Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --- JOÃO MIGUEL MPANGALUMA Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG DƯA LÊ MỚI TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ MÀNG TẠI THÁ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-
JOÃO MIGUEL MPANGALUMA
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT
VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG DƯA LÊ MỚI TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ MÀNG TẠI THÁI NGUYÊN”
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Thái Nguyên, năm 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐIỀU KIỆN NHÀ MÀNG TẠI THÁI NGUYÊN”
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 8.62.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Đình Hà
Thái Nguyên, năm 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Đánh
giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống dưa lê mới trong điều kiện nhà màng tại Thái Nguyên” là hoàn toàn trung thực và chưa từng
được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Thái Nguyên, ngày 26 tháng 05 năm 2023
Tác giả luận văn
_ João Miguel Mpangaluma
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tập tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên được sự giúp
đỡ tận tình của quý Thầy, Cô giáo giảng viên khoa Nông học là hành trang quý báu cho sự nhận thức và hiểu của em ngày hôm nay
Em xin ghi nhận nơi này với lòng biết ơn chân thành nhất đến tất cả các Thầy Cô giảng viên trong khoa Nông học và các thầy cô giáo trong trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện để em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh
giá khả năng sinh trưởng năng suất và chất lượng của một số giống dưa lê mới trong điều kiện nhà màng tại Thái Nguyên”, với sự hướng dẫn của thầy TS Trần
Đình Hà với cô TS Lê Thị Kiều Oanh đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành báo cáo này Lời cảm ơn tiếp theo em gửi tới cả gia
đình, Bố Miguel J Mpangaluma, Mẹ Bertina Paulo, Cô Hortência Chipande và
tất cả bạn bè đã giúp đỡ em trong thời gian học tập tại trường
Do kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ chưa hoàn hào nên bản báo cáo sẽ còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 26 tháng 05 năm 2023
Học viên
(João Miguel Mpangaluma)
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ vi
KÝ HIỆU VIẾT TẮT vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài: 1
2 Mục tiêu đề tài: 2
3 Ý nghĩa của đề tài 2
3.1 Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học 2
3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 2
CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.1.1 Nguồn gốc và phân loại dưa lê 3
1.1.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh 9
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa lê 11
1.2.1 Tình hình sản xuất dưa trên thế giới 11
1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa lê ở Việt Nam 12
1.2.3 Xuất khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021 13
1.3 Tổng quan kết quả nghiên cứu trên thế giới 14
1.3.1 Nghiên cứu về giống 14
1.4 Tổng quan kết quả nghiên cứu ở Việt Nam 17
1.4.1 Nghiên cứu về giống 17
1.4.2 Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật 19
1.5 Kết luận rút ra từ tổng quan 20
CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 21
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 21
2.1.2 Vật liệu nghiên cứu 21
2.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu 22
2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 22
Trang 62.2.2 Thời gian nghiên cứu 22
2.3 Nội dung nghiên cứu 22
2.4 Phương pháp nghiên cứu 22
2.4.1 Công thức thí nghiệm 22
2.4.2 Phương pháp thiết kế thí nghiệm 23
2.4.3 Các kỹ thuật áp dụng chính 23
2.4.4 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 24
2.4.5 Phương pháp xử lý số liệu 29
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
3.1 Đặc điểm sinh trưởng của các giống dưa lê mới tại Thái Nguyên 30
3.1.1 Thời gian sinh trưởng 30
3.1.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây 31
3.1.3 Động thái tăng trưởng số lá 32
3.1.4 Động thái tăng trưởng đường kính gốc 34
3.2 Một số đặc điểm hình thái của các giống dưa lê thí nghiệm 35
3.3 Tình hình sâu bệnh hại trên các giống dưa lê thí nghiệm 38
3.3.1 Thành phần và mức độ phổ biến sâu, bệnh hại 38
3.3.2 Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của các giống dưa lê thí nghiệm 40
3.4 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống dưa lê thí nghiệm 41
3.4.1 Khả năng ra hoa đậu quả 41
3.4.2 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết 43
3.4.3 Năng suất thực thu của các giống dưa thí nghiệm 45
3.5 Chất lượng quả của các giống dưa lê thí nghiệm 46
3.5.1 Chất lượng lý tính quả của các giống dưa lê thí nghiệm 46
3.5.2 Chất lượng cảm quan của các giống dưa lê thí nghiệm 48
3.5.3 Chất lượnghóa tính quả của các giống dưa lê thí nghiệm 48
3.6 Hiệu quả kinh tế của các giống dưa lê thí nghiệm 50
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52
1 Kết luận 52
2 Kiến nghị: 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng chứa trong 100g dưa lê 8
Bảng 1.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến nảy mầm và sinh trưởng 10
của một số cây họ bầu bí 10
Bảng 1.3 Tình hình sản xuất dưa lê ở các châu lục năm 2019 – 2021 12
Bảng 2.1 Các giống Dưa lê thí nghiệm 21
Bảng 3.1 Thời gian sinh trưởng của các giống dưa lê thí nghiệm trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông năm 2022 30
Bảng 3.2: Động thái tăng trưởng số lá trên thân/nhánh chính của các giống dưa lê tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông năm 2022 33
Bảng 3.3: Khả năng sinh trưởng đường kính gốc của các giống dưa lê tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông năm 2022 34
Bảng 3.4 Đặc điểm hình thái các giống dưa lê thí nghiệm 36
Bảng 3.5 Thành phần và mức độ phổ biến sâu, bệnh hại trên các giống dưa lê trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông năm 2022 39
Bảng 3.6 Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của các giống dưa lê 40
tham gia trong thí nghiệm vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông năm 2022 40
Bảng 3.7 Khả năng ra hoa đậu quả của các giống dưa lê thí nghiệm 42
Bảng 3.8 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các giống dưa lê thí nghiệm 43
Bảng 3.9 Năng suất thực thu của các giống dưa lê thí nghiệm 45
Bảng 3.10 Chất lượng lý tính quả của các giống tham gia thí nghiệm vụ Xuân Hè năm 2022 46
Bảng 3.11 Chất lượng lý tính quả của các giống tham gia thí nghiệm vụ Thu Đông năm 2022 47
Bảng 3.12 Chất lượng cảm quan của các giống tham gia thí nghiệm vụ Xuân Hè và Thu Đông 2022 48
Bảng 3.13 Chất lượng hóa tính quả của các giống tham gia thí nghiệm vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2022 49
Bảng 3.14 Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của các giống dưa lê thí nghiệm 50
Trang 8DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống dưa lê 32 tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2022 32 Biểu đồ 3.2 Động thái ra lá trên thân/nhánh của các giống dưa lê tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân và Hè Thu năm 2022 33 Hình 3.1: Đặc điểm hình thái lá của các giống dưa lê 37 Hình 3.2: Đặc điểm hình thái quả khi thu hoạch của dưa lê thí nghiệm 38
Trang 9KÝ HIỆU VIẾT TẮT
(Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau Châu Á)
(Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc)
nghĩa)
Trang 10TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả luận văn: João Miguel Mpangaluma
Tên Luận văn: Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một
số giống dưa lê mới trong điều kiện nhà màng tại Thái Nguyên
Ngành khoa học của luận văn: Khoa học cây trồng
Mã số: 8.62.01.10
Tên đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Đại học Thái Nguyên
Mục đích nghiên cứu:
Lựa chọn được giống dưa lê mới có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất cao
và chất lượng tốt trong điều kiện canh tác nhà màng, bổ sung thêm vào bộ giống phục vụ sản xuất tại địa phương
Phương pháp nghiên cứu:
Thí nghiệm gồm 6 công thức tương ứng 6 giống dưa lê: Giống NAMI 102, Giống M108, Giống Bạch kim, Hanok No.1, Giống dưa lê Happy 6 và Giống dưa lê Happy 7 Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD)
được trồng trong nhà màng, có hệ thống tưới nhỏ giọt, hàng kép hai bên luống, 30 cây/ô/1 nhắc lại, mặt luống được phủ nilon, khoảng cách cây 0,6m
- Thời gian nghiên cứu:
Vụ Xuân Hè, từ ngày 26 tháng 2 năm 2022 đến ngày 13 tháng 6 năm 2022
Vụ Thu Đông, từ ngày 7 tháng 8 năm 2022 đến ngày 09 tháng 11 năm 2022
Kết quả chính và kết luận:
Đề tài đã đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của 6 giống dưa lê trồng trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2023 tại Thái Nguyên Kết quả đánh giá cho thấy:
-Khả năng sinh trưởng: Các giống dưa lê nghiên cứu có khả năng sinh
trưởng khá tốt trong điều kiện trồng nhà màng tại Thái Nguyên, thời gian sinh trưởng từ 95-107 ngày (vụ Xuân Hè) và từ 95-98 ngày (vụ Thu Đông) Nhóm dưa lê quả to thể hiện sinh trưởng thân lá mạnh hơn giống dưa lê quả nhỏ
- Đặc điểm hình thái giống: Các giống có hình dạng lá đều không phân
thùy, màu sắc lá xanh nhạt, hoa màu vàng Sự khác biệt về hình thái thể hiện rõ đặc điểm quả và phân thành 3 dạng: 02 giống là Nami 102 và M108 có quả kích thước
Trang 11to, hình dạng từ ovan-bầu dục, vỏ quả và thịt quả khi chín màu vàng tươi; Giống Bạch Kim kích có quả kích thước to, hình dạng từ ovan-bầu dục, vỏ quả và thịt quả khi chín màu trắng; Giống Hanok No.1, Happy 6 và Happy 7 có kích thước quả nhỏ hơn, hình dạng ovan thuôn dài, vỏ quả khi chín có màu vàng sọc trắng, thịt quả màu trắng kem
-Sâu bệnh hại: Các giống dưa lê thí nghiệm có xuất hiện sâu bệnh hại chủ
yếu như Sâu xanh, bệnh phấn trắng, tuyến trùng, sương mai, thán thư Trong đó đáng chú ý 3 giống dưa quả to là Nami 102, M108, Bạch Kim bị bệnh hại nặng hơn vào vụ Xuân Hè (điểm 3 và 4) Các giống còn lại bị hại sâu bệnh đều ở mức độ nhẹ
-Năng suất: Giống Bạch Kim, Hannok No.1 và Happy 6 cho năng suất quả
-Chất lượng quả: Các giống dưa lê đều có mẫu mã quả khá đẹp, tỷ lệ ăn
được cao từ 80 -90% Nhóm giống dưa quả bé là Hannok No.1, Happy 6 và Happy
7 có thịt quả ăn giòn, ngọt, ít nước, có mùi thơm đặc trưng hơn nhóm giống quả to
là Nami 102 và M108 và Bạch Kim (thịt qủa ăn mềm, ngọt trung bình, nhiều nước
và ít có mùi thơm) Nhóm quả bé có hàm lượng vật chất khô thịt quả đạt khoảng 13 -16% và độ Brix đạt 13-15% cao hơn nhóm quả to, trong đó giống Happy 6 đạt cao nhất Hàm lượng vitamin C đạt khá cao ở các giống dưa từ 60 - 75 mg/100g
-Hiệu quả kinh tế: Các giống dưa lê tham gia thí nghiệm cho lãi thuần đạt từ
2 vụ, vụ Xuân Hè đạt 65,517 triệu đồng và vụ Thu Đông đạt 70,437 triệu đồng
*Từ kết quả trên đề tài đã lựa chọn được giống dưa lê Happy 6 là giống tốt nhất có các ưu điểm: Được sản xuất trong nước nên chủ động nguồn giống, sinh trưởng tốt, ít bị sâu bệnh hại, năng suất cao và ổn định, chất lượng quả tốt thể hiện mẫu mã, lý tính, hóa tính và cảm quan, cho hiệu quả kinh tế cao
Trang 12THESIS ABSTRACT
Master of Science: João Miguel Mpangaluma
Thesis title: Evaluation of the ability to grow, yield and quality of some varieties of
melons in the green house, Thai Nguyen Province
Major: Crop Science
Materials and Method:
The experiment included 6 formulations corresponding to 6 varieties of melon, such as: NAMI 102, M108, Bach Kim, Hanok No.1, Happy 6 and Happy 7 melon variety The experiment is arranged in a complete random block (RCBD) style
experiment is in the green-houses, with drip irrigation system, double rows on both sides of the planting bed, 30 plants/cell/1 repetition, the bed surface is covered with plastic mulch, the distance between plants is 0.6m
- Period of study:
Spring-Summer Crop, February 26, 2022 to June 13, 2022
Autumn-winter crop, August 7, 2022 to November 9, 2022
Main findings and conclusions:
The project assessed the growth, yield and quality of 6 varieties of melons grown in the Spring-Summer and Autumn-Winter 2022 crops in Thai Nguyen The results of the assessment show that:
-Growth ability: The studied melon varieties have the ability to grow quite
well in the conditions in the green-houses in Thai Nguyen Province, the growing time is from 95-107 days (Spring-summer crop) and from 95-98 days (Autumn-
Trang 13winter crop) The group of large-fruited melons exhibits stronger leaf stem growth than small-fruited varieties
- Variety morphological characteristics: Varieties with unlobed leaf shape,
light green leaf color, yellow flowers The difference in morphology clearly shows fruit characteristics and is classified into 3 forms: 02 varieties, Nami 102 and M108 with large fruits, shaped from ovan-oval, pods and flesh when ripe bright yellow; Bach kim variety has large-sized fruits, oval in shape, and white ripe pods and flesh; Hanok varieties No.1, Happy 6 and Happy 7 have a smaller fruit size, an oblong oval shape, the pods when ripe are yellow with white stripes, and the flesh is creamy white
-Pests and diseases: Experimental melon varieties have major pests and
diseases such as green worms, powdery mildew, nematodes, downy mildew, anthracnose In particular, it is worth noting that 3 varieties of large-fruited melons, Nami 102, M108, Bach Kim are more seriously ill in the spring-summer crop (points 3 and 4) The remaining varieties are harmed by pests and diseases of mild severity
-Yield: Bach Kim varieties, Hannok No.1 and Happy 6 yield really high in
-Fruit quality: The melon varieties all have quite beautiful fruit designs,
high edibility rate from 80-90% The group of small melon varieties Hannok No.1, Happy 6 and Happy 7 has crispy, sweet, less watery flesh, with a more characteristic aroma than the group of large fruit varieties Nami 102 and M108 and Bach Kim (soft meat, medium sweet, watery and less fragrant) The small fruit group has a dry matter content of about 13-16% and the Brix level reaches 13-15% higher than the large fruit group, in which the Happy 6 variety reaches the highest Vitamin C content is quite high in melon varieties from 60 to 75 mg / 100g
-Economic efficiency: The melon varieties participating in the experiment
Trang 14and 15,645-70,437 million VND/1,000m2/autumn-winter crop In which, Happy 6 variety has the highest net profit in both crops, the Spring-Summer crop reached 65,517 million VND and the Autumn-Winter crop reached 70,437 million VND
*From the results above, the topic has selected the Happy 6 melon variety as the best variety with the following advantages: Domestically produced, so actively source seeds, grow well, less prone to pests and diseases, high and stable yield, good fruit quality showing design, reason, chemical and organoleptic, giving high economic efficiency
Trang 15MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Dưa lê (Cucumis melon L.) thuộc họ bầu bí, là rau ăn quả có thời gian sinh
trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao Quả dưa lê giàu dinh dưỡng, được sử dụng chủ yếu để ăn tươi, ép nước quả, làm salad Trong 1g dưa lê có tới 20,4 µg betacaroten, gấp khoảng 100 lần so với táo, 20 lần so với cam
và 10 lần so với chuối (Tạ Thu Cúc, 2005) Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của dưa lê phụ thuộc nhiều vào giống và phương pháp canh tác (Trương Thị Hồng Hải và cs., 2019) Hiện nay, ngoài một số giống dưa lê được nghiên cứu chọn tạo trong nước, còn nguồn giống dưa lê nhập nội khá phong phú và đa dạng Một số giống nhập nội
có năng suất cao và chất lượng tốt, tuy nhiên khả năng thích nghi chưa ổn định, đặc biệt thử nghiệm sản xuất trong điều kiện canh tác trong nhà màng, ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt
Ở Việt Nam nhiều nơi đã hình thành vùng trồng dưa trong nhà màng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo hướng hàng hóa Việc sử dụng nhà màng để sản xuất nông nghiệp làm tăng hiệu quả kinh tế trong điều kiện sản xuất thâm canh Nhà màng có thể hạn chế sâu, bệnh lây lan và giảm lượng thuốc hóa học sử dụng trong phòng trừ Hơn nữa, canh tác trong nhà màng cho phép điều khiển độ ẩm của đất và không phụ thuộc vào thời tiết, nhất là mưa thất thường
Thái Nguyên là một tỉnh trung du, miền núi phía Bắc có khu công nghiệp, đô
toàn tỉnh chiếm 23%, địa hình không quá phức tạp so với các tỉnh trung du, miền núi khác, điều kiện khí hậu thời tiết ôn hòa thích hợp cho nhiều loại rau sinh trưởng, phát triển, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội
Tính sơ bộ đến năm 2022, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.366.000 người, là tỉnh đông dân thứ 25 toàn quốc và đứng thứ 3 các tỉnh trong vùng Trung du miền núi phía Bắc Sau 10 năm dân số tỉnh Thái Nguyên tăng 163.635 người, tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,36%/năm (wikipedia, 2022) Thái Nguyên được xem một tỉnh
có tăng trưởng kinh tế xã hội nhanh trong cả nước Ngoài ra, còn là nơi tập trung
Trang 16nhiều trường học trên địa bàn với mật độ dân số khá cao Do vậy nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp an toàn như rau quả ngày càng tăng và cấp thiết, trong đó có loại rau ăn quả như dưa lê Diện tích trồng dưa lê nhỏ lẻ, không tập trung, năng suất đạt thấp Với mục tiêu khai thác lợi thế đất nông nghiệp còn lớn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng sản xuất theo hướng công nghệ cao, phát triển cây rau quả có giá trị
hàng hóa và kinh tế cao, do vậy thực hiện đề tài “Đánh giá khả năng sinh trưởng
năng suất và chất lượng của một số giống dưa lê mới trong điều kiện nhà màng tại Thái Nguyên” có cơ sở khoa học và thực tiễn, mang ý nghĩa thiết thực cho sản
xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao của tỉnh Thái Nguyên và các địa
phương lân cận
2 Mục tiêu đề tài:
Lựa chọn được giống dưa lê mới có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất cao
và chất lượng tốt trong điều kiện canh tác nhà màng, bổ sung thêm vào bộ giống phục vụ sản xuất tại tỉnh Thái Nguyên
3 Ý nghĩa của đề tài
3.1 Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
Kết quả nghiên cứu là tài liệu khoa học có giá trị tham khảo và làm luận cứ cho các nghiên cứu và đào tạo liên quan đến cây dưa lê nói riêng và cây dưa nói chung
3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
6) có năng suất cao, chất lượng tốt và biện pháp kỹ thuật canh dưa lê trong điều kiện nhà màng công nghệ cao góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển sản xuất tại tỉnh Thái Nguyên
Trang 17CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
Trong sản xuất nông nghiệp, giống là tư liệu rất quan trọng để duy trì và phát triển sản xuất Muốn có những giống dưa lê mới năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh cần nghiên cứu và chọn tạo giống mới, công việc có ý nghĩa rất lớn đối với công tác chọn tạo Các giống mới cần được khảo nghiệm một cách kỹ lưỡng, xác định vùng thích nghi của các giống mới trước khi đưa vào sản xuất đại trà Dựa vào kết quả của quá trình nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống dưa lê sẽ là cơ sở khoa học để lựa chọn những giống tốt thích nghi với điều kiện của từng vùng, miền phù hợp với từng mùa vụ và các chế độ canh tác khác nhau
Ngày nay, dưa lê đang được các địa phương quan tâm, tuy nhiên các giống dưa lê trong nước chưa đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu của thị trường Do vậy, cần phải có các biện pháp hữu hiệu như thay thế các giống dưa lê cũ, năng suất và chất lượng thấp bằng các giống dưa lê mới năng suất cao, chống chịu tốt, mẫu mã phù hợp thị hiếu người tiêu dùng Vì vậy, ngoài các biện pháp kỹ thuật canh tác, việc sử dụng giống thích hợp có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển của dưa lê
1.1.1 Nguồn gốc và phân loại dưa lê
1.1.1.1 Nguồn gốc
Dưa lê (Cucumis melo L.) thuộc họ bầu bí là rau ăn quả có thời gian sinh
trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao Dưa lê có nguồn gốc từ Châu Phi, sau đó được trồng ở Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ và ngày nay dưa lê trồng được ở nhiều nơi trên thế giới (Ngô Thị Hạnh và cs, 2017)
Theo nghiên cứu của (Mallick và cs, 2000) dưa có thể đã được trồng ở Trung Quốc gần 2000 năm trước Công nguyên (Keng, 1974) Quả chín được sử dụng là chính, quả non được sử dụng làm thực phẩm, hạt có thể ăn được và rễ có thể được
sử dụng trong y học Dưa lê được đưa đến miền đông nước Nga từ thế kỷ thứ 10 và đến Anh năm 1600 Các thương gia châu Phi đã mang hạt dưa lê đến bán ở nhiều
Trang 18vùng châu Mỹ những năm 1640, do vậy dưa được trồng rộng rãi ở Mỹ và những giống tốt đã được sản suất tại Mỹ như Alabama Sweet (1850), Peerless (1960), Charleston (1954) và 2 giống Phinney Early và Gerogia Rattlenake (1870), sau đó
là giống Charleston Gray (1954) và Crim Sweet, Jubibe (1964)
Dưa lê Hàn Quốc (Cucumis melo L var Makuwa) hay còn gọi Korean
melon là một loại dưa được trồng phổ biến ở Hàn Quốc Các nghiên cứu về sự phân bào dòng di truyền của cây cho thấy rằng dưa lê Hàn Quốc có thể có nguồn gốc ở Đông Ấn Độ, sau đó, được cho là đã được đưa vào Trung Quốc từ hướng tây qua con đường tơ lụa (Wikipedia “Dưa lê Hàn Quốc”)
1 C melo var agrestis: thân mảnh, là cây đơn tính cùng gốc, đều có hoa đực
và hoa cái trên cùng một thân phát triển như cỏ dại ở các nước châu Á, châu Phi và Nam Mỹ Quả rất nhỏ (<5 cm) và không ăn được, cùi mỏng và hạt rất nhỏ
2 C melo var cantalupensis: quả có kích thước trung bình lớn, vỏ mỏng
bóng mịn, màu sắc vỏ biến động có vảy hoặc vân Quả có mùi thơm, vị ngọt khi chín Hoa đơn tính đực và lưỡng tính ở hầu hết các kiểu gen, có lông ở bầu nhụy Phát triển nhiều ở phía Nam châu Âu
3 C melo var inodorus: dưa lê mùa Đông quả lớn, không thơm, bảo quản
dài, vỏ dày, mịn hay vân đốm Bao gồm các loại dưa ngọt châu Á và Tây Ban Nha như giống dưa ruột xanh và dưa vàng, hoa thường đơn tính và lưỡng tính, có lông trên bầu nhụy
4 C melo var flexuosus: quả rất dài và cong nên còn gọi là dưa rắn, không
có vị ngọt và hương thơm, quả chưa chín ăn như dưa chuột, được tìm thấy ở Trung Đông tới phía Bắc của châu Phi, thường có hoa đơn tính cùng gốc
Trang 195 C melo var conomon: được trồng nhiều ở vùng Viễn Đông, vỏ quả mịn
mỏng màu trắng, gồm loại ngọt và loại ăn xanh giòn Cây có hoa đơn tính đực và lưỡng tính
6 C melo var chito và dudaim: Có nguồn gốc hoang dại ở châu Mỹ, cây
dạng dây leo, quả nhỏ như quả mận, có hương thơm, hoa đơn tính cùng gốc, có lông mịn ở bầu nhụy, là nguồn vật liệu trong chọn tạo giống
7 C melo var momordica: nhóm được bổ sung bởi Munger và Robinson
(1991) bao gồm các giống Ấn Độ, thân dạng dây leo, hoa đơn tính cùng gốc, quả to, không ngọt, vỏ mỏng và tách khi quả chín
Theo mô tả của Pitrat (2008) dưa lê được chia làm 13 nhóm như sau:
1 C melo var conomon: Dưa phân bố ở vùng Đông Á, quả dài, thịt quả màu
trắng, vỏ mọng mịn, không ngọt và không thơm, hoa lưỡng tính
2 C melo var makuwa: Dưa phân bố ở vùng Đông Á, quả hình cầu tròn, thịt
quả màu trắng, vỏ mọng mịn có hoặc không có gân, thơm nhẹ, hoa lưỡng tính
3 C melo var chinensis: Dưa phân bố ở Trung Quốc, Hàn Quốc, quả hình
trái lê, thịt quả xanh đến vàng, vỏ xanh vết đốm trắng, vỏ nhẵn, độ ngọt trung bình, hương thơm nhẹ hoặc không thơm, hoa đơn tính
4 C melo var momordica: Phân bố ở Ấn Độ, có hình dạng quả thon dài, thịt
quả màu trắng, vỏ mỏng có gân nhẹ, ngọt ít, và ít thơm, hoa đơn tính
5 C melo var acidulus: Phân bố ở Ấn Độ, quả hình ovan-elip, vỏ mỏng màu
xanh vàng có đốm hoặc không, thịt quả màu trắng, không có vị ngọt và hương thơm, hoa đơn tính
6 C melo var tibish: Phân bố ở Sudan, hình dạng quả ovan nhỏ, màu sắc vỏ
xanh đậm với sọc vàng sáng, thịt quả màu trắng, không ngọt và không thơm, hoa lưỡng tính
7 C melo var chate: Phân bố vùng Địa trung hải và Tây Á, hình dạng quả
ovan dài, vỏ quả màu vàng sáng, có gân, không ngọt và thơm, hoa đơn tính và lưỡng tính
Trang 208 C melo var flexuosus: Phân bố ở Bắc phi tới Thổ Nhĩ kỳ, tới Irắc và Ấn
Độ, còn gọi là dưa rắn, quả nhỏ dài, vỏ màu xanh, thịt quả màu cam trắng nhạt, vỏ
có gân, ăn không ngọt và không thơm, hoa đơn tính
9 C melo var cantalupensis: Phân bố ở châu Âu, Tây Á và phía Bắc, Nam
châu Mỹ, hình bầu dục dẹt, thịt quả màu vàng đôi khi màu xanh, vỏ có rãnh nhẵn,
có vị ngọt và hương thơm, hoa hữu tính
10 C melo var reticulatus: Phân bố ở châu Âu, châu Á và phía Bắc, Nam
châu Mỹ, quả hình bầu dục tròn, thịt quả màu vàng cam, vỏ có vân lưới, hoặc gân,
có vị ngọt và hương thơm, hoa lưỡng tính
11 C melo var ameri: Phân bố ở miền Tây và Trung Á, quả hình oval, vỏ
màu vàng sáng, thịt quả màu vàng nhạt, vỏ có vân lưới nông, có vị ngọt nhưng không thơm, hoa lưỡng tính
12 C melo var inodorus: Phân bố ở Trung Á, Địa Trung Hải và châu Mỹ,
quả hình elip, vỏ quả màu xanh đậm, thịt quả màu trắng, vỏ gồ ghề có gân, có vị ngọt nhưng không thơm, hoa lưỡng tính
13 C melo var dudaim: Phân bố vùng Trung Á, quả hình cầu tròn nhỏ, vỏ
xanh có sọc, thịt quả màu trắng, không có vị ngọt nhưng rất thơm
Theo tác giả Lim (2012) chia dưa lê thành 6 nhóm:
1 Nhóm Cucumis melo cantalupensis: có nguồn gốc ở châu Âu (I-ta-lia,
Pháp), dưa có vỏ thô và có nốt sần, được người Mỹ gọi là dưa đỏ
2 Nhóm Cucumis melo makuwa: dưa Hàn Quốc
3 Nhóm Cucumis melo conomon: gồm dưa gang, loại trái tròn và trái dài
4 Nhóm Cucumis melo reticulatus: dưa tây vàng, dưa cantaloupe
5 Nhóm Cucumis melo inodorus: dưa hoàng yến, dưa mật, dưa tây xanh,
dưa xanh
6 Nhóm Cucumis melo hami: dưa vàng hami
Dưa lê Hàn Quốc trong nghiên cứu thuộc chi C melo makuwa, được phân bố
ở vùng Đông Á, quả hình cầu tròn, thịt quả màu trắng vàng, vỏ mọng mịn có hoặc không có gân, thơm nhẹ, hoa lưỡng tính
Trang 211.1.1.3 Đặc điểm thực vật học
- Rễ: Dưa lê có bộ rễ phát triển mạnh gồm rễ chính dài 0,6 – 1,0m và 11-112
rễ phụ Dưa lê có khả năng chịu hạn kém hơn so với dưa hấu, nhưng chịu được độ
ẩm đất khá cao (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2012) Rễ dưa lê thường không có khả năng phục hồi sau khi bị đứt, do đó khi trồng hay chăm sóc nên tránh làm đứt rễ (Phạm Hồng Cúc, 2001)
- Thân: Thân dưa lê thuộc dạng thân leo, có nhiều mắt, mỗi mắt có một lá, một chồi nách và tua cuốn, số lượng nhánh trên thân có thể lên đến 28 nhánh (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2012) Thân dưa phía trong rỗng và xốp, bên ngoài có nhiều lông tơ, đốt trên thân mang nhánh và tua cuốn đơn Dưa lê thời kì cây con (có 4-5 lá thật) thân vẫn ở trạng thái đứng, đốt ngắn Thời kì ra hoa thân phát triển mạnh nhất, tốc độ sinh trưởng nhanh, lóng dài và đến cuối đời cây già thì đạt độ dài tối đa của mỗi loài (Tạ Thu Cúc, 2005) Chiều dài thân chính của dưa lê
có thể đạt 3-4m, thân cứng giòn, chịu va chạm kém Trên thân chính của dưa lê chỉ
có hoa đực, mỗi nhánh cấp 1 cho 1-2 hoa cái nằm gần nách lá của thân chính (Kultur F và cs, 2001)
- Lá: Dưa lê có 2 lá mầm hình trứng mọc đối xứng qua đỉnh sinh trưởng Lá thật thuộc dạng lá đơn, mọc cách, cuống dài, phiến và cuống lá có nhiều lông tơ (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2012) Lá thật hình tròn hoặc hình thận với 3-7 thùy nông, hai mặt phiến lá đều có lông ngắn mềm, trên gân ở mặt dưới lá và cuống lá có lông ngắn cứng (Phạm Hồng Cúc, 2001) Theo Tạ Thu Cúc, 2005, dưa lê có trung bình 45,8 lá trên thân chính, tuổi thọ lá mầm là 20 ngày, lá thật là 26 ngày
- Hoa: Hoa dưa lê có màu vàng, hoa đực và hoa cái trên cùng một cây (Đường Hồng Dật, 2000) Trên cây, hoa đực xuất hiện trước, 1 nách có thể có 1 hay nhiều hoa đực Hoa cái xuất hiện sau hoa đực khoảng 1 tuần, hoa cái từ lá thứ 7 trở lên dễ đậu quả và cho quả tốt Công việc thụ phấn thường dựa vào côn trùng do hạt phấn to và nặng (Trần Thị Ba và cs 1999) Thời gian hoa nở tùy thuộc vào ánh sáng mặt trời, nhiệt độ và độ ẩm, thông thường dao động từ 5-9 giờ sáng
- Quả: Theo Đường Hồng Dật (2000), hình dáng và màu sắc quả dưa lê thay đổi tùy thuộc vào đặc tính giống Quả có dạng hình cầu, hình bầu dục, vỏ trơn nhẵn
Trang 22hoặc nhám Thịt quả có màu trắng, xanh, cam hoặc vàng Quả có trọng lượng từ 200 gram đến vài kilogram, một số giống khi chín có mùi thơm
- Hạt: Hạt dưa lê có dạng thon dài, vỏ hạt khá mỏng, có màu nâu đen, đỏ nâu, trắng ngà, trọng lượng 1.000 hạt vào khoảng 35-40 g (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2012) Trong hạt có chứa 46% dầu và 36 protein Theo Tạ Thu Cúc (2005), một quả dưa lê có từ 500-600 hạt, thời gian tồn trữ hạt có thể lên đến 5
Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng chứa trong 100g dưa lê
(Nguồn: Báo Dân Việt (2013): Ngọt thơm hương vị dưa lê Hoàng Hà)
Dưa lê giúp hạ huyết áp: Dưa lê cũng giàu hàm lượng kali, một loại khoáng
chất đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp Kali cũng cần thiết cho mọi tế bào trong cơ thể, nó giúp tế bào khỏe mạnh và có sức đề kháng với nhiều
bệnh tật
Giúp da sáng đẹp hơn: Dưa lê là một trong những trái cây giàu vitamin C -
một loại vitamin chống oxi hóa giúp tăng nồng độ collagen, loại protein giúp da khỏe và trẻ trung Vitamin C cũng đóng vai trò quan trọng trong chức năng của hệ miễn dịch và có thể giúp chống lại virut gây sốt và cảm cúm Mặt khác, vitamin C giúp hấp thụ chất sắt Chỉ cần ăn một quả dưa lê cỡ trung bình cũng sẽ giúp bạn
nhận đủ lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày
Hạt dưa lê giàu protein: Hạt dưa lê có chứa khoảng 3,6% protein, tương
đương với lượng protein có trong đậu nành Vì vậy, bạn nên ăn cả hạt dưa lê vì chúng rất có lợi cho sức khỏe
Trang 23Tốt cho tim mạch: Các axit béo omega - 3 trong hạt dưa lê đóng vai trò quan
trọng trong việc chống lại các vấn đề về tim mạch Đây là một trong những lợi ích của hạt dưa lê với sức khỏe
Dưa lê có tác dụng giảm béo: Nếu bạn muốn giảm cân trong thời gian mùa
hè thì dưa lê cũng như dưa hấu cần được đưa lên hàng đầu Lý do là dưa lê không những vừa ngon, dễ ăn mà trong một quả dưa lê trung bình chỉ có chứa 64 calo và không có chất béo
Dưa lê cải thiện mật độ xương: Một trong những lợi ích sức khỏe của dưa lê
là giúp ngăn ngừa loãng xương Vì vậy, phụ nữ và trẻ em nên tăng cường ăn nhiều trái cây này
Hỗ trợ đường ruột: Dưa lê có tác dụng loại bỏ các loại giun, sán trong ruột
Đó là lý do tại sao bạn nên cho trẻ ăn dưa lê trong mùa hè vì nó giúp trẻ phòng ngừa các căn bệnh về tiêu hóa
Ngừa bệnh Alzheimer: Một nghiên cứu gần dây cho thấy, cơ thể có ít folate
sẽ tăng gấp 3 lần nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (bệnh mất trí nhớ) ở những người cao tuổi Và các chuyên gia khuyên bạn nên ăn những thực phẩm giàu chất forlate như dưa lê (Lợi ích vàng từ quả dưa lê, 2015)
1.1.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
1.1.3.1 Nhiệt độ
Dưa lê là cây trồng thuộc họ bầu bí, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên cây
ưa thích khí hậu ấm áp, phát triển tốt trong điều kiện khô, nắng, nóng, không chịu
ngừng hoạt động (Tạ Thu Cúc, 2005)
Trang 24Bảng 1.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến nảy mầm và sinh trưởng
của một số cây họ bầu bí Tên cây Nhiệt độ nảy mầm (oC) Nhiệt độ sinh trưởng (oC)
âm u có ít ánh sáng mà nhiệt độ cao thì lại gây hiện tượng rụng nụ, rụng hoa và quả non, thậm chí gây thối quả hoặc quả có màu sắc xấu và vị nhạt ít thơm (Võ Thị Bích Thủy và cs, 2005)
kì sinh trưởng thân lá, thời kì hình thành hoa cái và thời kì quả phát triển (Tạ Thu Cúc, 2005)
Trang 25Dưa lê tuy không cần nhiều nước trong quá trình sinh trưởng của mình nhưng nếu đất khô hạn hoặc hạn kéo dài, hạt nảy mầm khó khăn, cây sinh trưởng kém, diện tích lá giảm, gây ra hiện tượng rụng nụ, rụng hoa, quả phát triển kém Vì vậy năng suất và chất lượng quả giảm
1.1.3.4 Đất và dinh dưỡng
Dưa lê ưa nhất đất thịt nhẹ và cát pha nhất là đất phù sa Đất cát pha và thịt nhẹ vừa thoát nước, giữ được màu mà còn giữ được nhiệt độ của đất điều hoà, thúc đẩy quá trình phát dục của dưa lê, làm cho dưa lê mau có quả, cho quả có màu sắc hương vị cao Nơi có tầng đất canh tác mỏng, nhiều cát, ít màu, khô hạn không những sản lượng thấp mà chất lượng cũng kém Đối với đất thịt mưa đã giữ nước lâu, nắng hay bị nứt nẻ làm cây bị đứt rễ sẽ không tốt Dưa lê không đòi hỏi luân canh triệt để như dưa hấu nhưng trồng liên tục trên một mảnh ruộng cũng bị ảnh hưởng tới sản lượng và phẩm chất vì sâu bệnh phá hại, cây trước lấy hết dinh dưỡng cần thiết của cây và sau để lại những tàn dư cặn thải cho cây sau, nên cũng cần hạn chế liên canh (Võ Thị Bích Thủy và cs, 2005)
Yêu cầu của cây dưa với NPK là cân đối Cây yêu cầu là nhiều kali sau đó là đạm và ít hơn là lân Cây sử dụng khoảng 93% đạm, 33% lân và 98 - 99% kali trong suốt vụ trồng Thời kì cây con chú ý bón đạm và lân
Nhìn chung muốn đạt năng suất quả cao thì cần bón cho 1 ha gieo trồng như sau: 20 - 30 tấn phân chuồng, 90 - 100 kg N, 60 - 90 kg P2O5, 90 - 180 kg K2O Độ
pH thích hợp cho cây dưa lê là: 6 - 6,8 (Tạ Thu Cúc, 2005)
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa lê
1.2.1 Tình hình sản xuất dưa trên thế giới
Theo số liệu thống kê của FAO, năm 2018 diện tích trồng dưa trên thế giới khoảng 1029,90 nghìn ha, năng suất đạt 26,31 tấn/ha, sản lượng đạt 27.104,92 triệu tấn Năm 2020 diện tích trồng dưa và sản lượng có xu hướng tăng dần đạt diện tích 1.068.23 nghìn ha tăng 38,33 nghìn ha, năng suất năm 2020 cũng có xu hướng tăng dần dần đạt năng suất 26,64 tấn/ha tăng 0,33 tấn/ha so với năm 2018, trong khi
đó sản lượng dưa năm 2020 đã tăng 1,363,4 triệu tấn đạt 28,467.92 triệu tấn
Số liệu từ bảng cho thấy năm 2020 Châu Á là châu có diện tích trồng dưa lớn nhất với 778.17 nghìn ha chiếm 42% so với thế giới Về sản lượng Châu Á vẫn là
Trang 26nước dẫn đầu với 21714,03 triệu tấn, chiếm 43% tổng sản lượng thế giới Qua đó có thể thấy Châu Á là châu rất phát triển về ngành nông nghiệp nói chung và sản xuất dưa nói riêng, gần một nửa sản lượng dưa trên thế giới là từ Châu Á Bên cạnh đó Châu Mỹ là Châu đứng thứ 2 với sản lượng đạt 3549,85 triệu tấn chiếm 11% tổng sản lượng trên thế giới năm 2018
Bảng 1.3 Tình hình sản xuất dưa lê ở các châu lục năm 2019 – 2021 Khu vực (nghìn ha) Diện tích Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)
1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa lê ở Việt Nam
Những năm gần đây, dưa lê đã được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam, với thị trường tiêu thụ chính là TP.HCM Tuy nhiên, diện tích và sản lượng dưa lê sản xuất
ra so với nhu cầu thị trường trong nước vẫn còn rất thấp, nguyên nhân là do kĩ thuật canh tác dưa lê khá mới mẻ đối với nông dân và các điều kiện canh tác, thời tiết, mùa vụ…khắt khe hơn so với trồng các loại quả khác (Trung tâm khoa học và công nghệ Bình Phước, 2018)
Hiện nay, nhiều Công ty giống nhập khẩu hạt giống từ Trung Quốc, Đài Loan, Thái lan, Nhật Bản…cho năng suất cao, chất lượng tốt nhưng khả năng
Trang 27chống chịu và khả năng thích ứng của giống với từng vùng sinh thái còn là một trở ngại, ngoài ra chi phí hạt giống cũng khá đắt (Đào Xuân Cảnh, 2013)
Trồng dưa lê ở vụ Xuân Hè cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với một số loại cây khác tại địa phương Theo tính toán, chi phí đầu tư cho mô hình sản xuất giống dưa lê gần 29 triệu đồng/ha (Báo Vĩnh Phúc, 2014)
Trong vụ Xuân Hè, mô hình trồng dưa lê tại xã Phú Thịnh đạt năng suất tấn/ha, giá bán trung bình tại ruộng 20 nghìn đồng/kg Sau khi trừ chi phí, mỗi vụ nông dân thu lãi trên 250 triệu đồng/ha, cao gấp 7 lần so với cấy lúa và cao gấp 1,5 lần so với trồng bí xanh (Mô hình sản xuất dưa lê vàng, 2017)
1.2.3 Xuất khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm thương mại quốc tế, xuất khẩu chế phẩm
từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật toàn cầu giai đoạn
2016 – 2020 tăng trưởng bình quân 2,0%/năm, từ 59 tỷ USD năm 2016 tăng lên 63,75 tỷ USD năm 2020 Dẫn đầu thế giới về trị giá xuất khẩu chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật là Liên minh châu Âu (EU), tốc
độ xuất khẩu giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân 2,76%/năm, từ 22,73 tỷ USD năm 2016 tăng lên 25,24 tỷ USD năm 2020 Tỷ trọng xuất khẩu chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật của EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới tăng từ 38,53% năm 2016 lên 39,59% năm 2020 Điều kiện khí hậu ở châu Âu không thích hợp để trồng rau quả nhiệt đới, do đó, nguồn cung trái cây, rau củ chế biến của châu Âu phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu từ các nước nhiệt đới và bán nhiệt đới
Trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật của EU tăng 9,9% so với 6 tháng đầu năm 2020, đạt 13,56 tỷ USD Tiếp theo là Trung Quốc, tốc độ xuất khẩu chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật của nước này trong giai đoạn
2016 – 2020 tăng trưởng bình quân 1%/năm, từ 7,34 tỷ USD năm 2016 tăng lên 7,62 tỷ USD vào năm 2020 Tỷ trọng xuất khẩu chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật của Trung Quốc trong tổng kim ngạch thế giới giảm từ 12,44% năm 2016 xuống 11,96% năm 2020
Trang 28Giai đoạn 2016 – 2020, nhập khẩu hàng rau quả chế biến của Mỹ tăng trưởng bình quân 3,73%/năm, từ 7,94 tỷ USD năm 2016 tăng lên 9,15 tỷ USD năm 2020;
EU nhập khẩu hàng rau quả chế biến tăng trưởng bình quân 2,7%/năm, từ 22,77 tỷ USD vào năm 2016 tăng lên 25,22 tỷ USD vào năm 2020; Trung Quốc nhập khẩu hàng rau quả chế biến tăng trưởng bình quân 9,02%/ năm, từ 982 triệu USD vào năm 2016 tăng lên 1,34 tỷ USD vào năm 2020 Châu Âu là nhà nhập khẩu rau quả chế biến lớn nhất thế giới, chiếm hơn 40% thị phần toàn cầu Khoảng 30% kim ngạch buôn bán trái cây và rau quả chế biến của châu Âu đến từ các nước đang phát triển Ngoài ra, hầu hết thương mại nội khối châu Âu được thực hiện từ việc tái xuất khẩu trái cây và rau quả đã qua chế biến đến từ các nước đang phát triển, (Bộ công thương Việt Nam, 2021)
1.3 Tổng quan kết quả nghiên cứu trên thế giới
1.3.1 Nghiên cứu về giống
Hiện nay trên thế giới có nhiều bộ giống dưa lê khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện canh tác và điều kiện tự nhiên mà lựa chọn giống sản xuất cho phù hợp Tại Nhật Bản, tỉnh Ibaraki là nơi sản xuất dưa với diện tích lớn nhất, ở đó 2 giống
‘Andes’ do công ty giống Sakata sản xuất và giống ‘Otome’ do công ty Takii sản xuất được trồng phổ biến
Những giống này có thịt quả màu xanh, được sản xuất trong môi trường bán công nghiệp (semi-forcing culture), để thân bò đất Tuy nhiên, chúng có khả năng sinh trưởng kém và chất lượng không cao trong điều kiện nhiệt độ thấp ở môi trường bán công nghiệp Do đó, sự phát triển giống này ngày càng giảm sút, cần nghiên cứu giống khác thay thế phù hợp hơn cho vùng, đặc biệt trong điều kiện canh tác có nhiệt độ môi trường thấp
Trước thực tế như trên, Viện Công nghệ sinh học thực vật – Trung tâm nông nghiệp Ibaraki- Nhật Bản đã nghiên cứu lai tạo ra giống dưa lê F1 “Ibaraking” là dưa lê vân lưới, quả tròn, khi chín có thịt quả màu xanh, có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ thấp, có khả năng kháng lại bệnh héo rũ chủng 0 và chủng
2, hàm lượng chất rắn hòa tan trong quả cao, thời gian bảo quản dài Đây là giống
Trang 29trồng phù hợp trong điều kiện canh tác bán công nghiệp, trồng dạng bò đất (Matsumoto và cs., 2014)
Giống có năng suất và chất lượng cao không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm di truyền, mà còn phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác, điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu Nghiên cứu chọn giống chất lượng cao phục vụ sản xuất được đánh giá ở 6 tỉnh của Hàn Quốc với các giống như ‘Summer Star’, ‘Red Queen’, ‘'Earth Sonata’ và ‘Solar Hagyeo’ Kết quả đánh giá cho thấy các giống dưa thể hiện đặc điểm có sự khác biệt trên mỗi khu vực Giống ‘Summer Star’ trồng tại tỉnh Gochang cho chất lượng quả cao hơn tại các tỉnh khác thể hiện ở chất rắn hòa tan, kích thước quả, trọng lượng quả và độ dày thịt quả Tỉnh Damyang và Naju có năng suất quả thấp hơn các tỉnh khác (Na và cs., 2012)
Malaysia trồng phổ biến 3 loại dưa chính: dưa hấu và 2 nhóm dưa lê (rockmelon và honeydew) Mặc dù có trên 500 giống dưa lê và 150 giống dưa hấu, chỉ có giống Super Dragon, Jade Dew và Glamour được trồng phổ biến nhất tại nước này Dưa mật (Honeydew) với đặc điểm vỏ nhẵn màu trắng, thịt quả màu xanh hoặc trắng, dưa lưới (rockmelon) vỏ sần sùi, có vân lưới, thịt quả màu vàng cam Nhìn chung, hai loại dưa này ngọt hơn các loại khác, có thịt quả chắc hơn dưa hấu (Rasmuna Mazwan và cs., 2016)
Tại bang Florida, Mỹ, một số năm gần đây sản xuất dưa chất lượng cao được người sản xuất quan tâm nhiều hơn Nhiều nghiên cứu tập trung chọn tạo giống chất lượng cao và kháng sâu bệnh phục vụ sản xuất nhỏ và sản xuất hữu cơ Nghiên cứu của Wenjing Guan và cs (2012) đánh giá 10 giống dưa lê chất lượng tại Florida năm 2011 gồm:
+ Dưa lê Ananas: Giống ‘Creme de la Creme’ và ‘San Juan’;
+ Dưa lê Canary: Giống ‘Brilliant’ và ‘Camposol’;
+ Dưa lê châu Á: Giống ‘Ginkaku’ và ‘Sun Jewel’;
+ Dưa lê Galia : Giống ‘Arava’ và ‘Diplomat’;
+ Dưa mật: Giống ‘Honey Pearl’ và ‘Honey Yellow’.
Nhật Bản các nhà chọn tạo giống đã tạo ra được tổ hợp đáp ứng yêu cầu này trong chương trình chọn tạo giống dưa lê Các nghiên cứu đã cải tiến 2 tính trạng
Trang 30quan trọng là thời gian bảo quản và kích thước quả bằng công nghệ gen Sau khi phân lập và đặc điểm hóa các gen liên quan đến các tính trạng này, các gen được sử dụng trong công tác giống làm thay đổi tính trạng thời gian bảo quản và kích thước quả Hai gen có liên quan đến thời gian bảo quản quả dưa lê sau thu hoạch được xác định là Cm – ERSI và Cm – ETR1
Chọn giống dưa lê chống chịu điều kiện ngoại cảnh
Để chọn tạo được các giống dưa lê chịu hạn trong điều kiện canh tác thiếu nước Naroui Rad và cs (2017) đã đánh giá 36 dòng dưa lê là vật liệu phục vụ lai tạo
có nguồn gốc ở vùng khô hạn của Viện Nghiên cứu Kajai – Iran Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự biến động lớn về chỉ tiêu năng suất, khối lượng quả, kích thước quả trong các dòng nghiên cứu Các mối tương quan thuận và nghịch được tìm thấy
ở các dòng dưa lê nghiên cứu Tương quan thuận giữa năng suất và trọng lượng quả (0,88), tương quan nghịch quan sát ở hàm lượng nước và nhiệt độ tán (-0,58) Các dòng dưa được phân thành 3 nhóm chính có các đặc điểm, tiềm năng tốt phục vụ cho công tác lai tạo giống mới
Nghiên cứu chọn tạo giống kháng sâu bệnh hại cũng được các nhà nghiên
cứu quan tâm Đánh giá, sàng lọc 65 dòng dưa lê mang gen kháng nấm Fusarium
oxysporum f sp và Monosporascus cannonballus được nghiên cứu Có 4 trong
tổng số 65 dòng thể hiện tính kháng tới cả 2 tác nhân trên là ‘K134068’, ‘K133069’,
‘Wondae’ và ‘PI 414723’ được lựa chọn làm gốc ghép cho dưa lê giống “Earl's
elite”, thuộc nhóm Reticulatus và giống dưa ‘Homerunstar’ thuộc nhóm Inodorus
Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất và chất lượng quả ở cây dưa ghép tốt hơn trên cây không ghép (Park và cs., 2013) Các nguồn gen kháng trên đóng vai trò quan trọng trong công tác lai tạo giống phục vụ cho sản xuất
Bệnh nứt thân chảy nhựa do nấm Mycosphaerella melonis hoặc Didymella
bryoniae gây hại cho các vùng sản xuất dưa khắp thế giới Hiện tại chưa có giống mang gen kháng với bệnh này được tìm ra Tại Hàn Quốc, trước kia chưa có báo cáo nào cho thấy có gen kháng bệnh này Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất của Hassan và cs., (2018) đã xác định được gen kháng bệnh này trên dưa lê Trong 60 dòng, giống nghiên cứu có 4 dòng ‘PI482399’, ‘PI140471’, ‘PI136170’, ‘PI420145’
Trang 31và 2 giống Hàn Quốc là ‘Asia Papaya’ và ‘Supra’ thể hiện tính kháng hoàn toàn tới bệnh trên
1.4 Tổng quan kết quả nghiên cứu ở Việt Nam
1.4.1 Nghiên cứu về giống
Ở Việt Nam trong những năm gần đây công tác nghiên cứu và chọn tạo giống dưa đang được quan tâm và có những bước thành công đáng kể Các nhà khoa học đã chọn tạo ra nhiều dòng, giống dưa thích ứng với điều kiện tự nhiên của Việt Nam, chúng có khả năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt, đặc biệt là nghiên cứu và chọn tạo ra giống dưa xuân hè Đây là hướng đi đúng để chọn tạo dưa thích hợp, tạo ra lượng sản phẩm lớn để cung cấp cho nhân dân trong thời kỳ khan hiếm
Đây là hướng đi đúng để chọn tạo giống dưa thích hợp, tạo ra sản phẩm lớn
để cung cấp cho thị trường Công tác nghiên cứu giống dưa chủ yếu được thực hiện trên các lĩnh vực:
- Thu thập, nhập nội nguồn gen các giống dưa tạo cơ sở cho lai tạo và nghiên cứu
- Tạo nguồn vật liệu bằng lai tạo và xử lý đột biến bằng các tác nhân hóa học
- Chọn tạo các giống dưa cho chế biến và sản xuất trái vụ
- Tập trung phát triển các giống dưa tốt trong sản xuất, chuyển giao công nghệ sản xuất rau cho nông dân
Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Ba và cs (2007) nhằm mục đích tìm ra giống dưa lê cho năng suất cao, phẩm chất tốt cung cấp cho thị trường trong nước
và hướng đến xuất khẩu Kết quả nghiên cứu cho thấy: Bốn giống dưa có triển vọng nhất là Kim Cô Nương, Dưa lê 1864, Phương Thanh Thanh và Hoàng Hạt có hình dạng trái đồng nhất, thời gian sinh trưởng ngắn 60 - 70 ngày, độ ngọt trong thịt trái khá cao (10,3 - 12,4%) Giống Kim Cô Nương được dùng làm đối chứng vì đã được trồng nhiều năm ở Việt Nam có độ ngọt cao nhất, ăn giòn và có thời gian bảo quản dài
Vũ Văn Liết và Hoàng Đăng Dũng (2012) tiến hành đánh giá sinh trưởng, phát triển và năng suất của 3 giống dưa lê nhập nội từ Trung Quốc (Xin Mi Tian Gua, E Wang Tian Gua và Yinong) tại Gia Lâm, Hà Nội Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian sinh trưởng của các giống dao động trong khoảng 64 - 78 ngày Các giống tham gia thí nghiệm có đặc điểm hình thái quả như đường kính quả, khối
Trang 32lượng quả, độ dày thịt quả, màu sắc quả phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Mặt khác những giống dưa này thể hiện khả năng chống chịu sâu bệnh khá, năng suất trung bình đạt 21,0 – 34,3 tấn/ha
Năm 2012, Viện Cây lương thực - cây thực phẩm - Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đã thử nghiệm trồng mô hình giống dưa vàng Kim Cô Nương, là giống dưa mới được nhập nội từ Đài Loan và trồng ở Việt Nam trong những năm gần đây Dưa vàng Kim Cô Nương có thời gian sinh trưởng 58 - 60 ngày Khối lượng quả 1,1 - 1,5 kg Dạng quả hình oval, vỏ trơn, khi chín có màu vàng kim, ruột màu trắng, cùi giòn, ngọt mát, chất lượng tốt, rất được ưa chuộng hiện nay Giống dưa này có thể trồng quanh năm, nhưng thích hợp nhất trong vụ Xuân Hè Đây là mô hình đang cho hiệu quả kinh tế cao, có thể áp dụng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Năm 2013 Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống dưa Thanh Lê 1 được chọn lọc từ mẫu giống dưa lê thu thập ở Trung tâm Rau quả Cầu Diễn, Hà Nội, sử dụng phương pháp chọn lọc cá thể kết hợp với chọn lọc hỗn hợp Đây là giống có thời gian sinh trưởng 75 - 80 ngày (vụ Xuân Hè) và 75 - 85 ngày (vụ Thu Đông) Cây sinh trưởng phát triển khoẻ, quả có chất lượng cao, độ Brix 9 -
12, hình dạng quả đẹp, khi chín vỏ quả có màu trắng xanh, cùi dày có màu phớt xanh Năng suất đạt khá cao 700 - 1000 kg/sào (22 - 27 tấn/ha/vụ), có khả năng chống chịu sâu bệnh khá, khả năng thích ứng tốt Từ năm 2009 đến 2017, Viện nghiên cứu Rau Quả đánh giá một số giống rau Hàn Quốc, trong đó có dưa lê Kết quả cho thấy một số giống dưa lê triển vọng như giống Super 007 Honey, Chamsa Rang…Các giống dưa lê Hàn Quốc có nhiều ưu điểm vượt trội so với giống dưa lê hiện đang trồng đại trà ngoài sản xuất như Ngân Huy, Hồng Ngân, dưa lê siêu ngọt…(Ngô Thị Hạnh và cs, 2017) Giống dưa lê Hàn Quốc Super 007 Honey và Chamsa Rang đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ, Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp &PTNT họp ngày 6/4/2018 công nhận kết quả tuyển chọn và phát triển của trong vụ Xuân Hè và Thu Đông cho các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và tỉnh Trung du miền núi phía Bắc
Trang 331.4.2 Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật
Giống dưa lê Kim Cô Nương (Cucumis melo L.) được dùng làm ngọn ghép
và đối chứng Hai giống bầu Cucurbita spp Nhật “số 1” và “số 3” được dùng làm
gốc ghép Hai giống bầu Nhật này tương tác với ngọn dưa lê với tỉ lệ sau sống hơn
90 % Kết quả cho thấy cây ghép ảnh hưởng bởi gốc ghép Chiều dài thân, số lá và năng suất quả của cây ghép đều kém hơn cây không ghép chỉ bằng 1/3, nhưng hàm lượng chất rắn hòa tan của trái dưa lê ghép trên gốc bầu Nhật số 3 (11,2%) cao hơn 1,2% so với trên ghép bầu Nhật số 1 và 1,5 % cao hơn cây không ghép (Trần Thị Ba
và cs, 2008)
Võ Thị Bích Thủy và cộng sự thực hiện đề tài “Cải thiện năng suất và phẩm chất dưa lê bằng cách bón phân Kali trên đất phù sa tại Cần Thơ vụ Xuân hè năm 2004” Kết quả nghiên cứu cho thấy trồng dưa lê Kim Cô Nương vụ Xuân hè trên
lượng ¼ còn lại lúc 4 và 7 ngày trước khi thu hoạch cho trọng lượng quả, năng suất
và phẩm chất quả bao gồm độ Brix của thịt quả, thời gian tồn trữ quả và hàm lượng
bón gồm 4 lần KCl với liều lượng đều nhau cho lợi nhuận (60,7 triệu/ha) và tỉ suất
triệu/ha) và tỉ suất lợi nhuận (1,70) kém hơn nhưng cho phẩm chất quả về độ Brix
và hàm lượng chất khô thịt quả cao hơn (Trịnh Khắc Quang và cs, 2013)
Lê Thị Kiều Oanh, 2021, đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn và xác
định một số biện pháp kỹ thuật cho giống dưa lê (cucumis melo l.) nhập nội tại Thái
Nguyên năm 2021” Kết quả nghiên cứu cho thấy trồng dưa lê Chamsa Rang và Geum Je đã xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác như sau:
- Mật độ trồng thích hợp trong vụ Xuân Hè là 11.000 cây/ha, khoảng cách trồng 0,6 x 1,5 m (năng suất đạt 25,34 tấn/ha, lãi thuần 232,267 triệu đồng/ha/vụ),
vụ Thu Đông là 13.000 cây/ha, khoảng cách trồng 0,5 x 1,5 m (năng suất 20,50 tấn/ha, lãi thuần đạt 255,5 triệu đồng/ha/vụ)
Trang 34- Trên nền 30 tấn phân hữu cơ + 60 kg P2O5/ha, lượng phân NK thích hợp
27,24 tấn/ha/vụ, lãi thuần 261,497 triệu đồng/ha/vụ); Vụ Thu Đông là 90 kg N, 110
1.5 Kết luận rút ra từ tổng quan
Dưa lê là loại quả phổ biến ở Việt Nam hiện nay, tuy nhiên việc nghiên cứu dưa
lê ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, các tài liệu về nghiên cứu và trồng thử nghiệm các giống dưa lê nhập nội chưa nhiều Vì vậy thực hiện đề tài này góp phần bổ sung tự liệu cho sản xuất và bước đầu đánh giá sơ bộ các giống tham gia thí nghiệm
Trang 35CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Gồm 04 giống dưa lê nhập nội từ công ty TNHH XNK Nông Nghiệp Đồng Tâm và 2 giống do Viện nghiên cứu Rau Quả - Hà Nội lai tạo
Bảng 2.1 Các giống Dưa lê thí nghiệm
(dưa lê Hàn Quốc lai F)
Xuất xứ giống: Hàn Quốc
Đơn vị nhập nội: Công ty TNHH XNK Nông nghiệp Đồng Tâm
(dưa lê Hàn Quốc lai F1)
Xuất xứ giống: Hàn Quốc
Đơn vị nhập nội: Công ty TNHH XNK Nông nghiệp Đồng Tâm
(dưa lê Hàn Quốc lai F1)
Xuất xứ giống: Hàn Quốc
Đơn vị nhập nội: Công ty TNHH XNK Nông nghiệp Đồng Tâm
(dưa lê Hàn Quốc lai F1)
Xuất xứ giống: Hàn Quốc
Đơn vị nhập nội: Công ty TNHH XNK Nông nghiệp Đồng Tâm
2.1.2 Vật liệu nghiên cứu
- Phân bón:
+ Xử lý đất: Chế phẩm vi sinh SB2 NO2
+ Bón lót: Phân chuồng hoai + NPK-S M1 LÂM THAO (12-5-10+14S)
Trang 36(KH2PO4) có tỷ lệ 52 P2O5-34 K2O; MgNO3 có tỷ lệ 11,0 N – 15,4 MgO; MgSO4 có tỷ
- Thuốc BVTV: Thuốc trừ sâu, trừ bệnh như Sát trường đan 95wp, Binged
50wg, Anvil 5SC, và Ridomil Gold 95 WG
- Vật liệu phủ luống: Nilon đen 1,5m
2.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.2.1 Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được thực hiện tại khu nhà màng Khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
2.2.2 Thời gian nghiên cứu
Các thí nghiệm được bố trí thực hiện trong vụ Xuân Hè (từ tháng 2 đến tháng
6 năm 2022) và vụ Thu Đông (từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2022)
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các giống dưa lê mới trong vụ Xuân
-Đánh giá chất lượng của các giống dưa lê mới trong vụ Xuân Hè và Thu Đông
- Sơ bộ hoạch toán hiệu quả kinh tế trồng các giống dưa lê mới trong vụ Xuân Hè và Thu Đông
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Công thức thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 6 công thức tương ứng 6 giống dưa lê:
CT 1: Giống NAMI 102 (dưa lê Hàn Quốc lai F1)
CT 2: Giống M108 (dưa lê Hàn Quốc lai F1)
CT 3: Giống Bạch kim lai F1 RYAN
CT 4: Giống HANOK No.1 (dưa lê Hàn Quốc lai F1)
Trang 37CT 5: Giống dưa lê HAPPY 6 (HP6)
CT 6: Giống dưa lê HAPPY 7 (HP7)
2.4.2 Phương pháp thiết kế thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) gồm 6
trồng trong nhà màng, có hệ thống tưới nhỏ giọt, hàng kép hai bên luống, 30 cây/ô/1 nhắc lại, mặt luống được phủ nilon, khoảng cách cây là 0,6m
Áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất dưa lê vàng ứng dụng công nghệ cao
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/QĐ-VRQ-KH ngày 07 tháng 01 năm 2020)
- Phân bón: Loại phân bón lót là phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh Phân bón
thúc được cung cấp dạng dung dịch tưới nhỏ giọt Các loại phân khoáng sử dụng là
Trang 38độ 150 ppm; MgNO3 có tỷ lệ 11,0 N – 15,4 MgO pha nồng độ 250 ppm, MgSO4 có tỷ
- Từ lúc trồng đến lúc cây ra hoa (sau trồng 33 - 39 ngày), tưới toàn bộ các loại phân trên với liều lượng 0,2 – 1,0 lít/cây/ngày), lượng dung dịch phân tăng dần sinh trưởng của cây
- Từ lúc đậu quả đến lúc quả lứa 1 đạt kích thước gần tối đa (60 – 65 ngày)
tưới toàn bộ các loại phân trên với liều lượng 1,0 – 1,5 lít/cây/ngày, lượng dung dịch phân tăng dần với kích thước quả
- Từ lúc quả lần 1 đạt kích thước tối đa đến trước khi kết thúc thu hoạch 7
lượng dung dịch phân giảm dần
Biện pháp cắt tỉa thân cành: Các giống dưa lê quả to (Nami 102, M108 và Bạch Kim) cây được vắt ngọn, treo bằng dây gai Tỉa bỏ các nhánh cấp 1 từ nách lá thứ nhất đến nách lá thứ 9, để lại các nhánh cấp 1 mang trái từ lá thứ 10 trở lên để thụ phấn Sau khi cây được 25 - 27 lá thì tiến hành bấm ngọn thân chính để tập trung dinh dưỡng nuôi quả
Các giống quả nhỏ (Hanok No.1, Happy 6 và Happy 7) khi thân chính được
5 lá bấm ngọn nuôi 2 nhánh cấp 1 làm nhánh chính và được treo bằng dây gai Nhánh cấp 1 được 30 - 35 lá thì bấm ngọn cho nuôi quả Tỉa bớt các lá gốc, lá vàng
úa giúp vườn thông thoáng
Biện pháp thụ phấn, tỉa quả: Khi hoa cái ra rộ, tiến hành thụ phấn bằng tay cho dưa lê Sau khi quả đậu 7 - 10 ngày phải tiến hành tỉa định quả, giữ lại quả to đều nuôi quả phát triển Nhóm giống quả to như Nami 102, M108 và Bạch Kim chỉ giữ lại 1 quả/cây, các giống còn lại giữ 3 - 4 quả/cây
2.4.4 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Các chỉ tiêu nghiên cứu áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống dưa hấu và giống dưa chuột: QCVN 01-91:2012/BNNPTNT và QCVN 01-87:2012/BNNPTNT (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2012)
Trang 39Chỉ tiêu nghiên cứu sâu bệnh hại áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng: QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT
(1) Khả năng sinh trưởng
Theo dõi trực tiếp tất cả cây trong thí nghiệm, lấy mẫu đại diện 5 cây/ô thí nghiệm, các chỉ tiêu được tính khi 50% số cây trong ô thí nghiệm thể hiện đặc tính, gồm:
- Thời gian sinh trưởng (ngày):
+ Theo dõi toàn bộ cây trên ô thí nghiệm
+ Thời gian mọc mầm: Tính ngày 50% số cây/ô xuất hiện 2 lá mầm lên khỏi mặt đất
+ Thời gian ra hoa cái: Là thời gian tính từ ngày gieo hạt đến khi có 50% số cây/ô ra hoa cái
+ Thời gian thu quả: Là thời gian từ ngày gieo hạt đến khi có 50% số cây cho thu quả
- Khả năng sinh trưởng thân, nhánh: Trong 15 cây trên mỗi ô thí nghiệm
được đánh số thứ tự lần lượt từ 1 đến 15, định mẫu 5 cây ở vị trí số 4, 6, 8, 10, 12 để tiến hành theo dõi: Theo dõi từ khi trồng đến 42 ngày sau trồng, 7 ngày/ 1 lần
+ Chiều dài thân/nhánh chính (cm): Đo chiều dài thân chính của giống 1,2,3;
Trang 40+ Hình dạng lá: quan sát hình thái lá của các giống thí nghiệm vào giai đoạn ra hoa
+ Màu sắc lá (theo dõi lúc ra hoa): quan sát lá của các giống thí nghiệm
- Đặc điểm hình thái hoa: Đánh giá màu sắc hoa, quan sát vào giai đoạn nở hoa
- Đặc điểm quả: (Lấy mẫu 3 quả chín/1 lần nhắc lại)
+ Đặc điểm vỏ quả: Đánh giá hình dạng và màu sắc vỏ quả khi chín bằng phương pháp cảm quan
+ Màu sắc thịt quả: Bổ dọc quả khi chín, quan sát màu sắc thịt quả
+ Hình dạng quả: quan sát hình dạng quả vào giai đoạn quả chín khi thu hoạch
(3) Chỉ tiêu sâu bệnh hại: Theo dõi toàn bộ ô thí nghiệm các chỉ số sau:
-Thành phần và tần suất xuất hiện sâu, bệnh hại: Theo dõi diễn biến sâu
xanh, bệnh hại (phấn trắng, tuyến trùng, sương mai, thán thư) trong cả quá trình sinh trưởng của cây, 7 ngày theo dõi/lần, đánh giá thành phần và tần suất bắt gặp sâu, bệnh hại Số liệu được tổng hợp từ giai đoạn xuất hiện sâu, bệnh trong cả quá trình theo dõi
-Tỷ lệ bệnh hại: Tùy thuộc loại bệnh hại mà có cách theo dõi khác nhau
+ Nhóm bệnh hại lá: Đánh giá cấp bệnh dựa theo tỉ lệ lá bị nhiễm theo thang điểm 0 - 5 theo hướng dẫn của Trung tâm rau Thế giới (AVRDC), điều tra theo ô 1