Thái Nguyên, ngày 20 tháng 12 năm 2023 Tác giả Trang 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ACE2 Men chuyển angiotensin II Angiotensin-Converting Enzyme II ARN Acid ribonucleic CDC Trung tâm kiểm soá
Một số đặc điểm về vi rút SARS-CoV-2 và bệnh COVID-19 ở trẻ em
Đặc điểm của vi rút SARS-CoV-2
SARS-CoV-2 là một chủng Coronavirus mới trước đây chưa từng được xác định trên người Đến nay đã xác định được 6 chủng Coronavirus có khả năng lây nhiễm ở người và SAR-CoV-2 là thành viên thứ 7
Coronavirus có thể gây viêm phổi trực tiếp do virus hoặc do vi khuẩn thứ phát Ba chủng Coronavirus gây bệnh nặng, gây ra các vụ dịch lớn về quy mô và mức độ tổn thương bao gồm: Coronavirus gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng được phát hiện vào năm 2002 được gọi là SARS-CoV-1; tiếp đến là
Coronavirus gây hội chứng viêm đường hô hấp Trung Đông được phát hiện vào năm 2012 được gọi là MERS-CoV; và gần đây nhất là Coronavirus gây bệnh viêm phổi ở Vũ Hán được phát hiện vào giữa tháng 12/2019 được gọi là SARS-CoV-2 SARS-CoV-2 giống nhất với SARS-CoV-1 về mặt di truyền; tuy nhiên, hiện nay không biết SARS-CoV-1 có lưu hành trong cộng đồng người hay không [5]
Coronavirus là thành viên của họ Coronaviridae và phân họ Coronavirinae, bao gồm bốn chi Alphacoronavirus, Betacoronavirus, Gammacoronavirus và Deltacoronavirus Bốn chi này được tạo ra dựa trên cùng cấu trúc hệ gen và các mối quan hệ phát sinh loài (phylogenetic) SARS-CoV-
2 thuộc chi Betacoronavirus và lây bệnh cho người được cho là từ động vật, nhiều khả năng từ loài dơi [21].
Cấu trúc của vi rút
- Các Coronavirus là các virus ARN có bộ gen lớn nhất được biết đến trong các loại ARN virus (kích thước trung bình 125 nanomet), dạng hình cầu, có tên bắt nguồn từ hình dạng giống như vương miện đặc trưng của chúng
(Corona tiếng La-tinh có nghĩa là vương miện) [5]
Hình 1.1 Cấu trúc vi rút SARS-CoV-2 [48]
- Lõi acid nucleic chứa sợi ARN đơn dương (sợi phân tử polyme có vai trò sinh học trong mã hoá, dịch mã, điều hoà và biểu hiện của gen), giúp virus tiến hành nhân bản nhanh hơn
- Vỏ protein: lớp vỏ này đóng vai trò bảo vệ, được bao bọc bên ngoài bộ gen Đây là virus có vỏ bao ngoài, bao gồm lớp kép lipid và protein, bên trên có lớp gai protein thực hiện các nhiệm vụ của kháng nguyên, giúp virus xâm nhập một cách dễ dàng Có 4 protein cấu trúc được bảo tồn trên các Coronavirus đó là protein gai (S), protein màng (M), protein vỏ (E) và nucleocapsid (N) protein Trong đó protein S chịu trách nhiệm liên kết với tế bào vật chủ và là thụ thể để virus xâm nhập vào tế bào Các protein M, E, N là một phần của nucleocapsid của các hạt virus Ngoài 4 protein chính trên, còn có protein phi cấu trúc hemagglutinin-esterase (HE) Protein này có vai trò tăng cường sự xâm nhập vào tế bào niêm mạc, các protein phi cấu trúc khác có vai trò trong đảm bảo hoạt động của virus [5].
Sinh bệnh học
- Coronavirus ở người lây truyền chủ yếu qua các giọt đường hô hấp, qua đường khí dung, trực tiếp qua tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm virus và lây truyền qua đường không khí cũng được báo cáo trong quá trình dịch SARS Sự lây truyền trực tiếp bằng các giọt đường hô hấp được củng cố bằng cách nhân rộng SARS-CoV-2 hiệu quả trong cả đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới và ngày càng có nhiều báo cáo cho thấy sự lây lan từ người sang người giữa những người tiếp xúc gần gũi giữa những người mắc COVID-19 có triệu chứng hoặc không triệu chứng [44]
Hình 1.2 Quá trình xâm nhập của virus SARS-CoV-2 [20]
(1) Vi rút liên kết với ACE2 như là thụ thể của tế bào đích trên vật chủ bằng sự hiệp đồng với protease 2 serine xuyên màng (protein bề mặt tế bào) của vật chủ, thụ thể được trình diện chủ yếu trên các tế bào biểu mô đường thở và tế bào nội mô mạch máu
(2) Quá trình này này dẫn đến sự hợp nhất màng và giải phóng bộ gen của virus vào tế bào chất của vật chủ
(3-7) Các bước còn lại của quá trình nhân lên của virus, dẫn đến sự tập hợp virus, trưởng thành trong tế bào và giải phóng [20]
- SARS-CoV-2 liên kết với ACE2, thụ thể của tế bào đích vật chủ Sự sao chép tích cực và giải phóng virus trong tế bào phổi dẫn đến các triệu chứng không đặc hiệu như sốt, đau cơ, nhức đầu và các triệu chứng về hô hấp Trong mô hình chuột lang thử nghiệm, virus gây tổn thương tạm thời cho các tế bào trong biểu mô khứu giác, dẫn đến rối loạn chức năng khứu giác, có thể giải thích cho việc mất vị giác và khứu giác tạm thời thường thấy ở COVID-19 Sự phân bố của các thụ thể ACE2 trong các mô khác nhau có thể giải thích các vị trí nhiễm trùng và các triệu chứng của bệnh nhân Ví dụ, thụ thể ACE2 được tìm thấy trên biểu mô của các cơ quan khác như ruột và các tế bào nội mô ở thận và mạch máu, có thể giải thích các triệu chứng tiêu hóa và biến chứng tim mạch Viêm nội mô tế bào lympho đã được quan sát thấy trong quá trình kiểm tra bệnh lý sau mổ của phổi, tim, thận và gan cũng như hoại tử tế bào gan và nhồi máu cơ tim ở những bệnh nhân chết vì COVID-19 Những phát hiện này chỉ ra rằng vi rút ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều cơ quan, như đã thấy ở SARS-CoV-1 và influenzae [20].
Phương thức lây truyền
SARS-CoV-2 có thể lây truyền từ người mang virus sang người lành qua các con đường sau:
- Lây truyền qua đường giọt bắn:
Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, họ bắn ra những giọt đờm và dịch nhày lớn nhỏ khác nhau mang virus Giọt có kích thước > 5 micron gọi là giọt li ti và kích thước < 5 micron được gọi là khí dung (aerosol) Người đứng trong phạm vi 2 mét có thể bị các giọt bắn này văng vào đường hô hấp [5]
- Lây truyền qua đường không khí (aerosol):
Những hạt aerosol có kích thước quá nhỏ để lắng xuống theo trọng lực
Vì vậy những hạt này được các dòng không khí mang đi và phát tán nhờ vào sự khuếch tán và nhiễu loạn không khí Aerosol có thể phát tán đến 8 mét Những đối tượng “siêu lây nhiễm” phát tán ra những hạt aerosol nhiều hơn so với những người khác [5]
- Lây truyền qua đường tiếp xúc:
+ Các giọt nước bọt hoặc dịch chảy ra từ mũi người bệnh có thể bám vào tay người bệnh rồi tiếp tục bám vào các vị trí khác như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, nút bấm thang máy, xe đẩy…
+ Virus sẽ bám vào tay người khác nếu chạm vào các vị trí mà tay người bệnh chạm Virus từ bàn tay xâm nhập vào niêm mạc miệng, mắt, mũi nếu đưa lên mặt
+ Nhân viên y tế có những hoạt động tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh, với máu hoặc dịch cơ thể từ người bệnh có nguy cơ nhiễm bệnh hoặc lan truyền bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [5]
- Lây qua đường tiêu hoá: SARS-CoV-2 được phát hiện trong phân của bệnh nhân với các triệu chứng không điển hình cho thấy khả năng lây nhiễm qua đường tiêu hoá [5]
- Lây nhiễm giữa người và động vật (mức độ hiếm gặp): báo cáo của CDC Hoa Kỳ cho thấy một lượng nhỏ thú cưng trên thế giới bao gồm chó và mèo có sư hiện diện của vi rút SARS-CoV-2, nguyên nhân phần lớn là do tiếp xúc với người nhiễm bệnh Cho đến thời điểm hiện tại, nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ động vật sang người được cho là hiếm [5].
Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng
- Thời gian ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh đối với COVID-19 thường là trong vòng 14 ngày sau khi phơi nhiễm với hầu hết các trường hợp xảy ra khoảng 4 đến 5 ngày sau khi phơi nhiễm Thời gian ủ bệnh trung bình của biến thể SARS- CoV-2 Omicron (B.1.1.159) dường như ngắn hơn một chút, với các triệu chứng xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng ba ngày [15], [50]
- Khởi phát: có một hay nhiều triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau đầu, ho khan, đau họng, nghẹt mũi/sổ mũi, mất vị giác/khứu giác, nôn và tiêu chảy, đau cơ, tuy nhiên trẻ thường không có triệu chứng
+ Trong một phân tích tổng hợp bao gồm 9335 trẻ em (0-19 tuổi) từ 31 quốc gia được ghi nhận nhiễm SARS-CoV-2 (bao gồm 1208 trẻ em mắc hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em [MIS-C], tỷ lệ trung bình của trẻ em không có triệu chứng là 13 % Tỷ lệ trung bình của các triệu chứng khác là: sốt 63%, ho 34%, buồn nôn/nôn 20%, ỉa chảy 20%, khó thở 18%, triệu chứng mũi họng 17%, phát ban 17%, mệt mỏi 16%, đau bụng 15%, triệu chứng giống Kawasaki 13%, không có triệu chứng 13%, triệu chứng thần kinh 12%, bệnh lý kết mạc 11% và họng đỏ 9% [49]
+ Các triệu chứng khác ít gặp hơn: tổn thương da niêm (hồng ban các đầu ngón chi, nổi ban da…); rối loạn nhịp tim; tổn thương thận cấp; viêm thanh mạc (tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tim); gan to, viêm gan; bệnh não (co giật, hôn mê hoặc viêm não) [3]
- Tiến triển: hầu hết trẻ chỉ bị viêm đường hô hấp trên với sốt nhẹ, ho, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi hay viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng 1-
- Thời kỳ hồi phục: thường trong giai đoạn từ ngày thứ 7-10 ngày, nếu không có các biến chứng nặng trẻ sẽ hết dần các triệu chứng lâm sàng và khỏi bệnh [3]
- Diễn biến nặng biểu hiện như bão cytokine, có thể là sốc, hội chứng suy hô hấp cấp, rối loạn chức năng đa tạng, hội chứng viêm nhiều hệ thống Rối loạn chức năng đa tạng là hậu quả của nhiễm virus máu Các rối loạn chức năng bao gồm suy hô hấp cấp, rối loạn chuyển hóa và nội môi, suy thận cấp, thương tổn tim cấp, thương tổn gan cấp, rối loạn đông máu, làm bệnh chuyển biến nguy kịch, đòi hỏi phải hồi sức tích cực Hội chứng viêm nhiều hệ thống là biến chứng do đáp ứng miễn dịch muộn với SARS-CoV-2 Biểu hiện lâm sàng gồm triệu chứng giống Kawasaki (ban đỏ, đau mắt đỏ, sưng nề bàn tay, bàn chân, nứt kẽ môi, nổi gai lưỡi, hạch cổ), triệu chứng của sốc nhiễm độc (sốt, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, ban giống bỏng nắng), triệu chứng tiêu hóa (tiêu chảy, nôn, đau bụng, chướng bụng) và triệu chứng hô hấp (ho kéo dài, khó thở) [4]
* Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên
- Chỉ định xét nghiệm: Tất cả trẻ nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 cần được lấy mẫu bệnh phẩm dịch hầu họng dịch mũi hoặc dịch nội khí quản /rửa phế quản (nếu thở máy) để chẩn đoán xác định COVID-19
+ Sử dụng phương pháp xét nghiệm RT-PCR cho kết quả độ nhạy độ đặc hiệu cao nhất dùng để chẩn đoán xác định nhiễm SARS-CoV-2 cấp tính
+ Nếu kết quả RT-PCR âm tính, nhưng vẫn nghi ngờ về lâm sàng, cần xét nghiệm lại hoặc lấy mẫu bệnh phẩm dịch hút phế quản, hoặc dịch rửa phế quản, rửa phế nang (nếu trẻ thở máy)
+ Xét nghiệm kháng nguyên SARS-CoV-2, để phát hiện kháng nguyên của vi rút và cần được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RT-PCR
+ Xét nghiệm SARS-CoV-2 trong quá trình điều trị được chỉ định theo yêu cầu cụ thể của phác đồ điều trị
+ Không dùng xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng SARS-CoV-2 để chẩn đoán đang mắc COVID-19 (chỉ dùng cho chẩn đoán các bệnh sau mắc COVID-19 như: hội chứng viêm đa hệ thống cơ quan MIS-C hoặc những tổn thương khác sau nhiễm SARS-CoV-2…)
* Xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu và vi sinh:
- Huyết học: tổng phân tích tế bào máu, đông máu cơ bản
- Các chỉ số viêm: CRP, máu lắng; nếu có điều kiện xét nghiệm procalcitonin và/hoặc ferritin, và/hoặc LDH và/hoặc IL-6
- Các xét nghiệm giúp chẩn đoán biến chứng: điện giải đồ, đường máu, albumin, chức năng gan thận, khí máu, lactate, tổng phân tích nước tiểu Nếu nghi ngờ có biến chứng tim mạch: CK-MB, troponin I/T, BNP/NT-pro-BNP
- Với nhóm nặng, nguy kịch thường có suy giảm miễn dịch thứ phát → miễn dịch dịch thể (IgA, G, M) miễn dịch tế bào (CD3, CD4, CD8) nếu có điều kiện
- Các xét nghiệm vi sinh: cấy máu, tìm nấm, cấy dịch, panel vi rút tùy tình trạng người bệnh
- X-quang phổi có tổn thương dạng mô kẽ, kính mờ (thường 2 đáy phổi), khi nặng hình ảnh tổn thương phế nang và mô kẽ lan tỏa hai phế trường mà không phải do tràn dịch màng phổi, xẹp thùy phổi
- Siêu âm phổi hình ảnh B-line (trong khi chức năng tim bình thường), đông đặc dưới màng phổi, cần đánh giá (siêu âm tim) để loại trừ phù phổi do áp lực thủy tĩnh Đánh giá sức co bóp cơ tim, tình trạng giãn mạch vành khi trẻ có MIS-C
- Chụp cắt lớp vi tính khi có điều kiện: hình ảnh tổn thương phế nang, mô kẽ, hình ảnh kính mờ lan tỏa
- Siêu âm tim, điện tim với các trường hợp nặng, hoặc nghi ngờ có biến chứng tim mạch
- Chỉ định xét nghiệm phù hợp với mức độ của bệnh và điều kiện của cơ sở y tế [3].
Dịch tễ học COVID-19 ở trẻ em
- Nghiên cứu Dong Y và cộng sự tại Trung Quốc (2020) cho thấy các trường hợp mắc COVID-19 ở trẻ em trong giai đoạn đầu của dịch (từ tháng 12 năm 2019 đến đầu tháng 2 năm 2020) thì bệnh có xu hướng gia tăng nhanh chóng.Đến ngày 8 tháng 2 năm 2020, có 2135 bệnh nhi mắc COVID-19, trong đó 46,0% đến từ Hồ Bắc, 18,5% đến từ các tỉnh tiếp giáp Hồ Bắc (An Huy, Hà Nam, Hồ Nam….) [28]
- Tại Hoa Kỳ, tính đến ngày 22/06/2022, có 13.453.509 tổng số ca COVID-19 ở trẻ em được báo cáo chiếm 18,9% (13.453.509/ 71.097.215) trong tất cả các trường hợp.Tỷ lệ mắcở trẻ em đã tăng đột biến vào năm 2022, đặc biệt vào mùa đông với biến thể Omicron, đạt đỉnh 1.150.000 trường hợp được báo cáo trong một tuần Báo cáo ngày 2/2/2022 số trẻ COVID-19 đã giảm dần (87.000 trường hợp) [11] Tử vong liên quan đến SARS-CoV-2 ở trẻ em và thanh thiếu niên khá hiếm gặp Thống kê, phân tích tổng hợp từ bảy quốc gia (Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ) thì tỷ lệ tử vong ở trẻ em (từ 0 đến 19 tuổi) chỉ chiếm 0,17 trên 100.000 như của tháng
2 năm 2021 [13] García và cộng sự (2020) cho thấy trẻ em Tây Ban Nha mắc COVID 19 nhập viện là 0,52%, tỷ lệ phải hồi sức cấp cứu là 0,05% và có một trường hợp tử vong (0,02%) [38]
- Tuổi: Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm COVID-19 Nghiên cứu Wanga và cộng sự (năm 2021) tại Hoa Kỳ, trong số 713 bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 ở trẻ em < 18 tuổi có 24,7% ở độ tuổi < 1 tuổi, 17,1% từ 1-
4 tuổi, 20,1% từ 5-11 tuổi và 38,1% từ 12-17 tuổi [91] Theo Bellino và cộng sự (2020) tại Ý thì hầu hết các trường hợp COVID-19 xảy ra ở thanh thiếu niên từ 13-17 tuổi (40,1%), tiếp theo là nhóm trẻ từ 7-12 tuổi (28,9%), 2-6 tuổi (17,2%) và 0-1 tuổi (13,8%); độ tuổi trung bình là 11 tuổi [14] Theo Dong Y và cộng sự tại Trung Quốc (2020) thì tỉ lệ các nhóm tuổi trẻ em mắc COVID-
19 < 1 tuổi; 1-5 tuổi; 6-10 tuổi; 11-15 tuổi; > 15 tuổi lần lượt là 17,6%; 23%; 24,5%; 9,3% (p < 0,001); tuổi trung bình của là 7 tuổi (p < 0,001) [28]
- Giới tính: Tại Hoa Kỳ, nghiên cứu được báo cáo từ CDC từ 12/2/2020 đến ngày 2/4/2020 thì trong số 2490 trường hợp COVID-19 ở trẻ em đã biết giới tính có 57% xảy ra ở nam giới, 43% xảy ra ở nữ giới [18] Theo Lu X và cộng sự (2020) tại Vũ Hán, tỉ lệ trẻ em mắc COVID-19 ở nam là 60,8% (104/171), trong khi tỷ lệ mắc COVID-19 ở nữ là 39,2% (67/171) [58] Tác giả Dong Y và cộng sự tại Trung Quốc (2020) cho thấy có 1208/2135 trẻ em mắc COVID-19 (56,6%) là trẻ trai và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số lượng bệnh nhi giữa trẻ em trai và trẻ em gái (p = 0,575) [28]
Nghiên cứu của Kim và cộng sự (2020) tại Hoa Kỳ trên 576 ca bệnh nhi mắc COVID-19 thì trong số 526 (91,3%) được báo cáo về chủng tộc và dân tộc có 241 trẻ (45,8%) là người gốc Tây Ban Nha, 156 trẻ (29,7%) là người da đen,
74 trẻ (14,1%) là người da trắng; 24 trẻ (4,6%) là người châu Á hoặc Thái Bình Dương không phải gốc Tây Ban Nha và 4 trẻ (0,8%) là thổ dân da đỏ/Alaska không phải gốc Mỹ gốc Tây Ban Nha [51]
Nghiên cứuYuan B và cộng sự (2020) tại Trung Quốc về việc theo dõi
182 bệnh nhân đã hồi phục dưới sự theo dõi cách ly y tế cho thấy hai mươi (10,99%) bệnh nhân trong số 182 bệnh nhân được phát hiện là SARS-CoV-2
ARN dương tính (dương tính lại) Bệnh nhân dưới 18 tuổi có tỷ lệ tái dương tính cao hơn mức trung bình và không có bệnh nhân nặng nào có kết quả xét nghiệm lại dương tính Không có sự khác biệt đáng kể về giới tính giữa dương tính lại và không tái dương tính Đáng chú ý, hầu hết các trường hợp tái dương tính đều chuyển sang âm tính trong các xét nghiệm sau và tất cả chúng đều mang kháng thể chống lại SARS-CoV-2 Điều này cho thấy rằng chúng có thể không lây nhiễm, mặc dù điều quan trọng vẫn là thực hiện xét nghiệm ARN SARS-CoV-2 thường xuyên và theo dõi để đánh giá khả năng lây nhiễm [101]
Theo Lu J và cộng sự (2020) tại Trung Quốc thì trong số 619 trường hợp COVID-19 đã xuất viện, 87 trường hợp được xét nghiệm lại là dương tính với SARS-CoV-2 trong hoàn cảnh cách ly với xã hội [57]
Nghiên cứu của Graff K và cộng sự (2021) tại Bệnh viện Nhi Colorado, Hoa Kỳ cho thấy yếu tố nguy cơ được ghi nhận thường xuyên nhất đối với phơi nhiễm COVID-19 là một thành viên trong gia đình có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 (n = 114; 25%), sau đó là các cuộc tụ tập xã hội của hơn
10 người (n = 85; 19%) Các trường hợp có triệu chứng được báo cáo phổ biến là 98 trẻ (31%) có một thành viên gia đình mắc COVID-19 so với 16 trẻ (12%) trường hợp không có triệu chứng và 79 trẻ (25%) trường hợp có triệu chứng báo cáo một cuộc tụ tập xã hội so với 6 trẻ (4%) các trường hợp không có triệu chứng Hơn một phần ba trường hợp có triệu chứng (n = 115; 37%) không có ghi nhận phơi nhiễm, trong khi hơn hai phần ba (n = 98; 71%) trường hợp không có triệu chứng không có yếu tố nguy cơ được ghi nhận [42]
Tác giả Macias và cộng sự nghiên cứu tại Bệnh viện nhi ở thành phố Mexico (2020) cho thấy lịch sử tiếp xúc dịch tễ học được ghi nhận trong 42/86 trường hợp và cha mẹ là nguồn lây nhiễm chính chiếm 39% trường hợp [61] Nghiên cứu của García và cộng sự (2022) trên5933 trẻ em mắc COVID-19 tại Tây Ban Nha cho thấy lây nhiễm môi trường gia đình xảy ra trong 67,8% trường hợp, trường học là 5%, lây nhiễm trong các hoạt động vui chơi giải trí là 4,7% và 17,8% trường hợp không xác định được nguồn gốc Tỷ lệ không rõ nguồn lây ở bệnh nhân không có triệu chứng (4,1%; 121 trường hợp) thấp hơn có ý nghĩa so với bệnh nhân có triệu chứng (31,6%; 922 trường hợp) (OR 10,86; KTC 95% ; p < 0,001) [38]
- Thời kỳ ủ bệnh được định nghĩa là khoảng thời gian từ khi tiếp xúc với SARS-CoV-2 đến khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng [81] Thời gian ủ bệnh từ 2-14 ngày, trung bình là 4-5 ngày [3] Theo Dhouib và cộng sự (2021) tổng hợp trên 42 nghiên cứu được thực hiện chủ yếu ở Trung Quốc thì thời gian ủ bệnh trung bình và trung vị lần lượt là 8 ngày và 12 ngày Trong số 10 nghiên cứu được đưa vào phân tích tổng hợp, 8 nghiên cứu được thực hiện ở Trung
Quốc, 1 ở Singapore và 1 ở Argentina thì thời gian ủ bệnh trung bình gộp chung là 6,2 ngày (KTC 95%) [27] Thời gian ủ bệnh trung bình của biến thể SARS- CoV-2 Omicron (B.1.1.159) dường như ngắn hơn một chút, theo nghiên cứu Brandal và cộng sự tại Na Uy (2021) thì thời gian trung bình giữa lần tiếp xúc đầu tiên với virus SARS-CoV-2 đến khi cơ thể có những triệu chứng khởi phát là 3 ngày (khoảng từ 0 đến 8 ngày) [15] Nghiên cứu của Graff K, Smith C và cộng sự (2021) tại Bệnh viện Nhi Colorado-Hoa Kỳ thì thời gian trung bình để nhập viện kể từ khi phát triển các triệu chứng là 2 ngày (khoảng từ 1-5 ngày) nhưng ở thanh thiếu niên (trung bình là 4 ngày; khoảng từ 2-7 ngày) lâu hơn so với trẻ nhỏ hơn và trẻ sơ sinh (trung bình là 1 ngày; khoảng từ 1- 2 ngày) (p < 0,001) [102]
- Tiêm chủng vắc xin COVID-19:
Một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng COVID-19
Tuổi
- Tác giả Dong Y và cộng sự (2020) cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh tật theo độ tuổi và cho thấy trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm COVID-19 Tỷ lệ các ca nặng và nguy kịch lần lượt là 10,6%, 7,3%, 4,2%, 4,1% và 3,0% ở các nhóm tuổi 20 tuổi (OR = 5,09; p = 0,03) có nhiều khả năng yêu cầu nhập viện hơn [36] Theo Farrar D S và cộng sự (2022) tại Canada từ tháng 4/2020 đến tháng 5/2021, trong số 98 trẻ mắc COVID-19 nặng nhập viện, trẻ từ 2-4 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (48,7%) [34]
- Tác giả García và cộng sự (2020) nghiên cứu trên 5933 trẻ em mắc COVID-19 tại Tây Ban Nha cho thấy trẻ em dưới 1 tuổi biểu hiện một số triệu chứng thường xuyên hơn (71,6% so với 48,5%; OR = 2,68, p < 0,001) và phải nhập viện nhiều hơn (3,9% so với 0,34%; OR = 11,52, p < 0,001) [38].
Giới tính
- Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy giới tính nam là một yếu tố nguy cơ dẫn đến một căn bệnh nghiêm trọng hơn, bao gồm cả tử vong Bệnh nhân nam có nồng độ cytokine miễn dịch bẩm sinh cao hơn trong huyết tương như IL-8 và IL-18 cùng với sự cảm ứng mạnh mẽ hơn của các bạch cầu đơn nhân không cổ điển Ngược lại, bệnh nhân nữ có sự hoạt hóa tế bào T mạnh hơn bệnh nhân nam trong thời gian nhiễm SARS-CoV-2 Đáng chú ý, chúng tôi nhận thấy rằng phản ứng tế bào T kém có liên quan đến kết quả bệnh xấu hơn ở bệnh nhân nam, nhưng không phải ở bệnh nhân nữ Ngược lại, mức độ cao hơn của các cytokine miễn dịch bẩm sinh có liên quan đến sự tiến triển của bệnh nặng hơn ở bệnh nhân nữ, nhưng không phải ở bệnh nhân nam [85]
- Theo nghiên cứu của Martin B và cộng sự tại Mỹ Latinh thấy rằng tỷ lệ trẻ nam phát triển MIS-C cao hơn (8,9% ở nam so với 5% ở nữ) và tử vong (1,2% ở nam và 0,4% ở nữ) Tỷ lệ trẻ mắc COVID-19 nhập viện với nữ ít hơn so với nam (25,6% so với 35,4%) (OR = 0.82; p < 0.001) [64].
Điều kiện kinh tế gia đình bệnh nhân
Trong số những bệnh nhân bị COVID-19 thì cả chủng tộc và nghèo đói đều có liên quan đến nguy cơ nhập viện cao hơn, nhưng chỉ nghèo đói mới có nguy cơ cao hơn khi nhập viện chăm sóc đặc biệt [67] So với các nước thu nhập cao, ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình, tỷ lệ các trường hợp được đưa vào các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) thấp hơn (9,9% so với 26,0%) nhưng tỷ lệ tử vong ở trẻ em nhập viện lại cao hơn (KTC 95%) [49].
Tiền sử sinh non
Trẻ sinh non cũng là một trong những yếu tố nguy cơ bệnh diễn biến nặng [3], [36] Nghiên cứu Gale C và cộng sự (2021) tại Vương quốc Anh đã xác định trong 66 trẻ sơ sinh đã được xác nhận nhiễm SARS-CoV-2 có 28 trẻ (42%) bị SARS-CoV-2 sơ sinh nặng nhiễm trùng và 16 trẻ (24%) trong số này sinh non với khoảng tin cậy 95% [37] Theo Kim và cộng sự (2020) tại Hoa Kỳ trên 576 ca bệnh nhi mắc COVID-19 thì trong số 222 trẻ (38,5%) được cung cấp thông tin về các bệnh lý cơ bản có 94 (42,3%) có một hoặc nhiều bệnh lý cơ bản trong đó sinh non (tuổi thai < 37 tuần khi sinh, chỉ xảy ra ở trẻ < 2 tuổi) chiếm 15,4% [51] Nghiên cứu của Graff K và cộng sự (2021) tại Bệnh viện Nhi Colorado-Hoa Kỳ cho thấy trẻ mắc COVID-19 có tiền sử sinh non có nguy cơ nhập viện điều trị gấp 3,7 lần trẻ không có tiền sử sinh non (OR = 3,7; p 0,03), cụ thể có 5/66 trẻ sinh non nhập viện (8%), 8/369 trẻ sinh non không cần nhập viện (2%) [36].
Triệu chứng lâm sàng
Nghiên cứu của Zhou B và cộng sự (2021) phân tích trên 52 báo cáo trường hợp, bao gồm 203 trẻ em mắc bệnh COVID-19 ở Trung Quốc cho thấy trẻ em mắc COVID-19 có các đặc điểm lâm sàng như sốt, ho, ho có đờm và khó thở/thở nhanh và các đặc điểm chụp X-quang ngực như chụp X-quang ngực bất thường, chấn thương hai bên hoặc kính mờ có liên quan đến COVID-
19 nặng [104] Nghiên cứu của Irfan O và cộng sự (2021) cho thấy trẻ mắc COVID-19 có sốt; khó thở; nôn/buồn nôn; đau bụng; mệt mỏi; triệu chứng thần kinh làm tăng nguy cơ bệnh nặng lên lần lượt 1,32; 2,14; 2,27; 3,72; 2,05; 1,87 lần [49].
Một số bệnh lý đi kèm
- Các tình trạng mắc bệnh đi kèm nổi lên như những yếu tố dự báo đáng kể cho việc nhập viện Nghiên cứu của Graff K và cộng sự (2021) tại Bệnh viện Nhi Colorado-Hoa Kỳ cho thấy sự hiện diện của bất kỳ tình trạng bệnh đi kèm nào làm tăng tỷ lệ nhập viện (OR = 2,73; p = 0,0003) Gần một nửa (45%) trẻ em bị SARS-CoV-2 có ít nhất 1 bệnh kèm theo Các loại bệnh đi kèm phổ biến nhất được xác định là phổi (16,7%), đường tiêu hóa (10,8%) và bệnh thần kinh (10,6%) [36] Theo Zachariah P và cộng sự (2020) tại New York cho thấy 8/9 trẻ em mắc COVID-19 nặng chiếm 89% có mắc bệnh lý đi kèm [102] Tác giả Wagner và cộng sự (2020) nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Geneva (Thụy Sĩ) trên 39 trẻ 2 mmol/L
Thời gian từ tháng 7/2022 đến tháng 7/2023
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên (CDC tỉnh Thái Nguyên) và Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: Mô tả
- Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang.
Phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức:
𝒅 𝟐 Trong đó: n : Cỡ mẫu tối thiểu cần có
Z (1-//2) : là hệ số giới hạn tin cậy, nếu độ tin cậy là 95%, mức ý nghĩa thống kê = 0.05 thì Z(1-//2) = 1.96 p: là tỷ lệ trẻ em mắc COVID-19 mức độ nặng Chọn p = 0,311 (Theo nghiên cứu của Preston L và cộng sự năm 2021 [72]) d: Độ chính xác mong muốn, chọn d = 0,04 để thu được kích thước mẫu thoả mãn nhất đối với yêu cầu cần và đủ trong nghiên cứu và đánh giá kết quả sau này
Thay các giá trị vào công thức, ta có n = 514.5 làm tròn thì cỡ mẫu tối thiểu là 515 trẻ
Do trong khoảng thời gian nghiên cứu trên, tất cả những bệnh nhi diễn biến nặng hoặc nguy kịch trên phạm vi toàn tỉnh đều được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên điều trị và chăm sóc Để đáp ứng mẫu với mục tiêu 2, chúng tôi chọn tất cả các bệnh nhi nặng và nguy kịch điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (theo các báo cáo sơ bộ trong khoảng thời gian trên nghiên cứu chọn được 36 trẻ) Số mẫu cần thiết còn lại (515-36 = 479 trẻ) chúng tôi tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống bằng cách lập danh sách tất cả các bệnh nhi mắc COVID-19 mức độ nhẹ, vừa theo từng nhóm tuổi (từ hồ sơ báo cáo của CDC là 43176 trẻ) sau đó tính hệ số K = tổng số bệnh nhi đó/479
= 43176/479= 90 Rồi lần lượt chọn các đối tượng nghiên cứu theo quy định cho đủ số mẫu cần thiết.
Chỉ số nghiên cứu
2.4.1 Chỉ số cho mục tiêu 1
- Phân bố trẻ mắc COVID-19 theo nhóm tuổi
- Phân bố trẻ mắc COVID-19 theo giới tính
- Phân bố trẻ mắc COVID-19 theo dân tộc và địa dư
- Phân bố trẻ mắc COVID-19 theo tình trạng tiêm chủng vắc xin COVID-
- Phân bố trẻ mắc COVID-19 theo mùa
- Tỷ lệ tái nhiễm COVID-19
- Phân bố trẻ mắc COVID-19 theo nguồn lây nhiễm
- Thời gian xuất hiện triệu chứng đầu tiên sau khi tiếp xúc với yếu tố dịch tễ
- Phân bố trẻ mắc COVID-19 theo địa điểm điều trị
2.4.2 Chỉ số cho mục tiêu 2
- Mối liên quan giữa nhóm tuổi và mức độ nặng COVID-19
- Mối liên quan giữa giới tính và mức độ nặng COVID-19
- Mối liên quan giữa dân tộc, địa dư và mức độ nặng COVID-19
- Mối liên quan giữa điều kiện kinh tế gia đình bệnh nhân và mức độ nặng COVID-19
- Mối liên quan giữa tiền sử sinh non và mức độ nặng COVID-19
- Mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng và mức độ nặng COVID-19
- Mối liên quan giữa bệnh lý đi kèm và mức độ nặng COVID-19
- Mối liên quan giữa mùa và mức độ nặng COVID-19
- Mối liên quan giữa tiêm chủng vắc xin COVID-19 và mức độ nặng COVID-19
- Mối liên quan giữa tái nhiễm và mức độ nặng COVID-19
- Mối liên quan giữa thời gian ủ bệnh trung bình và mức độ nặng COVID-19.
Định nghĩa và tiêu chuẩn đánh giá biến số
2.5.1 Biến số và định nghĩa cho mục tiêu 1
* Tuổi: Tuổi của trẻ được tính bằng cách lấy ngày, tháng, năm điều tra trừ đi ngày tháng năm sinh của trẻ Đối tượng nghiên cứu được chia làm các nhóm tuổi sau:
* Địa dư: phân vùng nông thôn, thành thị
- Nông thôn: Tất cả các đơn vị hành chính cơ sở còn lại (xã) đều thuộc khu vực nông thôn
- Thành thị: Khu vực thành thị bao gồm các phường nội thành, nội thị và thị trấn
* Tình trạng tiêm chủng vắc xin COVID-19 Phát hiện thông qua hồ sơ, sổ sách báo cáo hoặc hỏi bố, mẹ hoặc người chăm sóc bệnh nhân hoặc giấy xác nhận đã tiêm vắc xin COVID-19 của đơn vị tiêm chủng Trong nghiên cứu, chúng tôi chia thành 2 nhóm sau:
- Chưa tiêm chủng: trẻ chưa được tiêm vắc xin COVID-19
- Đã tiêm chủng: trẻ được tiêm ≥ 1 mũi vắc xin COVID-19
Căn cứ vào thời tiết miền Bắc Việt Nam, chia thành 4 mùa:
- Có: Mắc COVID-19 từ lần thứ 2 trở lên
- Không: mắc COVID-19 lần đầu
+ Trong gia đình: trẻ có tiếp xúc gần với thành viên trong gia đình mắc COVID-19 (bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, em …)
+ Cộng đồng: Trường học (trẻ có tiếp xúc gần bạn bè, thầy cô ở trường lớp), hàng xóm…
- Trẻ tiếp xúc gần là một trong số các trường hợp sau:
+ Trẻ có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể…) với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền
+ Trẻ đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định khi đang trong thời kỳ lây truyền
+ Trẻ không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền
+ Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định khi đang trong thời kỳ lây truyền mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE)
Thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát (đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền được tính từ 2 ngày trước ngày được lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính) cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính hoặc giá trị Ct ≥ 30) [3]
* Thời gian xuất hiện triệu chứng đầu tiên sau khi tiếp xúc với yếu tố dịch tễ (thời gian ủ bệnh):
Khai thác thông qua hỏi bố/mẹ hoặc người chăm sóc trẻ Đơn vị: ngày
2.5.2 Biến số và định nghĩa cho mục tiêu 2
* Một số dấu hiệu lâm sàng:
Nhiệt độ được đo ở nách và được đo bằng nhiệt kế thủy ngân, có vạch phân độ tương ứng 0,1 0 C Sốt: khi nhiệt độ ≥ 37,5 0 C Dấu hiệu này được khai thác qua hồ sơ bệnh án hoặc hỏi lại bố/mẹ hay người chăm sóc trẻ trong quá trình bị bệnh của trẻ
- Khó thở/ Thở nhanh: Có/không
Theo WHO 2013, thở nhanh được xác định tuỳ theo lứa tuổi:
+ Trẻ dưới 2 tháng: Nhịp thở ≥ 60 lần/phút
+ Trẻ từ 2 tháng đến dưới 12 tháng: Nhịp thở ≥ 50 lần/phút
+ Trẻ từ 1-5 tuổi: Nhịp thở ≥ 40 lần/phút [95]
- Nôn/ Buồn nôn: Có/không
* Trẻ sinh non: có/ không
Hỏi bố/mẹ hoặc người chăm sóc trẻ, dựa vào ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng hoặc dựa trên siêu âm thai
- Sơ sinh non tháng: Tuổi thai < 37 tuần thai
- Sơ sinh đủ tháng: Từ 37-42 tuần thai
- Sơ sinh già tháng: Trên 42 tuần thai
- Có ít nhất 1 bệnh lý đi kèm: Có/không
+ Đối với trẻ dưới 5 tuổi:
Béo phì khi cân nặng/ chiều cao > +2SD
Béo phì khi chỉ số khối cơ thể BMI ≥ 97 th percentile
BMI = cân nặng (kg) / (chiều cao) 2 (m) Đo cân nặng của trẻ bằng cân điện tử Seca với đơn vị kilogram, trẻ được cân khi vào viện Đo chiều cao cho trẻ bằng thước dây với đơn vị centimet, trẻ được đo khi vào viện Khai thác dựa vào hồ sơ bệnh án hoặc hỏi bố/mẹ hoặc người chăm sóc trẻ
- Hen phế quản: chẩn đoán theo tiêu chuẩn của GINA 2020
- Tim bẩm sinh: chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng và kết quả siêu âm Doppler tim
- Hội chứng thận hư theo Bộ Y tế năm 2015:
Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng: Phù, protein/creatine niệu > 0.2 g/mmol, hoặc > 40mg/m2/h hoặc 50mg/kg/24giờ, albumin máu giảm < 25 g/l, protid máu < 56 g/l, cholesterol máu tăng > 5,2 mmol/l
- Viêm màng não mủ: Chẩn đoán phải dựa trên các biểu hiện lâm sàng và nhất thiết phải dựa trên kết quả xét nghiệm dịch não tuỷ theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em của Bộ Y tế năm 2015
Khai thác thông qua hỏi bố/mẹ hoặc người chăm sóc trẻ về tiền sử bệnh tật của trẻ đã được chẩn đoán bởi các bác sĩ chuyên khoa
* Tình trạng tiêm vắc xin COVID-19:
- Chưa tiêm vắc xin COVID-19
- Có tiêm vắc xin COVID-19
* Điều kiện kinh tế gia đình bệnh nhân:
- Không phải hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Phương tiện nghiên cứu
- Hồ sơ báo cáo của CDC Thái nguyên
- Hồ sơ bệnh án lưu tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
- Mẫu hồ sơ bệnh án riêng của từng người bệnh (Phụ lục 1)
- Biểu đồ Z-score cân nặng theo tuổi.
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu viên trực tiếp thu thập số liệu và cùng các bác sĩ của Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên, bác sĩ nội trú Nhi khoa đã được tập huấn đầy đủ trước khi tham gia nghiên cứu
2.7.1.2 Tiến hành thu thập số liệu
* Phương pháp thu thập số liệu: hồi cứu trong 12 tháng từ 01/07/2021 đến 30/06/2022
* Chuẩn bị: Chuẩn bị giấy tờ, phiếu điều tra, bệnh án nghiên cứu Nhân lực tham gia nghiên cứu được tập huấn, thống nhất phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu về các bệnh nhân nặng, nguy kịch được lấy từ hồ sơ bệnh án lưu trữ tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
- Với các bệnh nhân không triệu chứng, nhẹ và trung bình: Theo danh sách mẫu đã lựa chọn tại trung tâm CDC, sẽ tiến hành thu thập số liệu từ hồ sơ báo cáo vào mẫu phiếu nghiên cứu in sẵn (đặc biệt số điện thoại người chăm sóc trẻ)
- Liên hệ với người chăm sóc trẻ qua điện thoại (hoặc đến tận gia đình) để bổ sung những thông tin cần thiết vào phiếu nghiên cứu Các số liệu được kiểm tra thật cẩn thận, kỹ càng, đầy đủ trước khi nhập liệu vào phần mềm xử lý thống kê.
Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu thu thập được kiểm tra, làm sạch, mã hóa và nhập bằng phần mềm SPSS 25.0 và xử lý thống kê với các tham số cần thiết theo yêu cầu của mục tiêu nghiên cứu đề ra
- Tính tần suất và tỷ lệ % đối với các biến định tính So sánh trung bình của 2 nhóm bằng kiểm định T-2 mẫu độc lập
- So sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ: sử dụng test Khi bình phương (χ2) Trong trường hợp điều kiện χ2 không thỏa mãn (trên 20% số ô có tần số mong đợi nhỏ hơn 5), sử dụng test Fisher’s Exact cho bảng 2x2 hoặc test Phi and Cramer’s V cho bảng lớn hơn 2x2 (bảng 2x3, 3x4…) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
Khống chế sai số
Để hạn chế sai số trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành một số biện pháp sau:
- Xây dựng bệnh án nghiên cứu chặt chẽ
- Định nghĩa rõ ràng các biến số, chỉ số nghiên cứu; loại bỏ các phiếu thiếu thông tin, hoặc thông tin không rõ ràng mơ hồ Tính, chấm điểm số ít nhất
- Hỏi kỹ tiền sử bệnh tật, tiêm chủng, tiền sử tiếp xúc của trẻ được nghiên cứu
- Các công cụ thu thập số liệu được sử dụng một loại thống nhất
- Làm sạch phiếu trước khi xử lý số liệu
- Nhập số liệu cẩn thận, chi tiết, tránh nhầm lẫn, kiểm tra đối chứng trước và sau khi nhập số liệu.
Đạo đức nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu được sự chấp thuận của lãnh đạo Trung tâm Nhi khoa và được thông qua Hội đồng đạo đức - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
- Đối tượng nghiên cứu (ở đây là cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ) hiểu rõ mục tiêu nghiên cứu và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu, có quyền rút lui khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào
- Kết quả nghiên cứu chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu không sử dụng vào mục đích khác
- Cha mẹ và người chăm sóc trẻ được cung cấp đầy đủ các thông tin và được tư vấn về bệnh Mọi thông tin liên quan đến bệnh nhân được giữ bí mật
- Các số liệu trong nghiên cứu trung thực và chính xác
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng COVID-19 ở trẻ em tại tỉnh Thái Nguyên
Bảng 3.1 Phân bố trẻ mắc COVID-19 theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ (%)
Nhóm trẻ từ 6-10 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (34,6%); tiếp đó là nhóm tuổi 11-15 tuổi (27,4%); 1-5 tuổi (25,2%) và < 1 tuổi là 12,8%
Bảng 3.2 Phân bố trẻ mắc COVID-19 theo giới tính
Giới tính Số lượng Tỷ lệ (%)
Trẻ nam chiếm 53,4% nhiều hơn trẻ nữ (46,6%) Tỷ lệ nam/nữ = 1,15/1
Bảng 3.3 Phân bố trẻ mắc COVID-19 theo dân tộc và địa dư Địa dư Dân tộc
Thành thị Nông thôn Tổng
Dân tộc Kinh chiếm 68,9%; còn lại là các dân tộc khác chiếm 31,1%
Trẻ em ở nông thôn chiếm 60,8%; thành thị (39,2%)
Bảng 3.4 Phân bố trẻ mắc COVID-19 theo tình trạng tiêm chủng vắc xin
COVID-19 và nhóm tuổi Nhóm tuổi
< 1 tuổi 1-5 tuổi 6 -10 tuổi 11-15 tuổi Tổng
SL % SL % SL % SL % SL %
Chưa tiêm chủng 66 12,8 130 25,2 170 33,0 76 14,8 442 85,8 Đã tiêm chủng 0 0,0 0 0,0 8 1,6 65 12,6 73 14,2
Trẻ chưa tiêm chủng vacxin COVID-19 chiếm đa số (85,8%) Trẻ đã tiêm chủng vacxin COVID-19 phân bố chủ yếu ở nhóm tuổi từ 11-15 tuổi (12,6%) và nhóm tuổi từ 6-10 tuổi (1,6%)
Bảng 3.5 Tỷ lệ trẻ mắc COVID-19 theo mùa
Mùa Số lượng Tỷ lệ (%)
Trẻ mắc COVID-19 trong mùa xuân chiếm tỷ lệ cao nhất (88%); tiếp đó là mùa hạ (11%); mùa đông (0,8%) và mùa thu (0,2%)
Bảng 3.6 Tỷ lệ tái nhiễm COVID-19 Tái nhiễm
COVID-19 Số lượng Tỷ lệ (%)
Trẻ mắc COVID-19 lần đầu chiếm 81,6%, trẻ mắc COVID-19 lần 2 trở lên chiếm 18,4%
Bảng 3.7 Phân bố trẻ mắc COVID-19 theo nguồn lây nhiễm
Nguồn lây nhiễm Số lượng Tỷ lệ (%)
Trẻ mắc COVID-19 có nguồn lây nhiễm từ gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất (47,2%); tiếp đó là lây nhiễm từ cộng đồng (33,8%) 19% trẻ mắc COVID-19 không rõ nguồn lây
Bảng 3.8 Thời gian xuất hiện triệu chứng đầu tiên sau khi tiếp xúc với yếu tố dịch tễ n = 417
Thời gian ủ bệnh trung bình
Thời gian ủ bệnh trung bình là 4,37 ± 1,842 ngày (khoảng từ 1 ngày -11 ngày)
Bảng 3.9 Phân bố trẻ mắc COVID-19 theo địa điểm điều trị Địa điểm điều trị Số lượng Tỷ lệ (%)
Cơ sở y tế 254 49,3 Điều trị tại nhà 261 50,7
Trẻ mắc COVID-19 điều trị tại nhà chiếm 50,7%; còn trẻ mắc COVID-
19 điều trị tại cơ sở y tế chiếm 49,3%
3.2 Một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của trẻ em mắc COVID-19 tại tỉnh Thái Nguyên
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa nhóm tuổi và mức độ nặng COVID-19
Không triệu chứng, nhẹ, TB (n = 479)
Trẻ càng nhỏ tuổi tỷ lệ COVID-19 nặng, nguy kịch càng cao (< 1 tuổi:
19,7%; 1-5 tuổi: 10,8%; 6-10 tuổi: 4,5%; 11-15 tuổi: 0,7%) Sự khác biệt về tỷ lệ mắc này là có ý nghĩa thống kê (p1&3; p1&4; p2&3; p2&4 đều < 0,05)
Bảng 3.11 Mối liên quan giữa giới tính và mức độ nặng COVID-19
Nhận xét: Tỷ lệ mắc COVID-19 mức độ nặng, nguy kịch ở trẻ nam (9,1%) cao hơn trẻ nữ (4,6%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa dân tộc, địa dư và mức độ nặng COVID-19
Nhận xét: Tỷ lệ mắc COVID-19 nặng, nguy kịch ở trẻ em dân tộc Kinh (7,0%), trẻ dân tộc khác (6,9%); trẻ sống ở thành thị mắc COVID -19 nặng, nguy kịch (7,9%) nhiều hơn trẻ nông thôn (6,4%) Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa điều kiện kinh tế gia đình bệnh nhân và mức độ nặng COVID-19
38,7% trẻ em thuộc hộ nghèo mắc COVID-19 thể nặng, nguy kịch; chỉ có 5% trẻ thuộc hộ không nghèo mắc COVID-19 thể nặng, nguy kịch Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Bảng 3.14 Mối liên quan giữa tiền sử sinh non và mức độ nặng COVID-19
51,7% trẻ có tiền sử sinh non mắc COVID-19 nặng, nguy kịch, cao hơn nhiều trẻ không có tiền sử sinh non (4,3%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Mức độ Điều kiện kinh tế gia đình
0,000 Không phải hộ nghèo, cận nghèo 24 5,0 460 95,0 484 94,0
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng và mức độ nặng
Không triệu chứng, nhẹ, TB (n = 479)
Nôn/ Buồn nôn 5 13,9 31 86,1 36 7,0 0,096 Đau bụng 2 13,3 13 86,7 15 2,9 0,282
Trẻ có triệu chứng khó thở/ thở nhanh; co giật; nôn/ buồn nôn; đau bụng; sốt; ho mắc COVID-19 nặng; nguy kịch chiếm tỷ lệ lần lượt là 83,9%; 82,4%; 13,9%; 13,3%; 9,8%; 8,6% Sự khác biệt của các triệu chứng sốt, khó thở/ thở nhanh, co giật có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Bảng 3.16 Mối liên quan giữa bệnh lý đi kèm và mức độ nặng COVID-19
Không triệu chứng, nhẹ, TB (n = 479)
52,8% trẻ có bệnh lý đi kèm mắc COVID-19 nặng, nguy kịch Trẻ em mắc bệnh viêm màng não mủ; béo phì; tim bẩm sinh; hen phế quản; đái tháo đường; hội chứng thận hư mắc COVID-19 nặng, nguy kịch chiếm tỷ lệ lần lượt là 100%; 55,6%; 45,5%; 44,4%; 33,3%; 25% Sự khác biệt của viêm màng não mủ; béo phì, tim bẩm sinh, hen phế quản có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa mùa và mức độ nặng COVID-19
Không triệu chứng, nhẹ, TB (n = 479)
15,8% trẻ mắc COVID -19 vào mùa hạ ở mức độ nặng, nguy kịch cao hơn trẻ mắc vào mùa xuân và các mùa khác (tương ứng 6% và 0,0%) Sự khác biệt giữa mùa xuân và mùa hạ có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa tiêm chủng vắc xin COVID-19 và mức độ nặng COVID-19
7,9% trẻ mắc COVID-19 chưa tiêm chủng ở mức độ nặng, nguy kịch, cao hơn trẻ đã được tiêm chủng (1,4%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa tái nhiễm và mức độ nặng COVID-19
8,1% trẻ mắc COVID -19 lần đầu ở mức độ nặng, nguy kịch, cao hơn những trẻ mắc lần 2 trở lên (2,1%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Tiêm chủng vắc xin COVID-19
Bảng 3.20 Mối liên quan giữa thời gian ủ bệnh trung bình và mức độ nặng
Mức độ Thời gian ủ bệnh trung bình
Không triệu chứng, nhẹ, TB (n = 384) p
Thời gian ủ bệnh trung bình ở những trẻ mắc COVID-19 mức độ nặng, nguy kịch (2,33 ± 0,854 ngày) ngắn hơn những trẻ mức độ không triệu chứng, nhẹ, trung bình (4,54 ± 1,799 ngày) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1 Một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng COVID-19 ở trẻ em tại tỉnh Thái Nguyên
Trong 515 trẻ em mắc COVID-19 thì nhóm trẻ từ 6-10 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 178 trẻ chiếm 34,6%; tiếp đó là nhóm tuổi 11-15 tuổi là 141 trẻ (27,4%); 1-5 tuổi là 130 trẻ (25,2%) và < 1 tuổi là 66 trẻ (12,8%) Lý giải kết quả này là do giai đoạn sau của nghiên cứu, khi các chế độ giãn cách xã hội được nới lỏng thì ở lứa tuổi 6-10 tuổi và 11-15 tuổi đi học trực tiếp trở lại và tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm hơn so với nhóm < 1 tuổi và 1-5 tuổi tiếp xúc chủ yếu với nguồn lây từ các thành viên trong gia đình Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Lu X và cộng sự tại Vũ Hán (2020) thì tỉ lệ các nhóm tuổi trẻ em mắc COVID-19 ở nhóm tuổi 6-10 tuổi là cao nhất chiếm 33,9%; tiếp đó là các nhóm tuổi 11-15 tuổi; 1-5 tuổi; < 1 tuổi với tỷ lệ lần lượt là 24,6%; 23,4%; 18,1% [58] Nhưng theo tác giả Parri và cộng sự tại Italy (2020) thì tỷ lệ nhóm tuổi < 1 tuổi là cao nhất chiếm 40%; tiếp đó là các nhóm tuổi > 10 tuổi
; 6-10 tuổi; 1-5 tuổi với tỷ lệ lần lượt là 24%; 21%; 15% [69] Sự khác biệt giữa các nghiên cứu là do cỡ mẫu, địa điểm, thời gian nghiên cứu cũng như chính sách cách ly xã hội ở các quốc gia khác nhau
Kết quả bảng 3.2 cho thấy trong 515 trẻ em mắc COVID-19 thì trẻ nam (chiếm 53,4%) nhiều hơn trẻ nữ (chiếm 46,6%) với tỉ lệ nam/nữ = 1,15/1 Kết quả này cũng tương đồng với nghiờn cứu ngoài nước Theo Gửtzinger F và cộng sự (2020) nghiên cứu trên 582 trẻ em mắc COVID-19 tại châu Âu thì trẻ nam (53%) nhiều hơn trẻ nữ (47%) với tỷ lệ nam/nữ = 1,15/1 [40] Cũng như tác giả Dong Y và cộng sự tại Trung Quốc (2020) cho thấy trẻ trai mắc COVID-
19 chiếm 56,6% trong khi trẻ gái chiếm 43,4% [28] Nghiên cứu của Kim L và cộng sự tại Hoa Kỳ (2020) trên 576 trẻ em mắc COVID-19 thì nam giới chiếm 50,7%, nữ giới chiếm 49,3% [51] Theo Lu X và cộng sự (2020) tại Vũ Hán thì tỷ lệ trẻ em mắc COVID-19 ở nam là 60,8% trong khi tỉ lệ mắc COVID-19 ở nữ là 39,2% [58] Nghiên cứu của Parri và cộng sự tại Italy (2020) cho thấy tỷ lệ trẻ nam mắc COVID-19 (chiếm 57%) nhiều hơn trẻ nữ (chiếm 43%) [69]
Tuy nhiên theo nghiên cứu Alkan G của và cộng sự từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021 tại Khoa Truyền nhiễm Nhi khoa thuộc Khoa Y Đại học Selcuk, Thổ Nhĩ Kỳ thì trong 633 trẻ em mắc COVID-19 được đưa vào nghiên cứu thì số trẻ nữ nhiều hơn trẻ nam, cụ thể nữ chiếm 51% (323 trẻ) trong khi đó nam chiếm 49% (310 trẻ) [10]