Đặc điểm sinh trưởng của các giống dưa lê mới tại Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống dưa lê mới trong điều kiện nhà màng tại thái nguyên (Trang 44 - 49)

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm sinh trưởng của các giống dưa lê mới tại Thái Nguyên

Nghiên cứu thời gian sinh trưởng phát triển của giống giúp nhà sản xuất có kế hoạch sắp xếp thời vụ, bố trí cây trồng hợp lí cũng như tác động các biện pháp kĩ thuật thích hợp nhằm hạn chế tối thiểu tác động của điều kiện ngoại cảnh tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt. Một giống được đánh giá là giống tốt phải có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, thích ứng rộng với điều kiện thời tiết và có tiềm năng cho năng suất cao.

Qua theo dõi thu được kết quả qua bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng của các giống dưa lê thí nghiệm trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông năm 2022

Đơn vị: ngày

TT Tên giống

Vụ Xuân Hè 2022 Vụ Thu Đông 2022

Gieo đến mọc mầm

Từ khi trồng đến…

Gieo đến mọc mầm

Từ khi trồng đến…

Ra hoa

cái

Thu quả lần 1

Kết thúc

thu quả

Ra hoa

cái

Thu quả lần 1

Kết thúc thu quả

1 Nami 102 6 33 71 74 6 34 73 75

2 M108 6 34 71 74 6 34 73 75

3 Bạch kim 6 33 70 75 6 34 73 75

4 Hanok No.1 7 38 76 82 7 29 60 72

5 Happy 6 7 39 76 82 7 29 60 72

6 Happy 7 7 39 76 82 7 29 60 72

- Giai đoạn từ khi gieo hạt đến mọc mầm

Thời kì này được tính từ lúc gieo đến khi xuất hiện 2 lá mầm. Hạt sau khi gieo muốn nảy mầm cần phải có đủ 3 điều kiện đó là nhiệt độ, ẩm độ và không khí, khi hạt hút khoảng 50% lượng nước so với khối lượng hạt thì hạt sẽ nảy mầm.

Đặc trưng của thời kì này là kết thúc bởi sự xuất hiện của 2 lá mầm. Sự sinh trưởng của 2 lá mầm phụ thuộc nhiều vào giống, chất dự trữ, nhiệt độ và độ ẩm đất.

Nghiên cứu chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong xác định thời gian gieo hạt một cách hợp lý nhằm cung cấp điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của 2 lá mầm dưa lê.

Kết quả bảng 3.1 cho thấy:

Thời gian sinh trưởng của các giống có sự khác nhau giữa 2 thời vụ trồng. Vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông thời gian mọc mầm tương đương nhau (CT 1, 2 và 3 mọc mầm sau 6 ngày giao và CT 4, 5 và 6 mọc mầm sau 7 ngày sau khi gieo). Vụ Xuân Hè thời gian sinh trưởng kéo dài hơn vụ Thu Đông. Trong vụ Xuân Hè, thời gian sinh trưởng giống Nami 102, M108, Bạch Kim có TGST từ trồng đến thu hoạch từ 74-75 ngày và giống quả nhỏ (Hanok No.1, Happy 6, Happy 7) có TGST từ khi trồng đến thu hoạch là 82 ngày. Ngược lại, ở vụ Thu Đông TGST từ trồng đến thu hoạch nhóm giống quả to (75 ngày), dài hơn nhóm giống quả nhỏ (72 ngày).

3.1.2. Động thái tăng trưởng chiu cao cây

Một trong những chỉ tiêu để có thể đánh giá được khả năng sinh trưởng của cây dưa lê đó chính là sự tăng trưởng về chiều cao thân chính. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây còn phải phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc và đặc biệt là chế độ dinh dưỡng và sâu bệnh hại.

Nghiên cứu đặc tính này có thể đưa ra được các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm tác động vào từng thời kỳ khác nhau để kìm hãm sự tăng nhanh về chiều cao cây.

Sự tăng trưởng chiều cao cây cũng liên quan đến khả năng chín sớm và tập trung của các giống. Thân cây dưa lê có nhiệm vụ trong thời gian sinh trưởng và phát triển của cây là nó sẽ phải đỡ các bộ phận của cây như hoa, quả và lá, và đặc biệt là có vai trò quan trọng đối với việc trồng dưa cho leo giàn và trồng trồng nhà màng.. để có thể tạo ra số lượng các chùm hoa và quả để có thể đạt năng suất chất lượng tốt.

Khả năng sinh trưởng thân nhánh các giống dưa lê nghiên cứu cho thấy: nhóm giống dưa lê quả to (Nami201, M108, Bạch Kim) có khả năng sinh trưởng mạnh hơn nhóm quả nhỏ (Hanol No.1, Happy 6, Happy 7) trong cả 2 vụ Xuân Hè và Thu Đông ở giai đoạn sau trồng 35 ngày.

Biu đồ 3.1. Động thái tăng trưởng chiu cao cây ca các ging dưa lê tham gia thí nghim trong v Xuân Hè và Thu Đông năm 2022 3.1.3. Động thái tăng trưởng s

Lá là chỉ tiêu quan trọng trong quá trình quang hợp để tạo ra sản phẩm cung cấp cho các hoạt động sống của cây dưa lê. Số lá nhiều hay ít đều có thể ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả, khi cây dưa lê có số lá ít sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của cây, quả sẽ ít và nhỏ, rụng, hỏng và năng suất không được cao.

Thời kỳ quả chín nếu có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào quả sẽ làm cho quả có biểu hiện như bị héo, vàng rụng, không có màu sắc đặc trưng của giống. Nhưng số lá nhiều, bản lá to, làm cho cây rậm rạp, lá che khuất lẫn nhau sẽ làm ảnh hưởng xấu đến khả năng quang hợp của quần thể và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh và gây hại.

Số lá trên cây dưa lê nhiều hay ít còn được quyết định bởi các đặc tính di truyền của giống, trong đó, quá trình hình thành lá còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, các biện pháp kỹ thuật và sâu bệnh hại.

Trong đó nhiệt độ đóng vai trò rất quan trọng đến số lá trên cây dưa.

Động thái ra lá của cây còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát sinh, phát triển của bộ rễ và các cơ quan khác cũng như tạo ra năng suất cây trồng để đạt chất lượng tốt.

Qua quan sát động thái tăng trưởng số lá của các giống dưa tham gia trong thí nghiệm thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 3.2: Động thái tăng trưởng số lá trên thân/nhánh chính của các giống dưa lê tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông năm 2022

(Đơn vị: lá/cây)

Tên giống

Vụ Xuân Hè 2022 Vụ Thu Đông 2022

Thời gian sau trồng... ngày Thời gian sau trồng... ngày

7 14 21 28 35 7 14 21 28 35

Nami 102 4,80a 9,26a 17,53a 23,26a 32,33a 5,06a 10,13a 18,00a 24,20a 33,06a M108 4,66a 9,53a 15,46b 23,93a 31,00ab 4,86a 10,06a 16,20abc 24,46a 31,93a Bạch kim 3,00c 5,80a 12,13c 19,06b 27,53b 4,93a 8,06b 17,06ab 20,60b 32,66a Hanok No1 3,66cb 7,00b 10,00d 12,00c 20,13c 3,37b 7,26b 14,60bcd 17,13c 25,06b Happy 6 4,20ab 7,00b 9,06d 12,80c 20,60c 5,46a 7,33b 12,26d 15,66c 26,20b Happy 7 4,20ab 7,13b 12,80c 13,00c 21,60c 4,46a 7,86b 13,46dc 15,60c 25,06b P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05

CV% 9,35 14,12 6,48 11,34 7,52 8,44 9,33 11,10 7,89 5,62

LSD0.05 0,69 1,95 1,51 3,58 3,49 0,70 1,43 3,08 2,81 2,96

Qua bảng 3.2 cho thấy:

Trong các giống nghiên cứu, nhóm dưa lê quả to có số lá trên thân, nhánh nhiều hơn nhóm giống quả nhỏ. Tốc độ tăng trưởng lá mạnh nhất vào giai đoạn từ 14-28 NST: giống Nami 102 và M108 có tốc độ tăng trưởng số lá trên thân chính lớn nhất. Giai đoạn 28 ngày sau trồng số lá đạt 23,26-23,93 lá; số lá tiếp tục tăng lên 31-32,33 lá/cây ở giai đoạn 35 NST (giai đoạn hoa rộ) ở vụ Xuân Hè. Tương tự, trong vụ Hè Thu số lá trên thân của 2 giống này đạt 31,93-33,06 lá/cây.

Biu đồ 3.2. Động thái ra lá trên thân/nhánh ca các ging dưa lê tham gia thí nghim trong v Xuân và Hè Thu năm 2022

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00

7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày 35 ngày

SÔ LÁ (LÁ)

THỜI GIAN SAU TRỒNG...

CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6

3.1.4. Động thái tăng trưởng đường kính gc

Đường kính gốc là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống, biểu hiện khả năng vững chắc của cây và nó liên quan đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây. Tuy nhiên mức độ sinh trưởng còn phụ thuộc vào bản chất của giống, điều kiện ngoại cảnh và các kỹ thuật chăm sóc.

Theo dõi về khả năng sinh trưởng đường kính gốc của các công thức tham gia trong thí nghiệm kết quả được trình bày qua bảng 3.3.

Bảng 3.3: Khả năng sinh trưởng đường kính gốc của các giống dưa lê tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông năm 2022

(Đơn vị: cm/cây)

Tên giống

Vụ Xuân Hè 2022 Vụ Thu Đông 2022

Thời gian sau trồng... ngày Thời gian sau trồng... ngày

7 14 21 28 35 7 14 21 28 35

Nami 102 0,31bc 0,41ab 0,49ab 0,57c 0,62c 0,34ab 0,45a 0,50a 0,64c 0,72b M108 0,32bc 0,40abc 0,48b 0,67b 0,69b 0,33bc 0,40b 0,48a 0,68b 0,71b Bạch kim 0,36a 0,42a 0,52a 0,72a 0,75a 0,38a 0,45a 0,52a 0,74a 0,77a Hanok No1 0,31bc 0,33d 0,35e 0,50d 0,51d 0,31bc 0,37bc 0,39c 0,54e 0,57d Happy 6 0,29c 0,35cd 0,44c 0,56c 0,60c 0,30c 0,37bc 0,44b 0,58d 0,64c Happy 7 0,33ab 0,36bcd 0,39d 0,57c 0,59c 0,34b 0,36c 0,40c 0,58d 0,64c P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 6,57 7,38 3,98 5,10 4,54 5,53 5,35 4,54 3,19 2,55 LSD0.05 0,03 0,05 0,03 0,05 0,05 0,03 0,03 0,03 0,03 0,03

Qua bảng 3.3 cho thấy:

Trong các giống nghiên cứu, nhóm dưa lê quả to có đường kính gốc to hơn nhóm giống quả nhỏ. Tốc độ tăng trưởng đường kính mạnh nhất vào giai đoạn từ 21-28 ngày sau trồng trong cả 2 vụ. Giai đoạn 35 ngày sau trồng đường kính gốc đạt 0,51 – 0,75 cm (vụ Xuân Hè) trong đó giống Bạch Kim có đường kính gốc to hơn so với tất cả giống tham gia thí nghiệm (đạt 0,75cm). Vụ Thu Đông giống Bạch

Kim vẫn đạt đường kính to nhất so với tất cả giống tham gia thí nghiệm vào vụ Thu Đông (đạt 0,77cm). Thấp nhất là giống Bạch Kim đạt 0,57cm).

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống dưa lê mới trong điều kiện nhà màng tại thái nguyên (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)