- Đề tài nghiên cứu được sự chấp thuận của lãnh đạo Trung tâm Nhi khoa và được thông qua Hội đồng đạo đức - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
- Đối tượng nghiên cứu (ở đây là cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ) hiểu rõ mục tiêu nghiên cứu và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu, có quyền rút lui
khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào.
- Kết quả nghiên cứu chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu không sử dụng vào mục đích khác.
- Cha mẹ và người chăm sóc trẻ được cung cấp đầy đủ các thông tin và được tư vấn về bệnh. Mọi thông tin liên quan đến bệnh nhân được giữ bí mật.
- Các số liệu trong nghiên cứu trung thực và chính xác.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng COVID-19 ở trẻ em tại tỉnh Thái Nguyên
Bảng 3.1. Phân bố trẻ mắc COVID-19 theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ (%)
< 1 tuổi 66 12,8
1-5 tuổi 130 25,2
6-10 tuổi 178 34,6
11-15 tuổi 141 27,4
Tổng 515 100
Nhận xét:
Nhóm trẻ từ 6-10 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (34,6%); tiếp đó là nhóm tuổi 11-15 tuổi (27,4%); 1-5 tuổi (25,2%) và < 1 tuổi là 12,8%.
Bảng 3.2. Phân bố trẻ mắc COVID-19 theo giới tính
Giới tính Số lượng Tỷ lệ (%)
Nam 275 53,4
Nữ 240 46,6
Tổng 515 100
Nhận xét:
Trẻ nam chiếm 53,4% nhiều hơn trẻ nữ (46,6%). Tỷ lệ nam/nữ = 1,15/1.
Bảng 3.3. Phân bố trẻ mắc COVID-19 theo dân tộc và địa dư Địa dư
Dân tộc
Thành thị Nông thôn Tổng
SL % SL % SL %
Kinh 156 30,3 199 38,6 355 68,9
Dân tộc khác 46 8,9 114 22,1 160 31,1
Tổng 202 39,2 313 60,8 515 100 Nhận xét:
Dân tộc Kinh chiếm 68,9%; còn lại là các dân tộc khác chiếm 31,1%.
Trẻ em ở nông thôn chiếm 60,8%; thành thị (39,2%).
Bảng 3.4. Phân bố trẻ mắc COVID-19 theo tình trạng tiêm chủng vắc xin COVID-19 và nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Tiêm vắc xin COVID-19
< 1 tuổi 1-5 tuổi 6 -10 tuổi 11-15 tuổi Tổng
SL % SL % SL % SL % SL % Chưa tiêm
chủng 66 12,8 130 25,2 170 33,0 76 14,8 442 85,8 Đã tiêm
chủng 0 0,0 0 0,0 8 1,6 65 12,6 73 14,2 Tổng 66 12,8 130 25,2 178 34,6 141 27,4 515 100
Nhận xét:
Trẻ chưa tiêm chủng vacxin COVID-19 chiếm đa số (85,8%). Trẻ đã
tiêm chủng vacxin COVID-19 phân bố chủ yếu ở nhóm tuổi từ 11-15 tuổi (12,6%) và nhóm tuổi từ 6-10 tuổi (1,6%).
Bảng 3.5. Tỷ lệ trẻ mắc COVID-19 theo mùa
Mùa Số lượng Tỷ lệ (%)
Xuân 453 88,0
Hạ 57 11,0
Thu 1 0,2
Đông 4 0,8
Tổng 515 100
Nhận xét:
Trẻ mắc COVID-19 trong mùa xuân chiếm tỷ lệ cao nhất (88%); tiếp đó là mùa hạ (11%); mùa đông (0,8%) và mùa thu (0,2%).
Bảng 3.6. Tỷ lệ tái nhiễm COVID-19 Tái nhiễm
COVID-19 Số lượng Tỷ lệ (%)
Mắc lần đầu 420 81,6
Mắc lần 2 trở lên 95 18,4
Tổng 515 100
Nhận xét:
Trẻ mắc COVID-19 lần đầu chiếm 81,6%, trẻ mắc COVID-19 lần 2 trở lên chiếm 18,4%.
Bảng 3.7. Phân bố trẻ mắc COVID-19 theo nguồn lây nhiễm Nguồn lây nhiễm Số lượng Tỷ lệ (%)
Gia đình 243 47,2
Cộng đồng 174 33,8
Không rõ nguồn lây 98 19,0
Tổng 515 100
Nhận xét:
Trẻ mắc COVID-19 có nguồn lây nhiễm từ gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất (47,2%); tiếp đó là lây nhiễm từ cộng đồng (33,8%). 19% trẻ mắc COVID-19 không rõ nguồn lây.
Bảng 3.8. Thời gian xuất hiện triệu chứng đầu tiên sau khi tiếp xúc với yếu tố dịch tễ
n = 417
Thời gian ủ bệnh trung bình
(𝐗 ± SD) Minimum Minimax Thời gian ủ
bệnh (ngày) 4,37 ± 1,842 1 11
Nhận xét:
Thời gian ủ bệnh trung bình là 4,37 ± 1,842 ngày (khoảng từ 1 ngày -11 ngày).
Bảng 3.9. Phân bố trẻ mắc COVID-19 theo địa điểm điều trị Địa điểm điều trị Số lượng Tỷ lệ (%)
Cơ sở y tế 254 49,3
Điều trị tại nhà 261 50,7
Tổng 515 100
Nhận xét:
Trẻ mắc COVID-19 điều trị tại nhà chiếm 50,7%; còn trẻ mắc COVID- 19 điều trị tại cơ sở y tế chiếm 49,3%.
3.2. Một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của trẻ em mắc COVID-19 tại tỉnh Thái Nguyên
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và mức độ nặng COVID-19
Mức độ
Nhóm tuổi
Nặng, nguy kịch (n = 36)
Không triệu chứng, nhẹ, TB
(n = 479)
Tổng (n = 515)
p
SL % SL % SL %
< 1 tuổi (1) 13 19,7 53 80,3 66 12,8 p1&2 = 0,087 p1&3 = 0,000 p1&4 = 0,000 p2&3 = 0,035 p2&4 = 0,000 p3&4 = 0,083 1-5 tuổi (2) 14 10,8 116 89,2 130 25,2
6-10 tuổi (3) 8 4,5 170 95,5 178 34,6 11-15 tuổi (4) 1 0,7 140 99,3 141 27,4
Nhận xét:
Trẻ càng nhỏ tuổi tỷ lệ COVID-19 nặng, nguy kịch càng cao (< 1 tuổi:
19,7%; 1-5 tuổi: 10,8%; 6-10 tuổi: 4,5%; 11-15 tuổi: 0,7%). Sự khác biệt về tỷ lệ mắc này là có ý nghĩa thống kê (p1&3; p1&4; p2&3; p2&4 đều < 0,05).
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa giới tính và mức độ nặng COVID-19
Nhận xét: Tỷ lệ mắc COVID-19 mức độ nặng, nguy kịch ở trẻ nam (9,1%) cao hơn trẻ nữ (4,6%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa dân tộc, địa dư và mức độ nặng COVID-19
Nhận xét: Tỷ lệ mắc COVID-19 nặng, nguy kịch ở trẻ em dân tộc Kinh (7,0%), trẻ dân tộc khác (6,9%); trẻ sống ở thành thị mắc COVID -19 nặng, nguy kịch (7,9%) nhiều hơn trẻ nông thôn (6,4%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Mức độ Giới tính
Nặng, nguy kịch (n = 36)
Không triệu chứng, nhẹ,
TB (n = 479)
Tổng (n = 515)
p
SL % SL % SL %
Nam 25 9,1 250 90,9 275 53,4
0,045
Nữ 11 4,6 229 95,4 240 46,6
Mức độ Dân tộc,
địa dư
Nặng, nguy kịch (n = 36)
Không triệu chứng, nhẹ,
TB (n = 479)
Tổng (n = 515)
p
% SL % % SL %
Dân tộc
Khác 11 6,9 149 93,1 160 31,1
0,945
Kinh 25 7,0 330 93,0 355 68,9
Địa dư
Nông thôn 20 6,4 293 93,6 313 60,8
0,506 Thành thị 16 7,9 186 92,1 202 39,2
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa điều kiện kinh tế gia đình bệnh nhân và mức độ nặng COVID-19
Nhận xét:
38,7% trẻ em thuộc hộ nghèo mắc COVID-19 thể nặng, nguy kịch; chỉ có 5% trẻ thuộc hộ không nghèo mắc COVID-19 thể nặng, nguy kịch. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa tiền sử sinh non và mức độ nặng COVID-19
Nhận xét:
51,7% trẻ có tiền sử sinh non mắc COVID-19 nặng, nguy kịch, cao hơn nhiều trẻ không có tiền sử sinh non (4,3%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Mức độ Điều kiện
kinh tế gia đình
Nặng, nguy kịch (n = 36)
Không triệu chứng, nhẹ,
TB (n = 479)
Tổng (n = 515)
p
SL % SL % SL %
Hộ nghèo, cận nghèo 12 38,7 19 61,3 31 6,0
0,000 Không phải hộ nghèo,
cận nghèo 24 5,0 460 95,0 484 94,0
Mức độ
Tiền sử sinh non
Nặng, nguy kịch (n = 36)
Không triệu chứng, nhẹ,
TB (n = 479)
Tổng (n = 515)
p
SL % SL % SL %
Có 15 51,7 14 48,3 29 5,6
0,000
Không 21 4,3 465 95,7 486 94,4
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng và mức độ nặng COVID-19
Mức độ
Triệu chứng
Nặng, nguy kịch (n = 36)
Không triệu chứng, nhẹ, TB
(n = 479)
Tổng (n = 515)
p
SL % SL % SL %
Sốt 28 9,8 259 90,2 287 55,7 0,006
Ho 28 8,6 296 91,4 324 62,9 0,056
Khó thở/Thở
nhanh 26 83,9 5 16,1 31 6,0 0,000
Nôn/ Buồn nôn 5 13,9 31 86,1 36 7,0 0,096
Đau bụng 2 13,3 13 86,7 15 2,9 0,282
Co giật 14 82,4 3 17,6 17 3,3 0,000
Nhận xét:
Trẻ có triệu chứng khó thở/ thở nhanh; co giật; nôn/ buồn nôn; đau bụng;
sốt; ho mắc COVID-19 nặng; nguy kịch chiếm tỷ lệ lần lượt là 83,9%; 82,4%;
13,9%; 13,3%; 9,8%; 8,6%. Sự khác biệt của các triệu chứng sốt, khó thở/ thở nhanh, co giật có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa bệnh lý đi kèm và mức độ nặng COVID-19
Mức độ
Bệnh lý đi kèm
Nặng, nguy kịch (n = 36)
Không triệu chứng, nhẹ, TB
(n = 479)
Tổng (n = 515)
p
SL % SL % SL %
Bệnh lý đi kèm
Có 19 52,8 17 47,2 36 7,0
0,000 Không 17 3,5 462 96,5 479 93,0
Béo phì 5 55,6 4 44,4 9 1,7 0,000
Hen phế quản 4 44,4 5 55,6 9 1,7 0,002
Tim bẩm sinh 5 45,5 6 54,4 11 2,1 0,000
HCTH 1 25,0 3 75,0 4 0,8 0,252
ĐTĐ 1 33,3 2 66,7 3 0,6 0,196
VMNM 4 100 0 0,0 4 0,8 0,000
Nhận xét:
52,8% trẻ có bệnh lý đi kèm mắc COVID-19 nặng, nguy kịch. Trẻ em mắc bệnh viêm màng não mủ; béo phì; tim bẩm sinh; hen phế quản; đái tháo đường; hội chứng thận hư mắc COVID-19 nặng, nguy kịch chiếm tỷ lệ lần lượt là 100%; 55,6%; 45,5%; 44,4%; 33,3%; 25%. Sự khác biệt của viêm màng não
mủ; béo phì, tim bẩm sinh, hen phế quản có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa mùa và mức độ nặng COVID-19
Mức độ
Mùa
Nặng, nguy kịch (n = 36)
Không triệu chứng, nhẹ, TB
(n = 479)
Tổng (n = 515)
p
SL % SL % SL %
Xuân (1) 27 6,0 426 94,0 453 88,0
p1&2 = 0,012 p1&3 = 1,0 p1&4 = 1,0 p2&3 = 1,0 p2&4 = 1,0 Hạ (2) 9 15,8 48 84,2 57 11,0
Thu (3) 0 0,0 1 100 1 0,2
Đông (4) 0 0,0 4 100 4 0,8
Nhận xét:
15,8% trẻ mắc COVID -19 vào mùa hạ ở mức độ nặng, nguy kịch cao hơn trẻ mắc vào mùa xuân và các mùa khác (tương ứng 6% và 0,0%). Sự khác biệt giữa mùa xuân và mùa hạ có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa tiêm chủng vắc xin COVID-19 và mức độ nặng COVID-19
Nhận xét:
7,9% trẻ mắc COVID-19 chưa tiêm chủng ở mức độ nặng, nguy kịch, cao hơn trẻ đã được tiêm chủng (1,4%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tái nhiễm và mức độ nặng COVID-19
Nhận xét:
8,1% trẻ mắc COVID -19 lần đầu ở mức độ nặng, nguy kịch, cao hơn những trẻ mắc lần 2 trở lên (2,1%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Mức độ
Tiêm chủng
vắc xin COVID-19
Nặng, nguy kịch (n = 36)
Không triệu chứng, nhẹ,
TB (n = 479)
Tổng (n = 515)
p
SL % SL % SL %
Chưa tiêm chủng 35 7,9 407 92,1 442 85,8
0,042 Đã tiêm chủng 1 1,4 72 98,6 73 14,2
Mức độ Tái nhiễm
Nặng, nguy kịch (n = 36)
Không triệu chứng, nhẹ,
TB (n = 479)
Tổng (n = 515)
p
SL % SL % SL %
Mắc lần đầu 34 8,1 386 91,9 420 81,6
0,039 Mắc lần 2 trở lên 2 2,1 93 97,9 95 18,4
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa thời gian ủ bệnh trung bình và mức độ nặng COVID-19
Mức độ Thời gian
ủ bệnh trung bình
Nặng, nguy kịch (n = 33)
Không triệu chứng, nhẹ, TB
(n = 384)
p
X ± SD (ngày) 2,33 ± 0,854 4,54 ± 1,799 0,001 Nhận xét:
Thời gian ủ bệnh trung bình ở những trẻ mắc COVID-19 mức độ nặng, nguy kịch (2,33 ± 0,854 ngày) ngắn hơn những trẻ mức độ không triệu chứng, nhẹ, trung bình (4,54 ± 1,799 ngày). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.1. Một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng COVID-19 ở trẻ em tại tỉnh Thái Nguyên
* Tuổi
Trong 515 trẻ em mắc COVID-19 thì nhóm trẻ từ 6-10 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 178 trẻ chiếm 34,6%; tiếp đó là nhóm tuổi 11-15 tuổi là 141 trẻ (27,4%); 1-5 tuổi là 130 trẻ (25,2%) và < 1 tuổi là 66 trẻ (12,8%). Lý giải kết quả này là do giai đoạn sau của nghiên cứu, khi các chế độ giãn cách xã hội được nới lỏng thì ở lứa tuổi 6-10 tuổi và 11-15 tuổi đi học trực tiếp trở lại và tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm hơn so với nhóm < 1 tuổi và 1-5 tuổi tiếp xúc chủ yếu với nguồn lây từ các thành viên trong gia đình. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Lu X và cộng sự tại Vũ Hán (2020) thì tỉ lệ các nhóm tuổi trẻ em mắc COVID-19 ở nhóm tuổi 6-10 tuổi là cao nhất chiếm 33,9%;
tiếp đó là các nhóm tuổi 11-15 tuổi; 1-5 tuổi; < 1 tuổi với tỷ lệ lần lượt là 24,6%;
23,4%; 18,1% [58]. Nhưng theo tác giả Parri và cộng sự tại Italy (2020) thì tỷ lệ nhóm tuổi < 1 tuổi là cao nhất chiếm 40%; tiếp đó là các nhóm tuổi > 10 tuổi
; 6-10 tuổi; 1-5 tuổi với tỷ lệ lần lượt là 24%; 21%; 15% [69]. Sự khác biệt giữa các nghiên cứu là do cỡ mẫu, địa điểm, thời gian nghiên cứu cũng như chính sách cách ly xã hội ở các quốc gia khác nhau.
* Giới tính
Kết quả bảng 3.2 cho thấy trong 515 trẻ em mắc COVID-19 thì trẻ nam (chiếm 53,4%) nhiều hơn trẻ nữ (chiếm 46,6%) với tỉ lệ nam/nữ = 1,15/1. Kết quả này cũng tương đồng với nghiờn cứu ngoài nước. Theo Gửtzinger F và cộng sự (2020) nghiên cứu trên 582 trẻ em mắc COVID-19 tại châu Âu thì trẻ nam (53%) nhiều hơn trẻ nữ (47%) với tỷ lệ nam/nữ = 1,15/1 [40]. Cũng như tác giả Dong Y và cộng sự tại Trung Quốc (2020) cho thấy trẻ trai mắc COVID- 19 chiếm 56,6% trong khi trẻ gái chiếm 43,4% [28]. Nghiên cứu của Kim L và
cộng sự tại Hoa Kỳ (2020) trên 576 trẻ em mắc COVID-19 thì nam giới chiếm 50,7%, nữ giới chiếm 49,3% [51]. Theo Lu X và cộng sự (2020) tại Vũ Hán thì tỷ lệ trẻ em mắc COVID-19 ở nam là 60,8% trong khi tỉ lệ mắc COVID-19 ở nữ là 39,2% [58]. Nghiên cứu của Parri và cộng sự tại Italy (2020) cho thấy tỷ lệ trẻ nam mắc COVID-19 (chiếm 57%) nhiều hơn trẻ nữ (chiếm 43%) [69].
Tuy nhiên theo nghiên cứu Alkan G của và cộng sự từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021 tại Khoa Truyền nhiễm Nhi khoa thuộc Khoa Y Đại học Selcuk, Thổ Nhĩ Kỳ thì trong 633 trẻ em mắc COVID-19 được đưa vào nghiên cứu thì số trẻ nữ nhiều hơn trẻ nam, cụ thể nữ chiếm 51% (323 trẻ) trong khi đó nam chiếm 49% (310 trẻ) [10].
* Dân tộc, địa dư
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trẻ dân tộc kinh chiếm 68,9% cao hơn dân tộc thiểu số. Tỉ lệ này hoàn toàn phù hợp vì Việt Nam có 54 dân tộc anh em trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số. Phần lớn trẻ sống khu vực nông thôn chiếm tỉ lệ 60,8% do Thái Nguyên là tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Nghiên cứu của Swann O và cộng sự từ ngày 17/1/2020 đến ngày 3/7/2020 tại các một số bệnh viện của nước Anh, Scotland và xứ Wales thì dân tộc được ghi nhận trong 88% (576/651) trường hợp: 57% (330/576) là người da trắng, 12% (67/576) là người Nam Á và 10% (56/576) là người da đen [84].
Các nghiên cứu về COVID-19 ở trẻ em từ các quốc gia khác nhau không đồng nhất về mặt dân tộc, địa dư hoặc không báo cáo về sắc tộc khiến việc so sánh trở nên khó khăn.
* Tình trạng tiêm chủng vắc xin
Trong nghiên cứu của chúng tôi trẻ chưa tiêm chủng vacxin COVID-19 chiếm đa số với 463 trẻ chiếm 89,9%; 52 trẻ đã được tiêm chủng chiếm tỷ lệ 10,1%. Kết quả này cũng khá tương đồng với nghiên cứu của Marks và cộng sự từ tháng 7/2021 đến tháng 1/2022 tại Hoa Kỳ, tỷ lệ thanh thiếu niên chưa tiêm phòng (70,3%) cao hơn so với thanh thiếu niên được tiêm chủng đầy đủ
(40,8%) mắc COVID-19 [63]. Trẻ đã tiêm chủng vacxin COVID-19 phân bố chủ yếu ở nhóm tuổi từ 11-15 tuổi (12,6%) và nhóm tuổi từ 6-10 tuổi (1,6%).
Trẻ < 5 tuổi chưa tiêm vacxin COVID-19. Điều này hoàn toàn hợp lý vì vào ngày 2/11/2021, CDC đã khuyến nghị tiêm vắc-xin COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi [91]. Cho đến ngày 05/4/2022, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Kế hoạch số 56/KH-UBND về việc Triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Trong khi nghiên cứu của chúng tôi là hồi cứu từ 01/07/2021 đến 30/06/2022.
Do đó trẻ đã được tiêm chủng trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ ít hơn và tập trung ở nhóm tuổi từ 5 tuổi trở lên.
Tính tới hết ngày 30/07/2023, sau các đợt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thì tỷ lệ tiêm chủng vắc xin COVID-19 ở trẻ em đã tăng lên đáng kể. Đối tượng tiêm chủng là trẻ em trong độ tuổi từ 12-17 tuổi: mũi 1: 115840 liều (đạt 99,4%); mũi 2: 115770 liều (đạt 99,3%); mũi nhắc lại: 98643 liều, tỷ lệ 86,3%. Đối tượng trẻ em trong độ tuổi từ 5-11 tuổi: mũi 1: 156818 liều (đạt 97,9%); mũi 2: 140420 liều (đạt 87,7%).
* Mùa
Nhiệt độ cùng với các yếu tố môi trường khác bao gồm độ ẩm và bức xạ tia cực tím được biết là có ảnh hưởng đến việc truyền các bệnh truyền nhiễm (bao gồm cả virus) trong cộng đồng. Ngoài ra còn có những khác biệt trong hành vi của con người có thể góp phần vào việc truyền vi rút như khả năng lây lan cao hơn ở môi trường đông đúc trong nhà. Hơn nữa, hệ thống miễn dịch của con người có thể bị suy giảm nhẹ khi thời tiết lạnh vì cả vitamin D và melatonin đều cạn kiệt do thời gian ban ngày ngắn hơn [45]. Nghiên cứu của Liu X và cộng sự (2021) thấy rằng khả năng lây nhiễm COVID-19 và tỷ lệ tử vong của SARS-CoV-2 đều mạnh hơn ở vùng khí hậu lạnh hơn và tính thời vụ của COVID-19 rõ rệt hơn ở các vĩ độ cao hơn [56]. Tuy nhiên, nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy trong 515 trẻ em mắc COVID-19 thì trẻ mắc COVID-19 trong mùa xuân chiếm tỷ lệ cao nhất (88%); tiếp đó là mùa hạ (11%); mùa đông (0,8%) và mùa thu (0,2%). Kết quả này phù hợp với điều kiện nghiên cứu của chúng tôi tại Thái Nguyên với hồi cứu từ 01/07/2021 đến 30/06/2022, trẻ mắc COVID-19 tập trung chủ yếu năm 2022 (mùa xuân, mùa hạ tương đương tháng 1-tháng 6 năm 2022) do năm 2021, tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh khác trong nước ta vẫn còn thực hiện các chế độ giãn cách xã hội chặt chẽ hơn so với năm 2022, nhất là sau nghị quyết 128/NQ-CP vào ngày 11/10/2021 nhằm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", thay thế chỉ thị 15, 16, 19 của chính phủ.
* Tái nhiễm COVID-19
Kết quả bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ tái nhiễm COVID-19 ở trẻ em là 18,4%
(95/515 trẻ). Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Yuan B và cộng sự (2020) tại Trung Quốc cho thấy 20/182 bệnh nhân (chiếm 10,99%) tái nhiễm COVID- 19 [101]. Theo Lu J và cộng sự (2020) tại Trung Quốc thì trong số 619 trường hợp COVID-19 đã xuất viện, 87 trường hợp được xét nghiệm lại là dương tính với SARS-CoV-2 trong hoàn cảnh cách ly với xã hội [57]. Nghiên cứu của Medic S và cộng sự (2023) ở Serbia trong số 32524 ca nhiễm trùng tiên phát COVID-19 ở trẻ em được ghi nhận từ 6/3/2020 cho đến ngày 30/4/2022 thì có 964 trẻ (3,0%) tái nhiễm COVID-19 cho đến ngày 31/7/2022 [66]. Một nghiên cứu đoàn hệ đã báo cáo rằng tỷ lệ tái nhiễm ước tính là 0,66 trên 10.000 người/tuần (KTC 95%: 0,56-0,78) [7]. Có sự khác biệt về tỷ lệ tái nhiễm của chúng tôi với các nghiên cứu khác trên thế giới là do sự khác biệt về cỡ mẫu, thời gian và địa điểm nghiên cứu. Những lý do chính khiến bệnh nhân bị tái nhiễm có khả năng như sau:
- Khả năng miễn dịch không đủ sau lần nhiễm đầu tiên. Những người đã khỏi bệnh COVID-19 thường được cho là tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ để loại bỏ vi rút. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hiện diện của kháng thể
SARS-CoV-2 mang lại khả năng miễn dịch tiếp theo ở hầu hết mọi người trong ít nhất 6-8 tháng [16], [43]. Tuy nhiên, do tính đa dạng cao của SARS-CoV-2, các kiểu gen khác nhau và phản ứng miễn dịch yếu hoặc không kéo dài của một số người, vẫn còn phải xác định xem liệu lần lây nhiễm đầu tiên có tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ đối với các lần lây nhiễm tiếp theo hay không.
- Các chủng virus đột biến: Các biến thể vi rút mới như biến thể Corona Anh hay Alpha (dòng B.1.1.7), biến thể Gamma (dòng P.1), biến thể Nam Phi hay Beta (dòng B.1.351) hay biến thể kép của Ấn Độ (Delta hay dòng B.1.617.2) đã xuất hiện và trở thành các biến thể vi rút chính phổ biến ở nhiều quốc gia.
Như vậy những bệnh nhân đã hồi phục có thể bị tái nhiễm COVID-19.
Đến nay, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ tái nhiễm COVID-19 vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Đối với bệnh nhân tái nhiễm thì việc chẩn đoán và xử trí phải phù hợp với điều trị nhiễm COVID-19 lần đầu. Do đó, các cá nhân, bất kể có tiền sử nhiễm bệnh trước đó nên tiếp tục tham gia vào việc giảm thiểu sự lây lan của vi rút bằng cách thực hiện giãn cách xã hội và đeo khẩu trang. Cần có nhiều nghiên cứu thuần tập chất lượng cao hơn dựa trên trình tự gen của vi rút trong tương lai để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguyên nhân tái nhiễm và xây dựng các chiến lược tiêm chủng [75].
* Nguồn lây nhiễm
Tại Việt Nam theo kết quả thống kê từ cổng thông tin Bộ Y tế, các ca nhiễm trẻ em chủ yếu do lây từ thành viên trong gia đình vì hầu hết trong các giai đoạn bùng phát dịch, trẻ em đều được nghỉ học tại nhà và đa số các ca mắc COVID-19 ở trẻ em được phát hiện thứ phát sau khi gia đình có người mắc.
Việc xác định nguồn lây nhiễm có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phòng ngừa và ngăn chặn sự lây lan của vi rút SARS-CoV-2, đặc biệt biến thể gần đây có khả năng và tốc độ lây lan nhanh hơn các biến thể khác [26]. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trẻ mắc COVID-19 có nguồn lây nhiễm từ gia đình chiếm