Kinh Tế - Quản Lý - Khoa học xã hội - Khoa học xã hội 1 UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON ------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÊN ĐỀ TÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG KỊCH CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA THỂ LOẠI TRUYỆN Sinh viên thực hiện ĐOÀN THỊ TƯỜNG VI MSSV: 2113021256 CHUYÊN NGÀNH: Giáo dục Mầm non KHÓA 2013 – 2017 Cán bộ hướng dẫn Th.S LÊ THỊ MINH TRINH MSCB:………….. Quảng Nam, tháng 4 năm 2017 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để công tác dạy và học ngày càng được nâng cao đòi hỏi các cấp học, bậc học luôn tìm tòi đổi mới về nội dung, hình thức và phương pháp dạy học. Trong đó, bậc học mầm non đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp trồng người. Như lời Bác Hồ từng căn dặn: “Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lớn lên tốt. Dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”. Qua lời dạy của Bác, chúng ta nhận thấy rõ giáo dục tiền học đường có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành và phát triển toàn diện trẻ. Trong lý luận giáo dục mầm non, trò chơi được sử dụng đa dạng vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, trò chơi đóng kịch - phát triển trí tưởng tượng sáng tạo và khả năng cảm thụ tác phẩm văn học. Như chúng ta đã biết, văn học là một loại hình nghệ thuật đến với trẻ từ rất sớm và được trẻ rất yêu thích. Thông qua các tác phẩm văn học, trẻ được làm quen với vạn vật, với thiên nhiên nhiều màu sắc cùng với những điều kì diệu, trẻ được làm quen với nhiều con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu..Từ đó, đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh, trẻ biết yêu quý cái đẹp, biết phân biệt rạch ròi giữa cái thiện – ác. Bên cạnh đó, văn học còn là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ thơ, nhất là lứa tuổi mẫu giáo. Nó nuôi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng của trẻ. Từ ý nghĩa trên, văn học giữ vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. “Dẫn dắt trẻ vào thế giới văn học là nhiệm vụ quan trọng ở trường mầm non. Đó là sự mở cửa cho con người đi những bước đi chập chững đầu tiên vào thế giới các giá trị phong phú chứa đựng trong tác phẩm văn học. Sự tiếp xúc thường xuyên của trẻ mẫu giáo với các tác phẩm văn học được chọn lọc sẽ kích thích ở trẻ sự nhạy cảm thẩm mỹ, thái độ sáng tạo, phát triển ngôn ngữ. Ở lứa tuổi này, việc hình thành và phát triển hoạt động nghệ thuật là một hình thức quan trọng để phát triển tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo của trẻ”. Tổ chức cho trẻ hoạt động nghệ thuật, tức là đưa trẻ vào thực hành trải nghiệm nghệ thuật. Biến chủ thể tiếp nhận thành chủ thể văn học. Đây là một hình thức hoạt động nghệ thuật đã gây được hứng thú cho trẻ, đó là TCĐK. 2 Trò chơi đóng kịch hay còn gọi là trò chơi đóng vai theo tác phẩm văn học là một hình thức học tập tạo được nhiều sáng tạo ở trẻ. Thông qua việc hóa thân thành các nhân vật trong truyện sẽ giúp cho trẻ hiểu sâu sắc hơn nội dung câu chuyện và tính cách của từng nhân vật trong chuyện. Từ đó sẽ giúp cho trẻ lĩnh hội được ngôn ngữ giàu hình ảnh, hóa thân vào các nhân vật và trẻ hoàn thiện mình hơn về đạo đức, trẻ sẽ học ở đó lòng dũng cảm, tính trung thực, tình yêu quê hương đất nước, yêu cái thiện, bảo vệ những người yếu đuối, lên án những cái xấu, cái ác…Đặc biệt, trò chơi đóng kịch giúp trẻ phát triển ở trẻ tính tích cực cá nhân, tính độc lập, sáng tạo. Thực tế hiện nay có nhiều giáo viên quan tâm và thực hiện tốt việc tổ chức TCĐK trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất về giáo dục nhận thức cho trẻ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nhiều biện pháp hay, mới lạ, những ý tưởng trò chơi đóng kịch còn máy móc, giáo viên hướng dẫn cho trẻ quá nhiều, không chú ý đến việc phát huy khả năng diễn xuất, trí tưởng tượng cũng như khả năng sáng tạo của trẻ. Dẫn đến đa số trẻ chưa thật sự hứng thú với vai diễn, chủ yếu trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, nhận thức đúng đắng về cái đẹp và cái xấu nhưng chưa phát huy được hết khả năng vốn có của mình. Từ những bất cập trên, đòi hỏi phải nghiên cứu để tìm ra giải pháp giúp trẻ chơi trò chơi đóng kịch một cách hiệu quả nhất. Do vậy, tôi chọn đề tài: “Biệ n pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại truyện”. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, đề ra một số biện pháp hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi chơi TCĐK thông qua thể loại truyện. 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại truyện. 3 3.2. Khách thể nghiên cứu Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 4. Giả thuyết khoa học Nếu cô giáo mầm non nắm được quy trình và các biện pháp hướng dẫn trẻ chơi TCĐK thông qua thể loại truyện thì hiệu quả của những trò chơi này rất lớn, có ý nghĩa nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, tạo nên sự hứng thú và các kỹ năng chơi của trẻ, góp phần phát triển ở trẻ tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài. - Tìm hiểu thực trạng về việc tổ chức chơi TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại truyện tại trường mầm non Thực Hành. - Đưa ra quy trình và hệ thống các biện pháp nhằm hướng dẫn trẻ 5 - 6 tuổi tham gia TCĐK hiệu quả thông qua thể loại truyện. - Tổ chức thực nghiệm các biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại truyện. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu thu thập các tài liệu, đọc sách báo, phân tích tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 6.2.1. Phương pháp quan sát. Quan sát đánh giá hoạt động của giáo viên và trẻ trong các TCĐK nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ để xây dựng cơ sở thực tiễn. 6.2.2. Phương pháp điều tra. Sử dụng phiếu điều tra đối với giáo viên nhằm nghiên cứu thực trạng việc tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại truyện. 6.2.3. Phương pháp đàm thoại Trao đổi, trò chuyện với giáo viên mầm non về cách thức lựa chọn thể loại truyện để tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi. 4 6.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tổ chức cho trẻ tham gia TCĐK theo kịch bản mà đã được chuyển thể từ truyện qua kịch bản văn học. 6.2.5. Phương pháp toán học thống kê Thu thập, tổng hợp và sử dụng một số công thức toán học để xử lý các số liệu có được từ khảo sát thực trạng và thực nghiệm trong quá trình nghiên cứu. 7. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu Về lý luận: Góp phần hệ thống hóa và làm phong phú cơ sở lý luận, thực tiễn của một số biện pháp hướng dẫn cho trẻ 5- 6 tuổi chơi TCĐK thông qua thể loại truyện kể ở trường Mầm Non. Về thực tiễn: Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức TCĐK cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua thể loại truyện. 8. Phạm vi nghiên cứu. Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi chỉ nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Thực Hành qua thể loại truyện thuộc chủ đề “Bản thân” và “Động vật”. (Vì lí do, trong thời gian thực nghiệm, trường mầm non Thực Hành tổ chức văn nghệ, nên tôi có chuyển thể tác phẩm “Tấm Cám” thuộc chủ đề “Bản thân” sang kịch cho nhóm trẻ mẫu giáo lớn thực nghiệm đóng kịch). 9. Cấu trúc tổng quan của đề tài Ngoài trang viết tắt, mục lục, phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phần phụ lục: nội dung khóa luận bao gồm: 3 chương - Chương 1: Cơ sở lý luận biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại truyện. - Chương 2: Thực trạng biện pháp tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại truyện. - Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 thông qua thể loại truyện tuổi và thực nghiệm. 5 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC TCĐK CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA THỂ LOẠI TRUYỆN 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu. 1.1.1. Khái niệm về phương pháp, biện pháp dạy học 1.1.1.1. Khái niệm về phương pháp dạy học Phương pháp dạy học là cách thức, là con đường hoạt động phối hợp cùng nhau giữa giáo viên với trẻ nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra ở lứa tuổi mầm non nhằm giúp trẻ tiếp thu những tri thức, kỹ năng và thói quen mới, hình thành thế giới khách quan và phát triển năng lực. 8, tr. 87 1.1.1.2. Khái niệm biện pháp dạy học Biện pháp dạy học là một bộ phận của phương pháp dạy học, biện pháp có cách làm cụ thể, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. 8, tr. 32 1.1.2. Khái niệm trò chơi và trò chơi đóng kịch cho trẻ mầm non 1.1.2.1. Khái niệm trò chơi Đối với trẻ mẫu giáo, đang ở độ tuổi hoạt động vui chơi là chủ yếu. Trò chơi có ý nghĩa rất to lớn trong sự hình thành nhân cách và giáo dục toàn diện cho trẻ em. Có rất nhiều nghiên cứu khoa học với nhìn nhận trò chơi dưới nhiều khía cạnh khác nhau như: A.M. Goocki đã chỉ ra “Trò chơi là con đường nhận thức thế giới” Với tác giả Nguyễn Thị Kim Liên “Trò chơi là một loại hình hoạt động của trẻ mầm non, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được người lớn tổ chức, hướng dẫn giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách”. 9, tr. 35 Quan điểm giáo dục học, khẳng định: “Trò chơi là cuộc sống, là hoạt động chủ đạo của trẻ và nó có mối liên hệ qua lại với các hoạt động khác như học tập và lao động của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Các nhà giáo dục đánh giá cao vai trò của hoạt động chơi và đều thống nhất cho rằng: “Trò chơi là phương tiện giáo 6 dục, là hình thức tổ chức cuộc sống của trẻ và giữ vị trí trung tâm trong chương trình giáo dục trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo”. 7, tr. 25 Từ những quan niệm trên, ta có thể định nghĩa trò chơi như sau: Trò chơ i là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu cầu củ a con người. Trò chơi được xem như là con đường giáo dục toàn diện đối với việ c hình thành nhân cách cho con người. Nó mang lại trạng thái thư giãn, vui vẻ và dễ chịu…cho mỗi cá nhân khi tham gia vào trò chơ i. 1.1.2.2. Khái niệm trò chơi đóng kịch Theo tác giả Xorokina, M.K.Bogoliupxkaia thì: TCĐK là trò chơi trong đó các em chỉ biểu diễn những chủ đề có sẵn. Đặc điểm của trò chơi này là ở chỗ dựa vào chủ đề của một câu chuyện cổ tích hoặc của một truyện ngắn, các em đóng những vai nhất định nào đó và tái hiện lại mọi sự kiện theo trình tự của chúng. Tác giả Lương Kim Nga, Phùng Hữu Kiếm định nghĩa: Trò chơi đóng vai theo TPVH (còn được gọi là TCĐK) là một nội dung của hoạt động vui chơi trong trường mẫu giáo. Tuy vậy, nó không đơn thuần là trò chơi mà còn là hoạt động mang tính chất nghệ thuật. Ngược lại nó không chỉ là hoạt động nghệ thuật mà còn là trò chơi. Hai yếu tố này kết hợp chặt chẽ trong nội dung cũng như trong quá trình tổ chức vui chơi, kích thích trẻ hoạt động tích cực trong suốt cuộc chơi. Trong cuốn giáo trình “Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non” tác giả Đinh Văn Vang đã nêu khái niệm TCĐK như sau: TCĐK là trò chơi đóng vai theo TPVH (truyện ngụ ngôn, cổ tích, thần thoại...) nhờ trí tưởng tượng sáng tạo và cảm xúc của mình trẻ tái hiện lại tính cách nhân vật trong TPVH. Để tham gia trò chơi này trước hết trẻ phải cảm thụ được TPVH, nắm được cốt truyện, tính cách nhân vật. Trên cơ sở đó tái hiện lại tính cách nhân vật theo một kịch bản. Do vậy, trò chơi này phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo, khi mà vốn sống, lời nói của trẻ đã khá phát triển. Mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu cũng có cái nhìn chung về TCĐK, từ đó ta có thể hiểu rằng: TCĐK là dạng trò chơi 7 sáng tạo, đặc trưng của lứa tuổi mẫu giáo, trong đó trẻ đóng vai các nhân vậ t trong tác phẩm văn học (Chủ yếu là chuyện cổ tích, ngụ ngôn,…) bằng trí tưở ng tượng sáng tạo, trẻ tái hiện lại các hình ảnh nhân vật yêu quý của mình qua cử chỉ, điệu bộ, sắc thái, nét mặt và qua lời nói. 1.2. Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 1.2.1. Đặc điểm phát triển sinh lý Trẻ ở thời kỳ này chủ yếu là biến đổi về số lượng hơn là sự biến đổi về chất lượng. Cường độ của quá trình chuyển hóa năng lượng yếu đi, chuyển hóa cơ bản giảm hơn. Các chức năng chủ yếu của cơ thể dần dần được hoàn thiện. Đặc biệt là chức năng vận động phối hợp động tác, cơ lực phát triển nhanh. Hệ thần kinh tương đối phát triển nhất là hệ thần kinh trung ương và ngoại biên đã biến hóa, số lượng phản xạ có điều kiện ngày càng nhiều, tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện nhanh, đây là cơ sở để trí tuệ của trẻ được phát triển nhanh. Do đó, trẻ có thể nói được những câu nói dài, biết biểu hiện cảm xúc, cử chỉ theo thái độ, biết chơi tập thể với bạn. Trẻ ở độ tuổi này rất hiếu động, ham thích tìm hiểu môi trường xung quanh, thích tiếp xúc với bạn bè và người lớn, trẻ hay bắt chước, vì vậy những hành vi xấu, tốt của người lớn đều ảnh hưởng đến nhân cách và hành vi của trẻ. 1.2.2. Đặc điểm phát triển tâm lý 1.2.2.1. Đặc điểm phát triển tri giác Tri giác là thành phần chính của nhận thức cảm tính. Nó là một điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi và hoạt động của con người trong môi trường xung quanh. Hình ảnh của tri giác giúp con người điều chỉnh hành động cho phù hợp với sự vật hiện tượng khách quan. Đặc biệt hình thức tri giác cao nhất: quan sát. Tri giác sử dụng kinh nghiệm đã học được, tích lũy được trong quá khứ để có hình ảnh về sự vật hiện tượng một cách trọn vẹn phân biệt, xác định mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhau. Ở độ tuổi mẫu giáo, tri giác của trẻ còn mang tính tổng thể ít đi vào chi tiết, đặc biệt nó có mang tính xúc cảm. Bước đầu, trẻ biết quan sát nhất là những đồ vật quen thuộc. Óc quan sát sẽ giúp trẻ tìm hiểu sự vật, hiện tượng một cách có ý 8 thức, có mục đích, điều này sẽ giảm bớt sự nhầm lẫn và giúp trẻ tri giác chính xác hơn. Ngoài ra, tri giác của trẻ còn mang tính tự kỷ. Sự phát triển tri giác thể hiện ở tính đúng đắn về khối lượng vật thể mà trẻ gọi tên và tri giác được; ở tính ý nghĩa và sự tổ chức lại các phương thức tri giác do vốn kinh nghiệm của trẻ tăng lên. Sự phong phú của các loại kiểu tri giác được thể hiện ở chổ tri giác thời gian, không gian, chuyển động, tri giác nghe, nhìn, xúc giác có độ nhạy cảm cao hơn, chính xác hơn. Còn mức độ chủ định trong hoạt động tri giác phát triển lên bớt dần tính ngẫu nhiên, tính bột phát, các hoạt động quan sát trở nên có mục đích rõ rệt hơn. 1.2.2.2. Đặc điểm phát triển tư duy Các hiện tượng tâm lý như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng về cơ bản là sự nối tiếp sự phát triển ở lứa tuổi từ 4 - 5 tuổi nhưng chất lượng mới hơn. Nó phát triển mạnh mẽ và phong phú về thể loại, về thao tác. Mức độ chủ định các quá trình tâm lý rõ ràng hơn, có ý thức hơn. Khả năng phân tích và tổng hợp không chỉ dừng lại ở trên đồ vật hay trên hình ảnh mà còn cả bằng từ ngữ. Tính mục đích hình thành và phát triển ở mức độ cao hơn. Bên canh đó, độ nhạy cảm của các giác quan được tinh nhạy hơn. Khả năng kiềm chế các phản ứng tâm lý được phát triển, ý thức rõ về những ý nghĩ, tình cảm của mình, trách nhiệm đối với hành vi. Các phẩm chất của tư duy đã bộc lộ đủ về cấu tạo và chức năng hoạt động của nó như tính mục đích, độc lập sáng tạo, tính linh hoạt, độ mềm dẻo...Song, tư duy của trẻ vẫn thường là tư duy cụ thể, mang tính hình thức. Ở trẻ 5 - 6 tuổi phát triển cả 3 loại tư duy, trong đó tư duy hành động trực quan vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên tùy từng loại nhiệm vụ hoạt động mà trẻ vẫn phát triển tư duy bằng hình ảnh trực quan, bằng hành động cụ thể, tư duy trừu tượng,…Chính sự phát triển mạnh mẽ này, cho phép trẻ có thể đóng được nhiều vở kịch, diễn tả được tính cách nhân vật khác nhau cũng như. Vì vậy giáo viên cần phải dựa vào đặc điểm này để lựa chọn phương pháp, biện pháp cũng như cách tổ chức TCĐK sao cho phù hợp với trẻ. Đồng thời để phát triển tư duy cho 9 trẻ cần cho trẻ tiếp xúc với những đạo cụ, đồ dùng trực quan khác nhau trong các vở kịch 1.2.2.3. Đặc điểm phát triển trí nhớ Đến lứa tuổi này các loại trí nhớ phát triển: Trí nhớ hành động, trí nhớ hình ảnh, trí nhớ xúc cảm, trí nhớ từ ngữ - logic…nhưng trí nhớ trực quan hình ảnh tốt hơn trí nhớ từ ngữ logic. Trí nhớ không chủ định chiếm ưu thế, trẻ chưa biết đặt mục đích ghi nhớ cho mình. Vì vậy trẻ không xác định được mục đích, nội dung, cách thức nhớ. Do đó mà trẻ thường chỉ ghi nhớ những gì mà chúng thích. Đến cuối tuổi mẫu giáo lớn trí nhớ có chủ định của trẻ bắt đầu hình thành và phát triển dưới sự hướng dẫn của người lớn. Trí nhớ của trẻ gắn liền với cảm xúc. Do đó, khả năng ghi nhớ của trẻ phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của nội dung ghi nhớ, trong đó TCĐK cũng góp phần rất lớn trong việc phát triển trí nhớ cho trẻ. Trẻ muốn đóng kịch cho hay thì trẻ phải nhớ được lời thoại, điệu bộ, cử chỉ của nhân vật mình nhập vai qua sự hướng dẫn của cô giáo. Từ đó, trí nhớ của trẻ cũng ngày càng phát triển hơn. Để trẻ có trí nhớ tốt thì giáo viên cần tổ chức quá trình ghi nhớ cho trẻ một cách khoa học, tạo các buổi chơi tập luyện kịch mà trẻ tự tập với nhau,… 1.2.2.4. Đặc điểm phát triển tưởng tượng Tưởng tượng của trẻ 5 - 6 tuổi chủ yếu là tưởng tượng tái tạo. Hình ảnh tưởng tượng thường gắn với biểu tượng trong hoàn cảnh cụ thể giới hạn bởi kinh nghiệm tích luỹ được ở lứa tuổi này. Những hình ảnh được tái tạo gần đúng với đối tượng thực nhưng chi tiết trong các hình ảnh thường nghèo nàn, chưa hợp lí. Bên cạnh đó, ngôn ngữ có ý nghĩa rất lớn kích thích tưởng tượng của trẻ phát triển. Khi tổ chức TCĐK là giáo viên đưa trẻ vào các nhân vật trong vở kịch. Từ những ngôn ngữ của các nhân vật, những lời cô kể, trẻ có thể tưởng tượng ra được câu chuyện nói về những điều gì, tính cách nhân vật như thế nào. Chính vì lẽ đó mà TCĐK rất kích thích sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ. 1.2.2.5. Đặc điểm phát triển chú ý Trước khi tổ chức hoạt động trí tuệ cho trẻ, cần chú ý giáo dục năng lực điều khiển chú ý của trẻ. Chú ý có chủ định được phát triển thông qua quá trình 10 giáo dục. Nó được hình thành và phát triển mạnh với loại kiến thức mới và một trong số đó là kiến thức ngôn ngữ nói. Trẻ có khả năng chú ý có chủ định từ 37 - 51 phút, đối tượng chú ý hấp dẫn, nhiều thay đổi, kích thích được sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ.Trẻ có thể phân phối được chú ý vào 2, 3 đối tượng cùng một lúc, tuy nhiên thời gian phân phối chú ý chưa bền vững, dễ dao động. Do vậy, khi tổ chức TCĐK, giáo viên nên thay đổi các vai diễn cho trẻ, để trẻ đóng các nhân vật mới hơn, 1.2.2.6. Đặc điểm phát triển xúc cảm, tình cảm. Ở lứa tuổi này đời sống xúc cảm, tình cảm ổn định hơn so với trẻ 4 - 5 tuổi, mức độ phong phú, phức tạp tăng dần theo các mối quan hệ giao tiếp với những người xung quanh. Trẻ rất dễ xúc cảm, dễ khóc, dễ cười. Trẻ cũng chưa biết làm chủ tình cảm của bản thân, còn dễ dao động, mang tính chất tình huống. Nét đặc trưng trong đời sống tình cảm của trẻ 5 - 6 tuổi là sự hình thành tương đối rõ nét các loại tình cảm bậc cao như: - Tình cảm trí tuệ: Tình cảm trí tuệ của trẻ phát triển, mỗi nhận thức mới đều kích thích niềm vui, hứng thú, sự say mê thích thú của trẻ; tính tò mò ham hiểu biết, làm nảy sinh nhiều xúc cảm tích cực; trong vui chơi, học tập, lao động tự phục vụ nhiều thành công thất bại củng cố sự phát triển tình cảm trí tuệ ở trẻ. - Tình cảm đạo đức: Do lĩnh hội được ý nghĩa các chuẩn mực hành vi tốt, xấu thông qua các TPVH, qua việc được tự mình nhập vai trong TCĐK, qua vui chơi giao tiếp với mọi người; do các thói quen nếp sống tốt được gia đình, các lớp mẫu giáo xây dựng cho trẻ... Trẻ ý thức được nếu nhiều hành vi tốt đẹp cần thực hiện thì mọi người sẽ cảm thấy vui. - Tình cảm thẩm mỹ: Qua các tiết học nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, làm quen văn học,tìm hiểu môi trường xung quanh... Cùng với những nhận thức về cái đẹp tự nhiên, hài hoà về bố cục, sắp xếp trong gia đình và lớp học. Trẻ ý thức rõ nét về cái đẹp cái xấu theo chuẩn (lúc đầu theo chuẩn của bé dần dần phù hợp với đánh giá của những người xung quanh) xúc cảm thẩm mỹ, óc thẩm mỹ phát triển. 11 Đây cũng chính là thời kỳ phát cảm của những xúc cảm thẩm mĩ ở trẻ em lứa tuổi này. 1.2.2.7. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ Trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong cuộc sống hằng ngày. Nắm vững ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ: trẻ biết đọc diễn cảm, biết dùng điệu bộ bổ sung cho ngôn ngữ nói.Vốn từ và cơ cấu ngữ pháp phát triển. Trẻ 5 – 6 tuổi có nhu cầu nhận sự giải thích và cũng thích giải thích cho các bạn. Câu nói của trẻ thường ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, chủ yếu là danh từ. Tính mạch lạc rõ ràng: do vốn từ của trẻ chiếm 50 là danh từ, do đó có thể nói ngôn ngữ mạch lạc của ở trẻ 5 – 6 tuổi thể hiện trình độ tương đối cao, có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thị giác, xúc giác và ngôn ngữ đã tạo điều kiện giúp trẻ tham gia vào TCĐK hiệu quả hơn, củng cố cho trẻ những gì mà trẻ học được và góp phần rất lớn đến khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Thông qua ngôn ngữ làm cho tính cá nhân ở trẻ bộc lộ rõ qua các sắc thái khác nhau của trẻ, đặc biệt ở chức năng ngôn ngữ biểu cảm. Việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và các tính chất của ngôn ngữ ở trẻ phụ thuộc phần lớn vào việc hướng dẫn và sự gương mẫu về lời nói của người lớn. Chính vì vậy, trong TCĐK khi giáo viên đọc kịch bản hay giúp trẻ ghi nhớ lời thoại phải nói rõ ràng, chính xác về lời nói, ngữ điệu, biểu cảm. 1.3. Đặc điểm của trò chơi đóng kịch Chủ đề của trò chơi dựa trên tác phẩm văn học TCĐK là trò chơi trong đó trẻ biểu diễn các chủ đề đã có sẵn trên cơ sở những tác phẩm văn học như truyện cổ tích, truyện thần thoại, truyện ngụ ngôn,.. Nhất là trong truyện cổ tích và dân gian những hình ảnh được mô tả một cách rõ ràng nhất và trẻ tái hiện lại một cách rất dễ dàng. Nội dung vai chơi và hành động của trẻ sẽ xác định trước trong một nộ i dung tác phẩm. TCĐK là loại trò chơi có chủ đề, có vai chơi, nội dung chơi, nhưng nội dung chơi, vai chơi, hành động chơi được xác định trước trong TPVH (chứ không phải do trẻ tự nghĩ ra). Nhân vật trong trò chơi đóng kịch có thể là người, 12 là con vật, cảnh vật được nhân cách hóa được nhân cách hóa với những phẩm chất đạo đức khác nhau như: hiền hoặc ác, tham lam hay tốt bụng, ích kỉ hay vị tha, dũng cảm hay nhút nhát,…Để làm rõ được tính cách nhân vật thì trẻ phải biết thể hiện ở cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, lời nói...làm nổi bật tính cách nhân vật của TPVH chứ không làm sai lệch tính cách nhân để truyền những rung cảm đến người xem. Trò chơi đóng kịch là một dạng biến thể của trò chơi đóng vai theo chủ đề Trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ có thể tự do tự nghĩ ra các vai chơi, hoàn cảnh chơi, chủ đề chơi, tự phân vai chơi với nhau. Còn ở TCĐK thì cũng có chủ đề, nội dung, hoàn cảnh chơi nhưng nội dung, vai chơi, chủ đề,…đã được xác định sẵn trong TPVH. TCĐK sơ giản hơn trò chơi đóng vai vì nó không phản ánh hành động một cách khái quát của nhân vật được mô tả, mà tái hiện lại các nhân vật điển hình. Điều này chứng minh sự khác biệt của TCĐK với trò chơi đóng vai theo chủ đề. Trò chơi đóng kịch mang tính chất sáng tạo nghệ thuật cao. TCĐK là một loại trò chơi mang tính nghệ thuật. Tuy nhiên nó không phải là một hoạt động nghệ thuật mà chỉ là trò chơi. Tính nghệ thuật và tính chất chơi là hai yếu tố kết hợp chặt chẽ với nhau trong nội dung chơi cũng như quá trình tổ chức trò chơi. Yếu tố nghệ thuật trong TCĐK được thực hiện trước tiên là ở kịch bản, đó là yếu tố trung tâm, giữ vai trò nòng cốt trong nghệ thuật kịch. Có thể nói, thành công của vở diễn phải bắt đầu từ kịch bản (kịch bản chuyển thể có hấp dẫn hay không, có làm nổi bật tính cách nhân vật hay không, có phù hợp với khả năng của trẻ hay không...). Kịch bản vừa đề xuất nội dung vở kịch vừa là phản ánh, vừa là chương trình kế hoạch sẽ được thực hiện biểu diễn trên sân khấu. Vì vậy, việc chuẩn bị kịch bản có ý nghĩa nhất định đối với thành công của các cuộc biểu diễn nghệ thuật và cả những cuộc chơi đóng vai theo TPVH. Hình tượng nghệ thuật kịch hiện ra trước mắt người xem và tác động đến họ dưới hình thức một mảng cuộc sống với những con người, những cảnh vật cụ thể sinh động. Tính chất sinh động như đời thực của hình tượng kịch là kết quả tổng 13 hợp nhiều hoạt động của tác giả kịch bản, diễn viên, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà thiết kế mỹ thuật, biên đạo múa...đó là sự hòa trộn phối hợp của nhiều loại hình nghệ thuật mà đối với trẻ em điều đó là rất cần thiết. Trong TCĐK tính tổng hợp của các loại hình nghệ thuật như tạo hình, âm nhạc, múa... càng phải yêu cầu cao hơn vì khi chơi TCĐK nếu chỉ thực hiện các vai bằng lời nói và hành động thì vở kịch sẽ bị nhạt và giảm bớt đi nhiều hiệu quả truyền cảm, lúc đó đóng kịch cũng chỉ là một cách kể chuyện kèm theo động tác và có đối thoại mà thôi. Bởi vậy, ngoài việc tìm kiếm một kịch bản văn học hay còn cần phải hỗ trợ thêm bằng những bài hát, điệu múa, cảnh vật được trang trí, hóa trang, đạo cụ... do các loại hình nghệ thuật khác tạo nên. Đặc biệt, múa hát là yếu tố hết sức cần thiết không thể thiếu được. Đối với trẻ mẫu giáo, việc sử dụng các ca cảnh vào TCĐK rất phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ. Những bài hát, điệu múa trong các phân cảnh thường có sức lôi cuốn mạnh mẽ vào vở diễn, làm cho trẻ dễ dàng bộc lộ nội tâm của nhân vật, giúp trẻ nhập tâm và nhớ lâu nội dung của kịch bản lại là dịp để trẻ thể hiện sự đồng cảm của mình với nhân vật trong kịch cũng như sự đồng cảm thân thiết với nhau giữa người diễn và người xem. Nhân vật trong TCĐK có thể là người, có thể là con vật, cảnh vật được nhân cách hóa với những phẩm chất tính cách nổi bật như hiền hoặc ác, nhanh hay chậm, khiêm tốn hoặc kiêu căng, nhút nhát hay dũng cảm, tham lam hay tốt bụng... Để làm nổi bật tính cách nhân vật trẻ phải sử dụng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt... nhằm “hóa thân” vào nhân vật để truyền cảm tới “khán giả”, gợi nên ở “khán giả” những suy nghĩ, thái độ phù hợp. Việc nhập vai trong TCĐK không diễn ra một cách tự nhiên tùy thuộc vào tình huống chơi mà phải tuân thủ một kịch bản văn học nhất định. Do vậy để nhập được vai trẻ phải trải qua một quá trình “lao động nghệ thuật” là sự tập luyện trước khi biểu diễn giống như một nghệ sĩ. Yếu tố nghệ thuật đã làm cho TCĐK trở thành một hoạt động mang tính nghệ thuật của trẻ. Những TCĐK đối với trẻ mẫu giáo, dù có mang tính nghệ thuật đến đâu thì nó cũng chỉ là một trò chơi, yếu tố chơi trong đó phải được thể hiện rõ ràng. Không nên biến trò chơi này thành một hoạt động nghệ thuật thuần 14 túy, lại càng không nên biến trẻ trở thành những diễn viên chuyên nghiệp cho dù những trẻ đó tỏ ra có năng khiếu đến đâu. Yếu tố chơi được thể hiện trước tiên ở chỗ trong khi chơi trẻ phải được vui thích tự nguyện, thoải mái do sức hấp dẫn của chính trò chơi. Trong thực tế phần lớn trẻ chỉ thích đóng vai nhân vật tốt, trẻ trung, giỏi giang chứ không thích đóng vai xấu xí, độc ác, kém cỏi. Do vậy cô giáo cần động viên khích lệ trẻ không chỉ đóng vai người tốt, việc tốt mà cần phải đóng cả vai xấu xí, độc ác, kém cỏi nữa thì mới vui được. Dù trong trường hợp nào đi nữa thì cũng không nên cưỡng ép trẻ phải đóng vai nào đó mà trẻ không thích. Việc nhập vai diễn, cộng với việc ca hát nhảy múa khiến trẻ rất vui thích và hứng thú khi tham gia trò chơi. Tuy nhiên để duy trì được sự vui thích và thoải mái đó đòi hỏi người lớn (giáo viên) cần tổ chức và hướng dẫn một cách khéo léo để lôi cuốn trẻ vào cuộc chơi một cách hứng thú. Trong nhiều trường hợp, cô cần nhận vai mà trẻ không thích để thể hiện đúng yêu cầu của kịch bản. Khi ấy cô cần thể hiện vai diễn thật ấn tượng để khích lên trẻ tự nguyện nhập vai trong những lần chơi tiếp theo. Việc người lớn vào vai cùng trẻ trong các TCĐK đem lại hiệu quả rất cao, gây cho trẻ nhiều điều thú vị và càng làm nổi rõ tính chất chơi hơn. Vì người lớn lúc này giống như trẻ em, mà trong khi chơi thì quan hệ giữa các thành viên là bình đẳng. Ở đây không có người “lãnh đạo” và người “bị lãnh đạo”. Tất nhiên việc người lớn vẫn đóng vai trò là người hướng dẫn và tổ chức nhưng làm sao cho khéo léo, kín đáo để giữ được không khí vui tươi, thoải mái trong cuộc chơi. Việc nhập vai cùng với trẻ lại là điều kiện thuận lợi để người lớn hướng dẫn trẻ chơi một cách dễ dàng. Để TCĐK mang tính chất chơi thực sự, việc hướng dẫn tổ chức cho trẻ chơi cần giữ được tính hồn nhiên, ngộ nghĩnh của trẻ thơ. Tính hồn nhiên ngộ nghĩnh đó phải được thể hiện ở cả lời nói, điệu bộ, trang phục, hóa trang, sân khấu, âm nhạc, bài hát... TCĐK được trẻ em quan niệm như “một màn biểu diễn” làm trẻ rất thích thú. Trong khi chơi trẻ cố gắng tái hiện lại hình tượng của truyện cổ tích đáng yêu và các nhân vật trong truyện trẻ em, trẻ cảm thấy vui mừng, xúc động. Do vậy, không nên biến trẻ thành diễn viên thực sự mà coi trẻ khác chỉ là người xem thụ động, như vậy sẽ mất đi tính chất của trò chơi. 15 Với cách hiểu TCĐK vừa là trò chơi, vừa là nghệ thuật kịch, vừa mang tính chất thực, vừa mang tính chất chơi đặc điểm đó hoàn toàn phù hợp với trẻ mẫu giáo. Do đó TCĐK được trẻ tiếp nhận một cách tích cực và đầy hứng thú. Loại trò chơi này cần được chú ý tổ chức thường xuyên và khích lệ nhiều trẻ tham gia. 1.4. Trò chơi đóng kịch cho trẻ 5 – 6 tuổi Trẻ ở độ tuổi này rất thích tham gia vào TCĐK. Trong quá trình chơi, trẻ thể hiện rõ rệt sự chủ động cũng như không bị lệ thuộc vào người lớn. Vì trẻ đã có thể hoàn toàn chủ động dựa trên ý thích của bản thân. Trẻ có thể tự tổ chức trò chơi, trẻ vừa là người đạo diễn, biểu diễn, vừa là khán giả trong buổi chơi. Cô chỉ là người theo dõi quá trình chơi của trẻ, hướng dẫn trẻ chọn chủ đề, phân vai chơi. Cô cũng không nên tham gia trực tiếp vào trò chơi của trẻ. Chủ đề và nội dung chơi của trẻ 5 – 6 tuổi liên quan đến những vai diễn mà trẻ quan tâm đã được chủ động lựa chọn để phản ánh trong TCĐK. Độ tuổi này, chủ đề trò chơi của trẻ phong phú và đa dạng hơn nhiều so với độ tuổi trước. Nội dung chơi của trẻ 5 – 6 tuổi phát triển cả về chiều sâu lẫn bề rộng. Trong trò chơi của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thường có nhiều vai chơi hơn. Các mối quan hệ của trẻ trong trò chơi được mở rộng hơn nhiều so với độ tuổi trước. Trẻ bắt đầu chú ý đến chất lượng đóng vai, từ đó yêu cầu cụ thể cho từng vai chơi, biết phân công vai nào cho ai là hợp lý. Trẻ lựa chọn cho nhóm chơi của mình, đề ra nhóm trưởng điều khiển trò chơi. Trong quá trình chơi trẻ không chỉ nghe sự nhận xét của cô giáo mà còn tự biết nhận xét và đánh giá mình và các bạn trong nhóm. Nó sẽ ảnh hưởng khá lớn đến những chuẩn mực, hành vi đạo đức của trẻ và thái độ, các ứng xử của trẻ trong trò chơi và ảnh hưởng đến nhân cách trẻ. Với những đặc điểm đã trình bày ở trên cho thấy, TCĐK ở trẻ 5 - 6 tuổi phát triển vượt bật so với trước đây. Quá trình phát triển của trò chơi này đạt tới mức độ hoàn chỉnh nếu được sự tổ chức, hướng dẫn đúng đắn của người lớn. Cô giáo chỉ đóng vai trò là người cố vấn, giúp trẻ khi gặp khó khăn. TCĐK của trẻ ở lứa tuổi này có khi là chủ đề lớn, trung tâm của trò chơi đóng vai theo chủ đề. Vì vậy, các nhà giáo dục phải nắm vững đặc điểm chơi của trẻ 5 – 6 tuổi, nắm vững 16 các tổ chức trò chơi, lựa chọn, xây dựng được hệ thống các biện pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ. 1.5. Cách thức tổ chức trò chơi đóng kịch Quá trình tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ ở trường mầm non cần tuân theo đúng quy trình, trình tự nhất định. Quy trình đó được diễn ra như sau: - Lựa chọn tác phẩm văn học: Cô giáo lựa chon tác phẩm văn học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, hứng thú của trẻ và được trẻ chấp nhận. Kết quả của trò chơi đóng kịch phụ thuộc vào việc lựa chọn tác phẩm văn học. Ở đây cần lưu ý đến ý nghĩa của tác phẩm văn học và đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Tác phẩm phải có ý nghĩa giáo dục nhân cách trẻ, giàu xúc cảm và lời nói giàu hình ảnh, chú ý đến những truyện có tình tiết hấp dẫn với trẻ em, có hình thức đối thoại là chủ yếu. Hình tượng nhân vật cần được lột tả qua hành động và mối quan hệ qua lại của chúng. Trong lĩnh vực này những truyện dân gian có rất nhiều giá trị đặc biệt là truyện cổ tích. Khi lựa chọn được tác phẩm văn học, cô giáo cần tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm mà trẻ sẽ đóng kịch bằng cách đọc và kể tác phẩm cho trẻ nghe dưới nhiều hình thức khác nhau: xem tranh minh họa, kể chuyện trên máy chiếu có hình ảnh động, sử dụng rối, mô hình...kết hợp với trò chuyện, phân tích tác phẩm để giúp trẻ cảm nhận hiểu được nội dung, tư tưởng của tác phẩm, phẩm chất, tính cách của nhân vật. Trẻ càng hiểu và trải nghiệm sâu sắc thì càng phản ánh đúng đắn, chính xác vào vai diễn của mình trong trò chơi. - Chuyển thể tác phẩm sang kịch bản: Đây là một trong những yếu tố có tính quyết định đến thành công của trò chơi đóng kịch. Kịch bản trò chơi đóng vai cần ngắn gọn có cốt truyện phát triển mạch lạc, có những nhân vật giàu màu sắc thẩm mỹ về tính cách, hành động ngôn ngữ. Khác với nghệ thuật kịch trong trò chơi đóng kịch dànhcho trẻ mẫu giáo. Ngoài các nhân vật chuyển từ tác phẩm văn học, cần có nhân vật người dẫn truyện, có chức năng xâu chuổi các sự kiện, làm cho câu chuyện kịch vốn có thể bị lược bớt các chi tiết phụ vẫn có đầu có cuối, diễn biến mạch lạc, trở nên dễ hiểu đối với trẻ. Như vậy, khi tiến hành chuyển thể sang kịch bản ngoài hình tượng có người, có thể biến cả cảnh vật vật thiên nhiên, cả cây cỏ, trời 17 mây,...trong tác phẩm văn học thành nhân vật tham gia vào câu chuyện, có thể đóng vai cảnh vật, làm cho chúng cũng trở nên biết nói năng, suy nghĩ, trò chuyện, hát ca cùng với các nhân vật người tạo ra những hình tượng sinh động, gần gũi với trẻ, làm bộc lộ và tăng thêm tính thẩm mỹ và sức hấp dẫn của tác phẩm, giúp trẻ cảm nhận tác phẩm và cảm nhận cuộc sống tinh tế hơn, sâu sắc hơn. - Cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học và kịch bản: Kế hoạch đọc cho trẻ nghe toàn bộ tác phẩm văn học bằng nghệ thuật đọc và kể diễn cảm. Trò chuyện với trẻ về tác phẩm văn học, gợi mở, giúp trẻ cảm thụ được tác phẩm: nhớ được cốt truyện, nhớ tên các nhân vật trong truyện, nhớ các hành động của nhân vật, nhận ra tính cách của nhân vật, biết đánh giá hành động của nhân vật (ở mức độ tốt, xấu, đúng, sai). Quá trình cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học không thể bỏ qua việc xem chi tiết những tranh minh họa. Việc này giúp hình thành ở trẻ những biểu tượng chính xác hơn về các nhân vật trong tác phẩm. Hình dáng, tính cách, quan hệ của các nhân vật được phản ánh trong tư thế, nét mặt, hành động có trong mỗi bức tranh minh họa truyện Đọc kịch bản cho trẻ nghe giúp trẻ phân biệt được sắc thái, giọng điệu, lời nói của các nhân vật khác nhau, qua đó mà khắc họa thêm tính cách của nhân vật. Bên cạnh đó, cần chọn những bài hát, dựng các điệu múa cho phù hợp với kịch bản. - Phân vai chơi và luyện tập đóng vai: Phân vai cho từng trẻ (có thể phân cho nhiều trẻ đóng cùng một vai, số lượng tùy thuộc vào số trẻ trong nhóm) vai chơi của trẻ phải có nhiều cảm xúc hấp dẫn, từ đó người lớn khơi gợi, giúp trẻ hiểu sâu hơn nhân vật mình sẽ đóng vai. Nhập vai trong trò chơi đóng kịch là giai đoạn trẻ bước vào thực hành, biến nội dung kịch bản thành hành động kịch, ngôn ngữ kịch - Trang trí sân khấu, hóa trang, làm đạo cụ: Đối với trò chơi đóng kịch việc trang trí có ý nghĩa to lớn. Trang trí góp phần tạo ra ấn tượng về một vở kịch thật sự. Có thể sử dụng những thứ có sẵn trong lớp để trang trí: bàn, ghế, vật liệu xây dựng, lẵng hoa, chậu cảnh...Trong trò chơi đóng kịch có thể sử dụng một số kiểu trang phục và phụ kiện: như khăn đỏ, tạp dề, mũ thỏ,... 18 - Tổ chức biểu diễn: Đây là khâu quan trọng của TCĐK, nó thể hiện kết quả của một quá trình tập luyện, chuẩn bị. Khi tham gia biểu diễn chúng ta sẽ giáo dục được trẻ biết chia sẻ kết quả đạt được với người khác, trẻ sẽ được trải nghiệm niềm vui thẩm mĩ, niềm vui sáng tạo. Mỗi một kịch bản có thể cho lần lượt từng nhóm vai chơi lên biểu diễn. Sau mỗi một nhóm diễn nên tổ chức cho trẻ nhận xét, đánh giá để phân tích chất lượng biểu diễn của các vai, đối chiếu hành động của các vai với hành động các nhân vật mà trẻ đóng. Những cuộc trò chuyện này giúp trẻ có biểu tượng đúng đắn về hình tượng nhân vật trong TPVH, xác định được thái độ của mình đối với chúng, vạch ra được tính chính xác, tính logic chặt chẽ của các hành động... TCĐK nếu có được sự quan tâm đúng mức và được tổ chức một cách khoa học thì nó sẽ trở thành một hình thức giải trí và một phương tiện giáo dục thực sự hiệu quả ở các trường mầm non nhất là với trẻ 5 – 6 tuổi về lĩnh vực giáo dục nghệ thuật và phát triển lời nói. 1.6. Vai trò của TCĐK đối với sự phát triển của trẻ 5 – 6 tuổi TCĐK có ý nghĩa rất quan trọng đối với trẻ mẫu giáo và đặc biệt là trẻ 5 – 6 tuổi. Khi chơi TCĐK trẻ được đóng vai các nhân vật trong tác phẩm, trẻ được trải nghiệm những xúc cảm, thấm thía hơn những điều xảy ra với các nhân vật trong tác phẩm, trẻ dễ dàng nắm được nội dung, ý nghĩa của tác phẩm, nắm được tính lôgic, tính liên tục và phát triển, ước chế của các sự kiện... tất cả những điều đó góp phần thúc đẩy quá trình phát triển tư duy, khả năng cảm thụ TPVH một cách sâu sắc. Để làm được những điều trên, thì việc tổ chức TCĐK phải được chuẩn bị một cách chu đáo trong tất cả các khâu, làm cho trẻ hứng thú với vở kịch mình đóng. Đặc biệt làm rõ từng bối cảnh, tình tiết, trang phục phù hợp với kịch bản trẻ đã được biết. Để trẻ nhìn vào là trẻ biết ngay bối cảnh này thì mình đóng như thế nào. Từ đó, nâng cao hơn việc tổ chức TCĐK tại trường mầm non để trẻ lĩnh hội được cái hay, cái đẹp, sự phong phú về diễn xuất trong từng tác phẩm. Ngoài ra, TCĐK còn giúp trẻ rèn luyện và phát triển ngôn ngữ rất hiệu quả đặc biệt là lời nói mạch lạc và ngôn ngữ nghệ thuật. Khi chơi đóng kịch 19 ngoài việc phải nói bằng lời nói của nhân vật trẻ còn phải biểu cảm qua nét mặt, cử chỉ điệu bộ... để tạo được thành một thể thống nhất đòi hỏi tư duy của trẻ phải tốt, cộng với khả nói lưu loát, mạch lạc... qua đó rèn cho trẻ có khả năng đóng kịch có hiệu quả. TCĐK có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, là phương tiện giáo dục toàn diện hiệu quả, tốt nhất về mặt đạo đức, trí tuệ, lời nói, thẩm mĩ... đặc biệt trò chơi còn phát triển ở trẻ tính độc lập, sáng tạo, trí tưởng tượng, tính tích cực cá nhân. Trò chơi mang đến cho trẻ niềm vui, sự thích thú, lòng say mê và để lại những dấu ấn tuyệt vời lắng sâu trong tâm hồn và trở thành những kí ức đẹp trong tuổi thơ của trẻ. A.M. Gooki đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của trò chơi với trẻ em: “ Trò chơi là con đường dẫn trẻ em đến chỗ nhận thức được cái thế giới ở trong đ ó các em đang sống, cái thế giới mà các em có sứ mệnh phải cải tạo” . Trong các loại trò chơi thì TCĐK có vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ 5 – 6 tuổi. Chính vì vậy, để trẻ chơi TCĐK một cách có hiểu quả, rèn cho trẻ khả năng đóng kịch thì việc tổ chức TCĐK đóng vai trò rất quan trọng, cần được quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Giáo viên phải nắm được cách thức tổ chức TCĐK, có những ý tưởng hay và mới lạ để thu hút trẻ chơi. Trước hết phải có kịch bản mà kịch bản cho trò chơi đóng kịch là TPVH đã được chuyển thể sang kịch bản. Một kịch bản bao giờ cũng có cốt truyện kịch, nhân vật kịch, ngôn ngữ kịch, hành động kịch và xung đột kịch. Kịch bản này là một văn bản hoàn chỉnh nó thể hiện đầy đủ các yếu tố của tính mạch lạc: Chủ đề tập trung, triển khai chủ đề logic, biết sử dụng các hình thức liên kết, lời nói có sắc thái biểu cảm. Đối với trẻ mẫu giáo, trẻ đang ở tuổi hiếu động, thích làm những gì mình thích, thích bắt chước theo người lớn. Vì vậy giáo viên cần rèn cho trẻ, khi tham gia trò chơi không phải trẻ thích nói gì thì nói, thích nói giờ nào thì nói mà phải tuân thủ theo kịch bản, khi nào thì lắng nghe người khác khi nào thì mình được nói và khi nói thì thái độ nét mặt, cử chỉ của mình phải phù hợp với hoàn cảnh, nhân vật mà mình đang đảm nhiệm. Có thể những quy tắc hội thoại cô giáo vẫn thường nhắc nhở hằng ngày như: Khi bạn nói thì trẻ phải nghe bạn nói, bạn nói xong mình mới được nói không được 20 chen ngang, cướp lời bạn nhưng trẻ có thể không chú ý lắm. Nhưng khi tham gia trò chơi trẻ phải thực hiện các luật chơi một cách tự giác. Những quy định này giúp trẻ biết tôn trọng và lắng nghe bạn nói cũng như biết diễn đạt cho bạn hiểu lời nói của mình, biết thể hiện được nhân vật mình đóng.Trong khi đảm nhận một vai nào đó trẻ phải “hóa thân” vào vai đó từ hành động đến lời ăn tiếng nói, giáo viên hướng dẫn cho trẻ nhập vai để cho có hồn bằng cách cô có thể diễn vai nhân vật đó cho trẻ xem một vài lần để trẻ hiểu được nhân vật mình nhập vai sẽ như thế nào từ lời nói, cử chỉ, nét mặt.... Lúc đó trẻ thể hiện tình cảm, suy nghĩ của mình. Như vậy, TCĐK có thể được tiến hành như một hoạt động sáng tạo tự lực. Trẻ có thể chơi đóng kịch theo truyện đã biết và trong khi chơi có thể thêm tình tiết mới cho phù hợp với nội dung (không được làm khác hẳn nội dung). Rèn cho trẻ khả năng chơi TCĐK. Để trẻ chơi TCĐK diễn ra một cách có hiểu quả thì việc trẻ nhớ lời thoại nhân vật là rất quan trọng. Chính vì vậy, khi chuyển thể TPVH sang kịch bản cần chú ý ngôn ngữ TPVH là viết ngôn ngữ viết, ngôn ngữ gián tiếp còn ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ nói, ngôn ngữ trực tiếp, ngôn ngữ hành động. Vì vậy khi viết lời thoại cho các nhân vật trong kịch cho trẻ mẫu giáo cũng cần chú ý đến tính phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, phải sử dụng tiếng mẹ đẻ, từ ngữ ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, những từ mang tính hình tượng giàu sắc biểu cảm, gần gũi với đời sống tình cảm và tư duy của trẻ, tránh dùng những từ có ý khái quát hóa tư tưởng cao, những từ triết lí khô khan, ... mà tư duy trẻ không nắm bắt được. Có thể xây dựng ngôn ngữ của kịch (trong toàn vở kịch hay một số đoạn) dưới hình thức những câu thơ, những câu văn vần, hay những điệu hát dí dỏm, ngộ nghĩnh được nhắc đi nhắc loại nhiều lần, gây hứng thú cho trẻ và để trẻ dễ nhớ, dễ thuộc. Ngoài ra khi biên soạn, nên chọn ra giọng điệu, cách nói riêng cho từng nhân vật. 1.7. Tiểu kết chương 1 Qua chương này, chúng tôi đã nghiên cứu làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài, phân tích đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 5 – 6 tuổi, xác định đặc điểm cơ bản của TCĐK, mức độ tham gia trò chơi trẻ, chỉ ra cách thức tổ chức TCĐK 21 theo một quy trình cụ thể. Đồng thời khẳng định được tầm quan trọng của TCĐK đối với sự phát triển của trẻ 5 – 6 tuổi. Từ những vấn đề về lý luận nêu trên, chúng tôi có nhận thức đúng đắn về vấn đề nghiên cứu. 22 Chương 2. THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC TCĐK CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA THỂ LOẠI TRUYỆN. 2.1. Mục đích điều tra Tìm hiểu các biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại truyện. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại truyện tại trường mầm non Tuổi Thần Tiên. 2.2. Đặc điểm tình hình chung địa bàn nghiên cứu 2.2.1. Địa bàn nghiên cứu Trường mầm non Tuổi Thần Tiên là trường mẫu giáo tư thục, được thành lập năm 2013 thuộc quản lý của Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Tam Kỳ, với quy mô là 5 lớp: 1 lớp nhà trẻ với tên gọi rất dễ thương “ Thỏ Ngọc”, 2 lớp mầm, 1 lớp chồi và 1 lớp lá. Tuy mới thành lập nhưng được xây dựng theo mô hình trường chuẩn, cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy của giáo viên và vui chơi, học tập của trẻ. Qua 4 năm xây dựng, nhà trường không ngừng phát triển và trưởng thành trên mọi mặt. Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường không ngừng phát huy sức mạnh đoàn kết, vượt khó vươn lên thực hiện phương châm “Tất cả vì cháu thân yêu”, luôn phấn đấu không ngừng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong từng năm học, khẳng định được vị trí của mình trong sự nghiệp giáo dục mầm non của tỉnh Quảng Nam nói chung và thành phố Tam Kỳ nói riêng. Ban giám hiệu là những giáo viên có kinh nghiệm, có trình độ cử nhân giáo dục mầm non. Hầu như 100 giáo viên khảo sát có trình độ trung cấp trở lên và có thâm niên ít nhất 3 năm công tác. Giáo viên và đội ngũ quản lý có chuyên môn vững vàng, yêu nghề, mếm trẻ, tâm huyết với nghề. 2.2.2. Khách thể điều tra Chúng tôi tiến hành điều tra với 12 giáo viên mầm non. Các cháu được khảo sát đều có sự phát triển bình thường về mặt thể chất và trí tuệ, có khả năng tham gia vào tất cả các hoạt động giáo dục dành cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Hiện nay các cháu được chăm sóc và giáo dục theo chương trình GDMN mới. 23 2.3. Nội dung điều tra - Tìm hiểu thực trạng nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại truyện. - Thực trạng nhận thức của giáo viên về ý nghĩa tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại truyện. - Thực trạng biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại truyện, 2.4. Phương pháp điều tra - Sử dụng phiếu điều tra GVMN đang dạy các nhóm lớp 5 – 6 tuổi tại hai trường Mầm non trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. - Trao đổi, trò chuyện với giáo viên các lớp 5 – 6 tuổi về việc tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại truyện. - Dự giờ một số TCĐK do giáo viên tổ chức cho trẻ 5 – 6 tuổi, tiến trình tổ chức trò chơi của giáo viên cũng như các phương pháp biện pháp mà giáo viên đã sử dụng nhằm phát triển khả năng đóng kịch cho trẻ. - Sử dụng bài khảo sát để đánh giá mức độ của việc sử dụng và hiệu quả TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi. - Sử dụng thống kê toán học để xử lí số liệu. 2.5. Thời gian điều tra thực trạng Từ 06022017 đến 01032017 2.6. Kết quả điều tra thực trạng nâng cao hiệu quả tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại truyện. 2.6.1. Nhận thức của giáo viên về tâm quan trọng của việc tổ chức TCĐ K cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại truyện. 2.6.1.1. Nhân thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc tổ chứ c TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại truyện. Thông qua việc trao đổi thu thập thông tin từ phiếu trưng cầu ý kiến đối với giáo viên đang giảng dạy, chúng tôi nhận thấy đa số giáo viên đều thấy được tầm quan trọng, mức độ cần thiết của việc tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi. 24 Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việ c tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại truyện.( Sử dụng câu hỏi số 1, trong phiếu trưng cầu ý kiến ở phụ lục 1) STT Mức độ Số lượng (người) Tỉ lệ () 1 Rất cần thiết 912 75 2 Cần thiết 312 25 3 Bình thường 0 0 4 Không cần thiết 0 0 Kết quả điều ra từ bảng 2.1 cho thấy: Có 75 giáo viên cho rằng rất cần thiết trong việc tổ chức TCĐK cho trẻ; 25 giáo viên cho rằng đây là điều cần thiết. Không có ý kiến nào cho rằng điều này là bình thường và không cần thiết . Điều đó cho thấy rằng, hầu hết giáo viên mầm non đánh giá rất cao mức độ cần thiết của tổ chức TCĐK cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua thể loại truyện, vì thông qua việc tổ chức TCĐK cho trẻ qua những câu chuyện được chuyển thể thì không những giúp trẻ phát huy khả năng diễn xuất của mình mà còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ rất tốt, thể hiện được khả năng sáng tạo và khả năng ngôn ngữ của trẻ. Từ những điều đó chúng tôi thấy việc nâng cao hiệu quả việc tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại truyện là hết sức cần thiết. 2.6.1.2. Thực trạng nhận thức của GV về mức độ tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại truyện. Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của GV về mức độ tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại truyện. (Sử dụng câu hỏi số 2 trong phiếu trưng cầu ý kiến ở phụ lục 1) STT Mức độ Số lượng (người) Tỉ lệ () 1 Rất thường xuyên 212 16,7 2 Thường xuyên 412 33,3 3 Thỉnh thoảng 612 50 4 Không thực hiện 012 0 Qua bảng số liệu 2.2 cho thấy hầu hết giáo viên đều tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại truyện nhưng mức độ thực hiện khác nhau cụ thể: 25 mức độ rất thường xuyên chiếm 16,7, mức độ thường xuyên chiếm 33,3, mức độ thỉnh thoảng chiếm 50. Từ kết quả đó chúng tôi thấy rằng việc tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại truyện ở đây có thực hiện nhưng chưa được chú trọng thực hiện. Chính vì thế, việc phát huy khả năng chơi đóng kịch của trẻ không được phát triển. 2.6.1.3. Thực trạng nhận thức của GV về việc xác định đúng yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổ i thông qua thể loại truyện. Với mục đích tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc xác định đúng yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc tổ chức TCĐK cho trẻ 5 - 6 tuổi, chúng tôi thu được kết quả điều tra, thông qua câu hỏi 3 trong phiếu trưng cầu ý kiến như sau: Bảng 2.3. Nhận thức của GV về việc xác định đúng yếu tố và mức độ ảnh hưở ng các yếu tố ảnh đến việc tổ chức TCĐK cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua thể loại truyện. (Sử dụng câu hỏi số 3 trong phiếu trưng cầu ý kiến ở phụ lục 1). STT Các yếu tố Mức độ ảnh hưởng Ảnh hưởng nhiều Ít ảnh hưởng Không bao giờ ảnh hưởng SL TL SL TL SL TL 1 Tính tích cực hoạt động của trẻ 612 50 412 3,3 212 16,7 2 Vốn kinh nghiệm của giáo viên 1212 100 0 0 0 0 3 Tính cách của trẻ 1012 83,3 212 16,7 0 0 4 Môi trường 312 25 812 66,7 112 8,3 5 Khả năng nhận thức của trẻ 712 58,3 512 41,7 0 0 Qua số liệu ở bảng 2.4 cho thấy phần lớn các giáo viên cho rằng các yếu tố điều ảnh hưởng tới việctổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố “Tính tích cực hoạt động của trẻ”, số giáo viên xác nhận ảnh hưởng nhiều đến việc tổ chức TCĐK cho trẻ là 612 ý kiến, chiếm 50; 33.3 xác định ở mức ít ảnh hưởng, còn lại 16,7 26 xác định là không bao giờ ảnh hưởng. Yếu tố “Vốn kinh nghiệm của giáo viên” thì có 100 giáo viên xác nhận là ảnh hưởng nhiều đến việc tổ chức TCĐK cho trẻ và không có giáo viên nào xác định là ít và không bao giờ ảnh
UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON - - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÊN ĐỀ TÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG KỊCH CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA THỂ LOẠI TRUYỆN Sinh viên thực hiện ĐOÀN THỊ TƯỜNG VI MSSV: 2113021256 CHUYÊN NGÀNH: Giáo dục Mầm non KHÓA 2013 – 2017 Cán bộ hướng dẫn Th.S LÊ THỊ MINH TRINH MSCB:………… Quảng Nam, tháng 4 năm 2017 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Để công tác dạy và học ngày càng được nâng cao đòi hỏi các cấp học, bậc học luôn tìm tòi đổi mới về nội dung, hình thức và phương pháp dạy học Trong đó, bậc học mầm non đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp trồng người Như lời Bác Hồ từng căn dặn: “Dạy trẻ cũng như trồng cây non Trồng cây non được tốt thì sau này cây lớn lên tốt Dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt” Qua lời dạy của Bác, chúng ta nhận thấy rõ giáo dục tiền học đường có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành và phát triển toàn diện trẻ Trong lý luận giáo dục mầm non, trò chơi được sử dụng đa dạng vào nhiều lĩnh vực khác nhau Trong đó, trò chơi đóng kịch - phát triển trí tưởng tượng sáng tạo và khả năng cảm thụ tác phẩm văn học Như chúng ta đã biết, văn học là một loại hình nghệ thuật đến với trẻ từ rất sớm và được trẻ rất yêu thích Thông qua các tác phẩm văn học, trẻ được làm quen với vạn vật, với thiên nhiên nhiều màu sắc cùng với những điều kì diệu, trẻ được làm quen với nhiều con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu Từ đó, đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh, trẻ biết yêu quý cái đẹp, biết phân biệt rạch ròi giữa cái thiện – ác Bên cạnh đó, văn học còn là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ thơ, nhất là lứa tuổi mẫu giáo Nó nuôi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng của trẻ Từ ý nghĩa trên, văn học giữ vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ “Dẫn dắt trẻ vào thế giới văn học là nhiệm vụ quan trọng ở trường mầm non Đó là sự mở cửa cho con người đi những bước đi chập chững đầu tiên vào thế giới các giá trị phong phú chứa đựng trong tác phẩm văn học Sự tiếp xúc thường xuyên của trẻ mẫu giáo với các tác phẩm văn học được chọn lọc sẽ kích thích ở trẻ sự nhạy cảm thẩm mỹ, thái độ sáng tạo, phát triển ngôn ngữ Ở lứa tuổi này, việc hình thành và phát triển hoạt động nghệ thuật là một hình thức quan trọng để phát triển tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo của trẻ” Tổ chức cho trẻ hoạt động nghệ thuật, tức là đưa trẻ vào thực hành trải nghiệm nghệ thuật Biến chủ thể tiếp nhận thành chủ thể văn học Đây là một hình thức hoạt động nghệ thuật đã gây được hứng thú cho trẻ, đó là TCĐK 1 Trò chơi đóng kịch hay còn gọi là trò chơi đóng vai theo tác phẩm văn học là một hình thức học tập tạo được nhiều sáng tạo ở trẻ Thông qua việc hóa thân thành các nhân vật trong truyện sẽ giúp cho trẻ hiểu sâu sắc hơn nội dung câu chuyện và tính cách của từng nhân vật trong chuyện Từ đó sẽ giúp cho trẻ lĩnh hội được ngôn ngữ giàu hình ảnh, hóa thân vào các nhân vật và trẻ hoàn thiện mình hơn về đạo đức, trẻ sẽ học ở đó lòng dũng cảm, tính trung thực, tình yêu quê hương đất nước, yêu cái thiện, bảo vệ những người yếu đuối, lên án những cái xấu, cái ác…Đặc biệt, trò chơi đóng kịch giúp trẻ phát triển ở trẻ tính tích cực cá nhân, tính độc lập, sáng tạo Thực tế hiện nay có nhiều giáo viên quan tâm và thực hiện tốt việc tổ chức TCĐK trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất về giáo dục nhận thức cho trẻ Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nhiều biện pháp hay, mới lạ, những ý tưởng trò chơi đóng kịch còn máy móc, giáo viên hướng dẫn cho trẻ quá nhiều, không chú ý đến việc phát huy khả năng diễn xuất, trí tưởng tượng cũng như khả năng sáng tạo của trẻ Dẫn đến đa số trẻ chưa thật sự hứng thú với vai diễn, chủ yếu trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, nhận thức đúng đắng về cái đẹp và cái xấu nhưng chưa phát huy được hết khả năng vốn có của mình Từ những bất cập trên, đòi hỏi phải nghiên cứu để tìm ra giải pháp giúp trẻ chơi trò chơi đóng kịch một cách hiệu quả nhất Do vậy, tôi chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại truyện” 2 Mục đích nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, đề ra một số biện pháp hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi chơi TCĐK thông qua thể loại truyện 3 Đối tượng, khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại truyện 2 3.2 Khách thể nghiên cứu Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 4 Giả thuyết khoa học Nếu cô giáo mầm non nắm được quy trình và các biện pháp hướng dẫn trẻ chơi TCĐK thông qua thể loại truyện thì hiệu quả của những trò chơi này rất lớn, có ý nghĩa nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, tạo nên sự hứng thú và các kỹ năng chơi của trẻ, góp phần phát triển ở trẻ tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo 5 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài - Tìm hiểu thực trạng về việc tổ chức chơi TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại truyện tại trường mầm non Thực Hành - Đưa ra quy trình và hệ thống các biện pháp nhằm hướng dẫn trẻ 5 - 6 tuổi tham gia TCĐK hiệu quả thông qua thể loại truyện - Tổ chức thực nghiệm các biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại truyện 6 Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu thu thập các tài liệu, đọc sách báo, phân tích tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận 6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1 Phương pháp quan sát Quan sát đánh giá hoạt động của giáo viên và trẻ trong các TCĐK nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ để xây dựng cơ sở thực tiễn 6.2.2 Phương pháp điều tra Sử dụng phiếu điều tra đối với giáo viên nhằm nghiên cứu thực trạng việc tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại truyện 6.2.3 Phương pháp đàm thoại Trao đổi, trò chuyện với giáo viên mầm non về cách thức lựa chọn thể loại truyện để tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi 3 6.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tổ chức cho trẻ tham gia TCĐK theo kịch bản mà đã được chuyển thể từ truyện qua kịch bản văn học 6.2.5 Phương pháp toán học thống kê Thu thập, tổng hợp và sử dụng một số công thức toán học để xử lý các số liệu có được từ khảo sát thực trạng và thực nghiệm trong quá trình nghiên cứu 7 Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu Về lý luận: Góp phần hệ thống hóa và làm phong phú cơ sở lý luận, thực tiễn của một số biện pháp hướng dẫn cho trẻ 5- 6 tuổi chơi TCĐK thông qua thể loại truyện kể ở trường Mầm Non Về thực tiễn: Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức TCĐK cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua thể loại truyện 8 Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi chỉ nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Thực Hành qua thể loại truyện thuộc chủ đề “Bản thân” và “Động vật” (Vì lí do, trong thời gian thực nghiệm, trường mầm non Thực Hành tổ chức văn nghệ, nên tôi có chuyển thể tác phẩm “Tấm Cám” thuộc chủ đề “Bản thân” sang kịch cho nhóm trẻ mẫu giáo lớn thực nghiệm đóng kịch) 9 Cấu trúc tổng quan của đề tài Ngoài trang viết tắt, mục lục, phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phần phụ lục: nội dung khóa luận bao gồm: 3 chương - Chương 1: Cơ sở lý luận biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại truyện - Chương 2: Thực trạng biện pháp tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thể loại truyện - Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 thông qua thể loại truyện tuổi và thực nghiệm 4 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC TCĐK CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA THỂ LOẠI TRUYỆN 1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu 1.1.1 Khái niệm về phương pháp, biện pháp dạy học 1.1.1.1 Khái niệm về phương pháp dạy học Phương pháp dạy học là cách thức, là con đường hoạt động phối hợp cùng nhau giữa giáo viên với trẻ nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra ở lứa tuổi mầm non nhằm giúp trẻ tiếp thu những tri thức, kỹ năng và thói quen mới, hình thành thế giới khách quan và phát triển năng lực [8, tr 87] 1.1.1.2 Khái niệm biện pháp dạy học Biện pháp dạy học là một bộ phận của phương pháp dạy học, biện pháp có cách làm cụ thể, cách giải quyết một vấn đề cụ thể [8, tr 32] 1.1.2 Khái niệm trò chơi và trò chơi đóng kịch cho trẻ mầm non 1.1.2.1 Khái niệm trò chơi Đối với trẻ mẫu giáo, đang ở độ tuổi hoạt động vui chơi là chủ yếu Trò chơi có ý nghĩa rất to lớn trong sự hình thành nhân cách và giáo dục toàn diện cho trẻ em Có rất nhiều nghiên cứu khoa học với nhìn nhận trò chơi dưới nhiều khía cạnh khác nhau như: A.M Goocki đã chỉ ra “Trò chơi là con đường nhận thức thế giới” Với tác giả Nguyễn Thị Kim Liên “Trò chơi là một loại hình hoạt động của trẻ mầm non, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được người lớn tổ chức, hướng dẫn giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách” [9, tr 35] Quan điểm giáo dục học, khẳng định: “Trò chơi là cuộc sống, là hoạt động chủ đạo của trẻ và nó có mối liên hệ qua lại với các hoạt động khác như học tập và lao động của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo Các nhà giáo dục đánh giá cao vai trò của hoạt động chơi và đều thống nhất cho rằng: “Trò chơi là phương tiện giáo 5 dục, là hình thức tổ chức cuộc sống của trẻ và giữ vị trí trung tâm trong chương trình giáo dục trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo” [7, tr 25] Từ những quan niệm trên, ta có thể định nghĩa trò chơi như sau: Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu cầu của con người Trò chơi được xem như là con đường giáo dục toàn diện đối với việc hình thành nhân cách cho con người Nó mang lại trạng thái thư giãn, vui vẻ và dễ chịu…cho mỗi cá nhân khi tham gia vào trò chơi 1.1.2.2 Khái niệm trò chơi đóng kịch Theo tác giả Xorokina, M.K.Bogoliupxkaia thì: TCĐK là trò chơi trong đó các em chỉ biểu diễn những chủ đề có sẵn Đặc điểm của trò chơi này là ở chỗ dựa vào chủ đề của một câu chuyện cổ tích hoặc của một truyện ngắn, các em đóng những vai nhất định nào đó và tái hiện lại mọi sự kiện theo trình tự của chúng Tác giả Lương Kim Nga, Phùng Hữu Kiếm định nghĩa: Trò chơi đóng vai theo TPVH (còn được gọi là TCĐK) là một nội dung của hoạt động vui chơi trong trường mẫu giáo Tuy vậy, nó không đơn thuần là trò chơi mà còn là hoạt động mang tính chất nghệ thuật Ngược lại nó không chỉ là hoạt động nghệ thuật mà còn là trò chơi Hai yếu tố này kết hợp chặt chẽ trong nội dung cũng như trong quá trình tổ chức vui chơi, kích thích trẻ hoạt động tích cực trong suốt cuộc chơi Trong cuốn giáo trình “Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non” tác giả Đinh Văn Vang đã nêu khái niệm TCĐK như sau: TCĐK là trò chơi đóng vai theo TPVH (truyện ngụ ngôn, cổ tích, thần thoại ) nhờ trí tưởng tượng sáng tạo và cảm xúc của mình trẻ tái hiện lại tính cách nhân vật trong TPVH Để tham gia trò chơi này trước hết trẻ phải cảm thụ được TPVH, nắm được cốt truyện, tính cách nhân vật Trên cơ sở đó tái hiện lại tính cách nhân vật theo một kịch bản Do vậy, trò chơi này phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo, khi mà vốn sống, lời nói của trẻ đã khá phát triển Mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu cũng có cái nhìn chung về TCĐK, từ đó ta có thể hiểu rằng: TCĐK là dạng trò chơi 6 sáng tạo, đặc trưng của lứa tuổi mẫu giáo, trong đó trẻ đóng vai các nhân vật trong tác phẩm văn học (Chủ yếu là chuyện cổ tích, ngụ ngôn,…) bằng trí tưởng tượng sáng tạo, trẻ tái hiện lại các hình ảnh nhân vật yêu quý của mình qua cử chỉ, điệu bộ, sắc thái, nét mặt và qua lời nói 1.2 Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 1.2.1 Đặc điểm phát triển sinh lý Trẻ ở thời kỳ này chủ yếu là biến đổi về số lượng hơn là sự biến đổi về chất lượng Cường độ của quá trình chuyển hóa năng lượng yếu đi, chuyển hóa cơ bản giảm hơn Các chức năng chủ yếu của cơ thể dần dần được hoàn thiện Đặc biệt là chức năng vận động phối hợp động tác, cơ lực phát triển nhanh Hệ thần kinh tương đối phát triển nhất là hệ thần kinh trung ương và ngoại biên đã biến hóa, số lượng phản xạ có điều kiện ngày càng nhiều, tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện nhanh, đây là cơ sở để trí tuệ của trẻ được phát triển nhanh Do đó, trẻ có thể nói được những câu nói dài, biết biểu hiện cảm xúc, cử chỉ theo thái độ, biết chơi tập thể với bạn Trẻ ở độ tuổi này rất hiếu động, ham thích tìm hiểu môi trường xung quanh, thích tiếp xúc với bạn bè và người lớn, trẻ hay bắt chước, vì vậy những hành vi xấu, tốt của người lớn đều ảnh hưởng đến nhân cách và hành vi của trẻ 1.2.2 Đặc điểm phát triển tâm lý 1.2.2.1 Đặc điểm phát triển tri giác Tri giác là thành phần chính của nhận thức cảm tính Nó là một điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi và hoạt động của con người trong môi trường xung quanh Hình ảnh của tri giác giúp con người điều chỉnh hành động cho phù hợp với sự vật hiện tượng khách quan Đặc biệt hình thức tri giác cao nhất: quan sát Tri giác sử dụng kinh nghiệm đã học được, tích lũy được trong quá khứ để có hình ảnh về sự vật hiện tượng một cách trọn vẹn phân biệt, xác định mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhau Ở độ tuổi mẫu giáo, tri giác của trẻ còn mang tính tổng thể ít đi vào chi tiết, đặc biệt nó có mang tính xúc cảm Bước đầu, trẻ biết quan sát nhất là những đồ vật quen thuộc Óc quan sát sẽ giúp trẻ tìm hiểu sự vật, hiện tượng một cách có ý 7 thức, có mục đích, điều này sẽ giảm bớt sự nhầm lẫn và giúp trẻ tri giác chính xác hơn Ngoài ra, tri giác của trẻ còn mang tính tự kỷ Sự phát triển tri giác thể hiện ở tính đúng đắn về khối lượng vật thể mà trẻ gọi tên và tri giác được; ở tính ý nghĩa và sự tổ chức lại các phương thức tri giác do vốn kinh nghiệm của trẻ tăng lên Sự phong phú của các loại kiểu tri giác được thể hiện ở chổ tri giác thời gian, không gian, chuyển động, tri giác nghe, nhìn, xúc giác có độ nhạy cảm cao hơn, chính xác hơn Còn mức độ chủ định trong hoạt động tri giác phát triển lên bớt dần tính ngẫu nhiên, tính bột phát, các hoạt động quan sát trở nên có mục đích rõ rệt hơn 1.2.2.2 Đặc điểm phát triển tư duy Các hiện tượng tâm lý như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng về cơ bản là sự nối tiếp sự phát triển ở lứa tuổi từ 4 - 5 tuổi nhưng chất lượng mới hơn Nó phát triển mạnh mẽ và phong phú về thể loại, về thao tác Mức độ chủ định các quá trình tâm lý rõ ràng hơn, có ý thức hơn Khả năng phân tích và tổng hợp không chỉ dừng lại ở trên đồ vật hay trên hình ảnh mà còn cả bằng từ ngữ Tính mục đích hình thành và phát triển ở mức độ cao hơn Bên canh đó, độ nhạy cảm của các giác quan được tinh nhạy hơn Khả năng kiềm chế các phản ứng tâm lý được phát triển, ý thức rõ về những ý nghĩ, tình cảm của mình, trách nhiệm đối với hành vi Các phẩm chất của tư duy đã bộc lộ đủ về cấu tạo và chức năng hoạt động của nó như tính mục đích, độc lập sáng tạo, tính linh hoạt, độ mềm dẻo Song, tư duy của trẻ vẫn thường là tư duy cụ thể, mang tính hình thức Ở trẻ 5 - 6 tuổi phát triển cả 3 loại tư duy, trong đó tư duy hành động trực quan vẫn chiếm ưu thế Tuy nhiên tùy từng loại nhiệm vụ hoạt động mà trẻ vẫn phát triển tư duy bằng hình ảnh trực quan, bằng hành động cụ thể, tư duy trừu tượng,…Chính sự phát triển mạnh mẽ này, cho phép trẻ có thể đóng được nhiều vở kịch, diễn tả được tính cách nhân vật khác nhau cũng như Vì vậy giáo viên cần phải dựa vào đặc điểm này để lựa chọn phương pháp, biện pháp cũng như cách tổ chức TCĐK sao cho phù hợp với trẻ Đồng thời để phát triển tư duy cho 8 trẻ cần cho trẻ tiếp xúc với những đạo cụ, đồ dùng trực quan khác nhau trong các vở kịch 1.2.2.3 Đặc điểm phát triển trí nhớ Đến lứa tuổi này các loại trí nhớ phát triển: Trí nhớ hành động, trí nhớ hình ảnh, trí nhớ xúc cảm, trí nhớ từ ngữ - logic…nhưng trí nhớ trực quan hình ảnh tốt hơn trí nhớ từ ngữ logic Trí nhớ không chủ định chiếm ưu thế, trẻ chưa biết đặt mục đích ghi nhớ cho mình Vì vậy trẻ không xác định được mục đích, nội dung, cách thức nhớ Do đó mà trẻ thường chỉ ghi nhớ những gì mà chúng thích Đến cuối tuổi mẫu giáo lớn trí nhớ có chủ định của trẻ bắt đầu hình thành và phát triển dưới sự hướng dẫn của người lớn Trí nhớ của trẻ gắn liền với cảm xúc Do đó, khả năng ghi nhớ của trẻ phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của nội dung ghi nhớ, trong đó TCĐK cũng góp phần rất lớn trong việc phát triển trí nhớ cho trẻ Trẻ muốn đóng kịch cho hay thì trẻ phải nhớ được lời thoại, điệu bộ, cử chỉ của nhân vật mình nhập vai qua sự hướng dẫn của cô giáo Từ đó, trí nhớ của trẻ cũng ngày càng phát triển hơn Để trẻ có trí nhớ tốt thì giáo viên cần tổ chức quá trình ghi nhớ cho trẻ một cách khoa học, tạo các buổi chơi tập luyện kịch mà trẻ tự tập với nhau,… 1.2.2.4 Đặc điểm phát triển tưởng tượng Tưởng tượng của trẻ 5 - 6 tuổi chủ yếu là tưởng tượng tái tạo Hình ảnh tưởng tượng thường gắn với biểu tượng trong hoàn cảnh cụ thể giới hạn bởi kinh nghiệm tích luỹ được ở lứa tuổi này Những hình ảnh được tái tạo gần đúng với đối tượng thực nhưng chi tiết trong các hình ảnh thường nghèo nàn, chưa hợp lí Bên cạnh đó, ngôn ngữ có ý nghĩa rất lớn kích thích tưởng tượng của trẻ phát triển Khi tổ chức TCĐK là giáo viên đưa trẻ vào các nhân vật trong vở kịch Từ những ngôn ngữ của các nhân vật, những lời cô kể, trẻ có thể tưởng tượng ra được câu chuyện nói về những điều gì, tính cách nhân vật như thế nào Chính vì lẽ đó mà TCĐK rất kích thích sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ 1.2.2.5 Đặc điểm phát triển chú ý Trước khi tổ chức hoạt động trí tuệ cho trẻ, cần chú ý giáo dục năng lực điều khiển chú ý của trẻ Chú ý có chủ định được phát triển thông qua quá trình 9