Dịch tễ học COVID-19 ở trẻ em

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của covid 19 ở trẻ em tại tỉnh thái nguyên (Trang 20 - 24)

- Nghiên cứu Dong Y và cộng sự tại Trung Quốc (2020) cho thấy các trường hợp mắc COVID-19 ở trẻ em trong giai đoạn đầu của dịch (từ tháng 12

năm 2019 đến đầu tháng 2 năm 2020) thì bệnh có xu hướng gia tăng nhanh chóng.Đến ngày 8 tháng 2 năm 2020, có 2135 bệnh nhi mắc COVID-19, trong đó 46,0% đến từ Hồ Bắc, 18,5% đến từ các tỉnh tiếp giáp Hồ Bắc (An Huy, Hà Nam, Hồ Nam….) [28].

- Tại Hoa Kỳ, tính đến ngày 22/06/2022, có 13.453.509 tổng số ca COVID-19 ở trẻ em được báo cáo chiếm 18,9% (13.453.509/ 71.097.215) trong tất cả các trường hợp.Tỷ lệ mắcở trẻ em đã tăng đột biến vào năm 2022, đặc biệt vào mùa đông với biến thể Omicron, đạt đỉnh 1.150.000 trường hợp được báo cáo trong một tuần. Báo cáo ngày 2/2/2022 số trẻ COVID-19 đã giảm dần (87.000 trường hợp) [11]. Tử vong liên quan đến SARS-CoV-2 ở trẻ em và thanh thiếu niên khá hiếm gặp. Thống kê, phân tích tổng hợp từ bảy quốc gia (Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ) thì tỷ lệ tử vong ở trẻ em (từ 0 đến 19 tuổi) chỉ chiếm 0,17 trên 100.000 như của tháng 2 năm 2021 [13]. García và cộng sự (2020) cho thấy trẻ em Tây Ban Nha mắc COVID 19 nhập viện là 0,52%, tỷ lệ phải hồi sức cấp cứu là 0,05% và có một trường hợp tử vong (0,02%) [38].

- Tuổi: Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm COVID-19. Nghiên cứu Wanga và cộng sự (năm 2021) tại Hoa Kỳ, trong số 713 bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 ở trẻ em < 18 tuổi có 24,7% ở độ tuổi < 1 tuổi, 17,1% từ 1- 4 tuổi, 20,1% từ 5-11 tuổi và 38,1% từ 12-17 tuổi [91]. Theo Bellino và cộng sự (2020) tại Ý thì hầu hết các trường hợp COVID-19 xảy ra ở thanh thiếu niên từ 13-17 tuổi (40,1%), tiếp theo là nhóm trẻ từ 7-12 tuổi (28,9%), 2-6 tuổi (17,2%) và 0-1 tuổi (13,8%); độ tuổi trung bình là 11 tuổi [14]. Theo Dong Y và cộng sự tại Trung Quốc (2020) thì tỉ lệ các nhóm tuổi trẻ em mắc COVID- 19 < 1 tuổi; 1-5 tuổi; 6-10 tuổi; 11-15 tuổi; > 15 tuổi lần lượt là 17,6%; 23%;

24,5%; 9,3% (p < 0,001); tuổi trung bình của là 7 tuổi (p < 0,001) [28].

- Giới tính: Tại Hoa Kỳ, nghiên cứu được báo cáo từ CDC từ 12/2/2020 đến ngày 2/4/2020 thì trong số 2490 trường hợp COVID-19 ở trẻ em đã biết

giới tính có 57% xảy ra ở nam giới, 43% xảy ra ở nữ giới [18]. Theo Lu X và cộng sự (2020) tại Vũ Hán, tỉ lệ trẻ em mắc COVID-19 ở nam là 60,8%

(104/171), trong khi tỷ lệ mắc COVID-19 ở nữ là 39,2% (67/171) [58]. Tác giả Dong Y và cộng sự tại Trung Quốc (2020) cho thấy có 1208/2135 trẻ em mắc COVID-19 (56,6%) là trẻ trai và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số lượng bệnh nhi giữa trẻ em trai và trẻ em gái (p = 0,575) [28].

- Chủng tộc/ Dân tộc:

Nghiên cứu của Kim và cộng sự (2020) tại Hoa Kỳ trên 576 ca bệnh nhi mắc COVID-19 thì trong số 526 (91,3%) được báo cáo về chủng tộc và dân tộc có 241 trẻ (45,8%) là người gốc Tây Ban Nha, 156 trẻ (29,7%) là người da đen, 74 trẻ (14,1%) là người da trắng; 24 trẻ (4,6%) là người châu Á hoặc Thái Bình Dương không phải gốc Tây Ban Nha và 4 trẻ (0,8%) là thổ dân da đỏ/Alaska không phải gốc Mỹ gốc Tây Ban Nha [51].

- Tái dương tính COVID-19:

Nghiên cứuYuan B và cộng sự (2020) tại Trung Quốc về việc theo dõi 182 bệnh nhân đã hồi phục dưới sự theo dõi cách ly y tế cho thấy hai mươi (10,99%) bệnh nhân trong số 182 bệnh nhân được phát hiện là SARS-CoV-2 ARN dương tính (dương tính lại). Bệnh nhân dưới 18 tuổi có tỷ lệ tái dương tính cao hơn mức trung bình và không có bệnh nhân nặng nào có kết quả xét nghiệm lại dương tính. Không có sự khác biệt đáng kể về giới tính giữa dương tính lại và không tái dương tính. Đáng chú ý, hầu hết các trường hợp tái dương tính đều chuyển sang âm tính trong các xét nghiệm sau và tất cả chúng đều mang kháng thể chống lại SARS-CoV-2. Điều này cho thấy rằng chúng có thể không lây nhiễm, mặc dù điều quan trọng vẫn là thực hiện xét nghiệm ARN SARS-CoV-2 thường xuyên và theo dõi để đánh giá khả năng lây nhiễm [101].

Theo Lu J và cộng sự (2020) tại Trung Quốc thì trong số 619 trường hợp COVID-19 đã xuất viện, 87 trường hợp được xét nghiệm lại là dương tính với SARS-CoV-2 trong hoàn cảnh cách ly với xã hội [57].

- Nguồn lây nhiễm:

Nghiên cứu của Graff K và cộng sự (2021) tại Bệnh viện Nhi Colorado, Hoa Kỳ cho thấy yếu tố nguy cơ được ghi nhận thường xuyên nhất đối với phơi nhiễm COVID-19 là một thành viên trong gia đình có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 (n = 114; 25%), sau đó là các cuộc tụ tập xã hội của hơn 10 người (n = 85; 19%). Các trường hợp có triệu chứng được báo cáo phổ biến là 98 trẻ (31%) có một thành viên gia đình mắc COVID-19 so với 16 trẻ (12%) trường hợp không có triệu chứng và 79 trẻ (25%) trường hợp có triệu chứng báo cáo một cuộc tụ tập xã hội so với 6 trẻ (4%) các trường hợp không có triệu chứng.

Hơn một phần ba trường hợp có triệu chứng (n = 115; 37%) không có ghi nhận phơi nhiễm, trong khi hơn hai phần ba (n = 98; 71%) trường hợp không có triệu chứng không có yếu tố nguy cơ được ghi nhận [42].

Tác giả Macias và cộng sự nghiên cứu tại Bệnh viện nhi ở thành phố Mexico (2020) cho thấy lịch sử tiếp xúc dịch tễ học được ghi nhận trong 42/86 trường hợp và cha mẹ là nguồn lây nhiễm chính chiếm 39% trường hợp [61].

Nghiên cứu của García và cộng sự (2022) trên5933 trẻ em mắc COVID-19 tại Tây Ban Nha cho thấy lây nhiễm môi trường gia đình xảy ra trong 67,8%

trường hợp, trường học là 5%, lây nhiễm trong các hoạt động vui chơi giải trí là 4,7% và 17,8% trường hợp không xác định được nguồn gốc. Tỷ lệ không rõ nguồn lây ở bệnh nhân không có triệu chứng (4,1%; 121 trường hợp) thấp hơn có ý nghĩa so với bệnh nhân có triệu chứng (31,6%; 922 trường hợp) (OR = 10,86; KTC 95% ; p  < 0,001) [38].

- Thời kỳ ủ bệnh được định nghĩa là khoảng thời gian từ khi tiếp xúc với SARS-CoV-2 đến khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng [81]. Thời gian ủ bệnh từ 2-14 ngày, trung bình là 4-5 ngày [3]. Theo Dhouib và cộng sự (2021) tổng hợp trên 42 nghiên cứu được thực hiện chủ yếu ở Trung Quốc thì thời gian ủ bệnh trung bình và trung vị lần lượt là 8 ngày và 12 ngày. Trong số 10 nghiên cứu được đưa vào phân tích tổng hợp, 8 nghiên cứu được thực hiện ở Trung

Quốc, 1 ở Singapore và 1 ở Argentina thì thời gian ủ bệnh trung bình gộp chung là 6,2 ngày (KTC 95%) [27]. Thời gian ủ bệnh trung bình của biến thể SARS- CoV-2 Omicron (B.1.1.159) dường như ngắn hơn một chút, theo nghiên cứu Brandal và cộng sự tại Na Uy (2021) thì thời gian trung bình giữa lần tiếp xúc đầu tiên với virus SARS-CoV-2 đến khi cơ thể có những triệu chứng khởi phát là 3 ngày (khoảng từ 0 đến 8 ngày) [15]. Nghiên cứu của Graff K, Smith C và cộng sự (2021) tại Bệnh viện Nhi Colorado-Hoa Kỳ thì thời gian trung bình để nhập viện kể từ khi phát triển các triệu chứng là 2 ngày (khoảng từ 1-5 ngày) nhưng ở thanh thiếu niên (trung bình là 4 ngày; khoảng từ 2-7 ngày) lâu hơn so với trẻ nhỏ hơn và trẻ sơ sinh (trung bình là 1 ngày; khoảng từ 1- 2 ngày) (p <

0,001) [102].

- Tiêm chủng vắc xin COVID-19:

Theo Delahoy (2021) tạo Hoa Kỳ thì tỷ lệ nhập viện ở thanh thiếu niên chưa tiêm chủng là 0,8 trên 100.000 người theo tuần (KTC 95%; 0,6-0,9), khác với 0,1 (KTC 95%; 0,0-0,1) ở nhóm tiêm một phần và trong nhóm thanh thiếu niên được tiêm chủng đầy đủ là 10,1 (KTC 95%; 3,7-27,9) [25].

Một phần của tài liệu Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của covid 19 ở trẻ em tại tỉnh thái nguyên (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)