Tình hình sâu bệnh hại trên các giống dưa lê thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống dưa lê mới trong điều kiện nhà màng tại thái nguyên (Trang 52 - 55)

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống dưa lê thí nghiệm

Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến làm giảm năng suất và chất lượng của cây trồng, trường hợp nặng có thể dẫn tới thất thu hoàn toàn.

Sự xuất hiện phát sinh, phát triển và phá hại của các loài sâu bệnh hại là điều rất đáng ngại đối với những người sản xuất nói riêng và người nông dân nói chung.

3.3.1. Thành phn và mc độ ph biến sâu, bnh hi

Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, các giống dưa lê thường bị những loại sâu bệnh hại như sâu khoang, bọ dưa, sâu xanh, ruồi đục quả, bọ phấn, bệnh phấn trắng, sương mai, thán thư, tuyến trùng… gây hại. Tuy nhiên trong quá trình theo dõi thí nghiệm nhận thấy các giống dưa lê trồng trong nhà lưới ít bị sâu hại tấn công hơn, chủ yếu là bệnh phấn trắng và tuyến trùng, nó gây hại ở mức phổ biến (++) và rất phổ biến (+++), với các loài sâu bệnh hại khác với tần xuất bắt gặp ở

mức ít phổ biến (+). Và khi phát hiện đã xử lý kịp thời, để hạn chế sự phát sinh, phát triển và lây lan sâu bệnh.

Sâu xanh (Spodoptera exigua): thường xuất hiện vào giai đoạn mới trồng cây con từ 7 đến 14 ngày sau trồng, và bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis), thán thư xuất hiện vào lúc cây ra hoa, đậu quả, qua bảng 3.6 cho thấy mức độ phổ biến gây hại ở mức ít phổ biến (+).

Bệnh phấn trắng (Erysiphe sp.): thường gây hại vào giai đoạn cây bắt đầu ra hoa đậu quả, bệnh phát triển và lây lan nhanh khi thời tiết ẩm, mát mẻ là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh phát triển, qua theo dõi cho thấy mức độ phổ biến gây hại của bệnh phấn trắng từ ít phổ biến (+) đến rất phổ biến (+++).

Tuyến trùng (Meloidogyne incognita): xuất hiện từ giai đoạn cây con là chủ yếu, do từ khâu xử lý đất không tốt dẫn đến bệnh phát sinh phát triển, làm cho bộ rễ bị tổn thương, cây phát triển còi cọc và chết dần. Qua bảng 3.5 cho thấy mức độ phổ biến gây hại của bệnh tuyến trùng từ phổ biến (++) đến rất phổ biến (+++).

Bệnh thán thư (Colletotrichum lagenarium): Khi thời tiết trở nên nóng và có mưa nhiều, bệnh thán thư phát triển mạnh từ giai đoạn cây dưa leo trưởng thành đến khi thu hoạch. Bệnh này lan truyền thông qua tàn dư cây bị nhiễm bệnh từ mùa trước và cũng được truyền qua hạt giống sang mùa sau.

Bảng 3.5. Thành phần và mức độ phổ biến sâu, bệnh hại trên các giống dưa lê trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông năm 2022

TT Tên giống

Vụ Xuân Hè Vụ Thu Đông

Sâu

hại Bệnh hại Sâu

hại Bệnh hại

Sâu xanh

Phấn trắng

Tuyến trùng

Sương mai

Thán thư

Sâu xanh

Phấn trắng

Tuyến trùng

Sương mai

Thán thư

1 Nami 102 + ++ +++ + + - + ++ - -

2 M108 + +++ +++ + + - + ++ - -

3 Bạch kim + ++ ++ - + - + ++ - -

4 Hannok

No1 + ++ ++ + + - - - - -

5 Happy 6 + + ++ - + - - - - -

6 Happy 7 + + ++ - + - - - - -

Ghi chú:

Tần suất bắt gặp < 5%: - Rất ít gặp Tần suất bắt gặp 5 - 25%: + Ít phổ biến Tần suất bắt gặp >25 - 50%: ++ Phổ biến Tần suất bắt gặp > 50%: +++ Rất phổ biến.

3.3.2. Mc độ nhim sâu, bnh hi ca các ging dưa lê thí nghim

Qua theo dõi sinh trưởng của các giống thí nghiệm trồng trong nhà màng cho thấy, các giống dưa lê xuất hiện một số loại sâu, bệnh hại chính như sâu xanh, bệnh phấn trắng, sương mai, thán thư, tuyến trùng gây hại. Do canh tác trong nhà màng nên đã khống chế được bọ dưa và ruồi đục quả rõ rệt (Bảng 3.6).

Bảng 3.6. Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của các giống dưa lê tham gia trong thí nghiệm vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông năm 2022

Tên giống

Vụ Xuân Hè Vụ Thu Đông

Sâu

hại Bệnh hại Sâu

hại Bệnh hại

Sâu xanh

Phấn trắng

Thán thư

Sương mai

Tuyến trùng

Sâu xanh

Phấn trắng

Thán thư

Sương mai

Tuyến trùng

Nami 102 1 4 1 1 3 0 1 0 0 3

M108 1 4 1 1 3 0 1 0 0 3

Bạch kim 1 3 1 0 3 0 1 0 0 3

Hanok No1 1 3 1 1 2 0 1 0 0 1

Happy 6 1 2 1 0 2 0 1 0 0 1

Happy 7 1 2 1 0 2 0 1 0 0 1

Ghi chú: Các cấp bệnh gồm:

Các cấp bệnh gồm:

Cấp 0: Cây không bị bệnh

Cấp 1: Có 1 đến <10% diện tích lá bị bệnh Cấp 2: Có 10% đến <25% diện tích lá bị bệnh Cấp 3: Có 25% đến <50% diện tích lá bị bệnh Cấp 4: Có 50% đến <75% diện tích lá bị bệnh Cấp 5: Có từ 75% diện tích lá trở lên bị bệnh

Cụ thể, trong vụ Xuân Hè, các giống dưa lê nghiên cứu bị một số đối tượng bệnh gây hại (Bảng 3.6). Trong đó gây hại chủ yếu là bệnh phấn trắng và tuyến trùng. Trong các giống dưa lê nghiên cứu, các giống Nami 102, M108 và Bạch Kim bị nhiễm bệnh phấn trắng cao (điểm 3, 4), bệnh tuyến trùng điểm 3 (bảng 3.6). Bệnh thán thư và sương mai gây hại nhẹ trên các giống. Mức độ bị bệnh tuyến trùng gây hại khác nhau đã ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của các giống thí nghiệm.

Vụ Thu Đông đối tượng bệnh gây hại ít hơn vụ Xuân Hè. Hai bệnh xuất hiện trên khu thí nghiệm gồm có bệnh phấn trắng và tuyến trùng. Bệnh phấn trắng gây hại cấp độ nhẹ (điểm 1), tuyến trùng xuất hiện trên các giống thí nghiệm, trong đó gây hại nhóm giống dưa lê quả to (Nami 102, M108 và Bạch Kim) bị gây hại nặng (điểm 4), thời điểm tuyến trùng xuất hiện muộn hơn vụ Xuân Hè, vào giai đoạn quả già-chín, do đó cũng làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả của giống này.

Các biện pháp xử lý đất và phòng trừ đã được áp dụng, tuy nhiên thời tiết vụ Xuân Hè có nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao, trời âm u là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh và tuyến trùng phát triển. Tuyến trùng phát triển và tồn dư trong đất, sẽ tấn công vào rễ cây, do vậy sau mỗi vụ xử lý đất không triệt để sẽ là nguồn lây lan bệnh sang vụ sau, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất dưa lê. Cụ thể, tỷ lệ cây cho thu hoạch ở các giống nhiễm tuyến trùng cao sẽ thấp hơn các giống khác.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống dưa lê mới trong điều kiện nhà màng tại thái nguyên (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)