1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mức độ kiểm soát ở bệnh nhân hen phế quản và bệnh nhân hen phế quản chồng lấp copd tại bệnh viện phổi thái nguyên

96 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng, Mức Độ Kiểm Soát Ở Bệnh Nhân Hen Phế Quản Và Bệnh Nhân Hen Phế Quản Chồng Lấp COPD Tại Bệnh Viện Phổi Thái Nguyên
Tác giả La Thị Hiên
Người hướng dẫn PGS.TS. Dương Hồng Thái
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Nội khoa
Thể loại luận văn bác sĩ nội trú
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 2,17 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN (15)
    • 1.1. Tổng quan về hen phế quản và hen phế quản chồng lấp COPD (15)
      • 1.1.1. Hen phế quản (15)
      • 1.1.2. Chồng lấp hen phế quản và COPD (Asthma - COPD Overlap: ACO) (24)
        • 1.1.2.4. Triệu chứng lâm sàng ACO (30)
    • 1.2. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước (36)
      • 1.2.1. Nghiên cứu trong nước (36)
      • 1.2.2. Một số nghiên cứu từ nước ngoài (38)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (40)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (40)
      • 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân (40)
      • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ (40)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (40)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (40)
    • 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu (41)
      • 2.4.1. Chỉ tiêu thực hiện mục tiêu 1 (41)
      • 2.4.2. Chỉ tiêu thực hiện mục tiêu 2 (41)
    • 2.5. Phương pháp thu thập số liệu (42)
      • 2.5.1. Phương pháp khám lâm sàng (42)
      • 2.5.2. Các phương pháp cận lâm sàng (47)
    • 2.6. Xử lí số liệu (50)
    • 2.7. Hạn chế sai số (51)
    • 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu (51)
    • 2.9. Sơ đồ nghiên cứu (52)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (53)
    • 3.1. Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu (53)
  • Chương 4 (69)
    • 4.1. Thông tin chung về đối tương nghiên cứu (69)
      • 4.1.1. Đặc điểm chung về giới tính (69)
      • 4.1.2. Đặc điểm chung về tuổi (70)
      • 4.1.3. Đặc điểm chung về thể trạng (70)
      • 4.1.4. Đặc điểm chung về bệnh đồng mắc (71)
      • 4.1.5. Đặc điểm về tiền sử hút thuốc lá (72)
    • 4.2. So sánh đặc điểm về lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả kiểm soát hai nhóm bệnh (72)
      • 4.2.1. Đặc điểm về lâm sàng (73)
      • 4.2.2. Đặc điểm về cận lâm sàng (73)
    • 4.3. Phân tích mối liên quan (76)
  • KẾT LUẬN (83)
  • PHỤ LỤC (94)

Nội dung

Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC LA THỊ HIÊN ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT Ở BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN VÀ BỆNH NHÂN HEN

TỔNG QUAN

Tổng quan về hen phế quản và hen phế quản chồng lấp COPD

Theo GINA 2020: Hen phế quản là một bệnh biến đổi (không đồng nhất), thường đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí Hen phế quản được định nghĩa bởi bệnh sử có các triệu chứng hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, các triệu chứng này thay đổi theo thời gian và về cường độ, cùng với giới hạn luồng khí thở ra dao động [50]

Theo bộ y tế 2020: Hen phế quản (HPQ) có đặc điểm là viêm mạn tính niêm mạc phế quản làm tăng phản ứng của phế quản thường xuyên với nhiều tác nhân kích thích, dẫn đến co thắt lan toả cơ trơn phế quản Sự co thắt phế quản không cố định, thường có thể hồi phục tự nhiên hoặc sau khi dùng thuốc giãn phế quản

- Mô tả hen phế quản

Hen phế quản là một bệnh hô hấp mạn tính thường gặp, ảnh hưởng đến 1-18% dân số ở những quốc gia khác nhau Đặc trưng của hen phế quản là các triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực, ho và thay đổi hoặc giới hạn luồng khí thở ra dao động Các triệu chứng thay đổi theo thời gian và về cường độ Những thay đổi này thường bị kích phát bởi các yếu tố như vận động, phơi nhiễm với dị nguyên hoặc các chất kích thích, thay đổi thời tiết hoặc nhiễm vi rút hô hấp [17], [18]

Triệu chứng và giới hạn luồng khí có thể biến mất tự nhiên hoặc do thuốc, và có thể đôi lúc không xuất hiện trong hàng tuần hoặc hàng tháng liền Mặt khác, bệnh nhân có thể bị các đợt kịch phát hen phế quản đe dọa mạng sống và tạo gánh nặng đáng kể lên bệnh nhân và cộng đồng Hen phế quản thường có phản ứng quá mức của đường dẫn khí với kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp và với viêm mạn tính đường dẫn khí Những đặc tính này thường tồn tại ngay cả khi các triệu chứng không còn hoặc chức năng hô hấp bình thường nhưng có thể trở lại bình thường khi điều trị

1.1.1.2 Cơ chế bệnh sinh của hen phế quản

Là cơ chế chủ yếu, được chấp nhận nhiều nhất

- Các tế bào viêm: Mastocyte, lympho Th2, đại thực bào, bạch cầu ái toan, tế bào biểu mô phế quản khi phản ứng với dị nguyên sẽ hoạt hóa và tương tác, giải phóng ra các chất dẫn truyền thần kinh, chất trung gian hóa học: Histamin, serotonin, bradykinin, thromboxan A2, Interleukin (IL)-4, IL-

5, IL-13, NO, prostaglandin D2… tác động trực tiếp lên cơ trơn phế quản gây phản ứng viêm, phù nề, co thắt và thành cơn hen

* Tăng tính phản ứng phế quản

Tăng tính phản ứng phế quản liên quan chặt chẽ với mức độ viêm, có nhiều yếu tố tham gia vào cơ chế này: Di truyền, viêm đường thở, cơ trơn mạch máu, trong đó viêm đường thở đóng vai trò quan trọng

- Giảm hoạt động của thụ cảm thể β2 adrenecgic

- Hệ cholinergic tăng hoạt động (chất trung gian là acetylcholin)

- Giảm hoạt động hệ non adrenecgic non cholinergic ức chế, tăng hoạt động hệ non adrenecgic non cholinergic kích tích

1.1.1.3 Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới hen phế quản

Hút thuốc lá chủ động và bệnh hen phế quản đều góp phần đáng kể vào việc phát triển sự tắc nghẽn luồng không khí cố định ở tuổi trung niên [57], đặc biệt là ở những người bị dị ứng Nghiên cứu cho thấy rằng hút thuốc hiện tại là một yếu tố nguy cơ gây ra sự tiến triển triển của bệnh hen phế quản và góp phần làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng tồi tệ hơn bao gồm kiểm soát hen dưới mức tối ưu, tăng các đợt cấp, suy giảm nhanh chức năng phổi, tắc nghẽn luồng khí dai dẳng, nhiều bệnh đi kèm hơn và tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân cao hơn [6], [32], [38], [73]

- Bụi và chất hóa học nghề nghiệp

Khi tiếp xúc với các loại bụi và chất hóa học nghề nghiệp (hơi nước, chất kích thích, khói ) kéo dài có thể gây COPD và nguy cơ càng gia tăng nếu bệnh nhân có hút thuốc lá đồng thời, các nghề nghiệp khác nhau có mức độ liên quan khác nhau đến hen phế quản khởi phát ở người trưởng thành

[53] Các nhóm nghề nghiệp sau đây cho thấy nguy cơ mắc bệnh hen phế quản dị ứng tăng đáng kể: công nhân ngành hóa chất, thợ làm bánh và chế biến thực phẩm, bồi bàn và những người thất nghiệp Các nghề nghiệp sau đây cho thấy nguy cơ mắc bệnh hen phế quản không dị ứng tăng rõ rệt: công nhân kim loại, nông dân và công nhân nông nghiệp khác Một nghiên cứu cho thấy có tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản cao nhất liên quan đến các nhóm ngành: công nhân khai thác mỏ (17,0%), các ngành liên quan đến y tế (12,5%), giảng dạy (13,1%) hoặc các nghề liên quan đến sức khỏe (12,6%) So với công nhân ngành xây dựng, công nhân khai thác mỏ hoặc các ngành liên quan đến sức khỏe có tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản cao hơn đáng kể [27], [70]

- Ô nhiễm môi trường trong và ngoài nhà Ô nhiễm không khí như khói thuốc, nấm mốc và khói độc hại từ việc lau chùi và sơn nhà cửa… có thể gây dị ứng và bệnh hen phế quản Tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm không khí, đặc biệt là từ các nguồn đốt nhiên liệu hóa thạch như giao thông cơ giới, có liên quan đến bệnh hen phế quản khởi phát ở người trưởng thành [60] Có nhiều cơ chế đóng góp trong tác động này, gồm rối loạn điều hòa chức năng lympho T, hoạt hóa các toll-like receptor-2 (TLR-2) và TLR- 4 có nhiệm vụ điều hòa các đáp ứng miễn dịch bẩm sinh, gia tăng stress oxi hóa và hiện tượng viêm qua trung gian các cytokine [10]

Theo một nghiên cứu tiến hành khảo sát trên đối tượng học sinh tiểu học, trung học Lê Hồng Phong tại Hải Phòng năm 2009, bệnh hen phế quản có liên quan tới mùa trong năm, đặc biệt là mùa xuân chiếm 56,6%, tiếp đến mùa đông 44%, mùa hạ 15,7%, thấp nhất là mùa thu 4,4% Hoàn cảnh xuất hiện cơn khó thở thì do thay đổi thời tiết chiếm tỷ lệ nhiều nhất 86,2%, tiếp theo là do lạnh 61,6%, xuất hiện cơn hen phế quản sau mắc bệnh hô hấp 42,7, gắng sức 32,1% Tỷ lệ xuất hiện khó thở sau ăn chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,5%

Nhiễm vi-rút, vi khuẩn là những tác nhân phổ biến gây ra bệnh hen phế quản, mặc dù chúng cũng có thể gây ra các đợt kịch phát trong các bệnh hô hấp mãn tính khác Nghiên cứu về vai trò của virus đường hô hấp trong đợt cấp hen phế quản ở người lớn cho thấy các triệu chứng hen phế quản và giảm lưu lượng đỉnh thường liên quan đến cảm lạnh và virus đường hô hấp [29] Nhiễm vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma pneumoniae và Chlamydia pneumoniae và nấm trong trường hợp aspergillosis phế quản phổi dị ứng, cũng đóng một vai trò tiềm năng trong việc gây ra và làm trầm trọng thêm bệnh hen [20], [51]

* Tình trạng kinh tế xã hội, ăn uống và dinh dưỡng

Một số nghiên cứu thấy rằng việc sử dụng thuốc acetaminophen, một số hormone thay thế sau mãn kinh (Estrogen đơn thuần) … có liên quan đến việc tăng tỷ lệ hen phế quản mới được chẩn đoán ở người trưởng thành và phụ nữ mãn kinh [35], [67]

1.1.1.4 Triệu chứng của hen phế quản

Các kiểu triệu chứng hô hấp điển hình của hen phế quản

- Khó thở, khò khè, thở rít, đặc biệt thì thở ra

- Thời điểm xuất hiện cơn khó thở: về đêm, theo mùa, sau một số kích thích (cảm cúm, gắng sức, thay đổi thời tiết, khói bụi)

- Tiền sử có cơn khó thở kiểu hen: ho khạc đờm, khó thở, cò cử, nặng ngực, nghe phổi có ran rít, ran ngáy

- Tiền sử bản thân: viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, dị ứng thuốc, thức ăn

- Tiền sử gia đình có người mắc hen phế quản và/ hoặc các bệnh dị ứng

- Cần lưu ý loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng giống hen phế quản như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), giãn phế quản, viêm phế quản co thắt

- Khẳng định chẩn đoán nếu thấy cơn hen phế quản với các dấu hiệu đặc trưng:

+ Tiền triệu: hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ho khan, buồn ngủ

+ Cơn khó thở điển hình: lúc bắt đầu khó thở chậm, ở thì thở ra, có tiếng cò cứ người khác cũng nghe được, khó thở tăng dần, sau có thể khó thở nhiều, vã mồ hôi, nói từng từ hoặc ngắt quãng Cơn khó thở kéo dài 5- 15 phút, có khi hàng giờ, hàng ngày Triệu chứng giảm dần và kết thúc với ho và khạc đờm Đờm thường trong, quánh, dính Khám trong cơn hen thấy có ran rít, ran ngáy lan toả 2 phổi [3]

* Cận lâm sàng: Đo chức năng hô hấp phổi trong hen phế quản

- Khi đo với hô hấp ký:

Một số nghiên cứu trong và ngoài nước

Tại Việt Nam, tác giả Dương Quý Sỹ và cộng sự đã công bố một nghiên cứu đa trung tâm khảo sát các đặc điểm của BN hen phế quản, COPD và ACO [22] Một trong các nhận định được đưa ra là các BN ACO trong nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng về đặc điểm sinh học với hen, như: tăng BCAT máu, tăng IgE, mức FENO cao; và cũng có nhiều điểm giống COPD về chức năng phổi, như: giới hạn luồng khí lưu thông ở ngoại vi, giảm DLCO, quãng đường đi bộ 6 phút ngắn và lượng oxy tiêu thụ tối đa (VO2 max) cũng thấp Tuy nhiên, có một số đặc điểm khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các BN ACO so với cả Hen và COPD như: tỷ lệ ngưng thở lúc ngủ (OSA) mức độ từ trung bình trở lên thông qua chỉ số ngưng thở/thở chậm (AHI) và nồng độ Nitrit Oxide trong phế nang (CANO) Có một phát hiện thú vị giữa nhóm các BN Hen và ACO trong nghiên cứu này: FENO tăng cao cả trong Hen và ACO (lần lượt ở 89,4% và 64,4% BN) tuy nhiên CANO không tăng ở

BN Hen mà chỉ tăng cao ở BN ACO (lần lượt ở 6,5% và 83% BN) CANO đã được nghiên cứu trong viêm phổi mô kẽ và OSA, và với phát hiện này CANO hứa hẹn có thể trở thành một chỉ dấu sinh học tốt góp phần chẩn đoán ACO trong thực hành lâm sàng

- Cao Văn Minh (2017) nghiên cứu về hội chứng chồng lấp tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên: Hội chứng chồng lấp có biểu hiện lâm sàng như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (khó thở, ho khạc đờm mạn tính, hút thuốc, nam nhiều hơn nữ, tuổi 67, trung bình 66 ± 9,5 tuổi) Tiền sử được chẩn đoán hen phế quản < 40 tuổi 69,4 % Tiền sử đợt kịch phát trong 12 tháng 2,34 ± 1,21 đợt câp/ năm Bệnh đồng mắc tăng huyết áp 61,5 %, đái tháo đường 42,5 % Trong đợt kịch phát, số lượng bạch cầu tăng (76%), bạch cầu trug tính tăng (84,7%) X- quang phổi chủ yếu là hình ảnh khí phế thũng chiếm 84,7 %, hình ảnh phổi bẩn chiếm 69,4 % Đo chức năng hô hấp: 100% BN có rối loạn tắc nghẽn không hồi phục, test phục hồi phế quản âm tính, tắc nghẽn độ 2 chiếm 69,4% Điện tim: Dày nhĩ phải chiếm tỉ lệ cao nhất 23,6%, dày nhĩ phải và thất phải 2,8% Kết quả điều trị đợt kịch phát BN ACO: Trong tổng số 72 BN tham gia nghiên cứu, có 93% BN điều trị ổn định đợt kịch phát, 7% bệnh nhân diễn biến nặng chuyển viện Chỉ số lâm sàng (khó thở, khò khè, RRFN giảm, ran rít, ran ngáy, ran ẩm, gan to, phù) sau điều trị giảm với p< 0,05 có ý nghĩa thống kê Công thức máu: Bạch cầu tăng giảm (6,9%), bạch cầu trung tính tăng giảm (8,3%) [11]

- Trương Thị Tuyết (2015) đã nghiên cứu hội chứng chồng lấp ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại Bệnh viện Bạch Mai Trên đối tượng được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có hội chứng chồng lấp tại phòng khám quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Bệnh Viện Bạch Mai Kết quả cho thấy tỉ lệ bệnh nhân ACO chiếm 17,2 % trong số bệnh nhân COPD đang quản lý điều trị tại phòng khám ACO có triệu chứng lâm sàng như COPD Các triệu chứng cận lâm sàng như đo chức năng hô hấp, Xquang phổi, điện tim nặng hơn ở bệnh nhân COPD đơn thuần [15]

1.2.2 Một số nghiên cứu từ nước ngoài

Nghiên cứu của De Marco và cộng sự (2013) tại các nước Châu Âu, cho thấy bệnh nhân ACO có nhiều biến cố bất lợi hơn so với bệnh nhân bị hen phế quản hoặc COPD đơn thuần Tỉ lệ bệnh nhân ACO xu hướng tăng lên theo độ tuổi của bệnh nhân 1,6% (1,3% -2,0%), 2,1% (1,5% -2,8%) và 4,5% (3,2% -5,9%) tương ứng với các nhóm tuổi 20-44, 45-64 và 65 -84 [21]

Theo nghiên cứu của Heidi Andersén và cộng sự năm 2013 tại Phần Lan, trong tạp chí the clinical respiratory jouner dựa trên số liệu bệnh án ra viện của Viện Y tế và Phúc lợi Quốc gia Phần Lan cho thấy: bệnh nhân hen phế quản trẻ hơn bệnh nhân COPD và ACO, trong khi phân bố tuổi của bệnh nhân COPD và ACO rất giống nhau Những bệnh nhân ACO có số đợt nhập viện tăng lên ở tất cả các nhóm tuổi Số đợt điều trị trung bình trong giai đoạn 2000-2009 là 2,1 trong bệnh hen phế quản, 3,4 trong COPD và 6,0 trong ACO

Jean-Pierre Llanos và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu cắt ngang, dựa trên dân số Hoa Kỳ sử dụng dữ liệu khảo sát kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia (2009–2012) so sánh những người tham gia mắc ACO với những người mắc bệnh hen suyễn hoặc COPD So với bệnh hen suyễn và COPD, những người tham gia mắc ACO có tình trạng sức khỏe kém hơn, gánh nặng bệnh tật gia tăng và nhiều bệnh đồng mắc hơn Nhóm ACO, so với phân nhóm hen suyễn có tuổi cao hơn, tỉ lệ phần trăm FEV1 dự đoán trước khi dùng thuốc giãn phế quản thấp hơn (82,1% so với 88,0%; p=0,017), tỉ lệ phần trăm FEV1 sau khi dùng thuốc giãn phế quản 0,05)

Biểu đồ 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi

Nhận xét: Bệnh nhân ACO có tuổi cao hơn so với bệnh nhân hen, Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân mắc hen phế quản là 57,45 ± 10,588 với, nhỏ hơn so với nhóm bệnh nhân ACO 65,79 ± 9,27, p 300 và từ 150-300 chiếm tỷ lệ cao, trong đó nhóm hen phế quản có tỉ lệ phần trăm tăng bạch cầu ưa acid > 300 lớn hơn nhóm còn lại, khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05

Chỉ số hồng cầu, HCT, bạch cầu, BCĐNTT ở bệnh nhân ACO cũng biến đổi nhiều hơn so với nhóm hen phế quản, p> 0.05

Bảng 3.4 So sánh đặc điểm tổn thương Xquang của đối tượng nghiên cứu

Hình ảnh Xquang Hen phế quản ACO n % n % p

Hình ảnh phổi ứ khí 13 15,1 22 33,3 p < 0,05 Hình ảnh tổn thương khác 9 10,5 18 27,3

Trong nhóm bệnh nhân ACO tốn thương khí phế thũng chiểm (33,3%), tổn thương khác đều ưu thế hơn so với nhóm còn lại Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05

Bảng 3.5 Số đợt kịch phát trong thời gian 1 năm

Dễ thấy là nhóm bệnh nhân ACO nhiều đợt cấp cần nhập viện trong 1 năm hơn (28.8%) so với nhóm hen phế quản (9.3%) Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05

Bảng 3.6 Mức độ kiểm soát triệu chứng hen, ACO đánh giá theo GINA

Nhóm bệnh nhân Hen phế quản: phần lớn bệnh nhân được kiểm soát (81,4%) Ở nhóm bệnh nhân ACO, mức độ kiểm soát triệu chứng kém hơn: 72,7% bệnh nhân có kiểm soát, 27,3% bệnh nhân không kiểm soát Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

3.2 Một số yếu tố liên quan đến kết quả kiểm soát ở bệnh nhân hen phế quản và bệnh nhân hen phế quản chồng lấp COPD

Bảng 3.7 Liên quan giữa tuổi với kết quả kiểm soát ACO

Có KS soát Không kiểm soát n % n %

Nhận xét: Ở bệnh nhân ACO nhóm tuổi cao có mức độ kiểm soát kém hơn: lỷ lệ không kiểm soát ở nhóm >65 tuổi là 28.1%, nhóm 40-65 tuổi là 26.5%, cao hơn nhóm tuổi trẻ Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

Bảng 3.8 Liên quan giữa tuổi với kết quả kiểm soát hen phế quản

Có KS soát Không kiểm soát n % n %

Nhận xét: Ở bệnh nhân nhóm tuổi cao (>65 tuổi) có lỷ lệ không kiểm soát hen phế quản 38.1%, cao hơn các nhóm tuổi trẻ Tuy nhiên nhóm tuổi dưới 40 cũng có mức độ kiểm soát kém hơn so với nhóm từ 40-65 tuổi Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

Bảng 3.9 Liên quan giữa thể trạng với kết quả kiểm soát ACO

Có KS soát Không kiểm soát n % n %

Nhận thấy rằng mức độ kiểm soát ACO ở các nhóm có thể trạng gầy và thừa cân sẽ kém hơn so với nhóm có thể trạng trung bình (tỷ lệ bệnh nhân không kiểm soát giữa các nhóm lần lượt là: 41.2%, 33.3% và 22.2%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

Bảng 3.10 Liên quan giữa thể trạng với kết quả kiểm soát hen phế quản

Có KS soát Không kiểm soát n % n %

Nhận thấy rằng mức độ kiểm soát hen kém hơn ở nhóm bệnh nhân có thể trạng gầy và thừa cân so với nhóm có thể trạng béo phì và bình thường với tỷ lệ không kiểm soát lần lượt là: 30.8%, 30%, 18.2% và 13.5% Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

Bảng 3.11 Liên quan giữa tình trạng hút thuốc lá hiện tại với kết quả kiểm soát ACO

Tình trạng hút thuốc hiện tại

Có kiểm soát Không kiểm soát n % n %

Nhóm bênh nhân hiện tại còn hút thuốc lá có mức độ kiểm soát ACO kém hơn so với nhóm không hút thuốc lá hoặc đã bỏ thuốc Cụ thể, tỷ lệ không kiểm soát ở nhóm còn hút thuốc là 47.4% và nhóm còn lại là

19.1% Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng hút thuốc lá hiện tại với mức độ kiểm soát ACO (p < 0,05)

Bảng 3.12 Liên quan giữa tình trạng hút thuốc lá hiện tại với kết quả kiểm soát hen phế quản Tình trạng hút thuốc hiện tại

Có kiểm soát Không kiểm soát n % n %

Nhóm bênh nhân hiện tại còn hút thuốc lá có tỉ lệ không kiểm soát hen phế quản là 20.0%, cao hơn so với nhóm những bệnh nhân không hút thuốc lá hoặc đã bỏ thuốc, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)

Bảng 3.13 Liên quan giữa bệnh đồng mắc THA với kết quả kiểm soát

Có kiểm soát Không kiểm soát n % n %

Thông tin chung về đối tương nghiên cứu

Tổng số đối tượng nghiên cứu: n= 152, trong đó có 86 bệnh nhân hen phế quản chiếm 56,6% và 66 bệnh nhân ACO chiếm 43,4%

4.1.1 Đặc điểm chung về giới tính

Trong mẫu nghiên cứu có: Số bệnh nhân nam giới chiếm ưu thế ở cả hai nhóm bệnh Cụ thể: Có 100 bệnh nhân nam, trong đó 66 bệnh nhân mắc hen phế quản và 44 bệnh nhân mắc ACO Có 52 bệnh nhân nữ trong đó 22 bệnh nhân ACO và 30 bệnh nhân hen phế quản Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa giới tính của hai nhóm bệnh ACO và hen phế quản (p >

0,05) Tỷ lệ nam giới và nữ giới trong hai bệnh là gần tương đương nhau với nam:nữ ≈ 2:1 Khác so với nghiên cứu của Daniel Maranatha và CS năm 2020: tỷ lệ nam giới được tìm thấy mắc ACO cao hơn so với bệnh hen phế quản (85,7% so với 21,7%, p = 0,004) [61]

Trong nhóm bệnh nhân ACO, vấn đề giới tính vẫn có nhiều mâu thuẫn: tỉ lệ giới nam > nữ tương đồng với một số nghiên cứu trong nước: Cao Văn Minh (2017) có tỉ lệ nam giới chiếm 73,6% nữ giới chiếm 26,4% [11], Trương Thị Tuyết: nam giới chiếm 84,4% nữ giới chiếm 15,6% Nghiên cứu không tương đồng với một nghiên cứu trên thế giới như De Marco (2013) cho rằng phụ nữ có tỉ lệ mắc ACO cao hơn so với nam giới

Trong nhóm bệnh nhân hen thì tỉ lệ giới tính nam > nữ ~ 2:1 không tương đồng với tỉ lệ giới tính trong bài báo “Sex and gender in asthma” được đăng trong tạp chí hô hấp Châu Âu năm 2021 của Nowrin U Chowdhury và cộng sự [19] Tuy nhiên một số nghiên cứu vẫn ghi nhận nữ giới gặp nhiều hơn nam [30], [34], [67], [70]

4.1.2 Đặc điểm chung về tuổi

Về nhóm tuổi: Bệnh nhân hen phế quản có: nhóm tuổi từ 40-65 chiếm ưu thế (69,8%), nhóm tuổi trên 65 chiếm 24,4% Bệnh nhân ACO có: nhóm tuổi 40-65 chiếm 51,5%, nhóm tuổi trên 65 chiếm 48,5% Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân mắc hen phế quản là 57,45 ± 10,588 với tuổi thấp nhất là 34 cao nhất là 79, tuổi trung bình của bệnh nhân hen phế quản nhỏ hơn so với nhóm bệnh nhân ACO 65,79 ± 9,279, với tuổi thấp nhất là 43 và cao nhất là 88 Tỉ lệ mắc bệnh hen phế quản và ACO theo lứa tuổi có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p

300 chiếm 31,8%, từ 150-300 chiếm 24,2%, khác biệt không ý nghĩa thống kê Tại nhóm bệnh nhân hen phế quản có công thức máu thay đổi cụ thể hồng cầu và HCT tăng 1,2%, Bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính tăng

5,8 %, khác biệt không có ý nghĩa thống kê, số bạch cầu ưa acid từ 150-300 chiếm 23,3%, > 300 chiếm 36%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05

Vì bệnh nhân tham gia nghiên cứu là nhóm bệnh nhân quản lý tại CMU nên các triệu chứng thường nhẹ, công thức máu ít biến đổi các chỉ số về số lượng hồng cầu, bạch cầu và bách cầu đa nhân trung tính chỉ tăng khi có tình trạng viêm nhiễm kèm theo và chiếm tỉ lệ không cao, tuy nhiên thì trong nhóm ACO, tỉ lệ số lượng bạch cầu, bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao hơn so với hen phế quản đơn thuần Tỉ lệ bạch cầu ưa Acid >300 trong nhóm bệnh

ACO là 31,8%, trong nhóm hen phế quản là 16,3% Kết quả trên không tương đồng với nghiên cứu của Dương Quý Sĩ và cộng sự năm 2018 (tỉ lệ bạch cầu ưa acid > 300 lần lượt là 64,4 và 78,9) [22] Trong nghiên cứu của Haiman Ma và cộng sự năm 2022 [26] giá trị trung bình của bạch cầu Eosinophil giữa hai nhóm hen phế quản đơn thuần và ACO là 0,23 và 0,22, Nghiên cứu cũng nhấn mạnh đến mối liên quan giữa tăng bạch cầu ái toan từ trờn 300 tế bào/àl với những đợt cấp của bệnh nhõn COPD và bệnh nhõn hen phế quản [13]

Hình ảnh Xquang Trong nhóm bệnh nhân ACO có 22 bệnh nhân

(33,3%) có hình ảnh ứ khí tại phổi, 18 bệnh nhân (27,3%) có hình ảnh phổi bẩn trong đó có 8 bệnh nhân (12,1%) có hình ảnh tổn thương phối hợp Trong nhóm bệnh nhân hen phế quản có 6 bệnh nhân (7%) có hình ảnh ứ khí tại phổi, 9 bệnh nhân (10,5%) có hình ảnh phổi bẩn trong đó có 2 bệnh nhân (2,3%) có hình ảnh tổn thương phối hợp Khác biệt có ý nghĩa thống kê với P< 0,05

Về hình ảnh Xquang nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bệnh nhân ACO có hình ảnh ứ khí tại phổi (khí phế thũng) lớn hơn so với bệnh nhân hen phế quản Hình ảnh phổi bẩn thể hiện một tính trạng viêm kèm theo Trên nền bệnh hen phế quản và ACO, việc sảy ra tình trạng viêm phổi kèm theo là khá thường xuyên, do đó viêm phổi là một bệnh lý đồng mắc được chỉ ra trong nhiều nghiên cứu [22]

Về mức độ tắc nghẽn: Trong nhóm bệnh nhân hen phế quản có 49 bệnh nhân (57%) phân loại tắc nghẽn GOLD 1, 34 bệnh nhân (39,5%) GOLD

2, và 3 bệnh nhân (3,5%) GOLD 3 Trong nhóm bệnh nhân ACO có 4,5% phân loại tắc nghẽn GOLD 1, 71,2% GOLD 2, 18,2% GOLD 3, 6,1% GOLD

4 Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Như vậy những bệnh nhân hen phế quản có mức độ tắc nghẽn luồng khí nhẹ hơn (Chủ yếu là GOLD 1,2 (96,5%)) so với bệnh nhân ACO (Chủ yếu là tắc nghẽn độ 2 (71,2%), ngoài ra tắc nghẽn độ 3, 4 chiếm 24,3%) Kết quả này so sánh với nghiên cứu của Ayal Romem và cộng sự 2020 [33] thấy là: nhóm ACO có tắc nghẽn độ 2 chiếm 61%, độ 3 chiếm 28%, nhóm hen phế quản có tắc nghẽn độ 1 chiếm 18,4%, độ 2 chiếm 65,3%, độ 3 chiếm 12,2% và 4,1% độ 4 Những bệnh nhân ACO được mô tả là có mức độ tắc nghẽn nặng hơn [49], [31], đồng thời do nghiên cứu chọn bệnh nhân hen phế quản được quản lý ngoại trú, phần lớn bệnh nhân ổn định, những bệnh nhân có tiền sử hen phế quản tắc nghẽn nặng, không hồi phục phần lớn do không tuân thủ điều trị, có đợt cấp hoặc sẽ được chọn vào nhóm ACO do đó tạo nên sự chênh lệch về mức độ tắc nghẽn giữa hai nhóm

Số đợt cấp cần nhập viện trong năm: Nhóm bệnh nhân hen phế quản có 90,7% không có đợt cấp cần nhập viện trong 1 năm, 7% mắc 1 lần, 2,3% mắc từ 2 lần đợt cấp cần nhập viện trong 1 năm Nhóm ACO có 71,2% không có đợt cấp cần nhập viện trong 1 năm, 18,2% mắc 1 lần, 10,6% mắc từ 2 lần đợt cấp cần nhập viện trong 1 năm Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05

Ta thấy số lần sảy ra đợt cấp nặng, phải nhập viện trong năm ở nhóm bệnh nhân ACO là cao hơn so với nhóm hen phế quản, kết quả này tương đương với các khuyến cáo ban đầu mô tả về ACO.

Phân tích mối liên quan

Liên quan giữa nhóm tuổi với kết quả kiểm soát ACO: Nhóm tuổi >

65 có tỉ lệ không kiểm soát là 28,1%, lớn hơn so với nhóm tuổi từ 40-65

(26,5%) Không tìm được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi và kết quả kiểm soát ACO với p > 0,05

Như vậy một trong số những yếu tố nguy cơ tiên lượng kém cho vấn đề kiểm soát bệnh nhân ACO là tuổi, điều này có thể lý giải được là do tuổi càng cao, thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ càng cao, sức đề kháng càng suy giảm, dễ sảy ra các đợt nhiễm khuẩn,… do đó dẫn đến kết quản kiểm soát kém hơn so với nhóm bệnh nhân trẻ tuổi Tuy vậy khác biệt trong nghiên cứu chưa đủ để có ý nghĩa thống kê, kết quả này có thể do cỡ mẫu nhỏ dẫn tới

Liên quan giữa tuổi với kết quả kiểm soát hen phế quản: Ở bệnh nhân nhóm tuổi cao có lỷ lệ không kiểm soát hen phế quản cao hơn các nhóm tuổi trẻ Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

Như vậy tuổi cao là một yếu tố tiên lượng xấu cho kiểm soát hen phế quản, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05) Kết quả này tương đương với nhiều nghiên cứu khác [22] Nguyên nhân có thể là với những nhóm người lớn tuổi hơn thì thời gian tiếp xúc với yếu tố nguy cơ nhiều hơn như khói bụi, thuốc lá, ô nhiễm không khí…, số bệnh đồng mắc nhiều hơn trong đó có thể có những bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến đường thở và gây phá hủy cấu trúc đường thở như: viêm nhiễm đường hô hấp kéo dài Tuy vậy khác biệt trong nghiên cứu chưa đủ để có ý nghĩa thống kê, kết quả này có thể do cỡ mẫu nhỏ dẫn tới do đó để đánh giá chính xác hơn cần đến nhiều thông tin nghiên cứu chuyên sâu hơn

Liên quan giữa thể trạng với kết quả kiểm soát ACO: Kết quả kiểm soát ACO ở các nhóm có thể trạng gầy và thừa cân kém hơn so với nhóm có thể trạng trung bình Cụ thể trong nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ bệnh nhân không kiểm soát giữa các nhóm lần lượt là: 41.2%, 33.3% và 22.2%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

Liên quan giữa kết quả kiểm soát bệnh nhân ACO với thể trạng vẫn mâu thuẫn trong nhiều nghiên cứu, thường là kiểm soát kém trên những bệnh nhân thể trạng thừa cân béo phì, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có sự liên quan đến các chất trung gian viêm, làm tăng sự co thắt phế quản và làm giảm hiệu quả của thuốc ở những bệnh nhân ACO thừa cân, béo phì, yếu tố này có thể được cải thiện bằng cách giảm cân Tuy nhiên, có thể lý giải cho trường hợp kiểm soát kém ở nhóm thể trạng gầy là do có sự chồng lấp giữa đặc điểm của hen phến quản và COPD, trong đó những bệnh nhân COPD có nhiều đợt cấp nặng thường có thể trạng gầy yếu, và do nhiều đợt cấp sảy ra trên bệnh nhân ACO gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân như việc ảnh hưởng đến ăn uống, giấc ngủ của bệnh nhân dẫn đến thể trạng gầy yếu Ngược lại, những bệnh nhân gầy, yếu thường có ít năng lượng, miễn dịch kém dẫn đến nguy cơ sảy ra nhiều đợt cấp hơn

Liên quan giữa thể trạng với kết quả kiểm soát hen phế quản: Nhận thấy rằng kết quả kiểm soát hen kém hơn ở nhóm bệnh nhân có thể trạng gầy và thừa cân và béo phì, tỷ lệ không kiểm soát lần lượt là: 30.8%, 30%, 18.2% Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

Như vậy thể trạng gầy sẽ ảnh hưởng xấu đến kiểm soát hen phế quản, Thể trạng thừa cân và béo phì cũng làm kết quả kiểm soát hen kém hơn, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với P> 0,05 Thông thường với bệnh nhân hen phế quản thường có thẻ trạng thừa cân hoặc béo phì, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có ở những bệnh nhân thừa cân, béo phì có sự liên quan đến các chất trung gian viêm, làm tăng sự co thắt phế quản và làm giảm hiệu quả của thuốc, vấn đề này có thể được cải thiện bằng cách giảm cân

Liên quan giữa tình trạng hút thuốc lá hiện tại với kết quả kiểm soát ACO: Cụ thể những bệnh nhân còn duy trì tình trạng hút thuốc lá hiện tại có khả năng kiểm soát ACO kém hơn rõ rệt so với nhóm bệnh nhân không hút thuốc hoặc đã bỏ thuốc Điều này tương đương với các nghiên cứu khác về ảnh hưởng của thuốc lá đến kiểm soát bệnh phổi mạn tính và hen phế quản, mối liên quan có ý nghĩa thống kê

Do vậy có thể kết luận là việc duy trì tình trạng hút thuốc lá là một yếu tố tiên lượng xấu, làm giảm kết quả kiểm soát ACO Điều này đúng với các khuyến cáo điều trị hen và COPD theo GOLD và GINA [50]

Liên quan giữa tình trạng hút thuốc lá hiện tại với kết quả kiểm soát hen phế quản: Trong nhóm bênh nhân hiện tại có hút thuốc lá tỉ lệ kiểm soát hen phế quản kém hơn so với nhóm không hút thuốc lá hoặc đã bỏ thuốc, tuy nhiên khác biệt không đủ lớn để có nghĩa thống kê (p > 0,05) Việc duy trì tình trạng hút thuốc lá gây ảnh hưởng xấu đến kết quả kiểm soát hen phế quản đã được chứng minh trong hướng dẫn của bộ y tế về chẩn đoán và điều trị hen phế quản [3], tuy nhiên trong nghiên cứu có thể do cỡ mẫu chưa đủ lớn dẫn đến sai việc chưa tìm được sự khác nhau có ý nghĩa thống kê

Như vậy tình trạng hút thuốc hiện tại sẽ làm giảm khả năng kiểm soát hen phế quản và ACO Khói thuốc lá gây tái cấu trúc và làm tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở BN hen phế quản thông qua sự tăng sản các tế bào hình ly, tăng tiết nhầy và hiện tượng viêm với BCAT ưu thế chuyển sang bạch cầu đa nhân trung tính (BCĐNTT) ưu thế với tăng sinh lympho T CD8+ như kiểu viêm trong COPD Số lượng BCĐNTT và lympho T CD8+ tăng liên quan đến sự suy giảm nhanh chức năng phổi, giảm đáp ứng với test hồi phục phế quản và phát triển tắc nghẽn luồng khí trong hen phế quản Do vậy kể cả bệnh nhân hen hay ACO thì việc duy trì thói quen hút thuốc cũng là yếu tố nguy cơ cao cho ảnh hưởng đến kiểm soát bệnh

Liên quan giữa bệnh đồng mắc với kết quả điều trị ACO: Mức độ kiểm soát ở những bệnh nhân có bệnh đồng mắc là tăng huyết áp, viêm mũi dị ứng, ĐTĐ là kém hơn so với những bệnh nhân không có bệnh đồng mắc trên, không tìm được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa bệnh đồng mắc và mức độ kiểm soát ACO với p>0,05

Liên quan giữa bệnh đồng mắc với kết quả điều trị hen phế quản:

Bệnh nhân hen phế quản không kiểm soát có bệnh đồng mắc là THA, không tìm được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa bệnh đồng mắc và mức độ kiểm soát hen với p>0,05 Như vậy các bệnh THA, ĐTĐ làm giảm khả năng kiểm soát của hai bệnh hen và ACO

Với các bệnh tim mạch (THA) có thể làm giảm kiểm soát hen và ACO thông qua việc điều trị bằng thuốc chẹn beta giao cảm nếu không được để ý hoặc do việc hạn chế các hoạt động đi lại, dẫn đến nhiều nguy cơ kèm theo, nguy cơ bệnh chuyển hóa, bệnh viêm nhiễm…

Bệnh ĐTĐ có thể là tăng nguy cơ nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến chức năng và cấu trúc phổi, ngược lại bệnh hen và ACO cũng có thể làm giảm khả năng kiểm soát của bệnh ĐTĐ do việc sử dụng corticoid thường xuyên trong phác đồ điều trị hàng ngày nhất là với những bệnh nhân thường xuyên phải dùng corticoid đường uống tuy nhiên có thể do cỡ mẫu nhỏ dẫn đến sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, vấn đề liên quan giữa các bệnh đồng mắc và kết quả kiểm soát hen, ACO nên được nghiên cứu và làm rõ thêm

Ngày đăng: 21/03/2024, 14:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w