Đề xuất mô hình Kinh tế tuần hoàn và các giải pháp áp dụng nâng cao công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy nhiệt điện mông dương 1, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 82)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đề xuất mô hình Kinh tế tuần hoàn và các giải pháp áp dụng nâng cao công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1

Căn cứ vào các kết quả trong nghiên cứu, học viên đề xuất mô hình KTTH áp dụng để nâng cao công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 theo hình 3-7:

Hình 3.8. Mô hình KTTH áp dụng cho nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 Thuyết minh mô hình:

Mô hình KTTH áp dụng cho nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 được xem xét toàn diện theo 3 giai đoạn: (1) Tài nguyên và Sản xuất; (2) Quản lý và sử dụng chất thải; (3) Tiêu dùng.

(1) Tài nguyên và sản xuất:

Hiện nay, nguyên liệu, vật liệu đầu vào sử dụng sản xuất điện của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 chủ yếu là than đá và dầu. Bên canh đó, nhà máy sử dụng một lượng lớn nước biển để làm mát cho bình ngưng, bơm chân không, bộ làm mát dầu bôi tuabin. Do công nghệ sản xuất điện của nhà máy không đƣợc thiết kế để sử dụng các loại vật liệu khác nhƣ gỗ, vải vụn,… để đốt nên mô hình KTTH chủ yếu tập trung vào việc tuần hoàn tái sử dụng lượng nước làm mát thông qua việc đầu tƣ hệ thống giải nhiệt, từ đó giảm thiểu tối đa các ảnh

hưởng đến sinh thái khu nước biển ven bờ phường Mông Dương từ hoạt động lấy nước và thải nước làm mát của nhà máy.

(2) Quản lý và sử dụng chất thải:

Các chất thải phát sinh từ hoạt động của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 tương đối đa dạng về chủng loại và số lượng. Mô hình KTTH áp dụng cho nhà máy đề xuất thực hiện tái sử dụng, tái chế các loại chất thải sau đây thành tài nguyên để sử dụng, bao gồm:

- Tro xỉ thải:

+ Tro xỉ thải tại bãi xỉ số 1 đang bị nhiễm mặn của nhà máy, sẽ đƣợc vận chuyển bằng ô tô đi san lấp mặt bằng tại các dự án lấn biển của thành phố Cẩm Phả. Sau khi tro xỉ tại bãi xỉ số 1 đƣợc vận chuyển hết sẽ giảm thiểu việc phát tán bụi trong mùa khô hanh, nắng nóng, cũng như các nguy cơ từ nước thải xỉ ra môi trường trong mùa mưa bão.

+ Tro xỉ, tro bay phát sinh sẽ đƣợc vận chuyển bằng ô tô hoặc hệ thống băng tải đến nhà máy tái chế đƣợc xây dựng gần nhà máy. Các sản phẩm tái chế bao gồm gạch, ngói không nung được tiêu thụ tại địa phương (chủ yếu cho các công trình, dự án công).

- Khói thải: nhà máy cần đầu tƣ hệ thống thu gom các khí CO2, SO2 trong khí thải để tái chế thành các vật liệu xây dựng nhƣ CaCO3, CaSO4. Các loại vật liệu này có thể sử dụng thay thế xi măng trong một số loại hình xây dựng nhất định.

- Nước làm mát: nước làm mát của nhà máy có tác động nhất định đến hệ sinh thái nước biển ven bờ khu vực. Mô hình KTTH đề xuất việc tái sử dụng lượng nước làm mát bằng việc thực hiện xây dựng bổ sung công trình tháp làm mát. Việc tuần hoàn nước làm mát để giảm thiểu tác động đến môi trường đã đƣợc thực hiện ở nhiều nhà máy nhiệt điện chạy than trên địa bàn tỉnh nhƣ nhà máy nhiệt điện Mạo Khê, nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả.

Do không có quy định bắt buộc thực hiện KTTH nói chung, xử lý và tái chế, tái sử dụng chất thải nói riêng nên tại giai đoạn này cần có sự can thiệp của nhà nước, chính phủ qua các cơ chế chính sách (ví dụ quy định thực hiện KTTH là bắt buộc, cho vay vốn ƣu đãi, hỗ trợ kỹ thuật, giảm thuế…), tuyên

truyền nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong vấn đề thực hiện KTTH tại cơ sở mình.

(3) Tiêu dùng

Quá trình tiêu dùng sản phẩm chính của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 là điện. Đây là sản phẩm có tính thiết yếu cao đối, có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của toàn xã hội. Điện là một sản phẩm tiêu dùng sạch, tuy nhiên việc tạo ra điện năng của các nhà máy nhiệt điện lại phát sinh rất nhiều chất thải.

Mô hình KTTH đề xuất việc tiêu dùng các sản phẩm từ quá trình tái chế, tái sử dụng các chất thải của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 như: gạch ngói không nung, vật liệu san lấp mặt bằng, vật liệu xây dựng thay thế xi măng (CaCO3, CaSO4). Người tiêu dùng các sản phẩm tái sử dụng và tái chế được xác định gồm 02 nhóm: người dân địa phương và các đơn vị thi công các dự án, công trình nhà nước (các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố, dự án san lấp lấn biển,…). Tuy nhiên, để thúc đẩy việc tiêu thụ các sản phẩm tái chế, tái sử dụng cần có sự tham gia tích cực từ nhà nước, chính phủ, chính quyền các cấp trong việc đề ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ khuyến khích, vận động và tuyên truyền đến người tiêu dùng địa phương.

Đánh giá và đề xuất:

Qua mô hình có thể nhận thấy việc áp dụng KTTH sẽ góp phần đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1. Tuy nhiên, để thúc đẩy việc thực hiện KTTH để nâng cao hiệu quả công tác bảo ở đây chính là sự liên kết chặt chẽ giữa Cơ quan quản lý – Doanh nghiệp – Người tiêu dùng, trong đó Cơ quan quản lý nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng. Do đó, luận văn đề xuất các biện pháp thúc đẩy việc thực hiện KTTH tại nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 như sau:

Đối với Cơ quan quản lý:

Để thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam nói chung, tại nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 nói riêng, nhà nước cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ nâng cao nhận thức đến hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện,

trong đó, nhà nước cần thực hiện tốt vai trò kiến tạo để doanh nghiệp, người dân phát huy vai trò trung tâm trong xây dựng, phát triển kinh tế tuần hoàn.

Việc đầu tiên cần làm đó là hoàn thiện hành lang pháp lý rõ ràng phục vụ cho phát triển nền kinh tế tuần hoàn. Trong đó, cần quy định cụ thể trách nhiệm bắt buộc của các doanh nghiệp là nhà máy nhiệt điện chạy than trong việc thực hiện KTTH tại cơ sở, cụ thể trong việc thu gom, thu hồi, phân loại, tái chế, tái sử dụng các chất thải có liên quan; quản lý các dự án này theo vòng đời, thiết lập lộ trình xây dựng và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường. Nhà nước cần quy định rõ, cụ thể trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương để có thể đồng hành cùng các doanh nghiệp và người dân trong việc thực hiện KTTH.

Ngoài ra, nhà nước cần xây dựng các chính sách hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm tái chế/tái sử dụng của mô hình KTTH của doanh nghiệp. Cụ thể đối với trường hợp của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1, nhà nước cần thực hiện các chính sách hỗ trợ sau:

- Gán logo xác định các sản phẩm từ tái chế và tuyên truyền, vận động người tiêu dùng, chính quyền địa phương ưu tiên sử dụng các sản phẩm gạch, ngói không nung,…trong các loại hình xây dựng phù hợp nhƣ các công trình xây dựng nhà ở loại nhỏ, công trình rãnh cống thoát nước,…;

- Đẩy mạnh việc sử dụng các sản phẩm tái sử dụng tro xỉ và chất thải của các nhà máy nhiệt điện qua việc quy định khối nhà nước sẽ phải ưu tiên sử dụng các loại sản phẩm tái chế trong hoạt động xây dựng, khuyến khích và ƣu đãi thuế, phí cho các cơ sở sản xuất xi măng nghiên cứu sử dụng tro bay của nhà máy nhiệt điện thành nguyên liệu sản xuất đầu vào.

- Xây dựng chính sách về giảm thuế/phí đối với các cơ sở tái chế các chất thải của nhà máy nhiệt điện để giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm tái chế;

- Xây dựng chính sách cụ thể trong việc sử dụng và giải ngân nguồn ký quỹ môi trường của tỉnh Quảng Ninh để cho vay vốn với lãi suất thấp phục vụ

cho các dự án, công trình thuộc mô hình KTTH của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 nói riêng và các mô hình KTTH khác nói chung;

- Tập trung phát triển khoa học công nghệ thông qua việc hỗ trợ tài chính để nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển công nghệ mới, đồng thời thông qua các chương trình giao lưu với với chuyên gia nước ngoài để học hỏi những kinh nghiệm của các nước đi trước trong việc áp dụng KTTH cũng như lĩnh vực tái chế/tái sử dụng chất thải của nhà máy nhiệt điện. Từ đó, thực hiện chính sách hỗ trợ vốn và khoa học kỹ thuật đối với cơ sở, doanh nghiệp tái chế thay đổi công nghệ tái chế để tạo ra các sản phẩm đa dạng có chất lƣợng tốt hơn đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương như UBND tỉnh, UBND thành phố Cẩm Phả, Sở Tài nguyên và Môi trường cần tổ chức tuyên truyền giáo dục thay đổi về tư duy, thiết kế mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng: tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, các sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng hoàn toàn; tăng cường phục hồi tài nguyên từ trong các sản phẩm đã qua sử dụng.

Thông qua các phương tiện truyền thông, hỗ trợ nâng cao nhận thức người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, nhằm thay đổi thói quen tiêu dùng. Đối với ngành sản xuất nhiệt điện chạy than, cần tuyên truyền đến người dân các tác động tiêu cực của các chất thải nhiệt điện và lợi ích của việc thực hiện KTTH cho các đơn vị nhiệt điện chạy than và các sản phẩm tái chế/tái sử dụng có liên quan. Các công tác tuyên truyền cần đƣợc thực hiện từ quy mô nhỏ đến lơn, từ thấp đến cao (thực hiện tuyên truyền từ tổ dân, khu phố; tuyên truyền qua các đợt phổ biến chính sách pháp luật của thành phố, tuyên truyền gắn với các hoạt động phong trào,..). Từ đó giúp thay đổi nhận thức của người dân, hướng người dân sử dụng các sản phẩm của mô hình KTTH. Ngoài ra, để cải tiến mô hình KTTH phù hợp hơn có thể tổ chức các buổi chia sẻ, rút kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động theo mô hình kinh tế tuần hoàn, giữa các công ty trong ngành công nghiệp năng lƣợng và đặc biệt là các công ty cùng lĩnh vực nhiệt điện chạy than để cùng hỗ trợ nhau phát triển.

Đối với doanh nghiệp – Công ty nhiệt điện Mông Dương:

- Các doanh nghiệp nói chung, nhà máy nhiệt Mông Dương 1 nói riêng cần nâng cao hơn nữa nhận thức về trách nhiệm của họ đối với các hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường, nhận thức về tầm quan trọng và lợi ích của KTTH trong việc giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường.

- Để áp dụng mô hình KTTH áp dụng tại nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1, công ty nhiệt điện Mông Dương cần xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện mô hình KTTH áp dụng cho nhà máy chi tiết, cụ thể:

+ Xây dựng lộ trình thực hiện trong giai đoạn ngắn hạn và dài hạn (đặc biệt là đối với các công trình có mức đầu tƣ lớn nhƣ hệ thống tháp làm mát, nhà máy sản xuất gạch ngói không nung, hệ thống hấp thụ xử lý khí CO2, SO2 trong khí thải);

+ Xây dựng kế hoạch điều động các nguồn lực như: nguồn vốn (trước mắt có thể vay vốn ưu đãi từ Quỹ môi trường tỉnh), nguồn khoa học kỹ thuật, nhân lực.

Đề xuất các giải pháp để giải quyết, tháo gỡ các khó khăn trong việc thực hiện KTTH tại nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 đến các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ninh như UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường để có các chính sách hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện phù hợp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 đang được thực hiện tương đối tốt, các công trình/biện pháp xử lý chất thải đang hoạt động hiệu quả tuy nhiên các tác động đến môi trường xung quanh từ hoạt động của nhà máy vẫn luôn hiện hữu, do đó việc nghiên cứu áp dụng mô hình KTTH, không ngừng nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường là một hoạt động vô cùng cần thiết.

Các kết quả nghiên cứu của luận văn đã chỉ ra các vấn đề sau đây:

- Các tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh từ hoạt động của nhà máy cần được quan tâm bao gồm: hoạt động lấy và xả nước làm mát, tác động đến môi trường không khí từ hoạt động của bãi chứa xỉ, hoạt động vận chuyển xỉ thải, ống khói xả khí thải của nhà máy (hàm lƣợng chất ô nhiễm nằm trong GHCP song với lưu lượng rất lớn). Đây là các tác động cần được giảm thiểu hoặc loại bỏ để nâng cao công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy.

- Luận văn đã sử dụng phương pháp SWOT để đánh giá các thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức khi áp dụng mô hình KTTH, từ đó đề ra các giải pháp để hạn chế các khó khăn, thách thức, tận dụng tối đa các lợi thế và cơ hội để thúc đẩy việc áp dụng mô hình KTTH cho nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1.

- Luận văn đã đề xuất mô hình KTTH áp dụng riêng phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy. Các đề xuất trong mô hình KTTH áp dụng đều là các giải pháp mới có tính khả thi cao. Qua việc áp dụng mô hình KTTH trên sẽ giảm thiếu tối đa các tác động đến môi trường đang hiện hữu mà các biện pháp/công trình xử lý hiện tại đang đƣợc áp dụng tại nhà máy chưa thể xử lý được: giảm thiểu lượng lấy và xả nước làm mát ra nước biển ven bờ, giảm thiểu lƣợng tro xỉ vận chuyển và chôn lấp tại bãi xỉ, xử lý lƣợng xỉ thải tồn dƣ của nhà máy.

Kiến nghị

Hiện nay, phát triển kinh tế tuần hoàn chính là chuyển đổi phù hợp mà Việt Nam đang hướng tới vì mục tiêu phát triển bền vững, không chỉ với các nhà máy nhiệt điện chạy than nói riêng mà với tất cả các ngành kinh tế. Nghiên cứu

đã bước đầu đề xuất được mô hình KTTH áp dụng cho nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1, tuy nhiên để hoàn thiện chi tiết hơn mô hình KTTH nêu trên, cần có những nghiên cứu cụ thể hơn nữa để đưa ra các phương án/biện pháp về kỹ thuật, công nghệ, nguồn vốn, chính sách,…, nhằm đƣa ra đƣợc lộ trình/chương trình cụ thể thực hiện áp dụng KTTH tại nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1. Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh cũng cần đưa vấn đề KTTH vào trong các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để sớm tạo các động lực thúc đẩy, hỗ trợ việc thực hiện KTTH tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Đề tài nghiên cứu của luận văn mới chỉ đƣợc thực hiện trên phạm vi nhỏ (01 nhà máy) nhƣng vấn đề áp dụng mô hình KTTH để nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường tại các nhà máy nhiệt điện cần tiến hành đồng bộ trên phạm vi toàn quốc gia để mang lại hiệu quả cao hơn nữa. Do đó, mặc dù nghiên cứu đã đạt đƣợc những mục tiêu đặt ra (đánh giá đƣợc hiện trạng công tác bảo vệ môi trường và đề xuất mô hình KTTH cho nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1), tuy nhiên mô hình KTTH được xây dựng vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu và phát triển, lan rộng để áp dụng cho các nhà máy nhiệt điện chạy than khác trên toàn quốc.

TÀI LI U THAM KHẢO Tiếng việt

[1]. Báo Quảng Ninh điện tử. Hội thảo Kinh tế tuần hoàn thúc đẩy bảo vệ môi trường bền vững, giới thiệu các hình thức hỗ trợ tài chính từ Quỹ Bảo vệ môi trường và phát triển đất tỉnh, https://baoquangninh.vn/hoi-thao-kinh-te-tuan-hoan-thuc-day- bao-ve-moi-truong-ben-vung-gioi-thieu-cac-hinh-thuc-ho-tro-tai-c-3165846.html (03/01/2023)

[2]. Báo Quảng Ninh điện tử. Khắc phục ô nhiễm môi trường tại xã Hải Lạng, Đồng Rui, https://baoquangninh.vn/khac-phuc-o-nhiem-moi-truong-tai-xa-hai-lang- dong-rui-2516860.html (03/01/2023)

[3]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). QCVN 22:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện.

[4]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011). QCVN 40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

[5]. Công ty nhiệt điện Mông Dương (2007). Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1.

[6]. Công ty nhiệt điện Mông Dương (2015). Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1.

[7]. Công ty nhiệt điện Mông Dương (2022). Đề án tiêu thụ tro xỉ nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1.

[8]. Công ty nhiệt điện Mông Dương (2023). Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2022.

[9]. Hiệp hội công nghiệp môi trường Việt Nam. Từ kinh tế truyến tính đến KTTH, https://congnghiepmoitruong.vn/tu-kinh-te-tuyen-tinh-den-kinh-te-tuan-hoan- 7230.html (03/01/2023)

[10]. Lưu Thị Hương (2019), “ Nghiên cứu khả năng áp dụng mô hình nền KTTH phục vụ công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt Nam”, Đề tài Khoa học và công nghệ cấp cơ sở, Viện Khoa học môi trường – Tổng cục môi trường.

[11]. Nguyễn Hoàng Nam, Hoàng Thị Huê, Nguyễn Thị Bích Phương. (2019).

KTTH và sự chuyển dịch tất yếu. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và quản lý, 35 (3), 21 – 28.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy nhiệt điện mông dương 1, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)