3.2. Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 đến 5 tuổi) thông qua trò chơi dân gian
3.4.3. Kết quả tạo hứng thú và phát triển ngôn ngữ thông qua thực nghiệm sư phạm đối với hoạt động vui chơi ở trẻ MG nhỡ
Qua quá trình thực nghiệm hai loại trò chơi: Trò chơi dân gian có kết hợp đọc đồng dao và trò chơi vận động(ở mục 3.6.1 và 3.6.2), thấy rằng với
67
hai loại trò chơi này trẻ đều hứng thú tham gia tích cực, song đối với trò chơi dân gian có kết hợp đọc lời ca thì trẻ có phần phấn khích hơn, chơi tích cực hơn và đặc biệt luôn nghiêm túc trong khi chơi, vì trẻ phải tập trung thực hiện động tác vận động và đọc lời ca; trò chơi vận động chỉ giúp trẻ vui chơi, đem lại hiệu quả cho giờ học và giúp trẻ phát triển thể chất;
nhưng đối với trò chơi dân gian thì ngoài những yếu tố trên còn đặc biệt giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách mạch lạc và hiệu quả cao.
Điều tra thực nghiệm qua hai hình thứ trò chơi dân gian kết hợp đọc đồng dao và trò chơi vận động với 2 nhóm trẻ:nhóm thực nghiệm (Lớp nhỡ 1/35 trẻ) và nhóm đối chứng (Lớp nhỡ 2/35 trẻ).
Chúng tôi xây dựng thang điểm đánh giá mức độ hứng thú và mức độ phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi dân gian của trẻ như sau:
3.4.3.1. Đánh giá về mặt hứng thú của trẻ:
+ Mức độ rất hứng thú.
+ Mức độ hứng thú.
+ Mức độ bình thường.
+ Mức độ không hứng thú.
3.4.3.2. Đánh giá về mặt phát triển ngôn ngữ của trẻ:
+ Loại tốt: Diễn đạt, lời nói mạch lạc, nói đúng ngữ pháp, vốn từ phát triển tốt.
+ Loại khá: Diễn đạt, lời nói mạch lạc, nói đúng ngữ pháp, chưa phát triển vốn từ.
+ Loại trung bình: Nói đúng ngữ pháp, chưa phát triển vốn từ, chưa sửa sai, chưa rèn phát âm đúng.
+ Loại yếu: Chưa phát triển vốn từ, chưa sửa sai vàchưa rèn phát âm đúng.
Dựa vào kết quả tiến hành thực nghiệm và thang điểm đánh giá, tôi đã thu được kết quả thông qua 2 bảng thống kê số liệu và biểu đồ thể hiện mức
68
độ hứng thú và mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua trò chơi dân gian như sau:
Bảng3a. Thống kê số liệu về mức độ hứng thú của trẻ khi tham gia trò chơi (qua tiêu chí ở mục 3.3.4.1)
NỘI DUNG LỚP THỰC NGHIỆM (Nhỡ 1) LỚP ĐỐI CHỨNG (Nhỡ 2)
SL TL(%) SL TL(%)
Rất hứng thú 19 54.3 12 34.3
Hứng thú 9 25.7 7 20.1
Bình thường 4 11.4 11 31.4
Chưa hứng
thú 3 8.6 5 14.2
Dựa vào số liệu ở bảng 3 trên ta được biểu đồ như sau:
69
Biểu đồ 1. Mức độ hứng thú tham gia vào trò chơi
Bảng 3b. Thống kê số liệu mức độ phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi (qua tiêu chí ở mục 3.3.4.2)
NỘI DUNG Lớp TN (nhỡ 1) Lớp ĐC (nhỡ 2)
SL TL(%) SL TL(%)
- Tốt:Diễn đạt, lời nói mạch lạc, nói đúng
ngữ pháp, vốn từ phát triển tốt. 15 42.9 8 22.8
- Khá:Diễn đạt, lời nói mạch lạc, nói
đúng ngữ pháp, chưa phát triển vốn từ. 5 14.3 9 25.7
- TB:Nói đúng ngữ pháp, chưa phát triển 11 31.4 8 22.8
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
RẤT HỨNG THÚ HỨNG THÚ BÌNH THƯỜNG KHÔNG HỨNG THÚ
LỚP NHỠ 1 LỚP NHỠ 2
Lớp TN (nhỡ 1) Lớp ĐC (nhỡ 2)
70 vốn từ, chưa sửa sai, rèn phát âm đúng.
- Yếu:Nói đúng ngữ pháp, chưa phát triển
vốn từ, chưa sửa sai, rèn phát âm đúng. 4 11.4 10 28.7
Dựa vào kết quả từ bảng thống kê số liệu (bảng 3) và thang điểm đánh giá, ta có được biểu đồ sau:
Biểu đồ 2. Mức độ phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi
Căn cứ vào nội dung thống kê ở bảng 3b, chúng tôi quy ra điểm đạt cụ thể:
Tốt (9->10 điểm); Khá (7->8 điểm); Trung bình (5->6 điểm); Yếu(>5điểm).
Từ dữ liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua trò chơi dân gian (bảng 3), chúng tôi so sánh kết quả của hai đối tượng: lớp thực nghiệm và lớp đối chứng như sau:
Gọi X là số điểm trung bình cộng; S2 là phương sai và S là độ lệch chuẩn về sự phát triển ngôn ngữ của lớp thực nghiệm (nhỡ 1) và lớp đối chứng (nhỡ 2). Ta tính được phương sai và độ lệch chuẩn như sau:
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
TỐT KHÁ TRUNG BÌNH YẾU
LỚP NHỠ 1 LỚP NHỠ 2
71 Lớp
Dữ kiện
Lớp thực nghiệm (nhỡ 1) Lớp đối chứng (nhỡ 2)
X
9,5*15+7,5*5+5,5*11+2,5*4 35
9,5*8+7,5*9+5,5*8+2,5*10 35
( X )2 (7,157)2 = 51,222 (6,071)2 = 36,857
X2 9,5
2*15+7,52*5+5,52*11+2,52*4 35
9,52*8+7,52*9+5,52*8+2,52*10 35
S2 = ( X )2 - X2 = 5,713 = ( X )2 - X2 = 6,935
S
Nhận xét: nhìn vào số liệu thống kê tính toán được ở bảng trên, ta thấy phương sai và độ lệch chuẩn của lớp thực nghiệm (nhỡ 1) thấp hơn lớp đối chứng (nhỡ 2). Điều này cho ta kết luận được rằng: kết quả phát triển ngôn ngữ qua trò chơi dân gian của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Như vậy, khi vận dụng đề tài nghiên cứu khoa học vào thực tiễn cho ta thấy được sự hứng thú và chất lượng rèn ngôn ngữ được nâng cao rõ rệt.