THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC KIỂM SÁT ÁN DÂN SỰ TẠM ĐÌNH CHỈ

16 1 0
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC KIỂM SÁT ÁN DÂN SỰ TẠM ĐÌNH CHỈ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh Tế - Quản Lý - Khoa học xã hội - Giáo Dục - Education Chuyên đề: Thực trạng và giải pháp công tác kiểm sát án dân sự tạm đình chỉ. LỜI MỞ ĐẦU Trong thời gian qua, công tác kiểm sát các quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án của Viện KSND 2 cấp tỉnh Bình Định được chú trọng, kịp thời phát hiện những sai sót và kiến nghị trong việc Tòa án vận dụng các căn cứ tạm đình chỉ không đúng quy định, góp phần đưa ra xét xử các vụ án dân sự đúng thời hạn quy định. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng án tạm đình chỉ giải quyết chiếm tỷ lệ cao, nhiều Tòa án còn vi phạm các quy định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án, sự phối hợp giữa Tòa án với cấp chính quyền địa phương trong việc cung cấp chứng cứ làm cơ sở giải quyết vụ án chưa tốt; việc kiểm sát các quyết định tạm đình chủ yếu dựa vào quyết định tạm đình chỉ. Do đó, nhiều vụ án kéo dài, gây khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự. Để làm tốt công tác kiểm sát án tạm đình chỉ, hạn chế án quá hạn, án tồn, góp phần thực hiện tốt khâu công tác đột phá năm 2022 trong công tác giải quyết án dân sự, Phòng 9, Viện KSND tỉnh Bình Định xây dựng chuyên đề “Thực trạng và giải pháp công tác kiểm sát án dân sự tạm đình chỉ” nhằm tổng hợp, phân tích những vi phạm của Tòa án từ đó đề ra những giải pháp thiết thực để áp dụng có hiệu quả, nâng cao chất lượng kiểm sát án tạm đình chỉ trong thời gian tới, đảm bảo quyền và lợi ích của các đương sự, góp phần nâng cao chất lượng kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, và góp phần nâng cao vị thế, vai trò của ngành Kiểm sát. CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TẠM ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ, HNGĐ VÀ KIỂM SÁT QUYẾT ĐỊNH TẠM ĐÌNH CHỈ 1. Quy định của pháp luật về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân gia đình 1.1. Căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án quyết định tạm dừng tiến hành các hoạt động tố tụng trong việc giải quyết vụ án dân sự đã thụ lý khi có những căn cứ do pháp luật quy định. Khi lý do của việc tạm đình chỉ không còn Tòa án lại tiếp tục giải quyết vụ án dân sự đó. Trên cơ sở kế thừa các quy định của BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), về cơ bản, các căn cứ tạm đình chỉ được BLTTDS năm 2015 nêu tương đối cụ thể. Trong đó, bổ sung thêm ba căn cứ mới quy định tại các điểm đ, e, g khoản 1 Điều 214 BLTTDS: “... đ) Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án; e) Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị 1 quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ; g) Theo quy định tại Điều 41 của Luật Phá sản;...” Như vậy, trong quá trình chuẩn bị xét xử, nếu có căn cứ do pháp luật quy định thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Viện kiểm sát (VKS) có trách nhiệm kiểm sát quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án. Theo quy định tại khoản 2 Điều 194 BLTTDS năm 2011 thì quyết định tạm đình chỉ phải được gửi cho VKS cùng cấp trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định. Khoản 2 Điều 214 BLTTDS năm 2015 rút ngắn thời gian này, chỉ còn 03 ngày làm việc Tòa án phải chuyển quyết định tạm đình chỉ giải quyết sang cho VKS cùng cấp. Nếu như BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 không quy định việc thông báo cho VKS biết vụ án đã được tiếp tục giải quyết, thì Điều 216 BLTTDS năm 2015 quy định trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lý do tạm đình chỉ giải quyết vụ án không còn thì Tòa án phải ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự và gửi quyết định đó cho VKS cùng cấp. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 0172016 quy định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân gia đình tại Điều 214 của BLTTDS. Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có một trong các căn cứ sau: Thứ nhất, đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Thứ hai, đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 22 BLDS 2015 quy định “Người mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần”. Thứ ba, chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia tố tụng, đương sự có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện của mình tham gia tố tụng. Tuy nhiên, quan hệ đại diện này có thể chấm dứt khi xuất hiện những căn cứ do pháp luật quy định. Khi quan hệ đại diện chấm dứt thì người đại diện sẽ không có quyền tham gia tố tụng thay cho người được đại diện với tư cách là người đại diện nữa. Vì vậy, nếu không có người đại diện của đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng tố tụng thì việc giải quyết không thể tiếp tục được. Thứ tư, cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án. 2 Thứ năm, cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án. Thứ sáu, cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ. Thứ bảy, theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản. Đây cũng là căn cứ mới bổ sung trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015, việc bổ sung căn cứ này nhằm đảm bảo sự đồng bộ giữa Luật phá sản năm 2014 và BLTTDS 20015. Vì, theo quy định tại Điều 41 Luật phá sản thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc phá sản, Tòa án phải tạm đình chỉ việc giải quyết vụ việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự. Khi kiểm sát, Kiểm sát viên cần chú ý yêu cầu Tòa án gửi kèm thông báo thụ lý vụ việc phá sản để có tài liệu, xem xét kiểm sát được chính xác. Thứ tám, các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Đây là trường hợp làm căn cứ cho Toà án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án mà trong BLTTDS này chưa quy định nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi BLTTDS có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 1.2. Thời hạn và hậu quả tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình - Về thời hạn gửi Quyết định cho Viện kiểm sát cùng cấp: So với Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011), thời hạn Tòa án phải gửi quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 rút ngắn hơn, còn 3 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Quy định này là nhằm bảo đảm tốt hơn quyền kháng cáo của đương sự và quyền kháng nghị của Viện kiểm sát đối với quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. - Về hậu quả pháp lý: Về cơ bản, hậu quả pháp lý của tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong BLTTDS 2015 vẫn được giữ nguyên theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011). Đó là: + Tòa án không xóa tên vụ án trong sổ thụ lý mà chỉ ghi vào sổ thụ lý ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ. + Tiền tạm ứng án phí, lệ phí đương sự đã nộp được gửi tại kho bạc và được xử lý khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án. + Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. 3 Bên cạnh đó, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có bổ sung thêm căn cứ tạm đình chỉ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 214 (Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật …bãi bỏ”, nên tại Điều 215 BLTTDS 2015 bổ sung thêm hậu quả pháp lý trong trường hợp này, trước khi tạm đình chỉ, Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án phải có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định tại Điều 221 của Bộ luật này. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản trả lời. Hết thời hạn này mà cơ quan có thẩm quyền không có văn bản trả lời, thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Đồng thời, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định cụ thể về thời hạn ra Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự là trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lý do tạm đình chỉ giải quyết vụ án không còn và phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp. Điểm mới quan trọng nữa của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 là đã quy định cụ thể ngày hết hiệu lực của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là kể từ ngày ban hành quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự. Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án kể từ khi ban hành quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự. Ngoài ra, để bảo đảm giải quyết nhanh chóng vụ án dân sự, Điều 215 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 bổ sung quy định, trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án. 2. Quy định về kiểm sát quyết định tạm đình chỉ Theo quy định tại Điều 17 Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, ban hành kèm theo Quyết định 364QĐ-VKSTC năm 2017 thì nội dung này được quy định như sau: 1. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên kiểm sát chặt chẽ thời hạn gửi quyết định tạm đình chỉ của Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 214 BLTTDS; các căn cứ Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 214 BLTTDS và các nội dung khác theo quy định của pháp luật. Khi phát hiện vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm kịp thời báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét kháng nghị phúc thẩm hoặc kiến nghị. 2. Trường hợp tại phiên tòa, khi Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về quyết định tạm đình chỉ. Nếu phát hiện vi phạm thì sau phiên tòa, báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét kháng nghị phúc thẩm hoặc kiến nghị. 3. Khi thực hiện kiểm sát việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải lập phiếu kiểm sát, đồng thời kiểm sát chặt chẽ việc Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 4 Điều 215 BLTTDS. 4 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM SÁT ÁN TẠM ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ, HNGĐ (3 năm từ 2019-2021) 1. Số liệu án tạm đình chỉ và kiểm sát quyết định tạm đình chỉ 1.1. Số liệu án tạm đình chỉ của Viện KSND 2 cấp trong 3 năm 2019-2021 STT Năm 2019 2020 2021 Tổng số 01 Phòng 9 15 10 09 34 02 Viện KSND TP Quy Nhơn 84 62 98 224 03 Viện KSND TX Hoài Nhơn 59 58 69 186 04 Viện KSND TX An Nhơn 03 04 05 12 05 Viện KSND huyện Phù Cát 10 10 10 30 06 Viện KSND huyện Phù Mỹ 39 40 37 116 07 Viện KSND huyện Tuy Phước 04 04 04 16 08 Viện KSND huyện Tây Sơn 37 38 40 115 09 Viện KSND huyện Hoài Ân 02 03 06 11 10 Viện KSND huyện Vân Canh 02 01 01 04 11 Viện KSND huyện Vĩnh Thạnh 03 01 02 06 12 Viện KSND huyện An Lão 0 0 01 01 Tổng cộng 258 231 282 771 1.2. Số liệu án tạm đình chỉ đã giải quyết Tổng số án thu lý Án tạm đình chỉ Tiếp tục giải quyết Hiện còn tạm đình chỉ 13.717 771 511 260 1.3. Phân tích căn cứ án tạm đình chỉ còn tồn 5 Stt Lý do tạm đình chỉ Số vụ tạm đình chỉ Các đơn vị 01 Chờ ủy thác thu thập chứng cứ 21 VKSND huyện Tây Sơn, Phòng 9 mỗi nơi 5 vụ VKSND huyện Phù Cát 3 vụ VKSND tp Quy Nhơn 6 vụ VKSND tx Hoài Nhơn 01 vụ 02 Chưa có người thừa kế tố tụng 12 Phòng 9, VKSND huyện Hoài Nhơn mỗi nơi 03 vụ Tây Sơn, Tuy Phước, Phù Cát mỗi nơi 02 vụ 03 Chờ văn bản trả lời của các đơn vị có liên quan 221 VKSND tp Quy Nhơn 70 vụ VKSND tx Hoài Nhơn 45 vụ VKSND huyện Phù Mỹ 37 vụ VKSND huyện Tây Sơn 29 vụ VKSND tx An Nhơn 12 vụ VKSND huyện Hoài Ân 11 vụ VKSND huyện Tuy Phước 07 vụ VKSND huyện Phù Cát 05 vụ VKSND huyện Vân Canh 04 vụ VKSND huyện An Lão 01 vụ 04 Đương sự đề nghị tạm đình chỉ 01 VKSND huyện Tây Sơn 05 Chờ giám định chữ viết 02 VKSND huyện Tây Sơn 06 Chờ kết quả giải quyết của vụ án khác 01 VKSND huyện Vĩnh Thạnh 07 Không gửi hoặc chậm gửi Quyết định yêu cầu cung cấp tài liệu chứng cứ 02 VKSND tp Quy Nhơn Tổng số 260 1.3. Số kháng nghị phúc thẩm 01(VKS Tây Sơn); không chấp nhận vì Tòa án đã ban hành quyết định tiếp tục giải quyết vụ án. 1.4. Số kiến nghị 13 trong đó:11 kiến nghị đối với Tòa án; 01 kiến nghị UBND; 01 kiến nghị Văn phòng đăng ký đất đai (Quy Nhơn 01; Hoài Nhơn 04, Tây Sơn 08). 2. Các dạng vi phạm của Tòa án khi ban hành các quyết định tạm đình chỉ 2.1. Chậm gửi hoặc không gửi quyết định yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ đến cơ quan, tổ chức Ví dụ 1: Quyết định tạm đình chỉ số 372016QĐST-DS ngày 2942016 của TAND huyện Hoài Nhơn (nay là thị xã Hoài Nhơn) tạm đình chỉ giải quyết vụ kiện dân sự “Tranh chấp quyền sử dụng đất và yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn ông Nguyễn Văn Tiếp và bị đơn là vợ chồng ông Nguyễn Dũng và 6 bà Nguyễn Thị Số. Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án với lý do “đã hết thời hạn hoãn phiên tòa mà chưa có kết quả định giá”. Tuy nhiên, theo Biên bản xác minh ngày 1362016 của Viện KSND huyện Hoài Nhơn đối với UBND huyện Hoài Nhơn, Phòng tài chính –Kế hoạch; Phòng tài nguyên môi trường, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai và Phòng quản lý đô thị huyện Hoài Nhơn thì các cơ quan này đều khẳng định chưa nhận được văn bản đề nghị của Tòa án huyện Hoài Nhơn về việc đề nghị cử người tham gia Hội đồng định giá đối với vụ án nêu trên, các cơ quan này cũng chưa nhận được quyết định định giá số 792016QĐ-ĐG ngày 1342016 nên không thể tiến hành định giá được. Viện KSND huyện Hoài Nhơn ban hành quyết định kháng nghị số 184QĐ-KN ngày 1352016 kháng nghị Quyết định số 372016QĐ-ST ngày 2942016 của TAND huyện Hoài Nhơn theo thủ tục phúc thẩm và được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng nghị hủy quyết định tạm đình chỉ. Ví dụ 2: Qua xác minh tại các cơ quan, tổ chức có liên quan xác định 02 trường hợp TAND thành phố Quy Nhơn đã ra Quyết định tạm đình chỉ nhưng không gửi và chậm gửi quyết định yêu cầu cung cấp tài liệu chứng cứ đến các cơ quan tổ chức cụ thể: - Vụ Nguyễn Thị Đủ (thông báo thụ lý số 61 ngày 1652016) ngày 2692016 Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ nhưng đến ngày 562020 mới có công văn gửi đến UBND phường Trương Quang Trọng, thành phố Quảng Ngãi để cung cấp tài liệu chứng cứ. - Vụ Trần Quý (thông báo thụ lý số 310 ngày 30102018), ngày 2982019 Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ. Ngày 982019 Tòa án gửi công văn 3132019CV-TA đến UBND phường Đống Đa nhưng không kiểm tra, đôn đốc các cơ quan có văn bản trả lời đến 2662020 mới gửi tiếp công văn 5202020CV-TA để yêu cầu cung cấp tài liệu chứng cứ. Viện KSND thành phố Quy Nhơn đã ban hành Kiến nghị số 03KN-VKS ngày 27112020 yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm. 2.2. Tạm đình chỉ với lý do “Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án” (điểm đ khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015) . Tòa án phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc chưa có kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc chưa nhận được các tài liệu, chứng cứ từ cơ quan, tổ chức mà thời hạn chuẩn bị xét xử (kể cả trường hợp đã gia hạn) đã hết hoặc tuy đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc tại phiên tòa xét xử mà xét thấy cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc cần phải yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ mới giải quyết được vụ án thì Tòa án phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Đây là căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được áp dụng đối với những vụ án mà việc giải quyết vụ án phải thực hiện bằng biện pháp ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ thì thời gian để chờ kết quả ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ thường mất nhiều thời gian nên căn cứ này là phù hợp, đáp 7 ứng yêu cầu của thực tiễn. Việc ủy thác thu thập chứng cứ đảm bảo đúng thời gian quy định tại Điều 105 BLTTDS, tuy nhiên một số Tòa án cấp huyện còn vi phạm khi áp dụng căn cứ này để tạm đình chỉ giải quyết vụ án, cụ thể các dạng vi phạm như: 2.2.1. Tòa án yêu cầu Công an xã cung cấp địa chỉ của người làm chứng Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án số 062020QĐST-DS ngày 22 tháng 01 năm 2020 của TAND huyện Tây Sơn với lý do cần đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án. Tòa án gửi công văn đến Công an xã Bình Nghi và Công an thị trấn Phú Phong yêu cầu các cơ quan này cung cấp các thông tin sau: (1) - Ở Xóm Bắc thôn 1 – Bình Nghi – Tây Sơn – Bình Định có người nào tên Quách Mỹ (SN 1972) và Đặng Thị Ngọc Trinh hay không? - Nếu có thì năm sinh của Đặng Thị Ngọc Trinh là năm nào? HKTT và chỗ ở hiện nay của các ông, bà Quách Mỹ, Đặng Thị Ngọc Trinh? (2) - Tại địa chỉ 396 Quang Trung – TT Phú Phong – Tây Sơn – Bình Định có người nào tên Nguyễn Quốc Bảo sinh sống và cư trú hay không? Nếu có thì sinh năm bao nhiêu, HKTT và chỗ ở hiện nay? - Tại địa chỉ Tổ 6 – khối Phú Xuân – TT Phú Phong – Tây Sơn – Bình Định có người nào tên Bùi Quang Đông sinh sống và cư trú hay không? Nếu có thì sinh năm bao nhiêu, HKTT và chỗ ở hiện nay? - Tại địa chỉ 172 Trần Hưng Đạo – TT Phú Phong – Tây Sơn – Bình Định có người nào tên Nguyễn Thị Ngọc Ánh sinh sống và cư trú hay không? Nếu có thì sinh năm bao nhiêu, HKTT và chỗ ở hiện nay? Cơ sở để TAND huyện Tây Sơn ban hành các Quyết định yêu cầu cung cấp tài liệu chứng cứ trên là do trong quá trình giải quyết vụ án, bị đơn là bà Quách Thị Nga nại ra rằng đã trả nợ cho nguyên đơn và việc trả nợ có sự làm chứng của những người sau: Nguyễn Quốc Bảo (không rõ năm sinh) ở tại 396 Quang Trung – TT Phú Phong – Tây Sơn – Bình Định; Bùi Quang Đông (không rõ năm sinh) ở tại Tổ 6 – khối Phú Xuân – TT Phú Phong – Tây Sơn – Bình Định; Nguyễn Thị Ngọc Ánh (không rõ năm sinh) ở tại 172 Trần Hưng Đạo – TT Phú Phong – Tây Sơn – Bình Định; Quách Mỹ (SN 1972); Đặng Thị Ngọc Trinh (không rõ năm sinh) cùng ở địa chỉ Xóm Bắc thôn 1 – Bình Nghi – Tây Sơn – Bình Định. Tuy nhiên, việc yêu cầu Công an xã Bình Nghi và Công an thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn cung cấp tài liệu chứng cứ về những nội dung trên là không đúng, vì đây là những thông tin do bị đơn cung cấp để chứng minh cho yêu cầu của mình. Vì vậy, bị đơn phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác để Tòa án triệu tập, lấy lời khai của người làm chứng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định tại khoản 5 Điều 70 BLTTDS. Trường hợp bị đơn không cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết thì không có căn cứ để chấp nhận yêu cầu của bị đơn. Những thông tin nêu trên không thuộc trường hợp bị đơn có quyền đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thu thập được theo 8 quy định tại khoản 7 Điều 70, điểm e khoản 1 Điều 97 BLTTDS. Việc Tòa án yêu cầu Công an xã Bình Nghi và Công an thị trấn Phú Phong cung cấp thông tin nêu trên không thuộc trường hợp Tòa án được quyền tự mình tiến hành các biện pháp thu thập, tài liệu chứng cứ để giải quyết vụ án quy định tại khoản 2 Điều 97 BLTTDS. Viện KSND huyện Tây Sơn đã kiến nghị số 168 KN-VKS ngày 2752020 yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm. 2.2.2. Tòa án tạm đình chỉ với lý do đợi người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 062019QĐST-DS ngày 2062019 của TAND huyện Tây Sơn đối với vụ án dân sự “Yêu cầu hủy hợp đồng bán đấu giá tài sản thi hành án” giữa: Nguyên đơn: Ông Bùi Thúc Tài – Chức vụ: Chấp hành viên Chi cục thi hành án dân sự huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Bị đơn: Anh Trịnh Trung Thạo, sinh năm 1989. Địa chỉ: Lai Nghi, Bình Nghi, Tây Sơn, Bình Định. Tòa án huyện Tây Sơn đã ban hành Quyết định tạm ...

Chuyên đề: Thực trạng và giải pháp công tác kiểm sát án dân sự tạm đình chỉ LỜI MỞ ĐẦU Trong thời gian qua, công tác kiểm sát các quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án của Viện KSND 2 cấp tỉnh Bình Định được chú trọng, kịp thời phát hiện những sai sót và kiến nghị trong việc Tòa án vận dụng các căn cứ tạm đình chỉ không đúng quy định, góp phần đưa ra xét xử các vụ án dân sự đúng thời hạn quy định Tuy nhiên, hiện nay, số lượng án tạm đình chỉ giải quyết chiếm tỷ lệ cao, nhiều Tòa án còn vi phạm các quy định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án, sự phối hợp giữa Tòa án với cấp chính quyền địa phương trong việc cung cấp chứng cứ làm cơ sở giải quyết vụ án chưa tốt; việc kiểm sát các quyết định tạm đình chủ yếu dựa vào quyết định tạm đình chỉ Do đó, nhiều vụ án kéo dài, gây khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự Để làm tốt công tác kiểm sát án tạm đình chỉ, hạn chế án quá hạn, án tồn, góp phần thực hiện tốt khâu công tác đột phá năm 2022 trong công tác giải quyết án dân sự, Phòng 9, Viện KSND tỉnh Bình Định xây dựng chuyên đề “Thực trạng và giải pháp công tác kiểm sát án dân sự tạm đình chỉ” nhằm tổng hợp, phân tích những vi phạm của Tòa án từ đó đề ra những giải pháp thiết thực để áp dụng có hiệu quả, nâng cao chất lượng kiểm sát án tạm đình chỉ trong thời gian tới, đảm bảo quyền và lợi ích của các đương sự, góp phần nâng cao chất lượng kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, và góp phần nâng cao vị thế, vai trò của ngành Kiểm sát CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TẠM ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ, HNGĐ VÀ KIỂM SÁT QUYẾT ĐỊNH TẠM ĐÌNH CHỈ 1 Quy định của pháp luật về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân gia đình 1.1 Căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án quyết định tạm dừng tiến hành các hoạt động tố tụng trong việc giải quyết vụ án dân sự đã thụ lý khi có những căn cứ do pháp luật quy định Khi lý do của việc tạm đình chỉ không còn Tòa án lại tiếp tục giải quyết vụ án dân sự đó Trên cơ sở kế thừa các quy định của BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), về cơ bản, các căn cứ tạm đình chỉ được BLTTDS năm 2015 nêu tương đối cụ thể Trong đó, bổ sung thêm ba căn cứ mới quy định tại các điểm đ, e, g khoản 1 Điều 214 BLTTDS: “ đ) Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án; e) Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị 1 quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ; g) Theo quy định tại Điều 41 của Luật Phá sản; ” Như vậy, trong quá trình chuẩn bị xét xử, nếu có căn cứ do pháp luật quy định thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án Viện kiểm sát (VKS) có trách nhiệm kiểm sát quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án Theo quy định tại khoản 2 Điều 194 BLTTDS năm 2011 thì quyết định tạm đình chỉ phải được gửi cho VKS cùng cấp trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định Khoản 2 Điều 214 BLTTDS năm 2015 rút ngắn thời gian này, chỉ còn 03 ngày làm việc Tòa án phải chuyển quyết định tạm đình chỉ giải quyết sang cho VKS cùng cấp Nếu như BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 không quy định việc thông báo cho VKS biết vụ án đã được tiếp tục giải quyết, thì Điều 216 BLTTDS năm 2015 quy định trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lý do tạm đình chỉ giải quyết vụ án không còn thì Tòa án phải ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự và gửi quyết định đó cho VKS cùng cấp Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016 quy định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân gia đình tại Điều 214 của BLTTDS Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có một trong các căn cứ sau: Thứ nhất, đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó Thứ hai, đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật Theo quy định tại Điều 22 BLDS 2015 quy định “Người mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần” Thứ ba, chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia tố tụng, đương sự có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện của mình tham gia tố tụng Tuy nhiên, quan hệ đại diện này có thể chấm dứt khi xuất hiện những căn cứ do pháp luật quy định Khi quan hệ đại diện chấm dứt thì người đại diện sẽ không có quyền tham gia tố tụng thay cho người được đại diện với tư cách là người đại diện nữa Vì vậy, nếu không có người đại diện của đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng tố tụng thì việc giải quyết không thể tiếp tục được Thứ tư, cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án 2 Thứ năm, cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án Thứ sáu, cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ Thứ bảy, theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản Đây cũng là căn cứ mới bổ sung trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015, việc bổ sung căn cứ này nhằm đảm bảo sự đồng bộ giữa Luật phá sản năm 2014 và BLTTDS 20015 Vì, theo quy định tại Điều 41 Luật phá sản thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc phá sản, Tòa án phải tạm đình chỉ việc giải quyết vụ việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự Khi kiểm sát, Kiểm sát viên cần chú ý yêu cầu Tòa án gửi kèm thông báo thụ lý vụ việc phá sản để có tài liệu, xem xét kiểm sát được chính xác Thứ tám, các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Đây là trường hợp làm căn cứ cho Toà án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án mà trong BLTTDS này chưa quy định nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi BLTTDS có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên 1.2 Thời hạn và hậu quả tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình - Về thời hạn gửi Quyết định cho Viện kiểm sát cùng cấp: So với Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011), thời hạn Tòa án phải gửi quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 rút ngắn hơn, còn 3 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự Quy định này là nhằm bảo đảm tốt hơn quyền kháng cáo của đương sự và quyền kháng nghị của Viện kiểm sát đối với quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự - Về hậu quả pháp lý: Về cơ bản, hậu quả pháp lý của tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong BLTTDS 2015 vẫn được giữ nguyên theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011) Đó là: + Tòa án không xóa tên vụ án trong sổ thụ lý mà chỉ ghi vào sổ thụ lý ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ + Tiền tạm ứng án phí, lệ phí đương sự đã nộp được gửi tại kho bạc và được xử lý khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án + Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm 3 Bên cạnh đó, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có bổ sung thêm căn cứ tạm đình chỉ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 214 (Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật …bãi bỏ”, nên tại Điều 215 BLTTDS 2015 bổ sung thêm hậu quả pháp lý trong trường hợp này, trước khi tạm đình chỉ, Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án phải có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định tại Điều 221 của Bộ luật này Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản trả lời Hết thời hạn này mà cơ quan có thẩm quyền không có văn bản trả lời, thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung Đồng thời, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định cụ thể về thời hạn ra Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự là trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lý do tạm đình chỉ giải quyết vụ án không còn và phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp Điểm mới quan trọng nữa của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 là đã quy định cụ thể ngày hết hiệu lực của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là kể từ ngày ban hành quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án kể từ khi ban hành quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự Ngoài ra, để bảo đảm giải quyết nhanh chóng vụ án dân sự, Điều 215 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 bổ sung quy định, trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án 2 Quy định về kiểm sát quyết định tạm đình chỉ Theo quy định tại Điều 17 Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, ban hành kèm theo Quyết định 364/QĐ-VKSTC năm 2017 thì nội dung này được quy định như sau: 1 Kiểm sát viên, Kiểm tra viên kiểm sát chặt chẽ thời hạn gửi quyết định tạm đình chỉ của Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 214 BLTTDS; các căn cứ Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 214 BLTTDS và các nội dung khác theo quy định của pháp luật Khi phát hiện vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm kịp thời báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét kháng nghị phúc thẩm hoặc kiến nghị 2 Trường hợp tại phiên tòa, khi Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về quyết định tạm đình chỉ Nếu phát hiện vi phạm thì sau phiên tòa, báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét kháng nghị phúc thẩm hoặc kiến nghị 3 Khi thực hiện kiểm sát việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải lập phiếu kiểm sát, đồng thời kiểm sát chặt chẽ việc Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 4 Điều 215 BLTTDS 4 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM SÁT ÁN TẠM ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ, HNGĐ (3 năm từ 2019-2021) 1 Số liệu án tạm đình chỉ và kiểm sát quyết định tạm đình chỉ 1.1 Số liệu án tạm đình chỉ của Viện KSND 2 cấp trong 3 năm 2019-2021 STT Năm 2019 2020 2021 Tổng số 01 Phòng 9 15 10 09 34 02 Viện KSND TP 84 62 98 224 Quy Nhơn 03 Viện KSND TX 59 58 69 186 Hoài Nhơn 04 Viện KSND TX 03 04 05 12 An Nhơn 05 Viện KSND 10 10 10 30 huyện Phù Cát 06 Viện KSND 39 40 37 116 huyện Phù Mỹ 07 Viện KSND huyện 04 04 04 16 Tuy Phước 08 Viện KSND huyện 37 38 40 115 Tây Sơn 09 Viện KSND huyện 02 03 06 11 Hoài Ân 10 Viện KSND huyện 02 01 01 04 Vân Canh 11 Viện KSND huyện 03 01 02 06 Vĩnh Thạnh 12 Viện KSND huyện 0 0 01 01 An Lão Tổng cộng 258 231 282 771 1.2 Số liệu án tạm đình chỉ đã giải quyết Tổng số án thu lý Án tạm đình chỉ Tiếp tục giải quyết Hiện còn tạm đình chỉ 13.717 771 511 260 1.3 Phân tích căn cứ án tạm đình chỉ còn tồn 5 Stt Lý do tạm Số vụ tạm Các đơn vị đình chỉ đình chỉ 01 Chờ ủy thác thu 21 VKSND huyện Tây Sơn, Phòng 9 mỗi nơi 5 vụ VKSND huyện Phù Cát 3 vụ thập chứng cứ VKSND tp Quy Nhơn 6 vụ VKSND tx Hoài Nhơn 01 vụ 02 Chưa có người 12 Phòng 9, VKSND huyện Hoài Nhơn mỗi nơi 03 vụ Tây Sơn, Tuy Phước, Phù Cát mỗi nơi 02 vụ thừa kế tố tụng 03 Chờ văn bản trả 221 VKSND tp Quy Nhơn 70 vụ VKSND tx Hoài Nhơn 45 vụ lời của các đơn vị có liên quan VKSND huyện Phù Mỹ 37 vụ VKSND huyện Tây Sơn 29 vụ VKSND tx An Nhơn 12 vụ VKSND huyện Hoài Ân 11 vụ VKSND huyện Tuy Phước 07 vụ VKSND huyện Phù Cát 05 vụ VKSND huyện Vân Canh 04 vụ VKSND huyện An Lão 01 vụ 04 Đương sự đề 01 VKSND huyện Tây Sơn nghị tạm đình chỉ 05 Chờ giám định 02 VKSND huyện Tây Sơn chữ viết 06 Chờ kết quả 01 VKSND huyện Vĩnh Thạnh giải quyết của vụ án khác 07 Không gửi hoặc 02 VKSND tp Quy Nhơn chậm gửi Quyết định yêu cầu cung cấp tài liệu chứng cứ Tổng số 260 1.3 Số kháng nghị phúc thẩm 01(VKS Tây Sơn); không chấp nhận vì Tòa án đã ban hành quyết định tiếp tục giải quyết vụ án 1.4 Số kiến nghị 13 trong đó:11 kiến nghị đối với Tòa án; 01 kiến nghị UBND; 01 kiến nghị Văn phòng đăng ký đất đai (Quy Nhơn 01; Hoài Nhơn 04, Tây Sơn 08) 2 Các dạng vi phạm của Tòa án khi ban hành các quyết định tạm đình chỉ 2.1 Chậm gửi hoặc không gửi quyết định yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ đến cơ quan, tổ chức Ví dụ 1: Quyết định tạm đình chỉ số 37/2016/QĐST-DS ngày 29/4/2016 của TAND huyện Hoài Nhơn (nay là thị xã Hoài Nhơn) tạm đình chỉ giải quyết vụ kiện dân sự “Tranh chấp quyền sử dụng đất và yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn ông Nguyễn Văn Tiếp và bị đơn là vợ chồng ông Nguyễn Dũng và 6 bà Nguyễn Thị Số Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án với lý do “đã hết thời hạn hoãn phiên tòa mà chưa có kết quả định giá” Tuy nhiên, theo Biên bản xác minh ngày 13/6/2016 của Viện KSND huyện Hoài Nhơn đối với UBND huyện Hoài Nhơn, Phòng tài chính –Kế hoạch; Phòng tài nguyên môi trường, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai và Phòng quản lý đô thị huyện Hoài Nhơn thì các cơ quan này đều khẳng định chưa nhận được văn bản đề nghị của Tòa án huyện Hoài Nhơn về việc đề nghị cử người tham gia Hội đồng định giá đối với vụ án nêu trên, các cơ quan này cũng chưa nhận được quyết định định giá số 79/2016/QĐ-ĐG ngày 13/4/2016 nên không thể tiến hành định giá được Viện KSND huyện Hoài Nhơn ban hành quyết định kháng nghị số 184/QĐ-KN ngày 13/5/2016 kháng nghị Quyết định số 37/2016/QĐ-ST ngày 29/4/2016 của TAND huyện Hoài Nhơn theo thủ tục phúc thẩm và được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng nghị hủy quyết định tạm đình chỉ Ví dụ 2: Qua xác minh tại các cơ quan, tổ chức có liên quan xác định 02 trường hợp TAND thành phố Quy Nhơn đã ra Quyết định tạm đình chỉ nhưng không gửi và chậm gửi quyết định yêu cầu cung cấp tài liệu chứng cứ đến các cơ quan tổ chức cụ thể: - Vụ Nguyễn Thị Đủ (thông báo thụ lý số 61 ngày 16/5/2016) ngày 26/9/2016 Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ nhưng đến ngày 5/6/2020 mới có công văn gửi đến UBND phường Trương Quang Trọng, thành phố Quảng Ngãi để cung cấp tài liệu chứng cứ - Vụ Trần Quý (thông báo thụ lý số 310 ngày 30/10/2018), ngày 29/8/2019 Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ Ngày 9/8/2019 Tòa án gửi công văn 313/2019/CV-TA đến UBND phường Đống Đa nhưng không kiểm tra, đôn đốc các cơ quan có văn bản trả lời đến 26/6/2020 mới gửi tiếp công văn 520/2020/CV-TA để yêu cầu cung cấp tài liệu chứng cứ Viện KSND thành phố Quy Nhơn đã ban hành Kiến nghị số 03/KN-VKS ngày 27/11/2020 yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm 2.2 Tạm đình chỉ với lý do “Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án” (điểm đ khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015) Tòa án phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc chưa có kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc chưa nhận được các tài liệu, chứng cứ từ cơ quan, tổ chức mà thời hạn chuẩn bị xét xử (kể cả trường hợp đã gia hạn) đã hết hoặc tuy đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc tại phiên tòa xét xử mà xét thấy cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc cần phải yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ mới giải quyết được vụ án thì Tòa án phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án Đây là căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được áp dụng đối với những vụ án mà việc giải quyết vụ án phải thực hiện bằng biện pháp ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ thì thời gian để chờ kết quả ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ thường mất nhiều thời gian nên căn cứ này là phù hợp, đáp 7 ứng yêu cầu của thực tiễn Việc ủy thác thu thập chứng cứ đảm bảo đúng thời gian quy định tại Điều 105 BLTTDS, tuy nhiên một số Tòa án cấp huyện còn vi phạm khi áp dụng căn cứ này để tạm đình chỉ giải quyết vụ án, cụ thể các dạng vi phạm như: 2.2.1 Tòa án yêu cầu Công an xã cung cấp địa chỉ của người làm chứng * Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án số 06/2020/QĐST-DS ngày 22 tháng 01 năm 2020 của TAND huyện Tây Sơn với lý do cần đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án Tòa án gửi công văn đến Công an xã Bình Nghi và Công an thị trấn Phú Phong yêu cầu các cơ quan này cung cấp các thông tin sau: (1) - Ở Xóm Bắc thôn 1 – Bình Nghi – Tây Sơn – Bình Định có người nào tên Quách Mỹ (SN 1972) và Đặng Thị Ngọc Trinh hay không? - Nếu có thì năm sinh của Đặng Thị Ngọc Trinh là năm nào? HKTT và chỗ ở hiện nay của các ông, bà Quách Mỹ, Đặng Thị Ngọc Trinh? (2) - Tại địa chỉ 396 Quang Trung – TT Phú Phong – Tây Sơn – Bình Định có người nào tên Nguyễn Quốc Bảo sinh sống và cư trú hay không? Nếu có thì sinh năm bao nhiêu, HKTT và chỗ ở hiện nay? - Tại địa chỉ Tổ 6 – khối Phú Xuân – TT Phú Phong – Tây Sơn – Bình Định có người nào tên Bùi Quang Đông sinh sống và cư trú hay không? Nếu có thì sinh năm bao nhiêu, HKTT và chỗ ở hiện nay? - Tại địa chỉ 172 Trần Hưng Đạo – TT Phú Phong – Tây Sơn – Bình Định có người nào tên Nguyễn Thị Ngọc Ánh sinh sống và cư trú hay không? Nếu có thì sinh năm bao nhiêu, HKTT và chỗ ở hiện nay? Cơ sở để TAND huyện Tây Sơn ban hành các Quyết định yêu cầu cung cấp tài liệu chứng cứ trên là do trong quá trình giải quyết vụ án, bị đơn là bà Quách Thị Nga nại ra rằng đã trả nợ cho nguyên đơn và việc trả nợ có sự làm chứng của những người sau: Nguyễn Quốc Bảo (không rõ năm sinh) ở tại 396 Quang Trung – TT Phú Phong – Tây Sơn – Bình Định; Bùi Quang Đông (không rõ năm sinh) ở tại Tổ 6 – khối Phú Xuân – TT Phú Phong – Tây Sơn – Bình Định; Nguyễn Thị Ngọc Ánh (không rõ năm sinh) ở tại 172 Trần Hưng Đạo – TT Phú Phong – Tây Sơn – Bình Định; Quách Mỹ (SN 1972); Đặng Thị Ngọc Trinh (không rõ năm sinh) cùng ở địa chỉ Xóm Bắc thôn 1 – Bình Nghi – Tây Sơn – Bình Định Tuy nhiên, việc yêu cầu Công an xã Bình Nghi và Công an thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn cung cấp tài liệu chứng cứ về những nội dung trên là không đúng, vì đây là những thông tin do bị đơn cung cấp để chứng minh cho yêu cầu của mình Vì vậy, bị đơn phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác để Tòa án triệu tập, lấy lời khai của người làm chứng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định tại khoản 5 Điều 70 BLTTDS Trường hợp bị đơn không cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết thì không có căn cứ để chấp nhận yêu cầu của bị đơn Những thông tin nêu trên không thuộc trường hợp bị đơn có quyền đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thu thập được theo 8 quy định tại khoản 7 Điều 70, điểm e khoản 1 Điều 97 BLTTDS Việc Tòa án yêu cầu Công an xã Bình Nghi và Công an thị trấn Phú Phong cung cấp thông tin nêu trên không thuộc trường hợp Tòa án được quyền tự mình tiến hành các biện pháp thu thập, tài liệu chứng cứ để giải quyết vụ án quy định tại khoản 2 Điều 97 BLTTDS Viện KSND huyện Tây Sơn đã kiến nghị số 168/ KN-VKS ngày 27/5/2020 yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm 2.2.2 Tòa án tạm đình chỉ với lý do đợi người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ * Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 06/2019/QĐST-DS ngày 20/6/2019 của TAND huyện Tây Sơn đối với vụ án dân sự “Yêu cầu hủy hợp đồng bán đấu giá tài sản thi hành án” giữa: Nguyên đơn: Ông Bùi Thúc Tài – Chức vụ: Chấp hành viên Chi cục thi hành án dân sự huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định Bị đơn: Anh Trịnh Trung Thạo, sinh năm 1989 Địa chỉ: Lai Nghi, Bình Nghi, Tây Sơn, Bình Định Tòa án huyện Tây Sơn đã ban hành Quyết định tạm đình chỉ với lý do cần đợi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cung cấp tài liệu cho Tòa án, trong khi đó khoản 5 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì đương sự trong vụ án có quyền và nghĩa vụ: “Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” Do đó, đây là nghĩa vụ của đương sự, không phải là căn cứ để tạm đình chỉ Nhưng Tòa án tạm đình chỉ là vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 214 BLTTDS, làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự Viện KSND huyện Tây Sơn đã ban hành kháng nghị Quyết định tạm đình chỉ của Tòa án Tây Sơn, tuy nhiên kháng nghị này không được chấp nhận vì để ổn định việc giải quyết vụ án Mặc dù, kháng nghị không được chấp nhận nhưng Viện KSND huyện Tây Sơn đã thể hiện rõ quan điểm, kiên quyết kịp thời phát hiện và ban hành kháng nghị cũng là động thái để Tòa án rút kinh nghiệm và chấn chỉnh việc ban hành quyết định tạm đình chỉ vụ án thiếu căn cứ 2.2.3 Tòa án tạm đình chỉ với lý do cần đợi kết quả thực hiện ủy thác thu thập chứng cứ của Tòa án khác theo điểm đ khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015, Tòa án nhân dân thị xã Hoài Nhơn ra quyết định tạm đình chỉ 04 vụ án dân sự với lý do cần đợi kết quả thực hiện ủy thác thu thập chứng cứ cho Tòa án khác theo điểm đ khoản 1 Điều 214 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, nhưng đã hết thời hạn 01 tháng theo quy định tại khoản 3 Điều 105 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 nhưng Tòa án vẫn chưa tiến hành các thủ tục tố tụng tiếp theo để giải quyết vụ án theo khoản 5 Điều 105 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:“Trường hợp không thực hiện được việc ủy thác theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này hoặc đã thực hiện việc ủy thác nhưng không nhận được kết quả trả lời thì Tòa án giải quyết vụ án trên cơ sở chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ việc dân sự”; đây cũng là những trường hợp cố tình kéo dài vụ án gây bức xúc trong đương sự, là một trong những nguyên nhân dẫn đến đương sự có đơn thư khiếu kiện kéo dài, vượt cấp 9 Do đó, Viện KSND thị xã Hoài Nhơn ban hành Kiến nghị 419/KKN-VKS ngày 31/5/2021 của Viện KSND TX Hoài Nhơn yêu cầu khắc phục vi phạm 2.2.4 Tòa án tạm đình chỉ vì lý do chờ cung cấp tài liệu chứng cứ tại các cơ quan tổ chức có liên quan Tuy nhiên qua công tác xác minh, kiểm tra thấy rằng Tòa án đã nhận được công văn phúc đáp của các cơ quan, tổ chức nhưng chưa ra Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án là vi phạm Điều 216 BLTTDS Những vi phạm này đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan điển hình: 1 Vụ Nguyễn Thị Thu Hồng, UBND thành phố Quy Nhơn đã có công văn phúc đáp năm 2017 nhưng đến năm 2020 Tòa án vẫn chưa ban hành quyết định tiếp tục giải quyết vụ án 2 Vụ Ngô Ngọc Tuấn, UBND thành phố Quy Nhơn đã có công văn phúc đáp cho Tòa án năm 03/01/2020 nhưng đến tháng 11/2020 Tòa án vẫn chưa ban hành quyết định tiếp tục giải quyết vụ án Viện KSND thành phố Quy Nhơn đã ban hành kiến nghị số 03/KN-VKS ngày 27/11/2020 yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm 2.3 Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Đây là trường hợp làm căn cứ cho Toà án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án mà trong BLTTDS này chưa quy định nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi BLTTDS có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên Đây được xem là căn cứ mở, quy định mang tính dự phòng đối với những trường hợp phát sinh lý do mà Tòa án cần thiết phải ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự mới bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự Đồng thời, nó cũng phù hợp với quy định tại Khoản 18 Điều 70 BLTTDS 2015: đương sự có quyền đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự Đó có thể là trong trường hợp tất cả các đương sự trong vụ việc dân sự đều thỏa thuận và cùng đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự trong một thời hạn nhất định để các bên có thời gian hòa giải hoặc một bên đương sự yêu cầu và các đương sự khác đều đồng ý, thì cũng nên ghi nhận đó là một căn cứ để tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự Sự ghi nhận này là phù hợp với quyền tự định đoạt của đương sự Tuy nhiên với lý do tạm đình chỉ này thì một số Tòa án cấp huyện lợi dụng để tạm đình chỉ vụ án không đúng quy định * Quyết tạm đình chỉ giải quyết vụ án số 19/QĐST-DS ngày 20/9/2013 của TAND huyện Tây Sơn với lý do: người được nguyên đơn ủy quyền có đơn yêu cầu tạm đình chỉ Theo quy định của BLTTDS 2015, việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án với lý do nói trên là không có căn cứ vì yêu cầu này không phải là một trong các căn cứ để Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án được quy định tại khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015 3 Vi phạm của các cơ quan, tổ chức khi có quyết định yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ (Khoản 3 Điều 106 BLTTDS) 10 Khoản 3 Điều 106 BLTTDS quy định “… Cơ quan, tổ chức cá nhân đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; hết thời hạn này mà không cung cấp đầy đủ tài liệu chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án thì cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu phải trả lwoif bằng văn bản và nêu rõ lý do… ” Qua công tác kiểm sát việc thụ lý, giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân thị xã Hoài Nhơn, Viện KSND thị xã Hoài Nhơn nhận thấy một số vụ án Tòa có Công văn đề nghị UBND thị xã Hoài Nhơn và Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc UBND thị xã Hoài Nhơn cung cấp thông tin, trả lời về quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…, theo quy định tại các Điều 7, Điều 97 và Điều 106 Bộ luật Tố tụng dân sự; nhưng đến nay, UBND thị xã Hoài Nhơn và Văn phòng đăng ký đất đai UBND thị xã Hoài Nhơn chưa có văn bản trả lời dẫn đến Tòa án phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 214 Bộ luật Tố tụng dân sự, nên một số vụ án bị kéo dài thời gian giải quyết, gồm 14 vụ án dân sự, chủ yếu liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng đất, trong đó: 11 vụ thuộc trách nhiệm của UBND thị xã Hoài Nhơn; 03 vụ thuộc trách nhiệm của Văn phòng đăng ký đất đai Để bảo đảm việc chấp hành pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; Viện trưởng Viện KSND thị xã Hoài Nhơn kiến nghị Chủ tịch UBND thị xã Hoài Nhơn chỉ đạo các cơ quan có liên quan sớm trả lời cho Tòa án nhân dân thị xã Hoài Nhơn để vụ án được tiếp tục giải quyết; trả lời bằng văn bản cho Viện KSND thị xã Hoài Nhơn trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Kiến nghị này (kiến nghị số 192/KN-VKS ngày 18/3/2022 của Viện KSND thị xã Hoài Nhơn đối với UBND thị xã Hoài Nhơn; Kiến nghị số 193/KN- VKS ngày 18/3/2022 của Viện KSND huyện Hoài Nhơn đối với chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Hoài Nhơn về việc chậm cung cấp tài liệu chứng cứ) 4 Đánh giá công tác kiểm sát các quyết định tạm đình chỉ 4.1.Ưu điểm Nhiều đơn vị chú trọng đến công tác kiểm sát quyết định tạm đình chỉ và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, công tác đột phá của đơn vị năm 2022 nhằm hạn chế án quá hạn, án tồn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; các kiến nghị, kháng nghị của Viện KSND 2 cấp đều có căn cứ, được các đơn vị có liên quan tiếp thu, khắc phục Nhiều đơn vị đã quan tâm đến công tác kiến nghị phòng ngừa, mang lại hiệu quả thiết thực như Viện KSND huyện Tây Sơn, Viện KSND thị xã Hoài Nhơn… 4.2.Hạn chế Qua thực tiễn kiểm sát, nhận thấy: các Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án có căn cứ tạm đình chỉ giải quyết đều phù hợp với quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Tuy nhiên, với số lượng án dân sự, hôn nhân gia đình ngày càng tăng, tính chất vụ việc ngày càng phức tạp nhưng Bộ luật tố tụng dân sự quy định thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa đối với án dân sự, hôn nhân gia đình là 06 tháng, kể từ ngày thụ lý nên áp lực giải quyết án của Thẩm phán rất lớn, nhất là vào thời gian cuối năm thống kê của Tòa án Để giảm áp lực giải quyết quá hạn, Thẩm phán thường sử dụng giải pháp tình thế là 11 lạm dụng tạm đình chỉ giải quyết vụ án để tính lại thời hạn tố tụng giải quyết, nhất vào những tháng 8 đến tháng 9 hàng năm, khi Tòa án tổng kết năm công tác, thường chạy theo chỉ tiêu thi đua, chỉ tiêu giải quyết án, số lượng án tạm đình chỉ giải quyết cao hơn so với những thời gian khác với lý do tạm đình chỉ giải quyết là “Cần đợi kết quả cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án mà thời hạn giải quyết đã hết” để ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 214 BLTTDS Theo quy định tại Khoản 2 Điều 214 BLTTDS 2015, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, phải gửi quyết định cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp Khi gửi Quyết định tạm đình chỉ giải quyết, Tòa án không gửi kèm theo các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để ban hành quyết định nên khi nhận được các quyết định tạm đình chỉ giải quyết, Viện kiểm sát chỉ kiểm sát được hình thức của Quyết định, chứ chưa kiểm sát được toàn diện nội dung của quyết định (căn cứ ra quyết định tạm đình chỉ) vì chưa thể đối chiếu được với các tài liệu, chứng cứ để kiểm sát tính căn cứ và đúng pháp luật của quyết định Để kiểm sát tính có căn cứ của quyết định tạm đình chỉ thì Viện kiểm sát phải yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ để nghiên cứu nên việc kiểm sát đôi lúc còn bị động và hiệu quả kiểm sát chưa mang tính kịp thời, chưa thể hiện quyền năng pháp lý của Viện kiểm sát theo qui định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và pháp luật tố tụng dân sự Đối với các kháng nghị của VKS không được chấp nhận, sau đó thẩm phán tiếp tục ban hành quyết định tạm đình chỉ, khi ra các quyết định tạm đình chỉ trên thẩm phán không gửi cho VKS đúng thời hạn BLTTDS quy định mà thẩm phán đi xác minh sau đó ban hành quyết định tiếp tục giải quyết vụ án Việc không thể kháng nghị hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ dẫn đến vô hình chung phải chấp nhận quyết định tiếp tục và phải chấp nhận vụ án được tính lại từ đầu thời hạn tố tụng, làm kéo dài thời hạn giải quyết vụ án, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự chỉ vì lỗi của thẩm phán Hiện tình trạng trên vẫn còn xảy ra ở một số nơi, mặc dù Viện KSND cấp huyện đã nhiều lần kiến nghị nhưng có lúc, có nơi vẫn chưa thực hiện nghiêm túc vấn đề này Cần có hướng dẫn cụ thể của liên ngành cấp trên đối với những trường hợp như trên, nhằm đảm bảo các vụ việc được giải quyết kịp thời, nhanh chóng góp phần hạn chế án tạm đình chỉ kéo dài 4.3 Nguyên nhân hạn chế - Nguyên nhân khách quan + Số lượng vụ án dân sự, hôn nhân gia đình Tòa án cùng cấp thụ lý ngày càng tăng, năm sau luôn cao hơn năm trước, nhất là các vụ án tranh chấp liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng đất ngày càng đa dạng và phức tạp Trong khi đó, quy định của luật chưa rõ ràng, đầy đủ nên áp lực công việc rất lớn, Kiểm sát viên gặp nhiều khó khăn vướng mắc khi kiểm sát các quyết các vụ việc dân sự + Số lượng biên chế của đơn vị luôn biến động vì luân chuyển, chuyển đổi công tác liên tục không theo dõi xuyên suốt khâu công tác được phân công nên khó đảm đương trong trong khâu công tác này 12 - Nguyên nhân chủ quan Theo quy định tại Điều 215 BLTTDS 2015 thì sau khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm khắc phục trong thời gian ngắn nhất những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết nhưng việc theo dõi, đôn đốc của Thẩm phán rất ít khi thể hiện trong hồ sơ vụ án Đôi khi, Thẩm phán cũng không chú ý đến việc đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nội dung đã ủy thác hoặc cung cấp tài liệu, chứng cứ đã yêu cầu để giải quyết vụ án mà đợi đến khi các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện được nội dung ủy thác hoặc cung cấp được tài liệu, chứng cứ đã yêu cầu cho Tòa án Hoặc đến khi, đương sự có khiếu nại về vụ án để quá lâu mà chưa giải quyết, lúc này, Thẩm phán mới có Công văn đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện khắc phục lý do tạm đình chỉ giải quyết vụ án - Kiểm sát viên được phân công chưa kịp thời đầu tư nghiên cứu, nắm vững các qui định của pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ của ngành trong công tác kiểm sát các vụ việc dân sự tạm đình chỉ nên không phát hiện được vi phạm khi lập phiếu kiểm sát để kiến nghị kịp thời CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM SÁT ÁN TẠM ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ, HNGĐ 1 Về công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành đối với công tác kiểm sát các Quyết định tạm đình chỉ giải quyết - Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm sát cần phải kiện toàn đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên đủ về số lượng và có trình độ, không chỉ am hiểu sâu về pháp luật mà còn linh hoạt trong vận dụng thực tiễn Tạo điều kiện bố trí cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao - Lãnh đạo Viện, lãnh đạo phụ trách công tác kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình cần quan tâm kiểm tra, chỉ đạo thực hiện chặt chẽ về đối với hoạt động kiểm sát này Đồng thời, chỉ đạo thực hiện một số biện pháp để quản lý, kiểm sát án dân sự tạm đình chỉ giải quyết như: + Chỉ đạo lập sổ riêng để theo dõi các Quyết định tạm đình chỉ giải quyết Khi nhận Quyết định này, cần phải cập nhật ngay vào sổ Công văn đến, phân công Kiểm sát viên nghiên cứu lập phiếu kiểm sát, cập nhật vào phần mềm thống kê Đồng thời, Kiểm sát viên cần phải lập hồ sơ kiểm sát đối với các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình để nắm rõ nội dung vụ án; căn cứ tạm đình chỉ giải quyết, những nội dung mà Tòa án ủy thác thu thập chứng cứ hoặc cần những tài liệu, chứng cứ cần thiết gì để giải quyết vụ án và tạo điều kiện cho việc kiểm sát việc theo dõi, đôn đốc của Thẩm phán khắc phục lý do tạm đình chỉ + Hàng tháng, Kiểm sát viên được phân công phối hợp với Tòa án rà soát số liệu án tạm đình chỉ giải quyết, xem xét có quyết định tạm đình chỉ nào chưa gửi đến Viện kiểm sát thì tổng hợp, tham mưu lãnh đạo Viện ban hành kiến nghị khắc phục vi phạm 2 Công tác phối hợp với Tòa án và các cơ quan ban ngành 13 - Tăng cường công tác phối hợp với Tòa án nhân dân 2 cấp trong quá trình thụ lý, giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình Đặc biệt, đối với các vụ án dân sự, có nhiều đương sự, liên quan đến quyền sử dụng đất, giá trị tài sản lớn thì Kiểm sát viên cần phối hợp với Thẩm phán tham gia tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản để nắm rõ nội dung vụ án, Kiểm sát viên chủ động hơn trong việc kiểm sát việc giải quyết - Tòa án và Viện kiểm sát hàng quý tiến hành rà soát số vụ án tạm đình chỉ giải quyết; tổ chức họp bàn để tìm cách tháo gỡ, theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục lý do tạm đình chỉ giải quyết và yêu cầu Thẩm phán nhanh chóng tiến hành tiếp tục giải quyết vụ án nếu lý do tạm đình chỉ vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại không còn Qua rà soát, nếu thấy những vụ án đang tạm đình chỉ với lý do cần đợi kết quả trả lời của cơ quan chức năng có thẩm quyền mà thời hạn để quá lâu thì phối hợp với Tòa án mời các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan họp bàn, thống nhất giải quyết những vướng mắc để có văn bản trả lời và cung cấp chứng cứ để Tòa án kịp thời đưa vụ án ra xét xử Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không trả lời hoặc không cung cấp đầy đủ, tài liệu theo yêu cầu của Tòa án là vi phạm khoản 3 Điều 106 BLTTDS thì với chức năng nhiệm vụ Viện kiểm sát ban hành kiến nghị để yêu cầu khắc phục vi phạm - Tăng cường phối hợp giữa các Viện kiểm sát cấp huyện và Phòng 9 Viện tỉnh; tăng cường mối quan hệ hợp tác, phối hợp giữa các ngành các cấp trong công tác giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình 3 Nâng cao trách nhiệm của Kiểm sát viên trong công tác kiểm sát giải quyết án tạm đình chỉ - Trách nhiệm của Kiểm sát viên được phân công kiểm sát phải thường xuyên nghiên cứu văn bản pháp luật có liên quan để phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ công tác, nâng cao tinh thần trách nhiệm thực hiện kiểm sát chặt chẽ các Quyết định tạm đình chỉ theo Quy chế nghiệp vụ, hàng háng, hàng quí phải rà soát những Quyết định tạm đình chỉ có vi phạm tham mưu lãnh đạo Viện có biện pháp tác động hoặc kiến nghị Tòa án chấn chỉnh, khắc phục kịp thời Tăng cường công tác và nâng cao hiệu quả chất lượng kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình; trong đó, kiểm sát chặt chẽ, toàn diện các quyết định tạm chỉ giải quyết vụ án như sau: + Kiểm sát về thời hạn gửi Quyết định tạm đình chỉ cho Viện kiểm sát: Xem xét Tòa án có gửi Quyết định cho Viện kiểm sát quá 03 ngày theo quy định của khoản 2 Điều 214 BLTTDS 2015 hay không? + Kiểm sát về hình thức Quyết định: xem xét Quyết định được ban hành có đúng với mẫu số 41-DS (Tạm đình chỉ trước khi mở phiên tòa – thuộc thẩm quyền của Thẩm phán) hoặc mẫu số 42 – DS (tạm đình chỉ tại phiên tòa – thẩm quyền của Hội đồng xét xử) theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao + Kiểm sát về nội dung của Quyết định: 14 Xác định số, ngày thụ lý, đương sự có đúng với thông báo thụ lý vụ án đã nhận được trước đó hay không? Qua quan hệ tranh chấp, địa chỉ của các đương sự để xác định thẩm quyền giải quyết có đúng không (thẩm quyền về vụ việc, lãnh thổ, cấp)?Xác định thẩm quyền ra Quyết định tạm đình chỉ là của Thẩm phán hay Hội đồng xét xử? Kiểm sát về căn cứ ra Quyết định tạm đình chỉ: xem xét lý do tạm đình chỉ có thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015 hay không? Lý do tạm đình chỉ giải quyết phải được nêu cụ thể, rõ ràng, áp dụng điểm nào tại Khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015 Nếu áp dụng điểm h Khoản 1 Điều 214 “các trường hợp khác theo quy định của pháp luật” thì phải yêu cầu Tòa án nêu rõ lý do trường hợp khác cụ thể là trường hợp nào? Có tài liệu, chứng cứ chứng minh gì cho việc tạm đình chỉ giải quyết là chính đáng? Trường hợp Tòa án ghi lý do tạm đình chỉ chung chung, không cụ thể thì phải yêu cầu Tòa án nêu rõ lý do tạm đình chỉ trong Quyết định nhằm tạo điều kiện cho đương sự, Viện kiểm sát biết để họ thực hiện quyền kháng cáo, kiến nghị, kháng nghị - Kiểm sát chặt chẽ các Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án: kiểm sát thời hạn gửi Quyết định cho Viện kiểm sát trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lý do tạm đình chỉ cũng như kiểm sát Quyết định tạm đình chỉ không còn theo quy định tại Điều 215 BLTTDS 2015 hay không?; Hình thức của Quyết định được ban hành có đúng với mẫu số 43-DS (thuộc thẩm quyền của Thẩm phán) hoặc mẫu số 44 – DS (thẩm quyền của Hội đồng xét xử) theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hay không? - Tăng cường công tác kiểm sát Thẩm phán theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục lý do tạm đình chỉ giải quyết Trong đó, chú trọng kiểm sát thời hạn thông báo kết quả ủy thác thu thập chứng cứ; việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của Tòa án (Điều 105, 106, 221 BLTTDS 2015) để kịp thời báo cáo Lãnh đạo Viện có yêu cầu, kiến nghị khắc phục vi phạm 4 Kiến nghị Yêu cầu chính quyền địa phương cần phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật trong việc cung cấp tài liệu chứng cứ (Điều 106 BLTTDS) làm cơ sở giải quyết vụ án để vụ án được giải quyết đúng thời hạn quy định, tránh trường hợp kéo dài gây khiếu nại, khiếu kiện trong nhân dân KẾT LUẬN Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát, kiểm sát các bản án, quyết định giải quyết các vụ, việc dân sự của Tòa án cùng cấp nói chung, kiểm sát các Quyết định tạm đình chỉ nói riêng Viện KSND tỉnh Bình Định đã chú trọng xác định đây là một khâu công tác trọng tâm trong kế hoạch công tác năm 2022 Kiểm sát viên được phân công nhiệm vụ này rất tích cực, có nhiều cố gắng trong công tác kiểm sát các Quyết định tạm đình chỉ án dân sự, phối hợp với Tòa án 2 cấp tăng cường, rà soát, đối chiếu số liệu, chuyển giao các Quyết định tạm đình chỉ cho Viện kiểm sát 2 cấp kịp thời, đúng thời hạn Với các biện pháp kiểm sát chặt chẽ các Quyết định tạm đình chỉ vụ án, đã tác động Tòa án 15 nhanh chóng đưa các vụ án lý do tạm đình chỉ không còn để đưa ra xét xử, tác động đến các cơ quan liên quan trả lời, cung cấp chứng cứ cho Tòa án để Tòa án 2 cấp xét xử kịp thời, tránh tình trạng án tạm đình chỉ kéo dài Chuyên đề “Thực trạng và giải pháp công tác kiểm sát án dân sự tạm đình chỉ” đã phân tích, đánh giá về thực trạng công tác kiểm sát các quyết định tạm đình chỉ và thực tiễn áp dụng trong công tác kiểm sát, những việc đã làm được và không làm được của thực tiễn hoạt động kiểm sát, từ đó đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát Với những giải pháp của chuyên đề đưa ra, hy vọng sẽ góp phần vào nâng cao chất lượng công tác kiểm sát án tạm đình chỉ giải quyết, khắc phục những hạn chế trong quá trình kiểm sát và cũng góp phần đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình hiện nay./ -

Ngày đăng: 10/03/2024, 10:49

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan