Một số nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mức độ kiểm soát ở bệnh nhân hen phế quản và bệnh nhân hen phế quản chồng lấp copd tại bệnh viện phổi thái nguyên (Trang 36 - 40)

Tại Việt Nam, tác giả Dương Quý Sỹ và cộng sự đã công bố một nghiên cứu đa trung tâm khảo sát các đặc điểm của BN hen phế quản, COPD và ACO [22]. Một trong các nhận định được đưa ra là các BN ACO trong nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng về đặc điểm sinh học với hen, như:

tăng BCAT máu, tăng IgE, mức FENO cao; và cũng có nhiều điểm giống COPD về chức năng phổi, như: giới hạn luồng khí lưu thông ở ngoại vi, giảm DLCO, quãng đường đi bộ 6 phút ngắn và lượng oxy tiêu thụ tối đa (VO2

max) cũng thấp. Tuy nhiên, có một số đặc điểm khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các BN ACO so với cả Hen và COPD như: tỷ lệ ngưng thở lúc ngủ (OSA) mức độ từ trung bình trở lên thông qua chỉ số ngưng thở/thở chậm (AHI) và nồng độ Nitrit Oxide trong phế nang (CANO). Có một phát hiện thú vị giữa nhóm các BN Hen và ACO trong nghiên cứu này: FENO tăng cao cả trong Hen và ACO (lần lượt ở 89,4% và 64,4% BN) tuy nhiên CANO không tăng ở BN Hen mà chỉ tăng cao ở BN ACO (lần lượt ở 6,5% và 83% BN). CANO đã được nghiên cứu trong viêm phổi mô kẽ và OSA, và với phát hiện này CANO hứa hẹn có thể trở thành một chỉ dấu sinh học tốt góp phần chẩn đoán ACO trong thực hành lâm sàng.

- Cao Văn Minh (2017) nghiên cứu về hội chứng chồng lấp tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên: Hội chứng chồng lấp có biểu hiện lâm sàng như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (khó thở, ho khạc đờm mạn tính, hút thuốc, nam nhiều hơn nữ, tuổi 67, trung bình 66 ± 9,5 tuổi). Tiền sử được chẩn đoán hen phế quản < 40 tuổi 69,4 % Tiền sử đợt kịch phát trong 12 tháng 2,34 ± 1,21 đợt câp/ năm. Bệnh đồng mắc tăng huyết áp 61,5 %, đái tháo đường 42,5 %.

Trong đợt kịch phát, số lượng bạch cầu tăng (76%), bạch cầu trug tính tăng (84,7%). X- quang phổi chủ yếu là hình ảnh khí phế thũng chiếm 84,7 %, hình ảnh phổi bẩn chiếm 69,4 %. Đo chức năng hô hấp: 100% BN có rối loạn tắc nghẽn không hồi phục, test phục hồi phế quản âm tính, tắc nghẽn độ 2 chiếm 69,4%. Điện tim: Dày nhĩ phải chiếm tỉ lệ cao nhất 23,6%, dày nhĩ phải và thất phải 2,8%. Kết quả điều trị đợt kịch phát BN ACO: Trong tổng số 72 BN tham gia nghiên cứu, có 93% BN điều trị ổn định đợt kịch phát, 7% bệnh nhân diễn biến nặng chuyển viện. Chỉ số lâm sàng (khó thở, khò khè, RRFN giảm, ran rít, ran ngáy, ran ẩm, gan to, phù) sau điều trị giảm với p< 0,05 có ý nghĩa thống kê. Công thức máu: Bạch cầu tăng giảm (6,9%), bạch cầu trung tính tăng giảm (8,3%) [11]

- Trương Thị Tuyết (2015) đã nghiên cứu hội chứng chồng lấp ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại Bệnh viện Bạch Mai. Trên đối tượng được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có hội chứng chồng lấp tại phòng khám quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Bệnh Viện Bạch Mai.

Kết quả cho thấy tỉ lệ bệnh nhân ACO chiếm 17,2 % trong số bệnh nhân COPD đang quản lý điều trị tại phòng khám. ACO có triệu chứng lâm sàng như COPD. Các triệu chứng cận lâm sàng như đo chức năng hô hấp, Xquang phổi, điện tim nặng hơn ở bệnh nhân COPD đơn thuần [15].

1.2.2. Một số nghiên cứu từ nước ngoài

Nghiên cứu của De Marco và cộng sự (2013) tại các nước Châu Âu, cho thấy bệnh nhân ACO có nhiều biến cố bất lợi hơn so với bệnh nhân bị hen phế quản hoặc COPD đơn thuần. Tỉ lệ bệnh nhân ACO xu hướng tăng lên theo độ tuổi của bệnh nhân 1,6% (1,3% -2,0%), 2,1% (1,5% -2,8%) và 4,5%

(3,2% -5,9%) tương ứng với các nhóm tuổi 20-44, 45-64 và 65 -84 [21].

Theo nghiên cứu của Heidi Andersén và cộng sự năm 2013 tại Phần Lan, trong tạp chí the clinical respiratory jouner dựa trên số liệu bệnh án ra viện của Viện Y tế và Phúc lợi Quốc gia Phần Lan cho thấy: bệnh nhân hen phế quản trẻ hơn bệnh nhân COPD và ACO, trong khi phân bố tuổi của bệnh nhân COPD và ACO rất giống nhau. Những bệnh nhân ACO có số đợt nhập viện tăng lên ở tất cả các nhóm tuổi. Số đợt điều trị trung bình trong giai đoạn 2000-2009 là 2,1 trong bệnh hen phế quản, 3,4 trong COPD và 6,0 trong ACO [43].

Jean-Pierre Llanos và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu cắt ngang, dựa trên dân số Hoa Kỳ sử dụng dữ liệu khảo sát kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia (2009–2012) so sánh những người tham gia mắc ACO với những người mắc bệnh hen suyễn hoặc COPD. So với bệnh hen suyễn và COPD, những người tham gia mắc ACO có tình trạng sức khỏe kém hơn, gánh nặng bệnh tật gia tăng và nhiều bệnh đồng mắc hơn. Nhóm ACO, so với phân

nhóm hen suyễn có tuổi cao hơn, tỉ lệ phần trăm FEV1 dự đoán trước khi dùng thuốc giãn phế quản thấp hơn (82,1% so với 88,0%; p=0,017), tỉ lệ phần trăm FEV1 sau khi dùng thuốc giãn phế quản <80% (52,1%) so với COPD (30,8%; P=0,003) và tỷ lệ bệnh nhân ACO có số lượng bạch cầu ái toan trong mỏu ≥400 tế bào/àL (16,9%) cao hơn so với COPD (9,5%; P=0,007) và phõn nhóm hen suyễn ( 6,7%; P=0,014) Nhóm ACO có nhiều đợt cấp hơn đáng kể trong năm so với nhóm hen phế quản cùng lứa tuổi (49,8% so với 38,4%;

p<0,001) [25].

Theo nghiên cứu của Nielsen và cộng sự năm 2015 [66]: Dựa trên đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân ACO có thể có nhiều triệu chứng hơn (Bệnh nhân ACO có nhiều cơn thở khò khè đồng thời hơn và dường như ho và tiết nhiều đờm hơn. So với bệnh nhân chỉ COPD, bệnh nhân ACO có % FEV1 và tỷ lệ FEV1/ FVC dự đoán thấp hơn, thời gian sống trung bình thấp hơn. Hơn nữa, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh nhân ACOS dường như không chỉ có các đợt kịch phát thường xuyên hơn mà còn nghiêm trọng hơn so với bệnh nhân hen phế quản đơn thuần và COPD đơn thuần. Tương tự như bệnh nhân COPD, bệnh nhân ACO dường như có tỷ lệ bệnh đồng mắc cao hơn, bao gồm cả bệnh tiểu đường.

Chương 2

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mức độ kiểm soát ở bệnh nhân hen phế quản và bệnh nhân hen phế quản chồng lấp copd tại bệnh viện phổi thái nguyên (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)