Việc học là công việc cả đời dù bạn ở vị trí nào, nhưng không ai có thể tự mình tìm tòi, học hỏi mà không cần tham khảo bất cứ tài liệu nào. Bởi vây, hôm nay mình xin giới thiệu cho các bạn 1 tài liệu vô cùng quý giá và bổ ích. Mong là sẽ giúp ích cho các bạn phần nào trong quá hình học tập cũng như làm việc. Chúc các bạn thành công
Trang 2DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Kết quả kinh doanh qua các năm (2010-2012) 49Bảng 3.2 Chỉ tiêu về số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng (2010-2012) 49Bảng 3.3 Dư nợ tín dụng và thị phần dư nợ tín dụng của các NHTM trên địa
bàn năm 2010-2012 51Bảng 3.4 Bảng xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ56Bảng 3.5 Phân loại nợ theo kết quả định hạng 64Bảng 3.6 Số liệu về dư nợ phân theo nhóm tại BIDV Thái Nguyên 66Bảng 3.7 Số dư quỹ dự phòng rủi ro của BIDV Thái Nguyên các năm 2010-201267Bảng 3.8 Số lỗi phát sinh về tài sản bảo đảm 68Bảng 3.9 Số lượng cán bộ trong hệ thống KSNB hoạt động tín dụng 80
Trang 3DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của BIDV Thái Nguyên 45
Sơ đồ 3.2 Mô hình tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại
BIDV Thái Nguyên 75
Biểu đồ 3.1 Thị phần tín dụng trên địa bàn tại thời điểm 30/11/2012 50Biểu đồ 3.2 So sánh tăng trưởng dư nợ tín dụng các NHTM trên địa bàn năm
2010-2012 52
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nềnkinh tế hàng hóa để giải quyết nhu cầu phân phối vốn, nhu cầu thanh toán…phục
vụ cho phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, các cá nhânvới đặc thù kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ Ngân hàng thương mại (NHTM) làtrung gian tài chính của nền kinh tế Nó thực hiện huy động các nguồn vốn trongnền kinh tế và sử dụng các nguồn vốn huy động này để thực hiện cung ứng vốn tíndụng cho nền kinh tế và các dịch vụ ngân hàng nhằm tạo ra lợi nhuận
Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nghiệp vụ tín dụng là nghiệp
vụ sử dụng vốn quan trọng nhất của NHTM vì nó giúp quay vòng nguồn vốn huyđộng đầu vào và tạo ra lợi nhuận cao nhất (70-80%) cho NHTM Tuy nhiên, đâycũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao nhất Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh dokhách hàng vay không trả được nợ cho ngân hàng đúng hạn như đã cam kết Từ rủi
ro này có thể dẫn đến khả năng mất thanh toán của ngân hàng do không thu hồiđược vốn cho vay để thanh toán các khoản huy động đầu vào Hơn nữa, thời giangần đây ngày càng xảy ra nhiều vụ việc gây tổn thất nghiêm trọng cho các NHTM
và khách hàng hoặc do cán bộ ngân hàng hoặc do khách hàng đơn phương hoặcmóc nối với nhau để lừa đảo, chiếm đoạt vốn và tài sản mà bộ phận kiểm soát nội
bộ của các ngân hàng không phát hiện kịp thời Để hạn chế và ngăn ngừa rủi ro tíndụng, ngoài các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng thì việc thiết kế một hệ thốngkiểm soát nội bộ hiệu quả của NHTM đối với nghiệp vụ tín dụng sẽ góp phần quantrọng trong việc kiểm soát và giám sát rủi ro tín dụng, hạn chế được sự thất thoátvốn tín dụng của ngân hàng
Mặt khác, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đã và đang trong quá trình toàncầu hóa, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì vấn đề tự do hóatài chính từng bước hội nhập kinh tế khu vực và thế giới không còn là sự lựa chọncủa bất kỳ một quốc gia nào Hội nhập đòi hỏi các NHTM phải nâng cao năng lựccạnh tranh, năng lực quản lý và đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả Vì vậy, mộttrong các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các NHTM Việt Nam nói
Trang 5chung và hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nóiriêng là hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, đặc biệt đối với nghiệp vụ tín dụngnhằm đảm bảo sự an toàn và lành mạnh trong hoạt động kinh doanh.
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên (BIDV TháiNguyên) là chi nhánh cấp 1 trực thuộc hệ thống BIDV Nằm trên địa bàn là một tỉnhgần với thủ đô, có nhiều khu công nghiệp, nhiều trường đại học, dân cư đông đúc,tiềm năng phát triển ngành ngân hàng lớn, do đó, thu hút khá nhiều các ngân hànghoạt động, tính cạnh tranh cao Để giữ vững được vị thế và uy tín của một ngânhàng dẫn đầu trên địa bàn, việc tăng cường công tác kiểm soát nội bộ là một trongnhững biện pháp giúp BIDV Thái Nguyên quản lý hiệu quả hoạt động tín dụng
Xuất phát từ thực tế nêu trên, trải qua quá trình học tập, nghiên cứu, tôi đã
lựa chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên” với mong muốn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị điểu hành tại
ngân hàng
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đề tài thực hiện với mục tiêu đánh giá lại thực trạng công tác kiểm soát nội
bộ đối với hoạt động tín dụng tại BIDV Thái Nguyên Từ đó, đưa ra những giảipháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng,nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đóng góp vào sự phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương
Trang 63 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV Thái Nguyên
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Hệ thống hoá những vấn đề mang tính lý luận về NHTM, kiểm soát nội bộhoạt động tín dụng tại NHTM
- Thực trạng công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng, đánh giá những
ưu điểm cũng như những hạn chế trong công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tíndụng tại BIDV Chi nhánh Thái Nguyên
- Đề xuất các giải pháp góp phần khắc phục các hạn chế và hoàn thiện côngtác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV Chi nhánh Thái Nguyên nhằmđảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, đạt được các mục tiêu đề ra
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo nội dungcủa Luận văn gồm 4 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát nội bộ và kiểm soát nội
bộ đối với hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Thực trạng tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDVThái Nguyên
- Chương 4: Các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt độngtín dụng tại BIDV Thái Nguyên
Trang 7Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Lý luận về kiểm soát nội bộ
1.1.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ
Có nhiều tổ chức khác nhau đưa ra các quan niệm về Kiểm soát nội bộ, hệthống kiểm soát nội bộ:
Uỷ ban chuẩn mực kiểm toán quốc tế (The International Auditing andAssuarance Standards Board - IAASB) đưa ra khái niệm: “Kiểm soát nội bộ là toàn
bộ các biện pháp kiểm tra, kế toán hoặc các biện pháp khác do Ban Giám Đốc chịutrách nhiệm xây dựng, áp dụng và giám sát nhằm mục đích bảo vệ tài sản của doanhnghiệp, tính tin cậy của các ghi chép kế toán và của các báo cáo tài chính năm đượclập trên cơ sở các ghi chép đó, việc tuân thủ các quy chế và thủ tục hiện hành vàviệc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp” (ISA, 2009)
Viện kiểm toán độc lập Hoa Kỳ (American Institute of Certificated PublicAccountant- AICPA) đưa ra khái niệm về kiểm soát nội bộ như sau: “Kiểm soát nội
bộ bao gồm kế hoạch của tổ chức và tất cả các phương pháp phối hợp và đo lườngđược thừa nhận trong doanh nghiệp để bảo đảm an toàn tài sản có của họ, kiểm tra
sự phù hợp và độ tin cậy của dữ liệu kế toán, tăng cường tính hiệu quả của hoạtđộng và khuyến khích việc thực hiện các chính sách quản lý lâu dài” (AICPA)
Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (The International Federation of IFAC) thì: “Hệ thống kiểm soát nội bộ là kế hoạch của đơn vị và toàn bộ cácphương pháp, các bước công việc mà các nhà quản lý doanh nghiệp tuân theo Hệthống kiểm soát nội bộ trợ giúp cho các nhà quản lý đạt được mục tiêu một cáchchắc chắn theo trình tự và kinh doanh có hiệu quả kể cả việc tôn trọng các quy chếquản lý; giữ an toàn cho tài sản, ngăn chặn, phát hiện sai phạm và gian lận; ghi chép
Accountant-kế toán đầy đủ, chính xác, lập báo cáo tài chính kịp thời, đáng tin cậy” (IFAC)
Theo định nghĩa của Viện kiểm toán nội bộ quốc tế (Institute of InternalAudit - IIA): “Hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng là tập hợp bao gồm cácchính sách, quy trình, quy định nội bộ, các thông lệ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng,
Trang 8được thiết lập và được tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu của ngân hàng
và đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro xảy ra” (IIA)
Báo cáo COSO (Committee of Sponsoring Organizations of the TreadwayCommission) năm 1992 đưa ra khái niệm như sau: “Kiểm soát nội bộ là một quátrình do người quản lý, hội đồng quản trị, các nhân viên của đơn vị chi phối, nóđược thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu dướiđây: Báo cáo tài chính đáng tin cậy; Các luật lệ và qui định được tuân thủ; Hoạtđộng hữu hiệu và hiệu quả.” (Báo cáo COSO, 1992)
Ngày 29/12/2011 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành thông tư số44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hiệu lực thực hiện từ ngày12/02/2012 Theo đó, hệ thống KSNB được hiểu là “tập hợp các cơ chế, chính sách,quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngânhàng nước ngoài được xây dựng phù hợp theo quy định tại Thông tư này và được tổchức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạtđược yêu cầu đề ra” (Thông tư 44/2011/TT-NHNN, 2011) Qua các khái niệm trên
có thể nhận thấy những đặc điểm nổi bật của hệ thống kiểm soát nội bộ là:
- Kiểm soát nội bộ là một chuỗi các hoạt động kiểm soát tồn tại ở mọi bộphận trong doanh nghiệp và được kết hợp với nhau thành một thể thống nhất Nó làphương tiện giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu
- Kiểm soát nội bộ không chỉ đơn thuần là những chính sách, thủ tục, biểumẫu… mà còn bao gồm những con người trong tổ chức Chính con người định ramục tiêu, thiết lập cơ chế kiểm soát và vận hành chúng
- Kiểm soát nội bộ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý chứ không đảm bảotuyệt đối các mục tiêu được thực hiện Trong quá trình vận hành, hệ thống kiểmsoát có thể tồn tại yếu kém, những sai lầm của con người dẫn đến mục tiêu khôngđược thực hiện Kiểm soát nội bộ chỉ có thể ngăn ngừa và phát hiện những sai sótnhưng không thể đảm bảo là chúng không xẩy ra Hơn nữa, một trong nhữngnguyên tắc cơ bản để quyết định trong quản lý là chi phí cho quá trình kiểm soátkhông được vượt quá lợi ích mong đợi từ quá trình kiểm soát đó Do vậy, người
Trang 9quản lý có thể nhận thức được mọi rủi ro nhưng nếu chi phí cho quá trình kiểm soátquá lớn thì không thể áp dụng các thủ tục kiểm soát.
1.1.2 Các bộ phận cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ
Dù đặc điểm hoạt động của mỗi tổ chức có khác nhau thì vẫn có 05 bộ phậncấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ, bao gồm:
1.1.2.1 Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát tạo ra sắc thái chung của một tổ chức, thông qua việcchi phối ý thức kiểm soát của các thành viên Môi trường kiểm soát là nền tảng chotất cả các thành phần khác của kiểm soát nội bộ Những nhân tố của môi trườngkiểm soát được ghi nhận bởi báo cáo COSO 1992 gồm có:
a Triết lý quản lý và phong cách điều hành
Triết lý quản lý thể hiện qua quan điểm và nhận thức của nhà quản lý Phongcách điều hành thể hiện qua cá tính, tư cách và thái độ của nhà quản lý khi điềuhành doanh nghiệp Tiêu chí để đánh giá các nhân tố này bao gồm:
Mức độ rủi ro kinh doanh mà nhà quản lý có thể chấp nhận - mạo hiểm haythận trọng
Sự tiếp xúc giữa nhà quản trị cấp cao và người quản lý điều hành
Thái độ và hành động đối với việc lập báo cáo tài chính bao gồm nhữngkhuynh hướng khác nhau trong kế toán, áp dụng những nguyên tắc kế toán, mức độkhai báo thông tin trên báo cáo tài chính và kể cả quan điểm về gian lận và giả mạochứng từ sổ sách
b Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức là việc thiết lập bộ máy thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức giúp cung cấp khuôn khổ trong đó hoạt động của tổ chức được lập
kế hoạch, thực hiện, kiểm soát và giám sát Cơ cấu tổ chức cần xác định rõ quyềnhạn và trách nhiệm chủ yếu đối với từng hoạt động, xác định cấp bậc cần báo cáothích hợp Cơ cấu tổ chức khác nhau tùy theo quy mô và đặc điểm của tổ chức Cơcấu tổ chức thúc đẩy hoặc hạn chế việc thực hiện các hoạt động kiểm soát Các tiêuchí để đánh giá cho nhân tố này bao gồm:
Sự thích hợp của cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp và khả năng cung cấpthông tin cần thiết của nhà quản lý
Trang 10 Mức độ phù hợp giữa trách nhiệm theo cơ cấu tổ chức với nhận thức củanhững người quản lý về nhiệm vụ đó.
Khả năng đáp ứng về kiến thức, kinh nghiệm đối với nhiệm vụ được giaocủa các nhà quản lý
c Phương pháp phân chia quyền hạn và trách nhiệm
Phương pháp phân chia quyền hạn và trách nhiệm là mức độ giao quyền từtrên xuống của hệ thống tổ chức, là việc xác định mức độ tự chủ, quyền hạn củatừng cá nhân hay từng nhóm trong việc đề xuất và giải quyết vấn đề, trách nhiệmbáo cáo với các cấp có liên quan Quyền hạn được giao tương xứng với trách nhiệm
và năng lực của từng thành viên Mỗi người phải hiểu được công việc cụ thể họ sẽphụ trách và nó ảnh hưởng đến người khác như thế nào trong việc góp phần hoànthành mục tiêu của doanh nghiệp Để phân chia quyền hạn và trách nhiệm phù hợpcần dựa vào các tiêu chí sau đây:
Phù hợp với mục tiêu của tổ chức, chức năng hoạt động, yêu cầu tráchnhiệm về hệ thống thông tin và quyền hạn thay đổi
Phù hợp với các tiêu chuẩn và thủ tục kiểm soát
Sự tương xứng giữa số lượng, năng lực của các thành viên, với mức độcông việc và quy mô của doanh nghiệp
d Cam kết về năng lực
Cam kết về năng lực là việc người quản lý đặt yêu cầu các nhân viên đủ năng
lực cho công việc được giao Yếu tố này giúp đáp ứng mục tiêu kiểm soát nội bộ,đảm bảo thực hiện các yêu cầu của thủ tục kiểm soát Vì vậy cam kết về năng lựccần được cụ thể hóa thành các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cho mỗi công việc
cụ thể và cần cân bằng giữa chi phí và lợi ích Tiêu chí đánh giá nhân tố này:
Mọi công việc cụ thể trong tổ chức phải có bảng mô tả các tác vụ một cách
rõ ràng Bảng mô tả này có thể dưới dạng một bảng mô tả công việc hoặc dưới mộthình thức khác
Mỗi công việc cần phải được phân tích về yêu cầu đối với kiến thức và kỹ năng
e Chính sách nhân sự
Chính sách nhân sự là các chính sách và các qui định liên quan đến việctuyển dụng, huấn luyện, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật nhân viên Nó
Trang 11có ảnh hưởng quan trọng đến việc hạn chế rủi ro của kiểm soát nội bộ Các chínhsách kiểm soát phụ trợ cũng không kém phần quan trọng như định kỳ thay đổinhiệm vụ của nhân viên để tránh và phát hiện gian lận, sai sót có thể xẩy ra Nhàquản lý cần phải thiết lập các chương trình động viên khuyến khích bằng các hìnhthức khen thưởng và nâng cao mức khuyến khích cho các hoạt động nổi bật Đồngthời, các hình thức kỷ luật nghiêm khắc cho các hành vi vi phạm cũng cần được cácnhà quản lý quan tâm Khi đánh giá về các chính sách nhân sự, cần dựa vào các tiêuchí dưới đây:
Chính sách và thủ tục cho việc tuyển dụng, huấn luyện, đề bạt và trợ cấpthích hợp cho nhân viên
Có biện pháp điều chỉnh thích hợp cho sự khác biệt giữa các chính sáchnhân sự với các chính sách và thủ tục kinh doanh
Cần kiểm tra và lựa chọn các ứng cử viên có trình độ, năng lực và kinhnghiệm phù hợp
Mức độ phù hợp giữa sự duy trì nhân viên, tiêu chuẩn đề bạt, kỹ thuật đánhgiá khả năng làm việc, mối quan hệ về nguyên tắc đạo đức và các hành vi khác
g Sự liêm chính và giá trị đạo đức
Sự liêm chính và giá trị đạo đức là tính cách, bản chất của con người thể hiệnqua hoạt động hàng ngày trong một tổ chức Nó chịu sự tác động của văn hóa tổchức Những nhà quản lý cấp cao giữa một vai trò chủ đạo trong việc hình thànhvăn hóa tổ chức Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trước tiên phụ thuộctrực tiếp vào sự liêm chính và tôn trọng các giá trị đạo đức của những thành viênliên quan đến quá trình kiểm soát Sự liêm chính và tôn trọng các giá trị đạo đức làyếu tố chính của môi trường kiểm soát, nó tác động đến các thành phần khác củakiểm soát nội bộ Tiêu chí đánh giá nhân tố này bao gồm:
Sự tồn tại quy định về đạo đức nghề nghiệp hoặc thông lệ kinh doanh đượcchấp nhận, quy định xử lý các trường hợp mâu thuẫn về quyền lợi và những quyđịnh chuẩn mực về đạo đức khác Những quy định này phải được áp dụng trongthực tế
Quy định về cách đối xử với khách hàng, nhà cung cấp phải dựa trên mộttinh thần trung thực và công bằng
Trang 12 Loại bỏ sức ép đối với việc thỏa mãn mục tiêu phi hiện thực đặc biệt là đốivới những mục tiêu trong ngắn hạn, giới hạn phạm vi áp dụng phương pháp khuyếnkhích vật chất đơn thuần dựa trên kết quả công việc.
h Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm toán
Hội đồng quản trị và Ủy Ban kiểm toán là những thành viên có kinh nghiệm,
uy tín trong doanh nghiệp, giúp tạo lập môi trường kiểm soát tốt và giám sát bộmáy quản lý Ủy Ban kiểm toán trực thuộc hội đồng quản trị, gồm những thành viêntrong và ngoài hội đồng quản trị nhưng không tham gia vào việc điều hành doanhnghiệp Các nhân tố để xem xét và đánh giá sự hữu hiệu của Hội đồng quản trị và
Ủy ban kiểm toán là mức độ độc lập, kinh nghiệm, uy tín, mối quan hệ với bộ phậnkiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập
1.1.2.2 Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là bộ phận thứ hai của kiểm soát nội bộ, là quá trình nhậndạng và phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu, từ đó có thểquản trị được rủi ro Rủi ro là những nguy cơ làm cho mục tiêu của tổ chức khôngthể thực hiện được, phát sinh từ các nguồn bên ngoài lẫn bên trong của tổ chức Quátrình đánh giá rủi ro bao gồm:
- Xác định mục tiêu: Xác định mục tiêu thật ra không phải là thành phần
của kiểm soát nội bộ nhưng là điều kiện tiên quyết, là cơ sở quan trọng để đánhgiá rủi ro
+ Mục tiêu hoạt động:
Thể hiện ở hiệu lực và hiệu quả các hoạt động
Gắn với nhiệm vụ cơ bản của tổ chức
Ảnh hưởng đến phân bổ nguồn lực
Thay đổi theo sự lựa chọn của nhà quản lý
Trang 13+ Mục tiêu báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính đáng tin cậy
Tăng khả năng huy động nguồn lực
Phụ thuộc vào tiêu chuẩn bên ngoài
- Nhận dạng rủi ro: Rủi ro là những sự kiện làm suy giảm mục tiêu, gồm có
rủi ro về hoạt động, rủi ro về tuân thủ, rủi ro về báo cáo tài chính Các nhân tố tácđộng đến rủi ro gồm:
+ Nhân tố bên ngoài: Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự thay đổi trongnhu cầu của khách hàng, chiến lược hoặc hoạt động của đối thủ cạnh tranh, quyđịnh của luật pháp, thay đổi trong nền kinh tế, thảm họa thiên nhiên, …
+ Nhân tố bên trong: Hệ thống thông tin, năng lực người quản lý và nhânviên, thay đổi người quản lý, …
Có thể sử dụng các phương pháp sau để nhận dạng rủi ro: sử dụng các kỹthuật phân tích (PEST, 5F, 7S…); thông qua việc nghiên cứu định kỳ sự thay đổicủa nền kinh tế, ngành nghề có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức; thông quacông tác lập kế hoạch chiến lược, dự toán ngân sách, …
- Phân tích rủi ro: là việc phân tích về mức độ thiệt hại và khả năng xảy ra
của rủi ro
- Quản trị rủi ro: gồm lựa chọn chiến lược đối phó, xem xét quan hệ lợi ích
chi phí và xem xét quan hệ với mức rủi ro có thể chấp nhận được Quản trị rủi rođược tiến hành dựa trên kết quả của việc phân tích rủi ro, tuy nhiên đây là một phầncủa quy trình quản lý, không thuộc về kiểm soát nội bộ
1.1.2.3 Các hoạt động kiểm soát
Các hoạt động kiểm soát là tập hợp những chính sách, thủ tục để đảm bảocho các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện, là các hành động cần thiết cần thựchiện để đối phó với rủi ro đe dọa đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức Có nhiềuloại hoạt động kiểm soát, dưới đây là một số hoạt động kiểm soát chủ yếu:
- Phân chia trách nhiệm: Không để cho một cá nhân nắm tất cả các khâu
trong quy trình nghiệp vụ từ khi phát sinh đến khi kết thúc Phân chia trách nhiệmgiúp sai sót dễ phát hiện và gian lận khó xảy ra hơn
Trang 14- Xử lý thông tin: bao gồm các nội dung:
+ Ủy quyền và xét duyệt: đảm bảo nguyên tắc tất cả các nghiệp vụ đều phải
có người chịu trách nhiệm, tránh chồng chéo trong phê duyệt, cân bằng giữa ủyquyền và xét duyệt trực tiếp, cần có quy định về cơ sở và dấu hiệu của sự phê duyệt
+ Chứng từ: là công cụ kiểm soát quan trọng:
Lập chứng từ: biểu mẫu chứng từ đầy đủ, đánh số trước liên tục, lưu mộtbản tại bộ phận lập
Lưu chuyển chứng từ qua các bộ phận lập để thực hiện xét duyệt vàkiểm soát
Kế toán kiểm soát chứng từ trước khi ghi chép giúp đảm bảo nghiệp vụthực sự xảy ra
Lưu trữ chứng từ giúp xác định trách nhiệm của người lập, người phê duyệt
và các bên liên quan
+ Đối chiếu và xử lý khác biệt: Việc đối chiếu giúp phát hiện việc xử lý hoặcghi chép sai, bỏ sót hay trùng lắp của các bộ phận Đối chiếu được thực hiện giữachứng từ với chứng từ, giữa sổ sách với sổ sách, giữa chứng từ với sổ sách, giữa sổsách với thực tế Đối chiếu phải được thực hiện định kỳ và để lại dấu vết (biên bảnhoặc ký xác nhận) Các khác biệt được phát hiện thông qua đối chiếu phải được ghinhận, theo dõi và xử lý
+ Kiểm tra độc lập: kiểm tra trước khi nghiệp vụ xảy ra và sau khi nghiệp vụxảy ra
- Bảo vệ tài sản: là các hoạt động kiểm soát của doanh nghiệp nhằm giảm
thiểu rủi ro các tài sản của đơn vị bị mất mát, lãng phí, lạm dụng, hư hỏng, phá hoại
- Sử dụng các chỉ số hoạt động: Chỉ số hoạt động là thước đo những phương diện
khác nhau của các hoạt động trong đơn vị Tính toán và so sánh các chỉ số hoạt độnggiữa thực tế với tiêu chuẩn, giữa kỳ này với kỳ trước… giúp nhận dạng những thay đổibất thường hoặc không hợp lý để xác định nguyên nhân và có biện pháp thích hợp
1.1.2.4 Thông tin và truyền thông:
Hệ thống này được thiết lập để mọi thành viên trong tổ chức có khả năngnắm bắt và trao đổi thông tin cần thiết cho việc điều hành, quản trị và kiểm soát cáchoạt động
Trang 15- Thông tin: Thông tin là những tin tức cần thiết giúp từng cá nhân, bộ phận
thực hiện trách nhiệm Những thông tin cần thiết phải được xác định, thu thập vàtruyền đạt tới những cá nhân, bộ phận có liên quan một cách lịp thời và thích hợp
Hệ thống thông tin của doanh nghiệp tạo ra các báo cáo, trong đó chứa đựng nhữngthông tin về tài chính, hoạt động hay tuân thủ, giúp cho nhà quản lý điều hành vàkiểm soát doanh nghiệp
Hệ thống thông tin phải đạt được các yêu cầu sau: hỗ trợ cho chiến lược kinhdoanh, hỗ trợ cho sang kiến mang tính chiến lược, tích hợp với hoạt động kinhdoanh, phối hợp hệ thống thông tin cũ và mới
Chất lượng thông tin phải đạt các tiêu chí sau: thích hợp, kịp thời, cập nhật,chính xác và dễ truy cập
- Truyền thông: là thuộc tính của hệ thống thông tin, là việc trao đổi và
truyền đạt các thông tin cần thiết tới các bên có liên quan cả trong lẫn ngoài doanhnghiệp Truyền thông bảo đảm các kênh thông tin bên trong và bên ngoài đều hoạtđộng hữu hiệu
1.1.3 Các hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ
Một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu chỉ có thể hạn chế tối đa các saiphạm chứ không thể đảm bảo rủi ro, gian lận và sai sót không xẩy ra Những hạnchế vốn có của kiểm soát nội bộ bao gồm:
- Kiểm soát nội bộ khó ngăn chặn được gian lận và sai sót của người quản lýcấp cao Các thủ tục kiểm soát là do người quản lý đặt ra, nó chỉ kiểm tra việc gianlận và sai sót của nhân viên Khi người quản lý cấp cao cố tình gian lận, họ có thểtìm cách bỏ qua các thủ tục kiểm soát cần thiết
Trang 16- Bất kỳ một hoạt động kiểm soát nào của kiểm soát nội bộ cũng phụ thuộcvào yếu tố con người Con người là nhân tố gây ra sai sót từ những hạn chế xuấtphát từ bản thân như: vô ý, bất cẩn, sao lãng, đánh giá hay ước lượng sai, hiểu saichỉ dẫn của cấp trên hoặc báo cáo của cấp dưới.
- Sự gian lận của nhân viên thông qua sự thông đồng với nhau hay với các bộphận bên ngoài tổ chức;
- Nhà quản lý lạm quyền: Nhà quản lý bỏ qua các quy định kiểm soát trongquá trình thực hiện nghiệp vụ có thể dẫn đến việc không kiểm soát được các rủi ro
và làm cho môi trường kiểm soát trở nên yếu kém
- Hoạt động kiểm soát chỉ tập trung vào các sai phạm dự kiến, do đó khixẩy ra các sai phạm bất thường thì thủ tục kiểm soát trở nên kém hữu hiệu thậmchí vô hiệu
- Chi phí thực hiện hoạt động kiểm soát phải nhỏ hơn giá trị thiệt hại ướctính do sai sót hay gian lận xẩy ra
- Những thay đổi của tổ chức, thay đổi quan điểm quản lý và điều kiện hoạtđộng có thể dẫn đến những thủ tục kiểm soát không phù hợp
Tóm lại, kiểm soát nội bộ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý chứ không phảiđảm bảo tuyệt đối các mục tiêu được thực hiện kiểm soát nội bộ chỉ có thể ngănngừa và phát hiện những sai sót, gian lận nhưng không thể đảm bảo là chúng khôngxẩy ra Chính vì vậy, một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu đến đâu cũng đều tồntại rủi ro nhất định Vấn đề là người quản lý đã nhận biết, đánh giá và giới hạnchúng trong mức độ chấp nhận được
1.2 Lý luận về ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm, chức năng của ngân hàng thương mại
1.2.1.1 Khái niệm
Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắnliền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá Sự phát triển hệ thống ngân hàng thươngmại (NHTM) đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nềnkinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao
Trang 17nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trởthành những định chế tài chính không thể thiếu được.
Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM:
- Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cungcấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính
- Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng thươngmại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc củacông chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tàinguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”
Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩaViệt Nam thông qua ngày 16 tháng 06 năm 2010 có nêu: “Ngân hàng thương mại làloại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt độngkinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”
Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tàichính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản
là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán Ngoài ra, NHTM còncung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụcủa xã hội
1.2.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế
Xét về mọi mặt thì ngày nay NHTM là loại tổ chức trung gian tài chính quantrọng nhất phục vụ công chúng
Việc các ngân hàng thương mại nắm giữ tài sản nhiều hơn mọi định chế tàichính khác, hoặc các ngân hàng tượng trưng cho một gạch nối thiết yếu để chuyển cácchính sách kinh tế của chính phủ - đặc biệt là chính sách tiền tệ - đến các thành phầncòn lại của nền kinh tế là minh chứng đầu tiên thể hiện vai trò này của ngân hàng
Mặt khác, tiền gửi ngân hàng là một trong những thành phần lớn nhất củanguồn cung tiền cho nền kinh tế và những thay đổi về cung tiền có quan hệ chặt chẽđến sự thay đổi hàng hóa, giá cả dịch vụ, còn tín dụng ngân hàng và các dịch vụngân hàng là nhu cầu thiết yếu của tất cả các chủ thể kinh tế, nó tạo ra khả năngthực hiện toàn bộ quá trình kinh tế Chính quyền cũng dựa vào ngân hàng như
Trang 18nguồn tín dụng khi thâm hụt nguồn chi tiêu Ngân hàng còn là nguồn lực chínhtrong các thị trường trái phiếu, cổ phiếu.
Vai trò này có được là do ngân hàng thương mại thực hiện các chức năngquan trọng sau:
- Trung gian tín dụng: Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức
năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại Khi thực hiện chức năng trunggian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhucầu về vốn Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đivay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữalãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên thamgia: người gửi tiền và người đi vay
- Trung gian thanh toán: Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các
doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng nhưtrích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặcnhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu kháctheo lệnh của họ
Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợinhư séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùytheo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp.Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặpchủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng mộtphương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán Do vậy các chủ thể kinh tế
sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn Chứcnăng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanhtoán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế
- Tạo tiền: Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của
NHTM Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại
và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù củamình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế
Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM
là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán Thông qua chức năng trung gian tín
Trang 19dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lạiđược khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trêntài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiềngiao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năngnày, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế,đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội Ngân hàng thương mại tạo tiền phụthuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối vớiNHTM Do vậy ngân hàng trung ương có thể tăng tỉ lệ này khi lượng cung tiền vàonền kinh tế lớn.
1.2.2 Khái niệm, vai trò, các loại hình tín dụng ngân hàng
1.2.2.1 Khái niệm về tín dụng
Tín dụng là một loại giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên chovay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanhnghiệp và các chủ thể khác), trong đó, bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đivay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có tráchnhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên vay khi đến hạn thanh toán
Theo điều 20 của Luật các tổ chức tín dụng thì: “Cấp tín dụng là việc tổ chứctín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền có hoàn trả thông quacác nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và cácnghiệp vụ khác” (Luật các tổ chức tín dụng, 2010)
Đặc trưng của tín dụng là: tín dụng có tính rủi ro, tín dụng mang yếu tố lòngtin, tính thời hạn và tính hoàn trả
1.2.2.2 Vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng
Tín dụng là một nghiệp vụ chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngânhàng và rủi ro trong kinh doanh cũng chủ yếu tập trung ở lĩnh vực này, sau đó là cácnghiệp vụ kinh doanh giao dịch và các nghiệp vụ khác Vai trò của nó thể hiện trêncác mặt:
- Về mặt tài chính, đây là nghiệp vụ tạo thành bộ phận chủ yếu và quan trọngcủa Tài sản Có của NHTM Những yếu kém trong nghiệp vụ này sẽ làm cho tìnhhình tài chính của NHTM bị đe dọa
Trang 20- Về mặt kinh doanh, cho vay là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất do
nó luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập của ngân hàng Vì hoạt độngkinh doanh của ngân hàng thương mại là kinh doanh tiền tệ tức huy động vốn tiền tệ
từ bên ngoài và sử dụng vốn huy động để kinh doanh tạo ra lợi nhuận từ thu nhậplãi chênh lệch đầu ra và chi phí huy động vốn đầu vào nên ngân hàng luôn phải tínhtoán việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhất Nghiệp vụ cho vay không những đemlại thu nhập về tiền lãi cho ngân hàng mà còn là tiền đề kéo theo các dịch vụ kháccủa ngân hàng phát triển như: thanh toán quốc tế thông qua nghiệp vụ tài trợ ngoạithương, thẻ thanh toán và các giao dịch tài khoản tiền gửi
- Đối với xã hội, hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại còn có vai tròrất to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc cung ứngmột khối lượng vốn lớn cho nền kinh tế nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh, xâydựng cơ sở hạ tầng, mở rộng đầu tư, tạo việc làm, hỗ trợ tiêu dùng và nhu cầu làmnhà ở cho dân cư
1.2.2.3 Các loại hình tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng có rất nhiều loại hình tùy thuộc vào tiêu thức phân loại.Tuy nhiên có một số cách phân loại chủ yếu sau:
- Phân loại theo thời gian: việc phân loại tín dụng theo thời gian có ý nghĩa
quan trọng đối với hoạt động ngân hàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính antoàn và sinh lợi của tổ chức tín dụng cũng như hoàn trả của khách hàng Theo cáchphân loại này tín dụng được chia làm ba loại: tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn
và tín dụng dài hạn
Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 năm trở xuống, được sửdụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chitiêu ngắn hạn của cá nhân
Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời có thời hạn từ trên 1 năm đến 5năm, loại tín dụng này chủ yếu được sử dụng để đầu tư, mua sắm tài sản cố định,cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựngcác dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh
Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm Tín dụng dài hạnchủ yếu để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như: xây dựng nhà ở, thiết bị, phương tiệnvận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp lớn, xây dựng các dự án lớn
Trang 21- Phân loại theo hình thức tài trợ: gồm cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cho
thuê tài chính
Cho vay: là một hình thức cấp tín dụng theo đó ngân hàng giao cho kháchhàng một khoản tiền để sử dụng vào một mục đích và trong một khoảng thời giannhất định theo thỏa thuận của hai bên với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi
Chiết khấu: là hình thức trao đổi trái quyền, cụ thể là ngân hàng ứng trướccho khách hàng một khoản tiền tương ứng với giá trị thương phiếu mà khách hàng
có nhu cầu chiết khấu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một thươngphiếu chưa đến hạn
Bảo lãnh: là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền vềthực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiệnđúng nghĩa vụ đã cam kết, sau đó khách hàng phải nhận nợ và trả cho tổ chức tíndụng số tiền đã được trả thay
Cho thuê tài chính: là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách thuêtheo những thỏa thuận nhất định Sau một thời gian nhất định, khách hàng phải trả
cả gốc và lãi cho ngân hàng Đây thường là hoạt động tín dụng trung và dài hạn trên
cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là ngân hàng với khách hàngthuê Khi hết thời gian thuê, khách hàng mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theocác điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê
- Phân loại theo tài sản đảm bảo: việc phân loại theo tiêu thức này rất quan
trọng đối với các Ngân hàng, vì tài sản đảm bảo cho các khoản tín dụng cho phépngân hàng có được nguồn thu nợ thứ hai bằng cách phát mại tài sản đảm bảo đó đểthu nợ trong trường hợp nguồn thu nợ thứ nhất (từ quá trình sản xuất kinh doanh)không đủ hoặc không có Thông thường theo tiêu thức này tín dụng được chia thànhhai loại: tín dụng có bảo đảm và tín dụng không có bảo đảm
Tín dụng có bảo đảm: là loại tín dụng mà khi cho vay, đòi hỏi người vay vốnphải có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh của người thứ ba
Tín dụng không có bảo đảm (hay còn gọi là tín chấp): là loại tín dụng không
có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba mà việc cho vay chỉdựa vào uy tín của bản thân khách hàng
Trang 22- Phân loại theo ngành kinh tế:
Tín dụng nông nghiệp: là loại tín dụng phục vụ cho mục đích sản xuất kinhdoanh trong lĩnh vực nông nghiệp
Tín dụng công nghiệp: là loại tín dụng phục vụ cho mục đích sản xuất kinhdoanh trong lĩnh vực công nghiệp
Tín dụng thương mại dịch vụ: là loại tín dụng nhằm tài trợ cho hoạt độngcung ứng dịch vụ, mua bán, khách sạn, du lịch,…
Cách phân loại này cho phép ngân hàng theo dõi rủi ro và sinh lợi gắn liềnvới những lĩnh vực tài trợ chính để có chính sách khách hàng phù hợp
Ngoài các tiêu thức trên, tín dụng còn có thể phân loại theo phương pháp chovay như tín dụng trực tiếp, tín dụng gián tiếp; theo phương pháp hoàn trả như tíndụng trả góp, tín dụng phi trả góp; theo mục đích sử dụng như tín dụng tiêu dùng,tín dụng sản xuất; theo đối tượng tín dụng như tín dụng tài trợ cho khách hàng lưuđộng, tín dụng cho tài trợ tài sản cố định; theo mức độ rủi ro như tín dụng lànhmạnh, tín dụng có vấn đề, tín dụng quá hạn có khả năng thu hồi nợ, tín dụng quáhạn khó thu hồi nợ…
Các cách phân loại này cho ta thấy tín dụng ngân hàng rất đa dạng và phongphú, đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý của các NHTM nói riêng và củanền kinh tế thị trường nói chung
Tùy theo yêu cầu của khách hàng và các quy định cụ thể của Nhà nước đốivới việc cho vay của các NHTM, các NHTM có thể áp dụng các loại tín dụng phùhợp cho kế hoạch của mình, đảm bảo lợi nhuận và an toàn tài sản Ngân hàng
• Rủi ro tín dụng bắt nguồn từ sự yếu kém về tài chính của khách hàng, cáctác động bất thường của môi trường kinh doanh, sự giảm sút giá trị của tài sản đảmbảo cho khoản vay và các nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan khác
Trang 23• Rủi ro tín dụng phát sinh cao sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn về tài chính củangân hàng dẫn đến phát sinh rủi ro thanh khoản của ngân hàng do không thu hồi kịptiền để thanh toán các khoản vốn huy động phải trả đến hạn và có thể khiến chongân hàng bị sụp đổ, phá sản.
1.2.3.2 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
- Nguyên nhân khách quan
Môi trường kinh doanh biến động ảnh hưởng đến khả năng tài chính và khảnăng trả nợ của khách hàng Bên cạnh đó, thực lực về tài chính của khách hàng kém
và ỷ lại, chậm thích nghi với môi trường
Khách hàng không có kế hoạch kinh doanh tốt, cụ thể, rõ ràng và hợp lý,không dự báo trước đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng như thị trường, chi phí, cạnhtranh, nguồn lực…Nói chung, thực lực của khách hàng kém
Do tư cách của người vay kém, khách hàng không có phẩm chất tốt, gian lận.Môi trường pháp lý, kinh tế vĩ mô chưa hoàn chỉnh
Thiếu thông tin kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế
Tài sản đảm bảo do ngân hàng nắm giữ bị giảm sút giá trị
Các nguyên nhân khác về sự thay đổi điều kiện kinh doanh, bộ máy quản lý,tình trạng gia đình của khách hàng vay, nguồn thu nhập, thiên tại, hỏa hoạn
- Nguyên nhân chủ quan
Do chính sách của người điều hành ngân hàng muốn tăng chỉ tiêu dư nợ màkhông thực hiện đầy đủ các bước kiểm soát khi cho vay
Do năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng yếu kém
Nhân viên tín dụng không tìm hiểu kỹ và không đánh giá được tư cáchkhách hàng
Thông tin về khoản vay thu thập không đầy đủ đẫn đến cho vay sai mục đích.Không phân tích rõ môi trường kinh doanh của khách hàng, nguồn thu nhập, tài sảnđảm bảo…
Không hiểu rõ nhu cầu của khách hàng vay, không cơ cấu khoản vay cho phùhợp với luồng tiền của họ do không hiểu luồng tiền của khách hàng vay…
Quy trình tín dụng không đầy đủ và chặt chẽ, để sơ hở các yếu tố pháp lýtrên hợp đồng vay gây bất lợi cho ngân hàng
Trang 24Sự gian lận của nhân viên tín dụng, thông đồng với khách hàng.
Quản lý khoản cho vay kém, không thường xuyên kiểm tra, giám sát, từ đókhông phát hiện kịp thời những dấu hiệu có vấn đề
1.3 Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại
1.3.1 Các yêu cầu và nguyên tắc hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ
Điều 4 Thông tư số 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội
bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài banhành ngày 29/12/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nêu rõ các yêu cầu vànguyên tắc hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ như sau:
- Các rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt độngcủa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được nhận dạng, đolường, đánh giá thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và có biệnpháp quản lý rủi ro thích hợp Khi có sự thay đổi về mục tiêu kinh doanh, sản phẩm,dịch vụ và hoạt động kinh doanh mới, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài phải rà soát, nhận dạng rủi ro liên quan để xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quytrình, quy định kiểm soát nội bộ phù hợp
- Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ là một phần không tách rời cáchoạt động hằng ngày của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Kiểmsoát nội bộ được thiết kế, cài đặt, tổ chức thực hiện ngay trong mọi quy trình nghiệp
vụ tại tất cả các đơn vị, bộ phận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài dưới nhiều hình thức như:
+ Phân cấp ủy quyền rõ ràng, minh bạch; bảo đảm tách bạch nhiệm vụ,quyền hạn của các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngânhàng nước ngoài;
+ Quy định về hạn mức rủi ro cụ thể đối với từng cá nhân, bộ phận trong việcthực hiện giao dịch;
+ Quy trình thẩm định, chấp thuận và duyệt cho phép thực hiện giao dịch;bảo đảm một quy trình nghiệp vụ phải có ít nhất 02 cán bộ tham gia, một người thựchiện giao dịch và một người kiểm soát giao dịch, không có cá nhân nào có thể mộtmình thực hiện và quyết định một quy trình nghiệp vụ, một giao dịch cụ thể, ngoại
Trang 25trừ những giao dịch trong hạn mức được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàngnước ngoài cho phép phù hợp với quy định của pháp luật.
- Phân cấp ủy quyền phải được thiết lập, thực hiện hợp lý, cụ thể, rõ ràng,tránh xung đột lợi ích; bảo đảm một cán bộ không đảm nhiệm cùng một lúc nhữngcương vị, nhiệm vụ có mục đích, quyền lợi mâu thuẫn hoặc chồng chéo với nhau;đảm bảo mọi cán bộ trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không
có điều kiện để thao túng hoạt động, không minh bạch thông tin phục vụ cho mụcđích cá nhân hoặc che giấu hành vi vi phạm quy định của pháp luật và quy định nội
bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Bảo đảm chấp hành chế độ hạch toán, kế toán theo quy định và phải có hệthống thông tin nội bộ về tài chính, về hoạt động, về tình hình tuân thủ trong tổ chứctín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tình hình kinh tế, thị trường bên ngoàihợp lý, tin cậy, kịp thời nhằm phục vụ cho công tác quản trị, điều hành hiệu quả
- Hệ thống thông tin, công nghệ thông tin của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngânhàng nước ngoài phải được giám sát, bảo vệ hợp lý, an toàn và phải có cơ chế quản lý
dự phòng độc lập nhằm xử lý kịp thời những tình huống bất ngờ, bao gồm cả thiêntai, cháy, nổ, hệ thống bị xâm nhập, đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn, bảomật hệ thống công nghệ thông tin của ngành ngân hàng, đảm bảo hoạt động kinhdoanh thường xuyên, liên tục của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Bảo đảm cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài đều phải hiểu được tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát nội bộ; vai tròcủa từng cá nhân trong quá trình kiểm soát nội bộ có liên quan đến chức năng,nhiệm vụ được giao và phải thực hiện đầy đủ, hiệu quả các quy định, quy trình kiểmsoát nội bộ liên quan
- Người điều hành bộ phận, đơn vị nghiệp vụ và cá nhân có liên quan phảithường xuyên xem xét, đánh giá về tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soátnội bộ; các tồn tại, bất cập của hệ thống kiểm soát nội bộ phải được báo cáo kịp thờivới cấp quản lý trực tiếp; các tồn tại, bất cập lớn có thể gây tổn thất hoặc nguy cơrủi ro phải được báo cáo ngay cho Tổng giám đốc (Giám đốc), Hội đồng quản trị,Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát
Trang 26- Cá nhân, bộ phận ở các cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàngnước ngoài phải thường xuyên, liên tục kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện cácquy định, quy trình nội bộ có liên quan và phải chịu trách nhiệm về kết quả thựchiện hoạt động nghiệp vụ được giao trước tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàngnước ngoài và trước pháp luật.
- Lãnh đạo đơn vị, bộ phận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài phải báo cáo về kết quả tự đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vịmình; đề xuất biện pháp xử lý đối với những tồn tại, bất cập (nếu có) gửi lãnh đạocấp quản lý trực tiếp theo định kỳ hoặc đột xuất, theo yêu cầu của lãnh đạo cấp quản
lý trực tiếp
1.3.2 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng
Kiểm soát nội bộ bộ đối với hoạt động tín dụng trong NHTM nhằm đánh giátính nghiêm túc, đúng đắn trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện nghiệp vụ tíndụng, như: Chiến lược, chính sách, các điều kiện khung trong kinh doanh tín dụng,phân chia về chức năng hoạt động
Kiểm soát nội bộ nhằm giúp phát hiện những sơ hở trong hoạt động tín dụng,những rủi ro và tiềm ẩn rủi ro hoạt động tín dụng của NHTM từ đó đề xuất với Hộiđồng quản trị, ban lãnh đạo các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt độngtín dụng của ngân hàng
Xác định tính phù hợp của các khoản vay, tính chính xác, trung thực, phùhợp với số liệu kế toán: Dư nợ, nợ quá hạn, lãi suất cho vay, định giá tài sản đảmbảo, mức trích lập dự phòng
Đánh giá ảnh hưởng của nghiệp vụ tín dụng tới hiệu quả hoạt động tài chínhcủa Ngân hàng
1.3.3 Chức năng, nhiệm vụ của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng
Để đạt được các mục tiêu của một cuộc kiểm tra, kiểm soát đối với các hoạtđộng tín dụng trong ngân hàng, công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng phải thực hiệnđầy đủ chức năng và nhiệm vụ của mình, trước tiên hãy đi nghiên cứu đối tượngkiểm soát tín dụng
Trang 271.3.3.1 Đối tượng của kiểm soát tín dụng
Là tổng thể các nghiệp vụ thực hiện trong quá trình cấp tín dụng cho kháchhàng, cơ cấu tín dụng, cơ cấu rủi ro và các phương thức cấp tín dụng áp dụng chokhách hàng Phân tích đánh giá khách hàng, tình hình tài sản đảm bảo tín dụng, cácnguyên tắc xét duyệt và cấp tín dụng, giám sát tín dụng của ngân hàng đối vớikhách hàng, kiểm soát cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng,kiểm soát chi tiết các khoản tín dụng, kiểm soát các khoản nợ có vấn đề, kiểm tratình hình thành lập quỹ dự phòng rủi ro
1.3.3.2 Chức năng của kiểm soát tín dụng
Kiểm tra xác định độ tin cậy của các tài liệu liên quan đến nghiệp vụ cấp tíndụng, đánh giá tính tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy định của Nhà nước đốivới NHTM về các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ tín dụng, các quy định của bảnthân ngân hàng đối với các bộ tín dụng có được chấp hành đầy đủ không?
Đánh giá và xác nhận tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộđối với công tác tín dụng
Kiểm tra, xác nhận và đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tín dụng, việc sửdụng vốn, các quyết định, công văn có đúng đắn và hợp pháp không?
1.3.3.3 Nhiệm vụ của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng
Để làm tốt chức năng của mình, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng
có nhiệm vụ sau:
Kiểm tra, đánh giá tính phù hợp, tính hiệu lực hiệu quả của hệ thống kiểm trakiểm soát nội bộ trong ngân hàng, độ tin cậy của các thông tin tín dụng trước khitrình ký duyệt và công bố
Kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ của các nguyên tắc hoạt động và quản lý tíndụng đặc biệt sự tuân thủ luật pháp, chính sách, chế độ, các quy định của Hội đồngquản trị, ban Giám đốc Ngân hàng của cán bộ tín dụng Ngân hàng
Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý tín dụng trong bảo vệtài sản, nguồn vốn của Ngân hàng Đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện
hệ thống quản lý điều hành kinh doanh của Ngân hàng
Trang 281.3.4 Quy trình kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng
Chất lượng tín dụng là một vấn đề được các nhà lãnh đạo Ngân hàng hết sứcquan tâm, vì vậy nâng cao chất lượng tín dụng là một việc làm có ý nghĩa đảm bảo
an toàn vốn trong kinh doanh cũng như khẳng định vị thế, vai trò của bất kỳ ngânhàng thương mại nào
Việc thiết lập bộ phận kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại củacác cấp lãnh đạo không nhằm ngoài mục tiêu này Tuy nhiên, kiểm soát tín dụngnhư thế nào để đạt được mục tiêu của cuộc kiểm soát cũng như đạt được nhiệm vụ
mà lãnh đạo đề ra là một vấn đề hết sức phức tạp đối với các cán bộ Ngân hàng
Việc xây dựng quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tíndụng tại các ngân hàng thương mại trước hết nó phải phù hợp với tiêu chuẩn, chuẩnmực chung về một cuộc kiểm soát nội bộ áp dụng trong các doanh nghiệp, các tổchức kinh tế trên cơ sở kế thừa chuẩn mực chung về trình tự một cuộc kiểm soátkinh tế thông thường, sau nữa dựa vào nội dung, lĩnh vực kiểm soát và những điềutrọng tâm nhất của kiểm soát viên về lĩnh vực tín dụng Do đó các bước thực hiệncác công việc của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại các ngân hàngthương mại có thể được áp dụng như sau:
1.3.4.1 Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm soát
Nội dung, trật tự các bước tiến hành
- Lập kế hoạch sơ bộ:
Tiếp xúc với đối tượng được kiểm soát là bộ phận tín dụng và những người
có liên quan để tìm hiểu tình hình, thu thập thông tin về bộ phận tín dụng
Đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu trong hoạt động tín dụng của ngânhàng đó
Hoạch định phương hướng áp dụng các kỹ thuật kiểm soát
- Lập kế hoạch chi tiết:
Mô tả về tình hình hoạt động, đặc điểm tín dụng của ngân hàng, tổ chức của
bộ phận tín dụng, đánh giá sơ bộ về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát
Xác định mục đích kiểm soát
Đánh giá sơ bộ về mức trọng yếu
Trang 29Xác định nội dung kiểm soát, thời gian và trình tự tiến hành kiểm soát
Những công việc cần phân công nhân viên của bộ phận kiểm soát nội bộ:Yêu cầu nhân lực và phân công bố trí nhân lực
Thời hạn hoàn thành cuộc kiểm soát
- Lập chương trình kiểm soát:
Xác định kiểm soát từng phần
Phạm vi và mức độ kiểm tra cần thiết
Xác định các bước chi tiết
Thu thập bằng chứng, phân tích, đánh giá để đưa ra nhận xét
Xác định thời gian kiểm soát, dự tính ngày hoàn thành và hình thức lập báocáo kiểm soát
Bố trí lực lượng kiểm soát và sự phối hợp giữa các kiểm soát viên
1.3.4.2 Thực hiện kiểm soát
- Kiểm soát các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tín dụng
Thu thập được bằng chứng chứng minh cho tính chính xác của các nghiệp vụTham chiếu với các quy định của Nhà nước, pháp luật về nghiệp vụ tín dụng,quy trình tín dụng và các chỉ tiêu an toàn khác
- Kiểm soát việc trích lập quỹ dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng
1.3.4.3 Hoàn tất công tác kiểm soát và công bố kết quả kiểm soát
- Tổng hợp các kết quả thu được và thực hiện một số các thử nghiệm
- Lập báo cáo nháp
- Lập báo cáo đầy đủ, bao gồm:
Phải ghi đầy đủ các yếu tố
Giải thích cụ thể các vấn đề kiểm soát trọng tâm hoạt động tín dụng
Đưa ra kiến nghị hợp thức
1.3.4.4 Theo dõi việc thực hiện kiến nghị đã được Giám đốc thông qua
Công việc này còn gọi là phúc tra kết quả kiểm soát nhằm kiểm tra lại việctriển khai thực hiện những kiến nghị những đề nghị xử lý và những giải pháp đã nêutrong báo cáo kiểm soát ở các bộ phận được kiểm soát
Trang 301.3.5 Nội dung kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
1.3.5.1 Kiểm soát chính sách tín dụng
Mục đích của chính sách tín dụng là nhằm:
- Duy trì và phát triển một cơ cấu khách hàng bền vững;
- Tăng cường công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng
- Thống nhất cách ứng xử, đảm bảo tính minh bạch, công khai trong việc cấptín dụng đối với các khách hàng
Khách hàng dù là doanh nghiệp hay cá nhân, hộ gia đình được áp dụng cácchính sách như thế nào phụ thuộc vào khách hàng có đáp ứng đủ điều kiện được xếphạng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB) hay không và nếu đủ thìđược xếp hạng gì Đối với khách hàng đáp ứng đủ điều kiện được xếp hạng thì saukhi xác định ngành nghề, quy mô, loại hình sở hữu, NHTM sẽ đánh giá, chấm điểmcác chỉ tiêu tài chính, phi tài chính để xếp hạng khách hàng
- Phần tài chính: Việc đánh giá yếu tố tài chính của doanh nghiệp định lượngqua việc phân tích báo cáo tài chính năm gần nhất Giá trị và tỷ trọng của từng chỉtiêu phụ thuộc vào ngành kinh tế và quy mô của doanh nghiệp
- Phần phi tài chính: Các yếu tố phi tài chính được đánh giá bằng phươngpháp định tính và phương pháp định lượng Tuy nhiên, do đặc thù riêng cuả mỗingành nên số lượng, gía trị chuẩn và trọng số của các chỉ tiêu con phụ của cácngành/nhóm ngành khác nhau là khác nhau
Để quản trị rủi ro tín dụng, cần phải xây dựng môi trường rủi ro tín dụng phùhợp với quy trình cấp tín dụng lành mạnh; hệ thống quản lý, đo lường và theo dõitín dụng phù hợp; và phải kiểm soát được rủi ro tín dụng Xếp hạng tín dụng nóichung và xếp hạng doanh nghiệp nói riêng đề cập đến cả bốn lĩnh vực của quản trịrủi ro tín dụng Kết quả xếp hạng tín dụng ở mức thấp thì rủi ro khi cho vay càngcao và ngược lại Vì vậy để hạn chế rủi ro tín dụng, các NHTM thường lựa chọnnhững khách hàng có kết quả xếp hạng ở mức nhất định
Căn cứ vào kết quả xếp hạng, ngân hàng có thể từ chối ngay những kháchhàng có mức điểm thấp, dành nhiều thời gian, nhân lực để tiếp tục thẩm định cáckhách hàng vay đạt mức điểm yêu cầu Vì thế, sử dụng XHTDNB sẽ tiết kiệm được
Trang 31thời gian, công sức, giảm bớt sự can thiệp từ con người và mang lại lợi ích cho cảngân hàng và khách hàng Mặt khác, XHTDNB còn là căn cứ để ngân hàng đưa racác quyết định cấp tín dụng mới, bổ sung cho các khách hàng tốt hay “cảnh báosớm„ để có biện pháp kịp thời đối với các khách hàng có tín nhiệm thấp.
Ở khía cạnh kiểm soát rủi ro tín dụng thì XHTDNB tạo thêm một căn cứ độclập để ngân hàng đánh giá về hiệu quả quá trình quản trị rủi ro của các bộ phận cóliên quan, bảo đảm chức năng cấp tín dụng được quản lý phù hợp, các tài sản có rủi
ro tín dụng nằm trong các giới hạn thống nhất với các tiêu chuẩn thận trọng và cácgiới hạn nội bộ, phát hiện sớm các khoản tín dụng xấu, các khoản tín dụng có vấn đề
Với vai trò quản trị tín dụng, XHTDNB giúp thu thập, phân loại, quản lý,khai thác, phân tích thông tin chính xác, chi tiết về người vay, về các đặc điểm củacác loại hình rủi ro và kết quả của đầu tư tín dụng vào các loại hình rủi ro đó Việcđầu tư vào hạ tầng công nghệ, hệ thống hóa, lưu giữ và tích lũy dần các thông tincần thiết nhằm triển khai xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ sẽ giúp NHTM dầnchuẩn hóa và tích lũy kho dữ liệu về khách hàng theo thời gian, giúp quản trị rủi rotín dụng hiệu quả hơn
Khi kiểm soát chính sách tín dụng cần kiểm soát các chính sách cụ thể sau:
- Chính sách về cấp tín dụng: Kiểm soát đối tượng cho vay, mục đích vay, số
tiền vay có phù hợp về chính sách tiếp thị, phát triển khách hàng, giới hạn hay hạn mứctín dụng của khách hàng, nhu cầu vay vốn và năng lực trả nợ của khách hàng,…
- Chính sách về bảo đảm tiền vay: Kiểm soát các điều kiện khách hàng
được cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc có bảo đảm với tỷ lệ tài sản bảo đảmtheo quy định
Tỷ lệ tài sản bảo đảm (TSBĐ) được tính:
Tỷ lệ TSBĐ = Tổng dư nợ cho vay vốn lưu động, số dư bảo lãnhTổng Giá trị TSBĐ sau quy đổi
và cam kết thanh toán sau quy đổiTrong đó:
Tổng Giá trị TSBĐ sau quy đổi là tổng giá trị tài sản bảo đảm của kháchhàng/bên thứ 3, bảo đảm bằng bảo lãnh sau quy đổi bảo đảm cho các khoản vay vốnlưu động, bảo lãnh và cam kết thanh toán của khách hàng
Trang 32 Tổng dư nợ cho vay vốn lưu động, số dư bảo lãnh và cam kết thanh toánsau quy đổi là tổng dư nợ cho vay vốn lưu động, số dư bảo lãnh và cam kết thanhtoán sau khi chuyển đổi theo hệ số chuyển đổi số dư bảo lãnh, cam kết thanh toán
- Chính sách về giá: Kiểm soát việc tính toán lãi suất cho vay và áp dụng
mức lãi suất có phù hợp với chính sách lãi suất và chính sách về sản phẩm trongtừng thời kỳ, đảm bảo tuân thủ sự điều hành của Chính phủ và của BIDV
+ Nguyên tắc xác định lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay được hiểu là giá cả của khoản vay và được hình thành chủ yếu do quan hệ cung cầu vốn trên thị trường, mức độ rủi ro, chi phí quản lý kinh doanh và mức lợi nhuận dự kiến của ngân hàng.
Lãi suất cho vay được tính bằng tổng các mục sau: (1) Lãi suất bình quânđầu vào; (2) Chi phí vốn mang tính chất lãi (dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảohiểm tiền gửi); (3) Chi phí quản lý kinh doanh cho hoạt động tín dụng; (4) Chi phítrích dự phòng rủi ro tín dụng + Lợi nhuận dự kiến
Những yếu tố cần cân nhắc khi tính giá bao gồm:
Yếu tố rủi ro của khách hàng vay;
Thời hạn cho vay;
Tỷ lệ tài sản bảo đảm;
Tiền gửi, tiền tiết kiệm và các số dư khác mà BIDV nắm giữ và phí thuđược từ các dịch vụ khác;
Lãi suất của các ngân hàng cạnh tranh;
Các mối quan hệ ngân hàng khác với khách hàng vay;
Mức lãi suất trần theo quy định của pháp luật (nếu có);
Việc xác định giá cho các khoản tín dụng đối với một khách hàng phải trên
cơ sở khả năng sinh lời tổng thể của khách hàng Về nguyên tắc, lãi suất cho vayphải tăng cùng với mức độ rủi ro của khách hàng
1.3.5.2 Kiểm soát quy trình cấp tín dụng
Kiểm soát quy trình cấp tín dụng bao gồm việc kiểm soát ngay trong từngkhâu của quy trình và khâu sau kiểm soát khâu trước
Quy trình cấp tín dụng thông thường tại các NHTM được thực hiện theo cácbước chủ yếu như sau:
Trang 33+ Đánh giá về tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm hiện hành+ Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa, bao gồm: rủi rokhách quan, rủi ro xuất phát từ chủ quan của khách hàng, rủi ro xuất phát từ NHTM,các biện pháp phòng ngừa rủi ro của khách hàng, các biện pháp phòng ngừa rủi rocủa ngân hàng
+ Lập báo cáo đề xuất tín dụng kèm hồ sơ tín dụng trình các cấp có thẩmquyền phê duyệt
- Phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng
- Soạn thảo và ký kết hợp đồng tín dụng
- Giải ngân/Phát hành bảo lãnh
1.3.5.3 Kiểm tra và kiểm soát vốn vay sau khi giải ngân
Việc kiểm tra và kiểm soát vốn vay sau khi giải ngân bao gồm các côngviệc sau:
- Kiểm tra, rà soát sau (hậu kiểm) đối với khoản vay: Kiểm tra mục đích sửdụng vốn vay; Kiểm tra tình hình thực hiện các cam kết, điều kiện cho vay như: tỷ
lệ vốn tự có của khách hàng tham gia, cam kết về tài sản bảo đảm, …; Kiểm trathực trạng tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm trong cho vay củaNHTM; Định kỳ hàng năm thực hiện rà soát, đánh giá lại hiệu quả khai thác các dự
án đầu tư, hiệu quả cấp tín dụng cho khách hàng; Bám sát tình hình thực hiện hợpđồng của khách hàng, định kỳ có đánh giá tiến độ thực hiện hợp đồng, tiến độ thuhồi tiền tạm ứng, tiến độ thanh toán trong bảo lãnh thanh toán, việc trả nợ và khảnăng trả nợ trong bảo lãnh vay vốn,…
Việc kiểm tra, rà soát được thực hiện thông qua hồ sơ tín dụng, sổ sáchchứng từ kế toán của khách hàng hoặc kiểm tra thực địa theo quy định và được lập
Trang 34thành biên bản kiểm tra hoặc báo cáo kiểm tra đối với trường hợp khách hàng sửdụng vốn sai mục đích/khách hàng không thực hiện đúng các cam kết/dự án đầu tư,phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng không hiệu quả như dự tính, biếnđộng bất lợi về tài sản bảo đảm… trình báo cáo cấp có thẩm quyền.
- Thực hiện phân loại nợ theo quy định
- Đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảmtrong cấp tín dụng
- Thường xuyên theo dõi, phân tích các biến động về hoạt động sản xuất kinhdoanh, tình hình tài chính, tài sản; tài sản bảo đảm của khách hàng để kịp thời nhậndiện các rủi ro tiềm ẩn
- Triển khai việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro đã được cấp cóthầm quyền phê duyệt
- Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi, phí đến khi tất toán hợp đồng
1.3.5.4 Kiểm soát trích lập dự phòng rủi ro
+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được Ngân hàng đánh giá
là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suygiảm khả năng trả nợ
+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được Ngân hàngđánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn Các khoản nợ nàyđược Ngân hàng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi
+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được Ngân hàng đánh giá
là khả năng tổn thất cao
+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được Ngânhàng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn
Trang 35- Nguyên tắc phân nhóm nợ:
+ Trường hợp có một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với các đơn vịthành viên mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì cácđơn vị thành viên bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đóvào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn
+ Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ
đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn đã cơ cấu lại) mà các đơn
vị thành viên có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảmthì các đơn vị thành viên chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào cácnhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro
b Trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng
- Mục đích: Để bù đắp các tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thựchiện được nghĩa vụ theo cam kết
- Mức trích lập dự phòng rủi ro, thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhànước từng thời kỳ bao gồm: Trích lập dự phòng cụ thể và trích lập dự phòng chung
1.4 Bài học kinh nghiệm về kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại
1.4.1 Kinh nghiệm về kiểm soát nội bộ trong các NHTM ở một số nước trên thế giới
1.4.1.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng Barings PLC (Anh)
Ngày 26/02/1995, Ngân hàng Barings PLC (Anh) đã tuyên bố phá sản sau
233 năm tồn tại Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vụ phá sản này là do giám đốcchi nhánh ngân hàng Barings tại Singapore - Leeson Anh này đã tự ý đầu tư 7 tỷ
đô la vào hợp đồng trao đổi có kỳ hạn theo chỉ số Nikkei trên thị trường chứngkhoán Nhật Bản Do dự báo sai về thị trường, Barings đã bị tổn thất 1,3 tỷ đô la Sailầm của ngân hàng ở chổ cho Leeson kiêm nhiệm cả hai chức năng: kinh doanh vàhậu kinh doanh (kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh tuân thủ tuyệt đối cáchướng dẫn về chính sách kinh doanh của ngân hàng) Leeson đã quá tự tin vào khảnăng kinh doanh của mình và lợi dụng việc được tập trung quyền lực quá mức giớihạn nên đã gây ra tổn thất trên Bài học về sự phá sản của Barings cảnh báo tất cảcác ngân hàng trên thế giới về tổn thất lớn có thể gây ra do sự lõng lẻo trong côngtác quản lý, giám sát, điều hành và phân định chức năng công việc
Trang 361.4.1.2 Kinh nghiệm của Daiwa Bank Limited (Nhật Bản)
Daiwa Bank Limited, Nhật Bản và Daiwa Bank Trust Company New York làngân hàng lớn thứ 12 của Nhật Bản Ngày 26/09/1995, ngân hàng đã thông báoToshihide Igushu - phụ trách kinh doanh ngân hàng tại New York đã gây tổn thất1,1 tỷ đô la trị giá bằng 1/7 tổng số vốn của ngân hàng Nghiêm trọng hơn, Igushu
đã che dấu vào báo cáo sai sự thật về hoạt động kinh doanh trong suốt 11 năm bắtđầu từ năm 1984 Mặc dù cục dự trữ liên bang Mỹ đã thanh tra ngân hàng trong cácnăm 1992 - 1993 và khuyến cáo về hệ thống kiểm soát lỏng lẽo của ngân hàng songkhông được ban lãnh đạo ngân hàng chú ý Kết cục là chi nhánh của ngân hàng tạiNew York phải đóng cửa với lời cảnh báo về hoạt động ngân hàng không an toàn,không lành mạnh và vi phạm pháp luật
1.4.1.3 Kinh nghiệm của Lehman Brothers (Mỹ)
Thứ Hai, ngày 15 tháng 9 năm 2008, Ngân hàng đầu tư 158 tuổi LehmanBrothers đã chính thức tuyên bố phá sản, một dấu mốc kinh hoàng trong cuộc Đạikhủng hoảng tài chính 2008 “Chìm xuồng” với khoản nợ khổng lồ 613 tỷ USD, vụphá sản của Lehman Brothers được đánh giá là lớn nhất trong lịch sử Theo giớiphân tích, số phận đáng buồn của ngân hàng đầu tư lớn thứ tư nước Mỹ hàm chứanhiều bài học và những lời cảnh báo dành cho các doanh nghiệp hoạt động trongngành tài chính nước này và trên toàn thế giới
Các nhà quan sát cho rằng, lý do Lehman bị cơn bão khủng hoảng tài chínhlàm sụp đổ là vì ngân hàng này đã liều mình tham gia và rồi thua cuộc trong một tròchơi đầy mạo hiểm, với những khoản đầu tư có khả năng đem lại lợi nhuận cực caonhưng cũng vì thế mà có độ rủi ro cực lớn
Do 3 anh em nhà Lehman nhập cư từ Đức vào Mỹ thành lập vào năm 1850,Lehman Brothers ban đầu là một công ty buôn bán bông, về sau hoạt động chínhtrong lĩnh vực giao dịch trái phiếu Mảng kinh doanh trái phiếu từng một thời là niềm
tự hào của Lehman, trước khi tập đoàn này mở rộng hoạt động sang lĩnh vực khác,trong đó có kinh doanh chứng khoán phát hành dựa trên nợ dưới chuẩn nhiều rủi ro
Trong thời gian tồn tại của mình, Lehman đã không ít lần gặp khủng hoảng,nhưng đều đã vượt qua nhờ có tiếng là một ngân hàng đầu tư khôn ngoan và quản lýtốt, tất nhiên là trừ lần khủng hoảng này
Trang 37Vào thập niên 1980, trong Lehman xảy ra mâu thuẫn nội bộ khá sâu sắc Khi
đó, Dick Fuld, người hiện là CEO của Lehman, còn là người đứng đầu bộ phận giaodịch trái phiếu Còn bộ phận ngân hàng của Lehman do hai nhân vật có tên SteveSchwarzman và Pete Peterson đứng đầu Ở thời điểm đó, Fuld là người cực kỳ thậntrọng Bộ phận ngân hàng chủ trương sử dụng nguồn vốn của chính Lehman để thựchiện các vụ làm ăn có tính rủi ro cao, nhưng Fuld đã kiên quyết phản đối ý tưởng này.Sau đó, do suy yếu vì mâu thuẫn nội bộ, Lehman Brothers bị bán lại cho hãng thẻ tíndụng American Express vào năm 1984 Fuld tiếp tục ở lại trong Lehman, cònSchwarzman and Peterson ra đi để thành lập quỹ đầu tư Blackstone và trở thành hai tỷphú Vào năm 1994, American Express từ bỏ chiến lược “siêu thị tài chính” của mình.Kết quả, một công ty nhỏ, thiếu vốn tách ra từ tập đoàn này, với tên gọi ban đầu làLehman Brothers Đó là lý do tại sao, nhiều người vẫn nói rằng, Lehman không phải làmột ngân hàng đầu tư 158 tuổi, mà chỉ là một công ty 14 tuổi với cái tên 158 tuổi
Sự thay đổi trong cách nhìn của CEO Fuld là một trong những lý do đẩyLehman vào bi kịch hiện nay Từ chỗ là một người thận trọng, theo thời gian, Fuldtrở thành một CEO liều lĩnh Bởi thế, mô hình làm ăn kiểu đi vay kết hợp đầu tư rủi
ro của Lehman liên tục “phình ra”, thậm chí cả khi các doanh nghiệp khác trongngành tài chính cắt giảm hoạt động này trong hoàn cảnh khủng hoảng tín dụng mỗilúc thêm trầm trọng Lehman đã vay quá nhiều vốn và dùng phần lớn khoản tiềnnày vào những vụ đầu tư các loại tài sản có chất lượng đáng ngờ, rồi chờ mất vàitháng để khẳng định rằng, tình hình vẫn ổn, trong khi thực tế không phải vậy Sựsụp đổ của Lehman không chỉ khiến các cổ đông điêu đứng, mà còn khiến 25.000nhân viên của tập đoàn lâm vào cảnh thất nghiệp
1.4.2 Kinh nghiệm về kiểm soát nội bộ trong các NHTM ở Việt Nam
1.4.2.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từnăm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là ngân hàng thươngmại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam.
Tháng 4/2012, Tạp chí chuyên xếp hạng Forbes của Hoa Kỳ đã công bố danhsách thường niên 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới Vietinbank là doanh nghiệp
Trang 38đầu tiên và duy nhất của Việt Nam nằm trong danh sách này Ngày 29/12/2012,Vietinbank chính thức được công bố đứng đầu ngành ngân hàng.
Hai sự kiện nổi bật của Vietinbank năm 2012 là tiếp tục kiện toàn bộ máylãnh đạo cấp cao, nâng cao năng lực quản trị điều hành, kiểm soát tốt hoạt độngkinh doanh; tiếp tục triển khai chiến lược hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, chuẩnhóa các nghiệp vụ, chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh, quản trị điềuhành, quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế
Cùng với sự phát triển và lớn mạnh trong thời gian qua, Vietinbank tiếp tụckiện toàn bộ máy hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ Tháng4/2012, Vietinbank thành lập Phòng kiểm toán nội bộ tại 26 khu vực trên toàn quốc,đồng thời chuyển việc cấp tín dụng cho khách hàng tại các chi nhánh sang cơ chếtập trung tại Hội sở chính đã đánh dấu bước đổi mới quan trọng về mô hình hoạtđộng kiểm tra kiểm soát trong toàn hệ thống Theo đó, việc kiểm soát hoạt động tíndụng được thực hiện theo hướng tập trung quản lý rủi ro tín dụng, tập trung phánquyết tín dụng về Hội sở chính
1.4.2.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (tên gọi tắt là Ngân hàng Quốc Tế VIB) được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngân hàng Quốc Tế luôn được Ngân hàngNhà nước Việt Nam xếp loại tốt nhất theo các tiêu chí đánh giá hệ thống Ngân hàngViệt Nam trong nhiều năm liên tiếp
-5 năm trước, giống như các ngân hàng khác, hoạt động của VIB rất căn bản,chủ yếu là cho vay và huy động Hội đồng quản trị mới nhận nhiệm vụ đúng vàogiai đoạn kinh tế thế giới và Việt Nam “khó khăn tiếp nối khó khăn”, và ngay từ rấtsớm đã chủ động định hướng Ngân hàng phát triển và tăng trưởng thận trọng, đảmbảo phát triển an toàn cho cả hệ thống và duy trì nền tảng vững chắc Tam giácchiến lược Quản trị tăng trưởng - Quản trị rủi ro - Quản trị hiệu quả được thực hiệnxuyên suốt hệ thống
Năm 2012, VIB gần như là ngân hàng đầu tiên chủ động rút khỏi các hoạtđộng mang tính rủi ro ngày càng tăng trên thị trường liên ngân hàng, một hành động
Trang 39đã giúp cho VIB tránh được tổn thất lớn mà nhiều đối tác đã phải gánh chịu ở quýcuối năm VIB cũng chủ động kiểm soát hoạt động cấp tín dụng với khẩu vị rủi rotín dụng mới và bộ máy quản trị rủi ro tín dụng được tăng cường, đồng thời nângcao mức trích lập dự phòng rủi ro nhằm đảm bảo sự an toàn cho cả hệ thống Ởnhững thời điểm cam go nhất của ngành ngân hàng, VIB duy trì thanh khoản thuộcloại tốt nhất trên thị trường.
VIB đã đưa ra nhiều hành động nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ronhư: tái cấu trúc khối quản trị rủi ro nhằm phân định nhiệm vụ rõ ràng, gia tăngtrách nhiệm và hiệu quả hơn trong công tác quản lý rủi ro tín dụng và phi tín dụng;
áp dụng công nghệ quản trị tiên tiến thông qua việc chuyển giao năng lực với đốitác chiến lược Commonwealth Bank of Australia - CBA, một trong 20 ngân hàng antoàn nhất thế giới; điều chỉnh dữ liệu cơ sở khách hàng…Đặc biệt, VIB tự hào làmột trong những ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong áp dụng mô hình quản
lý rủi ro hoạt động theo 3 tầng bảo vệ phòng ngừa rủi ro, thể hiện cụ thể:
- Xếp hạng khách hàng tín dụng nội bộ chủ yếu theo tuổi nợ và tăng cườngtrích lập dự phòng rủi ro để nâng cao khả năng phòng thủ rủi ro trước môi trườngkinh doanh nhiều biến động bất lợi, gia tăng khả năng tài chính trong việc xử lý cáctình huống xấu hơn của thị trường, thể hiện sự minh bạch trong hoạt động
- Ứng dụng công nghệ trong việc xây dựng phần mềm cảnh báo đối với cáckhoản vay đang thuộc nhóm 1 có số ngày quá hạn từ 2 đến 9 ngày hoặc các kháchhàng có dư nợ lớn (trên 5 tỷ đồng) để chi nhánh sớm có biện pháp phối hợp vớikhách hàng tiến hành thu hồi nợ hoặc cơ cấu nợ
- Hội sở chính trực tiếp tiếp nhận quản lý và xử lý đối với các khách hàngđược phận loại vào nợ nhóm 2 và các khách hàng thuộc danh sách có độ rủi ro caođược nhận dạng thông qua lịch trả nợ
Năm 2013, với tình hình kinh tế còn bất ổn, chưa có dấu hiệu phục hồi, nợxấu vẫn là vấn đề cấp bách với các tổ chức tín dụng VIB sẽ tiếp tục đặt công tácquản trị rủi ro lên hàng đầu, nhằm đảm bảo sự an toàn, phát triển ổn định cho toàn
hệ thống, mà vẫn phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh và thị trường Quyếttâm của Ban lãnh đạo Ngân hàng là duy trì và củng cố hệ thống quản trị doanh
Trang 40nghiệp chuẩn mực, chú trọng phát triển nguồn lực con người trên cơ sở văn hóadoanh nghiệp: hướng tới khách hàng, hướng tới hiệu quả và với độ liêm chính cao.
1.4.3 Một số bài học kinh nghiệm về kiểm soát nội bộ đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
1.4.3.1 Bài học về tầm nhìn của nhà quản trị và văn hóa kiểm soát
Nhà quản trị cấp cao quyết định dựa trên ý kiến chủ quan của mình đồng thờicũng thường tự tin vào khả năng ra quyết định của mình là đúng Việc điều hànhthiếu tập trung, buông lỏng kiểm soát, thiếu sự chỉ đạo và giám sát của Hội đồngquản trị và Ban điều hành hay thiếu việc phân định trách nhiệm, vai trò quản lý rõràng sẽ khiến hệ thống kiểm soát nội bộ không phát huy tác dụng, gây hậu quảnghiêm trọng cho ngân hàng Một hệ thống kiểm soát nội bộ không hiệu quả có thểlàm cho ngân hàng bị thua lỗ, thậm chí phá sản là do tầm nhìn của nhà quản trị vàvăn hóa kiểm soát
1.4.3.2 Bài học về nhận dạng và đánh giá rủi ro
Rủi ro được hiểu là những biến cố có thể xảy ra nhưng không lường trướcđược Ngân hàng là một trung gian tài chính, vì vậy ngân hàng có thể “hứng chịu”rủi ro đến từ hai phía Để có thể nhận biết được những rủi ro trong hoạt động củangân hàng cần quan sát các hoạt động mà các ngân hàng thực hiện và phân tíchnhững rủi ro trong quá trình hoạt động đó
Đối với kiểm soát nội bộ, việc nhận diện, đánh giá đúng về khả năng tồn tại,mức độ trọng yếu của rủi ro sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng kiểm soátnội bộ Việc nhận dạng và đánh giá rủi ro không đầy đủ cũng là nguyên nhân gây rathua lỗ
1.4.3.3 Bài học về kiểm soát hoạt động và phân chia trách nhiệm
Một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả đòi hỏi phân công hợp lý, cáccông việc của nhân viên không mâu thuẩn với nhau Những xung đột về quyềnlợi phải được nhận biết, giảm thiểu tối đa và tuỳ thuộc vào sự kiểm soát độc lập
và thận trọng
1.4.3.4 Bài học về thông tin và truyền thông
Một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả đòi hỏi hệ thống thông tin đáng tin