CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.4. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Các chỉ tiêu nghiên cứu áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống dưa hấu và giống dưa chuột: QCVN 01-91:2012/BNNPTNT và QCVN 01-87:2012/BNNPTNT (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2012)
Chỉ tiêu nghiên cứu sâu bệnh hại áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng: QCVN 01-38:
2010/BNNPTNT.
(1) Khả năng sinh trưởng
Theo dõi trực tiếp tất cả cây trong thí nghiệm, lấy mẫu đại diện 5 cây/ô thí nghiệm, các chỉ tiêu được tính khi 50% số cây trong ô thí nghiệm thể hiện đặc tính, gồm:
- Thời gian sinh trưởng (ngày):
+ Theo dõi toàn bộ cây trên ô thí nghiệm.
+ Thời gian mọc mầm: Tính ngày 50% số cây/ô xuất hiện 2 lá mầm lên khỏi mặt đất
+ Thời gian ra hoa cái: Là thời gian tính từ ngày gieo hạt đến khi có 50% số cây/ô ra hoa cái
+ Thời gian thu quả: Là thời gian từ ngày gieo hạt đến khi có 50% số cây cho thu quả.
- Khả năng sinh trưởng thân, nhánh: Trong 15 cây trên mỗi ô thí nghiệm được đánh số thứ tự lần lượt từ 1 đến 15, định mẫu 5 cây ở vị trí số 4, 6, 8, 10, 12 để tiến hành theo dõi: Theo dõi từ khi trồng đến 42 ngày sau trồng, 7 ngày/ 1 lần.
+ Chiều dài thân/nhánh chính (cm): Đo chiều dài thân chính của giống 1,2,3;
nhánh cấp 1 của giống 4,5,6.
+ Số lá/ thân, nhánh chính (lá): Đếm số lá trên thân chính của giống 1,2,3 và số là trên nhánh cấp 1 giống 4,5,6.
+ Đường kính gốc (cm): Đo đường kính gốc cách mặt đất 3 cm từ 7 đến 42 ngày sau trồng và trước thu hoạch, mỗi lần nhắc lại đo 5 cây (tính trung bình).
(2) Một số đặc điểm hình thái giống (Theo tiêu chuẩn của Trung tâm Tài nguyên thực vật)
- Đặc điểm hình thái lá:
+ Diện tích lá (mm): mỗi công thức lấy mẫu 15 lá/3 lần nhắc lại của các giống thí nghiệm vào giai đoạn ra hoa, đo diện tích lá bằng máy đo diện tích lá (LI- 3100C AREA METER).
+ Hình dạng lá: quan sát hình thái lá của các giống thí nghiệm vào giai đoạn ra hoa.
+ Màu sắc lá (theo dõi lúc ra hoa): quan sát lá của các giống thí nghiệm.
- Đặc điểm hình thái hoa: Đánh giá màu sắc hoa, quan sát vào giai đoạn nở hoa.
- Đặc điểm quả: (Lấy mẫu 3 quả chín/1 lần nhắc lại)
+ Đặc điểm vỏ quả: Đánh giá hình dạng và màu sắc vỏ quả khi chín bằng phương pháp cảm quan.
+ Màu sắc thịt quả: Bổ dọc quả khi chín, quan sát màu sắc thịt quả.
+ Hình dạng quả: quan sát hình dạng quả vào giai đoạn quả chín khi thu hoạch.
(3) Chỉ tiêu sâu bệnh hại: Theo dõi toàn bộ ô thí nghiệm các chỉ số sau:
-Thành phần và tần suất xuất hiện sâu, bệnh hại: Theo dõi diễn biến sâu xanh, bệnh hại (phấn trắng, tuyến trùng, sương mai, thán thư) trong cả quá trình sinh trưởng của cây, 7 ngày theo dõi/lần, đánh giá thành phần và tần suất bắt gặp sâu, bệnh hại. Số liệu được tổng hợp từ giai đoạn xuất hiện sâu, bệnh trong cả quá trình theo dõi
Tần suất bắt gặp (%) = Số lần bắt gặp cá thể của mỗi loài
× 100 lần điều tra
Tần suất bắt gặp < 5%: - Rất ít gặp Tần suất bắt gặp 5 - 25%: + Ít phổ biến Tần suất bắt gặp >25 - 50%: ++ Phổ biến Tần suất bắt gặp > 50%: +++ Rất phổ biến.
-Tỷ lệ bệnh hại: Tùy thuộc loại bệnh hại mà có cách theo dõi khác nhau + Nhóm bệnh hại lá: Đánh giá cấp bệnh dựa theo tỉ lệ lá bị nhiễm theo thang điểm 0 - 5 theo hướng dẫn của Trung tâm rau Thế giới (AVRDC), điều tra theo ô 1 m2. Đếm tổng số lá và số lá bị bệnh từng cấp.
Bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis), bệnh phấn trắng (Eryshiphe sp.), bệnh thán thư (Colletotricum lagenaricum).
Các cấp bệnh gồm:
Cấp 0: Cây không bị bệnh
Cấp 1: Có 1 đến <10% diện tích lá bị bệnh
Cấp 2: Có 10% đến <25% diện tích lá bị bệnh Cấp 3: Có 25% đến <50% diện tích lá bị bệnh Cấp 4: Có 50% đến <75% diện tích lá bị bệnh Cấp 5: Có từ 75% diện tích lá trở lên bị bệnh
+ Bệnh do tuyến trùng hại rễ: Theo dõi và đánh giá mức độ hại theo 5 cấp bệnh như sau:
Cấp 0: Cây không bị bệnh
Cấp 1: Có 1 đến <10% cây bị bệnh Cấp 2: Có 10% đến <25% cây bị bệnh Cấp 3: Có 25% đến <50% cây bị bệnh Cấp 4: Có 50% đến <75% cây bị bệnh Cấp 5: Có từ 75% trở lên cây bị bệnh
(4) Chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
- Khả năng ra hoa, đậu quả: Theo dõi 15 cây/3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại định mẫu 5 cây ở vị trí số 4, 6, 8, 10 và 12 để tiến ghành theo dõi khả năng ra hoa, đậu quả.
+ Số hoa cái/cây: Đếm số hoa cái trên cây trong thời gian 10-12 ngày từ khi hoa nở rộ, tính số hoa cái/cây
+ Tỷ lệ đậu quả (%): Số quả đậu/tổng số hoa cái được thụ phấn × 100 -Các yếu tố cấu thành năng suất:
+ Tỷ lệ cây cho thu hoạch (%): Đếm số cây/ô có quả cho thu hoạch, tính tỷ lệ + Số quả/cây (quả): Đếm tổng số quả/cây của 5 cây/ô khi thu hoạch, tính trung bình cho 3 lần nhắc lại.
+ Khối lượng trung bình quả (gam): Cân 10 quả đại điện trên mỗi ô thí nghiệm, tính khối lượng trung bình.
- Năng suất quả:
+ Năng suất lý thuyết (kg/1000m2): Mỗi ô thu 5 cây mẫu, tính năng suất theo công thức. Năng suất lý thuyết (kg/1000m2) = Số quả/cây × Khối lượng TB quả × mật độ trồng (cây/1.000m2)
+ Năng suất thực thu (kg/1000m2): Thu hoạch quả trên cả ô, tính năng suất quả (kg), sau đó quy ra năng suất thực thu
(5) Chất lượng quả: Mỗi công thức lấy 3 quả chín đại diện từ mỗi lần nhắc lại, tiến hành đánh giá chất lượng quả sau khi thu hoạch.
-Chất lượng lý tính quả
+ Kích thước quả: Đo chiều dài(cm): Được đo từ vị trí cuống quả tới đỉnh quả, tính giá trị trung bình cho 1 quả.
+ Đường kính quả (cm): Đo bằng thước panme ở điểm giữa của quả, tính giá trị trung bình cho 1 quả.
+ Độ dày thịt quả (cm): Bổ đôi quả theo chiều dọc từ cuống đến đỉnh quả, tiến hành đo độ dày quả tại vị trí lớn nhất (giữa quả).
+ Tỷ lệ thịt quả (%): Quả được bổ dọc tách riêng phần ruột có chứa hạt và gọt vỏ để lại phần thịt quả ăn được, cân riêng khối lượng phần thịt quả, tỷ lệ so với khối lượng quả. Tỷ lệ thịt quả (%) = Khối lượng thịt quả/Khối lượng quả × 100
-Chất lượng cảm quan:
+ Hương thơm: Quả khi thu hoạch lấy mẫu cho mỗi công thức đặt vị trí tách biệt nhau, mẫu quả của mỗi công thức được đánh số từ 1 đến 9, tổ chức mời 10 người đánh giá bằng phương pháp cảm quan bằng khứu giác (ngửi) và mô tả hương thơm đặc trưng và xác định 5 mức độ: Rất thơm, thơm, thơm vừa, thơm ít, không thơm
+ Độ giòn và cứng thịt quả (bở): Đánh giá bằng phương pháp nếm thử cảm quan như phương pháp xác định hương thơm. Độ giòn được xác định 5 mức: Rất giòn, giòn, giòn vừa, ít giòn, mềm ướt.
+ Độ ngọt: Đánh giá bằng phương pháp thử nếm, xác định 5 mức độ: Rất ngọt, ngọt, ngọt trung bình, ít ngọt và không ngọt.
-Chất lượng hóa tính:
+ Độ Brix (%): Lấy mẫu 9 quả chín từ 3 nhắc lại, bổ theo chiều dọc quả lấy phần thịt quả tiến hành xay nhỏ, lấy dịch tạo ra từ mẫu vắt và xác định độ Brix bằng máy đo Brix kế.
+ Hàm lượng vitamin C (mg/100 gam chất tươi): Lấy mẫu 9 quả chín từ 3 nhắc lại sau khi thu hoạch 3-5 ngày, phân tích hàm lượng vitamin C trong thịt quả theo phương pháp Tilman.
+ Hàm lượng đường tổng số (% chất tươi): Phân tích sau 3-5 ngày, theo phương pháp Bertrand.
+ Hàm lượng vật chất khô (%): Được xác định theo phương pháp sấy đến khối lượng không đổi phần thịt quả ăn được, theo công thức: (Khối lượng thịt quả sau khi sấy (g)/ Khối lượng thịt quả sau khi sấy (g)) x 100%
(6) Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế
Tính toán hiệu quả kinh tế cho 1.000 m2/vụ: Lãi thuần (đ) = Tổng thu nhập (đ) – Tổng chi phí (đ).
-Tổng giá trị thu nhập 1000 m2/vụ (đ) = Năng suất quả (kg)/1000 m2/vụ x giá bán (đ/kg quả).
- Tổng chi phí sản xuất 1000 m2/vụ = Chi phí vật tư 1000 m2/vụ (đ) + chi phí lao động 1000 m2/vụ (đ) + chi phí năng lượng1000 m2/vụ (đ).