Với định hướng trở thành công ty giải khát tồn diện, cơng ty đã khơng ngừng tạo ra các chiến lược Marketing của Coca Cola để không ngừng cải tiến, cung cấp đến người tiêu dùng nhiều loại
Phân tích
Môi trường vĩ mô
Bao gồm các yếu tố nằm bên ngoài nằm bên ngoài tổ chức mà các nhà quản trị khó kiểm sót được ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động cũng như là tổ chúc của các doanh nghiệp
- Sự ảnh hưởng từ môi trường vĩ mô gồm các yếu tố: Môi trường kinh tế, xã hội, chính trị, luật pháp, dân số, khoa học công nghệ Ảnh hưởng từ môi trường vĩ mô mang tính gián tiếp song lại rất quan trọng không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động quản trị bán hàng của DN mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ DN
- Môi trường kinh tế thuận lợi sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và việc bán hàng sẽ thuận lợi ngược lại khi môi trường kinh tế khó khăn đặc biệt là khủng hoảng kinh tế sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu thụ sản phẩm và đòi hỏi những nỗ lực lớn trong hoạt động bán hàng
- Ảnh hưởng từ môi trường luật pháp có thể làm tăng hoặc giảm mức độ cạnh tranh hay sự phát triển khoa học công nghệ kéo theo những hình thức bán hàng mới ra đời buộc các công ty phải có những thay đổi lớn trong quản trị bán hàng nếu không muốn trở nên lạc hậu và kém cạnh tranh so với đối thủ
- Hiện nay nước ta đang trong quá trình hội nhập kéo theo đó là những thay đổi lớn về môi trường kinh tế, luật pháp, khoa học kỹ thuật Những thay đổi đó sẽ ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp cũng như trong hoạt động bán hàng Việc theo dõi
9 phân tích ảnh hưởng từ môi trường vĩ mô không chỉ giúp các doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi mà còn nhận ra nhiều cơ hội phát triển và mở rộng kinh doanh
2.1.1 Political (Luật pháp) trong mô hình PEST của Coca Cola
Sự phát triển của ngành nước giải khát phụ thuộc theo quy định của từng quốc gia sở tại Các quy định này do Chính phủ ban hành để tạo ra được những ảnh hưởng nhất định đến quá trình sản xuất ra những sản phẩm này ở quốc gia đó Dựa theo những quy định này, doanh nghiệp cần phải đáp ứng được những yêu cầu của Chính phủ đặt ra, nếu không thì phải nộp phạt theo quy định của pháp luật
Dưới đây là một số yếu tố về thể chế pháp luật ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Coca Cola trong suốt thời gian qua:
Một số thay đổi về luật pháp và những quy định về thuế suất, luật thuế sửa đổi…yêu cầu doanh nghiệp cần tuân thủ chặt chẽ Những thay đổi trong môi trường kinh doanh mảng nước uống có ga
Những thay đổi này bao gồm sự gia nhập ngành của đối thủ, chính sách giá, khả năng cạnh tranh…Điều này bắt buộc Coca Cola phải chia thị phần với đối thủ cạnh tranh
Về điều kiện chính trị, Coca Cola là một thương hiệu toàn cầu nên sự ảnh hưởng của nền chính trị thế giới là một điều khó tránh khỏi Theo đó, những bất ổn về dân sự hay những thay đổi của chính phủ nước sở tại sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của Coca Cola
Tuỳ thuộc vào từng quốc gia mà khả năng gia nhập thị trường ngành giải khát sẽ có những điểm riêng biệt Ở những thị trường đang phát triển và mới nổi, việc gia nhập ngành sẽ có những yêu cầu khắt khe hơn Không chỉ vậy, những liên minh về chiến lược kinh doanh với những nhà cung
10 cấp vật tư chai ở địa phương sẽ tạo nền tảng và cơ sở thúc đẩy ngành nước giải khát ngày càng phát triển
2.1.2 Economics (Kinh tế) trong mô hình PEST của Coca Cola
Tình hình kinh tế thế giới giai đoạn 2010-2020 vẫn có những cột mốc tăng trưởng vượt bậc Theo đó, mức lãi suất cho vay dành cho các doanh nghiệp thấp, tạo điều kiện cho Coca Cola có thể xoay vòng vốn một cách hiệu quả Cụ thể, thương hiệu này có thể sử dụng các khoản vay lãi suất thấp này để đầu tư cho máy móc, công nghệ mới
Dựa trên sự phát triển của khoa học, công nghệ, thời gian và chi phí sản xuất thành phẩm được đẩy xuống Lúc này, chi phí nghiên cứu sản phẩm cũng giảm theo, doanh nghiệp có thể tung ra thị trường những sản phẩm mới với mức giá thấp, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng khi mua các sản phẩm của Coca Cola
Xét riêng ở thị trường Việt Nam, nền kinh tế ngày càng phát triển giúp cho cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện Chính vì vậy, nhu cầu được sử dụng các loại nước giải khát thay vì nước lọc cũng ngày càng tăng Và chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một điều rằng, những chai nước ngọt của Coca đã len lỏi đến khắp các bàn tiệc trên dải đất hình chữ S này
2.1.3 Social – Cultural (Văn hóa – Xã Hội) trong mô hình PEST
Hoa Kỳ là quốc gia mà Coca Cola đang đặt trụ sở, mức độ tiêu thụ sản phẩm của người dân ở đây góp một phần hết sức quan trọng đến doanh số của thương hiệu này Theo đó, nhiều công dân Hoa Kỳ đang thực hành lối sống lành mạnh, không sử dụng các loại nước ngọt có ga Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến những chiến lược kinh doanh của ông lớn này trên thị trường quốc tế
Tình hình công ty Coca Cola hiện tại
Trong tháng 7/2022, Coca-Cola đã báo cáo lợi nhuận quý II vượt dự báo trong bối cảnh doanh số bán hàng của “gã khổng lồ” ngành đồ uống tại các nhà hàng, rạp hát và các địa điểm khác phục hồi sau đại dịch Doanh số toàn cầu của Coca-Cola đã tăng 8% trong quý II/2022, nhờ sự tăng trưởng ở cả các thị trường phát triển và mới nổi, dù giá bán trung bình tăng khoảng 12% Coca-Cola đã ghi nhận doanh thu 11,3 tỷ USD trong quý II/2022 Lợi nhuận ròng ở mức 1,91 tỷ USD, tương đương 44 xu Mỹ/cổ phiếu Ông Garrett Nelson, chuyên gia phân tích của công ty nghiên cứu đầu tư CFRA, cho rằng kết quả nói trên của Coca-Cola là phép thử với giá trị thương hiệu của công ty này, vì người tiêu dùng vẫn không muốn chuyển sang các loại nước uống tương tự khác, dù giá của Coca-
Trước đó, trong quý I/2022, Coca-Cola cũng đã báo cáo doanh thu tăng 16% lên 10,5 tỷ USD Lợi nhuận đạt 2,8 tỷ USD, tương đương 64 xu Mỹ/một cổ phiếu Trong một cuộc phỏng vấn với CNN Business, Giám đốc tài chính John Murphy của Coca-Cola cho biết “tình hình lạm phát nhìn chung sẽ tồn tại trong một thời gian Chính xác là bao lâu thì không ai biết”
Trong cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, Coca-Cola đã chuyển sang tập trung vào sản xuất sản phẩm có kích thước lớn để thu hút người tiêu dùng, những người dành nhiều thời gian ở nhà hơn và mua sắm số lượng lớn tại cửa hàng tạp hóa
Tiến vào quý cuối cùng của năm, cũng được xem là mùa lễ hội quan trọng ở rất nhiều quốc gia, dần trở thành bài toán hóc búa với rất nhiều doanh nghiệp Sự ảm đạm của thị trường chung không hề khiến ông lớn ngại ngần đầu tư thêm vào thương hiệu để chuẩn bị cho cú bật trong năm 2023
Một phần nhiệm vụ của của Coca-Cola là hướng đến “marketing đẳng cấp thế giới” để mở rộng phạm vi kiểm soát trong thời kỳ kinh tế hỗn loạn Hãng cũng khẳng định rằng có hai yếu tố sẽ ảnh hưởng đến sự thành bại của marketing doanh nghiệp Thứ nhất là liên kết các dịp đặc biệt (ví dụ như Giáng sinh, năm mới,…) và điểm đam mê (passion point) để thu về tương tác Thứ hai là tận dụng những trải nghiệm khách hàng để tối ưu hóa hoạt động tiếp thị
Với hướng đi này, Coca-Cola tin rằng năm 2023 sẽ là “cú nổ” lớn trong doanh thu và đạt được mục tiêu tăng trưởng như kỳ vọng.
SWOT của Coca Cola
2.4.1 Điểm mạnh : Điểm mạnh lớn nhất của Coca Cola phải kể đến tính nhận diện thương hiệu được phủ sóng rộng rãi trên toàn thế giới Theo Business Insider, có đến 94% dân số thế giới nhận diện được logo đặc trưng màu trắng và đỏ của Coca Cola
Nhiều người biết đến Coca Cola như một hãng nước giải khát có số lượng tiêu thụ lớn nhất trong lịch sử của thị trường giải khát thế giới
Năm 2021, Coca Cola đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng các thương hiệu tốt nhất toàn cầu Định giá của thương hiệu đạt đến 57 tỷ đô la Mỹ Xếp trên đó là các tên tuổi như Apple, Amazon, Microsoft, Google và Samsung
Lợi thế cạnh tranh của Coca Cola nằm ở phạm vi tiếp cận sản phẩm Có mặt tại hơn 200 quốc gia và chiếm đến 1,9 tỷ khẩu phần mỗi ngày của sản phẩm công ty, Coca Cola đã đưa hơn 500 sản phẩm đến với người tiêu dùng toàn cầu.Sự đa dạng về sản phẩm của Coca Cola được đánh giá là có thể phục vụ mọi đối tượng có phong cách sống, sở thích và đặc điểm khác nhau Nhờ đó mà sản phẩm “toàn dân” này dễ dàng chinh phục kể cả là người tiêu dùng khó tính nhất
Hai điểm mạnh kể trên đủ để lý giải cho điểm mạnh thứ ba trong mô hình SWOT của Coca Cola, đó là có thị phần chiếm lĩnh ngành đồ uống toàn cầu Ngoài sản phẩm Coca Cola và Pepsi, hai tên tuổi đứng đầu thống lĩnh thị trường nước giải khát thì công ty Coca Cola còn có thị phần khổng lồ đối với các sản phẩm như Coke, Sprite, Diet Coke, Fanta,…
Theo thống kê, công ty này đã bắt tay với 225 đối tác đóng chai và xấp xỉ 900 nhà máy đóng chai toàn cầu Chỉ với số lượng này cũng có thể lý giải vì sao Coca Cola lại có mặt gần như mọi “hang cùng ngõ hẻm”
Câu chuyện muôn thuở về cuộc chiến giữa Coca Cola và Pepsi có lẽ chưa bao giờ đi đến hồi kết Bởi lẽ Coca Cola và Pepsi có quá nhiều điểm tương đồng nên tính cạnh tranh giữa hai thương hiệu lại càng không thể giảm bớt.Không ai có thể phủ nhận Pepsi là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Coca Cola Nếu không có một đối thủ là Pepsi, có lẽ Coca Cola sẽ đạt đến vị thế chi phối toàn bộ thị trường nước giải khát
Có thể bạn sẽ thấy thắc mắc khi đa dạng hóa danh mục sản phẩm vừa nằm ở điểm mạnh lại lập tức “chen chân” vào danh sách các điểm yếu của Coca Cola Bởi việc đa dạng hoá sản phẩm hoàn toàn là con dao hai lưỡi, vừa mang lại ưu thế vừa mang lại khó khăn cho Coca Cola
Cụ thể, Coca Cola hiện đang chỉ dừng lại ở việc đa dạng hoá sản phẩm ở mảng nước giải khát Với rất nhiều hạng mục nước giải khát, Coca Cola nắm vị thế đứng đầu khó đánh bại trong “sân chơi” này Thế nhưng, mức độ đa dạng hoá này vẫn ở mức thấp Nguyên do nằm ở việc Pepsi đã “lấn sân” đến thị phần đồ ăn nhẹ khi phát triển Lays hay Kurkure còn Coca Cola vẫn loay hoay chưa thể đưa ra định vị rõ ràng cho mình
Từ mức độ đa dạng sản phẩm thấp, điểm yếu tiếp theo trong ma trận SWOT của Coca Cola là quá phụ thuộc vào thị trường đồ uống giải khát Việc chuyên chú vào duy nhất một thị trường giúp sản phẩm giải khát của Coca Cola luôn được chú tâm đầu tư và đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng Tuy nhiên điều này cũng khiến Coca Cola tụt lại ở các dòng sản phẩm khác mà thương hiệu có tham vọng đầu tư
Tương tự, trong mô hình SWOT của Coca Cola tại Việt Nam hoàn toàn phải chịu loại rủi ro này nếu như bị những biến động bất lợi về tỷ giá ngoại tệ tác động Những biến động này sẽ khiến doanh thu lẫn lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm thấp
Nước ngọt nói chung thường khiến người tiêu dùng có các nỗi lo đến sức khoẻ Coca Cola không phải ngoại lệ khi phần lớn các sản phẩm của hãng đều có lượng đường cao Khi dung nạp quá nhiều đường vào cơ thể, người tiêu dùng có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng như béo phì và tiểu đường.Nhiều chuyên gia y tế đã cấm sử dụng các loại nước ngọt và điều ngày khiến Coca Cola bị ảnh hưởng không nhỏ Tuy vậy, nhãn hiệu vẫn chưa đưa ra được các giải pháp thay thế hợp lý nào
2.4.3 Thách thức của Coca Cola
Thách thức lớn nhất của trong ma trận SWOT của Coca Cola có lẽ nằm ở những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp Mặc dù những đối thủ cạnh tranh trực tiếp có thể thấy rõ như Pepsi thường tạo tác động lớn hơn cả Thì cũng không thể phủ nhận rằng có vô số những công ty nhỏ hơn đang tạo ra một cuộc chiến gián tiếp trong thầm lặng với Coca Cola
Starbuck, Tropicana, nước hoa quả của Lipton hay Nescafe đều có chỗ đứng vững chãi, tên tuổi phổ biến ở một mức độ nhất định và một thị phần đáng kể trên thị trường Điều này hoàn toàn có thể trở thành thách thức và tác động đến vị thế trên thị trường của Coca Cola
Nếu đổi mới liên tục là cơ hội thì mặt ngược lại cũng có thể là thách thức, khó khăn của Coca Cola Có đến 136 năm tuổi đời và được biết đến với sản phẩm chủ đạo là nước ngọt Coca Cola, không thể tránh khỏi việc khách hàng cảm thấy các sản phẩm của hãng đã lỗi thời Ý thức chung của xã hội sẽ có tác động tiêu cực đến doanh thu cũng như lợi nhuận của Coca Cola khi người tiêu dùng chuyển sang dòng nước giải khát có lợi cho sức khỏe hoặc bỏ hẳn thói quen sử dụng nước giải khát pha sẵn Đây có thể là thách thức chí mạng với một nhãn hàng phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm nước giải khát pha sẵn như Coca Cola
2.4.4 Cơ hội của Coca Cola
Việc làm “bá chủ” tại một ngạch hàng và bị “lép vế” ở một ngạch hàng khác dù có chủ đích đầu tư thực ra có thể là cơ hội cho Coca Cola Lấy ví dụ về ngạch hàng đồ ăn nhẹ như đã phân tích ở trên Thực chất chưa có một nhãn hiệu nào thống lĩnh được thị trường đồ ăn nhẹ như cách Coca Cola thống lĩnh thị trường nước giải khát Các thương hiệu còn phân chia thị phần lẻ tẻ và ít thế mạnh vượt trội
Xác định định vị
Xác định về phân khúc thị trường
Coca-cola là một doanh nghiệp toàn cầu nên phân khúc thị trường mà Coca-Cola sử dụng cũng không chỉ dừng lại ở 1 loại hình phân khúc duy nhất mà tổng hợp của nhiều phân khúc thị trường Tiêu biểu nhất, tổ chức kinh doanh nước giải khát hàng đầu này sử dụng tất cả tổng cộng bốn loại phân thị trường được liệt kê dưới đây:
Phân khúc theo địa lý
Phân khúc thị trường của Coca-Cola trước tiên là loại hình chia theo theo địa lý Coca-cola dựa trên chính thị trường để phân chia chúng thành đa dạng vùng, khu vực địa lý khác nhau, riêng biệt Ví dụ như là vùng lân cận, thành phố, quốc gia, khu vực…Qua hoạt chia nhỏ từng vùng địa lý của mình, Coca-Cola tạo lập một mạng lưới phân phối loại đồ uống Coca-cola rộng lớn khắp ở những quốc gia mà thương hiệu nổi tiếng này hoạt động Dù thế, phân khúc theo địa lý, mà Coca-Cola dùng để hỗ trợ viêc kinh doanh, chủ yêu hoạt động tại những vùng ngoại ô và quanh trung tâm thành phố hơn là những vùng địa lý nông thôn hẻo lánh dân cư
Có thể kể đến tiêu biểu là ở các trung tâm như Hà Nội, TP HCM, Singapore, NewYork, Seoul, Thượng Hải, Đà Nẵng,… những cửa hiệu của Coca-cola trải khắp
Phân khúc theo nhân khẩu học
Phân khúc thị trường tiếp theo được doanh nghiệp Coca-cola áp dụng là loại hình nhân khẩu học Câu trên có thể hiểu như sau: phân chia nhóm người dùng rộng lớn thành một loạt “đội” thị trường không giống nhau dựa vào những yếu tố phổ biến, ví dụ: quốc tịch, trình độ giáo dục, thế hệ, tôn giáo, tuổi tác, nghề,… Theo những tiêu chí đó, công ty đem lại cho bản thân 1 cơ sở dữ liệu khá to lớn nhằm ứng dụng cho mục đích phân biệt các nhóm khách hàng
Phân khúc theo tâm lý
Phân khúc theo tâm lý chính là một loại hình khó nhưng cũng rất thú vị đối với một số lớn cá nhân thích tìm hiểu tâm lí khách hàng Phân khúc thị trường này của Coca-cola sẽ nhóm người mua sắm dựa theo tiêu chuẩn, lối sống, hoặc tính cách của khách hàng Đây là loại phân khúc có thể coi là rất không dễ hiểu bởi lí do là tại cùng một nhóm nhân khẩu học, cấu trúc tâm lý khác nhau có thể cùng tồn tại
Có lẽ vậy mà nó đưa ra lí do câu hỏi “Tại sao Coca-Cola lại có khả năng phát triển và tạo ra được loại đồ uống mà phù hợp với mọi tính cách như vậy?”
Những chuyên gia hoạt động trong việc phân loại thị trường của Coca-cola hẳn là các cá nhân tinh tế cũng như rất chịu khó học hỏi Vì công việc hiểu suy nghĩ, tâm tư khách hàng rất khó khăn Một cá nhân mua hàng đôi khi sẽ có một loạt suy nghĩ đối lập nhau, và chúng còn đôi khi không đồng nhất Hiểu đơn giản, có thể ngày hôm nay người đó muốn mua đồ uống có ga Coke, nhưng khi tới cửa hàng thì lại thay đổi ý định
Phân khúc theo hành vi
Cuối cùng, chia các cá nhân tiêu dùng theo hành vi hỗ trợ Coca-Cola chia người tiêu dùng thành các tệp người mua hàng tiềm năng riêng biệt dựa trên thông tin, thái độ, cách dùng và phương pháp đánh giá sản phẩm của họ Một số thước đo khác tiêu biểu kể đến bao gồm: trạng thái người dùng, sự trung thành, lợi ích, thái độ, và mức độ tự nguyện mua
Tất cả yếu tố trên có vẻ khá khó để xác định chính xác nhưng chỉ cần chút tinh ý là phần nào đoán được ý nghĩa của chúng Doanh nghiệp Coca-cola có lẽ phần nào tận dụng tối ưu loại hình phân loại thị trường trên nhằm đem lại cho mình nhiều người tiêu dùng tiềm năng hơn nữa Vì vậy mà kết quả là, Coca-cola gây dựng thành công cho bản thân chỗ đứng vững chắc trên thị trường Và loại đồ uống của Coca-cola ngày càng phong phú, không nhàm chán, được nhiều lứa tuổi chọn sử dụng.
Chân dung khách hàng mục tiêu của Coca Cola
3.2.1 Nhóm khách hàng tiềm năng chủ lực :
Trong phân khúc đầu tiên, Coca-Cola tiếp cận khách hàng tiềm năng từ 10 đến 35 tuổi Nhóm người tiêu dùng trẻ tuổi này là phân khúc mà Coca-Cola đã tập trung hướng đến từ khi thành lập và đã duy trì, phát triển cho đến ngày nay Các sản phẩm nước giải khát chủ lực của ông lớn này luôn phù hợp với xu hướng tiêu dùng của giới trẻ Với sự phân phối sản phẩm đa dạng phục vụ cho sở thích vị giác của người tiêu dùng trẻ, Coca-Cola dường như trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống và trở thành một loại nước uống không thể thiếu trong mọi buổi tiệc
Nhóm khách hàng triển vọng của Coca-Cola chính là giới trẻ, đây cũng là nhóm triển vọng mà Coca-Cola luôn đầu tư để xây dựng chiến lược thu hút theo xu hướng hiện đại để khẳng định vị thế của mình trên thị trường
3.2.2 Nhóm đối tượng tiềm năng thứ 2 Ở nhóm đối tượng mục tiêu thứ 2, thương hiệu Coca-Cola tập trung vào người trung niên trên 40 tuổi Nhóm khách hàng này sẽ quan tâm nhiều hơn về sức khỏe so với mẫu mã, bao bì hay hương vị sản phẩm Chính vì vậy, thương hiệu đình đám này đã cung cấp ra thị trường dòng sản phẩm Coca Cola không đường, đáp ứng nhu cầu hạn chế nạp năng lượng đường từ nước ngọt của những người cao tuổi
Và không thể phủ nhận được rằng, dòng sản phẩm này kể từ khi ra mắt đã nhận được sự ủng hộ của rất nhiều khách hàng, không chỉ riêng gì nhóm mục tiêu trên
40 tuổi Xu thế giảm cân, giữ dáng đã thúc đẩy thế hệ trẻ sử dụng những loại nước ít ngọt trong các buổi tiệc tùng đã góp phần tạo nên sự thành công của sản phẩm Coca Cola không đường
3.2.3 Nhóm đối tượng dựa vào thu nhập :
Tiềm năng của Coca-Cola, dựa trên mức thu nhập rất rộng, bao gồm cả những khách hàng có thu nhập từ thấp đến cao Coca-Cola cung cấp các dòng sản phẩm của với nhiều kiểu dáng, kích cỡ và bao bì với các mức giá bán khác nhau, cho phép phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng với các mức thu nhập khác nhau
Với các kích thước sản phẩm khác nhau của sản phẩm cũng giúp người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn hơn, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng theo mức thu nhập của họ.Ngoài ra, việc sản xuất sản phẩm dưới dạng lon hay chai nhựa với nhiều mức giá khác nhau cũng ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng
Như đã nói ở trên, Coca-Cola cũng chia khách hàng tiềm năng thành 2 nhóm dựa trên tiêu chí phong cách sống, bao gồm người trẻ và người trung niên Việc tung ra các dòng sản phẩm lành mạnh, hạn chế calo mới trên thị trường đã giúp thương hiệu này thu hút được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng.
Các lợi thế cạnh tranh mà Coca sở hữu
Một lợi thế mà Coca Cola có được chính là phù hợp với mọi đối tượng khách hàng Sản phẩm có thể phục vụ cho nhiều người với nhiều đặc điểm, phong cách sống và hành vi khác nhau Do đó, sản phẩm nước giải khát của Coca Cola đã chinh phục được người tiêu dùng trên toàn cầu
Hơn nữa, khả năng cạnh tranh của thương hiệu còn nằm ở sự kết nối cảm xúc, đặc biệt là ở thị trường Mỹ Người tiêu dùng luôn có sự liên kết cảm giác hạnh phúc, khi thương hiệu Coca Cola được nhắc đến và có được lòng trung thành rất cao đối với thương hiệu
Lịch sử hoạt động của Coca Cola cũng chính là lợi thế cạnh tranh của thương hiệu Chính vì nhãn hàng đã đồng hành cũng người tiêu dùng qua hơn 1 thế kỷ, nên rất khó để khách hàng tìm được sản phẩm thay thế.Bởi vì họ trở nên quen thuộc và yêu thích sản phẩm nước giải khát Coca Cola
Coca Cola tin tưởng mạnh mẽ vào tiếp thị có sự tham gia tạo ra các giá trị chung cho tất cả các bên liên quan Điều chỉnh danh mục sản phẩm và gói phong phú cho các cửa hàng của họ dựa trên nhân khẩu học kinh tế xã hội của thị trường địa phương , cơ hội tiêu dùng thích hợp và đặc điểm riêng biệt của cửa hàng.
Chiến lược định vị
Việc định vị thương hiệu cũng đóng góp một vai trò quan trọng trong việc phát triển và mở rộng kinh doanh của nhãn hàng , giúp nhãn hàng có vị thế cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp đối thủ Nhìn vào Coca chúng ta có thể thấy , thương
26 hiệu nó giống như hình ảnh đại diện của một tổ chức được quảng bá và mang đến mọi nơi trên thế giới Thương hiệu đó sẽ mang đến lợi ích và những giá trị quý giá cho tất cả mọi người
Coca Cola là một thương hiệu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nước giải khác Nói Coca Cola thành công trong chiến lược định vị thương hiệu là quá chính xác bởi gần như không ai là không biết đến cái tên này khi nhắc đến nước ngọt
Coca Cola không chỉ thành công trong việc định vị thương hiệu của mình mà còn rất thành công trong việc định vị thương hiệu đối thủ Đó cũng chính là lý do vì sao mà dù trải qua bao nhiêu năm cái tên này không hề mờ nhạt trong mắt người tiêu dùng
Trong quá trình kinh doanh Coca cola cũng gặp không ít đối thủ cạnh tranh trong đó có pepsi Không chỉ chú tâm vào chiến lược marketing cho thương hiệu của mình mà coca cola còn nâng cao chiến lược định vị thương hiệu đối thủ Thành công trong chiến lược vô hiệu hóa sự cạnh tranh của các đối thủ , Coca đã nhiều lần hạ bệ được những đố thủ sừng sỏ bằng các hình thức chơi đẹp và rất được lòng người hâm mộ
Mục tiêu Marketing: Coca-Cola cần mang về tương tác trên cả hai kênh online và offline Chiến dịch cần khuyến khích những khách hàng mục tiêu trong độ tuổi dưới 24 phải để tâm và bàn luận về những chai nước ngọt, từ đó thúc đẩy doanh số bán ra đạt ngưỡng trong mùa hè Tăng độ nhận diện thương hiệu: Coca-Cola mong muốn khách hàng sẽ chia sẻ những chai Coca với nhau và đăng những tấm ảnh về chai Coca đó lên mạng xã hội để tăng độ nhận diện thương hiệu rộng khắp.
Chiến lược Marketing
Chiến lược Marketing của Coca-Cola về sản phẩm (Product)
Doanh nghiệp này đã tạo ra rất nhiều loại nước uống với mùi vị, mẫu mã khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng tại Việt Nam Một số sản phẩm nổi bật của Coca-Cola tại Việt Nam có thể kể đến như: Coke ít gas, Sprite, Fanta, Coke hương Vani, Coke, nước trái cây,…
Trong thời gian vừa qua, Coca-Cola đã không ngừng nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm mới phục vụ người tiêu dùng Việt Nam như nước uống đóng chai Joy, nước tăng lực Samurai, bột trái cây Sunfill, đồng thời bổ sung nhiều hương vị mới cho các sản phẩm truyền thống đáp ứng thị hiếu và khẩu vị của người Việt Nam như Fanta Chanh, Fanta Dâu, Soda Chanh
Về bao bì và kiểu dáng sản phẩm, mỗi thiết kế, logo của Coca-Cola lại có sự chuyển biến linh hoạt, sáng tạo Coca-Cola không ngừng cải tiến bao bì và kiểu dáng ngày càng đẹp và tiện dụng hơn
Bao bì chai coca gồm có: lon 330ml, chai Pet 1.5L, thùng 330ml Coca-Cola cũng cho ra mắt chai nhựa 390ml với kiểu dáng nhỏ gọn và thanh nhã,… nhằm đáp ứng dễ dàng nhu cầu mua sắm của từng đối tượng khách hàng với những mục đích đa dạng khác nhau
Một ví dụ nổi bật của việc Coca-Cola đã rất sáng tạo trong việc thiết kế bao bì đó chính là sử dụng hình tượng “chim én” trong nhiều loại sản phẩm bao gồm các thùng 24 lon Coca -Cola, Sprite, Fanta, cặp hai chai Coca -Cola PET loại 1,25 lít và bộ 6 lon Coca-Cola trong dịp Tết, vì chim én là biểu tượng báo hiệu mùa xuân về vào dịp cuối năm 2022
Chiến lược Marketing của Coca-Cola về giá (Price)
Nhờ vào sự đa dạng hóa của sản phẩm thì việc định giá sản phẩm cho các sản phẩm của Coca-Cola cũng được điều chỉnh theo từng phân khúc, từng thị trường Chiến
28 lược Marketing của Coca-Cola về giá chính là việc hiểu rõ khách hàng và xác định được nhu cầu của khách hàng mục tiêu của mình là gì
Khi nghiên cứu thị trường, Coca-Cola đã tìm hiểu được 80% người Việt Nam sống ở vùng nông thôn có thu nhập thấp Với lý do đó, thay vì sử dụng chiến lược định giá sản phẩm cao nhằm chắt lọc thị trường, doanh nghiệp Coca-Cola chọn chiến lược định giá sản phẩm mới tương đối thấp nhằm thâm nhập thị trường, với hi vọng rằng sẽ thu hút được một số lượng lớn khách hàng và đạt được một thị phần lớn
Bên cạnh đó, Coca-Cola Việt Nam cũng triển khai nhiều chương trình chiết khấu bán hàng Khách hàng khi mua với số lượng lớn hoặc thanh toán trước thời hạn sẽ được hưởng phần trăm chiết khấu hấp dẫn Ngoài ra, các sản phẩm của Coca Cola được định giá khác nhau do chúng được sản xuất với sự khác biệt về nhãn hiệu, hình thức, kích cỡ,…
Chiến lược Marketing của Coca-Cola về hệ thống phân phối (Place) 28
Một yếu tố khiến Coca-Cola trở thành thương hiệu nước giải khát được yêu thích nhất trên thế giới là tính sẵn có của nó Có thể thấy thì hệ thống phân phối của Coca-Cola là hệ thống theo mô hình phân phối hàng tiêu dùng nhanh Coca-Cola có mặt ở từ nông thôn đến thành thị và có mặt ở khắp các cửa hàng tạp hóa, siêu thị ở mỗi thị trường họ nhắm tới
Với 3 nhà máy sản xuất ở 3 miền Bắc, Trung, Nam, Coca-Cola có khả năng mở rộng mạng lưới phân phối ở các miền, cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lý ở
3 khu vực này Coca-Cola vẫn tiếp tục mở rộng mạng lưới phân phối thông qua các đại lý, các quán cà phê, nước giải khát, nhà hàng,… thu hút các đại lý bằng cách gia tăng các hoạt động hỗ trợ cho họ như: tặng ô, hỗ trợ trang trí cửa hàng, hỗ trợ tài chính,…
Hệ thống phân phối của Coca-Cola đề được đặt ở vị trí thuận lợi, cùng với mạng lưới phân phối rộng khắp đã góp phần đáp ứng nhu cầu của khách hàng với thị yếu của người tiêu dùng Việt Nam và người địa phương hơn trên khắp mọi miền tổ quốc.
Chiến lược Marketing của Coca-Cola về xúc tiến hỗn hợp (Promotion)
Coca-Cola là một trong số ít các doanh nghiệp dành một số tiền tương đương chi phí sản xuất để quảng cáo và đánh bóng tên thương hiệu ngay từ khi mới thành lập
Coca-Cola luôn đầu tư cho các chiến lược quảng cáo sản phẩm của hãng Tại những cửa hàng bán lẻ và tại các siêu thị, sản phẩm của Coca-Cola bao giờ cũng được bày bán ngang tầm mắt, ngay trước những hành lang hoặc những nơi bắt mắt để thu hút khách hàng
Thương hiệu này luôn dành một khoản ưu tiên riêng cho hoạt động quảng cáo sản phẩm của mình để tiếp cận khách hàng thông qua TV, báo chí, mạng xã hội,… Theo Công ty truyền thông và nghiên cứu thị trường TNS Việt Nam, Coca-Cola tại Việt Nam đã chi khoảng 1,5 triệu đô la Mỹ cho các quảng cáo sản phẩm trên truyền hình và báo giấy trong năm 2022.
Thực thi & kiểm soát
Kế hoạch hành động
Việc lập kế hoạch là thực hiện công tác quản trị bằng cách đưa ra dự báo và kế hoạch dài hạn cho công tác điều chỉnh , phân bổ ngân sách và thời khóa biểu thực hiện các mục tiêu Bao gồm :
- Sắp xếp , phân công và điều khiển các cuộc gặp gỡ với khách hàng
- Sắp đặt sự thăng tiến và thường xuyên tiếp xúc với các nhân viên bán hàng để có giúp đỡ hay huấn luyện cần thiết
- Hỗ trợ các công tác quản lí bằng việc dự kiến doanh số
- Xác định vùng , vị trí bán hàng
- Phân tích thị trường để xác định khách hàng mới và triển vọng mới
Coca cola đưa các yếu tố khát khao vào từng sản phẩm thông qua nhiều thông điệp khác nhau Yếu tố đáng học hỏi nhất là tập đoàn đa quốc gia duy nhất địa phương hóa sự khát khao theo từng thị trường Quan trọng hơn là tự thân sản phẩm nhiều và thương hiệu là không thể thay đổi vì nó đã ăn sâu vào tâm trí khách hàng , chỉ có thể dựa trên thương hiệu đó để ra đời nhiều sản phẩm mới hơn
Công ty còn quan tâm đến các vấn đề xã hội khác khi tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế Từ đó không chỉ tạo ra giá trị cho khách hàng mà còn góp phần phát triển cộng đồng
Các chỉ số hiệu suất chính ( KPI )
Coca-Cola đã đóng góp 3.500 tỷ đồng vào GDP hàng năm của Việt Nam thông qua các hoạt động kinh doanh và đầu tư Công ty cũng đã hỗ trợ 80.076 việc làm từ các hoạt động trực tiếp của doanh nghiệp cũng như chuỗi cung ứng Tại Việt Nam, Coca-Cola từ lâu đã tập trung phát triển nhân tài ở các địa phương để trở thành một phần của cộng đồng Coca-Cola Một trong những chương trình nổi bật nhất là “Nhà Lãnh Đạo Thế Hệ Mới” (Next Generation Leaders - NGL), một chiến lược dài hạn đầu tư vào phát triển con người nhằm tạo ra các nhà lãnh đạo cho tương lai
Coca-Cola cũng đảm bảo cho cộng đồng địa phương được tham gia vào việc xây dựng các hoạt động của công ty 91% các nhà cung ứng của Coca-cola là doanh nghiệp địa phương và công ty cũng đặt mục tiêu trong năm nay nữa 50% nhà cung ứng trong nước là doanh nghiệp nữ Khoảng 2.368 phụ nữ tại Việt Nam cũng được
31 hưởng lợi từ các chương trình chia sẻ kiến thức và hỗ trợ tư vấn kinh doanh được tổ chức bởi Coca-Cola và các đối tác.