1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 4 ĐẾN 5 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN TẠI TRƯỜNG MẦM NON PHONG LAN, BẮC TRÀ MY, QUẢNG NAM

108 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

Giáo Dục - Đào Tạo - Khoa học xã hội - Mầm non TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: TIỂU HỌC – MẦM NON ---------- BÙI THỊ THU KIỀU PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 4 ĐẾN 5 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN TẠI TRƯỜNG MẦM NON PHONG LAN, BẮC TRÀ MY, QUẢNG NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến khoa Tiểu học- mầm non, giáo viên trường Đại học Quảng Nam cùng các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo- Th.S Hoàng Ngọc Thức đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành Khóa luận. Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo, giáo viên và các cháu lớp Nhỡ 1 – Nhỡ 2 trường mầm non Phong Lan, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đã dành thời gian quý báu để trả lời các phiếu điều tra, tìm kiếm và cung cấp tài liệu tư vấn, giúp đỡ tôi hoàn thành Khóa luận. Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn chân tình đến gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong quá trình làm đề tài. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn Khóa luận của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn Tam kỳ, ngày 19 tháng 4 năm 2015 Sinh viên thực hiện Bùi Thị Thu Kiều MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................... 2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .......................................................... 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 2 3.2. Khách thể nghiên cứu............................................................................. 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3 6. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................... 3 7. Đóng góp của đề tài................................................................................... 4 8. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4 9. Cấu trúc của đề tài ..................................................................................... 5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................... 6 CHƯƠNG 1................................................................................................... 6 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4-5 TUỔI) THÔNG QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN .............. 6 1.1. Các khái niệm liên quan ......................................................................... 6 1.1.1. Phát triển ngôn ngữ ............................................................................. 6 1.1.2. Trò chơi dân gian ................................................................................ 6 1.2. Cơ sở lý luậncủa việc phát triển ngôn ngữ............................................. 6 1.2.1. Cơ sở ngôn ngữ học của phương pháp phát triển ngôn ngữ ............... 6 1.2.2. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ ................................................. 7 1.2.3. Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ ............................. 8 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển ngôn ngữ ........................... 10 1.3.1 Các yếu tố về tâm lí ............................................................................ 10 1.3.2. Các yếu tố về sinh lí .......................................................................... 10 1.3.3. Các yếu tố liên quan đến môi trườngvăn hóa - vùng miền ............... 12 1.4. Các hình thức phát triển ngôn ngữ ....................................................... 13 1.4.1. Rèn luyện phát âm đúng.................................................................... 13 1.4.2. Phát triển vốn từ ................................................................................ 15 1.4.3. Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp ................................................................ 15 1.4.4. Diễn đạt mạch lạc .............................................................................. 16 1.4.5. Lời nói mạch lạc ................................................................................ 16 1.5. Trò chơi dân gian với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 4-5 tuổi ............ 16 1.5.1. Đặc điểm của trò chơi dân gian đối với trẻ em ................................. 16 1.5.2. Ý nghĩa của trò chơi dân gian đối với sự phát triển ngôn ngữ trẻ 4 – 5 tuổi ............................................................................................................... 18 1.5.3. Vai trò của trò chơi dân gian trong việc giáo dục trẻ........................ 18 1.6. Tiểu kết chương 1................................................................................. 20 CHƯƠNG 2................................................................................................. 22 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN TẠI TRƯỜNG MẦM NON PHONG LAN, BẮC TRÀ MY, QUẢNG NAM ........................................ 22 2.1. Vài nét về trường mầm non Phong Lan, Bắc Trà My, Quảng Nam .... 22 2.1.1. Tình hình địa phương ........................................................................ 22 2.1.2. Quá trình thành lập và phát triển của trường .................................... 22 2.1.3. Về cơ sở vật chất ............................................................................... 23 2.1.4. Về đội ngũ giáo viên – cán bộ, nhân viên ......................................... 24 2.1.5. Về số lượng trẻ tại trường ................................................................. 25 2.2. Cơ sở thực tiễn của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi dân gian ................................................................................... 25 2.2.1. Thuận lợi ........................................................................................... 25 2.2.2. Khó khăn ........................................................................................... 26 2.3. Khảo sát thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian tại trường MN Phong Lan, Bắc Trà My .............................................. 27 2.3.1. Nhận thức của GV và CBQL trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian. ......................................................... 27 2.4. Một số trò chơi dân gian thường được giáo viên tổ chức cho trẻ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non Phong Lan, Bắc Trà My, Quảng Nam ................ 28 2.4.1. Trò chơi “Oẳn tù tì” .......................................................................... 28 2.4.2. Trò chơi “Cướp cờ”........................................................................... 29 2.4.3. Trò chơi “Chồng nụ chồng hoa” ....................................................... 30 2.4.4. Trò chơi “Nhảy bao bố” .................................................................... 31 2.4.5. Trò chơi “Rồng rắn lên mây” ............................................................ 32 2.5. Khảo sát thực trạng tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường Mầm non Phong Lan, Bắc Trà My, Quảng Nam ............................ 35 2.5.1.Thông qua giờ học trong tiết dạy “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian”tại trường MN Phong Lan ...................... 35 2.5.2. Đánh giá thực trạng ........................................................................... 35 2.5.3. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện ...................................... 37 2.5.4. Nguyên nhân của các thực trạng trên ................................................ 38 2.6. Tiểu kết chương 2................................................................................. 39 CHƯƠNG 3................................................................................................. 40 XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................................................. 40 3.1. Yêu cầu khi xây dựng các biện pháp ................................................... 40 3.1.1. Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của trẻ ........... 40 3.1.2. Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian.............................................................. 41 3.2. Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 đến 5 tuổi) thông qua trò chơi dân gian ......................................................................... 46 3.2.1. Biện pháp trình chiếu video mẫu trò chơi ......................................... 46 3.2.2. Biện pháp dạy trẻ tự chơi trò chơi theonhạc ..................................... 47 3.2.3. Biện pháp thiết lập một số trò chơi dân giantheo chủ đề .................. 48 3.2.4. Biện pháp tích hợp trò chơi dân gian với các hoạt động học khác ... 52 3.2.5. Biện pháp lồng ghép đọc đồng dao, ca dao trong trò chơi dân gian . 54 3.3. Thực nghiệm sư phạm .......................................................................... 56 3.3.1. Thiết kế thực nghiệm một số trò chơi dân gian thông qua các giờ học trên lớp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại trường MN Phong Lan, Bắc Trà My, Quảng Nam .................................................................... 56 3.3.2. Thiết kế thực nghiệm một số trò chơi dân gian nhằm tạo hứng thú và phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại trườngMN Phong Lan, Bắc Trà My, Quảng Nam ...................................... 61 3.4.1. Tổ chức trò chơi dân gian kết hợp đọc đồng dao .............................. 61 3.4.2. Trò chơi vận động ............................................................................. 65 3.4.3. Kết quả tạo hứng thú và phát triển ngôn ngữ thông qua thực nghiệm sư phạm đối với hoạt động vui chơi ở trẻ MG nhỡ ..................................... 66 3.4.4. Kết luận chung về kết quả thực nghiệm sư phạm ............................. 71 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 73 1. Kết luận ................................................................................................. 73 2. Khuyến nghị ............................................................................................ 73 2.1. Đối với các cấp quản lý giáo dục ......................................................... 73 2.2. Đối với nhà trường ............................................................................... 74 2.3. Đối với giáo viên .................................................................................. 74 2.4. Đối với phụ huynh................................................................................ 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 76 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT KÍ HIỆU VIẾT TẮT GIẢI THÍCH CHỮ VIẾT TẮT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Bộ GD – ĐT CB CBQL CBQLGD GV ĐC MN MTXQ PTNN SL TL TN Bộ Giáo dục và Đào tạo Cán bộ Cán bộ quản lý Cán bộ quản lý giáo dục Giáo viên mầm non Đối chứng Mầm non Môi trường xung quanh Phát triển ngôn ngữ Số lượng Tỉ lệ Thực nghiệm 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước Việt Nam đẹp vô cùng, một dân tộc từ ngàn xưa đã xây dựng cho mình một nền văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người trong sự hình thành và phát triển của loài người. Ngôn ngữ chính là phương tiện để tư duy.Nó đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ và các quá trình tâm lí khác, chính vì vậy mà trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non cần hình thành và phát triển ngôn ngữ. Đối với trẻ, sự phát triển ngôn ngữ trong những năm tháng đầu đời có vai trò rất quan trọng đối với khả năng tư duy, nhận thức và giao tiếp cũng như toàn bộ quá trình phát triển về sau của trẻ. Không chỉ vậy, mà với trẻ, ngôn ngữ còn là phương tiện để điều khiển, điều chỉnh hành vi giúp trẻ lĩnh hội các giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực. Vì vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là rất quan trọng. Mục tiêu của giáo dục mầm non là nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Phương châm của ngành học mầm non là: “học bằng chơ i, chơi bằng học”. Đúng vậy “trò chơi” là phương tiện quan trọng nhất để phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ và thể lực.Di sản văn hoá truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau, trong đó có thể nói, trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc.Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích.Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ. Đúng như PGS. TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nói: “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu nhữ ng trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó 2 chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắ c. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đ ình, quê hương, đất nước. Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen vớ i máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệ t thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơ i dân gian của thiếu nhi ngày trước - đang ngày càng bị mai mộ t và quên lãng, không chỉ có ở các thành phố mà còn ở cả các vùng quê. Vì thế, giúp các em hiể u và quay về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”. Chính vì lẽ đó, là giáo viên mầm non tương lai, tôi đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ và luôn thôi thúc tôi tiến hành nghiên cứu về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian với đề tài: “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 đến 5 tuổ i thông qua trò chơi dân gian tại trường Mầm non Phong Lan, Bắ c Trà My, Quảng Nam.” làm đề tài khóa luận. 2. Mục tiêu của đề tài Thông qua quan sát thực tế và tìm hiểu những cơ sở lí luận về các trò chơi dân gian, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non (4 - 5 tuổi) thông qua trò chơi dân gian. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non từ 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian. 3.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Nhóm trẻ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non Phong Lan, Bắc Trà My, Quảng Nam. 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu về cơ sở lý luận của việc phát triển ngôn ngữ qua trò chơi dân gian. 4.2. Tìm hiểu thực trạng của trường mầm non Phong Lam, Bắc Trà My, Quảng Nam về việc tổ chức các hoạt động về trò chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 4.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc phát triển ngôn ngữ qua trò chơi dân gian. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Đọc sách, báo và các tài liệu có liên quan tới vấn đề đang nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Dùng phiếu Anket điều tra kết hợp với việc trao đổi những thông tin có liên quan về vấn đề nghiên cứu với các giáo viên ở trường mầm non, - Sử dụng phương pháp quan sát: - Ngoài ra, dùng phương pháp nghiên cứu sản phẩm để xác định mục đích phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi qua trò chơi dân gian. 5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Sử dụng các phương pháp tác động đến một nhóm trẻ được chọn để thực nghiệm. - Xử lí kết quả nghiên cứu bằng phương pháp thống kê toán học. 6. Lịch sử nghiên cứu Ngôn ngữ Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, chính vì thế mà có rất nhiều các nhà khoa học từ các lĩnh vực khác nhau như: Tâm lí học, triết học, xã hội học, ngôn ngữ học, giáo dục học,… đi sâu, tìm tòi, nghiên cứu và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn đáng kể. Ở nước ngoài không thể không kể đến thành tựu của các nhà khoa học nổi tiếng như: R.O.Shor, , M.I.Lixinna, L.I.Bozovich, A.Z. Ruxkai, … 4 Ví dụ: + V.X. Mukhina với Tâm lí học mẫu giáo + M.M.Konxova với Dạy nói cho trẻ trước tuổi đi học + A.N.Xookolop với Lời nói bên trong và tư duy Ở Việt Nam, vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng được đông đảo các nhà giáo dục quan tâm và đi vào nghiên cứu như: Tiếng việt và phươ ng pháp phát triển lời nói cho trẻ của các tác giả Nguyễn Quang Ninh, Bùi Kim tuyến, Lưu Thị Lan, Nguyễn Thanh Hồng; Phương pháp phát triể n ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáocho trẻ dưới 6 tuổi của tác giả Nguyễn Xuân Khoa; Luận án Phó tiến sĩ của Lưu Thị Lan: Những bước phát triể n ngôn ngữ của trẻ từ 1 – 6 tuổi trên cơ sở tư liệu ngôn ngữ trẻ em Hà Nội (1996); Luận án Tiến sĩ Nguyễn Thị Oanh: Cơ sở của việc tác động sư phạm đến sự phát triển ngôn ngữ tuổi Mầm non. Về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ qua trò chơi dân gian vẫn còn nhiều điều mới mẻ.Vì thế, bản thân tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu nhằm khai thác một số khía cạnh về trò chơi dân gian để vận dụng vào việc dạy học ở mầm non để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 7. Đóng góp của đề tài Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong độ tuổi từ 4 – 5 tuổi. Ngoài ra đề tài còn được đóng góp cho kho tàng tài liệu về công tác nghiên cứu về ngôn ngữ ở lứa tuổi mầm non cho sinh viên khoa Tiểu học – Mầm non trường Đại học Quảng Nam, hơn nữa là những độc giả quan tâm tới vấn đề này. Không chỉ vậy, đề tài có tác dụng rất lớn đối với trường mầm non, giúp các em phát triển hoàn thiện hơn về mặt ngôn ngữ. 8. Phạm vi nghiên cứu 8.1. Địa bàn nghiên cứu: Trường mầm non Phong Lan, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. 5 8.2. Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tìm và đề xuất các biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non Phong Lan, Bắc Trà My, Quảng Nam phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi dân gian. 9. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Thực trạng việc tổ chức phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non Phong Lan, Bắc Trà My, Quảng Nam thông qua trò chơi dângian Chương 3: Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo từ 4 - 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian và thực nghiệm sư phạm. 6 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4-5 TUỔI) THÔNG QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN 1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1. Phát triển ngôn ngữ Phát triển ngôn ngữ là quá trình tiếp thu, trao dồi và tích lũy dần dần biến đổi về số lượng vốn từ, cũng như phát triển tư duy nhận thức rộng hơn, sâu hơn về nội dung ý nghĩa của ngôn ngữ. 1.1.2. Trò chơi dân gian Trò chơi dân gian là một hoạt động đặc thù chỉ trong xã hội loài người được nhân dân sáng tạo ra từ thực tiễn cuộc sống của họ, được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ và luôn được cải biên, bổ sung cho phù hợp với từng nơi, từng lúc, nhằm thỏa mãn nhu cầu về vui chơi giải trí, giao lưu văn hóa và phát triển các mặt thể chất, tinh thần của con người. Trò chơi vận động dân gian là những trò chơi dân gian có sự vận động, đua tranh về thể lực là chính, thực hiện theo điều lệ của cuộc chơi và có sự nhận định hơnkém, thắngthua, đượchỏng. Thông qua trò chơi dân gian không những giúp trẻ phát triển các mặt; đạo đức, trí tuệ, thể chức, thẩm mỹ, lao động mà còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách rất hiệu quả. 1.2. Cơ sở lý luậncủa việc phát triển ngôn ngữ 1.2.1. Cơ sở ngôn ngữ học của phương pháp phát triển ngôn ngữ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ bao gồm tất cả các kiến thức về ngôn ngữ học. Kiến thức về ngôn ngữ học sẽ là những kiến thức cơ sở giúp cho các nhà giáo dục hiểu đúng nhiệm vụ, nội dung, tìm ra các phương pháp, biện pháp hữu hiệu để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 7 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ có mối quan hệ khăng khít với ngôn ngữ học bởi vì nó là khoa học ứng dụng của ngôn ngữ học. 1.2.2. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 1.2.2.1. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ trẻ 4 – 5 tuổ i + Đặc điểm phát âm: - Nhìn chung trẻ đã phát âm tốt hơn, rõ hơn, ít ê a, ậm ừ. - Trẻ vẫn còn sai những âm, thanh khó hoặc những từ có 2, 3 âm vị, sai những âm tiết có nhiều âm vị. Tuy nhiên, các lỗi sai đã ít hơn. - Đã xuất hiện ở lời nói của trẻ những khái quát, kết luận đơn giản một cách mạch lạc. - Đến 5 tuổi trẻ có thể phát âm mềm dẻo, các loại âm của tiếng mẹ đẻ hoặc của một thứ tiếng nước ngoài nào đó mà trẻ được tiếp xúc. + Đặc điểm vốn từ: - Vốn từ trẻ tăng nhanh khoảng 1500 – 2000 từ. Danh từ và động từ chiếm ưu thế, tính từ và các loại từ khác trẻ đã sử dụng nhiều hơn. - Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ tính chất không gian như: Cao, thấp, dài, ngắn; các từ chỉ tốc độ như: Nhanh, chậm; Màu: Đỏ, vàng, trắng, đen… Ngoài ra các từ có khái niệm tương đối như: Hôm nay, hôm qua, ngày mai, trẻ vẫn dùng chưa chính xác… - Một số còn biết sử dụng các từ chỉ màu sắc như: Xám, xanh lá cây, tím; 100trẻ biết dùng các từ cao, thấp, rộng, hẹp; có 86,2 số trẻ đếm được từ 1-10; 41,5 số trẻ đếm được từ 10 trở lên + Đặc điểm ngữ pháp và khả năng nói mạch lạc của trẻ 4 – 5 tuổi - Trẻ dùng câu dài hơn. Ví dụ: Ở nhà con có áo đầm nhiều lắm: màu xanh, màu đỏ, màu vàng. - Trẻ ít sử dụng câu ghép, ít sử dụng câu cụt hơn. 8 - Trẻ đã có khả năng kể lại chuyện, kể theo tranh và kể theo trình tự trước sau. Tuy nhiên trẻ dùng từ chưa chính xác. Ví dụ: “Con thưa bầy cô” - Một số trẻ nói mạch lạc và đọc được những bài đồng dao, thơ. Tuy nhiên còn một số trẻ khó nhớ và nói còn ngọng, nói chưa lưu loát. 1.2.3. Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ Đối với trẻ em, sự phát triển ngôn ngữ được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn tiền ngôn ngữ (dưới 12 tháng tuổi) và giai đoạn ngôn ngữ (từ 12 tháng tuổi trở lên). Ngôn ngữ đóng một vai trò cũng đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy, hình thành và phát triển nhân cách: là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập, vui chơi… 1.2.3.1. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển trí tuệ Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ. - Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh, là cơ sở của mọi sự suy nghĩ, là công cụ của tư duy. + Trẻ có nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh. Thông qua ngôn ngữ, lời nói của người lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng và hiểu những đặc điểm, tính chất, cấu tạo, công dụng… của chúng và trẻ học được từ tương ứng (từ và hình ảnh trực quan đi vào nhận thức của trẻ cùng một lúc). Ngôn ngữ giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh.Từ ngữ giúp cho việc củng cố những biểu tượng đã được hình thành. + Sự phát triển của ngôn ngữ giúp cho hoạt động trí tuệ, các thao tác tư duy ngày càng được hoàn thiện, kích thích trẻ tích cực, sáng tạo hoạt động trí tuệ. - Có nhiều phương tiện để nhận thức thế giới xung quanh nhưng ngôn ngữ là phương tiện nhận thức hữu hiệu. Thông qua ngôn ngữ trẻ nhận thức thế giới xung quanhchính xác, rõ ràng, sâu và rộng. Ngôn ngữ giúp trẻ tích 9 cực, sáng tạo trong hoạt động trí tuệ do vậy việc phát triển trí tuệ không thể tách rời với việc phát triển ngôn ngữ. 1.2.3.2. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục đạo đức - Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc hình thành và điều chỉnh những hành vi của trẻ. - Thông qua ngôn ngữ trẻ biết những gì nên, không nên…, quá đó rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt ở trẻ, dần dần hình thành ở trẻ những khái niệm ban đầu về đạo đức (ngoan – hư, tốt – xấu…). - Ngôn ngữ có tác dụng to lớn trong việc hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở trẻ. Ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào việc trang bị cho trẻ những hiểu biết về những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, rèn luyện cho trẻ những tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với xã hội mà trẻ đang sống. 1.2.3.3. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thẩm mĩ - Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong quá trình tác động có mục đích, có hệ thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp và hiểu đúng đắn cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật, giáo dục cho trẻ long yêu cái đẹp và năng lực tạo ra cái đẹp. - Thông qua ngôn ngữ, trẻ nhận thức được cái đẹp ở thế giới xung quanh, qua đó làm cho tâm hồn trẻ càng them bay bổng, trí tưởng tượng càng phong phú; đồng thời trẻ càng yêu quý cái đẹp, trân trọng cái đẹp và có ý thức sáng tạo ra cái đẹp. - Thông qua ngôn ngữ văn học, trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi, cái đẹp trong cuộc sống. Có thể khẳng định rằng ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào quá trình giáo dục cho trẻ những tình cảm thẩm mĩ cao đẹp. 1.2.3.4. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thể lực 10 Để phát triển thể lực cho trẻ cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, trong đó, ngôn ngữ đóng góp một vai trò quan trọng đáng kể. Trong các hoạt động góp phần phát triển thể lực như các trò chơi vận động, các giờ thể dục, trong chế độ ăn… giáo viên đều cần dùng đến ngôn ngữ để hướng dẫn trẻ thực hiện tốt những yêu cầu cần đạt. Hoạt động nói năng liên quan đến các cơ quan hô hấp, thính giác, bộ máy phát âm… Quá trình phát âm là quá trình rèn luyện bộ máy cấu âm, rèn luyện phổi, khí quản và các bộ phận khác của cơ thể. Để có thể lực tốt cần có một chế độ vệ sinh hợp lí.Ngôn ngữ cũng tham gia vào quá trình chăm sóc vệ sinh để trẻ phát triển thể lực. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển ngôn ngữ 1.3.1 Các yếu tố về tâm lí Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thực chất là phát triển hoạt động lời nói. Quá trình phát triển lời nói của trẻ gắn bó rất chặt chẽ với 2 cơ chế của hoạt động lời nói là sản sinh ngôn ngữ và tiếp nhận ngôn ngữ. Quá trình hình thành lời nói ở trẻ gắn bó rất chặt chẽ với hoạt động của tư duy. Sự mạch lạc trong lời nói của trẻ thực chất là sự mạch lạc của tư duy. Việc tiếp thu ngôn ngữ có nhiều đặc điểm khác với việc tiếp thu kiến thức trong các lĩnh vực khác. Ngôn ngữ được hình thành từ rất sớm. Ban đầu trẻ không có ý thức về ngôn ngữ và học nói theo cách tự nhiên; về sau, khi tư duy phát triển thì có thể tổ chức học nói có ý thức hơn. Tâm lí của trẻ trước tuổi học được chia thành nhiều thời kì, do vậy cần dựa vào đó để tìm ra phương pháp, hình thức tổ chức dạy nói cho phù hợp. 1.3.2. Các yếu tố về sinh lí Ngôn ngữ có cơ sở sinh lí. Hoạt động lời nói có cơ sở sinh lí học. Đây là cơ sở tự nhiên của phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 11 Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ phải liên quan mật thiết với việc phát triển của bán cầu đại não và hệ thần kinh nói chung, bộ máy phát âm nói riêng. Vì thế cần phải phát triển ngôn ngữ đúng lúc mới đạt kết quả tốt. 1.3.2.1. Một số hội chứng, khuyết tật ảnh hưởng đến sự phát triể n ngôn ngữ Yếu tố sinh học là yếu tố di truyền, là yếu tố bẩm sinh của một cơ thể sống. Trẻ em sinh ra đã mang những đặc điểm di truyền từ cha mẹ với những đặc điểm bẩm sinh được hình thành trong quá trình phát triển bào thai. Vì lý do nào đó, những đặc điểm này phát triển không đầy đủ, hoặc bị phá hủy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ cũng như phát triển ngôn ngữ sau này. a. Khiếm thính Những trẻ bị giảm hay mất khả năng nghe ở các mức độ nhẹ, trung bình, nặng, rất nặng và điếc được gọi là trẻ có khiếm khuyết về thính giác. Điều này gây cho trẻ khó khăn trong quá trình tiếp thu tiếng nói. Từ đó trẻ nói không đúng, không chính xác về âm, vần, thanh điệu và cấu trúc câu. Trong quá trình giao tiếp, trẻ khiếm thính cần hổ trợ của máy trợ thính, cấy điện cực ốc tai và sử dụng phương tiện giao tiếp khác là ngôn ngữ ký hiệu. Hiện nay có nhiều dạng khiếm thính.Và đây cũng là một khó khăn làm giảm khả năng ngôn ngữ của trẻ. b. Khiếm thị Trong sinh hoạt hàng ngày, nếu để ý quan sát kỹ chúng ta có thể phát hiện trẻ có vấn đề về thị giác. Trong đi đứng, bé thường bị ngã, hay va vào đồ đạc và người khác. Khi nhìn vật, bé thường dụi mắt, nheo mắt và cúi nhìn vật hoặc tranh rất sát. Bé không nhận rõ vật hay người, chỉ thoáng thấy bóng tối. Và khi để ý kỹ chúng ta sẽ thấy trẻ khám phá vật bằng xúc giác rất nhiều, chính vì thế nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 12 c. Hội chứng tự kỷ Những biểu hiện rõ rệt ở những trẻ được chẩn đoán có hội chứng tự kỷ là thường có những hành vi lặp đi lặp lại như vẫy tay, vẫy tờ giấy,…, trẻ không dùng ngôn ngữ để biểu thị suy nghĩ hay cần sự giúp đỡ của người khác, khả năng tương tác xã hội và giao tiếp với mọi người rất hạn chế. Bé thích chơi một mình, không quan tâm đến ai, thậm chí không mừng rỡ khi ba mẹ về hay khóc khi ba mẹ đi khỏi. Hội chứng tự kỷ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ cũng như tư duy nhận thức. 1.3.3. Các yếu tố liên quan đến môi trườngvăn hóa - vùng miền 1.3.3.1. Môi trường văn hóa gia đình Trẻ em được nuôi dưỡng trong tình yêu thương của cha mẹ ngay từ nhỏ. Môi trường gia đình tạo cảm giác an toàn cho trẻ giúp trẻ phát triển một cách mạnh dạn, phát huy mọi khả năng của mình. Cha mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ, hướng dẫn, dìu dắt trẻ trong những năm đầu đời.Văn hóa gia đình góp phần hình thành nhân cách cho trẻ, là cái nôi giúp trẻ phát triển về mọi mặt, đặc biệt là trong việc phát triển ngôn ngữ. Một gia đình có lối sống nề nếp, giao tiếp có văn hóa, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau thì những trẻ được sống trong môi trường giáo dục đó sẽ tiếp thu nhận thức và bắt chước như những gì trẻ được thấy được nghe thông qua người khác. Chính vì vậy gia đình phải là môi trường đầu tiên tốt nhất về lối sống văn minh, giao tiếp có văn hóa để góp phần hình thành nhân cách cho trẻ và giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất.Đây là một trong những điều kiện đáng quan tâm trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 1.3.3.2. Môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên là điều kiện khách quan trực tiếp tác động đến các hành động nhận thức và sinh hoạt của con người. Con người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ khu vực mình đang sống. Những đứa trẻ sống ở khu vực 13 vùng núi xa xôi, vùng đồng bằng hẻo lánh; nơi có điều kiện khó khăn; lạc hậu về công nghệ thông tin, thì nhận thức, tư duy cũng như ngôn ngữ của trẻ phát triển chậm hơn so với những đứa trẻ ở khu vực thành phố; trung tâm, nội thành… Không những vậy ngôn ngữ mỗi vùng có những đặc trưng khác nhau đặc biệt như tiếng địa phương, tiếng nói của các dân tộc đồng bào thiểu số…Những yếu tố này góp phần xây dựng nhân cách và sự phát triển về mặt ngôn ngữ cho trẻ. 1.3.3.3. Môi trường văn hóa xã hội Tách khỏi được môi trường gia đình, trẻ hòa nhập vào xã hội bên ngoài thì quan hệ nhóm bạn là mô hình phát triển kỹ năng xã hội cơ bản giúp trẻ biết cách ứng xử với bạn bè, mọi người xung quanh. Trong giai đoạn này, tác động của nhà trường lên các cá nhân thông qua nhiệm vụ xác định mục tiêu phát triển cá nhân.Để nâng cao hiệu quả giáo dục, nhà trường cần tạo mối quan hệ tốt giữa tác động dạy học với quy luật phát triển của trẻ.Muốn được như vậy, nhà trường phải thiết lập một môi trường văn hóa, nhân văn tốt. Trong đó, các mối quan hệ trong nhà trường cũng như giữa nhà trường với xã hội phải là mối quan hệ nền tảng, ứng xử tốt, giao tiếp tốt có như thế trẻ mới học hỏi được những lời hay lẽ phải, từ đó hình thành ngôn ngữ trong sáng, biết nói lời hay với mọi người. 1.4. Các hình thức phát triển ngôn ngữ 1.4.1. Rèn luyện phát âm đúng Trong quá trình học nói, việc đầu tiên và quan trọng nhất là trẻ cần phải học được cách phát âm chuẩn.Chỉ khi phát âm chuẩn trẻ mới có thể dễ dàng nói lưu loát và từng bước hoàn thiện khả năng về ngôn ngữ trong tương lai. 1.4.1.1. Làm mẫu và giải thích cho trẻ Trẻ học phát âm chủ yếu thông qua mô phỏng của người lớn, qua việc tiếp nhận âm thanh và quan sát khẩu hình miệng. vì vậy, để trẻ phát 14 âm đúng và chuẩn ngay từ đầu, bố mẹ và những người thân khi dạy trẻ nói cần chú ý phát âm đúng và chuẩn. Trong quá trình dạy trẻ phát âm, chúng ta nên nói từ từ, mở khẩu hình miệng rộng để trẻ hiểu và ghi nhớ lâu hơn, chúng ta cũng nên giải thích rõ ràng từng từ, cụm từ một cách đơn giản nhất. Những lỗi phát âm sai, phát âm không chính xác là những điều không thể tránh trong bước đầu dạy trẻ tập nói, khi gặp những trường hợp này chúng ta cần kiên nhẫn nói mẫu lại nhiều lần và khuyến khích trẻ nói theo cho đến khi nói chuẩn thì mới chuyển qua câu khác. 1.4.1.2. Thường xuyên tập nói cho trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau Đặc điểm của trẻ là rất hiếu động và thích khám phá, do đó để việc luyện tập phát âm cho trẻ đạt được hiệu quả cao và không mang tính gò bó, ép buộc, chúng ta nên áp dụng một số trò chơi để rèn luyện khả năng phát âm cho trẻ. Ngoài ra dạy cho trẻ một số bài hát và đọc những bài thơ cũng giúp trẻ phát âm hiệu quả trong quá trình học hát và đọc thơ. 1.4.1.3. Chỉnh sửa và uốn nắn kịp thời khi trẻ phát âm không rõ Khả năng phát âm của mỗi trẻ là khác nhau, nhiều trẻ thường gặp khó khăn trong việc phát âm do ảnh hưởng của các khiếm khuyết ở lưỡi như: lưỡi ngắn, lưỡi đầy… Tuy nhiên, ngoài những tác nhân sinh lý đó, việc phát âm của trẻ còn chịu ảnh hưởng rất lớn do việc rèn luyện từ phía gia đình.Vì vậy, để hạn chế nguy cơ trẻ phát âm sai, nói ngọng hoặc gặp các tật về ngôn ngữ, cô giáo hay cha mẹ khi phát hiện trẻ nói không rõ hoặc phát âm sai thì cần chỉnh sửa ngay. Chúng ta tuyệt đối không nên trêu chọc hoặc trách mắng khi trẻ nói sai, vì làm như vậy khiến trẻ thêm tự ti và có xu hướng ngại, không muốn nói chuyện hoặc giao tiếp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển ngôn ngữ, tâm lý và trí tuệ của trẻ trong tương lai.Khi trẻ phát âm sai hoặc 15 không chính xác thay vì trách mắng, chúng ta nên kiên trì chỉnh sửa, uốn nắng để trẻ có thể phát âm đúng và chuẩn xác hơn. Nhìn chung, để trẻ phát âm chuẩn và rõ ràng, góp phần hoàn thiện khả năng về ngôn ngữ trong tương lai, chúng ta cần thực hiện việc dạy trẻ phát âm sớm, tốt nhất là trong độ tuổi từ 3 – 6 tuổi. Để dạt hiệu quả cao nhất trong quá trình phát âm, chúng ta nên bắt đầu bằng việc làm mẫu và giải thích kết hợp với việc luyện tập thường xuyên cũng như uốn nắng kịp thời khi trẻ có biểu hiện phát âm sai hoặc phát âm không chuẩn. 1.4.2. Phát triển vốn từ Lời nói của trẻ chỉ được phát triển qua quá trình giao tiếp với mọi người và quá trình tiếp xúc với môi trường thiên nhiên. Tuy nhiên, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ khó đạt kết quả tốt, chính vì thế, ở trường mẫu giáo việc phát triển vốn từ cho trẻ cần phải được tổ chức trong quá trình trẻ làm quen với xung quanh: Với thiên nhiên, với đời sống lao động của con người, với cuộc sống của chính trẻ. Cô giáo và những người xung quanh cần giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng, đúng ngữ pháp, sử dụng phong phú các từ khác nhau phù hợp với ngữ cảnh và lứa tuổi của trẻ. Những từ ngữ đó được lặp đi, lặp lại trong giao tiếp hằng ngày giúp trẻ nắm được và dần dần biết sử dụng chúng trong các tình huống giao tiếp khác nhau + Phát triển vốn từ trong giao tiếp tự do + Phát triển vốn từ qua các tiết học + Phát triển vốn từ qua các trò chơi. 1.4.3. Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp Nghe những người xung quanh nói đúng, trẻ nắm được cấu tạo ngữ pháp của câu, biết được kiểu mẫu của tiếng nói.Giáo viên củng cố cách sử dụng đúng một số kiểu câu, sửa chữa một số kiểu câu sai của trẻ, cho trẻ 16 làm quen với các kiểu câu mới khó hơn và cuối cùng hình thành cho trẻ thói quen nói đúng ngữ pháp. 1.4.4. Diễn đạt mạch lạc Ở giai đoạn này, trẻ có vốn từ phong phú hơn, số lượng từ loại cũng nhiều hơn nên trẻ sử dụng được nhiều loại mẫu câu khác nhau.Tư duy của trẻ cũng phát triển hơn, trẻ biết so sánh đặc điểm giống và khác nhau của sự vật hiện tượng, bước đầu biết khái quát đưa ra kết luận.Những đặc điểm đó của tư duy có ảnh hưởng lớn đến ngôn ngữ mạch lạc của trẻ. Ngôn ngữ của trẻ rõ ràng, có nội dung. Trẻ thích trò chuyện với người lớn và biết đưa ra nhận định của mình (không phải lúc nào cũng đúng). Trẻ có thể kể lại một câu chuyện mà trẻ nghe hoặc kể chuyện theo tranh, theo đồ chơi. Lời kể của trẻ chủ yếu bắt chước theo mẫu của người lớn. 1.4.5. Lời nói mạch lạc a. Dạy trẻ lời nói đối thoại Dạy trẻ biết nghe và hiểu lời đối thoại, biết nói chuyện, trả lời câu hỏi và biết đặt ra các câu hỏi.Khi nói chuyện cần phải biết điều khiển bản thân một cách có văn hóa, cần phải lịch sự khi trả lời và đặt câu hỏi. b. Dạy trẻ lời nói độc thoại Dạy trẻ biết kể lại những truyện trẻ đã nghe được. Dạy trẻ tự đọc được truyện đơn giản mà nội dung và mục đích của truyện cần phải thể hiện tính độc lập và sáng tạo của trẻ. 1.5. Trò chơi dân gian với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 4-5 tuổi 1.5.1. Đặc điểm của trò chơi dân gian đối với trẻ em Trò chơi dân gian xưa được xem là một hình thức giáo dục đơn giản, giúp hình thành nhân cách cũng như phát triển thể chất cho trẻ nhỏ. Nó thường được thể hiện là các hành vi bắt chước của trẻ nhỏ từ các hoạt động của người lớn hay là sự truyền dạy của người lớn cho trẻ nhỏ. Cứ thế, các trò chơi dân gian được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác như một di 17 sản văn hóa dân tộc.Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượng người chơi như sôi nổi, điềm đạm hay trầm tĩnh. Mỗi trò lại có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau khiến trẻ em chơi suốt ngày mà không thấy chán. Đặc điểm chung của trò chơi dân gian – Trò chơi cổ truyền của trẻ em được hình thành và lưu truyền theo phương thức của văn hóa dân gian. Việc sáng tạo được thực hiện trong một quá trình lâu dài bao gồm: sáng tạo – lưu truyền – sử dụng – điều chỉnh. Ở đây, chủ thể sáng tạo, sử dụng, lưu truyền và tái tạo các trò chơi này chủ yếu là trẻ em. Dù bất cứ nơi đâu, trong gia đình, tại trường học hay trên đường làng đều có thể tổ chức được các trò chơi dân gian phù hợp. Nếu sân nhà nho nhỏ thì các em chơi ô ăn quan, chơi cờ, đánh chuyền, chặt cây dừa chừa cây mận, bắt ve… Nếu diện tích rộng hơn thì có thể chơi rồng rắn lên mây, đá cầu, trốn tìm, bịt mắt bắt dê… Ở những bãi cỏ lớn thì có thể tổ chức các trò cướp cờ, đánh đu, đá gà, chồng bông sen, cờ chém…Người chơi thường là những trẻ em ,túm tụm ngoài bãi cỏ, ngoài sân,… ngoài việc vui đùa, rèn luyện thân thể, còn thể hiện nỗi khát khao chiến thắng tiềm ẩn trong mỗi đứa trẻ. Do không lệ thuộc vào hı̀nh thức lễ hội như trò chơi của người lớn. Nên trò chơi dân gian trẻ em có những đặc trưng cơ bản như:Trò chơi trẻ em dễ dàng phổ biến rộng rãi, không chịu sự ràng buộc một cách nghiêm ngặt về không gian và thời gian, trẻ có thể chơi bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Trẻ em ở nhiều vùng, thậm chı́ khắp cả nước có thể đánh chuyền, đánh khăng… nhiều trò chơi còn được truyền bá trên phạm vi rộng hơn vượt ra ngoài lãnh phận địa phương, thậm chı́ còn vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Đây cũng là hiện tượng giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, giữa các địa phương, giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. 18 1.5.2. Ý nghĩa của trò chơi dân gian đối với sự phát triển ngôn ngữ trẻ 4 – 5 tuổi Trẻ ở độ tuổi 4 – 5 tuổi thì vui chơi là một hoạt động không thể thiếu.trò chơi làm nảy sinh, kích thích sự phát triển về vật chất, các mối quan hệ xã hội và các phẩm chất tâm lý. Trò chơi của trẻ em trước hết có ý nghĩa nhận thức to lớn. MACXIM GOOKI đã viết: “ vui chơi là con đường để trẻ nhận thức thế giới, trong đó trẻ em có nhiệm vụ sống và cải tạo nó”, vì vậy khi chơi bao giờ trẻ cũng bắt chước thực hiện dưới một hình thức nào đó và những thay đổi trong thực hiện phản ánh trong chủ đề của trò chơi. Khi chơi trẻ không những nhận ra rằng có nhiều hoạt động với các công cụ khác nhau nhưng lại có cùng mục đích. Thông qua việc tổ chức cho trẻ chơi có nội dung phong phú theo yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục tác động đến trẻ bằng mọi mặt ý chí, tình cảm, ý thức, hành vi nhằm mục đích phát triển toàn diện nhân cách, trò chơi có ảnh hướng lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trong khi chơi, trẻ gặp tình huống cụ thể do đó thông qua sự hướng dẫn của người lớn mà trẻ có thể lĩnh hội ngôn ngữ đạt cả tình huống trọn vẹn, hơn nữa trẻ càng mạnh dạn hơn và giao tiếp với mọi người xung quanh ngày càng được mở rộng, thúc đẩy trẻ lĩnh hội ngôn ngữ tích cực. Chơi là yếu tố, là điều kiện chính kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ một cách nhanh chóng.Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo nên việc tổ chức các trò chơi cho trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thật vậy chính hoạt động vui chơi là nơi trẻ thể hiện được tốt nhất ngôn ngữ của mình và là nơi được thỏa mãn nhu cầu tự chơi. Đây là nền tảng của hoạt động học tập giúp trẻ chuyển sang độ tuổi mới. 1.5.3. Vai trò của trò chơi dân gian trong việc giáo dục trẻ Với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin cùng những trò chơi hiện đại, liệu trẻ em hôm nay và thế giới ngày mai còn nhớ đến những trò chơi cổ truyền dân gian? Những trò chơi dân gian đã đến với trẻ thơ một 19 cách nhẹ nhàng theo kiểu “vừa học, vừa chơi”, qua những bài đồng dao theo cách nói vần, và đồng dao đã làm tốt chức năng biểu đạt ý, giáo dục nhận thức, bồi dưỡng tình cảm cho trẻ. Ý nghĩa giáo dục trong các bài đồng dao: Học mà chơi, chơi mà học Trò chơi cổ truyền của trẻ em được hình thành và lưu truyền theo phương thức của văn hóa dân gian. Việc sáng tạo được thực hiện trong một quá trình lâu dài bao gồm: sáng tạo – lưu truyền – sử dụng – điều chỉnh. Qua các trò chơi cổ truyền của trẻ em, ta có thể rút ra được thế nào là những trò chơi thích hợp với nhu cầu nguyện vọng và tâm lý của trẻ em, xét ở nhiều phạm vi như: lời đồng dao, động tác chơi, qui trình tổ chức chơi, chủ định chơi, các luật chơi… Trong đó, lời đồng dao có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần làm cho trò chơi hấp dẫn và bổ ích với các em. Đồng dao nghĩa là ca dao nhi đồng, hay chính là lời ca dân gian của trẻ em. Nếu ca dao là nguồn sống tâm tư của lớp người lớn, sinh hoạt thi ca là hình thức giao cảm giữa cuộc sống, thì đồng dao cũng lại tác động vào nguồn sống nhi đồng cùng tính chất tương tự. Đồng dao có tác dụng thỏa mãn nhu cầu vui chơi và tập cho trẻ có một số tri thức để bước vào đời. Do ngôn ngữ đặc thù, đồng dao đã góp phần trong việc bồi dưỡng rèn luyện tiếng nói cho trẻ thơ. Trong các bài đồng dao có những câu không dịch, không giảng được, song không phải là không có ý nghĩa Ví như nu na nu nống, dung dăng dung dẻ, chồng lộng chồng cà, dâm dâm da da, chi vi chi vít… Đây là những lời dẫn cảm, gây hứng thú cho trẻ. Người ta có thể dựa ngay vào động tác của một trò chơi, hay một hành động nói đến trong bài đồng dao, rồi lấy từ chính diễn tả sự việc, dùng phương pháp từ lấp láy, cấu tạo tiếng đệm mà phát triển ra thành ngôn ngữ. Sinh hoạt đồng dao có tác dụng luyện trí nhớ cho trẻ em.Trẻ không thuộc bài hát thụ động mà thuộc với tất cả sự hứng thú của nó.Tham gia sinh hoạt đồng dao là đứa trẻ đã bắt đầu bước vào sinh hoạt văn hóa tập thể một cách tự nguyện. Tuỳ theo lứa 20 tuổi, trẻ có thể chơi các trò khác nhau. Lúc còn nhỏ, chúng có thể chơi các trò: Chi chi chành chành, ,Mèo đuổi chuột,Kéo co,Nhảy bao bố, Ô ăn quan, Chi chi chành chành Oẳn tù tì….. Với ý nghĩa to lớn của việc đưa trò chơi dân gian vào trường học, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể và phụ huynh học sinh trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh.Vấn đề đặt ra là các trường học, các khu vui chơi, giải trí công cộng cần phải nghiên cứu, tìm tòi biện pháp nhằm khơi gợi sự hứng thú cho các em khi đến với các trò chơi dân gian. Mặt khác, việc tổ chức trò chơi dân gian trong trường học phải phù hợp với thời gian, chỗ chơi cũng như số người tham gia.Để trò chơi thật sự hấp dẫn các em, người quản trò nên quan tâm đến yếu tố thi đua giữa các nhóm với nhau và động viên kịp thời các em trong khi vui chơi.Phải biết lựa chọn, phối hợp hướng dẫn việc tổ chức đưa các trò chơi, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian vào trong nhà trường cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và lứa tuổi học sinh phổ thông. Cần lồng ghép các trò chơi dân gian vào giờ ra chơi, trong sinh hoạt Đoàn, Đội, có thể lấy một vài trò chơi phù hợp để đưa vào thành bài học môn thể dục, hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường. 1.6. Tiểu kết chương 1 Trong chương này đề cập đến những cơ sở lý luận và thực tiễn về ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi và khả năng tiếp nhận trò chơi dân gian của trẻ.Đặc biệt, nghiên cứu về đặc điểm và vai trò của trò chơi dân gian đặc sắc của dân tộc, nó có tác động mạnh mẽ đối với trẻ. Thông qua các trò chơi dân gian trẻ thu nhận được các biểu tượng một cách chính xác hóa bằng ngôn ngữ. vì với trẻ em ngay từ những năm đầu tiên của cuộc đời đã có nhu cầu dùng ngôn ngữ để giao tiếp, để khám phá môi trường xung quanh. Trong đó việc sử dụng trò chơi dân gian để nhằm giúp trẻ giao tiếp, 21 tìm hiểu, khám phá, thế giới xung quanh được coi là vấn đề hết sức quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Hơn nữa, qua trò chơi trẻ còn tập trung vận dụng các tri thức mà trẻ đã tiếp thu lĩnh hội được vào trò chơi. Nhờ đó mà giúp trẻ nhớ được ngôn ngữ, đồng thời tạo racác tình huống nhằm giúp trẻ sử dụng lời nói để giải quyết vấn đề. 22 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN TẠI TRƯỜNG MẦM NON PHONG LAN, BẮC TRÀ MY, QUẢNG NAM 2.1. Vài nét về trường mầm non Phong Lan, Bắc Trà My, Quảng Nam 2.1.1. Tình hình địa phương Trường mầm non Phong Lan nằm tại trung tâm Thị Trấn Trà My – huyện Bắc Trà My, Bắc Trà My là một trong những huyện miền núi còn gặp rất nhiều khó khăn được tách ra cùng với huyện Nam Trà My từ huyện Trà My (cũ) của tỉnh Quảng Nam, cách Thành phố Tam Kỳ 50km về phía Tây, cáchThành phố Đà Nẵng về phía Tây Nam 120km.phía Tây – Tây Nam giáp với huyện Nam Trà My, phía Tây Bắc Giáp với huyện Phước Sơn, phía Bắc Giáp huyện Hiệp Đức, phía Đông Đông Bắc giáp huyện Núi Thành, Tiên Phước, phía Nam giáp huyện Trà Bồng – Quảng Ngãi.Diện tích: 82.305ha Có các dân tộc thiểu số: Xơ-đăng, Cadoong, Cor, Bh’noong và Kinh. Các đơn vị hành chính của huyện Bắc Trà My bao gồm 1 thị trấn Trà My và 12 xã là: Trà Bui, Trà Dương, Trà Đông, Trà Đốc, Trà Giang, Trà Giác, Trà Giáp, Trà Ka, Trà Kót, Trà Nú, Trà Sơn, Trà Tân. 2.1.2. Quá trình thành lập và phát triển của trường Trường mầm non Phong Lan được thành lập vào ngày 01011970 là một ngôi trường xinh xinh nằm ở Tổ Đàn Nước – Thị Trấn Trà My – Huyện Bắc Trà My, trường mầm non Phong Lan là đơn vị giáo dục cơ sở của ngành mầm non, có chức năng thu nhận, chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 đến 6 tuổi. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, của ngành cấp trên và sự phối hợp của Ban đại diện phụ huynh học sinh và phụ huynh học sinh. 23 Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng khang trang, sạch đẹp, thân thiện.Tập thể cán bộ - giáo viên - nhân viên của trường có tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, luôn thể hiện sự nhiệt tình trong công tác, có ý thức tổ chức kỉ luật cao. Mục tiêu của trường là tạo cho trẻ một môi trường mở, trong đó trẻ có thể tự do, tìm tòi thể hiện bản thân, khám phá thế giới xung quanh và mục tiêu của trường đề ra là lấy trẻ làm trung tâm, là nhân tố chủ động trong việc học tập và chơi chính là cách quan trọng nhất đối với trẻ. Nhà trường luôn chú trọng đến việc chăm sóc giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.Ngay từ những ngày đầu mới thành lập cho tới ngày hôm nay, nhà trường luôn luôn học hỏi đổi mới để dần dần hoàn thiện và phát triển hơn. Nhà trường cũng xây dựng một số góc nhỏ của sân trường để tạo không gian cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng như tạo điều kiện để trẻ đực vui chơi và đặc biệt được trải nghiệm những trò chơi dân gian. 2.1.3. Về cơ sở vật chất - Sân chơi ngoài trời rộng rãi, thoáng mát, nhiều đồ chơi đa dạng, phong phú, hấp dẫn phục vụ tốt cho nhu cầu vui chơi của trẻ. Sân chơi trong nhà được trải thảm an toàn, và được trang bị nhiều loại đồ chơi mang tính vận động và giáo dục cao. - Sân để xe hơi và xe máy rộng rãi, an toàn, thuận tiện cho phụ huynh đưa đón bé. - Hệ thống nhà bếp đạt tiêu chuẩn bếp một chiều, hoàn toàn được inox hóa gồm nhiều trang thiết bị hiện đại như máy hấp khăn, máy sấychén tiệt trùng, … đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. - Các phòng học đạt tiêu chuẩn về diện tích, thoáng mát, ánh sáng mặt trời tốt, sàn gỗ không gây trơn trợt và luôn giữ ấm đôi bàn chân cho bé, hệ thống máy điều hòa giúp bé có giấc ngủ ngon. Thiết bị dạy và học được trang bị đầy đủ, cao cấp, mang tính giáo dục cao, phù hợp với từng 24 độ tuổi.Mỗi phòng học đều được trang bị tivi, đầu DVD hỗ trợ cho việc dạy và học đạt hiệu quả. - Hệ thống nhà vệ sinh khép kín, được thiết kế bằng nhôm kiếng giúp giáo viên quan sát tốt. Sàn nhà vệ sinh được trải lót gai nhựa, đảm bảo luôn khô ráo và an toàn - Các phòng chức năng như phòng âm nhạc, thư viện đầy đủ tiện nghi để bé được tự do phát triển năng khiếu, đam mê, tự do khám phá, sáng tạo. - Phòng y tế được trang bị đầy đủ các dụng cụ, các loại thuốc có thể ứng phó với các trường hợp sơ cấp cứu nhanh tại trường. Nhân viên y tế có chuyên môn cao và chuyên gia dinh dưỡng theo dõi sức khỏe và sự phát triển, tăng trưởng hàng tháng cho bé tại trường. - Mỗi bé được trang bị riêng đồng phục sinh hoạt, giường ngủ, mềm, gối, khăn, ly, chén, bàn chải. Đồng phục sinh hoạt sạch sẽ, thoáng mát giúp bé thoải mái trong các hoạt động học tập và vui chơi. 2.1.4. Về đội ngũ giáo viên – cán bộ, nhân viên - Ban giám hiệu, gồm 03 đồng chí: 01 Hiệu trưởng và 02 PHT. - Giáo viên giảng dạy: 17 - Phục vụ: 3 - Bảo vệ: 1 - Ban giám hiệu đều có trình độ chuyên môn sư phạm, quản lý và có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong ngành giáo dục mầm non. - Đội ngũ giáo viên giỏi, năng động có chuyên môn sư phạm mầm non. Yêu trẻ, nhiệt tình, có trách nhiệm và nhiều năm kinh nghiệm trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giảng dạy. - Giáo viên người địa phương(dân tộc thiểu số) cũng phát âm chuẩn và có kinh nghiệm giảng dạy trẻ trong độ tuổi mầm non. - Nhân viên cấp dưỡng có bằng sơ cấp nấu ăn, có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề; bếp ăn có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. 25 2.1.5. Về số lượng trẻ tại trường Trường mầm non Phong Lan hiện đang có 6 lớp được chia theo 3 khối: bé – nhỡ – lớn. Tổng số trẻ là 188 cháu, cụ thể như sau: LỚP TRONG ĐÓ Số trẻlớp Khuyết tật Nam Nữ LỚN 1 35 2(chậm phát triển) 20 15 LỚN 2 35 0 18 17 NHỠ 1 30 1(trầm cảm) 13 17 NHỠ 2 32 0 13 19 NHỠ 3 30 1(tăng động) 16 14 BÉ 1 26 0 11 15 Được sự đồng lòng, quan tâm của lãnh đạo nhà trường, giáo viên trong Trường mầm non Phong Lan, Bắc Trà My đã ra sức mày mò học hỏi, chịu khó trau dồi kiến thức từ các cô đi trước cũng như ở các trường thành phố một cách thường xuyên và chăm chỉ, tập thể giáo viên của nhà trường đã chú trọng đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ tạo mọi điều kiện để trẻ phát triển toàn diện, chính vì thế số lượng trẻ đến lớp tương đối ổn định, trẻ khỏe mạnh lanh lợi, đi học đều đặn. 2.2. Cơ sở thực tiễn của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi dân gian 2.2.1. Thuận lợi - Được sự quan tâm của phòng giáo dục, UBND xã và Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: TIỂU HỌC – MẦM NON - - BÙI THỊ THU KIỀU PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 4 ĐẾN 5 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN TẠI TRƯỜNG MẦM NON PHONG LAN, BẮC TRÀ MY, QUẢNG NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến khoa Tiểu học- mầm non, giáo viên trường Đại học Quảng Nam cùng các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo- Th.S Hoàng Ngọc Thức đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành Khóa luận Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo, giáo viên và các cháu lớp Nhỡ 1 – Nhỡ 2 trường mầm non Phong Lan, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đã dành thời gian quý báu để trả lời các phiếu điều tra, tìm kiếm và cung cấp tài liệu tư vấn, giúp đỡ tôi hoàn thành Khóa luận Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn chân tình đến gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong quá trình làm đề tài Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn Khóa luận của tôi không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn Tôi xin chân thành cảm ơn! Tam kỳ, ngày 19 tháng 4 năm 2015 Sinh viên thực hiện Bùi Thị Thu Kiều MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục tiêu của đề tài 2 3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2 3.1 Đối tượng nghiên cứu 2 3.2 Khách thể nghiên cứu 2 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5 Phương pháp nghiên cứu 3 6 Lịch sử nghiên cứu 3 7 Đóng góp của đề tài 4 8 Phạm vi nghiên cứu 4 9 Cấu trúc của đề tài 5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG 1 6 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4-5 TUỔI) THÔNG QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN 6 1.1 Các khái niệm liên quan 6 1.1.1 Phát triển ngôn ngữ 6 1.1.2 Trò chơi dân gian 6 1.2 Cơ sở lý luậncủa việc phát triển ngôn ngữ 6 1.2.1 Cơ sở ngôn ngữ học của phương pháp phát triển ngôn ngữ 6 1.2.2 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 7 1.2.3 Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ 8 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển ngôn ngữ 10 1.3.1 Các yếu tố về tâm lí 10 1.3.2 Các yếu tố về sinh lí 10 1.3.3 Các yếu tố liên quan đến môi trườngvăn hóa - vùng miền 12 1.4 Các hình thức phát triển ngôn ngữ 13 1.4.1 Rèn luyện phát âm đúng 13 1.4.2 Phát triển vốn từ 15 1.4.3 Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp 15 1.4.4 Diễn đạt mạch lạc 16 1.4.5 Lời nói mạch lạc 16 1.5 Trò chơi dân gian với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 4-5 tuổi 16 1.5.1 Đặc điểm của trò chơi dân gian đối với trẻ em 16 1.5.2 Ý nghĩa của trò chơi dân gian đối với sự phát triển ngôn ngữ trẻ 4 – 5 tuổi 18 1.5.3 Vai trò của trò chơi dân gian trong việc giáo dục trẻ 18 1.6 Tiểu kết chương 1 20 CHƯƠNG 2 22 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN TẠI TRƯỜNG MẦM NON PHONG LAN, BẮC TRÀ MY, QUẢNG NAM 22 2.1 Vài nét về trường mầm non Phong Lan, Bắc Trà My, Quảng Nam 22 2.1.1 Tình hình địa phương 22 2.1.2 Quá trình thành lập và phát triển của trường 22 2.1.3 Về cơ sở vật chất 23 2.1.4 Về đội ngũ giáo viên – cán bộ, nhân viên 24 2.1.5 Về số lượng trẻ tại trường 25 2.2 Cơ sở thực tiễn của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi dân gian 25 2.2.1 Thuận lợi 25 2.2.2 Khó khăn 26 2.3 Khảo sát thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian tại trường MN Phong Lan, Bắc Trà My 27 2.3.1 Nhận thức của GV và CBQL trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian 27 2.4 Một số trò chơi dân gian thường được giáo viên tổ chức cho trẻ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non Phong Lan, Bắc Trà My, Quảng Nam 28 2.4.1 Trò chơi “Oẳn tù tì” 28 2.4.2 Trò chơi “Cướp cờ” 29 2.4.3 Trò chơi “Chồng nụ chồng hoa” 30 2.4.4 Trò chơi “Nhảy bao bố” 31 2.4.5 Trò chơi “Rồng rắn lên mây” 32 2.5 Khảo sát thực trạng tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường Mầm non Phong Lan, Bắc Trà My, Quảng Nam 35 2.5.1.Thông qua giờ học trong tiết dạy “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian”tại trường MN Phong Lan 35 2.5.2 Đánh giá thực trạng 35 2.5.3 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện 37 2.5.4 Nguyên nhân của các thực trạng trên 38 2.6 Tiểu kết chương 2 39 CHƯƠNG 3 40 XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 40 3.1 Yêu cầu khi xây dựng các biện pháp 40 3.1.1 Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của trẻ 40 3.1.2 Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian 41 3.2 Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 đến 5 tuổi) thông qua trò chơi dân gian 46 3.2.1 Biện pháp trình chiếu video mẫu trò chơi 46 3.2.2 Biện pháp dạy trẻ tự chơi trò chơi theonhạc 47 3.2.3 Biện pháp thiết lập một số trò chơi dân giantheo chủ đề 48 3.2.4 Biện pháp tích hợp trò chơi dân gian với các hoạt động học khác 52 3.2.5 Biện pháp lồng ghép đọc đồng dao, ca dao trong trò chơi dân gian 54 3.3 Thực nghiệm sư phạm 56 3.3.1 Thiết kế thực nghiệm một số trò chơi dân gian thông qua các giờ học trên lớp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại trường MN Phong Lan, Bắc Trà My, Quảng Nam 56 3.3.2 Thiết kế thực nghiệm một số trò chơi dân gian nhằm tạo hứng thú và phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại trườngMN Phong Lan, Bắc Trà My, Quảng Nam 61 3.4.1 Tổ chức trò chơi dân gian kết hợp đọc đồng dao 61 3.4.2 Trò chơi vận động 65 3.4.3 Kết quả tạo hứng thú và phát triển ngôn ngữ thông qua thực nghiệm sư phạm đối với hoạt động vui chơi ở trẻ MG nhỡ 66 3.4.4 Kết luận chung về kết quả thực nghiệm sư phạm 71 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 73 1 Kết luận 73 2 Khuyến nghị 73 2.1 Đối với các cấp quản lý giáo dục 73 2.2 Đối với nhà trường 74 2.3 Đối với giáo viên 74 2.4 Đối với phụ huynh 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT KÍ HIỆU VIẾT TẮT GIẢI THÍCH CHỮ VIẾT TẮT 1 Bộ GD – ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo 2 CB Cán bộ 3 CBQL Cán bộ quản lý 4 CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục 5 GV Giáo viên mầm non 6 ĐC Đối chứng 7 MN Mầm non 8 MTXQ Môi trường xung quanh 9 PTNN Phát triển ngôn ngữ 10 SL Số lượng 11 TL Tỉ lệ 12 TN Thực nghiệm MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Đất nước Việt Nam đẹp vô cùng, một dân tộc từ ngàn xưa đã xây dựng cho mình một nền văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người trong sự hình thành và phát triển của loài người Ngôn ngữ chính là phương tiện để tư duy.Nó đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ và các quá trình tâm lí khác, chính vì vậy mà trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non cần hình thành và phát triển ngôn ngữ Đối với trẻ, sự phát triển ngôn ngữ trong những năm tháng đầu đời có vai trò rất quan trọng đối với khả năng tư duy, nhận thức và giao tiếp cũng như toàn bộ quá trình phát triển về sau của trẻ Không chỉ vậy, mà với trẻ, ngôn ngữ còn là phương tiện để điều khiển, điều chỉnh hành vi giúp trẻ lĩnh hội các giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực Vì vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là rất quan trọng Mục tiêu của giáo dục mầm non là nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ Phương châm của ngành học mầm non là: “học bằng chơi, chơi bằng học” Đúng vậy “trò chơi” là phương tiện quan trọng nhất để phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ và thể lực.Di sản văn hoá truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau, trong đó có thể nói, trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc.Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích.Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ Đúng như PGS TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nói: “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó 1 chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước - đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ có ở các thành phố mà còn ở cả các vùng quê Vì thế, giúp các em hiểu và quay về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết” Chính vì lẽ đó, là giáo viên mầm non tương lai, tôi đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ và luôn thôi thúc tôi tiến hành nghiên cứu về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian với đề tài: “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 đến 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian tại trường Mầm non Phong Lan, Bắc Trà My, Quảng Nam.” làm đề tài khóa luận 2 Mục tiêu của đề tài Thông qua quan sát thực tế và tìm hiểu những cơ sở lí luận về các trò chơi dân gian, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non (4 - 5 tuổi) thông qua trò chơi dân gian 3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non từ 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian 3.2 Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu:Nhóm trẻ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non Phong Lan, Bắc Trà My, Quảng Nam 2 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Nghiên cứu về cơ sở lý luận của việc phát triển ngôn ngữ qua trò chơi dân gian 4.2 Tìm hiểu thực trạng của trường mầm non Phong Lam, Bắc Trà My, Quảng Nam về việc tổ chức các hoạt động về trò chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc phát triển ngôn ngữ qua trò chơi dân gian 5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận Đọc sách, báo và các tài liệu có liên quan tới vấn đề đang nghiên cứu 5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Dùng phiếu Anket điều tra kết hợp với việc trao đổi những thông tin có liên quan về vấn đề nghiên cứu với các giáo viên ở trường mầm non, - Sử dụng phương pháp quan sát: - Ngoài ra, dùng phương pháp nghiên cứu sản phẩm để xác định mục đích phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi qua trò chơi dân gian 5.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Sử dụng các phương pháp tác động đến một nhóm trẻ được chọn để thực nghiệm - Xử lí kết quả nghiên cứu bằng phương pháp thống kê toán học 6 Lịch sử nghiên cứu Ngôn ngữ Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, chính vì thế mà có rất nhiều các nhà khoa học từ các lĩnh vực khác nhau như: Tâm lí học, triết học, xã hội học, ngôn ngữ học, giáo dục học,… đi sâu, tìm tòi, nghiên cứu và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn đáng kể Ở nước ngoài không thể không kể đến thành tựu của các nhà khoa học nổi tiếng như: R.O.Shor, , M.I.Lixinna, L.I.Bozovich, A.Z Ruxkai, … 3

Ngày đăng: 13/03/2024, 10:49

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN