Trong quá trình học nói, việc đầu tiên và quan trọng nhất là trẻ cần phải học được cách phát âm chuẩn.Chỉ khi phát âm chuẩn trẻ mới có thể dễ dàng nói lưu loát và từng bước hoàn thiện khả năng về ngôn ngữ trong tương lai.
1.4.1.1. Làm mẫu và giải thích cho trẻ
Trẻ học phát âm chủ yếu thông qua mô phỏng của người lớn, qua việc tiếp nhận âm thanh và quan sát khẩu hình miệng. vì vậy, để trẻ phát
14
âm đúng và chuẩn ngay từ đầu, bố mẹ và những người thân khi dạy trẻ nói cần chú ý phát âm đúng và chuẩn. Trong quá trình dạy trẻ phát âm, chúng ta nên nói từ từ, mở khẩu hình miệng rộng để trẻ hiểu và ghi nhớ lâu hơn, chúng ta cũng nên giải thích rõ ràng từng từ, cụm từ một cách đơn giản nhất.
Những lỗi phát âm sai, phát âm không chính xác là những điều không thể tránh trong bước đầu dạy trẻ tập nói, khi gặp những trường hợp này chúng ta cần kiên nhẫn nói mẫu lại nhiều lần và khuyến khích trẻ nói theo cho đến khi nói chuẩn thì mới chuyển qua câu khác.
1.4.1.2. Thường xuyên tập nói cho trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau Đặc điểm của trẻ là rất hiếu động và thích khám phá, do đó để việc luyện tập phát âm cho trẻ đạt được hiệu quả cao và không mang tính gò bó, ép buộc, chúng ta nên áp dụng một số trò chơi để rèn luyện khả năng phát âm cho trẻ. Ngoài ra dạy cho trẻ một số bài hát và đọc những bài thơ cũng giúp trẻ phát âm hiệu quả trong quá trình học hát và đọc thơ.
1.4.1.3. Chỉnh sửa và uốn nắn kịp thời khi trẻ phát âm không rõ
Khả năng phát âm của mỗi trẻ là khác nhau, nhiều trẻ thường gặp khó khăn trong việc phát âm do ảnh hưởng của các khiếm khuyết ở lưỡi như: lưỡi ngắn, lưỡi đầy… Tuy nhiên, ngoài những tác nhân sinh lý đó, việc phát âm của trẻ còn chịu ảnh hưởng rất lớn do việc rèn luyện từ phía gia đình.Vì vậy, để hạn chế nguy cơ trẻ phát âm sai, nói ngọng hoặc gặp các tật về ngôn ngữ, cô giáo hay cha mẹ khi phát hiện trẻ nói không rõ hoặc phát âm sai thì cần chỉnh sửa ngay.
Chúng ta tuyệt đối không nên trêu chọc hoặc trách mắng khi trẻ nói sai, vì làm như vậy khiến trẻ thêm tự ti và có xu hướng ngại, không muốn nói chuyện hoặc giao tiếp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển ngôn ngữ, tâm lý và trí tuệ của trẻ trong tương lai.Khi trẻ phát âm sai hoặc
15
không chính xác thay vì trách mắng, chúng ta nên kiên trì chỉnh sửa, uốn nắng để trẻ có thể phát âm đúng và chuẩn xác hơn.
Nhìn chung, để trẻ phát âm chuẩn và rõ ràng, góp phần hoàn thiện khả năng về ngôn ngữ trong tương lai, chúng ta cần thực hiện việc dạy trẻ phát âm sớm, tốt nhất là trong độ tuổi từ 3 – 6 tuổi. Để dạt hiệu quả cao nhất trong quá trình phát âm, chúng ta nên bắt đầu bằng việc làm mẫu và giải thích kết hợp với việc luyện tập thường xuyên cũng như uốn nắng kịp thời khi trẻ có biểu hiện phát âm sai hoặc phát âm không chuẩn.
1.4.2. Phát triển vốn từ
Lời nói của trẻ chỉ được phát triển qua quá trình giao tiếp với mọi người và quá trình tiếp xúc với môi trường thiên nhiên. Tuy nhiên, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ khó đạt kết quả tốt, chính vì thế, ở trường mẫu giáo việc phát triển vốn từ cho trẻ cần phải được tổ chức trong quá trình trẻ làm quen với xung quanh: Với thiên nhiên, với đời sống lao động của con người, với cuộc sống của chính trẻ. Cô giáo và những người xung quanh cần giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng, đúng ngữ pháp, sử dụng phong phú các từ khác nhau phù hợp với ngữ cảnh và lứa tuổi của trẻ.
Những từ ngữ đó được lặp đi, lặp lại trong giao tiếp hằng ngày giúp trẻ nắm được và dần dần biết sử dụng chúng trong các tình huống giao tiếp khác nhau
+ Phát triển vốn từ trong giao tiếp tự do + Phát triển vốn từ qua các tiết học + Phát triển vốn từ qua các trò chơi.
1.4.3. Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp
Nghe những người xung quanh nói đúng, trẻ nắm được cấu tạo ngữ pháp của câu, biết được kiểu mẫu của tiếng nói.Giáo viên củng cố cách sử dụng đúng một số kiểu câu, sửa chữa một số kiểu câu sai của trẻ, cho trẻ
16
làm quen với các kiểu câu mới khó hơn và cuối cùng hình thành cho trẻ thói quen nói đúng ngữ pháp.
1.4.4. Diễn đạt mạch lạc
Ở giai đoạn này, trẻ có vốn từ phong phú hơn, số lượng từ loại cũng nhiều hơn nên trẻ sử dụng được nhiều loại mẫu câu khác nhau.Tư duy của trẻ cũng phát triển hơn, trẻ biết so sánh đặc điểm giống và khác nhau của sự vật hiện tượng, bước đầu biết khái quát đưa ra kết luận.Những đặc điểm đó của tư duy có ảnh hưởng lớn đến ngôn ngữ mạch lạc của trẻ. Ngôn ngữ của trẻ rõ ràng, có nội dung. Trẻ thích trò chuyện với người lớn và biết đưa ra nhận định của mình (không phải lúc nào cũng đúng). Trẻ có thể kể lại một câu chuyện mà trẻ nghe hoặc kể chuyện theo tranh, theo đồ chơi. Lời kể của trẻ chủ yếu bắt chước theo mẫu của người lớn.
1.4.5. Lời nói mạch lạc a. Dạy trẻ lời nói đối thoại
Dạy trẻ biết nghe và hiểu lời đối thoại, biết nói chuyện, trả lời câu hỏi và biết đặt ra các câu hỏi.Khi nói chuyện cần phải biết điều khiển bản thân một cách có văn hóa, cần phải lịch sự khi trả lời và đặt câu hỏi.
b. Dạy trẻ lời nói độc thoại
Dạy trẻ biết kể lại những truyện trẻ đã nghe được. Dạy trẻ tự đọc được truyện đơn giản mà nội dung và mục đích của truyện cần phải thể hiện tính độc lập và sáng tạo của trẻ.