triển bền
vững và ứng phó với biến đổi khí hậu”. Theo quan điểm và cách tiếp cận của nghiên cứu: “KTTH là một hệ thống kinh tế có tính tái tạo và khôi phục, thông qua việc thay đổi cách mà hàng hóa, dịch vụ đƣợc thiết kế, sản xuất và tiêu dùng, theo hướng chất thải của quy trình này có thể thành nguyên liệu đầu vào cho quy trình khác và các sản phẩm có thể đƣợc sữa chửa, tải chế, tái sử dụng thay vì thải bỏ". Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu: (1) Hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận của kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu; (2) Tổng hợp đƣợc kinh nghiệm quốc tế và cách tiếp cận phát triển KTTH; (3) Phân tích đƣợc hiện trạng của một số mô hình KTTH đã có tại Việt Nam; (4) đề xuất đƣợc quan điểm, cách tiếp cận phù hợp và một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam theo mô hình KTTH phục vụ cho chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021–2030 và Kế hoạch 5 năm 2021-2025.
Ngoài ra còn có thể kể đến nhiều bài báo đăng trên các tạp chí về môi trường của các tác giả khác như: TS. Lê Hoàng Lan (2021) “KTTH và cơ chế khuyến khích chuyển đổi sang nền KTTH”, GS.TS. Lê Thanh Hải, ThS. Lê Quốc Vĩ, ThS. Trần Thị Hiệu, Nguyễn Việt Thắng (2021) “Định hướng phát triển KTTH cho ngành nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long”, PGS.TS.
Nguyễn Thế Chinh, ThS. Nguyễn Thế Hồng (2021) “KTTH: Bài toán cho xử lý chất thải ở Việt Nam”, Bùi Thị Hoàng Lan (2020) “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam”, Bùi Xuân Dũng (2020) “Kinh nghiệm thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn ở một số quốc gia và gợi ý cho Việt Nam”, Lê Thị Phƣợng, Nguyễn Thị Thu Hiền (2021) “Thể chế quản lý thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trên thế giới và hàm ý chính sách cho Việt Nam”, Lý Hoàng Phúc (2020) “Xu hướng của nền kinh tế tuần toàn trên thế giới và một số khuyến nghị cho Việt Nam”, Trương Thị Mỹ Nhân (2019) “Kinh nghiệm xây dựng nền kinh tế tuần hoàn và các điều kiện để chuyển đổi ở Việt Nam”, Bùi Quan Trung, Phạm Hữu Năm (2020) “Một số giải pháp thúc đẩy phát triển nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam”,...
Tại khu vực nghiên cứu:
Tại Quảng Ninh, để thúc đẩy việc thực hiện KTTH trên địa bàn tỉnh, ngày 10/12/2021, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội thảo trực tuyến về KTTH thúc đẩy bảo vệ môi trường bền vững, giới thiệu các hình thức hỗ trợ tài chính từ Quỹ Bảo vệ môi trường và phát triển đất tỉnh Quảng Ninh. Tại hội thảo, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cũng đã giới thiệu các hình thức hỗ trợ tài chính từ Quỹ và hiện nay mức lãi suất cho vay đang áp dụng là 3%/năm. Hoạt động thứ hai là tài trợ, đồng tài trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường như: Xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường, ứng phó, khắc phục hậu quả do sự cố môi trường, thiên tai gây ra; hỗ trợ trao các giải thưởng về môi trường [1].
Hiện nay, một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng đã bước đầu áp dụng một số nội dung của KTTH vào hoạt động kinh doanh sản xuất nhƣ: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thực hiện tận dụng lại nguồn nước thải mỏ để phục vụ cho các hoạt động sản xuất và chế biến than vừa giúp TKV giảm chi phí, vừa bảo vệ được tài nguyên nước. Nhà máy xi măng Lam Thạch sử dụng nhiên liệu thay thế 10-15% lƣợng than bằng các sản phẩm thải của công nghiệp nhƣ da giày, vải, giấy, gỗ, nylon,... Tại các nhà máy nhiệt điện chạy than nhƣ nhà máy Mạo Khê, nhiệt điện Uông Bí,… thực hiện tái sử dụng nguồn chất thải là tro xỉ qua hoạt động bán tro xỉ cho các đơn vị thu mua để tận dụng làm gạch không nung hoặc san lấp mặt bằng. Tuy nhiên, do chƣa xây dựng và phát triển một mô hình KTTH đầy đủ để áp dụng phù hợp nhất với thực tế riêng của các đơn vị nên việc áp dụng KTTH tại các đơn vị này chƣa toàn diện và đồng bộ nên hiệu quả mang lại chƣa cao.
Tại Quảng Ninh hiện vẫn chƣa có nghiên cứu về KTTH đƣợc thực hiện, đặc biệt là các nghiên cứu về KTTH có liên quan đến các đơn vị sản xuất điện chạy than. Qua việc thu thập dữ liệu và thông tin khảo sát thực tế tại nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 cho thấy việc áp dụng KTTH tại đây cũng mới chỉ dừng lại ở hình thức hướng tới sản xuất sạch hơn thông qua các hoạt động như:
- Đối với việc xử lý khí thải, công ty đã đầu tƣ gần 10 tỷ đồng cải tiến thiết bị, công nghệ để đƣa hệ thống ESP vào vận hành ngay khi bắt đầu khởi động lò, cũng nhƣ hoàn thành chuyển đổi sử dụng nhiên liệu đốt lò từ dầu FO sang dầu DO dùng cho quá trình lên xuống lò hơi cũng nhƣ quá trình xử lý sự cố trong vận hành hoặc đốt kèm để giảm tải để ngừng lò và đƣa lọc bụi tĩnh điện vào hoạt động ngay từ khi bắt đầu đốt các vòi dầu của lò hơi. Việc chuyển đổi thành công dùng dầu DO thay thế dầu FO đã giải quyết tuyệt đối vấn đề môi trường do ngay từ khi khởi động đã được công ty đưa ngay lọc bụi vào làm việc nên tình trạng khói đen không còn ra khỏi ống khói như trước đây. Đồng thời, trong quá trình vận hành xảy ra tình trạng sự cố giúp công ty khôi phục lại rất nhanh vì hiện tƣợng tắc vòi dầu không còn.
- Đối với việc xử lý xỉ thải, đơn vị thực hiện tái sử dụng 100% nguồn chất thải là tro xỉ qua hoạt động bán tro xỉ cho các đơn vị thu mua để tận dụng làm gạch không nung hoặc san lấp mặt bằng,…tuy nhiên đầu ra cho việc tiêu thụ xỉ chƣa mang tính ổn định cao, các hợp đồng hiện tại chỉ có thời hạn đến năm 2024.