1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng kiến thức và thực hành giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa đống đa năm 2023

41 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ vi ĐẶT VẤN ĐỀ 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 9 1.1 Cơ sở lý luận 9 1.1.1 Một số khái niệm 9 1.1.2 Vai trò và vị trí của giáo dục sức khỏe 9 1.1.3 Các nguyên tắc giáo dục sức khỏe 10 1.2 Cơ sở thực tiễn 12 1.2.1 Vai trò và chức năng của điều dưỡng trong bệnh viện 12 1.2.2 Nội dung giáo dục sức khỏe của điều dưỡng tại bệnh viện 13 1.2.3 Các nghiên cứu về giáo dục sức khỏe trong nước và quốc tế 14 Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 18 2.1 Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện đa khoa Đống Đa 18 2.2 Thực trạng kiến thức và thực hành giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa Đống Đa 18 2.2.1 Thông tin chung của đối tượng tham gia nghiên cứu 19 2.2.2 Kiến thức và thực hành GDSK cho người bệnh của điều dưỡng 21 2.2.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành GDSK của điều dưỡng 24 Chương 3 BÀN LUẬN 26 3.1 Thực trạng kiến thức và thực hành giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa 26 3.2.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 26 3.2.2 Thực trạng kiến thức, thực hành GDSK của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng 28 iv 3.2.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành GDSK của điều dưỡng 33 3.2 Một số giải pháp tiếp tục tăng cường kiến thức và thực hành GDSK của điều dưỡng cho người bệnh tại Bệnh viện đa khoa Đống Đa 33 KẾT LUẬN 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO .36 PHỤ LỤC .40 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BYT Bộ Y tế ĐD Điều dưỡng GDSK Giáo dục sức khỏe NB Người bệnh TT Thông tư TV Tư vấn vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 3 1.Đặc điểm nhân khẩu học của điều dưỡng Error! Bookmark not defined Bảng 3 2.Mối liên quan giữa kiến thức với kỹ năng GDSK của điều dưỡng Error! Bookmark not defined Bảng 3 3 Mối liên quan giữa kiến thức của điều dưỡng với đặc điểm nhân khẩu học Error! Bookmark not defined Bảng 3 4 Mối liên quan giữa kỹ năng của điều dưỡng với đặc điểm nhân khẩu học Error! Bookmark not defined Biểu đồ 3 1 Tần suất NB được TV GDSK Error! Bookmark not defined Biểu đồ 3 2 Chủ đề TV GDSK NB nhớ nhất Error! Bookmark not defined Biểu đồ 3 3 Tỷ lệ % các nội dung TV GDSK NB nhớ được Error! Bookmark not defined Biểu đồ 3 4 Mức độ hài lòng của NB Error! Bookmark not defined Biểu đồ 3 5 Thực trạng kiến thức về TV GDSK của điều dưỡng Error! Bookmark not defined Biểu đồ 3 6 Đánh giá kiến thức chung về GDSK của điều dưỡng Error! Bookmark not defined Biểu đồ 3 7 Đánh giá kỹ năng điều dưỡng khi tiến hành TV GDSK Error! Bookmark not defined Biểu đồ 3 8 Đánh giá kỹ năng chung về GDSK của điều dưỡng Error! Bookmark not defined 7 ĐẶT VẤN ĐỀ Điều dưỡng (ĐD) là lực lượng chính cung cấp các dịch vụ chăm sóc người bệnh tại bệnh viện vì vậy muốn nâng cao chất lượng dịch vụ y tế phải quan tâm nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc điều dưỡng Ở nước ta hiện nay công tác chăm sóc người bệnh của ĐD tại bệnh viện được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 31/2021/TT-BYT, Quy định hoạt động ĐD trong bệnh viện [1] Nội dung chính của chăm sóc ĐD bao gồm: lập kế hoạch và chăm sóc thể chất, tinh thần, dinh dưỡng, theo dõi, sử dụng thuốc, phục hồi chức năng, giáo dục sức khỏe (GDSK) cho người bệnh (NB) Có một số nghiên cứu về chăm sóc, theo dõi NB tại các bệnh viện như Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương… đã chỉ ra rằng: ĐD làm tốt việc chăm sóc hỗ trợ tinh thần và thực hiện y lệnh của bác sỹ nhưng việc hỗ trợ NB ăn uống; chăm sóc vệ sinh cá nhân lại chủ yếu do người nhà thực hiện, bên cạnh đó việc giáo dục sức khỏe cho người bệnh lại rất thiếu và yếu [2, 3] Hoạt động giáo dục sức khỏe (GDSK) có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị, góp phần giúp cho người bệnh đạt được mục tiêu điều trị tốt nhất Tại các cơ sở y tế thông qua hoạt động GDSK điều dưỡng cung cấp cho NB những kiến thức về bệnh tật, cách phòng ngừa và phát hiện sớm các biến chứng giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả cao, tư vấn chế độ dùng thuốc, tư vấn chế độ ăn, chế độ hoạt động thể lực, sinh hoạt phù hợp để phối hợp tốt trong công tác chăm sóc sức khỏe, điều trị, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội Tại bệnh viện Đa khoa Tỉnh Quảng Trị khi đánh giá hoạt động GDSK của điều dưỡng đã cho kết quả là kiến thức GDSK của điều dưỡng chưa cao, tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức tốt chiếm 66.8%, vẫn còn 13,2% điều dưỡng có kiến thức kém về GDSK [4] Thực tế công tác hoạt động GDSK cho người bệnh chưa chủ động, thiếu chuyên nghiệp trong khi nhu cầu hoạt động GDSK của người bệnh ngày càng tăng, người bệnh cần có thêm kiến thức để tự theo dõi, chăm sóc và phối hợp với nhân viên y tế trong quá trình điều trị tại bệnh viện và sau khi ra viện Tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, hàng ngày tiếp nhận số lượng khá lớn người bệnh đến khám và điều trị Theo báo cáo của Bệnh viện trong năm 2021, trung bình 1 ngày có gần 700 lượt người bệnh đến khám bệnh trong đó khoảng 100 người bệnh đái 8 tháo đường/ tăng huyết áp đến khám trong một ngày Tại các khoa nội trú có gần 300 người bệnh nằm viện/ ngày chủ yếu là người bệnh cao tuổi Tuy nhiên trong quá trình tiếp đón, chăm sóc người bệnh, việc thực hiện hoạt động hoạt động GDSK của điều dưỡng còn những bất cập và chưa thực sự giúp NB tuân thủ điều trị Để làm tốt hoạt động GDSK, người điều dưỡng cần có kiến thức chuyên môn tốt, cập nhật kiến thức mới; thực hành giáo dục sức khỏe tốt Đây là một nội dung cơ bản giúp người điều dưỡng chủ động nắm bắt thông tin của người bệnh từ đó lập kế hoạch chăm sóc cụ thể, riêng biệt cho từng người bệnh đồng thời qua giao tiếp với người bệnh ghi nhận những ý kiến phản hồi, đánh giá từ người bệnh đến chất lượng chăm sóc, điều trị chung của bệnh viện Với mong muốn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GDSK cho người bệnh của điều dưỡng thực hiện chuyên đề: “Thực trạng kiến thức và thực hành giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa năm 2023” với mục tiêu: 1 Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa Đống Đa năm 2023 2 Đề xuất một số giải pháp tăng cường kiến thức và thực hành giáo dục sức khỏe cho người bệnh tại Bệnh viện đa khoa Đống Đa 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Một số khái niệm Tư vấn (TV) là quá trình trao đổi thông tin giữa người cung cấp và khách hàng nhằm hỗ trợ khách hàng, khẳng định thông tin giúp khách hàng tự đưa ra và thực hiện những quyết định của họ [5] Giáo dục sức khỏe (GDSK): là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành các hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng [6] TV-GDSK trong bệnh viện: là một hình thức giáo dục, nhằm giúp cho NB - người nhà NB đi đến quyết định hành động để giải quyết vấn đề sức khỏe của họ Giúp họ hiểu rõ những việc cần làm để giải quyết các vấn đề sức khỏe bệnh tật, nâng cao sức khỏe bằng những khả năng của chính mình với sự giúp đỡ, hộ trợ của nhân viên y tế cũng như những người liên quan Quyết định và thực hiện các hành động thích hợp nhất để có cuộc sống khỏe mạnh, đạt được tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể được [7] 1.1.2 Vai trò và vị trí của giáo dục sức khỏe - Vai trò của giáo dục sức khỏe Tại Việt Nam, tăng cường chất lượng công tác khám chữa bệnh kết hợp với mô hình bệnh viện nâng cao sức khỏe, lấy người bệnh là trung tâm, thông qua giáo dục sức khỏe để nâng cao kiến thức của người bệnh trong phòng chống bệnh tật của chính họ ngày càng được chú trọng GDSK là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của hệ thống y tế, là một chức năng nghề nghiệp bắt buộc của mọi cán bộ y tế và của mọi cơ quan y tế từ Trung ương đến cơ sở, là một chỉ tiêu hoạt động quan trọng của một cơ sở y tế GDSK là một hoạt động quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe Nó có vai trò to lớn trong việc góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người Nếu GDSK đạt hiệu quả, nó sẽ giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tàn phế và tỷ lệ tử vong, nhất là ở các nước đang phát triển GDSK không thay thế được các công tác chăm sóc sức khỏe khác, nhưng GDSK 10 rất cần thiết để thúc đẩy những người sử dụng các dịch vụ y tế, cũng như thúc đẩy phát triển các dịch vụ này Trong thực tế đã thấy rõ, nếu không làm tốt GDSK thì nhiều chương trình y tế sẽ đạt kết quả thấp và không bền vững, thậm chí có nguy cơ thất bại So với các giải pháp dịch vụ y tế khác, GDSK là một công tác khó làm và khó đánh giá kết quả, nhưng nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí ít nhất, nhất là ở tuyến y tế cơ sở, cụ thể: - Giúp cho cá nhân và cộng đồng có đủ kiến thức để xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe của họ và giới thiệu các cơ sở cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe để cá nhân và cộng đồng có thể tiếp cận và sử dụng hợp lý - Hiểu rõ những việc cần làm để giải quyết vấn đề sức khỏe bệnh tật, nâng cao sức khỏe bằng những khả năng của chính mình với sự giúp đỡ hỗ trợ của cán bộ y tế cũng như những người liên quan - Quyết định và thực hiện các hành động thích hợp nhất để có cuộc sống khỏe mạnh, đạt đươc tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể được [7] - TV-GDSK góp phần thực hiện một trong những quyền của NB đó là quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe và giúp cho NB có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cho cá nhân mình và cộng đồng - Vị trí của Giáo dục sức khỏe Tại Bệnh viện, vị trí của GDSK đóng vai trò quan trọng, ngoài việc cung cấp các thông tin cho NB về bệnh tật, phòng tránh lây nhiễm trong Bệnh viện, quyền lợi của NB hay các hướng dẫn đối với NB mà còn cung cấp các thông tin trong nội bộ Bệnh viện cho các cán bộ y tế về các chính sách, quy định pháp luật của nhà nước đến các quy định về chuyên môn nghiệp vụ, những quy định, kế hoạch, báo cáo, văn bản của Bệnh viện hay các mục tiêu, tầm nhìn, chiến lược trong thời gian gần đây, vai trò của GDSK càng được khẳng định trong việc quảng bá hình ảnh của Bệnh viện hay đối ngoại với lực lượng báo chí, truyền thông ngoài Bệnh viện 1.1.3 Các nguyên tắc giáo dục sức khỏe Các nguyên tắc sau đây cần được chú ý thực hiện trong GDSK để đảm bảo đúng nghĩa GDSK là quá trình giúp đỡ NB tự đưa ra quyết định riêng thích hợp nhất với họ để 11 giải quyết vấn đề sức khỏe, bệnh tật của họ - Chọn thời cơ và địa điểm thích hợp cho các buổi GDSK - Người tư vấn – GDSK phải xây dựng mối quan hệ tốt với NB ngay từ khi tiếp xúc ban đầu và tạo không khí thân mật, gây niềm tin cho NB trong suốt quá trình thực hiện, qua đó thể hiện sự quan tâm và chăm sóc giúp đỡ của người tư vấn đối NB Tiếp xúc và gây dựng mối quan hệ ban đầu tốt đẹp với NB là tiền đề cho cuộc tư vấn thành công - Xác định rõ các nhu cầu và vấn đề của NB Thông qua tìm hiểu những hiểu biết của NB về vấn đề cần được tư vấn và vấn đề có liên quan, người tư vấn cần phải biết lắng nghe cẩn thận để xác định rõ vấn đề của NB - Phát triển sự đồng cảm với hoàn cảnh của NB chứ không phải là sự thương cảm, buồn bã, chán nản - Để NB trình bày các ý kiến, cảm nghĩ và những điều họ mong đợi Biết chú ý lắng nghe NB qua ánh mắt, cử chỉ của người tư vấn Thường NB chỉ nói hết vấn đề của họ khi đã hoàn toàn tin tưởng vào người tư vấn - Đưa ra các thông tin chủ yếu nhất, giúp NB suy nghĩ về tất cả các yếu tố liên quan và hiểu rõ vấn đề của họ - Giới thiệu và thảo luận với NB về các biện pháp giải quyết vấn đề, trong đó có các biện pháp thích hợp mà NB có thể đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh riêng của NB Các biện pháp này có thể liên quan đến gia đình và cộng đồng nơi NB sinh sống và làm việc - Giữ bí mật: Đây là một nguyên tắc hết sức quan trọng vì chỉ người GDSK được biết những nhạy cảm, riêng tư của NB, phải tôn trọng những điều riêng tư của NB, giữ bí mật với mọi người, có những vấn đề phải giữa bí mật ngay cả với người thân NB - Thống nhất và cùng cam kết với NB về các bước tiếp theo để tiếp tục hỗ trợ NB thực hiện - Trong nhiều trường hợp người tư vấn phải liên hệ với gia đình, cộng đồng và một số ban, ngành, tổ chức để phối hợp các hoạt động giúp đỡ cho NB - Cần liên hệ và nắm được các hoạt động của NB sau khi tư vấn để tiếp tục giúp đỡ, hỗ trợ NB thực hiện quyết định hành động mà họ đã lựa chọn [9] 12 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Vai trò và chức năng của điều dưỡng trong bệnh viện - Định nghĩa về Điều dưỡng Định nghĩa của Hội Điều dưỡng Mỹ năm 1965: Điều dưỡng là một nghề hỗ trợ cung cấp các dịch vụ chăm sóc, đóng góp vào việc hồi phục và nâng cao sức khỏe [11] Định nghĩa của Hội Điều dưỡng quốc tế năm 2002: Điều dưỡng bao gồm chăm sóc tự chủ và hợp tác của các cá nhân ở mọi lứa tuổi, gia đình, nhóm và cộng đồng, bị bệnh hoặc tốt và trong tất cả các cơ sở Điều dưỡng bao gồm tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và chăm sóc NB, tàn tật và người sắp chết Vận động, thúc đẩy môi trường an toàn, nghiên cứu, tham gia vào việc định hình chính sách y tế và quản lý hệ thống y tế và bệnh nhân và giáo dục cũng là những vai trò điều dưỡng quan trọng [12] Tại Việt Nam, theo quyết định số 41/2005/QĐ-BNV, ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Bộ Nội vụ: Điều dưỡng là viên chức chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế, thực hiện, tổ chức thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa tại các cơ sở y tế [13] - Vai trò và chức năng của điều dưỡng * Vai trò của người điều dưỡng: Người chăm sóc: Chăm sóc là yếu tố cơ bản để thực hành điều dưỡng hiệu quả, chăm sóc là nền tảng cho mọi can thiệp điều dưỡng và là một thuộc tính cơ bản của điều dưỡng Người truyền đạt thông tin: Thông tin có hiệu quả là yếu tố thiết yếu của mọi nghề phục vụ, trong đó có nghề điều dưỡng Sự truyền đạt thông tin giữa người điều dưỡng với NB, điều dưỡng với đồng nghiệp và những NVYT khác Người điều dưỡng thường xuyên giao tiếp cả bằng lời và bằng ngôn ngữ viết mỗi khi giao ca, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện Người giáo viên: Hiện nay, với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của NB cũng ngày càng tăng lên, không đơn thuần chỉ là chữa bệnh khi họ đến Bệnh viện, họ cần có thêm kiến thức để tự theo dõi và chăm sóc bản thân, rút ngắn thời gian điều trị Vì vậy người điều dưỡng có trách nhiệm rất quan trọng trong việc cung cấp các kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho NB

Ngày đăng: 14/03/2024, 09:47

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w