3.2. Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 đến 5 tuổi) thông qua trò chơi dân gian
3.3.1. Thiết kế thực nghiệm một số trò chơi dân gian thông qua các giờ học trên lớp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại trường MN Phong Lan, Bắc Trà My, Quảng Nam
3.3.1.1. Mục đích thực nghiệm
Căn cứ vào kết quả điều tra và cơ sở lý luận liên quan, tôi đã tiến hành xây dựng những biện pháp và lập kế hoạch lựa chọn những trò chơi dân gian có nội dung phù hợp với từng chủ đề nhằm hiện thực hóa các vấn đề đã đề xuất, kiểm tra tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian tại trường mầm non Phong Lan – huyện Bắc Trà My, Quảng Nam.
3.3.1.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm - Đối tượng nghiên cứu thực nghiệm
Các cháu( có thể lực tốt, sức khỏe bình thường) và đội ngũ giáo viên đang giảng dạy2 lớp trẻ nhỡ (4 – 5) tuổi tại trường mầm non Phong Lan, Bắc Trà My, Quảng Nam.
- Địa bàn thực nghiệm
Địa bàn mà tôi lựa chọn để tiến hành thực nghiệm là trường mầm non Phong Lan, huyện Bắc Trà My, vì đây là ngôi trường đã lưu giữ kí ức một thời tuổi thơ tôi. Chính vì vậyviệc nghiên cứu của tôirất thuận lợi, luôn
57
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía nhà trường trong quá trình tiến hành nghiên cứu thực nghiệm và tôi hy vọng rằng nếu vận dụng thành công đề tài, nó sẽ góp phần bé nhỏ của mình vàoviệc phát triển ngôn ngữ,giúp trẻ ở địa phương mình có tiền đề vững chắc trước khi bước vào lớp 1.
- Thời gian thực nghiệm
Quá trình thực nghiệm được tiến hành bình thường theo kế hoạch chung của trường, không làm thay đổi và ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của nhà trường, quá trình học tập cũng như chế độ sinh hoạt của trẻ. Thực nghiệm được tiến hành từ 03/ 3/ 2016 đến đầu tháng 4/ 2016.
3.3.1.3. Yêu cầu chung của thực nghiệm
- Nhớ được tên, nội dung và cách chơi của các trò chơi dân gian.
- Hiểu được nội dung ý nghĩa của các bài đồng dao dân gian.
- Trẻ thuộc lòng và diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, phát âm chuẩn xác lời bài đồng dao.
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động.
- Rèn kỹ năng ghi nhớ, kỹ năng diễn đạt, mạnh dạn tự tin, tính tích cực, tư duy, độc lập, năng động và sáng tạo.
- Phát triển đầy đủ toàn diện các hình thức ngôn ngữ cho trẻ.
3.3.1.4. Phương pháp thực nghiệm
Để quá trình thực nghiệm được diễn ra chính xác và đạt kết quả cao:
- Chọn hai nhóm đối tượng:
+ Nhóm thực nghiệm: 35 trẻ (lớp mẫu giáo nhỡ 1) + Nhóm đối chứng: 35 trẻ (lớp mẫu giáo nhỡ 2)
- Hai nhóm trẻ có trình độ, cùng tham gia nội dung học như nhau.
- Đối với lớp thực nghiệm, việc tiến hành hoạt động được tổ chức theo cách thức, quy trình đã được chuẩn bị, đối với lớp đối chứng thì giáo viên tiến hành dạy bình thường.
58
3.3.1.5. Đánh giá thực nghiệm (với thang đánh giá cụ thể) * Mức độ 1: Đạt loại tốt
- Trẻ biết tên gọi, cách chơi, luật chơi của trò chơi dân gian
- Trẻ đọc thuộc, diễn đạt mạch lạc, phát âm đúng các bài đồng dao trong các trò chơi dân gian.
- Hiểu được ý nghĩa của trò chơi cũng như các bài đồng dao.
- Trẻ biết áp dụng các bài đồng dao vào các hoạt động khác.
* Mức độ 2: Đạt loại khá
- Trẻ hiểu về trò chơi nhưng đôi khi còn nhầm lẫn khi chơi.
- Có cố gắng trong khi chơi, xong đôi khi chưa chủ động và đôi lúc quên lời bài đồng dao.
- Chưa diễn đạt mạch lạc, rõ ràng bài đồng dao.
* Mức độ 3: Đạt loại trung bình
- Chưa nắm rõ về các trò chơi, cũng như nội dung các bài đồng dao.
- Thuộc chưa hết lời bài đồng dao.
- Phát âm vài chỗ chưa chính xác, bị nhắc nhỡ nhiều lần.
* Mức độ 4: Đạt loại yếu - Không hiểu nội dung của trò chơi
- Không hiểu được ý nghĩa của các bài đồng giao - Không thuộc lời bài đồng giao
- Phát âm chưa chính xác
- Thụ động trong khi chơi, bị nhắc nhỡ nhiều lần.
3.3.1.6. Tiến hành thực nghiệm
Quy trình tiến hành thực nghiệm
*Bước 1: Chuẩn bị
- Xác định mục tiêu thực nghiệm.
- Xác định đối tượng, địa điểm, quy mô thực nghiệm.
- Xây dựng giả thuyết thực nghiệm.
59
- Xác định nhiệm vụ, phương pháp và kỹ thuật thực nghiệm.
- Xác định hệ chuẩn đánh giá và phương pháp đánh giá kết quả.
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực nghiệm.
*Bước 2: Triển khai
- Khảo sát thực trạng các vấn đề có liên quan đến việc thực nghiệm.
- Triển khai thực nghiệm theo kế hoạch. Chú ý các vấn đề sau:
+ Giữ các nhân tố khác ở trạng thái ổn định, trong khi các nhân tố thực nghiệm biến thiên.
+ Cố gắng khống chế tối đa ảnh hưởng của ngoại cảnh.
+ Ghi chép tỉ mỉ, cẩn thận những diễn biến quá trình thực nghiệm.
*Bước 3:Theo dõi, đánh giá xử lý các kết quả thực nghiệm.
*Bước 4: Viết báo cáo kết quả thực nghiệm.
3.3.1.7. Mô phỏng thực nghiệm
Để biết được những biện pháp tôi đưa ra khi áp dụng vào các hoạt động của trẻ có đem lại hiệu quả hay không. Tôi đã tiến hành thực nghiệm các biện pháp thông qua 2 giáo án và dựa vào đánh giá thực nghiệm:
- Giáo án 1 (Phụ lục 5, phần giáo án thực nghiệm) - Giáo án 2 (Phụ lục 6, phần giáo án đối chứng)
* Đối tượng được tiến hành thực nghiệm là 2 nhóm trẻ:
- Nhóm trẻ thực nghiệm (Lớp nhỡ 1/35 trẻ) - Nhóm trẻ đối chứng (Lớp nhỡ 2/35 trẻ)
Trong quá trình thực nghiệm, tôi cùng GV phụ trách lớp đã dự giờ, theo dõi và ghi chép lại lấy đó làm cơ sở để đưa ra kết quả thực nghiệm.
Vì khuôn khổ khóa luận có hạn nên tôi chỉ mô tả thực nghiệm hình thành qua giáo án thực nghiệm, giáo án đối chứng và căn cứ vào thang điểm đánh giá (ở mục 3.3.1.5 trang 54).
60
* Kết quả phát triển ngôn ngữ thông qua thực nghiệm giờ học trên lớp:
Với những biện pháp đã đề xuất ở trên, tôi đã vận dụng vào tình hình thực tế trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian, tôi đã lồng ghép những trò chơi dân gian hấp dẫn, có nội dung nhằm góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ và đạt kết quả ngoài mong đợi. Trẻ hứng thú, yêu thích khi tham gia vào các hoạt động giáo dục, tham gia vào trò chơi dân gian tích cực, trẻ cảm thấy mới lạ khác hẳn với những trò chơi hằng ngày, thích đọc những bài đồng dao có nhịp điệu vui nhộn, nội dung hóm hỉnh... Trẻ có một số vốn hiểu biết về trò chơi dân gian, các phong tục tập quán, truyền thống quý báu của dân tộc.Trẻ tự tin, năng động, giao tiếp hoạt bát hơn, diễn đạt lời nói mạch lạc và sử dụng vốn từ phong phú hơn.
Điều tra thực nghiệm qua tiết dạy với 2 nhóm trẻ (thực nghiệm, đối chứng–theo mẫu khảo sát (ở mục 3.3.1.5) về việc đánh giá thực nghiệm và (qua 2 phụ lục 5 và 6 về giáo án) thu được kết quả cụ thể như sau:
Bảng thống kê kết quả thu được trên giờ học trên lớp
Xếp loại Nhóm thực nghiệm (nhỡ 1) Nhóm đối chứng (nhỡ 2)
SL TL (%) SL TL (%)
Tốt 15 42,9 5 14,3
Khá 7 20,0 9 25,7
Trung bình 9 25,7 11 31,4
Yếu 4 11,4 10 28,6
Dựa vào bảng số liệu trên ta có biểu đồ như sau:
61