1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại bệnh viện quân y 7 năm 2023

120 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 2,8 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN (0)
    • 1.1. Định nghĩa (12)
    • 1.2. Phân loại (12)
    • 1.3. Yếu tố nguy cơ (13)
      • 1.3.1. Yếu tố tuổi, giới (13)
      • 1.3.2. Chủng tộc, thừa cân và béo phì (14)
      • 1.3.4. Chế độ ăn không hợp lý (15)
      • 1.3.5. Hút thuốc lá (15)
    • 1.4. Lâm sàng và cận lâm sàng đái tháo đường type 2 (15)
      • 1.4.1. Các triệu chứng lâm sàng (15)
      • 1.4.2. Cận lâm sàng đái tháo đường type 2 (16)
    • 1.5. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường (17)
    • 1.6. Điều trị và tuân thủ điều trị đái tháo đường type 2 (18)
      • 1.6.1. Nguyên tắc điều trị đái tháo đường type 2 (18)
      • 1.6.2. Các biện pháp điều trị và chăm sóc cho người bệnh đái tháo đường type 210 1.7. Tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2, các yếu tố liên quan và chăm sóc tư vấn người bệnh (19)
      • 1.7.1. Khái niệm về tuân thủ (20)
      • 1.7.2. Tuân thủ của người bệnh đái tháo đường (21)
      • 1.7.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường12 1.7.4. Hậu quả của việc không tuân thủ điều trị (21)
    • 1.8. Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường (23)
      • 1.8.1. Một số nghiên cứu trên Thế giới (23)
      • 1.8.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam (25)
    • 1.9. Khung lý thuyết nghiên cứu (26)
  • CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (0)
    • 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu (27)
      • 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu (27)
      • 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu (0)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (27)
      • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu (27)
      • 2.2.2. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng, định tính và kỹ thuật chọn mẫu (28)
    • 2.3. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu (29)
    • 2.4. Quy trình thu thập dữ liệu (32)
    • 2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu (34)
    • 2.6. Phân tích và xử lý số liệu (37)
    • 2.7. Sai số và cách khống chế sai số (38)
      • 2.7.1. Sai số (38)
      • 2.7.2. Biện pháp khống chế và khắc phục sai số (38)
    • 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu (39)
  • CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (0)
    • 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (40)
    • 3.2 Tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 (42)
      • 3.2.1 Kiến thức về tuân thủ điều trị của người bệnh (42)
      • 3.2.2 Tuân thủ về thực hành điều trị của người bệnh (0)
    • 3.3. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với một số yếu tố và các rào cản ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị của người bệnh (50)
      • 3.3.1. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với một số yếu tố của đối tượng nghiên cứu (50)
      • 3.3.2 Các rào cản ảnh hưởng đến sự tuân thủ của đối tượng nghiên cứu (0)
  • CHƯƠNG 4:BÀN LUẬN (0)
    • 4.1. Về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (63)
    • 4.2. Về đặc điểm bệnh và kiến thức chung của đối tượng nghiên cứu (66)
    • 4.3. Về tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 (69)
    • 4.4. Về một số yếu tố liên quan và các rào cản trong việc tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 (75)
  • KẾT LUẬN (80)
  • PHỤ LỤC (91)

Nội dung

QUAN

Định nghĩa

Đái tháo đường là một nhóm bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi tình trạng tăng đường máu do khiếm khuyết về tiết insulin, khiếm khuyết trong hoạt động của insulin hoặc cả hai Tăng đường máu mãn tính của bệnh đái tháo đường có liên quan đến tổn thương lâu dài, rối loạn chức năng và suy yếu các cơ quan khác nhau, đặc biệt là mắt, thận, dây thần kinh, tim và mạch máu[21].

Phân loại

Bệnh đái tháo đường có thể được phân thành các loại chung sau [52]:

Bệnh đái tháo đường týp 1 (do sự phá hủy tế bào β tự miễn dịch, thường dẫn đến thiếu hụt insulin tuyệt đối, bao gồm cả bệnh đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn ở tuổi trưởng thành)

Bệnh đái tháo đường type 2 (do sự mất dần khả năng tiết insulin của tế bào β không phải tự miễn dịch trên nền tảng của tình trạng kháng insulin và hội chứng chuyển hóa)

Các loại bệnh đái tháo đường cụ thể do các nguyên nhân khác, ví dụ như hội chứng đái tháo đường đơn gen (chẳng hạn như bệnh đái tháo đường ở trẻ sơ sinh và bệnh đái tháo đường khởi phát ở người trẻ), các bệnh về tuyến tụy ngoại tiết (như xơ nang và viêm tụy), và do thuốc hoặc hóa chất gây ra bệnh đái tháo đường (chẳng hạn như sử dụng glucocorticoid, trong điều trị HIV/AIDS hoặc sau khi ghép tạng) Đái tháo đường thai kỳ (bệnh đái tháo đường được chẩn đoán trong ba tháng thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ mà không là bệnh đái tháo đường trước khi mang thai)

Các típ khác như ĐTĐ do thiếu hụt chức năng tế bào beta di truyền (MODY 1,

2, 3), do các bệnh tuyến tụy ngoại tiết, do các bệnh nội tiết (bệnh to đầu chi, hội chứng Cushing, u tế bào tiết glucagon, u tủy thượng thận, cường giáp), ĐTĐ do thuốc hoặc hóa chất, do nhiễm trùng ĐTĐ thai kỳ là ĐTĐ phát hiện lần đầu lúc có thai và sau sinh phần lớn Glucose huyết trở về bình thường, có một số ít tiến triển thành ĐTĐ type 2

Gần đây, người ta khám phá ra não có sản xuất insulin Thiếu insulin và glucose trong máu cao là những yếu tố chính ảnh hưởng xấu đến chức năng của não, hậu quả

Thư viện ĐH Thăng Long

4 là gia tăng nguy cơ bệnh Alzheimer’s và chứng mất trí Tình trạng này được đề cặp như ĐTĐ type 2 [2]

Bảng 1.1 Bảng tóm tắt phân loại ĐTĐ type 1 và ĐTĐ type 2 [3] Đặc điểm ĐTĐ típ 1 ĐTĐ típ 2

Tuổi khởi bệnh < 40 tuổi > 40 tuổi

Cân nặng cơ thể Bình thường hoặc gầy Thường béo phì

Khởi bệnh Rầm rộ Kín đáo

Biến chứng cấp Nhiễm cetone Tăng áp lực thẩm thấu

Biến chứng mạch máu Chủ yếu vi mạch Chủ yếu xơ vữa mạch máu lớn

Tiết insulin Giảm nhiều Bình thường hoặc giảm ít

Insulin (hoặc C-peptid) Thấp hoặc không có Bình thường, giảm hoặc tăng Thụ thể Insulin Hiếm khi tổn thương Thường bị tổn thương

Liên hệ kháng nguyên HLA Có Không

Kháng thể kháng đảo Có Không Điều trị bằng Insulin Đáp ứng Đáp ứng hoặc kháng Điều trị bằng Sulfamid Không đáp ứng Đáp ứng

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ ở người đái tháo đường type 2 được quan tâm đặc biệt vì việc xác định, kiểm soát các yếu tố nguy cơ đem lại lợi ích to lớn cho người bệnh Phát hiện càng sớm, can thiệp càng sớm các yếu tố nguy cơ sẽ làm giảm các biến chứng, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong ở người mắc bệnh đái tháo đường type 2 [56]

Khi xã hội được cải thiện nhờ những bước nhảy vọt, già hóa dân số đã trở thành một vấn đề hiển nhiên ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng Ở Trung Quốc, hầu hết

5 những người mắc bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường đều trên 40 tuổi Theo một khảo sát, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường ở những người trong độ tuổi 40 – 49 lần lượt là 11,1% và 40.3%, trong khi tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường ở những người ở độ tuổi 60 – 69 đã tăng lên lần lượt là 23,9% và 47,6% [61] Tuổi cao là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường Vì vậy, người cao tuổi có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường cao hơn người trẻ và trung niên và dễ mắc các biến chứng ở hệ tim mạch, võng mạc và thận [34]

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2 đang gia tăng ở cả hai giới, nhưng nam giới thường được chẩn đoán ở độ tuổi trẻ hơn và khối lượng mỡ trong cơ thể thấp hơn nữ giới Phụ nữ dường như chịu gánh nặng về yếu tố nguy cơ lớn hơn tại thời điểm chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 2, đặc biệt là béo phì Hơn nữa, căng thẳng tâm lý xã hội có thể đóng vai trò nổi bật hơn trong nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở phụ nữ Trong suốt cuộc đời của mình, phụ nữ trải qua những biến động nội tiết tố và thay đổi cơ thể lớn hơn do các yếu tố sinh sản so với nam giới Mang thai có thể bộc lộ những bất thường về chuyển hóa đã có từ trước, dẫn đến chẩn đoán bệnh đái tháo đường thai kỳ, đây dường như là yếu tố nguy cơ nổi bật nhất dẫn đến tiến triển thành bệnh đái tháo đường type 2 ở phụ nữ Ngoài ra, thời kỳ mãn kinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch chuyển hóa ở phụ nữ [45]

1.3.2 Chủng tộc, thừa cân và béo phì Ở Hoa Kỳ, người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ béo phì cao nhất và bị ảnh hưởng nhiều bởi bệnh đái tháo đường type 2 [28] Nguyên nhân cơ bản của sự chênh lệch này vẫn chưa được biết, nhưng có thể liên quan đến sự khác biệt về tình trạng kháng insulin hoặc giảm độ nhạy insulin, được coi là yếu tố quan trọng trong nguyên nhân của bệnh đái tháo đường type 2 [53] béo phì là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh đái tháo đường type 2 và kháng insulin, sự khác biệt trong phân bố mô mỡ có thể ảnh hưởng đến mối liên quan giữa béo phì và kháng insulin Sự tích tụ mỡ lạc chỗ trong các mô nhạy cảm với insulin như lipid trong gan, mô cơ hoặc tế bào cơ có liên quan đến nguyên nhân gây ra tình trạng kháng insulin [37]

1.3.3 Ít hoạt động thể lực

Tình trạng hoạt động thể lực ít và chế độ ăn uống thiếu khoa học, dẫn tới dư thừa năng lượng là thủ phạm gián tiếp với phát sinh bệnh ĐTĐ type 2 Các nghiên cứu

Thư viện ĐH Thăng Long

6 trên thế giới đã cho thấy, việc tập luyện thể lực thường xuyên có tác dụng làm giảm nồng độ glucose huyết tương ở bệnh nhân ĐTĐ type 2, đồng thời giúp duy trì sự bình ổn của lipid máu, huyết áp, cải thiện tình trạng kháng insulin và một điều tuyệt vời nữa là cải thiện tích cực về mặt tâm lý Sự phối hợp hoạt động thể lực thường xuyên và điều chỉnh chế độ ăn có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ type 2 một cách rất đáng kể Kết quả từ Chương trình Phòng chống bệnh ĐTĐ của Cơ quan về dịch vụ sức khỏe và con người Hoa Kỳ (HHS) tiến hành trên 3.000 người cho thấy giảm từ 5 - 7% kg cân nặng có thể làm giảm 58% nguy cơ bệnh tiến triển lên ĐTĐ type 2 Có thể giảm cân bằng cách ăn kiêng (giảm chất béo và lượng calo ăn vào) cũng như tập thể dục với mức độ vừa phải tối thiểu 150 phút một tuần (hầu hết những người tham gia nghiên cứu chọn đi bộ) [56]

1.3.4 Chế độ ăn không hợp lý

Trong bản tuyên bố nhân Ngày đái tháo đường Thế giới, WHO cho biết, Thế giới đang nỗ lực hỗ trợ các nước đang phát triển đương đầu với nguy cơ ngày càng gia tăng của căn bệnh thông qua các dự án thông tin nhằm lưu ý họ về tầm quan trọng của sự ăn kiêng và rèn luyện thể lực

Trong bệnh tiểu đường, đường máu có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn nhưng lại không chuyển hoá được để cung cấp năng lượng cho cơ thể vì thế chế độ ăn phải hạn chế gluxit (chất bột đường) Nên sử dụng các loại gluxit phức hợp dưới dạng các hạt và khoai củ Hết sức hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (bánh, kẹo, nước ngọt ) Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt 50- 60% tổng số năng lượng khẩu phần [55]

Hút thuốc là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường type

2 Trên thực tế, những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao hơn 30% - 40% so với những người không hút thuốc Những người mắc bệnh đái tháo đường hút thuốc có nhiều khả năng gặp khó khăn hơn với việc sử dụng liều insulin và kiểm soát tình trạng của họ so với những người không hút thuốc [60].

Lâm sàng và cận lâm sàng đái tháo đường type 2

1.4.1 Các triệu chứng lâm sàng

Các triệu chứng của ĐTĐ type 2 thường diễn biến âm thầm, có khoảng 46% người ĐTĐ không được chẩn đoán trong thời gian dài mắc bệnh vì sự tăng glucose

7 máu diễn ra từ từ, các triệu chứng điển hình của bệnh mờ nhạt khiến bệnh nhân không chú ý đến Bệnh nhân không biết mình bị bệnh bao giờ, phát hiện bệnh một cách tình cờ khi đi khám bệnh định kỳ hay đã có biến chứng, 50% NB ĐTĐ type 2 ở thời điểm phát hiện bệnh đã có biến chứng [55]

Triệu chứng lâm sàng của bệnh ĐTĐ điển hình bao gồm ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân [55]:

- Ăn nhiều: Bệnh nhân luôn có cảm giác đói nên phải ăn rất nhiều

- Uống nhiều, tiểu nhiều: Khi glucose máu tăng cao quá ngưỡng bài tiết của thận (1,7 g/1) vì đường sẽ được đào thải ra nước tiểu và đó là một loại lợi tiểu thẩm thấu làm cho bệnh nhân tiểu nhiều, có thể tới 6 -7 lít/24 giờ Do mất nước nhiều, bệnh nhân sẽ khát nước và uống rất nhiều

- Sụt cân: Do giảm đồng hóa và tăng dị hóa protein, lipid, làm teo các cơ, mỡ dưới da, một phần do mất nước Bệnh nhân có thể sụt 5-10 kg trong vòng hai tháng, bệnh nhân mệt mỏi nhiều

- Ngoài ra, bệnh ĐTĐ type 2 còn có một số triệu chứng khác như: mệt mỏi nhiều, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, nhiễm trùng da, Đối với người cao tuổi bị ĐTĐ type 2 thường không có các triệu chứng điển hình, đa phần được chẩn đoán bệnh qua khám sức khỏe định kỳ hoặc khi đi khám bệnh khác Ăn nhiều khó được nhận thấy, vì người cao tuổi thường chán ăn khi mắc bệnh Uống nhiều thường nhẹ hoặc không rõ ràng, do cơ chế khát nước bị suy giảm ở người cao tuổi và do sự tăng ngưỡng của thận với glucose huyết nên đường niệu cũng chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn của bệnh Tiểu nhiều lần cũng không rõ ràng dễ nhầm lẫn với đái dầm, với nhiều bệnh khác ở người cao tuổi như phì đại tuyến tiền liệt, hay vấn đề cơ học của bàng quang theo tuổi tác Tất cả những lý do này làm cho người cao tuổi bị ĐTĐ thường đến bệnh viện khi bệnh ở giai đoạn muộn và đã có biến chứng [4] [55]

1.4.2 Cận lâm sàng đái tháo đường type 2

Glucose máu: Đánh giá nồng độ glucose máu cho phép phát hiện các rối loạn chuyển hóa glucose Các tình trạng gây stress cho cơ thể có thể gây tăng glucose máu, song nguyên nhân thường gặp nhất của tình trạng bất thường chuyển hóa glucose là ĐTĐ[5] Các loại xét nghiệm glucose máu:

- Glucose máu lúc đói: NB phải nhịn đói ít nhất 8-10 giờ Xác định glucose máu lúc đói là một biện pháp sàng lọc ĐTĐ cực kỳ hiệu quả [6]

Thư viện ĐH Thăng Long

- Glucose máu bất kỳ là xét nghiệm làm vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày không tính đến thời gian bữa ăn cuối Nồng độ glucose máu bất kỳ >11,1 mmol/1 (>200 mg/dl) + các triệu chứng ĐTĐ thì chẩn đoán ĐTĐ [5] [6]

- Glucose máu sau ăn 2 giờ (Nghiệm pháp dung nạp glucose): Cho bệnh nhân uống 75g glucose (pha trong 4,4 ml nước)/kg cân nặng Trước khi cho uống glucose cho NB đi tiểu hết và giữ lại 5 ml nước tiểu và lấy mẫu máu đánh số 0 Cho BN uống dung dịch glucose, khi uống hết thì lấy máu và nước tiểu xét nghiệm theo thời gian 30’, 60’, 180’ rồi đánh giá kết quả Sau khi ăn, nồng độ glucose đạt mức đỉnh sau khoảng 1 giờ, sau đó trở về mức nồng độ trước ăn trong vòng 2-3 giờ Ở BN bị ĐTĐ type 2, có tình trạng giảm hay mất đáp ứng insulin sau bữa ăn, khiến cho nồng độ sau ăn tăng cao [5][6]

HbA1c: HbAlc là dạng kết hợp của glucose với hemoglobin HbAlc chiếm 4-

6% tổng lượng hemoglobin trong máu Nồng độ HbA1c có thể tăng lên trong vòng

1 tuần sau khi có tăng nồng độ glucose máu do ngưng điều trị, song nồng độ này có thể không giảm trở lại mức trước trong vòng 2 - 4 tuần sau khi có giảm nồng độ glucose máu bằng điều trị trở lại cho BN Từ năm 2010, ADA và WHO đã chấp nhận xét nghiệm HbA1c như là công cụ chẩn đoán và sàng lọc bệnh ĐTĐ Theo ADA, chỉ số HbAlc bình thường < 6,5% Khi nồng độ HbAlc > 1,7 lần giá trị bình thường thì các biến chứng xảy ra ở >70% các trường hợp Kết quả nghiên cứu UKPDS cho thấy giảm 1% HbAlc sẽ giảm khoảng 20% biến chứng muộn do ĐTĐ [5][6].

Chẩn đoán bệnh đái tháo đường

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chí sau đây [31]: a) Glucose máu lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) hoặc: b) Glucose máu ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với 75g glucose bằng đường uống ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L) c) Xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện bằng phương pháp đã chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế d) BN có triệu chứng kinh điển của tăng glucose máu hoặc của cơn tăng glucose máu cấp kèm mức glucose máu bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L)

Chẩn đoán xác định nếu có 2 kết quả trên ngưỡng chẩn đoán trong cùng 1 mẫu máu xét nghiệm hoặc ở 2 thời điểm khác nhau đối với tiêu chí a, b, hoặc c; riêng tiêu

9 chí d: chỉ cần một lần xét nghiệm duy nhất

- Glucose máu lúc đói được đo khi BN nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ

- Nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: BN nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng 75g glucose, hòa trong 250-300 mL nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó BN ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày, không mắc các bệnh lý cấp tính và không sử dụng các thuốc làm tăng glucose máu Định lượng glucose máu tĩnh mạch.

Điều trị và tuân thủ điều trị đái tháo đường type 2

1.6.1 Nguyên tắc điều trị đái tháo đường type 2 a) Lập kế hoạch toàn diện, tổng thể, lấy người bệnh làm trung tâm, cá nhân hóa cho mỗi người mắc đái tháo đường, phát hiện và dự phòng sớm, tích cực các yếu tố nguy cơ, giảm các tai biến và biến cố b) Đánh giá tổng thể và quyết định điều trị dựa trên cơ sở:

- Tình trạng sức khỏe chung, bệnh lý đi kèm, các chức năng trong hoạt động thường ngày, thói quen sinh hoạt, điều kiện kinh tế, xã hội, yếu tố tâm lý, tiên lượng sống, cá thể hóa mục tiêu điều trị

- Nguyên tắc sử dụng thuốc: can thiệp thay đổi lối sống ưu tiên hàng đầu, hạn chế tối đa lượng thuốc dùng, định kỳ kiểm tra tác dụng và tuân thủ thuốc cũ trước khi kê đơn mới, phác đồ phù hợp có thể tuân thủ tốt - tối ưu điều trị, khả thi với BN, có tính yếu tố chi phí và tính sẵn có c) Dịch vụ tư vấn dinh dưỡng, hoạt động thể lực, tự theo dõi, hỗ trợ điều trị nên được triển khai, sẵn sàng cung cấp, hỗ trợ cho bác sỹ điều trị, điều dưỡng, nhân viên y tế, người chăm sóc và BN d) Chất lượng chăm sóc, điều trị BN đái tháo đường cần được thường xuyên giám sát, lượng giá và hiệu chỉnh cho phù hợp 1-2 lần/năm e) Các phương pháp điều trị tổng thể bao gồm một số các biện pháp sau:

- Tư vấn, hỗ trợ, can thiệp thay đổi lối sống: không hút thuốc, không uống rượu bia, chế độ ăn và hoạt động thể lực

Thư viện ĐH Thăng Long

- Tư vấn tuân thủ điều trị, kiểm soát cân nặng

- Thuốc uống hạ đường máu

- Thuốc tiêm hạ đường máu

- Kiểm soát tăng máu áp

- Kiểm soát rối loạn lipid máu

- Điều trị và kiểm soát biến chứng, bệnh đồng mắc

1.6.2 Các biện pháp điều trị và chăm sóc cho người bệnh đái tháo đường type 2 Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng thích hợp phải đáp ứng được các yêu cầu [5] [55]:

- Đủ năng lượng cho hoạt động bình thường và phải đáp ứng phù hợp với những hoạt động khác như hoạt động thể lực hoặc những thay đổi điều kiện sống

- Tỷ lệ cân đối giữa các thành phần đạm, mỡ, đường

- Chia nhỏ bữa ăn cho phù hợp và tránh tăng đột ngột glucose máu

- Phối hợp với thuốc điều trị

- Lựa chọn chế độ dinh dưỡng

Cách chọn thực phẩm giàu glucid có lợi cho sức khỏe:

Nguyên tắc: Nên chọn thực phẩm gần thiên nhiên để giữ đủ các chất dinh dưỡng và chất xơ như: Ngũ cốc xát, gạo giã cối và các thực phẩm có nhiều chất xơ, đường máu thấp như khoai củ, hầu hết các loại rau củ, bí đỏ, đậu hạt (đậu xanh, đậu đen, đậu Hà Lan) Ngoài ra, người bệnh nên hạn chế các thực phẩm có chỉ số đường máu cao, hấp thu nhanh và chỉ dùng trong các trường hợp đặc biệt (hạ đường máu) như: Mật, mứt, quả khô, kẹo, nước đường…

Chế độ hoạt động thể lực

Nguyên tắc của hoạt động thể lực: Phải coi hoạt động thể lực là một biện pháp điều trị, phải thực hiện nghiêm túc theo trình tự được hướng dẫn

Hoạt động thể lực phải phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe của cá nhân

“Hoạt động thể lực với cường độ trung bình, tối thiểu 30 phút mỗi ngày bằng cách đi bộ nhanh, đạp xe đạp hoặc các bài tập thể dục tương tự, phù hợp với tình trạng sức khỏe, thể lực và lối sống của người bệnh Quan trọng là phải có giai đoạn khởi động và thư giãn bằng các bài tập cường độ thấp Khi phối hợp với các bài tập cường

11 độ lớn hơn (ít nhất từ 2-3 lần/tuần), ví dụ: Chơi tennis, bơi lội , sẽ mang lại hiệu quả tốt trong việc kiểm soát đường máu

Theo dõi đường máu tại nhà

Glucose máu lúc đói: Theo dõi thường xuyên tại nhà

Theo dõi và các chỉ tiêu cần đánh giá ở người bệnh đái tháo đường type 2

Theo dõi định kỳ về sinh hóa để điều chỉnh các chỉ số glucose, lipid, đông máu cho người bệnh ĐTĐ

+ HbAlc: là chỉ số đánh giá kết quả quản lý lượng glucose máu trung thành nhất Buộc phải làm 3 tháng/lần, nếu không có điều kiện thì 6 tháng/lần

Những cơ sở chưa có HbAlc có thể thay bằng theo dõi lượng glucose máu 1 tháng/1 lần Trong trường hợp này, glucose máu lúc đói phải luôn < 6 mmol/L

+ Micro albumin niệu: Phải được thăm dò ngay khi mới phát hiện ĐTĐ Sau đó hàng năm phải được kiểm tra tùy theo chỉ định của thầy thuốc

- Những thăm khám định kỳ khác:

- Khám bàn chân: Khám lâm sàng 6 tháng/lần với người phát hiện bệnh 5 năm

+ Soi mắt từ 6 đến 12 tháng/lần tùy theo mức độ tổn thương lâm sàng

+ Thăm dò đánh giá chức năng hệ tim mạch: Phải thường xuyên theo dõi số đo

HA Điện tim thường làm 3 tháng/lần

+ Chụp X quang tim phổi: Thường làm 6 tháng/lần

+ Kiểm tra, đánh giá tài liệu, theo dõi chế độ ăn uống, chế độ tập luyện, đo chỉ số cơ thể (BMI) thường làm 6 tháng/lần

1.7 Tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2, các yếu tố liên quan và chăm sóc tư vấn người bệnh

1.7.1 Khái niệm về tuân thủ

WHO định nghĩa việc tuân thủ điều trị lâu dài là “mức độ mà hành vi của một người dùng thuốc, tuân theo chế độ ăn kiêng và/hoặc thực hiện thay đổi lối sống, tương ứng với các khuyến nghị đã được thống nhất từ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe” [57]

Thư viện ĐH Thăng Long

1.7.2 Tuân thủ của người bệnh đái tháo đường

- Tuân thủ chế độ ăn là đảm bảo đầy đủ thành phần dinh dưỡng theo khuyến cáo của các chuyên gia

- Tuân thủ điều trị liên quan đến thay đổi thói quen sống là thường xuyên tập thể dục, thể thao mức độ trung bình trở lên ít nhất 30 phút mỗi ngày (tối thiểu 150 phút/tuần), không hút thuốc lá, giảm uống rượu , bia với lượng nam ≤ 2 đơn vị / ngày,

Nữ ≤ 1 đơn vị/ngày (1 đơn vị tiêu chuẩn tương đương 330ml bia, hoặc 120 ml rượu vang, hoặc 30ml rượu nặng)

- Tuân thủ chế độ dùng thuốc là dùng thường xuyên tất cả các loại thuốc được kê đơn theo đúng chỉ dẫn của cán bộ y tế

- Tuân thủ chế độ thử đường máu tại nhà và tái khám đúng theo hẹn của bác sỹ Đối với người bệnh ĐTĐ việc tuân thủ phác đồ điều trị là chìa khóa vàng để khỏi bệnh hoặc kiểm soát chặt chẽ tình trạng sống chung với bệnh Trong điều trị đái tháo đường sự thành công của một phác đồ điều trị lâu dài phụ thuộc rất lớn vào ý thức hợp tác của người bệnh

Người bệnh ĐTĐ vẫn có thể có cuộc sống khỏe mạnh nếu duy trì được lối sống khoa học, uống thuốc đều đặn, đặc biệt là biết lắng nghe cơ thể mình một cách cẩn trọng Ngược lại nếu không tuân thủ phác đồ điều trị, người bệnh ĐTĐ sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng sớm, nguy hiểm đến tính mạng

1.7.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường Đái tháo đường là một trong những bệnh lý mạn tính, là gánh nặng tâm lý cho bản thân người bệnh cũng như gia đình và xã hội Hơn nữa điều trị ĐTĐ đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ chặt chẽ dùng thuốc, chế độ ăn, hoạt động thể lực Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu người bệnh không tuân thủ sẽ dẫn đến thất bại trong điều trị Dưới đây là một số lý do khiến người bệnh không tuân thủ [12]:

Do thuốc điều trị: người bệnh phải uống quá nhiều thuốc trong một ngày, đặc biệt đối với những người mắc các bệnh lý mạn tính hoặc biến chứng kèm theo và với những người bệnh được điều trị bằng thuốc uống kết hợp với thuốc tiêm, phải dùng ít nhất 2 loại thuốc trở lên, với số lượng thuốc và thời gian dùng thuốc kéo dài suốt đời kèm theo với tâm lý sợ đau khi tiêm là những rào cản lớn tác động đến sự tuân thủ Một nguyên nhân khác nữa phải kể tới là do tác dụng phụ gây hạ đường máu khi dùng isulin không đúng cách Hoặc do các kết quả không mong muốn của thuốc mang lại

13 cho người bệnh, dù cho các kết quả này rất quan trọng, ví dụ: tiêm isulin có thể có tác dụng phụ không mong muốn là hạ đường máu, tăng cân, dị ứng Điều này cũng là một yếu tố khiến người bệnh e ngại việc sử dụng insulin

Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường

1.8.1 Một số nghiên cứu trên Thế giới

Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện với mẫu gồm 375 bệnh nhân đái tháo đường ở Ả Rập Saudi với mẫu gồm 375 bệnh nhân Việc tuân thủ dùng thuốc trị tiểu đường được đo bằng Thang đo tuân thủ thuốc Morisky Green Levine (MGLS) gồm bốn mục Tất cả những người tham gia đã hoàn thành một bảng câu hỏi tự báo cáo bao gồm các biến số xã hội học và lâm sàng Trong số tất cả những người được hỏi, 134 (35,7%), 161 (42,9%) và 80 (21,4%), bệnh nhân có mức độ tuân thủ cao (điểm MGLS

0), trung bình (điểm MGLS 1 hoặc 2) và tuân thủ thấp (điểm MGLS ≥3) ), tương

15 ứng Các yếu tố liên quan đến mức độ tuân thủ trong phân tích đơn biến là tình trạng nghề nghiệp ( P = 0,037), thuốc hiện tại ( P

Ngày đăng: 20/03/2024, 16:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w