1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp tái nhập viện tại bệnh viện quân y 354 năm 2023

110 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tuân Thủ Điều Trị Của Người Bệnh Tăng Huyết Áp Tái Nhập Viện Tại Bệnh Viện Quân Y 354 Năm 2023
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy
Người hướng dẫn TS. Đỗ Thị Thu Hiền, TS. Dương Thị Hòa
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Điều Dưỡng
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 2,02 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (15)
    • 1.1. Đại cương về bệnh tăng huyết áp (15)
      • 1.1.1. Dịch tễ (15)
      • 1.1.2. Định nghĩa (15)
      • 1.1.3. Phân loại tăng huyết áp (16)
      • 1.1.4. Phân độ tăng huyết áp (17)
      • 1.1.5. Phân loại tăng huyết áp theo giai đoạn (17)
      • 1.1.6. Các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp (18)
      • 1.1.7. Biến chứng của tăng huyết áp (19)
      • 1.1.8. Điều trị tăng huyết áp (21)
    • 1.2. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp (22)
      • 1.2.1. Khái niệm về tuân thủ (22)
      • 1.2.2. Thang đo tuân thủ điều trị (23)
      • 1.2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp 12 1.2.4. Vai trò của điều dưỡng viên và công tác chăm sóc trong quản lý tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp (24)
    • 1.3. Một số nghiên cứu liên quan (28)
      • 1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới (28)
      • 1.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam (29)
    • 1.4. Khung lý thuyết nghiên cứu (31)
    • 1.5. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu (32)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (33)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (33)
      • 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu định lượng (33)
      • 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu định tính (33)
    • 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu (33)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (34)
      • 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu (34)
      • 2.3.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu (34)
    • 2.4. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu (35)
      • 2.4.1. Nghiên cứu định lượng (35)
      • 2.4.2. Nghiên cứu định tính (35)
    • 2.5. Quy trình thu thập dữ liệu (36)
      • 2.5.1. Nghiên cứu định lượng (36)
      • 2.5.2. Nghiên cứu định tính (37)
    • 2.6. Biến số, chỉ số và tiêu chuẩn đánh giá (38)
      • 2.6.1. Biến số, chỉ số nghiên cứu (38)
      • 2.6.2. Tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu (42)
    • 2.7. Phân tích và xử lý số liệu (45)
      • 2.7.1. Nghiên cứu định lượng (45)
      • 2.7.2. Nghiên cứu định tính (45)
    • 2.8. Sai số và cách khống chế sai số (45)
    • 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu (46)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (47)
    • 3.1. Đặc điểm chung của người bệnh tăng huyết áp (47)
      • 3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (47)
    • 3.2. Kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp tái khám (50)
      • 3.2.1. Kiến thức đúng về tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp tái khám (50)
      • 3.2.2. Kiến thức chung tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp (51)
    • 3.3. Thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp tái khám (51)
      • 3.3.1. Thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp tái khám (51)
    • 3.4. Sự tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp đánh giá theo Morisky-8 (52)
      • 3.4.1. Sự tuân thủ điều trị theo thang điểm Morisky-8 (52)
      • 3.4.2. Phân loại mức độ tuân thủ điều trị theo thang điểm Morisky-8 (53)
      • 3.4.3. Kết quả sự tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp (53)
      • 3.4.4. Một số yếu tố liên quan với sự tuân thủ của người bệnh (54)
    • 3.5. Kết quả định tính một số rào cản tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp (60)
      • 3.5.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng tham gia phỏng vấn (60)
      • 3.5.2. Một số rào cản liên quan đến sự tuân thủ của người bệnh tăng huyết áp tái nhập viện tại bệnh viện Quân Y 354 (60)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN (68)
    • 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (68)
      • 4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học (68)
      • 4.1.2. Hoàn cảnh phát hiện và thời gian mắc bệnh (70)
      • 4.1.3. Yếu tố tiền sử gia đình có người mắc tăng huyết áp (71)
      • 4.1.4. Phân bố bệnh kèm theo của đối tượng nghiên cứu (72)
    • 4.2. Kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp tái khám (73)
    • 4.3. Thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp tái khám (73)
    • 4.4. Sự tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp đánh giá theo Morisky-8 (76)
    • 4.5. Một số yếu tố liên quan với sự tuân thủ của người bệnh (77)
      • 4.5.1. Nhóm yếu tố rào cản liên quan đến đặc điểm người bệnh (78)
      • 4.5.2. Nhóm yếu tố rào cản liên quan đến sự hỗ trợ của gia đình và xã hội (80)
      • 4.5.3. Nhóm yếu tố rào cản liên quan đến phương pháp điều trị (82)

Nội dung

Trang 1 NGUYỄN THỊ THANH THỦY LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG KHÓA 10BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG --- NGUYỄN THỊ THANH THUỶ - C02063 TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH TĂN

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là 380 người bệnh được chẩn đoán xác định THA tại Bệnh viện Quân Y 354 từ tháng 04/2023 đến tháng 09/2023 đảm bảo tiêu chuẩn chọn và không vi phạm tiêu chuẩn loại trừ

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu định lượng

- Người bệnh được chẩn đoán THA theo tiêu chuẩn của phân hội THA Việt Nam năm 2018 đến điều trị nội trú [33], tái nhập viện ít nhất lần thứ 2 trở lên được các bác sỹ của bệnh viện kê đơn, hướng dẫn điều trị khi xuất viện về nhà

- Người bệnh có khả năng giao tiếp và trả lời phỏng vấn được

- Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu

- Người bệnh được chẩn đoán THA điều trị lần đầu tại thời điểm nghiên cứu

- Người bệnh không đủ năng lực hành vi dân sự

- Người bệnh không đủ sức khỏe trả lời các câu hỏi phỏng vấn (trong tình trạng yếu hoặc tinh thần không ổn định)

- Người bệnh mắc các bệnh lý mạn tính nặng khác (suy tim nặng, suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ, ung thư giai đoạn cuối…)

2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu định tính

- Gồm những người bệnh đã tham gia trả lời phỏng vấn định lượng có điểm Morisky-8 mức tuân thủ thấp và trung bình.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Quân Y 354

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2023 đến tháng 11/2023

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp định tính Trong đó phương pháp nghiên cứu định lượng được thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, áp dụng để khảo sát tình trạng tuân thủ điều trị của người bệnh THA điều trị tại Bệnh viện Quân Y 354 năm

2023 Nghiên cứu định tính áp dụng để xác định một số rào cản của người bệnh trong việc thực hiện tuân thủ điều trị THA Sơ đồ nghiên cứu định lượng kết hợp nghiên cứu định tính được biểu diễn tại sơ đồ 2.1

2.3.2 Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu

Cách chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện Tất cả người bệnh đến điều trị THA tại

Bệnh viện Quân Y 354, đáp ứng đủ tiêu chuẩn chọn mẫu sẽ được lựa chọn vào nghiên cứu cho đến khi đạt được cỡ mẫu mong muốn

- Cỡ mẫu: Áp dụng công thức ước lượng cỡ mẫu cho một tỷ lệ:

𝑛 : cỡ mẫu nghiên cứu cần có

P: ước tính theo nghiên cứu Đoàn Thị Phương Thảo [47] Bệnh viện Đại học Y

Hà Nội năm 2022 tỷ lệ tuân thủ là 55,95%  𝑝 = 0,5595

𝑑 = 0,05 là sai số cho phép

 Ta tính được n = 379 Thực tế nghiên cứu thu thập được 380 người bệnh THA

Thu thập số liệu Phân tích

Sơ đồ 2.1 Kế hoạch nghiên cứu định lượng kết hợp định tính

Thư viện ĐH Thăng Long

Chọn mẫu theo phương pháp chủ đích: Tiến hành chọn có chủ đích người bệnh, theo giới nam/nữ và có các đặc điểm như tuổi, trình độ học vấn, hoàn cảnh sống, mức sinh hoạt tương tự nhau Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu định tính được lựa chọn theo kết quả nghiên cứu định lượng có điểm tuân thủ thấp hoặc trung bình được mời tham gia phỏng vấn

Công cụ và phương pháp thu thập số liệu

Bộ câu hỏi về sự tuân thủ điều trị của người bệnh sử dụng trong nghiên cứu này được sử dụng từ bộ công cụ của tác giả Đỗ Thị Hiến “Tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện quân đội 108 năm 2020” [20] và tác giả Nguyễn Thị Hường

“Tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2021” [24] (phụ lục 1) được sử dụng để thu thập số liệu Bộ câu hỏi gồm 4 phần

 Phần A và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (gồm 21 câu từ A1- A15)

 Phần B: Kiến thức về điều trị của người bệnh tăng huyết áp (gồm 9 câu từ B1- B9) đánh giá theo tổng điểm, đạt khi tổng điểm ≥ 51/72 điểm)

 Phần C: Thực hành về điều trị của người bệnh tăng huyết áp (gồm 13 câu từ C1- C13) đánh giá theo tổng điểm, đạt khi tổng điểm ≥ 55/79 điểm)

 Phần D: Tuân thủ điều trị tăng huyết áp gồm 8 câu (Từ D1 - D8) đánh giá theo thang điểm Morsky-8: tuân thủ cao 8/8 điểm, tuân thủ trung bình 6 – 7/8 điểm, tuân thủ thấp < 6/8 điểm) Tuy nhiên nhằm xác định mối liên quan đến sự tuân thủ điều trị, kết quả được chia thành 2 nhóm trong đó nhóm tuân thủ điều trị đạt (Morsky-8 thuộc nhóm tuân thủ cao và tuân thủ trung bình) và nhóm tuân thủ điều trị không đạt (Morsky-8 thuộc nhóm tuân thủ thấp)

Các câu hỏi trong nghiên cứu được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với đối tượng và địa bàn nghiên cứu, sau đó in ấn phục vụ cho nghiên cứu

2.4.2 Nghiên cứu định tính Áp dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc (semi-structured questionnaire interview) để thực hiện phỏng vấn Câu hỏi phỏng vấn được xây dựng dựa trên tổng quan tài liệu để định hướng nội dung trao đổi khi thực hiện phỏng vấn nhằm xác định

24 những rào cản liên quan đến tuân thủ điều trị của NB THA Bộ công cụ sau khi xây dựng được giáo viên hướng dẫn kiểm tra, và được chỉnh sửa trước khi cho sử dụng để thu thập số liệu:

Câu hỏi sử dụng cho phỏng vấn tập trung vào quan điểm về rào cản của người bệnh khi thực hiện tuân thủ về chế độ dinh dưỡng, dùng thuốc, tập luyện và tái khám Các câu hỏi được bắt đầu bằng câu hỏi tổng quát để NB chia sẻ chung về việc tuân thủ, sau đó sẽ đặt câu hỏi tiếp theo để xác định những khó khăn và rào cản khi thực hiện tuân thủ Câu hỏi sử dụng cho phỏng vấn bao gồm:

1 Ông/bà có thể chia sẻ quan điểm trong việc thực hiện chế độ ăn trong quản lý huyết áp tại nhà được không? Ông/bà có thể chia sẻ khó khăn/rào cản khi thực hiện chế độ ăn nhạt không ạ?

2 Ông/bà có thể chia sẻ việc dùng thuốc điều trị tăng huyết áp tại nhà được không ạ? Ông/bà có thể chia sẻ khó khăn/rào cản khi duy trì uống thuốc tăng huyết áp tại nhà được không ạ?

3 Ông/bà có thể chia sẻ chế độ tập thể dục để duy trì sức khoẻ được không ạ? Ông/bà có thể chia sẻ khó khăn/rào cản khi thực hiện chế độ tập thể dục được không ạ?

4 Ông/bà có thể chia sẻ quan điểm về vấn đề tái khám được không ạ? Ông/bà có gặp khó khăn/rào cản gì khi thực hiện tái khám không ạ?

Quá trình phỏng vấn bán cấu trúc được thực hiện theo Hướng dẫn phỏng vấn bán cấu trúc đối tượng nghiên cứu định tính (trình bày tại phụ lục 5).

Quy trình thu thập dữ liệu

Quá trình thu thập số liệu được thực hiện theo thứ tự các bước như sau:

Thời gian thực hiện: Nghiên cứu định lượng được thực hiện 01 lần tại thời điểm sau 01 ngày NB nhập khoa điều trị nội trú

- Bước 1: Thông qua Hội đồng khoa học của Trường Đại học Thăng Long và bệnh viện Quân y 354

- Bước 2: Hoàn thiện công cụ thu thập số liệu và tổ chức khảo sát bộ công cụ, sau đó chỉnh sửa và hoàn thiện lại bộ câu hỏi

- Bước 3: Xác định người bệnh tham gia vào nghiên cứu: Sau khi nhận sự phê duyệt từ Ban Giám đốc, chỉ huy khoa, nghiên cứu viên thu thập dữ liệu: Tổ chức gặp gỡ

Thư viện ĐH Thăng Long

NB, những NB phù hợp với tiêu chuẩn nghiên cứu sẽ được giải thích về mục đích và quy trình tiến hành nghiên cứu; giới thiệu nội dung phiếu khảo sát, giải thích để người bệnh hợp tác cung cấp thông tin

- Bước 4: Thu thập biến số nghiên cứu: NB đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được phát vấn trực tiếp bằng phiếu khảo sát có các bộ câu hỏi thiết kế sẵn (Phụ lục 1)

- Bước 5: Khi kết thúc, phiếu khảo sát được thu hồi lại và kiểm tra lại thông tin

Thời gian thực hiện: Nghiên cứu định tính được thực hiện 01 lần tại thời điểm sau khi kết thúc nghiên cứu định lượng 03 ngày

- Bước 1: Chuẩn bị phỏng vấn, xây dựng khung kế hoạch tổ chức phỏng vấn bao gồm câu hỏi phỏng vấn, máy ghi âm, sổ ghi chép

- Bước 2: Thực hiện phỏng vấn thử người bệnh để xác định thời gian thực hiện phỏng vấn cũng như sự rõ nghĩa của câu hỏi Một số câu từ trong câu hỏi đã được chỉnh sửa để làm rõ nghĩa hơn khi hỏi

- Bước 3: Xác định NB được mời tham gia phỏng vấn Căn cứ điểm Morisky-8 xác định NB đạt tiêu chuẩn phỏng vấn để mời tham gia phỏng vấn

- Bước 4: Tiếp cận đối tượng được phỏng vấn, giới thiệu mục tiêu nghiên cứu và mời tham gia nghiên cứu

- Bước 5: NB đồng ý tham gia phỏng vấn được mời phòng riêng để thực hiện phỏng vấn Thời gian phỏng vấn dao động từ 30 - 45 phút và có ghi âm Phỏng vấn viên sử dụng câu hỏi đã xây dựng để định hướng nội dung cho cuộc phỏng vấn Bắt đầu bằng câu hỏi bao quát ví dụ “Ông/bà cho biết những khó khăn, rào cản khi thực hiện thay đổi lối sống, kiểm soát chế độ dinh dưỡng, chế độ vận động, thể dục và kiểm soát cân nặng hằng ngày?” Trong quá trình NB chia sẻ, phỏng vấn viên, lắng nghe và ghi chép thông tin chính Có sử dụng một số câu khỏi để khuyến kích người bệnh tiếp tục chia sẻ hoặc làm rõ hơn nội dung đang chia sẻ ví dụ “Ông/bà cứ tiếp tục chia sẻ đi ạ, hoặc Ông/bà có thể lấy ví dụ để nói rõ hơn được không ạ?” Kết thúc buổi phỏng vấn, phỏng vấn viên chốt lại lại những thông tin chính mà NB đã chia sẻ để NB khẳng định lại nội dung mà mình đã chia sẻ (Hướng dẫn chi tiết tại phụ lục 5)

Biến số, chỉ số và tiêu chuẩn đánh giá

2.6.1 Biến số, chỉ số nghiên cứu

Bảng 2.1 Biến số và chỉ số trong nghiên cứu

TT Biến số Chỉ số/Phân loại/Định nghĩa Phân loại Phép tính thống kê Thông tin chung

Năm hiện tại trừ đi năm sinh (tuổi thực), phân nhóm < 60 tuổi; 60 – 69 tuổi; 70 – 79 tuổi;

2 Giới tính Nam/Nữ Nhị phân Tỷ lệ %

3 Dân tộc Kinh/Thiểu số Nhị phân Tỷ lệ %

Tiểu học/phổ thông cơ sở/phổ thông trung học/cao đẳng/đại học

Học sinh, sinh viên/nông dân/cán bộ công nhân viên chức/hưu trí

Hộ nghèo, cận nghèo/gia đình khá giả Thứ hạng Tỷ lệ %

Sống cùng vợ/chồng/người thân/ly hôn/độc thân Danh mục Tỷ lệ %

8 Bảo hiểm y tế Có/Không Nhị phân Tỷ lệ % Đặc điểm bệnh THA

9 Hoàn cảnh phát hiện bệnh

Khám sức khỏe/Khi vào viện vì bệnh khác/Lý do khác Danh mục Tỷ lệ %

Thư viện ĐH Thăng Long

TT Biến số Chỉ số/Phân loại/Định nghĩa Phân loại Phép tính thống kê

10 Thời gian phát hiện bệnh

Số năm phát hiện bệnh THA: <

11 Tiền sử gia đình có người THA Có/Không Nhị phân Tỷ lệ %

Các bệnh đi kèm theo ngoại trừ bệnh THA mà NB đang mắc như bệnh mạch vành, suy tim

Kiến thức về phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp

13 Phòng tránh bệnh THA Có/Không Nhị phân Tỷ lệ %

14 Chỉ số THA Chỉ số HATTh và/hoặc HATTr được xác định là THA Danh mục Tỷ lệ %

15 Yếu tố nguy cơ Các yếu tố dẫn đến THA như:

Hút thuốc lá, thừa cân, béo phì… Danh mục Tỷ lệ %

Những bệnh/biến chứng có thể xảy ra nếu NB không tuân thủ chế độ điều trị

17 Theo dõi THA Có/Không cần theo dõi chỉ số huyết áp hằng ngày Nhị phân Tỷ lệ %

Hiểu biết của NB về việc sử dụng thuốc/thay đổi lối sống khi điều trị bệnh

Phương pháp uống thuốc THA hàng ngày

Cách uống thuốc trong điều trị bệnh Danh mục Tỷ lệ %

TT Biến số Chỉ số/Phân loại/Định nghĩa Phân loại Phép tính thống kê

Hiểu biết của NB về chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh THA như: ăn nhạt, ăn nhiều rau xanh, lao động vừa phải…

21 Dấu hiệu cần nhập viện

Hiểu biết của NB về các triệu chứng/dấu hiệu nguy hiểm cần nhập viện kiểm tra/điều trị

Thực hành phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp

22 Thời gian khám định kỳ

1 tháng/lần, 3 tháng/1 lần, khi ốm Danh mục Tỷ lệ %

23 Tần suất đo HA tại nhà

Hàng ngày/hàng tuần/hàng tháng/Khi mệt… Danh mục Tỷ lệ %

Cách NB sử dụng thuốc/thay đổi lối sống Danh mục Tỷ lệ %

25 Thực hành sử dụng thuốc

Cách NB sử dụng thuốc đúng nguyên tắc Danh mục Tỷ lệ %

Người hướng dẫn sử dụng thuốc

Người đã hướng dẫn NB sử dụng thuốc điều trị THA Danh mục Tỷ lệ %

27 Hút thuốc Mức độ hút thuốc của NB Danh mục Tỷ lệ %

28 Uống rượu Mức độ sử dụng rượu gần đây của NB Danh mục Tỷ lệ %

29 Sử dụng gia vị Mức độ sử dụng gia vị trong khẩu phần ăn của NB Danh mục Tỷ lệ %

30 Sử dụng dầu/mỡ Loại dầu/mỡ NB sử dụng trong Danh mục Tỷ lệ %

Thư viện ĐH Thăng Long

TT Biến số Chỉ số/Phân loại/Định nghĩa Phân loại Phép tính thống kê nấu ăn

31 Thức ăn Loại thực phẩm NB thường ăn Danh mục Tỷ lệ %

32 Tập thể dục Tần suất tập thể dục của NB Danh mục Tỷ lệ %

33 Thời gian tập thể dục

Thời gian tập thể dục/1 lần tập của NB Danh mục Tỷ lệ %

34 Dự phòng THA kịch phát

Hành động của NB để đề phòng trường hợp THA kịch phát như: không hút thuốc, duy trì cân nặng…

Tuân thủ phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp

34 Đôi lúc quên uống thuốc

Xác định mức độ tuân thủ

Không uống thuốc trong 2 tuần

Xác định mức độ tuân thủ

Bỏ/ngưng thuốc mà không thông báo

Xác định mức độ tuân thủ

Quên mang theo thuốc khi đi du lịch

Xác định mức độ tuân thủ

38 Uống đủ thuốc ngày gần nhất

Xác định mức độ tuân thủ

39 Không uống thuốc khi thấy

Xác định mức độ tuân thủ

TT Biến số Chỉ số/Phân loại/Định nghĩa Phân loại Phép tính thống kê bệnh không kiểm soát được

Bất tiện khi phải tuân theo kế hoạch điều trị

Xác định mức độ tuân thủ

Cảm thấy khó khăn khi phải nhớ uống thuốc

Xác định mức độ tuân thủ

2.6.2 Tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu

2.6.2.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp

Bảng 2.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp

Phân độ Huyết áp tâm thu

Huyết áp bình thường cao 130-139 85-89

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ≥140 0,05)

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 3.11 Liên quan giữa trình độ học vấn với tuân thủ điều trị

Người bệnh THA (n80) p OR (KTC 95%)

≤ Phổ thông trung học 31 (19,9) 125 (80,1) p0,05)

Bảng 3.13 Liên quan giữa địa dư với tuân thủ điều trị

Người bệnh THA (n80) p OR (KTC 95%)

Nông thôn/Miền núi 4 (80,0) 1 (20,0) p>0,05 21,01 (0,05-9,07) Thành thị 60 (16,0) 315 (84,0)

Nhận xét: Không có mối liên quan giữa địa dư với tuân thủ điều trị (p>0,05)

Bảng 3.14 Liên quan giữa tình trạng kinh tế với tuân thủ điều trị

Người bệnh THA (n80) p OR (KTC 95%)

Hộ nghèo, cận nghèo 5 (3,8) 127 (96,2) p

Ngày đăng: 20/03/2024, 16:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w