Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa lê

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống dưa lê mới trong điều kiện nhà màng tại thái nguyên (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa lê

Theo số liệu thống kê của FAO, năm 2018 diện tích trồng dưa trên thế giới khoảng 1029,90 nghìn ha, năng suất đạt 26,31 tấn/ha, sản lượng đạt 27.104,92 triệu tấn. Năm 2020 diện tích trồng dưa và sản lượng có xu hướng tăng dần đạt diện tích 1.068.23 nghìn ha tăng 38,33 nghìn ha, năng suất năm 2020 cũng có xu hướng tăng dần dần đạt năng suất 26,64 tấn/ha tăng 0,33 tấn/ha so với năm 2018, trong khi đó sản lượng dưa năm 2020 đã tăng 1,363,4 triệu tấn đạt 28,467.92 triệu tấn.

Số liệu từ bảng cho thấy năm 2020 Châu Á là châu có diện tích trồng dưa lớn nhất với 778.17 nghìn ha chiếm 42% so với thế giới. Về sản lượng Châu Á vẫn là

nước dẫn đầu với 21714,03 triệu tấn, chiếm 43% tổng sản lượng thế giới. Qua đó có thể thấy Châu Á là châu rất phát triển về ngành nông nghiệp nói chung và sản xuất dưa nói riêng, gần một nửa sản lượng dưa trên thế giới là từ Châu Á. Bên cạnh đó Châu Mỹ là Châu đứng thứ 2 với sản lượng đạt 3549,85 triệu tấn chiếm 11% tổng sản lượng trên thế giới năm 2018.

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất dưa lê ở các châu lục năm 2019 – 2021

Khu vực Diện tích

(nghìn ha) Năng suất

(tấn/ha) Sản lượng (tấn) Châu Phi

2019 51.472 17,50 900,752

2020 52.003 20,25 1.053,418

2021 51.653 21,54 1.113,010

Châu Mỹ

2019 148.812 23,51 3.498,930

2020 141.828 24,27 3.442,426

2021 139.094 23,65 3.290,742

Châu Á

2019 741.734 27,98 20.759,746

2020 771.558 27,99 21.597,247

2021 790.552 27,88 22.044,892

Châu Âu

2019 89.753 20,89 1.875,208

2020 87.420 21,55 1.884,586

2021 89.223 21,98 1.961,133

Châu Đại Dương

2019 6.455 32,01 206,658

2020 6.316 33,08 208,937

2021 6.847 30,35 207,821

Thế Giới

2019 1.038.226 26,23 27.241,295

2020 1.059.125 26,61 28.186,613

2021 1.077.369 26,56 28.617,598

(Nguồn: Faostat.fao.org, 2023) 1.2.2. Tình hình sn xut và tiêu th dưa lê Vit Nam

Những năm gần đây, dưa lê đã được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam, với thị trường tiêu thụ chính là TP.HCM. Tuy nhiên, diện tích và sản lượng dưa lê sản xuất ra so với nhu cầu thị trường trong nước vẫn còn rất thấp, nguyên nhân là do kĩ thuật canh tác dưa lê khá mới mẻ đối với nông dân và các điều kiện canh tác, thời tiết, mùa vụ…khắt khe hơn so với trồng các loại quả khác. (Trung tâm khoa học và công nghệ Bình Phước, 2018).

Hiện nay, nhiều Công ty giống nhập khẩu hạt giống từ Trung Quốc, Đài Loan, Thái lan, Nhật Bản…cho năng suất cao, chất lượng tốt nhưng khả năng

chống chịu và khả năng thích ứng của giống với từng vùng sinh thái còn là một trở ngại, ngoài ra chi phí hạt giống cũng khá đắt. (Đào Xuân Cảnh, 2013).

Trồng dưa lê ở vụ Xuân Hè cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với một số loại cây khác tại địa phương. Theo tính toán, chi phí đầu tư cho mô hình sản xuất giống dưa lê gần 29 triệu đồng/ha. (Báo Vĩnh Phúc, 2014).

Trong vụ Xuân Hè, mô hình trồng dưa lê tại xã Phú Thịnh đạt năng suất tấn/ha, giá bán trung bình tại ruộng 20 nghìn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi vụ nông dân thu lãi trên 250 triệu đồng/ha, cao gấp 7 lần so với cấy lúa và cao gấp 1,5 lần so với trồng bí xanh. (Mô hình sản xuất dưa lê vàng, 2017).

1.2.3. Xut khu rau qu ca Vit Nam giai đon 2016 - 2021

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm thương mại quốc tế, xuất khẩu chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật toàn cầu giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân 2,0%/năm, từ 59 tỷ USD năm 2016 tăng lên 63,75 tỷ USD năm 2020. Dẫn đầu thế giới về trị giá xuất khẩu chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật là Liên minh châu Âu (EU), tốc độ xuất khẩu giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân 2,76%/năm, từ 22,73 tỷ USD năm 2016 tăng lên 25,24 tỷ USD năm 2020. Tỷ trọng xuất khẩu chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật của EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới tăng từ 38,53% năm 2016 lên 39,59% năm 2020. Điều kiện khí hậu ở châu Âu không thích hợp để trồng rau quả nhiệt đới, do đó, nguồn cung trái cây, rau củ chế biến của châu Âu phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu từ các nước nhiệt đới và bán nhiệt đới.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật của EU tăng 9,9% so với 6 tháng đầu năm 2020, đạt 13,56 tỷ USD. Tiếp theo là Trung Quốc, tốc độ xuất khẩu chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật của nước này trong giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân 1%/năm, từ 7,34 tỷ USD năm 2016 tăng lên 7,62 tỷ USD vào năm 2020. Tỷ trọng xuất khẩu chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật của Trung Quốc trong tổng kim ngạch thế giới giảm từ 12,44% năm 2016 xuống 11,96% năm 2020.

Giai đoạn 2016 – 2020, nhập khẩu hàng rau quả chế biến của Mỹ tăng trưởng bình quân 3,73%/năm, từ 7,94 tỷ USD năm 2016 tăng lên 9,15 tỷ USD năm 2020;

EU nhập khẩu hàng rau quả chế biến tăng trưởng bình quân 2,7%/năm, từ 22,77 tỷ USD vào năm 2016 tăng lên 25,22 tỷ USD vào năm 2020; Trung Quốc nhập khẩu hàng rau quả chế biến tăng trưởng bình quân 9,02%/ năm, từ 982 triệu USD vào năm 2016 tăng lên 1,34 tỷ USD vào năm 2020. Châu Âu là nhà nhập khẩu rau quả chế biến lớn nhất thế giới, chiếm hơn 40% thị phần toàn cầu. Khoảng 30% kim ngạch buôn bán trái cây và rau quả chế biến của châu Âu đến từ các nước đang phát triển. Ngoài ra, hầu hết thương mại nội khối châu Âu được thực hiện từ việc tái xuất khẩu trái cây và rau quả đã qua chế biến đến từ các nước đang phát triển, (Bộ công thương Việt Nam, 2021)

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống dưa lê mới trong điều kiện nhà màng tại thái nguyên (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)