3.2. Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 đến 5 tuổi) thông qua trò chơi dân gian
3.4.1. Tổ chức trò chơi dân gian kết hợp đọc đồng dao
* Địa điểm tổ chức: Sân trường mát mẻ, sạch sẽ, thoáng mát.
* Chuẩn bị:Sỏi, thảm lót.
* Cách chơi:
Hai trẻ ngồi đối diện nhau. Một người nắm một đồ vật nhỏ trong một bàn tay, trái hoặc phải (viên sỏi) và giấu vào sau lưng. Sau đó đọc to bài đồng dao: “Tập tầm vông Tay có tay không
Tay không tay có Tay không tay có
Tập tầm vó Tay có tay không?”
Sau đó, nắm chặt lòng bàn tay và đưa hai tay ra. Trẻ chơi còn lại sẽ đoán xem tay nào có nắm viên sỏi.
* Luật chơi:
Nếu trẻ cầm hòn sỏi bị người chơi đoán trúng tay nắm viên sỏi hoặc những trẻ chơi còn lại không đoán được tay nào nắm sỏi thì phải nhảy cóc.
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
TỐT KHÁ TRUNG BÌNH YẾU
NHÓM THỰC NGHIỆM (NHỠ 1) NHÓM ĐỐI CHỨNG (NHỠ 2)
62 (Hình ảnh mang tính chất minh họa)
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát trẻ, nhắc nhỡ, động viên trẻ tích cực đọc lời bài đồng dao to, rõ ràng, chơi nhiều lần để trẻ phát triển ngôn ngữ.
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ, khuyến khích những trẻ chơi tích cực, động viên nhắc nhỡ những trẻ rụt rè, chưa thuộc lời đồng dao.
3.4.1.2. Trò chơi: CHI CHI CHÀNH CHÀNH
*Địa điểm tổ chức:Một góc nhỏ sân trường, mát mẻ, sạch sẽ.
*Cách chơi
Một bé ngồi xoè bàn tay ra, các bạn xung ngồi quanh và cùng đặt 1 ngón trỏ vào lòng bàn tay bé đó, tất cả đồng thanh đọc bài ca dao “chi - chi - chành - chành”: "Chi chi chành chành,
Cái đanh thổi lửa, Ba vương ngủ đế
Con ngựa chết trương, Bắt dế đi tìm, ù à ù... ập".
Khi đọc đến “ập”,bé đó nắm chặt bàn tay lại, các bạn khác phải rút thật nhanh ngón tay của mình ra, nếu không sẽ bị bắt lại.
- Cô bao quát trẻ, nhắc nhở trẻ đúng luật. Sửa lỗi phát âm khi đọc lời ca đồng dao (trương/chương),(vương/dương) cho trẻ.
- Cho trẻ chơi kết hợp đọc lời ca, chơi nhiều lần để phát triển ngôn ngữ.
63
- Nhận xét tuyên dương trẻ, khuyến khích trẻ chởi tốt, nhắc nhở động viên trẻ nhút nhát, chưa thuộc lời ca.
(Hình ảnh mang tính chất minh họa)
3.4.1.3. Trò chơi: MÈO BẮT CHUỘT
*Địa điểm tổ chức trò chơi: Sân trường mát mẻ, sạch sẽ, thoải mái.
*Chuẩn bị: Khăn
*Cách chơi: trò chơi gồm từ 7 đến 10 người. Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát:
“Mèo đuổi chuột Chuột luồn lỗ hổng Mời bạn ra đây Mèo chạy đằng sau
Tay nắm chặt tay Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo Đứng thành vòng rộng Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột”.
Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột.Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau.Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau.
*Luật chơi
Mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy.Mèo thắng khi mèo bắt được chuột.
- Cô bao quát trẻ khi chơi, nhắc nhở trẻ chơi cẩn thận.
64
- Khuyến khích trẻ đọc lời ca to, rõ ràng.
- Cô chú ý sửa sai lỗi phát âm cho trẻ(luồn/duồn), (lỗ/rổ).
- Nhận xét, tuyên dương, khuyến khích, nhắc nhỡ.
(Hình ảnh minh họa) 3.4.1.4. Trò chơi: KÉO CO
*Địa điểm tổ chức:
- Sân trường rộng rãi, mát mẻ, thoáng mát.
* Chuẩn bị:
- Một sợi dây thừng dài khoảng 7m, dùng một dây vải màu đỏ buộc ở giữa dây thừng làm ranh giới giữa 2 đội để dễ phân biệt thắng thua. Hoặc có thể cho các cháu ôm eo nhau nối thành từng đội một…
- Vẽ 1 đường chỉ vạch làm ranh giới giữa 2 đội.
- Luật chơi: Bên nào dậm vạch trước thì bên đó thua.
*Cách chơi:
- Chia các thành viên tham gia thành 2 đội, mỗi đội có số thành viên bằng nhau, tương đương ngang sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi đội nên chọn thành viên có sức khỏe tốt để đứng ở vị trí đầu tiên, mỗi thành viên tham gia kéo co nắm chặt sợi dây thừng của bên mình lại. Khi có tín hiệu của ban tổ chức thì các thành viên tham gia tiến hành
65
kéo sao cho dây thừng về phía bên mình. Nếu đội nào dẫm vạch trước thì đồng nghĩ với việc là đội đó thua cuộc.
- Cô bao quát trẻ, cùng chơi với trẻ.
- Nhận xét, tuyên dương, nhắc nhỡ.
(Hình ảnh minh họa)