Trò chơi dân gian xưa được xem là một hình thức giáo dục đơn giản, giúp hình thành nhân cách cũng như phát triển thể chất cho trẻ nhỏ. Nó thường được thể hiện là các hành vi bắt chước của trẻ nhỏ từ các hoạt động của người lớn hay là sự truyền dạy của người lớn cho trẻ nhỏ. Cứ thế, các trò chơi dân gian được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác như một di
17
sản văn hóa dân tộc.Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượng người chơi như sôi nổi, điềm đạm hay trầm tĩnh. Mỗi trò lại có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau khiến trẻ em chơi suốt ngày mà không thấy chán.
Đặc điểm chung của trò chơi dân gian – Trò chơi cổ truyền của trẻ em được hình thành và lưu truyền theo phương thức của văn hóa dân gian.
Việc sáng tạo được thực hiện trong một quá trình lâu dài bao gồm: sáng tạo – lưu truyền – sử dụng – điều chỉnh. Ở đây, chủ thể sáng tạo, sử dụng, lưu truyền và tái tạo các trò chơi này chủ yếu là trẻ em. Dù bất cứ nơi đâu, trong gia đình, tại trường học hay trên đường làng đều có thể tổ chức được các trò chơi dân gian phù hợp. Nếu sân nhà nho nhỏ thì các em chơi ô ăn quan, chơi cờ, đánh chuyền, chặt cây dừa chừa cây mận, bắt ve… Nếu diện tích rộng hơn thì có thể chơi rồng rắn lên mây, đá cầu, trốn tìm, bịt mắt bắt dê… Ở những bãi cỏ lớn thì có thể tổ chức các trò cướp cờ, đánh đu, đá gà, chồng bông sen, cờ chém…Người chơi thường là những trẻ em ,túm tụm ngoài bãi cỏ, ngoài sân,… ngoài việc vui đùa, rèn luyện thân thể, còn thể hiện nỗi khát khao chiến thắng tiềm ẩn trong mỗi đứa trẻ.
Do không lê ̣ thuô ̣c vào hı̀nh thức lễ hô ̣i như trò chơi của người lớn.
Nên trò chơi dân gian trẻ em có những đă ̣c trưng cơ bản như:Trò chơi trẻ
em dễ dàng phổ biến rô ̣ng rãi, không chi ̣u sự ràng buô ̣c mô ̣t cách nghiêm ngă ̣t về không gian và thời gian, trẻ có thể chơi bất cứ lúc nào và bất cứ ở
đâu. Trẻ em ở nhiều vùng, thâ ̣m chı́ khắp cả nước có thể đánh chuyền, đánh khăng… nhiều trò chơi còn được truyền bá trên pha ̣m vi rô ̣ng hơn vượt ra ngoài lãnh phâ ̣n đi ̣a phương, thâ ̣m chı́ còn vượt ra khỏi biên giới quốc gia.
Đây cũng là hiê ̣n tượng giao lưu văn hóa giữa các dân tô ̣c, giữa các đi ̣a phương, giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.
18
1.5.2. Ý nghĩa của trò chơi dân gian đối với sự phát triển ngôn ngữ trẻ 4 – 5 tuổi
Trẻ ở độ tuổi 4 – 5 tuổi thì vui chơi là một hoạt động không thể thiếu.trò chơi làm nảy sinh, kích thích sự phát triển về vật chất, các mối quan hệ xã hội và các phẩm chất tâm lý. Trò chơi của trẻ em trước hết có ý nghĩa nhận thức to lớn. MACXIM GOOKI đã viết: “ vui chơi là con đường để trẻ nhận thức thế giới, trong đó trẻ em có nhiệm vụ sống và cải tạo nó”, vì vậy khi chơi bao giờ trẻ cũng bắt chước thực hiện dưới một hình thức nào đó và những thay đổi trong thực hiện phản ánh trong chủ đề của trò chơi. Khi chơi trẻ không những nhận ra rằng có nhiều hoạt động với các công cụ khác nhau nhưng lại có cùng mục đích. Thông qua việc tổ chức cho trẻ chơi có nội dung phong phú theo yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục tác động đến trẻ bằng mọi mặt ý chí, tình cảm, ý thức, hành vi nhằm mục đích phát triển toàn diện nhân cách, trò chơi có ảnh hướng lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trong khi chơi, trẻ gặp tình huống cụ thể do đó thông qua sự hướng dẫn của người lớn mà trẻ có thể lĩnh hội ngôn ngữ đạt cả tình huống trọn vẹn, hơn nữa trẻ càng mạnh dạn hơn và giao tiếp với mọi người xung quanh ngày càng được mở rộng, thúc đẩy trẻ lĩnh hội ngôn ngữ tích cực. Chơi là yếu tố, là điều kiện chính kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ một cách nhanh chóng.Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo nên việc tổ chức các trò chơi cho trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thật vậy chính hoạt động vui chơi là nơi trẻ thể hiện được tốt nhất ngôn ngữ của mình và là nơi được thỏa mãn nhu cầu tự chơi. Đây là nền tảng của hoạt động học tập giúp trẻ chuyển sang độ tuổi mới.
1.5.3. Vai trò của trò chơi dân gian trong việc giáo dục trẻ
Với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin cùng những trò chơi hiện đại, liệu trẻ em hôm nay và thế giới ngày mai còn nhớ đến những trò chơi cổ truyền dân gian? Những trò chơi dân gian đã đến với trẻ thơ một
19
cách nhẹ nhàng theo kiểu “vừa học, vừa chơi”, qua những bài đồng dao theo cách nói vần, và đồng dao đã làm tốt chức năng biểu đạt ý, giáo dục nhận thức, bồi dưỡng tình cảm cho trẻ.
Ý nghĩa giáo dục trong các bài đồng dao: Học mà chơi, chơi mà học!
Trò chơi cổ truyền của trẻ em được hình thành và lưu truyền theo phương thức của văn hóa dân gian. Việc sáng tạo được thực hiện trong một quá trình lâu dài bao gồm: sáng tạo – lưu truyền – sử dụng – điều chỉnh.
Qua các trò chơi cổ truyền của trẻ em, ta có thể rút ra được thế nào là những trò chơi thích hợp với nhu cầu nguyện vọng và tâm lý của trẻ em, xét ở nhiều phạm vi như: lời đồng dao, động tác chơi, qui trình tổ chức chơi, chủ định chơi, các luật chơi… Trong đó, lời đồng dao có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần làm cho trò chơi hấp dẫn và bổ ích với các em. Đồng dao nghĩa là ca dao nhi đồng, hay chính là lời ca dân gian của trẻ em. Nếu ca dao là nguồn sống tâm tư của lớp người lớn, sinh hoạt thi ca là hình thức giao cảm giữa cuộc sống, thì đồng dao cũng lại tác động vào nguồn sống nhi đồng cùng tính chất tương tự. Đồng dao có tác dụng thỏa mãn nhu cầu vui chơi và tập cho trẻ có một số tri thức để bước vào đời. Do ngôn ngữ đặc thù, đồng dao đã góp phần trong việc bồi dưỡng rèn luyện tiếng nói cho trẻ thơ. Trong các bài đồng dao có những câu không dịch, không giảng được, song không phải là không có ý nghĩa Ví như nu na nu nống, dung dăng dung dẻ, chồng lộng chồng cà, dâm dâm da da, chi vi chi vít… Đây là những lời dẫn cảm, gây hứng thú cho trẻ. Người ta có thể dựa ngay vào động tác của một trò chơi, hay một hành động nói đến trong bài đồng dao, rồi lấy từ chính diễn tả sự việc, dùng phương pháp từ lấp láy, cấu tạo tiếng đệm mà phát triển ra thành ngôn ngữ. Sinh hoạt đồng dao có tác dụng luyện trí nhớ cho trẻ em.Trẻ không thuộc bài hát thụ động mà thuộc với tất cả sự hứng thú của nó.Tham gia sinh hoạt đồng dao là đứa trẻ đã bắt đầu bước vào sinh hoạt văn hóa tập thể một cách tự nguyện. Tuỳ theo lứa
20
tuổi, trẻ có thể chơi các trò khác nhau. Lúc còn nhỏ, chúng có thể chơi các trò: Chi chi chành chành, ,Mèo đuổi chuột,Kéo co,Nhảy bao bố, Ô ăn quan, Chi chi chành chành Oẳn tù tì…..
Với ý nghĩa to lớn của việc đưa trò chơi dân gian vào trường học, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể và phụ huynh học sinh trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh.Vấn đề đặt ra là các trường học, các khu vui chơi, giải trí công cộng cần phải nghiên cứu, tìm tòi biện pháp nhằm khơi gợi sự hứng thú cho các em khi đến với các trò chơi dân gian.
Mặt khác, việc tổ chức trò chơi dân gian trong trường học phải phù hợp với thời gian, chỗ chơi cũng như số người tham gia.Để trò chơi thật sự hấp dẫn các em, người quản trò nên quan tâm đến yếu tố thi đua giữa các nhóm với nhau và động viên kịp thời các em trong khi vui chơi.Phải biết lựa chọn, phối hợp hướng dẫn việc tổ chức đưa các trò chơi, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian vào trong nhà trường cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và lứa tuổi học sinh phổ thông. Cần lồng ghép các trò chơi dân gian vào giờ ra chơi, trong sinh hoạt Đoàn, Đội, có thể lấy một vài trò chơi phù hợp để đưa vào thành bài học môn thể dục, hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường.