Đặc điểm tự nhiên và môi trường sinh thái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy nhiệt điện mông dương 1, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Khái quát về khu vực nghiên cứu

1.3.1. Đặc điểm tự nhiên và môi trường sinh thái

Vị trí nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 nằm gần đường Quốc lộ 18A, cách thành phố Hạ Long khoảng 50 km và cách trung tâm thành phố Cẩm Phả khoảng 18 km về phía Đông Bắc, gần cửa sông Mông Dương và ven Luồng Gạc. Địa điểm này thuộc khu 8, phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Vị trí địa điểm này tiếp giáp về các hướng như sau:

- Phía Tây, Tây Bắc và phía Bắc là tuyến đường Quốc lộ 18A chạy ra Móng Cái.

- Phía Đông và Đông Bắc là các bãi than của Công ty chế biến và Kinh doanh than Cẩm Phả và Công ty than Hạ Long. Ra xa bên ngoài khoảng 1 km là Luồng Gạc, khu vực tàu thuyền có thể đi lại dễ dàng.

- Phía Đông Nam là các dẫy núi thấp ven biển. Phía Nam là các quả núi thấp, qua đó là sông Mông Dương và truyền đường Quốc lộ 18 đi ra Móng Cái [5].

Hình 1.4. Vị trí nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 b. Đặc điểm về địa hình

Khu vực Nhà máy là khu đất bồi ven sông. Nhìn chung, khu vực này có địa hình không bằng phẳng, đƣợc bao quanh bởi đồi núi thấp với chiều cao trung bình từ 50-60m, có đỉnh cao đến 70-100m. Khu vực nhà máy có địa hình tương đối phức tạp, mặt bằng bị chia cắt bởi nhiều lạch, suối, rãnh thoát nước trải dài theo dãy núi đã vôi và luồng thuỷ nội địa.

Địa hình trên bờ thay đổi độ dốc giữa các dẫy núi đã vôi có độ cao từ 50 – 100m chạy dài ven biển cửa sông Mông Dương. Địa hình đáy khu vực Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 thay đổi, khu vực gần bờ lớp bùn, đất khá dầy do bồi lắng từ trên bờ, hoạt động cảng than. Khu vực ngoài tuyến luồng có địa hình khá ổn định độ dốc tăng dần khi xa bờ [5].

c. Địa chất

Theo kết quả thăm dò, tính chất địa chất công trình tại khu vực nhà máy phân chia đất đá thành các lớp từ trên xuống dưới như sau:

- Lớp 1 (Tầng đất đắp tQIV-1): phân bố trên diện tích nhỏ, đó là các bãi chứa than, thành phần chủ yếu là đất á sét, á cát màu loang lổ nửa cứng có lẫn dăm tảng của đá cát bột kết, sạn sỏi kết. Chiều dày mỏng 2-3m.

- Lớp 2 (Tầng tích tụ aluvi biển amQIV):

+ Lớp 2a: phân bố ở vùng địa hình thấp nhƣ lòng sông, cửa sông. Thành phần gồm bùn sét, á sét màu xám đen. Chiều dày thay đổi 1-2m đến 7m.

+ Lớp 2b: phân bố thành bĩa nhỏ ven sông, suối. Thành phần gồm cát, á sét, lẫn ít cuội sỏi, chiều dày mỏng 1-2m đến 7m.

+ Lớp cát hạt thô 2d: phân bố ở lòng sông Mông Dương. Thành phần là cát hạt thô hạt trung có chứa sạn sỏi, cuội. Chiều dày 4-5m đến 10,5m.

- Lớp 3 (Tầng sườn tàn tích): phân bố trên diện tích các quả đồi. Thành phần là đất á sét, sét màu nâu tím gụ, chứa 5-10% dăm sạn đá cát bột kết.

- Lớp 4 (Tầng trầm tích điệp Hòn Gai, Hệ tầng Hà Cối): phân bố ở khu vực đồi núi. Thành phần chủ yếu bao gồm sỏi sạn, cuội kết, cát bột kết, sét kết chứa than có màu xám sáng, tím gụ [5].

d. Khí hậu

Địa phương có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với bốn mùa trong năm. Nền nhiệt độ trung bình khoảng 21-23°C; độ ẩm trung bình 82-85%; tốc độ gió trung bình năm 3,1m/s. Ngoài ra, tổng số ngày có giông trong năm là khoảng 37,3 ngày; lƣợng bốc hơi trung bình năm là 93,6 mm.

Lượng mưa: Chế độ khí hậu của khu vực là chế độ lưu vực sông ven biển lượng mua trung bình năm trên lưu vực khá lớn lượng mưa trung bình năm đạt khoảng 2.250 mm. Trong năm mƣa phân ra làm hai mùa: mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 với tổng lƣợng mƣa chiếm khoảng 80% tổng lƣợng mƣa năm, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

Hướng gió chủ đạo của khu vực theo mùa như sau: mùa xuân hướng gió chủ đạo là hướng Bắc, mùa hạ hướng gió chủ đạo là hướng Nam, mùa thu và mùa đông hướng gió chủ đạo là hướng Bắc [5].

e. Đặc điểm hải văn

Nhà máy điện Mông Dương 1 được xây dựng ở bờ Tây Luồng Gạc.

Luồng Gạc kéo dài từ phía Nam xã Cẩm Hải tới phường Cửa Ông, và được mở rộng đến Tây Nam vịnh Bái Tử Long. Nước luồng mặn và chịu ảnh hưởng của nước chảy tràn và lưu lượng nước sông từ thành phố Cẩm Phả.

Trong mùa mưa, nước sông từ thượng lưu làm giảm độ mặn rõ rệt. Chế độ dòng chảy của luồng chịu ảnh hưởng bởi chu kỳ nhật triều của vịnh Bái Tử Long.

Thủy triều vùng biển tại Quảng Ninh nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều đều, hầu hết các ngày trong tháng (>25 ngày) đều xuất hiện một lần nước lên và một lần nước xuống. Tuy vậy, trong tháng vẫn có 1-3 ngày thuỷ triều lên, xuống hai lần trong ngày. Biên độ triều vùng này thuộc loại lớn nhất ở Việt Nam, đạt từ 3,5-4,1m vào thời gian nước cường.

Vào thời điểm triều cường, mực nước lên xuống nhanh, có thể đạt 0,5m/h.

Vào thời kỳ nước kém, mực nước lên xuống chậm.

Sóng biển: Sóng biển tương ứng với chế độ gió nêu trên được chia làm hai mùa rõ rệt:

- Sóng trong mùa đông thịnh hành là hướng Bắc và Đông Bắc.

- Sóng trong mùa hè thịnh hành là hướng Nam và hướng Đông Nam.

Bão: Tại khu vực Mông Dương, Cẩm Phả, bão sớm có thể xuất hiện từ tháng 4 và kéo dài đến hết tháng 10 nhƣng tập trung nhiều vào các tháng 7, 8, 9. Tần suất của bão trong năm thường không phân bố đều trong các tháng.

Tháng 12 là thời gian thường không có bão, tháng 1 đến tháng 5 chiếm 2,5%, tháng 7 đến tháng 9 tần suất lớn nhất đạt 35 - 36%. Khu vực nhà máy là một trong những khu vực có tần suất bão đổ bộ trực tiếp lớn nhất của cả nước (28%). Hàng năm khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của 1 - 2 cơn bão và chịu ảnh hưởng gián tiếp của 3 - 4 cơn. Gió bão thường ở cấp 9 - 10, có khi lên cấp 12 hoặc trên cấp 12, kèm theo bão là mƣa lớn, lƣợng mƣa trong bão chiếm tới 25 - 30% tổng lƣợng mƣa cả mùa mƣa [5].

g. Đặc điểm môi trường sinh thái Hệ sinh thái cạn:

Nhìn chung, đa dạng sinh thái cạn khu vực phường Mông Dương đã bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác than và các hoạt động công nghiệp khác.

Hiện nay khu vực này hầu nhƣ không còn các loại động vật quý hiếm nhƣ hổ, báo, khỉ, hoẵng, lợn rừng,…Động vật hoang dã nhƣ sóc, rơi, chuột, các loại

chim như chào mào chích chòe cu gáy thì tương đối nghèo nàn. Ở khu vực này hiện tại phần lớn động vật là gia súc, gia cầm do nhân dân trong vùng chăn nuôi, chủ yếu nhƣ: gà, vịt, chó, lợn, trâu, bò, dê,…nhƣng với số lƣợng không lớn. Hệ thực vật nghèo nàn không có các cây quý hiếm chủ yếu là các thảm thực vật thứ sinh nhƣ cây bụi, lau, lác, sim, mua, cỏ tranh, đồi trọc. chủ yếu là các thảm thực vật thứ sinh. Các cây ăn quả nhƣ mít, ổi, na, chuối và các cây bạch đàn, xoan đào với số lƣợng ít do không phải nguồn sống chủ đạo của dân cƣ trong vùng [5].

Hệ sinh thái dưới nước:

Quần thể sinh vật dưới nước tại khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng chi phối bởi hệ sinh thái biển ven bờ. Các loài các trong khu vực nghiên cứu khá đa dạng và phong phú: theo nghiên cứu của các chuyên gia thủy sinh khu vực dự án có khoảng 35 loài cá thuộc 19 họ. Sinh vật đáy xác định đƣợc 51 loài bao gồm 8 loài động vật chân đốt, 38 loài động vật thân mềm, 4 loài giun đốt và 1 loài da gai, mật độ trung bình 54 cá thể/m2 và 11,92 g/m2. Sinh vật phù du đã xác định đƣợc 30 loài phiêu sinh động vật của 13 họ thuộc bộ động vật chân kiếm và bộ râu ngành. Mật độ phiêu sinh động vật trung bình là 2913 cá thể/m3. Hiện nay tại các khu vực sông Mông Dương, cửa sông Dê Dách, Luồng Gạc rất ít các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Nuôi trồng thủy sản chủ yếu tập trung tại ven biển Cẩm Hải, các đảo huyện Vân Đồn [5].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy nhiệt điện mông dương 1, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)