Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh mtv ngọc sửu

61 0 0
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh mtv ngọc sửu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trước những biến đổi của nền kinh tế toàn cầu hóa, mức độ cạnh tranh hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế ngày càng khốc liệt. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp không những phải nỗ lực trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn phải biết phát huy tối đa tiềm lực của mình để bắt kịp với những thay đổi và phát triển của nền kinh tế thế giới. Mặc dù các doanh nghiệp thương mại không trực tiếp sản xuất ra hàng hóa, nhưng nó lại là kênh trung gian vô cùng quan trọng trong việc lưu thông hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng. Quá trình kinh doanh thương mại gồm ba giai đoạn: mua hàng vào, dự trữ và tiêu thụ không qua khâu chế biến làm thay đổi hình thái vật chất của hàng hóa. Như vậy hoạt động tiêu thụ là khâu cuối cùng có tính chất quyết định cả quá trình kinh doanh. Nó đóng vai trò thúc đẩy để các doanh nghiệp sản xuất thu hồi và quay vòng vốn nhanh. Do đó, các doanh nghiệp thương mại ngày càng phát triển là động lực thúc đẩy sản xuất mở rộng. Muốn hoạt động tiêu thụ diễn ra một cách thuận lợi, mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh hợp lý. Bên cạnh đó, tổ chức công tác kế toán tốt là một trong những yếu tố tạo nên sự hiệu quả. Việc đánh giá cao vai trò của công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ tạo điều kiện cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho các nhà quản lý để họ có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh và marketing phù hợp, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Qua quá trình thực tập và tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH MTV Ngọc Sửu, cùng với lí luận đã được học em càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ nên em đã chọn đề tài “Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH MTV Ngọc Sửu” để nghiên cứu và viết chuyên đề tốt nghiệp. Chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH MTV Ngọc Sửu. Chương II: Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH MTV Ngọc Sửu. Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ công ty TNHH Ngọc Sửu. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH MTV NGỌC SỬU 1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH MTV Ngọc Sửu. 1.1.1 Các khái niệm cơ bản Tiêu thụ: là quá trình đơn vị cung cấp thành phẩm, hàng hóa và công tác lao vụ, dịch vụ cho đơn vị mua, qua đó đơn vị mua thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng theo giá đã thỏa thuận giữa đơn vị mua và đơn vị bán. Thành phẩm, hàng hóa được coi là tiêu thụ khi người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho người bán. Kết quả tiêu thụ: là kết quả cuối cùng về mặt tài chính của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nói cách khác, kết quả tiêu thụ là phần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu với trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: phản ánh số doanh thu bán hàng, thành phẩm và cung cấp dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán…) trong kì báo cáo, làm căn cứ tính kết quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2 Đặc điểm của quá trình tiêu thụ hàng hóa Đó là là sự trao đổi mua bán có thỏa thuận, doanh nghiệp đồng ý bán và khách hàng đồng ý mua, đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Có sự chuyển đổi quyền sở hữu hàng hóa từ doanh nghiệp sang khác hàng. Doanh nghiệp giao hàng hóa từ doanh nghiệp sang khách hàng khoản tiển hay một khoản nợ tương ứng. Khoản tiền này được gọi là doanh thu bán hàng, dùng để bù đắp các khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình kinh doanh. Căn cứ trên số tiền hay khoản nợ mà khách hàng chấp nhận trả để hạch toán kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. 1.1.3 Ý nghĩa của việc xác định kết quả tiêu thụ Trong nền kinh tế sôi động như hiện nay, để tồn tại và phát triển thì vấn đề mà các doanh nghiệp luôn quan tâm là làm thế nào để hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao nhất, tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí. Để làm được điều đó thì một trong những công cụ quan trọng không thể thiếu trong hoạt động của DN là kế toán, đóng vai trò như đầu tư vấn đề tài chính kế toán, một kiểm toán viên nội bộ trong doanh nghiệp, cung cấp các thông tin cần thiết cho nhà quản lý. Như vậy, hệ thống kế toán nói chung và kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh nói riêng đóng vai trò trong việc thu thập, xử lý các số liệu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành, các cơ quan chủ quản, quản lý tài chính,…có thể phân tích, đánh giá và lựa chọn phương án kinh doanh hiệu quả, giám sát việc chấp hành chính sách, chế độ kinh tế, tài chính, chính sách thuế… 1.1.4 Nhiệm vụ kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ Thu nhập xử lý thông tin, phản ánh kịp thời tình hình xuất bán hàng hóa, các khoản giảm trừ doanh thu và các khoản thuế phải nộp cho nhà nước. Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện các hợp đồng tiêu thụ hàng hóa. Hạch toán chính xác chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả của hoạt động tiêu thụ hàng hóa. 1.2 Các phương pháp tiêu thụ. Phương thức tiêu thụ cũng là một vấn đề nghiêm trọng trong khâu bán hàng, để đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ, ngoài việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã… lựa chọn cho mình những phương pháp tiêu thụ hàng hóa sao cho có hiệu quả là điều tối quan trọng trong khâu lưu thông, hàng hóa đến được người tiêu dung một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Việc áp dụng linh hoạt các phương thức tiêu thụ góp phần thực hiện kế hoạch tiêu thụ của doanh nghiệp. Sau đây là một số phương thức tiêu thụ chủ yếu mà doanh nghiệp hay sử dụng. 1.2.1 Tiêu thụ hàng hóa theo phương thức xuất kho gửi đi bán Theo phương thức này, doanh nghiệp xuất hàng ( hàng hóa) gửi đi bán cho khách hàng theo hợp đồng đã ký kết giữa hai bên. Khi xuất hàng gửi đi bán thì hàng chưa được xác định tiêu thụ, tức là chưa đươch hạch toán vào doanh thu. Hàng gửi đi bán chỉ được hạch toán khi khách hàng chấp nhận thanh toán.

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Huyền Trâm Từ viết tắt DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TNHH Nghĩa của từ viết tắt DN Trách nhiệm hữu hạn MTV Doanh nghiệp TSCĐ Một thành viên GTGT Tài sản cố định CPQLKD Giá trị gia tăng TK Chi phí quản lí kinh doanh BKH TSCĐ Tài khoản GVHB Bảng khấu hao tài sản cố định HTK Giá vốn hàng bán TM Hàng tồn kho K/c Thương mại CK Kết chuyển PSTK Cuối kỳ BHXH Phát sinh trong kỳ BHYT Bảo hiểm xã hội BHTN Bảo hiểm y tế KPCĐ Bảo hiểm thất nghiệp PSTK Kinh phí công đoàn CNV Phát sinh trong kì Công nhân viên SVTH: Đặng Thị Thanh Thảo Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Huyền Trâm Tên DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1 Nội Dung 6 Sơ đồ 1.2 6 Sơ đồ 1.3 Kế toán bán hàng trực tiếp 7 Sơ đồ 1.4 Kế toán bán hàng thông qua đại lí 10 Sơ đồ 1.5 Kế toán bán hàng trả góp, trả chậm 11 Sơ đồ 1.6 Kế toán GVHB ( Kê khai thường xuyên) 13 Kế toán giá vốn hàng bán ( kiểm kê định kỳ) Sơ đồ 1.7 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 13 Hạch toán chi phí phát sinh liên quan đến Sơ đồ 1.8 16 Sơ đồ 1.9 hàng bán bị trả lại 18 Sơ đồ 1.10 Kế toán chi phí bán hàng 19 Sơ đồ 2.1 Kế toán chi phí quản lí doanh nghiệp 23 Sơ đồ 2.2 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ 24 Sơ đồ 2.3 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 26 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Kế toán áp dụng tại công ty SVTH: Đặng Thị Thanh Thảo Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Huyền Trâm MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH MTV NGỌC SỬU 1 1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH MTV Ngọc Sửu 1 1.1.1 Các khái niệm cơ bản 1 1.1.2 Đặc điểm của quá trình tiêu thụ hàng hóa 1 1.1.3 Ý nghĩa của việc xác định kết quả tiêu thụ 1 1.1.4 Nhiệm vụ kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ .2 1.2 Các phương pháp tiêu thụ 2 1.2.1 Tiêu thụ hàng hóa theo phương thức xuất kho gửi đi bán 2 1.2.2 Tiêu thụ hàng hóa theo phương thức bên mua đến nhận hàng trực tiếp 3 1.2.3 Tiêu thụ hàng hóa theo phương thức bán hàng giao thẳng ( không qua kho ) 3 1.2.4 Phương thức bán lẻ .3 1.2.5 Phương thức bán hàng trả góp .4 1.3 Kế toán tiêu thụ tại doanh nghiệp 4 1.3.1 Kế toán doanh thu bán hàng 4 1.3.2 Kế toán giá vốn hàng bán 7 1.3.3 Kế toán các khoản giảm trừ 11 1.4 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ 14 1.4.1 Kế toán chi phí bán hàng 14 1.4.2 Kế toán chi phí quản lí doanh nghiệp 16 1.4.3 Xác định kết quả tiêu thụ 18 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV NGỌC SỬU 20 2.1 Khái quát chung về công ty TNHH MTV Ngọc Sửu .20 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 20 2.1.1.1 Lịch sử hình thành 20 2.1.1.2 Quá trình phát triển 20 SVTH: Đặng Thị Thanh Thảo Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Huyền Trâm 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 21 2.1.2.1 Chức năng 21 2.1.2.2 Nhiệm vụ 21 2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty 22 2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lí tại công ty .22 2.1.4.1 Sơ đồ bộ máy quản lí 22 2.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 23 2.1.5 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 24 2.1.5.1 Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty 24 2.1.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận 24 2.1.6 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty 25 2.1.7 Một số chính sách kế toán được áp dụng tại công ty 27 2.2 Thực trạng kế toán tiêu thụ tại công ty TNHH MTV Ngọc Sửu 27 2.2.1 Đặc điểm tiêu thụ tại công ty .27 2.2.1.1 Phương thức bán hàng .27 2.2.1.2 Phương thức thanh toán 28 2.2.1.3 Khách hàng và nhà cung cấp 28 2.2.2 Kế toán tiêu thụ tại Công ty TNHH MTV Ngọc Sửu 29 2.2.2.1 Kế toán doanh thu 29 2.2.2.2 Kế toán giá vốn tại công ty TNHH MTV Ngọc Sửu 34 2.2.2.3 Kế toán các khoản trừ doanh thu .38 2.2.3 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ .38 2.2.3.1 Chi phí quản lí kinh doanh 38 2.2.4 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ tại công ty 44 CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ 47 3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 47 3.2 Một số giải pháp để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại công ty 48 3.2.1 Giải pháp hoàn thiện sổ sách, chứng từ, hình thức ghi sổ, sổ kế toán 48 3.2.2 Hoàn thiện hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả tiêu thụ .50 SVTH: Đặng Thị Thanh Thảo Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Huyền Trâm KẾT LUẬN 53 SVTH: Đặng Thị Thanh Thảo Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Huyền Trâm LỜI NÓI ĐẦU Trước những biến đổi của nền kinh tế toàn cầu hóa, mức độ cạnh tranh hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế ngày càng khốc liệt Vì vậy, mỗi doanh nghiệp không những phải nỗ lực trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn phải biết phát huy tối đa tiềm lực của mình để bắt kịp với những thay đổi và phát triển của nền kinh tế thế giới Mặc dù các doanh nghiệp thương mại không trực tiếp sản xuất ra hàng hóa, nhưng nó lại là kênh trung gian vô cùng quan trọng trong việc lưu thông hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng Quá trình kinh doanh thương mại gồm ba giai đoạn: mua hàng vào, dự trữ và tiêu thụ không qua khâu chế biến làm thay đổi hình thái vật chất của hàng hóa Như vậy hoạt động tiêu thụ là khâu cuối cùng có tính chất quyết định cả quá trình kinh doanh Nó đóng vai trò thúc đẩy để các doanh nghiệp sản xuất thu hồi và quay vòng vốn nhanh Do đó, các doanh nghiệp thương mại ngày càng phát triển là động lực thúc đẩy sản xuất mở rộng Muốn hoạt động tiêu thụ diễn ra một cách thuận lợi, mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh hợp lý Bên cạnh đó, tổ chức công tác kế toán tốt là một trong những yếu tố tạo nên sự hiệu quả Việc đánh giá cao vai trò của công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ tạo điều kiện cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho các nhà quản lý để họ có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh và marketing phù hợp, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Qua quá trình thực tập và tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH MTV Ngọc Sửu, cùng với lí luận đã được học em càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ nên em đã chọn đề tài “Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH MTV Ngọc Sửu” để nghiên cứu và viết chuyên đề tốt nghiệp Chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH MTV Ngọc Sửu Chương II: Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH MTV Ngọc Sửu Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ công ty TNHH Ngọc Sửu SVTH: Đặng Thị Thanh Thảo Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Huyền Trâm CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH MTV NGỌC SỬU 1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH MTV Ngọc Sửu 1.1.1 Các khái niệm cơ bản - Tiêu thụ: là quá trình đơn vị cung cấp thành phẩm, hàng hóa và công tác lao vụ, dịch vụ cho đơn vị mua, qua đó đơn vị mua thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng theo giá đã thỏa thuận giữa đơn vị mua và đơn vị bán Thành phẩm, hàng hóa được coi là tiêu thụ khi người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho người bán - Kết quả tiêu thụ: là kết quả cuối cùng về mặt tài chính của hoạt động sản xuất kinh doanh Nói cách khác, kết quả tiêu thụ là phần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu với trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: phản ánh số doanh thu bán hàng, thành phẩm và cung cấp dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán…) trong kì báo cáo, làm căn cứ tính kết quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.2 Đặc điểm của quá trình tiêu thụ hàng hóa - Đó là là sự trao đổi mua bán có thỏa thuận, doanh nghiệp đồng ý bán và khách hàng đồng ý mua, đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán - Có sự chuyển đổi quyền sở hữu hàng hóa từ doanh nghiệp sang khác hàng - Doanh nghiệp giao hàng hóa từ doanh nghiệp sang khách hàng khoản tiển hay một khoản nợ tương ứng Khoản tiền này được gọi là doanh thu bán hàng, dùng để bù đắp các khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình kinh doanh - Căn cứ trên số tiền hay khoản nợ mà khách hàng chấp nhận trả để hạch toán kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp 1.1.3 Ý nghĩa của việc xác định kết quả tiêu thụ Trong nền kinh tế sôi động như hiện nay, để tồn tại và phát triển thì vấn đề mà các doanh nghiệp luôn quan tâm là làm thế nào để hoạt động kinh doanh có hiệu SVTH: Đặng Thị Thanh Thảo Trang 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Huyền Trâm quả cao nhất, tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí Để làm được điều đó thì một trong những công cụ quan trọng không thể thiếu trong hoạt động của DN là kế toán, đóng vai trò như đầu tư vấn đề tài chính kế toán, một kiểm toán viên nội bộ trong doanh nghiệp, cung cấp các thông tin cần thiết cho nhà quản lý Như vậy, hệ thống kế toán nói chung và kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh nói riêng đóng vai trò trong việc thu thập, xử lý các số liệu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành, các cơ quan chủ quản, quản lý tài chính,…có thể phân tích, đánh giá và lựa chọn phương án kinh doanh hiệu quả, giám sát việc chấp hành chính sách, chế độ kinh tế, tài chính, chính sách thuế… 1.1.4 Nhiệm vụ kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ - Thu nhập xử lý thông tin, phản ánh kịp thời tình hình xuất bán hàng hóa, các khoản giảm trừ doanh thu và các khoản thuế phải nộp cho nhà nước - Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện các hợp đồng tiêu thụ hàng hóa - Hạch toán chính xác chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả của hoạt động tiêu thụ hàng hóa 1.2 Các phương pháp tiêu thụ Phương thức tiêu thụ cũng là một vấn đề nghiêm trọng trong khâu bán hàng, để đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ, ngoài việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã… lựa chọn cho mình những phương pháp tiêu thụ hàng hóa sao cho có hiệu quả là điều tối quan trọng trong khâu lưu thông, hàng hóa đến được người tiêu dung một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất Việc áp dụng linh hoạt các phương thức tiêu thụ góp phần thực hiện kế hoạch tiêu thụ của doanh nghiệp Sau đây là một số phương thức tiêu thụ chủ yếu mà doanh nghiệp hay sử dụng 1.2.1 Tiêu thụ hàng hóa theo phương thức xuất kho gửi đi bán Theo phương thức này, doanh nghiệp xuất hàng ( hàng hóa) gửi đi bán cho khách hàng theo hợp đồng đã ký kết giữa hai bên Khi xuất hàng gửi đi bán thì hàng chưa được xác định tiêu thụ, tức là chưa đươch hạch toán vào doanh thu Hàng gửi đi bán chỉ được hạch toán khi khách hàng chấp nhận thanh toán SVTH: Đặng Thị Thanh Thảo Trang 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Huyền Trâm 1.2.2 Tiêu thụ hàng hóa theo phương thức bên mua đến nhận hàng trực tiếp Căn cứ vào hợp đồng mua bán đã được ký kết, bên mua cử cán bộ đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp Khi nhận hàng xong, người nhận hàng ký xác nhận vào hóa đơn hàng và hàng đó được xác định là tiêu thụ và được hạch toán vào doanh thu Chứng từ bán hàng trong phương thức này cũng có phiếu xuất kho kiêm hóa đơn bán hàng, trên chứng từ bán hàng đó có chữ ký của khách hàng nhận hàng 1.2.3 Tiêu thụ hàng hóa theo phương thức bán hàng giao thẳng ( không qua kho ) Phương thức này chủ yếu áp dụng ở các doanh nghiệp thương mại Theo phương thức này doanh nghiệp mua hàng của người cung cấp bán thẳng cho khách hàng không qua kho của doanh nghiệp Như vậy, nghiệp vụ mua và bán xảy ra đồng thời Trong phương thức này có thể chia thành hai trường hợp: - Trường hợp bán thẳng cho người mua: tức là khi gửi hàng đi bán thì hàng đó chưa được xác định là tiêu thụ ( giống như phương thức xuất kho gửi hàng đi bán) - Trường hợp bán hàng giao tay ba : tức là cả bên cung cáp (bên bán), doanh nghiệp và người mua càng giao nhận hàng mua, bán với nhau Khi bên mua hàng nhận hàng và ký xác nhận vào hóa đơn bán hàng thì hàng đó được xác định là tiêu thụ Chứng từ bán hàng trong phương thức này là hóa đươn bán hàng giao thẳng 1.2.4 Phương thức bán lẻ Là hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, hàng hóa sẽ không tham gia vào quá trình lưu thông, thực hiện hoàn toàn giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa Tùy từng trường hợp bán hàng theo phương thức này mà doanh nghiệp lập hóa đơn bán hàng hoặc không lập hóa đơn bán hàng Nếu doanh nghiệp lập hóa đơn bán hàng thì cuối ca hoặc cuối ngày người bán hàng sẽ lập Bảng kê hóa đơn bán hàng và lập báo cáo bán hàng Nếu không lập hóa đơn bán hàng thì người bán căn cứ vào số tiền bán hàng thu được và kiểm kê hàng tồn kho, tồn quầy để xác định lượng hàng đã bán trong ca, trong ngày để lập báo cáo bán hàng Báo cáo bán hàng là chứng từ để hạch toán sau này cảu Kế toán SVTH: Đặng Thị Thanh Thảo Trang 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Thị Huyền Trâm 1.2.5 Phương thức bán hàng trả góp Bán hàng trả góp là việc bán hàng thu tiền nhiều lần Sản phẩm hàng hóa khi giao cho người mua thì được coi là tiêu thụ, người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua một phần Số tiền thanh toán chậm phải chịu một tỷ lệ lãi nhất định Tóm lại, khi mà nền kinh tế càng phát triển thì càng xuất hiện nhiều phương thức tiêu thụ khác nhau mỗi phương thức đều có ưu và nhược điểm của nó Do đó, mỗi doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm hàng hóa, quy mô, vị trí của doanh nghiệp mà lựa chọn cho mình những phương thức tiêu thụ hợp lý, sao cho chi phí thấp nhất mà vẫn đạt hiệu quả 1.3 Kế toán tiêu thụ tại doanh nghiệp 1.3.1 Kế toán doanh thu bán hàng a Nội dung Theo VAS 14 thì doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu (Ví dụ: Khi người nhận đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủ hàng, thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng được hưởng) Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu Vậy doanh thu là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng  Điều kiện ghi nhận doanh thu: Theo VAS 14 thì doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 5 điều kiện sau: - Doanh nghiệp đã trao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa - Doanh thu được xác định một cách tương đối chắc chắn SVTH: Đặng Thị Thanh Thảo Trang 4

Ngày đăng: 16/03/2024, 12:51

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan