ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy nhiệt điện mông dương 1, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 36 - 39)

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu:

+ Công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 + Mô hình KTTH của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1.

- Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 thuộc khu 8, phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh;

+ Phạm vi thời gian: từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 12 năm 2022.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu hiện trạng môi trường và công tác bảo vệ môi trường, các tác động đến môi trường xung quanh từ hoạt động của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1.

- Đánh giá việc phát triển KTTH của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1.

- Đề xuất mô hình kinh tế tuần hòa áp dụng để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu

Đây là một phương pháp quan trọng, cần thiết và giảm bớt thời gian trong quá trình nghiên cứu, đƣợc công bố qua báo, báo cáo hay các nghiên cứu khoa học... Để phục vụ cho việc thực hiện luận văn, tác giả đã thu thập số liệu từ một số nguồn tài liệu sau:

- Thu thập tài liệu, văn bản, số liệu về công nghệ sản xuất, hiện trạng bảo vệ môi trường, kết quả quan trắc môi trường tự động, thông tin về môi trường khu vực để thực hiện nội dung nghiên cứu và đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu.

Tham khảo tài liệu về công tác bảo vệ môi trường của các nhà máy nhiệt điện chạy than khác trong tỉnh Quảng Ninh.

- Kế thừa các luận điểm, định hướng, mô hình về KTTH đã có trên thế giới và ở Việt Nam.

- Thu thập các thông tin dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực phường Mông Dương, Tp. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp, ghi chép, quan sát và chụp ảnh: quan sát và tìm hiểu các công trình bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, trạm quan trắc môi trường với sự hướng dẫn của cán bộ quản lý môi trường của nhà máy, đồng thời tiến hành phỏng vấn trực tiếp, ghi chép đầy đủ các thông tin về tình hình hoạt động, quản lý môi trường của nhà máy. Tiến hành chụp ảnh thực địa, ảnh thực địa phải phản ánh đƣợc các nội dung nghiên cứu nhƣ các tính chất đặc biệt của khu vực nghiên cứu.

Phương pháp khảo sát thực địa được thực hiện với mục đích:

- Điều tra thực tế hiện trạng các công trình/biện pháp xử lý chất thải, bảo vệ môi trường của nhà máy.

- Đánh giá thực tế các tác động tiềm ẩn có nguồn gốc từ hoạt động của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1.

- Thu thập các thông tin, tài liệu có liên quan.

2.3.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

Từ các nguồn tài liệu thứ cấp thu thập đƣợc dựa theo các tài liệu chuyên ngành, các nghiên cứu trước đó về KTTH, công nghệ xử lý chất thải, tái sử dụng chất thải trong ngành sản xuất điện chạy than,… và quá trình tìm hiểu thực tế....học viên sử dụng phương pháp thống kê và xử lý số liệu, tài liệu để đánh giá môi trường khu vực nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1, công tác bảo vệ môi trường và các tác động đến môi trường xung quanh từ đó đề xuất mô hình KTTH phù hợp áp dụng cho nhà máy.

2.3.4. Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp phân tích SWOT giúp cho việc làm rõ 4 mặt sau đây để đánh giá, lựa chọn phương án hay giải pháp tối ưu, tránh sa vào các quyết định chủ quan:

- Điểm mạnh và điểm yếu: đòi hỏi phải phân tích các nguồn lực bên trong hệ thống bằng cách kiểm kê tài nguyên và vốn của hệ thống, cấu trúc và mạng

phản hồi của hệ hống. Các nguồn lực rất đa dạng, nhƣng tập trung vào các khía cạnh: nhân lực, tài lực (kinh phí), vật liệu (trang thiết bị, nguyên liệu....), tin lực (thông tin), thời lực (quỹ thời gian), nguồn lực quản lí - lãnh đạo - điều hành.

- Cơ hội và đe doạ: là những đánh giá về môi trường bên ngoài hệ thống.

Cơ hội chính là những thuận lợi của đầu vào, là mối tương tác thuận lợi với các hệ thống khác, là thời cơ.... Đe doạ bao gồm các sức ép, các cản trở, các khó khăn bên ngoài tác động vào hệ thống... Đó có thể là những đe doạ công khai hay tiềm ẩn trong môi trường của hệ thống.

Đây là một trong những công cụ đơn giản và hữa ích có thể ứng dụng giúp phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi áp dụng mô hình KTTH tại nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1. Qua phân tích làm rõ để khai thác tốt các thế mạnh, khắc phục các điểm yếu, tận dụng tối đa các cơ hội và tìm ra các giải pháp để vƣợt qua các thách thức khi áp dụng mô hình kinh tế này cho nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Các bước phân tích như sau:

PHÂN TÍCH SWOT

Đánh giá khả năng áp dụng KTTH cho nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1

Xác định những điểm mạnh của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 và đề xuất các giải pháp để tận dụng

Xác định những điểm yếu của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 và đề xuất các giải pháp để khắc phục, giảm thiểu

Xác định các cơ hội mà nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 có thể nắm bắt

Xác định các thách thức đặt ra cho nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy nhiệt điện mông dương 1, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)