Phương pháp khám lâm sàng

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mức độ kiểm soát ở bệnh nhân hen phế quản và bệnh nhân hen phế quản chồng lấp copd tại bệnh viện phổi thái nguyên (Trang 42 - 47)

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1. Phương pháp khám lâm sàng

Bệnh nhân vào viện được học viên khai thác bệnh sử, tiền sử, khám bệnh, khi có các triệu chứng phù hợp với hen phế quản hay ACO thì được ghi chép thông tin vào mẫu bệnh án nghiên cứu. Dựa vào kết quả đo chức năng hô hấp mới thực hiện hoặc đã được sao lại trong bệnh án để chọn đối tượng nghiên cứu.

Với bệnh nhân diễn biến nặng, không đo được chức năng hô hấp thì dựa vào sổ điều trị ngoại trú có kết quả đo thông khí phổi của lần đo gần nhất để làm tiêu chuẩn chẩn đoán hoặc dựa vào chẩn đoán ở giấy ra viện của những đợt kịch phát trước đó để chọn vào đối tượng nghiên cứu.

- Tuổi:

Tuổi hiện tại của người bệnh = 2023- năm sinh: chia các nhóm:

+ < 40 tuổi + 40-65 tuổi + > 65 tuổi

- Giới: giới tính của bệnh nhân theo căn cước công dân: Nam/ Nữ

- Thể trạng; Tính theo chỉ số BMI theo đánh giá theo tiêu chuẩn của WHO – Tổ chức y tế thế giới và IDI & WPRO dành riêng cho người châu Á Thái Bình Dương [47]:được tính theo công thức:

Trong đó:

+ BMI: đơn vị kg/m2

+ Cân nặng: đơn vị kilogram (kg).

+ Chiều cao: đơn vị mét (m).

Được phân ra các mức độ:

+ Gầy: < 18.5

+ Bình thường: 18.5-22.9 + Thừa cân: 23-24.9 + Béo phì: >25

- Thói quen hút thuốc của bệnh nhân trước đây (Có/ Không) - Mức độ hút thuốc: Tính theo đơn vị số bao-năm

Số bao-năm = (số điếu thuốc hút trong 1 ngày/20) x số năm hút:

Phân mức độ theo nguy cơ:

+ < 20 bao- năm.

+ ≥ 20 bao- năm.

- Tình trạng hút thuốc hiện tại: Hiện tại bệnh nhân còn duy trì thói quen hút thuốc hay không? (Có/không).

-Với các bệnh tăng huyết áp (THA), Đái tháo đường (ĐTĐ), Viêm trào ngước dạ dày- thực quản (GERD), Viêm mũi dị ứng (VMDU) thu thập thông tin khi bệnh nhân đã được ghi nhận trên bệnh án điều trị hoặc mới phát hiện khi đến khám:

+ Tăng huyết áp (theo VSH 2021) (Có/ không): Chẩn đoán THA khi huyết áp bênh nhân đo tại phòng khám là ≥ 140/90 (mmHg) [16], Trả lời Có/không mắc THA.

+ Đái tháo đường (Có/Không) (Chẩn đoán theo ADA 2022): dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:

(1) Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ), hoặc:

(2) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày.

(3) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.

(4) Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).

Nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm chẩn đoán (1), (2), (4) ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.

Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản và hiệu quả để chẩn đoán đái tháo đường là định lượng glucose huyết tương lúc đói 2 lần ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Nếu HbA1c được đo tại phòng xét

nghiệm được chuẩn hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán ĐTĐ [5].

+ Viêm trào ngược dạ dày thực quản (Có/ không): bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán từ trước hoặc được chẩn đoán theo hướng dẫn của ACG 2022 [55]

khi bệnh nhân có:

(1) Triệu chứng: ợ nóng, trớ, đầy tức bụng, đau bụng thượng vị, buồn nôn, nôn, khó nuốt, nuốt vướng.

(2) Bảng câu hỏi GERDQ khi bệnh nhân có từ 8-18 điểm khi trả lời.

(3) Nội soi: Có hình ảnh viêm trào ngược

(4) Điều trị thử PPI (WGO 2015: liều chuẩn 8 tuần) (5) pH monitoring

+ Viêm mũi dị ứng: Được khám và chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng (Có/ không), hoặc dựa vào:

Tiền sử dị ứng của bản thân và gia đình Triệu chứng cơ năng

Có ít nhất 2 trong các triệu chứng dưới đây (xảy ra thường xuyên, kéo dài ít nhất 1 giờ/ngày):

- Chảy nước mũi trong.

- Hắt hơi hàng tràng.

- Ngạt mũi.

- Ngứa mũi.

- Dị ứng ở kết mạc mắt như đỏ, ngứa mắt.

Triệu chứng thực thể

- Sàn, khe mũi dưới và giữa có dịch nhày trong.

- Cuốn mũi phù nề, ướt nhất là cuốn dưới.

- Niêm mạc mũi nhợt nhạt.

- Có thể có polyp mũi.

Cận lâm sàng (nếu có điều kiện)

- Test lẩy da: có thể có kết quả dương tính với dị nguyên đường hô hấp.

- Định lượng IgE đặc hiệu.

- Test kích thích với dị nguyên đặc hiệu

+ Với RL lo âu trầm cảm, bệnh nhân được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa (Có/Không).

- Đánh giá kiểm soát theo bô câu hỏi GINA 2019 gồm 4 câu hỏi đánh giá trong 4 tuần trước đến viện, trả lời có hoặc không [50]:

(1) Về triệu chứng xuất hiện ban ngày hơn 2 lần/tuần, (2) Ban đêm phải thức giấc do triệu chứng hen.

(3) Cần sử dụng thuốc giảm triệu chứng >2 lần/ tuần (4) Có hạn chế hoạt động do hen.

Đánh giá kết quả phân theo 3 mức độ:

+ 3-4 câu trả lời có: Hen chưa được kiểm soát.

+ 1-2 câu trả lời có: Kiểm soát một phần.

+ Không có câu nào trả lời có: Hen được kiểm soát hoàn toàn.

- Để dễ dàng đánh giá hơn, trong phân tích mỗi liên quan, tại mục tiêu 2 chia thành 2 mức độ:

+ Không kiểm soát 3-4 câu trả lời có.

+ Có kiểm soát: ≤ 2 câu trả lời có.

- Đánh giá mức độ khó thở theo bảng câu hỏi sửa đổi của hội đồng nghiên cứu y khoa Anh (mMRC) gồm 5 câu hỏi với điểm cao nhất là 4, điểm càng cao thì mức độ khó thở càng nhiều [72]. Đánh giá theo 2 mức:

+ Điểm mMRC < 2: Được định nghĩa là ít triệu chứng + Điểm mMRC ≥ 2 được đánh giá là nhiều triệu chứng.

Bảng 2.1: Bảng điểm mMRC

Bảng điểm đánh giá khó thở mMRC Điểm

Khó thở khi gắng sức mạnh 0

Khó thở khi đi vội trên đường bằng hay đi lên dốc nhẹ 1 Đi bộ chậm hơn người cùng tuổi vì khó thở hoặc phải dừng lại

để thở khi đi cùng tốc độ với người cùng tuổi trên đường bằng

2 Phải dừng lại để thở khi đi bộ khoảng 100m hay vài phút trên

đường bằng

3 Khó thở nhiều đến nỗi không thể ra khỏi nhà hoặc khó thở ngay

cả khi thay quần áo

4

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mức độ kiểm soát ở bệnh nhân hen phế quản và bệnh nhân hen phế quản chồng lấp copd tại bệnh viện phổi thái nguyên (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)