Con người không thể tự ý tạo hoặc xóa các pháp luật mà chỉ nhận thức vàvận dung pháp luật trong thực tiễn.Quy luật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại”là
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN
TIỂU LUẬN MÔN: TRIẾT HỌC
Đề tài:
QUAN HỆ LƯỢNG – CHẤT, NHÂN – QUẢ VÀ THỰC TRẠNG SINH
VIÊN TRƯỚC XU THẾ TOÀN CẦU HÓA
Sinh viên thực hiện : Đặng Thu Hà
Lớp : 64C Kinh tế phát triển
Khoa : Kế hoạch và phát triển
Giáo viên hướng dẫn : Lê Ngọc Thông
Hà Nội, tháng 06, năm 2023
Trang 2A LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời thường, đằng sau những hiện tượng phong phú xuất hiện, con người dần nhận thức được trật tự và mối quan hệ lặp đi lặp lại, mặt sau của đối tượng hiện tại đó hình thành nên khái niệm ‘‘ quy luật’’ Với tư cách là phạm trù của nhận thức khái niệm sản phẩm là phạm trù của tư duy khoa học, phản ánh mối quan hệ qua lại của các sự kiện và tính chính thể của chúng
Quy luật của tự nhiên, của xã hội cũng như của tư tưởng con người đều là khách quan Con người không thể tự ý tạo hoặc xóa các pháp luật mà chỉ nhận thức và vận dung pháp luật trong thực tiễn
Quy luật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại”
là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, điều này cho biết cách thức của sự vận động, phát triển Để hiểu được quy luật này có tầm ảnh hưởng
vô cùng quan trọng trong hoạt động thực tiễn khi chúng ta xét đến các sự vật, hiện tượng Nếu nhận thức không đúng quy luật này sẽ dẫn đến tư tưởng tả khuynh, hữu khuynh Tả khuynh là phủ nhận sự tích luỹ về lượng, muốn có ngay sự thay đổi về chất, còn hữu khuynh là khi chất đã biến đổi vượt quá giới hạn độ nhưng không dám thực hiện sự thay đổi căn bản về chất
Đặc biệt đối với đối với sinh viên khoảng thời gian học đại học là giai đoạn có nhiều biến động về môi trường sống xung quanh, sinh hoạt và học tập, sự thích nghi là một điều rất cần thiết Vì thế, việc nhận thức và vận dụng đúng đắn "Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại" sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, qua đó sinh viên có thể xây dựng cho mình lộ trình học tập và rèn luyện sao cho phù hợp với bản thân và mức sống của mình
Đó cũng là lí do, đề tài này được chọn để nghiên cứu Bài tiểu luận này nhằm mong muốn tiếp cận và làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của quan hệ lượng – chất, nhân – quả và từ đó có thể rút ra bài học bổ ích trong học tập và cuộc sống
Trang 3Với kiến thức thu thập còn hạn chế nên trong bài tiểu luận này sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mong được nhận được những đóng góp, ý kiến nhận xét của thầy để giúp bài tiểu luận trở nên hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4B NỘI DUNG
I Cơ sở lí luận triết học dùng để làm lí luận cho đề tài
1 Nguyên tắc phương pháp luận của quy luật lượng – chất
Để hiểu thấu đáo thế nào là quy luật lượng chất thì trước hết phải tìm hiểu xem khái niệm lượng, chất là gì Trong giáo trình triết học Mác – Lênin, khái niệm lượng và chất được định nghĩa như sau: ‘‘ Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, đó là sự thống nhất hữu
cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, nói lên sự vật, hiện tượng đó là gì, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác’’ Còn
‘‘Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật, biểu hiện bằng con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành nó Lượng là cái khách quan, vốn có của sự vật, quy định sự vật ấy là nó’’
Mọi sự vật đều có chất và lượng Trong quá trình vận động và phát triển, chất và lượng của sự vật cũng thay đổi Sự thay đổi của lượng và của chất không diễn ra tách biệt với nhau Ngược lại, chúng lại có mối quan hệ khăng khít với nhau Tuy nhiên, không phải bất kì sự thay đổi nào của lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản chất của sự vật Lượng của sự vật có thể thay đổi trong khoảng thời gian nhất định mà không làm biến đổi căn bản chất của sự vật đó Nếu vượt qua ranh giới đó thì sẽ làm cho vật không còn là nó, chất cũ biến mất, chất mới
ra đời
Khuôn khổ mà trong đó sự biến đổi về lượng không làm thay đổi về chất của sự vật thì gọi là ‘‘Độ’’ ‘‘ Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, là giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật, sự vật chưa biến thành cái khác Trong giới hạn của độ, lượng và chất tác động biện chứng với nhau, làm cho sự vật vận động’’
Ví dụ về độ: Người già nhất trên thế giới được biết đến thọ 122 tuổi
Trang 5Các điểm tới hạn mà tại đó sự biến đổi về lượng sẽ làm thay đổi chất của sự vật thì được gọi là ‘‘điểm nút’’
Sự biến đổi về lượng khi chạm tới điểm nút sẽ dẫn đến sự có mặt của chất mới
Sự thống nhất giữa lượng và chất mới tạo ra một độ mới và điểm nút mới Vì vậy, có thể hình dung sự phát triển dưới dạng một đường nút của những quan hệ
về độ
Sự biến đổi về chất do những biến đổi về lượng trước đó gây ra gọi là ‘‘bước nhảy’’ Nói cách khác, ‘‘bước nhảy’’ là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của sự vật do các thay đổi về chất trước kia gây ra
Sự biến đổi về chất là kết quả của sự biến đổi về lượng khi chạm tới điểm nút Sau khi xuất hiện, chất mới có khả năng tác động trở lại sự biến đổi của lượng Chất mới có thể làm biến đổi quy mô tồn tại của sự vật, làm biến đổi tiến độ của
sự vận động và phát triển của sự vật đó
Quy luật lượng và chất được phát biểu như sau: ‘‘ Bất kì sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng, sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn tới thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy, chất mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi của lượng’’
Qua những định lý trên, trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức đòi hỏi chúng ta phải chú tâm tới quá trình tích góp về lượng vì nếu như không xuất hiện quá trình này thì sẽ không xảy ra sự biến đổi căn bản về chất Sự vật cũng không thể biến mất, cái mới tốt hơn cũng không thể có mặt để thay thế
Một khi chất mới xuất hiện, thì phải biết định lượng quy mô tốc độ phát triển mới về lượng sao cho phù hợp, không nên thỏa mãn dừng lại
Ngoài ra, còn phải phản bác lại tư duy ‘‘ tả khuynh’’ và ‘‘ hữu khuynh’’ Tả khuynh là tư duy xem thường tích lũy về lượng Còn hữu khuynh là khi lượng
đó có sự biến đổi đủ cần có sự thay đổi về chất nhưng lại không dám thực hiện bước thay đổi về chất Cả hai tư duy này đều là sai lầm
Trang 6Một ví dụ về quan hệ lượng và chất đối với bản thân em đó là việc luyện nói Tiếng Anh Khi em luyện tập nói hằng ngày, khi đã tích góp đủ lượng luyện tập nhất định, điều này cứ diễn ra đều đặn hàng ngày thì dĩ nhiên là kĩ năng nói của
em sẽ có tiến bộ hơn Và khi đó có sự hình thành nên chất
2 Nguyên tắc phương pháp luận của mối quan hệ nhân – quả
Trong triết học, nguyên nhân là nguyên tắc giải thích sự tồn tại, sự thay đổi và
sự phát triển của thế giới Nguyên nhân thường được hiểu là nguyên nhân ‘‘đầu tiên’’ hoặc ‘‘cuối cùng’’ hoặc một chuỗi nguyên nhân Theo triết học phương Tây, nguyên nhân thường được xem là nguyên tố không thể phân ra hơn nữa và
là cơ sở của sự thực tồn tại
Mối quan hệ nhân quả là một khái niệm quan trọng trong triết học Theo quan điểm này, mọi sự vật và hiện tượng đều có nguyên nhân hoặc nguyên nhân kết hợp nhất định Nhận thức được mối quan hệ nhân quả giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của sự logic và lập luận trong việc hiểu thế giới xung quanh chúng ta
Để hiểu rõ hơn về nguyên tắc phương pháp luận của mối quan hệ nhân quả trong triết học, chúng ta cần phải tìm hiểu về các triết gia và trường phái triết học khác nhau Các triết gia khác nhau có các quan điểm và lập luận khác nhau về mối quan hệ nhân quả Ví dụ, Aristotelê cho rằng mối quan hệ nhân quả có thể được giải thích bằng cách phân tích các nguyên tắc và luật tự nhiên Ngược lại, David Hume cho rằng mối quan hệ nhân quả là một sự liên tưởng tâm lý
Một khía cạnh quan trọng khác của mối quan hệ nhân quả là vấn đề về nhận thức và sự hiểu biết của con người Điều này liên quan đến việc chúng ta có thể hiểu được các sự vật và hiện tượng xung quanh chúng ta như thế nào Các triết gia khác nhau có các quan điểm khác nhau về vấn đề này Ví dụ, Immanuel Kant cho rằng chúng ta không thể hiểu được thế giới bên ngoài mà chỉ có thể hiểu được thế giới thông qua các khái niệm và quan niệm của chúng ta
Trang 7Mối liên hệ nhân – quả mang tính khách quan Không có bất cứ sự vật hiện tượng nào tồn tại mà không có nguyên nhân Vì thế, việc cần làm của nhận thức khoa học là phải tìm ra được nguyên nhân Bởi nếu biết được nguyên nhân chúng ta mới có thể định hình cho sự phát triển sau này
Mỗi sự vật hiện tượng đều có thể có nhiều nguyên nhân gây ra nó, mỗi nguyên nhân đều có vị trí khác biệt trong sự hình thành kết quả Bởi vậy, chúng ta cần phân loại các nguyên nhân và xác định được những nguyên nhân phát triển cùng chiều để tạo ra thế mạnh và tối thiểu những nguyên nhân cùng chiều
II Vận dụng nguyên lí triết học về quan hệ lượng – chất, nhân – quả
để làm rõ thực trạng của sinh viên trước xu thế toàn cầu hóa
1 Toàn cầu hóa và ảnh hưởng của toàn cầu hóa ( thực trạng)
Toàn cầu hóa ( globalization) là một hiện tượng cực kỳ quan trọng và được nhắc
đến nhiều trong kinh tế học và chính trị học Nó mô tả sự liên kết và tương tác giữa các quốc gia trên thế giới thông qua thị trường và các hoạt động kinh tế Toàn cầu hóa đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong việc định hình kinh
tế thế giới và được coi như là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia Nó bắt đầu từ thế kỷ XIX và hình thành thành một xu hướng toàn cầu
từ giữa thế kỷ XX Từ đó đến nay, quá trình này đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu của đời sống của con người
Các hoạt động kinh tế là một phần quan trọng của toàn cầu hóa Sự tăng cường các hoạt động kinh tế toàn cầu đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp
và các quốc gia Các doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô hoạt động của mình
và tiếp cận được thị trường rộng lớn hơn, trong khi các quốc gia có thể tận dụng được lợi thế cạnh tranh của mình và thu hút được các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới Tuy nhiên, việc tăng cường hoạt động kinh tế toàn cầu cũng có thể gây
ra nhiều tác động tiêu cực, bao gồm mất việc làm, sự không ổn định kinh tế và giảm chất lượng môi trường
Trang 8Ngoài hoạt động kinh tế, toàn cầu hóa còn ảnh hưởng đến các mặt khác của đời sống Về mặt văn hóa, toàn cầu hóa đã tạo ra sự đa dạng và phong phú hơn trong các nền văn hóa, khi các nền văn hóa khác nhau được trao đổi và tương tác với nhau Tuy nhiên, nó cũng có thể làm mất đi những nét đặc trưng của mỗi nền văn hóa và gây ra sự đồng nhất hóa văn hóa Về mặt chính trị, toàn cầu hóa đã tạo ra sự liên kết giữa các quốc gia và tăng cường sự hợp tác chính trị giữa các quốc gia Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra sự bất ổn chính trị và xung đột giữa các quốc gia
Tóm lại, toàn cầu hóa là một quá trình có nhiều mặt khác nhau và có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống Việc tăng cường các hoạt động kinh
tế toàn cầu đã đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và các quốc gia, nhưng cũng có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực
2 Ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới thực trạng của sinh viên hiện nay
2.1 Ảnh hưởng tích cực
Có một sự thật rằng, giới trẻ, đặc biệt là sinh viên, những người được sinh ra và sống trong thời kì mới, là những con người dễ bị tác động nhất đối với những thay đổi vô cùng nhanh chóng của đất nước và thế giới Họ đều mang những đức tính của con người nhưng bên cạnh đó họ còn có những nét riêng: trẻ trung, có trình độ học vấn, dễ tiếp cận và thích nghi với cái mới, nhanh nhạy với các vấn
đề chính trị - xã hội, được học tập tại các môi trường đại học, cao đẳng nên họ sống và sinh hoạt trong cộng động tương đối gần gũi Với những đặc điểm trên, toàn cầu hóa đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới những đối tượng này Nhìn chung, ảnh hưởng này mang tính hai mặt: tích cực và tiêu cực
Một trong những tác động tích cực của toàn cầu hóa cùng với việc đề cao giá trị
cá nhân, là việc xem xét các giá trị đạo đức dưới góc nhìn cá nhân, đức tính cá nhân Đức tính cá nhân được xem như thước đo của hành động, đạo đức hay không có đạo đức chỉ lệ thuộc vào một phần nhỏ mà cộng đồng thế hệ trước để
Trang 9lại, còn lại hầu hết lệ thuộc vào mỗi cá nhân tạo thành cộng đồng mới hôm nay Nhận thức về đạo đức có được từ thước đo cá nhân này là một thế mạnh lớn trong quá trình ly khai những nhận thức về đạo đức truyền thống không còn phù hợp trong thời kì hiện đại Tự nhận thức được cá nhân, ít chịu tác động bởi xã hội như trước, là đòn bẩy giúp tạo điều kiện cho cá nhân được sáng tạo, chủ động và nhanh chóng thích nghi, tiếp thu được những tiến bộ trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ Tuy nhiên, việc để lại những di sản quá khứ đã lỗi thời, không còn phù hợp thật sự không đơn giản, vì nó đã thấm sâu vào ý thức xã hội một thời gian khá lâu Chính vì vậy, xu hướng toàn cầu hóa là chất xúc tác, là đòn bẩy để loại bỏ triệt để những thói quen quá khứ không phù hợp một cách nhẹ nhàng, thanh thản Để làm việc đó một cách hoàn hảo nhất, không ai khác
đó là sinh viên, đối tượng trẻ có tri thức, học vấn và có sự sáng tạo, năng động Đây là những đối tượng được lớn lên trong thời kì mới, vì vậy mà sự liên kết với những giá trị truyền thống chưa thật sự sâu đậm nên họ dễ dàng rời bỏ những giá trị truyền thống lỗi thời đằng sau để tiếp nhận cái mới tiến bộ hơn một cách năng động, sáng tạo hơn
Ảnh hưởng tích cực tiếp theo của toàn cầu hóa đối với sinh viên hiện nay là tạo
ra sự hợp nhất tương đối giữa quy tắc ứng xử đạo đức xã hội của một cộng đồng ( Việt Nam) với quy tắc ứng xử đạo đức mang tầm quốc tế Như đã nói ở trên, với những đặc tính là trẻ, có học thức rộng, năng động, sáng tạo dể tiếp cận cái mới lại được trang bị các kĩ năng mềm như ngoại ngữ, tin học, các kĩ năng giao tiếp, thuyết phục và đặc biệt là có sự hỗ trợ của thông tin đa phương tiện , việc
mở rộng văn hóa và đa dạng tiến trình giao lưu quốc tê, những sinh viên này đã hòa nhập vào dòng chảy mới của tiến trình hội nhập Điều này đã tạo ra sự gắn kết các giá trị đạo đức trong tinh thần đồng cảm và cởi mở Có thể hiểu rằng những đặc tính này trong quan hệ đạo đức có thể phần nào đó liên quan đến những lĩnh vực điển hình của tuổi trẻ như tình bạn, tình yêu, Các nhận thức về đạo đức của sinh viên Việt Nam, bên cạnh những chất riêng độc lạ của mình, dần dần đang xuất hiện những cái chung hòa nhập với thế giới, mở ra những cơ
Trang 10hội để tiếp thu, giao lưu, học hỏi Từ đây, ta có thể dự đoán được một xu thế đạo đức quốc tế hóa, vừa có sự thống nhất giữa các quy chuẩn của quốc tế vừa giữ được nét truyền thống tốt đẹp của dân tộc nói chung và của sinh viên Việt Nam nói riêng
Những định kiến về tốt, xấu, bình đẳng đang có sự chuyển mình nói riêng Chính những sự thay đổi này đã giải phóng về mặt tư tưởng, quan niệm trước kia của những giá trị lỗi thời, hướng tới sự chuẩn bị hiệu quả hơn trong tương lai của sinh viên khi chuẩn bị gia nhập vào thị trường lao động Những quy tắc ứng
xử của sinh viên ngày càng được trau dồi, hướng tới những nguyên tắc thiết thực, hiệu quả, phù hợp với thời đại công nghệ hóa Những rào cản về mặt nhận thức đạo đức nào không còn phù hợp trong việc điều chỉnh hành vi sẽ được sinh viên vượt qua, thể hiện cá tính riêng của sinh viên
2.2 Ảnh hưởng tiêu cực
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là mặc dù có những mặt tích cực được bàn luận
ở trên, thì vẫn còn tồn tại một số yếu tố, sinh viên đã đẩy lên quá cao đến mức lệch tiêu chuẩn, đẩy sang ảnh hưởng mang tính tiêu cực khác Chính ở điểm này,
đã thể hiện sự mâu thuẫn biện chứng trong nhận thức về đạo đức của đối tượng:
là ảnh hưởng hai chiều thuận và nghịch của cùng một yếu tố
Tác động tiêu cực rõ nhất được thể hiện thông qua một bộ phận không nhỏ của sinh viên trong việc nhân thức về đạo đức một cách sai lệch Phong trào dân chủ hóa, làn sóng công nghệ thông tin đa phương tiện và việc nâng cao nhận thức đã làm ý thức cá nhân được tăng lên, đặc biệt ở những người có trình độ học vấn cao Họ ý thức được trình độ của mình và có mong muốn thể hiện bản thân Tuy nhiên, cái cá nhân của họ đã lấn át cái cộng đồng, họ đề cao lợi ích cá nhân, coi trọng nó hơn lợi ích của xã hội Một sinh viên chuyên ngành kinh tế trong một