Đánh giá các tác động tiêu cực đến môi trường từ hoạt động của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy nhiệt điện mông dương 1, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 58 - 63)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đánh giá các tác động tiêu cực đến môi trường từ hoạt động của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1

Các công trình và biện pháp xử lý chất thải của nhà máy vẫn đang hoạt động tốt, đem lại hiệu quả tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, tuy nhiên các tác động tiêu cực đến môi trường, đặc biệt là môi trường sống của người dân địa phương vẫn luôn hiện hữu ở mức độ nhất định. Một số yếu tố có khả năng ảnh hưởng tới môi trường khu vực nhà máy nhiệt điện Mông Dương cũng như tới môi trường các vùng lân cận bao gồm:

Bụi và khí thải:

Thứ nhất, nguồn phát sinh bụi và các chất khí độc hại thải ra từ miệng ống khói nhà máy. Mặc dù nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải của nhà máy hầu hết đều trong ngưỡng GHCP cho phép, nhưng với lưu lượng xả thải rất lớn, các tác động đến môi trường xung quanh được đánh giá là hiện hữu: bụi có thể ảnh hưởng đến khu vực trong vòng bán kính 2km tính từ tâm ống khói; khí SO2, NOx có thể ảnh hưởng đến khu vực trong vòng bán kính khoảng 3km tính từ tâm ống khói. Ngoài ra, cần kể thêm đến các tác động trong các thời điểm khởi động lò đốt có đốt thêm dầu DO để gia nhiệt, thời gian đốt lò thường kéo dài từ 1-2 ngày (không có số liệu quan trắc phát thải).

Thứ hai, nguồn phát sinh bụi từ hoạt động vận chuyển tro xỉ bằng xe tải và xỉ phát tán từ khu vực bãi xỉ số 1 của nhà máy:

- Mỗi năm NMNĐ Mông Dương 1 tiêu thụ khoảng 3 triệu tấn than cám 6a.1, 6a.10 và 0,6 triệu tấn than 5b.1, 5b.14, phát sinh khoảng 1,3 ÷1,4 triệu tấn tro, xỉ. Trong đó, xỉ đáy lò chiếm khoảng 40%, tro bay chiếm khoảng 60%. Hiện nhà máy đang hợp đồng mua bán tro bay, xỉ đáy tại chân silo với Liên danh Đông Bắc – Minh Phong trong giai đoạn 2022-2024. Phương thức vận chuyển dùng ô tô tải vận chuyển tro, xỉ đến cảng gần Nhà máy và vận chuyển bằng đường thủy đến các công trình/dự án để san lấp hoặc cung cấp cho các nhà máy sản xuất xi măng, một số trạm trộn bê tông trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Việc vận chuyển bằng ô tô không hiệu quả do khối lƣợng vận chuyển không đƣợc nhiều, chi phí vận chuyển bằng xe ô tô lớn và có nguy cơ phát tán tro bụi ra ngoài gây ô nhiễm môi trường [7].

- Bãi thải xỉ số 1 hiện hữu của nhà máy có dung tích thiết kế 2,250 triệu m3 (tương đương 2,81 triệu tấn), diện tích lòng bãi xỉ (ở cao độ +20,5m) là 13,38 ha. Hiện nay, Công ty Nhiệt điện Mông Dương đã ký hợp đồng tiếp nhận, vận chuyển 1 triệu m3 tro xỉ tại bãi xỉ số 1 với Công ty TNHH Thương mại dịch vụ vận tải và Xây dựng Thái Minh vận chuyển đi tro xỉ làm vật san lấp mặt bằng.

Tuy vậy, bãi xỉ số 1 vẫn còn chứa khoảng 0,83 triệu tấn xỉ (đã bị nhiễm mặn quá mức cho phép đối với việc ứng dụng trong lĩnh vực vật liệu xây dựng do sử dụng công nghệ vận chuyển tro xỉ của Nhà máy bằng nước biển) chưa có phương án xử lý [7]. Trong điều kiện thời tiết khô hanh, gió lớn thì lượng tro xỉ còn tồn tại bãi xỉ số 1 sẽ là một nguồn phát tán bụi đáng kể, ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.

Hình 3.6 Hình ảnh bãi xỉ số 1

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh) Thực tế ghi nhận tại khu vực đã xảy ra một số phản ánh, kiến nghị của nhân dân tại khu vực lân cận nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1, cụ thể:

- Tháng 3 - 2018, một số người dân, cử tri tại phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả đã có kiến nghị liên quan đến hoạt động xả khói bụi ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của người dân. Ngay khi nhận được ý kiến phản ảnh trên, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi kiểm tra những nội dung phản ánh nói trên. Sau khi xác minh, có thể thấy: Việc bụi ảnh hưởng tới người dân chủ yếu là do hoạt động giao thông vận tải trên khu vực. Tuy nhiên, kết luận

trên của Sở Tài nguyên và Môi trường vẫn chưa làm yên lòng người dân địa phương [2].

- Tại Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XIII, cử tri xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên đã kiến nghị về việc vào mùa gió Nam (từ tháng 6 đến tháng 7) một số khu vực tại xã Đồng Rui có phát sinh bụi có màu đen ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân. Đến tháng 4/2020, Sở Tài nguyên và Môi trường đã liên hệ với chính quyền xã Đồng Rui thực hiện kiểm tra thực tế, xác minh, quan trắc lấy mẫu và báo cáo kết quả với UBND tỉnh. Kết quả kiểm tra thực tế cho thấy có hiện tƣợng trên nền nhà và các vật dụng vào buổi sáng sớm có phủ lớp bụi màu tro, trắng dầy, khi quét nhà chuyển sang màu đen [2].

Hình 3.7. Hình ảnh kiểm tra, lấy mẫu thực tế tại Đồng Rui

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh) Trên cơ sở báo cáo đề xuất của Sở TN&MT, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản về việc triển khai các giải pháp giảm thiểu, kiểm soát chất lƣợng môi trường không khí tại khu vực xã Đồng Rui. Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo Sở TN&MT, Tp. Cẩm Phả, huyện Tiên Yên, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Công ty TNHH điện lực AES Mông Dương, Công ty Nhiệt điện Mông Dương thực hiện các nhiệm vụ nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại khu vực, triển khai các giải pháp giảm thiểu, kiểm soát chất lượng môi trường không khí tại khu vực xã Đồng Rui, Hải Lạng. Đặc biệt, để có số liệu chất lượng môi trường không khí kịp thời tại khu vực dân cư phản ánh về ô nhiễm bụi, Sở TN&MT đã phối hợp với Tp.Cẩm Phả và huyện Tiên Yên tổ chức

khảo sát lựa chọn vị trí, lắp đặt thiết bị quan trắc bụi tự động. Theo đó, đã lựa chọn đƣợc 2 điểm để lắp đặt thiết bị quan trắc bụi tự động là: Trung tâm Y tế phường Mông Dương, phường Mông Dương, (Tp. Cẩm Phả) và Nhà văn hóa thôn Trung, xã Đồng Rui (huyện Tiên Yên). Tuy nhiên đến hiện nay dự án vẫn chƣa đƣợc thực hiện thi công thực tế [2].

Qua các sự việc trên có thể nhận thấy môi trường sống của người dân địa phương đang chịu ảnh hưởng nhất định từ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trong vùng. Do đó, việc bổ sung các biện pháp/công trình để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo môi trường tại nhà máy là yêu cầu cần được đáp ứng trong thời gian tới.

Nước thải: bao gồm nước làm mát bình ngưng và nước hồ thải xỉ

Nước làm mát bình ngưng: Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 cần một lưu lượng nước làm mát bình ngưng làm mát vòng ngoài thiết bị phụ và nước cấp cho hệ thống thải tro xỉ tương đối lớn, ước tính khoảng 40m3/s. Nước phục vụ cho các nhu cầu này là nước biển tại Luồng Gạc được bơm qua trạm bơm nước tuần hoàn. Nước sau khi làm mát bình ngưng được thải theo kênh thải và cuối cùng đƣợc đổ ra Luồng Gạc và chảy ra biển.

Tác động sinh thái do việc lấy và thải nước làm mát bao gồm các dạng sau:

Tác động sinh thái do việc lấy nước làm mát:

Việc lấy nước làm mát với lưu lượng lớn sẽ gây suy giảm các loài tôn cá trong vùng vì ấu trùng trứng tôm cá cá con và các loài động vật phiêu sinh sẽ bị hút và hệ thống nước làm mát. Các loài thủy sinh này có thể bị chết do thay đổi dòng chảy áp lực nước nhiệt độ hóa chất trong hệ thống nước làm mát. Tác động của việc lấy nước làm mát về lâu dài có thể ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản ở khu vực do nó có tác động đến các loại trứng cá, ấu trùng có độ nhạy cảm cao.

Tác động sinh thái do việc thải nước làm mát:

- Tác động của nồng độ clo trong nước làm mát: Để ngăn ngừa việc đóng cặn thủy sinh hà hến và các loài sinh vật khác trong hệ thống nước làm mát, nhất là ở tại các ống của bình ngƣng, giải pháp công nghệ đƣợc nhà máy áp dụng là clo hóa nước làm mát. Theo phương pháp này clo được phun vào nước làm mát

với hàm lƣợng vừa đủ để tiêu diệt các loại nhuyễn thể này. Việc áp dụng công nghệ này dẫn đến trông nước làm mát thải ra Luồng Gạc và đổ ra biển sau khi làm mát có chứa một hàm lƣợng clo nhất định. Nếu nồng độ clo cao sẽ gây tác động xấu đến hệ sinh thái nước sông và nước biển khu vực.

- Tác động do nhiệt thải tại khu vực cửa xả nước: Việc gia tăng nhiệt độ nước tại khu vực xả sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước và làm giảm tỉ trọng nước. Điều này ảnh hưởng rõ rệt tới bản chất vật lý của hệ sinh thái nước từ đó tác động tiêu cực đến đời sống thủy sinh trong khu vực. Dưới điều kiện nhiệt độ nước tăng cao, một số loài thủy sinh kém chịu nhiệt sẽ bị tiêu diệt.

trong khi đó, một số loài chịu nhiệt sẽ gia tăng về số lƣợng dẫn tới thay đổi cấu trúc cộng đồng sinh vật. Ở nhiệt độ cao tốc độ hô hấp và phát triển của thủy sinh có thay đổi dẫn đến thay đổi tốc độ hấp thụ dinh dƣỡng của sinh vật chu kỳ sinh sản và phát triển cũng thay đổi.

Khi gia tăng nhiệt độ của nước, tốc độ hô hấp và tuần hoàn của cá tăng theo để hấp thụ oxy nhằm đáp ứng việc tăng tốc độ chuyển hóa. Một số loài cá sống trong điều kiện nước lạnh có khả năng chịu được dao động nhiệt độ từ 12÷15°C nhƣng ở nhiệt độ cao lại dễ bị chết. Nhƣ vậy việc tăng nhiệt độ của nước làm cho tính đa dạng giảm dần, đồng thời số lượng lại có sự gia tăng.

Tháng 5-2018, Sở Tài nguyên và Môi trường nhận được phản ánh của người dân tại xã Cẩm Hải, thành phố Cẩm Phả phán ánh, vào một số ngày nắng, hoạt động xả nước làm mát của các nhà máy nhiệt điện tại phường Mông Dương làm chết cá tại 2 hộ kinh doanh và nuôi trồng thủy sản. Sau khi nhận đƣợc thông tin, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành đo trực tiếp nhiệt độ tại một số vị trí trên tuyến kênh xả nước làm mát của Trung tâm nhiệt điện Mông Dương, khẳng định vẫn trong giới hạn cho phép theo giấy phép xả nước thải do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép. Cá chết vào những ngày 10, ngày 21 và ngày 23/5/2018 là những ngày có thời tiết nắng nóng [17]. Tuy nhiên, có thể nhận thấy hiện tƣợng này cũng là cảnh báo cho tác động của nước làm mát nhà máy nhiệt điện đến hệ sinh thái khu vực nước biển tiếp nhận.

Nước thải từ bãi thải tro xỉ: Nước thải từ bãi thải tro xỉ có hàm lượng cặn, hàm lƣợng NH4

+, độ cứng cao, độ oxy hòa tan giảm và cũng chứa nhiều các khoáng chất nhƣ: SO3-

HCO3-

Cl-, CO32-

, thành phần các kim loại nặng…Nếu loại nước thải này xả trực tiếp ra môi trường hoặc bị tràn ra môi trường (mưa lớn diễn biến lâu ngày), nó có khả năng gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu tới các loài vi sinh vật sống trong nước, làm giảm tài nguyên thủy sản của khu vực.

Đặc biệt trong thời gian mƣa lớn cực đoan thì nguy cơ này là hiện hữu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy nhiệt điện mông dương 1, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)