Phân tích mối liên quan

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mức độ kiểm soát ở bệnh nhân hen phế quản và bệnh nhân hen phế quản chồng lấp copd tại bệnh viện phổi thái nguyên (Trang 76 - 83)

Liên quan giữa nhóm tuổi với kết quả kiểm soát ACO: Nhóm tuổi >

65 có tỉ lệ không kiểm soát là 28,1%, lớn hơn so với nhóm tuổi từ 40-65 (26,5%). Không tìm được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi và kết quả kiểm soát ACO với p > 0,05.

Như vậy một trong số những yếu tố nguy cơ tiên lượng kém cho vấn đề kiểm soát bệnh nhân ACO là tuổi, điều này có thể lý giải được là do tuổi càng cao, thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ càng cao, sức đề kháng càng suy giảm, dễ sảy ra các đợt nhiễm khuẩn,… do đó dẫn đến kết quản kiểm soát kém hơn so với nhóm bệnh nhân trẻ tuổi. Tuy vậy khác biệt trong nghiên cứu chưa đủ để có ý nghĩa thống kê, kết quả này có thể do cỡ mẫu nhỏ dẫn tới.

Liên quan giữa tuổi với kết quả kiểm soát hen phế quản: Ở bệnh nhân nhóm tuổi cao có lỷ lệ không kiểm soát hen phế quản cao hơn các nhóm tuổi trẻ. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Như vậy tuổi cao là một yếu tố tiên lượng xấu cho kiểm soát hen phế quản, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05) Kết quả này tương đương với nhiều nghiên cứu khác [22]. Nguyên nhân có thể là với những nhóm người lớn tuổi hơn thì thời gian tiếp xúc với yếu tố nguy cơ nhiều hơn như khói bụi, thuốc lá, ô nhiễm không khí…, số bệnh đồng mắc nhiều hơn trong đó có thể có những bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến đường thở và gây phá hủy cấu trúc đường thở như: viêm nhiễm đường hô hấp kéo dài. Tuy vậy khác biệt trong nghiên cứu chưa đủ để có ý nghĩa thống kê, kết quả này có thể do cỡ mẫu nhỏ dẫn tới. do đó để đánh giá chính xác hơn cần đến nhiều thông tin nghiên cứu chuyên sâu hơn.

Liên quan giữa thể trạng với kết quả kiểm soát ACO: Kết quả kiểm soát ACO ở các nhóm có thể trạng gầy và thừa cân kém hơn so với nhóm có thể trạng trung bình. Cụ thể trong nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ bệnh nhân không kiểm soát giữa các nhóm lần lượt là: 41.2%, 33.3% và 22.2%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Liên quan giữa kết quả kiểm soát bệnh nhân ACO với thể trạng vẫn mâu thuẫn trong nhiều nghiên cứu, thường là kiểm soát kém trên những bệnh nhân thể trạng thừa cân béo phì, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có sự liên quan đến các chất trung gian viêm, làm tăng sự co thắt phế quản và làm giảm hiệu quả của thuốc ở những bệnh nhân ACO thừa cân, béo phì, yếu tố này có thể được cải thiện bằng cách giảm cân. Tuy nhiên, có thể lý giải cho trường hợp kiểm soát kém ở nhóm thể trạng gầy là do có sự chồng lấp giữa đặc điểm của hen phến quản và COPD, trong đó những bệnh nhân COPD có nhiều đợt cấp nặng thường có thể trạng gầy yếu, và do nhiều đợt cấp sảy ra trên bệnh nhân ACO gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân như việc ảnh hưởng đến ăn uống, giấc ngủ của bệnh nhân dẫn đến thể trạng gầy yếu. Ngược lại, những bệnh nhân gầy, yếu thường có ít năng lượng, miễn dịch kém dẫn đến nguy cơ sảy ra nhiều đợt cấp hơn.

Liên quan giữa thể trạng với kết quả kiểm soát hen phế quản: Nhận thấy rằng kết quả kiểm soát hen kém hơn ở nhóm bệnh nhân có thể trạng gầy và thừa cân và béo phì, tỷ lệ không kiểm soát lần lượt là: 30.8%, 30%, 18.2%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Như vậy thể trạng gầy sẽ ảnh hưởng xấu đến kiểm soát hen phế quản, Thể trạng thừa cân và béo phì cũng làm kết quả kiểm soát hen kém hơn, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với P> 0,05. Thông thường với bệnh nhân hen phế quản thường có thẻ trạng thừa cân hoặc béo phì, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có ở những bệnh nhân thừa cân, béo phì có sự liên quan đến các chất trung gian viêm, làm tăng sự co thắt phế quản

và làm giảm hiệu quả của thuốc, vấn đề này có thể được cải thiện bằng cách giảm cân

Liên quan giữa tình trạng hút thuốc lá hiện tại với kết quả kiểm soát ACO: Cụ thể những bệnh nhân còn duy trì tình trạng hút thuốc lá hiện tại có khả năng kiểm soát ACO kém hơn rõ rệt so với nhóm bệnh nhân không hút thuốc hoặc đã bỏ thuốc. Điều này tương đương với các nghiên cứu khác về ảnh hưởng của thuốc lá đến kiểm soát bệnh phổi mạn tính và hen phế quản, mối liên quan có ý nghĩa thống kê.

Do vậy có thể kết luận là việc duy trì tình trạng hút thuốc lá là một yếu tố tiên lượng xấu, làm giảm kết quả kiểm soát ACO. Điều này đúng với các khuyến cáo điều trị hen và COPD theo GOLD và GINA [50].

Liên quan giữa tình trạng hút thuốc lá hiện tại với kết quả kiểm soát hen phế quản: Trong nhóm bênh nhân hiện tại có hút thuốc lá tỉ lệ kiểm soát hen phế quản kém hơn so với nhóm không hút thuốc lá hoặc đã bỏ thuốc, tuy nhiên khác biệt không đủ lớn để có nghĩa thống kê (p > 0,05). Việc duy trì tình trạng hút thuốc lá gây ảnh hưởng xấu đến kết quả kiểm soát hen phế quản đã được chứng minh trong hướng dẫn của bộ y tế về chẩn đoán và điều trị hen phế quản [3], tuy nhiên trong nghiên cứu có thể do cỡ mẫu chưa đủ lớn dẫn đến sai việc chưa tìm được sự khác nhau có ý nghĩa thống kê.

Như vậy tình trạng hút thuốc hiện tại sẽ làm giảm khả năng kiểm soát hen phế quản và ACO. Khói thuốc lá gây tái cấu trúc và làm tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở BN hen phế quản thông qua sự tăng sản các tế bào hình ly, tăng tiết nhầy và hiện tượng viêm với BCAT ưu thế chuyển sang bạch cầu đa nhân trung tính (BCĐNTT) ưu thế với tăng sinh lympho T CD8+ như kiểu viêm trong COPD. Số lượng BCĐNTT và lympho T CD8+ tăng liên quan đến sự suy giảm nhanh chức năng phổi, giảm đáp ứng với test hồi phục phế quản và phát triển tắc nghẽn luồng khí trong hen phế quản. Do vậy kể cả

bệnh nhân hen hay ACO thì việc duy trì thói quen hút thuốc cũng là yếu tố nguy cơ cao cho ảnh hưởng đến kiểm soát bệnh.

Liên quan giữa bệnh đồng mắc với kết quả điều trị ACO: Mức độ kiểm soát ở những bệnh nhân có bệnh đồng mắc là tăng huyết áp, viêm mũi dị ứng, ĐTĐ là kém hơn so với những bệnh nhân không có bệnh đồng mắc trên, không tìm được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa bệnh đồng mắc và mức độ kiểm soát ACO với p>0,05.

Liên quan giữa bệnh đồng mắc với kết quả điều trị hen phế quản:

Bệnh nhân hen phế quản không kiểm soát có bệnh đồng mắc là THA, không tìm được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa bệnh đồng mắc và mức độ kiểm soát hen với p>0,05. Như vậy các bệnh THA, ĐTĐ làm giảm khả năng kiểm soát của hai bệnh hen và ACO.

Với các bệnh tim mạch (THA) có thể làm giảm kiểm soát hen và ACO thông qua việc điều trị bằng thuốc chẹn beta giao cảm nếu không được để ý hoặc do việc hạn chế các hoạt động đi lại, dẫn đến nhiều nguy cơ kèm theo, nguy cơ bệnh chuyển hóa, bệnh viêm nhiễm…

Bệnh ĐTĐ có thể là tăng nguy cơ nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến chức năng và cấu trúc phổi, ngược lại bệnh hen và ACO cũng có thể làm giảm khả năng kiểm soát của bệnh ĐTĐ do việc sử dụng corticoid thường xuyên trong phác đồ điều trị hàng ngày nhất là với những bệnh nhân thường xuyên phải dùng corticoid đường uống tuy nhiên có thể do cỡ mẫu nhỏ dẫn đến sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, vấn đề liên quan giữa các bệnh đồng mắc và kết quả kiểm soát hen, ACO nên được nghiên cứu và làm rõ thêm.

Với các nhóm bệnh như viêm mũi dị ứng và GERD, kết quả với nhóm hen phế quản ngược lại so với các nghiên cứu trước, đó là tỷ lệ bệnh nhân có kiểm soát ở nhóm bệnh nhân hen phế quản có bệnh đồng mắc là VMDƯ và GERD là cao hơn so với nhóm không có 2 bệnh đồng mắc trên, giải thích cho khác biệt này có thể do cỡ mẫu thu được trong nghiên cứu của các bệnh

nhân có VMDƯ và GERD còn ít, và chưa đủ tính đại diện cho quần thể về nhóm bệnh đồng mắc này.

Liên quan giữa tổn thương khí phế thũng với kết quả kiểm soát ACO Những bệnh nhân có tổn thương khí phế thũng trên Xquang có kết quả kiểm soát ACO kém hơn so với nhóm còn lại. Cụ thể, tỷ lệ bệnh nhân ACO không kiểm soát ở nhóm có hình ảnh tổn thương khí phế thũng là 36.4% lớn hơn nhóm không có hình ảnh khí phế thũng, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Khí phế thũng là một bằng chứng tổn thương phổi ở giai đoạn muộn của ACO, hoặc hình ảnh ứ khí tại phổi cũng là bằng chứng do hen không được kiểm soát, do vậy việc giảm lưu thông khí tại phổi sẽ gây các triệu chứng lâm sàng hoặc sảy ra nhiều đợt cấp hơn so với bình thường. Tuy nhiên khác biệt không đủ lớn để có ý nghĩa thống kê, có thể do số lượng bệnh nhân ACO có tổn thương khí phế thũng chưa đủ lớn để đại diện cho quần thể. Cần có thêm các nghiên cứu chuyên sâu hơn để làm rõ kết quả này trước khi đưa ra kết luận.

Liên quan giữa tổn thương khí phế thũng với kết quả kiểm soát hen phế quản

Nghiên cứu chỉ ra rằng: tỷ lệ bệnh nhân hen phế quản không kiểm soát ở nhóm có hình ảnh tổn thương khí phế thũng là 38.5% lớn hơn nhóm không có hình ảnh khí phế thũng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Những bệnh nhân có hình ảnh tổn thương khí phế thũng trên Xquang có kết quả kiểm soát hen phế quản kém hơn do bản chất hình ảnh trên phản ánh tình trạng ứ khí tại phổi trong bệnh nhân hen, điều này tương đương với việc bệnh nhân chưa được kiểm soát triệu chứng tốt.

Như vậy có thể đưa ra kết luận: Tổn thương khí phế thũng trên Xquang là một yếu tố tiên lượng xấu, liên quan đến kết quả kiểm soát hen kém.

Liên quan giữa mức độ tắc nghẽn và kết quả kiểm soát ACO: Nghiên cứu chỉ ra rằng,những bệnh nhân có mức độ tắc nghẽn càng nặng thì kết quả kiểm soát ACO càng kém. Cụ thể, tỷ lệ bệnh nhân ACO không kiểm soát ở nhóm có mức độ tắc nghẽn theo GOLD 4 là 100%, GOLD 3 là 58.3%, GOLD 2 là 14.9%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Như vậy mức độ tắc nghẽn càng nặng thì khả năng kiểm soát ACO càng kém. Trong một nghiên cứu mô tả theo dõi dọc trong 3 năm (nghiên cứu ECLIPSE) đã ghi nhận một số nhận xét quan trọng về tần suất đợt cấp [66]: Đợt cấp tăng theo mức độ nặng của phân loại GOLD. Số bệnh nhân có từ 2 đợt cấp trở lên theo dõi trong năm đầu 22% ở giai đoạn GOLD 2, 33% ở giai đoạn GOLD 3 và 47% ở giai đoạn GOLD 4.

Với kết quả trên, có thể đưa ra kết luận: Mức độ tắc nghẽn có liên quan đến kết quả kiểm soát ACO, mức độ tắc nghẽn càng nặng thì kết quả kiểm soát càng kém.

Liên quan giữa mức độ tắc nghẽn và kết quả kiểm soát hen phế quản Ở những bệnh nhân hen phế quản mức độ tắc nghẽn nặng có kết quả kiểm soát kém hơn nhóm còn lại. Cụ thể, tỷ lệ bệnh nhân hen phế quản không kiểm soát ở nhóm có mức độ tắc nghẽn theo GOLD 3 là 66.7 %, GOLD 2 và GOLD 1 lần lượt là 16.2% và 17.4%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

Mức độ tắc nghẽn được đánh giá bằng cách đo thể tích sống gắng sức trong giây đầu tiên, bản thân mức độ tắc nghẽn đường thở cũng là một yếu tố tiên lượng kiểm soát kém, với hen phế quản ghi nhận rằng số đợt cấp sẽ tăng lên khi FEV1< 60%, do đó việc cải thiện mức độ tắc nghẽn là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong điều trị hen và ACO [3]. Kết quả trong nghiên cứu không tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nguyên nhân có thể do phần lớn những bệnh nhân hen có mức độ tắc nghẽn nặng,

không hồi phục hoàn toàn sau test phục hồi phế được xếp loại chẩn đoán ACO, do vậy số lượng bệnh nhân hen có tắc nghẽn mức độ GOLD 3,4 chưa đủ lớn để tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mức độ kiểm soát ở bệnh nhân hen phế quản và bệnh nhân hen phế quản chồng lấp copd tại bệnh viện phổi thái nguyên (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)