1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Triển khai đề án “mỗi xã, phường một sản phẩm” (ocop) trên địa bàn thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh

122 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Triển khai đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Tác giả Nguyễn Thùy Trang
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Thanh Mai
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THÙY TRANG Trang 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THÙY TRANG TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “MỖI XÃ, PHƯỜNG MỘT SẢN

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THÙY TRANG

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “MỖI XÃ, PHƯỜNG MỘT SẢN PHẨM” (OCOP) TẠI THÀNH PHỐ CẨM

PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN – 2022

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THÙY TRANG

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “MỖI XÃ, PHƯỜNG MỘT SẢN PHẨM” (OCOP) TẠI THÀNH PHỐ CẨM

PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Thị Thanh Mai

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn: "Triển khai đề án “Mỗi xã, phường một sản

phẩm” (OCOP) trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh" là của riêng

tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác Các vấn đề trong luận văn là xuất phát từ tình hình thực tế công tác triển khai đề án OCOP - Quảng Ninh trên địa bàn thành phố Cẩm Phả

Quảng Ninh, ngày …… tháng năm 2022

Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Trang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế và Quản trị

Kinh doanh đã truyền dạy cho em các kiến thức rất cần thiết để phục vụ cho công việc sau này

Em cũng xin được cảm ơn cô giáo TS Phạm Thị Thanh Mai là người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn

Do nội dung kiến thức của đề tài tương đối rộng, điều kiện thời gian và kiến thức có hạn, điều kiện nghiên cứu chủ yếu trên lý thuyết nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài được chính xác, đầy đủ và phong phú hơn

Quảng Ninh, ngày …… tháng năm 2022

Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Trang

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

5 Kết cấu nội dung luận văn 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN VỀ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “MỖI XÃ, PHƯỜNG MỘT SẢN PHẨM” (OCOP) 5

1.1 Cơ sở lý luận về triển khai đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) 5

1.1.1 Một số khái niệm 5

1.1.2 Sự ra đời và đặc điểm của đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” 8

1.1.3 Vai trò của việc triển khai đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” 10

1.1.4 Nội dung triển khai đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” 11

1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” 20

1.2 Kinh nghiệm thực tiễn về triển khai đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” 22

1.2.1 Kinh nghiệm triển khai đề án “Mỗi làng nghề một sản phẩm” của một số nước trên thế giới 22

1.2.2 Kinh nghiệm triển khai đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” của một số địa phương trong nước 26

1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh trong triển khai đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” 27

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 30

Trang 6

2.2 Phương pháp nghiên cứu 30

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 30

2.2.2 Phương pháp phân tích 32

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 34

2.3.1 Các chỉ tiêu định lượng 34

2.3.2 Chỉ tiêu đánh giá về mặt định tính 35

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN OCOP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH 36

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 36

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 36

3.1.2 Đặc điểm kinh tế kinh tế 36

3.1.3 Đặc điểm dân số, xã hội 39

3.2 Thực trạng triển khai đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” của thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 40

3.2.1 Công tác chỉ đạo, quản lý, ban hành các văn bản pháp lý liên quan 40

3.2.2 Công tác tuyên truyền, tập huấn và xúc tiến thương mại trong triển khai thực hiện đề án 45

3.2.3 Công tác hỗ trợ triển khai thực hiện đề án 52

3.2.4 Công tác xác định, phát triển các sản phẩm OCOP của thành phố Cẩm Phả 57 3.2.5 Kết quả thực hiện đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” của thành phố Cẩm Phả 63

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác triển khai đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 71

3.3.1 Các yếu tố bên ngoài 71

3.3.2 Các yếu tố bên trong 72

3.4 Đánh giá chung về quá trình thực hiện đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 77

3.4.1 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức 77

3.4.2 Những mặt đạt được 81

3.4.3 Hạn chế 82

Trang 7

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN OCOP TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH 85

4.1 Quan điểm, định hướng triển khai đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tại thành phố Cẩm Phả 85

4.1.1 Quan điểm phát triển 85

4.1.2 Mục tiêu triển khai đề án OCOP của thành phố Cẩm Phả 86

4.2 Một số giải pháp đẩy mạnh triển khai đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 87

4.2.1 Thực hiện tốt và tăng cường công tác truyền thông 87

4.2.2 Giải pháp thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm 88

4.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả, xúc tiến quảng bá các sản phẩm OCOP 90

4.2.4 Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm OCOP 93

4.3 Một số đề xuất, kiến nghị 98

KẾT LUẬN 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC 105

PHIẾU ĐIỀU TRA 01 105

PHIẾU ĐIỀU TRA 02 108

PHIẾU ĐIỀU TRA 03 110

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Phân chia đối tượng tham gia điều tra, khảo sát 31

Bảng 3.1 Dân số và lao động TP Cẩm Phả giai đoạn 2018-2020 39

Bảng 3.2 Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn TP Cẩm Phả giai đoạn 2017-2019 37

Bảng 3.3 Số lượng văn bản, chính sách đã được ban hành liên quan đến OCOP trên địa bàn thành phố Cẩm Phả 41

Bảng 3.4 Tình hình tuyên truyền, tập huấn về triển khai thực hiện đề án OCOP trên địa bàn TP Cẩm Phả giai đoạn 2017-2019 45

Bảng 3.5 Kết quả khảo sát về tình hình chung công tác triển khai đề án OCCOP tại TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 49

Bảng 3.6 Kết quả khảo sát về công tác tuyên truyền, quảng bá trong triển khai đề án OCCOP tại TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 51

Bảng 3.7 Kinh phí triển khai đề án OCOP tại TP Cẩm Phả giai đoạn 2017-2019 53

Bảng 3.8 Kết quả khảo sát về công tác tập huấn, chương trình hỗ trợ, xúc tiến thương mại khi triển khai đề án OCCOP tại TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 55

Bảng 3.9 Tình hình đăng ký ý tưởng sản phẩm, phương án được xét duyệt và phương án được triển khai tham gia đề án OCOP tại TP Cẩm Phả giai đoạn 2017-2019 59

Bảng 3.10 Kết quả khảo sát về chất lượng, giá bán sản phẩm, sự hài lòng về sản phẩm trong triển khai đề án OCCOP tại TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 61

Bảng 3.11 Kết quả khảo sát về những khó khăn trong triển khai đề án OCCOP tại TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 62

Bảng 3.12 Số sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP của TP Cẩm Phả giai đoạn 2017-2019 64

Bảng 3.13 Danh mục các sản phẩm OCOP của Cẩm Phả giai đoạn 2016-2019 65

Bảng 3.14 Kết quả sản xuất SP Rượu Ba Kích trước và sau tham gia OCOP 67

Bảng 3.15 Kết quả tiêu thụ sản phẩm Rượu Ba Kích giai đoạn 2016-2019 67

Bảng 3.16 Kết quả sản xuất sản phẩm nước khoáng thiên nhiên Quang Hanh bổ sung ga trước và sau khi tham gia OCOP 70

Trang 10

Bảng 3.17 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong thực hiện OCOP tại TP

Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 77

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1.1: Chu trình triển khai OCOP hằng năm 13

Biểu đồ 3.1 Giá trị sản xuất của TP Cẩm Phả giai đoạn 2017 – 2019 39

Biểu đồ 3.2 Kinh phí dành cho đề án OCOP giai đoạn 2017-2019 54

Biểu đồ 3.3 Thị trường tiêu thụ sản phẩm rượu Ba Kích của Công ty 68

Biểu đồ 3.4 Thị trường tiêu thụ sản phẩm nước khoáng có ga 70

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Toàn cầu hoá và việc hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đặt ra yêu cầu các sản phẩm của Việt Nam ngày càng phải nâng cao tiêu chuẩn và nâng cao tính cạnh tranh (nhất là sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm thủ công), các doanh nghiệp (DN) phải nâng cao trình độ về quản lý, về ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong sản xuất và quản lý Với tinh thần, chủ trương "quốc gia khởi nghiệp" theo phát động của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, với chỉ tiêu 1 triệu DN vào năm

2020, cần có sự hưởng ứng của cộng đồng ở cả thành thị và nông thôn Theo đó, cần

có sự tổ chức khoa học và sự chỉ đạo, hỗ trợ, dẫn dắt của Nhà nước để nông dân đứng trong tổ chức kinh tế của chính họ (là các SMEs, HTX), từ đó thực sự làm chủ, phát huy sự chủ động, sáng tạo trong phát triển kinh tế từ những lợi thế của mỗi địa phương trong cả nước

Năm 2012, Chương trình OCOP (Mỗi xã, phường Một sản phẩm) Quảng Ninh

đã được khởi xướng và chính thức triển khai từ 2013 Cụ thể, ngày 22 tháng 10 năm

2013 ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 2870/QĐ -UBND

phê duyệt đề án “Tỉnh Quảng Ninh - mỗi xã, phường một sản phẩm” giai đoạn

2013-2016 Đề án này thực chất là giải pháp để phát triển kinh tế từ các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, truyền thống văn hóa, danh thắng các địa phương vốn

dĩ là những tiềm năng lợi thế của các vùng miền chưa được phát huy, khai thác để phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn, bảo vệ môi trường và giữ gìn ổn định xã hội So với Đề án Mỗi làng một nghề, Chương trình OCOP Quảng Ninh có sự khác biệt quan trọng là: Lần đầu tiên được triển khai theo cách có hệ thống, với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, lấy trọng tâm là Chu trình OCOP thường niên; trung tâm là sản phẩm, không chỉ giới hạn ở thủ công mỹ nghệ mà được mở rộng thành 5 ngành hàng sản phẩm và dịch vụ

Trong thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố (TP) Cẩm Phả, đã có rất nhiều các sản phẩm OCOP đến từ các DN đem lại kết quả cao Nổi bật nhất là các sản phẩm

từ nước khoáng thiên nhiên đã đem lại nguồn kinh tế đáng kể cho DN và góp phần tăng trưởng kinh tế cho TP Cẩm Phả, bên cạnh đó còn có rất nhiều những sản phẩm

Trang 12

như: rượu ba kích, các sản phẩm nông nghiệp, dược liệu của các DN nhỏ khác cũng

góp phần tăng trưởng nền kinh tế, Theo Báo cáo của UBND TP Cẩm Phả, đến nay

100% sản phẩm OCOP trên địa bàn đã thực hiện công bố sản phẩm theo quy chuẩn Việt Nam, 100% cơ sở sản xuất ký cam kết sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa quy định, 100% sản phẩm được dán tem điện tử Đến cuối năm 2020 thành phố

có 32 sản phẩm tham gia các hội chợ OCOP do tỉnh tổ chức

Các sản phẩm OCOP được ghi nhận là có những kết quả và tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của TP Cẩm Phả Vì vậy, việc phát triển đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” OCOP sẽ tạo đà phát kinh tế địa phương, đặc biệt là các sản phẩm của các hộ gia đình sẽ giúp cho TP phát triển đa dạng hơn, sẽ có những sản phẩm truyền thống, kích thích được sự phát triển kinh tế cũng như quảng bá các hình ảnh riêng biệt về một TP trẻ, năng động và nhiệt huyết

Tuy nhiên trên thực tế trong quá trình triển khai đề án, TP Cẩm Phả còn gặp nhiều khó khăn, nhiều nơi vẫn chưa đạt được hiệu quả Nguyên nhân cơ bản là do Cẩm Phả là một TP công nghiệp, song kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào ngành than cho nên việc phát triển nông nghiệp hay tiểu thủ công nghiệp, những làng nghề của từng địa phương chưa thật sự được quan tâm và phát triển Trong khi đó, hiểu biết về sản phẩm, năng lực nghiên cứu và phát triển, áp dụng khoa học và đổi mới của người dân còn hạn chế Các sản phẩm chưa hấp dẫn (hình thức, thiết kế bao bì, nhãn mác, ), phần lớn chưa có tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng Kiến thức và kỹ năng về thị trường, năng lực xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm của địa phương, DN nội sinh còn yếu

Là một cán bộ Đoàn tham gia phụ trách tuyên truyền thực hiện, phát triển Đề

án và các chương trình OCOP tại TP Cẩm Phả, do vậy tôi đã lựa chọn đề tài: "Triển

khai đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh" làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh và triển khai thành công Đề án “Mỗi

xã, phường một sản phẩm” tên địa bàn thành phố Cẩm Phả, góp phần phát triển sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ninh theo hướng đáp ứng về số lượng, gia tăng về giá

Trang 13

trị, đảm bảo tiêu chuẩn cao của Việt Nam và từng bước chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ xuất khẩu

- Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai đề án mỗi xã, phường một sản phẩm trên địa bàn TP Cẩm Phả

- Đề xuất giải pháp đẩy mạnh và triển khai thành công đề án mỗi xã, phường một sản phẩm trên địa bàn TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác triển khai thực hiện Đề án “Mỗi

xã, phường một sản phẩm” trên địa bàn TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: nghiên cứu thực trạng triển khai đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” của TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh thông qua thực trạng ban hành các văn bản pháp lý liên quan, công tác tuyên truyền, hỗ trợ kinh phí, phê duyệt các sản phẩm đăng ký OCOP và kết quả thực hiện đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” của TP Cẩm Phả

- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

- Phạm vi về thời gian: thực trạng triển khai đề án mỗi xã, phường một sản phẩm trên địa bàn TP Cẩm Phả được phân tích, đánh giá qua nguồn số liệu thứ cấp giai đoạn 2017-2019; nguồn số liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra khảo sát các đối tượng tha gia Hội chợ OCOP Quảng Ninh diễn ra vào tháng 10 năm 2020; định hướng và giải pháp đề xuất áp dụng đến năm 2025

Trang 14

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4.1 Ý nghĩa khoa học

Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn tình hình triển khai

đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) và đưa ra được những cơ sở để phân tích đánh giá về thực trạng triển khai đề án

Đây là tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà lãnh đạo, quản lý của TP Cẩm Phả và là căn cứ để đưa ra quyết định nhằm thực hiện tốt hơn nữa đề án “Mỗi

xã, phường một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn tới Đây cũng là tài liệu ttham khảo có giá trị cho các cơ sở đào tạo về kinh tế, nông nghiệp

và phát triển nông thôn

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn đã phân tích được thực trạng của việc triển khai đề án “mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn TP Cẩm Phả, qua đó thấy được những thành quả bước đầu đạt được cũng như những khó khăn trở ngại cần tháo gỡ trong quá trình triển khai đề án

Luận văn đã đề ra một số những giải pháp nhằm thúc đẩy triển khai đề án

“Mỗi, xã phường một sản phẩm”, giải quyết những khó khăn cần tháo gỡ nâng cao chất lượng đề án từ nguồn nhân lực, các thủ tục hành chính đến định hướng phát triển làng nghề cho từng vùng miền trong tỉnh cũng như chương trình liên kết, hội chợ giới thiệu sản phẩm qua đó tìm hướng đi cho đầu ra cho sản phẩm

5 Kết cấu nội dung luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục sơ đồ, biểu bảng, danh mục các chữ viết tắt và mục lục, Luận văn bao gồm 4 chương

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về triển khai đề án “Mỗi xã, phường

một sản phẩm” (OCOP)

Chương 2 Phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Thực trạng triển khai đề án OCOP trên địa bàn thành phố Cẩm

Phả, tỉnh Quảng Ninh

Chương 4 Giải pháp nhằm đẩy mạnh triển khai đề án OCOP trên địa bàn

thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Trang 15

tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện Trong đó có một

số khái niệm như:

- Xã, phường: Là một khái niệm mang tính ước lệ chỉ một cộng đồng dân cư

cụ thể nào đó, không phân biệt theo địa giới hành chính, cũng như về qui mô Có thể

một xã, hoặc nhiều xã, liên xã, liên huyện sản xuất một hoặc nhiều sản phẩm (VP

Điều phối nông thôn mới Trung ương, 2019)

- Sản phẩm: Là một khái niệm mang tính ước lệ dùng để chỉ sản phẩm đặc

trưng của một cộng đồng dân cư nào đó tạo ra Sản phẩm có thể là hàng hoá hoặc sản phẩm dịch vụ, mang những đặc điểm rất riêng biệt của nơi sản xuất ra nó, khiến cho mọi người có thể dễ dàng nhận ra nơi sản xuất giữa những sản phẩm cùng loại Đồng thời, sản phẩm cũng phải mang đầy đủ các yếu tố cấu thành của nó bao gồm phần cốt lõi, bao bì, nhãn mác, tiêu chuẩn, chất lượng, chứng nhận, hướng dẫn sử dụng, chăm

sóc khách hàng, …(VP Điều phối nông thôn mới Trung ương, 2019)

Khái niệm “Một sản phẩm” sử dụng ở đây hết sức mềm dẻo và khả thi Một làng/xã/phường, một cộng đồng dân cư có thể phát triển một hoặc nhiều sản phẩm

Trang 16

kiểu sản xuất dây chuyền (có “làng” chỉ sản xuất bán thành phẩm, làm nguyên liệu cho “làng” khác hoàn chỉnh sản phẩm) để tạo ra một loại sản phẩm, hàng hoá nào đó

- Sản phẩm OCOP: Là các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ xuất phát từ ý

tưởng/nguồn nguyên liệu/công nghệ của cộng đồng, do các thành viên trong cộng đồng

tổ chức sản xuất và kinh doanh… (VP Điều phối nông thôn mới Trung ương, 2019)

Các sản phẩm OCOP được ưu tiên theo 3 tiêu chí cơ bản, gồm: 1) Các đặc sản địa phương (công nghệ gốc và nguyên liệu ở địa phương); 2) Có gia tăng giá trị; và 3) Không ảnh hưởng xấu đến môi trường Các tiêu chí này được cụ thể hóa thành phiếu chấm điểm trong quá trình xét chọn các ý tưởng sản phẩm OCOP do cộng đồng khởi xướng Các tiêu chí này được xây dựng nhằm thực hiện chiến lược khác biệt hóa (tiêu chí 1), bảo đảm khả năng cạnh tranh; góp phần thực hiện việc chuyển nền kinh

tế từ chiều rộng sang chiều sâu (tiêu chí 2) và phát triển bền vững (tiêu chí 3)

Khái niệm “sản phẩm” đối với đề án OCOP được hiểu trên phạm vi 06 nhóm ngành/hàng, tạo ra các sản phẩm cụ thể đã qua chế biến, bao gói và đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định, các nhóm ngành/hàng trong Chương trình OCOP, cụ thể:

- Nhóm 3: Thực phẩm tiện lợi, như bánh, bánh quy, kẹo, mứt, tương ớt, tương, muối dưa, kim chi, Gồm 6 phân nhóm: Phân nhóm 3.1: Đồ ăn nhanh; Phân nhóm 3.2: Tương, tương ớt, nước mắm,…; Phân nhóm 3.3: Chế biến từ rau, quả; Phân nhóm 3.4: Chế biến từ thịt, trứng, sữa; Phân nhóm 3.5: Chế biến từ thủy sản; Phân nhóm 3.6: Chế biến từ gạo và ngũ cốc

2) Đồ uống, gồm: Đồ uống có cồn, như rượu chưng cất, rượu vang,… và Đồ uống không cồn, như cà phê hòa tan, nước trái cây, trà thảo dược, bột quả, bột gừng, trà, trà thảo dược, sữa gạo, sữa đậu nành, sản phẩm lên men,…

3) Thảo dược: Các sản phẩm có thành phần từ thảo dược, có tác động lên sức

Trang 17

khỏe, như thuốc YHCT, thuốc từ dược liệu, mỹ phẩm từ thảo dược, chế phẩm xua đuổi/diệt trừ côn trùng, các loại rau ăn làm thuốc, ngũ cốc cho sức khỏe (thực dưỡng),

đồ uống cho sức khỏe

4) Thủ công mỹ nghệ: Đồ từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may, làm

đồ lưu niệm, đồ gia dụng, đồ dùng nhà bếp, đồ nội thất, trang trí các tòa nhà,…

5) Vải – may mặc: Các sản phẩm từ bông, sợi,…

6) Dịch vụ du lịch: Các sản phẩm dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, giải trí, học tập, nghiên cứu,

Cần lưu ý các sản phẩm OCOP không đơn thuần là sản phẩm ngành nông nghiệp, mà còn thuộc lĩnh vực của các ngành khác, như Công Thương (thủ công - mỹ nghệ); Y tế (thảo dược); Văn hóa, Thể thao và Du lịch (dịch vụ du lịch) Điều đó cho thấy cần có sự tham gia của các ngành này trong Chương trình OCOP mà không đơn thuần chỉ của ngành Nông nghiệp

(QĐ số 1048/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2019)

- Đề án: Đề án là văn bản dùng để trình bày có hệ thống về một kế hoạch, giải

pháp giải quyết một nhiệm vụ, một vấn đề nhất định để cấp có thẩm quyền phê duyệt

(Quy định số 66-QĐ/TW ngày 06/02/2017)

Đề án là loại văn bản, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc gửi cho một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó như: thành lập một tổ chức; tài trợ cho một hoạt động xã hội, Sau khi đề án được phê chuẩn, sẽ hình thành

những dự án, chương trình, đề tài theo yêu cầu của đề án

Trong Tài liệu Bộ Tư Pháp, hướng dẫn ban hành văn bản của DN Nhà xuất bản Thống kê (2002, tr.265) thì đề án được định nghĩa: "Đề án, kế hoạch chương trình công tác (sau đây tạm gọi chung là loại văn bản đề án) là loại văn bản trình bày những

kế hoạch dự kiến về một nhiệm vụ công tác được cơ quan, tổ chức giao cho trong một thời gian nhất định"

- Triển khai: là ᴠiệᴄ thựᴄ hiện ᴄáᴄ ᴄông ᴠiệᴄ trong kế hoạᴄh, mở rộng theo một quу mô, phạm ᴠi đã đượᴄ хáᴄ định (Từ điển Tiếng Việt)

- Triển khai đề án: là ᴠiệᴄ thựᴄ hiện ᴄáᴄ ᴄông ᴠiệᴄ trong kế hoạᴄh đặt ra của

đề án, mở rộng theo một quу mô, phạm ᴠi đã đượᴄ хáᴄ định

Trang 18

1.1.2 Sự ra đời và đặc điểm của đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm”

Trong 12 năm (2008-2020) thực hiện Nghị quyết Hội nghị T.W 7 (khóa X), mười năm (2010-2020) thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới (NTM), 5 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã tạo nên một khu vực nông thôn (KVNT) với nhiều thay đổi rõ nét, kết cấu hạ tầng phát triển mạnh mẽ Hơn 20 nghìn mô hình phát triển sản xuất đã tạo nên động lực mới cho phát triển kinh tế KVNT, sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và chuyển biến, đời sống của đại đa số nông dân được nâng cao Tính đến nay, cả nước

có 3.420 xã (38,32%) được công nhận đạt chuẩn NTM, đã có 53 đơn vị cấp huyện thuộc 27 tỉnh, TP được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm

vụ xây dựng NTM Nhiều địa phương đã bước vào giai đoạn xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu Chính phủ cũng đã có chỉ đạo về giải pháp xây dựng NTM cấp thôn, bản cho những vùng đặc thù, khó khăn

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, kết quả xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững giữa các vùng còn có sự chênh lệch lớn; kinh tế tư nhân và kinh

tế tập thể chưa được thúc đẩy tích cực; lợi thế địa phương về sản vật, cảnh quan, văn hóa, chưa được khai thác hết, sự chuyển biến phát triển kinh tế KVNT nhìn chung còn chậm Một trong những nguyên nhân cơ bản do các địa phương chưa xác định được các dòng sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh; công tác xúc tiến thương mại còn hạn chế, sản xuất kinh tế hộ chiếm tỷ lệ rất cao, mô hình tổ chức sản xuất tiên tiến (doanh nghiệp, HTX) thiếu cả số lượng và chất lượng; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo (theo đúng chuyên môn sản xuất sản phẩm lợi thế) và năng suất lao động KVNT đạt thấp; quản lý chất lượng sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức, quản

lý nhà nước còn yếu và bất cập về định hướng quy hoạch sản xuất, cơ chế, chính sách huy động nguồn lực, kết nối thị trường Chất lượng đội ngũ cán bộ vẫn còn tư tưởng làm cho, làm thay, thiếu các hoạt động mang tính chất kiến tạo cho sự phát triển,

Rất nhiều chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn từ ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ bên ngoài, thiếu sự liên kết hiệu quả giữa các nhà DN, nhà khoa học và nông dân, chưa tận dụng hết tài nguyên nội tại trong khu vực (nguyên liệu, lao động, văn hóa ), người dân chưa chú trọng phát triển sản

Trang 19

phẩm truyền thống có lợi thế theo quy mô hàng hóa; nhiều dự án hỗ trợ sau khi kết thúc, nông dân chưa đủ trình độ, năng lực tài chính để tiếp cận, làm chủ và phát triển tiếp một cách bền vững Kinh tế nông thôn phát triển không đồng đều, cùng các vấn

đề về ô nhiễm môi trường, sự dịch chuyển lao động trẻ có trình độ từ nông thôn ra thành thị, làm ảnh hưởng chung phát triển KTXH KVNT, cũng như tiến trình và chất lượng xây dựng NTM hiện nay Phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân là nhiệm vụ cốt lõi của xây dựng NTM nhưng vẫn đang là vấn đề khó nhất của Chương trình xây dựng NTM

Ðể có thể giải quyết căn bản những yếu kém, hạn chế nêu trên, Việt Nam có thể nghiên cứu, vận dụng bài học kinh nghiệm quốc tế về phong trào Mỗi làng một sản phẩm (OVOP), thực hiện thành công tại Nhật Bản từ năm 1979 Thông qua OVOP, đã đặc biệt chú ý phát triển KTXH KVNT theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, chú trọng các nguồn lực tại chỗ sẵn có làm động lực phát triển Hiện nay, phong trào OVOP đã lan tỏa ra hơn 40 nước trên thế giới, đóng góp tích cực vào

sự phát triển KTXH KVNT ở các quốc gia, điển hình là Chương trình Mỗi cộng đồng một sản phẩm của Chính phủ Thái-lan Qua kinh nghiệm thành công của một số nước trong khu vực về OVOP, vận dụng linh hoạt chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, trong quá trình thực hiện xây dựng NTM, nhiều địa phương đã có nhiều sáng kiến, sáng tạo các mô hình phát triển kinh tế nông thôn

Đề án OCOP thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho các tỉnh, thành phố, giúp giải quyết được nguồn lao động tại địa phương cũng như thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp Bên cạnh đó cũng kích thích được sức mạnh nội tại từ những DN nhỏ, hộ gia đình tại thành phố Mở ra một hướng đi mới, một hướng phát triển kinh

tế mới của một TP trẻ năng động và nhiều tài nguyên thiên nhiên

Điểm cốt lõi của việc triển khai OCOP là mỗi địa phương phải chọn cho mình một sản phẩm đặc biệt nổi trội, có tính cạnh tranh cao nhất so với các địa phương khác, trong đó chính quyền các tổ chức hỗ trợ về chính sách, kỹ thuật, vốn và thị trường nhằm mang lại giá trị gia tăng cao nhất cho sản phẩm

Trong đề án này Nhà nước đóng vai trò tạo ra “sân chơi” bằng cách ban hành các cơ chế chính sách hợp lý để hỗ trợ phát triển như: đào tạo nâng cao kiến thức, hỗ

Trang 20

trợ lãi suất tín dụng, đề ra các tiêu chuẩn sản phẩm, quảng bá và định hướng hình thành lên các kênh phân phối sản phẩm…còn người dân đóng vai trò chính trong sân chơi này, họ tự quyết định lựa chọn và phát triển các sản phẩm gì có lợi thế cạnh tranh của địa phương mình, đồng thời phải làm sao để các sản phẩm đó có chất lượng tốt nhất theo đúng quy chuẩn đáp ứng nhu cầu của thị trường

1.1.3 Vai trò của việc triển khai đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm”

Đề án OCOP triển khai nhằm thực hiện việc phát triển hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống, có lợi thế ở khu vực nông thôn góp phần tái cơ cấu vùng nông thôn theo hướng phát triển sản xuất, tăng giá trị sản xuất

Việc triển khai đề án OCOP có ý nghĩa rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội,

đó là: khi triển khai thành công nó sẽ giúp nâng cao thu nhập tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân và thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong xây dựng nông thôn mới; làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, hướng người dân vào kinh tế thị trường, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống có lợi thế ở khu vực nông thôn

Thông qua việc phát triển sản xuất tại các địa bàn nông thôn góp phần tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp; hạn chế việc giảm dân số nông thôn di cư ra thành phố, bảo vệ môi trường và gìn giữ ổn định xã hội Thông qua đề án góp phần đào tạo

và phát triển nguồn nhân lực, đây chính là yếu tố thúc đẩy sự phát triển một cách bền vững kinh tế khu vực nông thôn OCOP tạo ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng phục vụ phát triển du lịch tại các vùng miền

Như vậy, đề án OCOP tập trung giải quyết các vấn đề ở nông thôn hiện nay như: hình thành và tái cấu trúc các hợp tác xã, DN ở vùng nông thôn trở thành chủ nhân của quá trình phát triển; tạo công ăn việc làm, thu nhập thông qua sản xuất và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ có lợi thế; đào tạo, huấn luyện nhân lực tham gia OCOP; bảo vệ môi trường, anh sinh xã hội… Đó là các vấn đề cốt yếu mà Đảng, Nhà nước đã xác định trong các Nghị quyết: Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với vai trò quan trọng của kinh tế hợp tác; xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính và hành động; mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp, 15.000 hợp tác xã;…Vì

Trang 21

vậy OCOP không đơn thuần là chương trình kinh tế, mà còn tham gia thực hiện các vấn đề về chính trị, xã hội ở khu vực nông thôn, do vậy cần có sự vào cuộc quyết liệt, sâu sát của cấp uỷ Đảng từ tỉnh đến huyện, xã để Chương trình OCOP được triển khai một cách có bài bản, nghiêm túc

1.1.4 Nội dung triển khai đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm”

1.1.4.1 Chỉ đạo, quản lý, ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm”

Công tác chỉ đạo thực hiện OCOP được gắn kết chặt chẽ với các chương trình phát triển kinh tế trọng tâm của mỗi địa phương, gắn với thực hiện Ðề án phát triển

15 nghìn HTX Các thủ tục hành chính hỗ trợ người sản xuất phải thực hiện nhanh gọn, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước cần nhiệt tình, tâm huyết và có hiểu biết để chỉ đạo thúc đẩy đề xuất, sáng kiến về sản phẩm từ dưới lên (từ các DN, HTX, hộ sản xuất) Trong chỉ đạo, cần tập trung phát triển các dự án mang tính chất trọng điểm,

dự án liên kết vùng huyện, xã; thường xuyên tổ chức các sự kiện vinh danh sản phẩm, dịch vụ du lịch (hội chợ)

Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện

Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn

kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng

Hệ thống tổ chức quản lý, điều hành chương trình OCOP điển hình bao gồm: + Cấp Trung ương

Hệ thống chỉ đạo, điều hành cấp trung ương bao gồm:

- Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG

Trang 22

- Cơ quan thường trực Chương trình ở Trung ương: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách: Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

- Các thành viên: Bộ Công thương; Bộ Khoa học Công nghệ; Bộ Y tế; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Ủy ban dân tộc; các tổ chức chính trị - xã hội; Hội nghề nghiệp (Liên minh HTX, Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ), các doanh nghiệp (Big C, Metro, VietJet,…)

+ Cấp tỉnh

Ban chỉ đạo (hoặc Ban điều hành) Chương trình OCOP cấp tỉnh bao gồm:

- Trưởng ban là Chủ tịch (hoặc Phó chủ tịch) UBND tỉnh; Ủy viên (hoặc Phó Ban điều hành) Thường trực là Giám đốc Sở Nông nghiệp (hoặc Trưởng Ban Xây dựng nông thôn mới); Ủy viên (hoặc Phó Ban điều hành) chuyên trách là Chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn (hoặc Trưởng phòng nghiệp vụ OCOP- Ban Xây dựng nông thôn mới); Ủy viên (hoặc Phó Ban điều hành) là Giám đốc Sở Công thương; Thành viên Ban chỉ đạo (hoặc Ban điều hành) là lãnh đạo các Sở, Ngành liên quan, Đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Khởi nghiệp,…), Liên minh HTX… và các đoàn thể liên quan khác;

- Cơ quan thường trực giúp việc Ban chỉ đạo (hoặc Ban điều hành) là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Ban Xây dựng NTM)

- Cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách cấp tỉnh: Chi cục PTNT/Văn phòng Nông thôn mới (Sở Nông nghiệp) hoặc Phòng OCOP (Ban xây dựng NTM) tham mưu chuyên môn, nghiệp vụ cho Ban chỉ đạo Chương trình OCOP về các lĩnh vực trong Chương trình OCOP (tối thiểu 3 người chuyên trách), tổ chức thành 3 tổ nghiệp vụ chuyên sâu: (1) Tổ nghiệp vụ Phát triển sản phẩm và Phát triển DN/HTX; (2) Tổ nghiệp vụ Xúc tiến Thương mại và Truyền thông; (3) Tổ hành chính và tổng hợp thông tin

+ Cấp huyện

Cơ cấu tương tự cấp tỉnh, lồng ghép nhiệm vụ trong Ban chỉ đạo nông thôn

Trang 23

mới; thành lập Tổ OCOP (có ít nhất 1 cán bộ chuyên trách, 2-3 cán bộ kiêm nhiệm, thuộc Văn phòng điều phối Nông thôn mới; có thể bổ sung chuyên trách, làm việc theo hợp đồng); Cơ quan thường trực ở cấp huyện là Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc Phòng kinh tế

Khuyến khích bộ máy chỉ đạo điều hành các cấp phân công cụ thể cho thành viên trong bộ máy chỉ đạo, điều hành phụ trách theo từng địa bàn và có lịch sinh hoạt

cụ thể

Chu trình OCOP được thực hiện theo 6 bước (Hình 1), trên cơ sở nguyên tắc

“dân biết, dân bàn, dân làm” (đề xuất nhu cầu từ dưới lên, theo nhu cầu và khả năng của hộ sản xuất, HTX và SMEs) và lặp đi lặp lại hằng năm, nghĩa là sau mỗi năm sẽ

có nhiều sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng và đưa vào thị trường Chu trình OCOP là xương sống của Chương trình OCOP, nghĩa là các hoạt động còn lại đều xoay quanh việc thực hiện chu trình này Nội dung chi tiết của Chu trình OCOP được trình bày trong Chuyên đề "Chu trình OCOP"

Hình 1.1: Chu trình triển khai OCOP hằng năm

Trang 24

Một số văn bản pháp lý có liên quan đến công tác triển khai Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” của tỉnh Quảng Ninh như:

- Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020

- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014-2020

- Quyết định số 4800/QĐ-BCT ngày 08/12/2016 của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn thực hiện và xét công nhận tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn trong bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới;

- Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

- Nghị quyết số 39/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh Quảng Ninh “Về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2010 - 2020”;

- Quyết định số 775/QĐ-UBND ngày 18/3/2011 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2020;

- Quyết định số 2870/QĐ-UBND ngày 22/10/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Đề án “Tỉnh Quảng Ninh - Mỗi xã, phường một sản phẩm”, giai đoạn 2013 - 2016

Trang 25

- Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 27/05/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016-2020;

- Thông báo số 589-TB/TU ngày 02/6/2017 của Tỉnh ủy “Ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại cuộc họp giao ban thường kỳ ngày 29/5/2017”;

- Kế hoạch số 7819/KH-UBND ngày 30/11/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh về triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 2366/QĐ-UBND ngày 21/06/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Đề án Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh”, giai đoạn 2017 – 2020

- Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW ngày 22/08/2018 Ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020

1.1.4.2 Tuyên truyền, tập huấn và xúc tiến thương mại thực hiện đề án “Mỗi

xã, phường một sản phẩm”

Mỗi địa phương (xã, phường), tùy theo điều kiện và hoàn cảnh, vị trí địa lý của mình lựa chọn ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm nét đặc trưng để phát triển Các sản phẩm này có thể là những sản phẩm tiêu dùng cụ thể như nông sản, thủy hải sản hay đồ thủ công mỹ nghề nhưng cũng có thể là các sản phẩm văn hóa du lịch… Điều quan trọng đối với các sản phẩm tham gia là mang nét đặc trưng, kết hợp với các yếu tố địa lý, văn hóa truyền thống của địa phương và được thị trường chấp nhận

Để thúc đẩy OCOP đạt hiệu quả UBND Tỉnh đã triển khai các nội dung:

Làm tốt công tác thông tin, phát triển nhận thức cho xã hội, thị trường tiêu thụ hiểu được mục đích, ý nghĩa tốt đẹp của OCOP, từ đó kích thích tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, tạo điều kiện và động lực cho người sản xuất mạnh dạn đầu tư, phát triển các sản phẩm lợi thế của mỗi địa phương

Tập trung truyền thông đến cộng đồng nhằm làm cho cộng đồng phân biệt được sản phẩm và chủ thể OCOP, từ đó có thể đề xuất sản phẩm và xây dựng mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh thích hợp

Trang 26

Huấn luyện các chủ thể OCOP về xây dựng câu chuyện cho sản phẩm, từ đó cộng đồng có thể xây dựng câu chuyện cho sản phẩm của mình đúng phương pháp

Tổ chức cuộc thi "Công chức OCOP xuất sắc và chính phủ kiến tạo" nhằm xác định được công chức xuất sắc trong hệ thống OCOP, qua đó tuyên truyền về vai trò của các công chức tham gia trong hệ thống OCOP

Tập trung huấn luyện và tư vấn kỹ năng xúc tiến thương mại, từ đó các chủ thể OCOP có thể xúc tiến sản phẩm của mình

Các sản phẩm được xếp hạng và chứng nhận 3 sao trở lên được hỗ trợ xúc tiến thương mại dưới các hình thức như:

- Quảng bá, tiếp thị sản phẩm: Triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng: (1) Xây dựng video clip, tin bài quảng bá cho các sản phẩm có thứ hạng sao cao (từ 3-5 sao); (2) Phát sóng trên truyền hình hoặc đăng trên các trang báo, tạp chí của tỉnh, trung ương; (3) Xây dựng, xuất bản ấn phẩm, tạp chí chuyên đề OCOP quảng bá trên hệ thống vận chuyển hành khách lớn,

du lịch Thời lượng và tần số phát tin bài, video clip căn cứ theo thứ hạng sao của sản phẩm Các chủ thể OCOP sẽ được nhận video clip, tin bài về sản phẩm của mình để chủ động thực hiện các chương trình tiếp thị riêng của mình

- Tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại cấp tỉnh, trung ương hoặc các DN mang sản phẩm OCOP tiêu biểu (tùy thị trường) đến giới thiệu tại các thị trường trong nước và quốc tế

- Tham gia các Hội chợ quốc tế, kết các tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP với các đối tác phân phối Quốc tế Hoạt động này do Ban OCOP quốc gia chủ trì, mời sự tham gia của các doanh nghiệp

Các hội chợ, triển lãm khác: Lồng ghép các gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trong các hội chợ, triển lãm (Ban OCOP kết nối, các DN chủ động tham gia, có thể được hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước tùy theo thực tế)

Hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm OCOP: Trung tâm OCOP (cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia)

- Xây dựng hệ thống Sàn bán hàng điện tử OCOP Số lượng, chất lượng sản phẩm sẽ được quản lý thông qua các ứng dụng tiến bộ trong công nghệ thông tin

Trang 27

Hoạt động của Sàn bán hàng điện tử dần tiến tới thu phí dịch vụ và tự chủ kinh phí hoạt động

1.1.4.3 Thực hiện các hoạt động hỗ trợ thực hiện đề án

Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng NTM giai đoạn 2017-2020 bằng những đề tài, mô hình đóng góp thiết thực cho Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư; Ðề án phát triển 15 nghìn HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả đến năm 2020; Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2017-2020, cũng như cho các chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững, đề

án phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã được đề ra Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp mới, nhất là các giải pháp tăng cường năng lực tiếp cận của nông nghiệp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhận diện rõ “Nông nghiệp 4.0”, “Nông nghiệp bền vững, công nghệ cao”, “Nông nghiệp hữu cơ” và bước đi, giải pháp khoa học thực hiện trong bối cảnh mới

Các tổ chức tài chính, tín dụng cần nghiên cứu, sớm có chương trình hỗ trợ trực tiếp cho OCOP Các tập đoàn, công ty lữ hành lớn, các cơ quan báo chí, truyền thông, cần tăng cường thông tin về các sản phẩm đặc sản các vùng, vào chương trình quảng bá du lịch, không chỉ trong tỉnh mà cả nước nhằm tăng cường hơn nữa liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Các đối tượng cần được đào tạo và cách thức tổ chức đào tạo trong Chương trình OCOP bao gồm:

- Nhà quản lý, cán bộ vận hành Chương trình OCOP từ trung ương đến cơ sở (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tỉnh, huyện và xã);

- Nhà lãnh đạo và quản lý các SMEs, HTX tham gia OCOP (bao gồm các thành viên HĐQT và ban giám đốc), người phụ trách kinh doanh, kế toán SMEs, HTX tham gia OCOP;

- Lao động trực tiếp tại các SMEs, HTX Được thực hiện lồng ghép với các chương trình đào tạo nghề của Sở Lao động - Thương binh - Xã hội của các tỉnh Giảng viên đào tạo từ các trường ĐH/CĐ, trường nghề và các nghệ nhân

- Tổ chức các lớp đào tạo tập trung cho cán bộ quản lý các cấp và CEO của

Trang 28

các doanh nghiệp, HTX tại các nước có kinh nghiệm trong triển khai OVOP như: Nhật bản, Thái Lan

- Phối hợp đào tạo nghề với các tổ chức quốc tế tại Việt Nam hoặc tại một số quốc gia trên thế giới (Nhật Bản, Hàn Quốc,…) với những lĩnh vực ngành nghề phục

vụ chương trình OCOP

1.1.4.4 Xác định, phát triển các sản phẩm OCOP của địa phương

Phát triển sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng Sản phẩm phải từng bước nâng cao chất lượng, quy chuẩn, đáp ứng tiêu chuẩn các thị trường khác nhau Việc phát triển sản phẩm, dịch vụ phải đi liền với các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp (hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh, DN hoặc HTX) Thành lập Trung tâm sáng tạo OCOP, các lớp đào tạo, tập huấn, từ đó có tư vấn, hỗ trợ kịp thời cho việc thiết kế, sáng tạo sản phẩm OCOP Việc phát triển sản phẩm phải gắn chặt với công tác đánh giá xếp hạng của OCOP Sản phẩm OCOP được đánh giá, xếp hạng và gắn sao có thứ hạng cao phải được lòng dân “gắn sao” về uy tín và chất lượng.Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng đáp ứng về số lượng, gia tăng về giá trị, đảm bảo tiêu chuẩn cao của Việt Nam và từng bước chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ xuất khẩu

Các hoạt động bao gồm: Hình thành ý tưởng sản phẩm mới, đánh giá trị trường, nghiên cứu phát triển tạo sản phẩm mẫu, thiết kế bao bì nhãn mác, xây dựng câu chuyện sản phẩm, sản xuất thử nghiệm, xây dựng tiêu chuẩn cho sản phẩm (nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm), công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đăng ký xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đánh giá hoạt động phân phối của sản phẩm trên thị trường

Để cộng đồng có thể phát triển sản phẩm, cần tổ chức tập huấn về R&D, xây dựng và công bố tiêu chuẩn chất lượng và kết nối xây dựng và triển khai các đề tài/dự

án KHCN Sau khi được tập huấn, người dân có thể triển khai các dự án nghiên cứu phát triển để tạo ra sản phẩm mới, xây dựng và công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm phù hợp với luật định

Các sản phẩm đã đăng ký, tùy mức độ, được sự hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước thông qua các dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh (từ các ý tưởng sản phẩm được phê duyệt) và phải được thực hiện trên cơ sở tuân thủ chu trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

Trang 29

Việc phát triển sản phẩm, huấn luyện về R&D do cán bộ OCOP huyện, cấp tỉnh và/hoặc tư vấn OCOP thực hiện thông qua hoạt động tư vấn tại chỗ cũng như đào tạo theo khóa ngắn ngày Việc hỗ trợ vốn cho phát triển sản phẩm do Sở KHCN các tỉnh thực hiện, trên cơ sở các đề tài/dự án KHCN của tỉnh Một số sản phẩm đặc biệt, có khả năng là sản phẩm cấp quốc gia sẽ do Bộ KHCN thực hiện

Xây dựng và ban hành bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP Toàn

bộ các sản phẩm đăng ký tham gia OCOP đều phải được đánh giá và xếp hạng, dựa trên Bộ tiêu chí cơ bản thống nhất toàn quốc, và của riêng từng địa phương

Xây dựng, đăng ký bảo hộ bộ nhận diện nhãn hiệu sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu OCOP Quốc gia Xây dựng, ban hành quy chế quản lý nhãn hiệu, logo OCOP Quốc gia

Xây dựng và cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu về sản phẩm OCOP trong quá trình sản phẩm lưu thông trên thị trường Hệ thống cơ sở dữ liệu này là cơ sở để đánh giá hiện trạng phát triển sản phẩm OCOP của các địa phương cũng như làm căn

cứ để phân loại cấp độ sản phẩm cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia và định hướng giải pháp phát triển sản phẩm OCOP quốc gia và xuất khẩu

Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý Chương trình OCOP gắn với quản lý sản phẩm trên Hệ thống tem điện tử thông minh (Tem điện tử thông minh sử dụng

mã QR-code; Ứng dụng SmartLife trên smartphone; Phần mềm quản lý sản phẩm, quản lý DN, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, ) đảm bảo công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cũng như bảo mật chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng

1.1.4.5 Đánh giá kết quả thực hiện đề án OCOP của địa phương

Chấp hành tốt các quy định, quy trình và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm OCOP; thực hiện tốt công tác tổ chức đào tạo, đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ quản lý chương trình cũng như các chủ DN, HTX, tổ hợp tác, chủ thể tham gia chương trình để có kiến thức về quản trị sản xuất, kiến thức marketing; duy trì và thực hiện tốt khâu xúc tiến thương mại, giao lưu thương mại giữa các tỉnh, thành trong cả nước, từng bước đưa nông dân hội nhập thị trường; phối hợp thực hiện hiệu quả việc tư vấn và hỗ trợ ngân sách, đưa tín dụng thương mại sâu rộng vào OCOP

Định kỳ kiểm tra, giám sát tình hình triển khai Chương trình OCOP tại các địa

Trang 30

phương Hướng dẫn, phối hợp với địa phương kiểm tra tại các cơ sở về việc quản trị chất lượng trong sản xuất các sản phẩm OCOP, bao gồm: Xây dựng và nâng cấp tiêu chuẩn sản phẩm, triển khai và lưu giữ hồ sơ lô sản phẩm (trong đó có nguồn gốc nguyên liệu đầu vào, kiểm nghiệm sản phẩm cuối cùng), lưu mẫu sản phẩm; Quản lý nhãn hiệu, logo OCOP; kịp thời hỗ trợ các khó khăn gặp phải

1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm”

1.1.5.1 Yếu tố bên ngoài

a Đặc điểm nền kinh tế - xã hội trên địa bàn

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của từng vùng khi triển khai một dự

án nào đó cần chú trọng đến yếu tố kinh tế xã hội của địa bàn nơi triển khai dự án, cần đánh giá đúng và đầy đủ tình hình của địa bàn qua đó mới có thể lập kế hoạch triển khai dự án từ vốn, nguồn nhân lực, khoa học kỹ thuật, đến việc phát triển Do vậy, đây chính là một trong những nhân tố bên ngoài tác động trực tiếp đến việc triển khai đề án “mỗi xã, phường một sản phẩm”

b Đặc điểm về địa hình, vị trí địa lý

Điều kiện về đặc điểm địa hình của địa bàn nghiên cứu là nhân tố bên ngoài

và có vai trò ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án Nếu địa hình thuận lợi thì vì phát triển kinh tế - xã hội cũng gặp nhiều yếu tố thuận lợi, từ đó các DN cũng như người nông dân sẽ được tiếp cận với các khoa học kỹ thuật hiện đại việc tìm đầu ra cho các sản phẩm được dễ dàng hơn

(Nguyễn Thị Thùy Chinh, 2016)

1.1.5.2 Yếu tố bên trong

a Cách thức triển khai

Bất kỳ đề án, chương trình hay dự án nào khi thực hiện đều cần xác định rõ quá trình cách thức triển khai chương trình hay dự án đó Từ việc lập kế hoạch cho đến lúc triển khai phải đánh giá phân tích sao cho phù hợp với mục tiêu của chương trình, đề án, phù hợp với từng địa phương qua đó tìm ra cách thức triển khai sao cho phù hợp nhất để chương trình, đề án có thể đạt hiệu quả cao nhất

b Các chính sách của nhà nước, các thủ tục hành chính tại địa phương

Những văn bản chính sách nhà nước và các thủ tục hành chính tại địa phương

Trang 31

có tác động trực tiếp tới quyền lợi của người lao động, các DN trên địa bàn, văn bản chính sách càng quy định rõ ràng, thủ tục hành chính càng nhanh gọn thì việc triển khai đề án tới các hộ nông dân, DN càng thuận lợi và dễ dàng hơn

c Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng cán bộ triển khai đề án Trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu đối với người làm công tác triển khai các chương trình dự án của nhà nước với mục tiêu lâu dài phát triển KT-XH đòi hỏi phải

có trình độ chuyên môn cao nắm bắt tốt nhu cầu của người dân, kỹ năng giao tiếp tốt, biết ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác là những yêu cầu cần thiết Đây cũng là nhân tố quan trọng đến chất lượng của chương trình, đề án

d Trình độ nhận thức của người làm ra sản phẩm

Trình độ nhận thức là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc triển khai đề án Người lao động cùng các DN cần có trình độ nhận thức nhất định về chính sách, thủ tục hành chính, biết áp dụng khoa học kỹ thuật thực tế tiếp nhận những tiến bộ của khoa học để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, phối hợp cùng với lực lượng cán bộ chuyên môn để đạt hiệu quả tối đa cho chương trình, đề án

e Nguồn lực về tài chính

Một yếu tố khác phải kể đến là điều kiện vật chất, tài chính vì nó góp phần hỗ trợ cho hoạt động được tốt hơn Phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động triển khai các chương trình, đề án không tốt không thuận lợi thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong công việc Với nguồn lực về tài chính hạn hẹp thì khi triển khai đề án sẽ gặp khó khăn trong việc nghiên cứu các sản phẩm, áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, giúp DN cùng các hộ sản xuất sản phẩm tiếp cận và chuyển giao các kỹ thuật sản xuất để phát triển và tìm đầu ra cho sản phẩm của mình

Ngoài ra với nguồn tài chính giúp xây dựng các chương hội thảo, tổ chức, tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm, địa điểm trương bày mô hình sản phẩm để duy trì và phát triển tốt chương trình qua đó xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của TP cũng như các phường, xã

f Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất sản phẩm

Hiện nay phương thức chuyển giao KHCN đến DN và hộ sản xuất được áp dụng phổ biến là tổ chức điều tra mô hình sản xuất có hiệu quả trên địa bàn TP để

Trang 32

nhân rộng những mô hình này Đồng thời, xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng KHCN để phổ biến cho người dân học hỏi, làm theo Đây cũng chính là con đường ngắn nhất đưa kết quả nghiên cứu từ các cơ sở nghiên cứu đến thực tiễn sản xuất Qua

đó nâng cao hiệu quả sản xuất cả về chất lượng lẫn số lượng, dần dần thay đổi cách sản xuất thủ công, thiếu chuyên nghiệp của người lao động

g Chất lượng sản phẩm

Trong hoạt động kinh tế, chất lượng sản phẩm được coi là xuất phát điểm của mọi quá trình sản xuất kinh doanh Chất lượng sản phẩm trở thành mục tiêu quan trọng của mọi thành phần kinh tế và của các quốc gia trên thế giới Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP giúp cho đơn vị sản xuất có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ và chinh phục được khách hàng, tạo ra uy tín, danh tiếng cho đơn vị sản xuất, đó là tài sản vô hình thu hút khách hàng, tăng doanh thu, phát triển và mở rộng sản xuất

Đối với xã hội thì việc tạo ra sản phẩm OCOP có chất lượng cao đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ làm tăng giá trị sử dụng và lợi ích của xã hội trên một đơn vị chi phí đầu vào, giảm lượng nguyên vật liệu sử dụng, giảm ô nhiễm môi trường, góp phần phát triển sản xuất, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động

Tóm lại việc triển khai đề án cần sự hỗ trợ, hợp tác từ hai phía: doanh nghiệp,

hộ sản xuất cùng với cán bộ triển khai đề án, chính quyền địa phương để đề án có thể triển khai thuận lợi và đạt hiệu quả cao

(Nguyễn Thị Thùy Chinh, 2016)

1.2 Kinh nghiệm thực tiễn về triển khai đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm”

1.2.1 Kinh nghiệm triển khai đề án “Mỗi làng nghề một sản phẩm” của một số nước trên thế giới

* Phong trào OVOP tại Nhật Bản

Do có những thành công của phong trào OVOP tại Oita Nhật Bản Đến năm

1988 đã có trên 70% chính quyền địa phươơng (cấp quận) ở Nhật Bản đã áp dụng ý tưởng của phong trào OVOP trong quá trình phát triển nông thôn của mình Chỉ tính riêng trong 20 năm kể từ năm 1979-1999, phong trào OVOP “Mỗi làng, một sản phẩm” của đất nước mặt trời mọc đã tạo ra được 329 sản phẩm bình dị và đơn giản

Trang 33

như nấm, cam, cá khô, chè, măng tre được sản xuất với chất lượng và giá bán rất cao Với một số mô hình cụ thể tại các địa phương như tại Himeshima là nơi “sản xuất tôm lớn nhất nhật bản” từ là một hòn đảo nhỏ dân số khoảng 3.000 người, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, từ khi áp dụng phong trào OVOP được sự tư vấn, khuyến khích của chính quyền, kỹ thuật nuôi tôm, Himeshima đã trở thành địa phương nuôi tôm lớn nhất Nhật Bản, nhiều người lao động trước kia rời bỏ quê hương đi tìm kiếm việc làm nay đã trở về địa phương xây dựng kinh tế Hay như, tại Kitsuki với việc trồng quýt bằng nền nông nghiệp công nghệ cao Từ một địa phương vào những năm

70 của thế kỷ 20 đã từng lao đao bỏ nghề do giá quýt xuống thê thảm Đến năm 1979, khi tham gia vào phong trào “mỗi làng, một sản phẩm” họ đã được hỗ trợ trong việc nâng cao năng lực, mở rộng sản xuất, những kỹ năng điều khiển nhiệt độ, kỹ thuật canh tác, tiếp cận công nghệ cao để sản xuất Đến nay sản phẩm của họ thường đứng tốp đầu Nhật Bản về chất lượng lẫn giá cả, doanh thu từ trồng quýt đạt 3 tỷ yên/năm…

Phong trào OVOP như một điển hình của việc phát triển ngành nghề nông thôn trên cơ sở tận dụng các nguồn lực địa phương Phong trào đã lan tỏa trên khắp đất nước Nhật Bản, là một trong những nhân tố trọng góp phần vào sự phát triển thần kỳ của ngành nông nghiệp nói riêng cũng như nền kinh tế Nhật Bản nói chung

Qua những chương trình của các nước đã rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc triển khai phong trào OVOP

Ba nguyên tắc của phong trào

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những thành công vang dội của phong trào “mỗi làng, một sản phẩm” chính là ngay từ ban đầu các nhà lãnh đạo

đã đưa ra được ba nguyên tắc cơ bản làm chỗ dựa, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động tiếp theo Ba nguyên tắc đó là: “Địa phương hướng đến toàn cầu” (Local yet Global),

“Độc lập và sáng tạo” (independent and creativity) và “Đào tạo nguồn nhân lực” (Human resource Development)

Vai trò của chính quyền địa phương

“Mỗi làng, một sản phẩm” là một trong phong trào phát triển nông thôn nội sinh Chính vì vậy, chính quyền chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho những hoạt động của phong trào Những lĩnh vực hỗ trợ quan trọng nhất của chính quyền là hỗ trợ kỹ thuật;

Trang 34

quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cơ sở hạ tầng, trợ giúp tài chính và đào tạo nguồn nhân lực…

Vai trò của nhà lãnh đạo địa phương

Người đứng đầu chính quyền địa phương đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định đến sự thành công của phong trào Ở Nhật người ta thường nói rằng không

có ngài Morihiko Hiramatsu ở cương vị tỉnh trưởng thì không có phong trào “mỗi làng, một sản phẩm”

Vai trò của người dân nông thôn

Phong trào “mỗi làng, một sản phẩm” là một hoạt động phát triển nông thôn nội sinh nên người nông dân nông thôn đóng vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động Chính họ là người phát hiện ra tiềm năng của quê hương mình, lập kế hoạch để phát triển các sản phẩm mang đặc thù của vùng quê mình Cũng chính họ là người đứng

ra tổ chức, trang trải kinh phí, đồng thời chịu mọi rủi ro (nếu có) cho các dự án phát triển nông thôn của mình Động lực cơ bản làm nên sức sống bền vững và cũng là thành công lớn nhất của Phong trào chính là việc đặt người dân nông thôn vào vị trí trung tâm của quá trình triển khai, phát triển của mọi hoạt động trong phong trào

* Phong trào OTOP tại Thái Lan

Kinh nghiệm từ phong trào OVOP của Nhật Bản được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới Cho đến nay đã có rất nhiều nước và khu vực, nhất là các quốc gia trong khu vực Đông và Đông Nam Á đã áp dụng ý tưởng của phong trào OVOP Nhật Bản tạo ra các phong trào vào chương trình riêng của mình Nhờ áp dụng từ kinh nghiệm OVOP của Nhật Bản, các nước đã tận dụng tốt các nguồn lực của địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống… thu được những thành công nhất định trong phát triển nông nghiệp thôn

Tại Thái Lan có chương trình OTOP (One tambon, one product), là chương trình khuyến khích phát triển kinh tế địa phương do cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra khởi xướng và tổ chức Chương trình OTOP được triển khai dựa trên kinh nghiệm triển khai Phong trào OVOP nhưng có điều chỉnh để phù hợp với tình hình của Thái Lan Chương trình khuyến khích cộng đồng địa phương phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm địa phương, lựa chọn các

Trang 35

sản phẩm tiêu biểu để cấp chứng nhận thương hiệu (cấp sao cho sản phẩm thông qua các cuộc thi/đánh giá), từ đó hỗ trợ xúc tiến thương mại trong nước và xuất khẩu

Các sản phẩm OTOP của các địa phương và được phân thành 6 nhóm gồm:

Đồ ăn lương thực thực phẩm; Đồ uống; May mặc; Đồ gia dụng – trang trí; Lưu niệm

và thủ công mỹ nghệ; Thuốc từ cây cỏ - dược liệu - hương liệu không ăn được Để định hướng cộng đồng chọn sản phẩm, tiêu chí đối với các sản phẩm OTOP đã được xây dựng và áp dụng Cơ chế thúc đẩy và hỗ trợ phát triển các sản phẩm OTOP là phát triển sản xuất Bên cạnh việc thúc đẩy hình thành và phát triển các tổ chức kinh

tế, hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được thực hiện thường xuyên và tăng dần sau các năm

Các cuộc thi, đánh giá, phận hạng sản phẩm được thực hiện liên tục trong các năm, nhằm tôn vinh các sản phẩm chất lượng, nâng cao uy tín, thương hiệu cho các sản phẩm Người tiêu dùng có thể yên tâm về chất lượng các sản phẩm được đánh giá Các sản phẩm OTOP có thứ hạng cao được hỗ trợ xúc tiến trong hệ thống xúc tiến của Chương trình như: Hội chợ OTOP cấp tỉnh; Hội chợ OTOP cấp vùng; Thành phố OTOP; Hội chợ quốc tế OTOP; Trung tâm trưng bày các sản phẩm OTOP; Trung tâm phân phối các sản phẩm OTOP,

Hệ thống tổ chức Chương trình OTOP gồm: Uỷ ban Điều hành OTOP Quốc gia chịu trách nhiệm theo dõi các tiêu chuẩn sản phẩm, hỗ trợ mỗi cộng đồng hiểu biết về sản phẩm và quảng bá chúng trên quy mô đầy đủ (bao gồm lưu trữ dữ liệu thống kê các sản phẩm) Cục Xúc tiến Xuất khẩu tổ chức Hội chợ trong nước để thu hút sự chú ý của công chúng, tổ chức triển lãm ở nước ngoài

Chương trình OTOP đã được triển khai liên tục từ năm 2000 đến nay Ngoài

hệ thống tổ chức OTOP từ trung ương đến địa phương, tổ chức thi đánh giá và phân hạng sản phẩm hằng năm (đã được vận dụng trong giai đoạn 2013-2016 của Chương trình OCOP Quảng Ninh), mỗi năm Chương trình OTOP có một điểm nhấn nhằm đưa Chương trình phát triển về chất từ thấp đến cao, như kết nối các ngành cùng thực hiện ngay từ những năm đầu tiên, đến nghiên cứu tìm kiếm các sản phẩm OTOP tiềm năng, thi sản phẩm quán quân, và hướng đến hội nhập các nền kinh tế Asean (AEC) ngay từ năm 2012, khi AEC còn đang được đàm phán

Trang 36

1.2.2 Kinh nghiệm triển khai đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” của một số địa phương trong nước

* Kinh nghiệm của TP Hà Nội

Hà Nội hiện có 1350 làng nghề và làng có nghề chiếm gần 244 làng nghề truyền thống Theo đánh giá của JICA Nhật Bản, Hà Nội có 47 làng nghề trên tổng

số 52 nghề của toàn quốc với hàng chục nhóm nghề đang có chiều hướng phát triển

Năm 2016, giá trị sản xuất của các làng nghề Hà Nội đạt 8.232,84 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của toàn thành phố Hà Nội có gần 100 làng nghề đạt doanh thu 10 - 20 tỷ đồng/năm, 70 làng nghề đạt 20-50 tỷ đồng/năm…đặc biệt một số làng nghề đạt doanh số cao như làng gốm sứ Bát tràng đạt gần 300 tỷ đồng/năm; làng nghề mộc Vạn Điểm (huyện Thường Tín) đạt trên 100 tỷ đồng… Một số làng nghề đã kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, sản phẩm của làng nghề đã tinh xảo, hiện đại hơn, năng suất lao động được nâng cao

Bên cạnh những điểm mạnh mang tính truyền thống của sản phẩm thủ công

mỹ nghệ Hà Nội, thì những hạn chế về mẫu mã, tính đồng đều của chất lượng sản phẩm, các hoạt động xúc tiến thương mại… đang là rào cản hạn chế khả năng xuất khẩu cho sản phẩm cũng như mức tiêu thụ nội địa

Chương trình xúc tiến thương mại OCOP Hà Nội giai đoạn 2015-2020 đã đề

ra mục tiêu nhằm giải quyết phần lớn những vấn đề đang tồn tại Trong đó có một số mục tiêu chính: tăng kim ngạch xuất khẩu cho sản phẩm của Hà Nội; Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại là một giải pháp của nhà nước giúp các làng nghề tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm; Hỗ trợ các công tác phát triển sản phẩm thủ công tiêu biểu, có thế mạnh kinh tế cao như gốm sứ, đồ gỗ, mây tre đan, sơn mài

Theo những kết quả đạt được, chương trình OCOP Hà Nội ngay sau khi triển khai đã nhận được sự hưởng ứng từ nhiều phía, và đã đem lại thành công, đặc biệt là đối với các ngành thủ công mỹ nghệ, gốm sứ Nhiều chương trình hội thảo tìm hướng

đi cho sản phẩm, hội chợ quảng bá giới thiệu sản phẩm được tổ chức đưa những sản phẩm truyền thống ra nhiều nước trên thế giới

* Kinh nghiệm tại Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai

Trang 37

Từ những năm trước, tại một số địa phương thuộc khu vực Tây Bắc, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã 'vào cuộc' với dự án nâng cao năng lực xúc tiến ngành nghề thủ công phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn Việt Nam Nhiều chương trình là sự liên kết giữa các tổ chức, hộ nông dân triển khai OVOP như thương mại hóa thuốc tắm người Dao đỏ ở Tả Phìn (Sa Pa) theo hướng nâng cấp sản phẩm, hình thành DN cộng đồng, hình thành chuỗi giá trị (với sự giúp đỡ của trường Đại học Dược Hà Nội và DKPharma) Thông qua áp dụng phong trào OVOP, từ chỗ chỉ

có 14 hộ gia đình người Dao đỏ làm nghề bốc thuốc, đến nay đã phát triển thành công ty với hơn 60 cổ đông Các sản phẩm từ bài thuốc tắm của người Dao đỏ trước đây ít người biết, đến nay đã được đăng ký, có nhãn hiệu hàng hóa, đạt tiêu chuẩn theo luật định, được phân phối trên phạm vi toàn quốc và xuất khẩu ra một số quốc gia Doanh thu từ sản phẩm này trong 3 năm đầu (từ 2007 - 2009) đạt 500 triệu đồng/năm và đạt trên 1 tỷ đồng/năm ở những năm tiếp theo Đến cuối 2017, doanh thu từ sản phẩm này tại xã Tả Phìn đạt trên 3 tỷ đồng/năm

1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh trong triển khai đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm”

Từ những hiện trạng việc triển khai đề án tại các tỉnh thành lân cận, việc triển khai OCOP Cẩm Phả rút ra được những bài học như sau:

- Đề thực hiện thành công chương trình trước hết phải đặt mục tiêu, quyết tâm

rõ ràng và luôn nhất quán trong chỉ đạo, điều hành, thực hiện theo đúng theo Đề án,

kế hoạch đã được phê duyệt, thực hiện một cách có hệ thống, thông qua "Chu trình OCOP thường niên", với sự tham gia của cả hệ thống chính trị

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình, dự án nông nghiệp, nông thôn, các tổ chức, hội, đoàn thể, các hội nghị, hội thảo các cấp về chương trình OCOP, sản phẩm OCOP Công tác tuyên truyền hướng đến các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất kinh doanh để nâng cao nhận thức về chương trình OCOP về các nội dung, cách thức và lợi ích khi tham gia chương trình OCOP

- Công tác lãnh đạo chỉ đạo phải được thực hiện thường xuyên theo chủ trương của tỉnh, của thành phố Trong công tác chỉ đạo cần có tính đồng bộ, quyết liệt, liên

Trang 38

tục, kiên trì, bền bỉ, có trọng tâm trọng điểm, không nóng vội Công tác lãnh đạo, chỉ đạo cần bám sát tình hình thực tiễn, xác định các vấn đề trọng tâm để tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện Nhận thức sớm, đúng đắn và vào cuộc quyết liệt của cấp

ủy, chính quyền, trước hết là người đứng đầu cấp uỷ (bí thư thành ủy, và cấp ủy các phường, xã), từ đó đưa vào các nghị quyết của các cấp ủy Đảng Vai trò của Nhà nước rất quan trọng trong chỉ đạo, điều hành Xây dựng được tổ chức bộ máy, đội ngũ cán

bộ triển khai thực hiện được trao nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp để thực hiện Người đứng đầu phải trong bộ máy Nhà nước có đủ thẩm quyền để điều hành và quyết định

- Xây dựng được hệ thống quản lý, công cụ triển khai khoa học Kế hoạch thực hiện được ban hành sớm để có sự chuẩn bị đối với các cơ quan thực hiện Kế hoạch cần chi tiết, cụ thể, phân công nhiệm vụ cụ thể cho tập thể, cá nhân trong quá trình triển khai thực hiện, gắn kết quả thực hiện với việc đánh giá, nhận xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ các các tập thể, cá nhân được phân công

- Chương trình OCOP phải coi phát huy giá trị nội sinh, phát triển cộng đồng

là cốt lõi Bắt tay làm OCOP phải đi từ đặc trưng, khác biệt để tạo ra ưu thế, và phải từng bước đi lên từ những thứ rất nhỏ, có thể chỉ từ một hộ kinh doanh phát triển lên chứ chương trình này không dành cho các doanh nghiệp lớn bỏ vốn đầu tư ồ ạt

- Để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP, phải xây dựng được

bộ chính sách rất mạnh với nguồn kinh phí ưu tiên dồi dào, từ tuyên truyền, đào tạo, tập huấn đến hỗ trợ quy hoạch, chuyển giao công nghệ, trang thiết bị; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, công bố chất lượng, truy xuất nguồn gốc, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm; chính sách thưởng cho các tổ chức, cá nhân có sản phẩm đạt 3 sao trở lên

- Coi công tác ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong phát triển sản phẩm OCOP là yếu tố quyết định, trọng yếu trong việc nâng cao chất lượng, xúc tiến thương mại sản phẩm nhằm nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế Đẩy mạnh cải tiến công nghệ, nghiên cứu, ứng dụng các loại máy móc, thiết bị thay thế cho việc làm bằng tay chân để dần cơ giới hóa công nghệ sản xuất truyền thống nhằm nâng cao chất lượng, sản lượng, giảm giá thành sản phẩm Đẩy mạnh nâng cấp bao bì, nhãn mác, nâng cao tính thẩm mỹ và tiện lợi của sản phẩm sao cho phù hợp với thị trường của Cẩm Phả gắn liền với du lịch đang phát

Trang 39

triển mãnh mẽ Hình thành, xây dựng hệ thống sản xuất tách biệt, công nghệ và quy

mô phù hợp (HTX, các hộ gia đình, DN) thông qua đó thúc đẩy liên kết sản xuất do chính người dân làm chủ quản lý, chủ nhân công nghệ, sở hữu nhãn hiệu hàng hóa và

tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị

- Tích cực đào tạo, tập huấn, hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ việc áp dụng, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất đã được quy định trong các văn bản quy phạm của nhà nước Từ tiêu chuẩn nguyên liệu đầu vào, con người, cơ sở sản xuất đến sản phẩm cuối cùng đưa ra thị thường đều phải được chuẩn hóa, có tiêu chuẩn chất lượng và được chứng nhận Đây là yếu tố quan trọng giúp sản phẩm mang lại niềm tin cho khách hàng là khách du lịch đến với Cẩm Phả, là cơ hội vươn ra thị trường trong nước và quốc tế

- Tích cực thực hiện khâu xúc tiến thương mại và thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ chung cho cả chương trình Quảng bá rộng rãi chương trình OCOP, tiêu chí của các sản phẩm OCOP đến rộng rãi người tiêu dùng trên địa bàn Xây dựng thương hiệu OCOP với các sản phẩm đảm bảo chất lượng, giá cả cạnh tranh, số lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng

- Phát huy mô hình 5 nhà (theo mô hình Israel): Ngoài 4 nhà thường được nhắc tới là Nhà nước, nhà nông, nhà DN và nhà khoa học, nhà thứ 5 là nhà tư vấn, cần có vai trò bám sát cộng đồng trong suốt quá trình và kết nối với các nhà khác

Cẩm Phả là một TP có điều kiện tự nhiên và xã hội đa dạng, với nhiều loại địa hình, từ vùng biển đến núi cao và nhiều dân tộc cùng sinh sống Với điệu kiện như vậy, TP có nhiều sản vật và sản phẩm truyền thống, nếu được phát triển và hiện đại hóa phù hợp với nhu cầu thị trường, điều kiện cộng đồng và điều kiện hội nhập quốc tế có thể tạo ra động lực phát triển mới và bền vững

Trang 40

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Câu hỏi nghiên cứu

1 Thực trạng triển khai đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ra sao?

2 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc triển khai đề án OCOP trên địa bàn

TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh?

3 Để triển khai đề án OCOP trên địa bàn TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh hiệu quả hơn cần thực hiện những giải pháp nào?

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập và phân tích những tài liệu thứ cấp bao gồm các nhóm sau: Nghiên cứu tổng hợp những số liệu liên quan đến sản xuất nguyên liệu, sản xuất thành phẩm

và thương mại hóa các sản phẩm truyền thống trên địa bàn TP Cẩm Phả

Nghiên cứu tổng hợp văn bản chính sách có liên quan đến phát triển các ngành nghề truyền thống của TP nói riêng và của tỉnh nói chung

Tổng hợp các báo cáo của các ban trong TP như Ban Kinh Tế

Nghiên cứu tổng hợp tài liệu từ các công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng vận hành hệ thống mỗi làng một sản phẩm và chuỗi giá trị sản phẩm truyền thống của một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Thái Lan, và một số địa phương

đã triển khai chương trình OCOP…

2.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Các thông tin, số liệu liên quan đến đánh giá của cán bộ, DN và người dân về quá trình triển khai đề án OCOP cũng như kết quả bước đầu của đề án này tại TP Cẩm Phả đã được thu thập thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu chuẩn

bị sẵn Cán bộ, DN và người dân tham gia phỏng vấn, được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản tại Hội chợ OCOP của tỉnh Quảng Ninh vào tháng 10-11/2020

- Cách chọn mẫu: Để đảm bảo mức độ đại diện theo lý thuyết thống kê, tác giả

Ngày đăng: 22/03/2024, 15:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w