Các phương pháp cận lâm sàng

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mức độ kiểm soát ở bệnh nhân hen phế quản và bệnh nhân hen phế quản chồng lấp copd tại bệnh viện phổi thái nguyên (Trang 47 - 50)

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Phương pháp thu thập số liệu

2.5.2. Các phương pháp cận lâm sàng

* Đo chức năng hô hấp phổi

- Phương tiện kỹ thuật: Đo bằng máy đo chức năng hô hấp KoKo tại phòng khám bệnh viện Phổi Thái Nguyên.

- Đo khi điều trị hết đợt kịch phát và khi tái khám - Thực hiện kỹ thuật.

Chuẩn bị bệnh nhân: Không dùng thuốc giãn phế quản trước 4 giờ với thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh, 12 giờ với thuốc giãn phế quản tác dụng chậm trước khi đo thông khí phổi. Nghỉ 15 – 30 phút trước khi đo, đo xa các bữa ăn, không uống rượu, chè, cà phê, hút thuốc trước khi đo. Đo ở tư thế ngồi, bệnh nhân nới lỏng quần áo.

Bệnh nhân thở bình thường khoảng 3 chu kỳ hô hấp sau đó hít vào từ từ, thật gắng sức rồi thở ra thật mạnh, liên tục hết sức 6 giây. Nghỉ 2 – 3 phút rồi đo lại. Đo 3 lần phải đạt kết quả ở bản ghi đúng kỹ thuật. Lấy bản kết quả có giá trị cao nhất, đồ thị ghi được phải đều, không răng cưa, đến cuối mang tính tiệm cận chứ không nhọn, đảm bảo tính lặp lại: Kết quả giữa 2 trị số FVC cao nhất và cao nhì không lệch quá 5%.

Bản kết quả được chọn là kết quả đo trước test

- Làm test hồi phục phế quản: Xịt 400 μg salbutamol sau đó 15 – 20 phút đo lại FEV1 lần 2: kết quả sau test.

+ Nếu FEV1 sau test không tăng, tăng dưới 12% (200ml) thì được gọi là test hồi phục phế quản âm tính, hoặc tăng trên 15% (400ml) hay test hồi phục phế quản dương tính mạnh.

+ Nếu FEV1 tăng hơn 12% và 200mL so với giá trị ban đầu (ở trẻ em,

>12% giá trị dự đoán) sau khi hít thuốc giãn phế quản. Được gọi là rối loạn thông khí tắc nghẽn hồi phục hoàn toàn.

Đánh giá mức độ tắc nghẽn: Sử dụng chung thang điểm đánh giá mức độ tắc nghẽn theo GOLD để có thể dễ dàng so sánh giữa hai nhóm bệnh. Tuy nhiên thang điểm này chưa được khuyến cáo cho đánh giá hen mặc dù cũng có vài nghiên cứu đã sử dụng để so sánh [22], [25].

GOLD 1 FEV1 ≥ 80% trị số lý thuyết

GOLD 2 50% ≤ FEV1 < 80% trị số lý thuyết GOLD 3 30% ≤ FEV1< 50% trị số lý thuyết GOLD 4 FEV1 < 30% trị số lý thuyết

* Công thức máu

- Lấy máu: Khi bệnh nhân đến viện khám.

Lấy 2ml máu tĩnh mạch vào ống xét nghiệm có chống đông bằng EDTA, xét nghiệm trên máy tổng phân tích tế bào máu Celtax- Nhật bản tại Bệnh viện Phổi Thái Nguyên.

- Đánh giá các chỉ số:

+ Số lương bạch cầu: (Tăng/Bình thường (4-10G/L) /giảm):

+ Tỷ lệ bạch cầu trung tính: (Tăng/ Bình thường (41-74%) /giảm) + Tỷ lệ bạch cầu lympho: (Tăng/ Bình thường (21-50%)/ giảm) + Bạch cầu ái toan: <150, 150-300, >300

+ Hồng cầu: (Tăng/Bình thường (3,9-5,4T/L) /giảm)

+ Hematocrit (HCT): (Tăng/ Bình thường (0,35-0,47%) /giảm).

* Chụp Xquang ngực thẳng

- Tất cả đối tượng nghiên cứu được chụp Xquang ngực thẳng trong ngày đến khám bệnh, tại Khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện phổi Thái Nguyên, đọc phim do bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh, hoặc bác sĩ chuyên khoa hô hấp.

Dạng tổn thương:

+ Bình thường:

+ Khí phế thũng

+ Tổn thương khác: Đông đặc, nốt, đám mờ.

*Phác đồ điều trị [4]

Bệnh nhân ACO và bệnh nhân hen được điều trị ngoại trú bằng phác đồ theo khuyến cáo của bộ y tê cho bệnh nhân hen phế quản ổn định

Bảng 2.2: Hướng dẫn điều trị ban đầu hen phế quản Triệu chứng

hiện tại Điều trị ban đầu ưu tiên

Tất cả bệnh nhân Không khuyến cáo dùng SABA đơn thuần (không có ICS)

Triệu chứng hen < 2 lần/tháng

- Liều thấp ICS /formoterol (khi cần) hoặc - Liều thấp ICS mỗi khi dùng SABA khi cần

Có triệu chứng hen

≥ 2 lần/tháng hoặc phải

dùng thuốc cắt cơn ≥ 2 lần/tháng

- Liều thấp ICS /formoterol (khi cần) hoặc - Liều thấp ICS (hàng ngày) + SABA (khi cần) hoặc - LTRA (hàng ngày, kém hiệu quả hơn ICS) + SABA (khi cần)

Có triệu chứng hen hầu hết các ngày trong tuần hoặc thức giấc do triệu chứng hen ≥ 1 lần/tuần, đặc biệt nếu có bất kỳ yếu tố nguy cơ đợt cấp nào

- Liều thấp ICS /formoterol (vừa cắt cơn hen vừa kiểm soát hen) hoặc

- Liều thấp ICS/LABA (hàng ngày) + SABA (khi cần) hoặc

- Liều trung bình ICS + SABA khi cần

- ICS liều cao (hàng ngày) + Tiotropium (hàng ngày)/

hoặc LTRA (hàng ngày) + SABA (khi cần) Bệnh nhân đến

khám lần đầu vì đợt cấp hen hoặc triệu chứng hen nặng

- Một đợt corticoid uống trong 5-7 ngày + liều trung bình ICS /formoterol (hàng ngày) + liều thấp ICS/formoterol (khi cần).

- Một đợt corticoid uống trong 5-7 ngày + liều trung bình

ICS/LABA (hoặc liều cao ICS) + SABA (khi cần)

- Cụ thể:

+ Bệnh nhân sử dụng thuốc theo sổ Combiwaves 25+250 mcg xịt 1 xịt /lần và ngày 2 lần. Sáng- tối. Dùng hàng ngày.

+ Với những bệnh nhân không kiểm soát, dùng thêm bambuterol 20mg x 01 viên/ ngày.

+ Thuốc cắt cơn: Ventolin Inhaler 100mcg Xịt 2 nhát/ lần khi xuất hiện các triệu chứng khó thở.

- Kết hợp điều trị bệnh đồng mắc.

Đối với ACO thì bắt đầu điều trị như hen cho đến khi đã khám xét thêm sau đó bệnh nhân sẽ được đánh giá lại theo bộ câu hỏi đánh giá triệu chứng GINA 2019 và xử trí

Tuy nhiên ICS giữ vai trò then chốt trong việc phòng ngừa đợt cấp và thậm chí nguy cơ tử vong ở những bệnh nhân có triệu chứng hen không kiểm soát, đối với họ ngay cả các triệu chứng có vẻ “nhẹ” (so với người COPD trung bình hoặc nặng) có thể báo hiệu nguy cơ đáng kể của một đợt kịch phát đe dọa tính mạng. Đối với những bệnh nhân bị hen+COPD, ICS nên được sử dụng ngay từ đầu ở liều thấp hoặc trung bình tùy thuộc vào mức độ triệu chứng và nguy cơ của các tác dụng phụ, kể cả viêm phổi.

Bệnh nhân có các tính chất hoặc chẩn đoán cả hen và COPD thường cũng cần điều trị bổ sung với LABA và/hoặc LAMA để kiểm soát triệu chứng đúng mức [30]. Điều trị hàng ngày sẽ tùy theo phân loại mà sử dụng ICS + LABA hoặc ICS+ LABA + LAMA cho phù hợp [26].

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mức độ kiểm soát ở bệnh nhân hen phế quản và bệnh nhân hen phế quản chồng lấp copd tại bệnh viện phổi thái nguyên (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)