Khảo sát thực trạng tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường Mầm non Phong Lan, Bắc Trà My, Quảng Nam

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 4 ĐẾN 5 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN TẠI TRƯỜNG MẦM NON PHONG LAN, BẮC TRÀ MY, QUẢNG NAM (Trang 42 - 46)

2.5.1.Thông qua gi hc trong tiết dy “Phát trin ngôn ng cho tr 4 – 5 tui thông qua trò chơi dân gian”ti trường MN Phong Lan

Nội dung tiết dạy (đề nghị đọc các phụ lục sau):

* Tiết 1 (Phụ lục 2, phần tiết dạy 1)

* Tiết 2 (Phụ lục 3, phần tiết dạy 2)

* Tiết 3 (Phụ lục 4, phần tiết dạy 3) 2.5.2. Đánh giá thc trng

2.5.2.1. Trong tiết dạy a. Ưu điểm

- Giáo viên thực hiện đầy đủ các bước dạy, đúng với quy trình trong chương trình giáo dục mầm non.

- GV có chú ý đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các hoạt động - Có chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ

- Giáo viên biết phối hợp xen kẽ các Phương pháp dạy khác nhau.

- Giáo viên có gây hứng thú cho trẻ, linh hoạt bao quát trẻ tốt.

- Có áp dụng công nghệ thông tin phù hợp trong hoạt động.

- Có tích hợp trò chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Trẻ tham gia các hoạt động tích cực.

- Chú ý lắng nghe cô trong giờ học.

b. Hạn chế

- Giáo viên vẫn là người đóng vai trò trung tâm, cô chưa tạo nhiều cơ hội cũng như khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào hoạt động nên trẻ ít có cơ hội để phát triển ngôn ngữ.

- Giáo viên chưa chú trọng phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động trò chơi dân gian.

36

- Chưa phát huy hết khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ khi tham gia vào các trò chơi.

- Giáo viên ít đặt ra câu hỏi mở để khuyến khích nhiều trẻ trả lời.

- Chưa phổ biến rõ ràng nội dung chơi cũng như cách chơi, dẫn đến vẫn còn nhiều trẻ lung túng tham gia chơi chưa đạt hiệu quả.

2.5.2.2. Ngoài tiết dạy a. Ưu điểm

- Giáo viên có chuẩn bị giáo án, đồ dùng đồ chơi.

- Dạy đúng tiến trình, đảm bảo thời gian.

- Địa điểm hợp lý, mát mẽ, an toàn cho trẻ tham gia vào các hoạt động.

- Giáo viên linh hoạt, xử lý tình huống kịp thời.

- Có chú ý đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Giáo viên có sử dụng các biện pháp cũng như đã lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn.

b. Hạn chế

- Giáo viên chưa chú trọng cao đến việc phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi dân gian.

- Chưa phát huy được hết khả năng PTNN cho trẻ trong khi chơi.

- Chưa chú ý sữa sai trong khi trẻ chơi.

- Chưa phổ biến được nội dung của trò chơi.

- Cô không chú trọng cho trẻ tập luyện đọc thuộc lời đồng dao, nên nhiều trẻ chưa thuộc lời đồng giao.

- Trẻ tham gia tích cực, thoải mái, hứng thú với hoạt động ngoài trời.

- Trẻ hiếu động trong khi chơi nên chưa chú phát triển ngôn ngữ qua các bài đồng giao trong trò chơi dân gian.

- Vài trẻ phát âm chưa đúng.

- Vẫn còn số trẻ chưa chú ý cô và lười tham gia vào các hoạt động.

37

2.5.3. Nhng thun li và khó khăn khi thc hin 2.5.3.1. Thuận lợi:

– Luôn đựơc sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng GD-ĐT và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của BGH. Nhà trường đã xây dựng lịch trình tổ chức giao lưu trò chơi dân gian ở từng khối lớp.

– Trẻ mẫu giáo mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các trò chơi, đặc biệt là các trò chơi dân gian.

– Bản thân từ nhỏ đã được trải qua một thời tuổi thơ với những trò chơi dân gian thú vị, chính vì thế tôi biết và hiểu rõ khá nhiều về trò chơi dân gian cảu dân tộc Việt Nam.

– Tôi rất thích các trò chơi dân gian Việt Nam và sưu tầm được rất nhiều trò chơi dân gian thú vị và đặc sắc, phù hợp với trẻ MG.

– Được đào tạo chính quy, trải qua bốn năm học tại trường và được đi thực tập tại các trường mầm non lớn.

2.5.3.2. Khó khăn:

– GV phải có hiểu biết và vốn kiến thức phong phú về trò chơi dân gian.

– Việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tính sáng tạo cao.

– Mức độ khó hay dễ của các trò chơi không giống nhau. Có những trò chơi vô cùng đơn giản nhưng cũng có những trò chơi phức tạp, đòi hỏi người chơi phải tư duy trong quá trình chơi.

– Thời gian tổ chức cho trẻ chơi rất hạn hẹp vì một trò chơi không thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà nó chủ yếu chỉ được lồng ghép và tích hợp vào các hoạt động mà thôi.

– Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém nên dễ dàng nhập cuộc nhưng cũng nhanh chóng rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú.

38

– Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể.

2.5.4. Nguyên nhân ca các thc trng trên 2.5.4.1. Nguyên nhân khách quan

- Nhà trường không lên kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian cụ thể theo từng chủ đề trong năm.

- Là khu vực miền núi, có điều kiện kinh tế còn khó khăn nên cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị chưa được hiện đại và đầy đủ.

- Giáo viên chưa chú trọng cao đến việc phát triển thông qua trò chơi dân gian nên chưa thật sự có đầu tư vào tiết dạy.

- Do số lượng trẻ đông, thời tiết thay đổi thất thường nên giáo viên ít tạo cơ hội cho trẻ hoạt động ngoài trời.

- Do trải nghiệm của trẻ còn ít, nên vẫn con nhiều trẻ chưa chú ý, lười vận động, nhút nhát.

- Số lượng trẻ đông, trẻ hiếu động và có một số trẻ cá biệt không chú ý tập trung làm giảm chất lượng của hoạt động.

- Đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động của trẻ chưa thực sự đảm bảo và bắt mắt .

- Giữa nhà trường và gia đình phụ huynh chưa phối hợp chặt chẽ với nhau, vì ba mẹ trẻ đa số làm nông, không có thời gian quan tâm trẻ đa phần trẻ về nhà chơi tự do không có người lớn động viên, khích lệ trẻ chơi cùng trẻ những trò chơi trẻ được chơi ở lớp.

2.5.4.2. Nguyên nhân chủ quan

- GV cho rằng những trò chơi đó trẻ đã biết rồi nên chưa phổ biến cụ thể, rõ ràng, không quan tâm đến những trẻ yếu, trẻ chậm tiếp thu.

- Trẻ sử dụng từ địa phương nên phát âm chưa chuẩn xác, diễn đạt còn lung túng, vốn từ hạn chế.

39

- Những phương tiện tranh ảnh, đồ dùng để phục vụ cho hoạt động học chưa thực sự đảm bảo, đa số là do các cô tự làm, kinh phí lại ít, không đủ cho số lượng trẻ trong lớp học.

- Giáo viên còn xem nhẹ việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian.

- Trong cùng một lớp nhưng sự nhận thức của trẻ không đồng đều, khó cho việc truyền đạt nội dung cho tất cả trẻ.

- Chưa có sự đầu tư về nội dung chơi, trò chơi còn đơn điệu chưa chú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ cho trong khi chơi trò chơi dân gian.

- Việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ GV còn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 4 ĐẾN 5 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN TẠI TRƯỜNG MẦM NON PHONG LAN, BẮC TRÀ MY, QUẢNG NAM (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)