Đây là nguồn luận văn được tác giả sư tầm tư nhiều nguồn thư viện đáng tin cậy. Luận văn chứa đầy đủ thông tin về lý thuyết cũng như số liệu đều chuẩn xác với tên đề tài nghiên cứu. Bố cục Luận văn được áp dụng theo chuẩn về hình thức lẫn nội dung.
Trang 1NGUYỄN VĂN QUÝ
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤU ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾCHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2014
Trang 2NGUYỄN VĂN QUÝ
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤU ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC NINH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Cảnh Toàn
THÁI NGUYÊN - 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu đối với DNNVV tạiNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh” là công trình nghiên cứukhoa học độc lập của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là hoàn toàn trung thực, chínhxác, có nguồn gốc rõ ràng xuất phát từ tình hình thực tế của cơ quan nghiên cứu
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Văn Quý
Trang 4LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh”, tôi
đã nhận được sự hướng dẫn giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể Tôixin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu nhà trường, các thầy côgiáo Khoa Sau đại học trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại họcThái Nguyên và thầy giáo hướng dẫn TS Nguyễn Cảnh Toàn, người đã địnhhướng, chỉ bảo và dìu dắt tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo BIDV Bắc Ninh, các đồng nghiệp,các doanh nghiệp đã tạo điều kiện, cung cấp số liệu khách quan cũng như cónhững ý kiến góp quý báu, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quátrình nghiên cứu và thực hiện đề tài tại đơn vị
Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bè bạn đãgiúp đỡ rất nhiều về vật chất và tinh thần để bản thân tôi hoàn thành chươngtrình học tập cũng như đề tài nghiên cứu./
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Văn Quý
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu chung của đề tài 2
3 Mục đích nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Kết cấu của luận văn 3
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU ĐỐI VỚI CÁC DNNVV CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1 Tổng quan về nợ xấu trong hoạt động của các ngân hàng thương mại 4
1.1.1 Khái niệm nợ xấu 4
1.1.2 Dấu hiệu cảnh báo về khoản tín dụng có vấn đề 6
1.1.3 Tác động của nợ xấu 10
1.2 Quản lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại 19
1.2.1 Khái niệm quản lý nợ xấu 19
1.2.2 Mục tiêu của quản lý nợ xấu 19
1.2.3 Nội dung và quy trình quản lý nợ xấu 20
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại 25
1.3.1 Các nhân tố khách quan 25
1.3.2 Các nhân tố chủ quan 26
1.4 Kinh nghiệm về quản lý nợ xấu ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 29
1.4.1 Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của ngân hàng ở một số nước trên thế giới 29
1.4.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 34
Trang 61.4.3 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của SHB 36
1.4.4 Bài học kinh nghiệm đối với Bắc Ninh 37
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1 Các câu hỏi nghiên cứu 38
2.2 Phương pháp nghiên cứu 38
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 38
2.2.2 Phương pháp tổng hợp thông tin 41
2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 41
2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 42
2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh Chỉ tiêu đánh giá tín dụng đối với DNNVV 42
2.3.2 Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý và xử lý nợ xấu đối với DNNVV 42
Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤU ĐỐI VỚI DNNVV TẠI BIDV BẮC NINH 43
3.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh của BIDV Bắc Ninh 43
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Bắc Ninh 43
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của BIDV Bắc Ninh 44
3.1.3 Tình hình hoạt động của BIDV Bắc Ninh từ năm 2011 đến năm 2013 46
3.2 Thực trạng công tác quản lý và xử lý nợ xấu đối với DNNVV tại BIDV Bắc Ninh 55
3.2.1 Công tác cho vay DNVVN 55
3.2.2 Tình hình nợ xấu đối với các DNNVV tại BIDV Bắc Ninh 57
3.3 Đánh giá chung về công tác quản lý nợ xấu đối với DNNVV tại BIDV Bắc Ninh 69
3.3.1 Những kết quả đạt được 69
3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 71
3.4 Bài học kinh nghiệm được rút ra 79
Chương 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ LÝ NỢ XẤU ĐỐI VỚI DNNVV TẠI BIDV BẮC NINH 81
4.1 Định hướng hoạt động của BIDV Bắc Ninh 81
4.1.1 Định hướng tái cơ cấu hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 81
Trang 74.1.2 Mục tiêu chung của chi nhánh 81
4.1.3 Kế hoạch tín dụng 82
4.2 Giải pháp quản lý nợ xấu đối với DNNVV tại BIDV Bắc Ninh 84
4.2.1 Giải pháp phòng ngừa nợ xấu phát sinh 84
4.2.2 Giải pháp xử lý nợ xấu phát sinh 92
4.3 Kiến nghị 95
4.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ 95
4.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước NHNN 96
4.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 96
4.3.4 Kiến nghị với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa 97
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BIDV Bắc Ninh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc NinhBIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt NamDNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thông tin chung về công ty, doanh nghiệp tại Bắc Ninh 40
Bảng 3.1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu từ năm 2011 đến năm 2013 của BIDV Bắc Ninh 47
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu về huy động vốn từ năm 2011 đến năm 2013 49
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu về dư nợ tín dụng BIDV Bắc Ninh từ năm 2011 đến năm 2013 51
Bảng 3.4: Tình hình hoạt động dịch vụ của BIDV Bắc Ninh từ năm 2011 đến năm 2013 53
Bảng 3.5: Tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN 56
Bảng 3.6: Tình hình nợ xấu các DNNVV tại BIDV Bắc Ninh 58
Bảng 3.7: Tỷ lệ nợ xấu theo ngành nghề đối với các DNNVV 59
Trang 10DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình quản lý và xử lý nợ xấu 20
Sơ đồ 1.2: Quy trình xử lý nợ xấu 23
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức của BIDV Bắc Ninh 45
Sơ đồ 3.2: Quy trình tín dụng doanh nghiệp 64
Sơ đồ 4.1: Quy trình cấp tín dụng DNNVV đề nghị áp dụng 85
Biểu đồ 3.1: Diễn biến huy động vốn qua các năm 48
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nợ xấu của BIDV Bắc Ninh từ năm 2011 đến năm 2013 .52
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ dư nợ vay có đảm bảo bằng tài sản cố định của NNVV tại BIDV Bắc Ninh năm 2013 57
Biểu đồ 3.4: Dư nợ xấu đối với DNNVV theo ngành nghề 60
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ nợ xấu theo ngành nghề DNNVV 61
Biểu đồ 3.6: Nợ xấu DNNVV được XLRR 61
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đối với một tổ chức tín dụng cụ thể là một ngân hàng thương mại, chovay vẫn là nghiệp vụ hoạt động kinh doanh truyền thống, tạo ra lợi nhuận chủyếu, một đòn bẩy để phát triển các dịch vụ ngân hàng thèm theo Tuy nhiênhoạt động này cũng chứa đựng rủi ro lớn nhất trong tất cả các hoạt động củangân hàng thương mại (như làm dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, haydịch vụ cho thuê két sắt ) Do vậy, xác định đối tượng khách hàng để cungcấp dịch vụ tín dụng nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo tăng trưởng đi liền vớihiệu quả, an toàn vốn, các ngân hàng luôn có chiến lược, sự quan tâm xem xétđến các khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) bởi đặc thù hoạtđộng, nhu cầu vốn và vai trò của DNNVV trong nền kinh tế Có những khoản
nợ do nguyên nhân khác nhau được đánh giá là nợ xấu, khó có thể thu hồihoặc có nguy cơ mất vốn Điều này không những ảnh hưởng lớn đến kết quảkinh doanh của ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến khả năng luân chuyển, tiếpcận vốn, uy tín của doanh nghiệp cũng tác động tiêu cực đến nền kinh tế Dẫnđến khả năng có nguy cơ mất tính thanh khoản, gây hiệu ứng dây chuyền nợxấu, có thể làm ngưng trệ nhiều ngành nghề, ảnh hưởng đến nhiều bộ phậntrong xã hội, đổ vỡ không chỉ một ngân hàng mà cả hệ thống Do đó, đánh giáđúng thực trạng các khoản nợ xấu và tìm ra các giải pháp quản lý nợ xấu nóichung và nợ xấu đối với các DNNVV nói riêng tại các NHTM thực sự cầnthiết đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của các ngân hàng
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh là một thành viên củaNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - một trong nhữngNHTM lớn nhất và ra đời sớm nhất Việt Nam, có kinh nghiệm hơn 50 nămtrong hoạt động cho vay Hoạt động cho vay đã mang lại nhiều lợi nhuận nhấtcho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh trong những năm vừaqua Với tỷ trọng cho vay, dư nợ lớn nhất thuộc các DNNVV nên trong điều
Trang 12kiện môi trường kinh tế có nhiều bất ổn, chứa đựng nhiều rủi ro, khủng hoảngkinh tế thế giới và khu vực tác động tiêu cực đến thị trường trong nước khiếnnhiều khách hàng vay vốn không thích ứng được dẫn đến đình trệ sản xuất,kinh doanh ngày một khó khăn hơn, nguồn vốn suy giảm Đó cũng là mộttrong các nguyên nhân khiến cho thời gian vừa qua, nợ xấu của Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh có giai đoạn ở mức cao, tập trung chủ yếu
ở các DNNVV, chất lượng tín dụng bị sụt giảm, gây ảnh hưởng xấu tới hoạtđộng của Chi nhánh, ảnh hưởng tới thu nhập của cán bộ công nhân viên
Xuất phát từ nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý nợ xấu làmột yêu cầu cấp thiết để cải thiện kết quả kinh doanh của Chi nhánh, tôi đã lựa
chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu đối với doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh” làm đề tài
nghiên cứu của mình
2 Mục tiêu chung của đề tài: đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý nợ xấu đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnBắc Ninh
3 Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa các lý luận liên quan đến nợ xấu và vấn đề quản lý và
xử lý nợ xấu đối với các DNNVV tại các ngân hàng
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý nợ xấu đối với DNNVV tạiNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh trong thời gian vừa qua
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng để đề xuất một số giải pháp và kiếnnghị có tính chất khả thi hoàn thiện công tác quản lý và xử lý nợ xấu đối vớiDNNVV tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nợ xấu đối với các DNNVVtại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh
Trang 13- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đi sâu vào đánh giá công tác quản lý nợxấu (bao gồm hạn chế nợ nợ xấu và xử lý nợ xấu) đối với DNNVV tại Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh, một đơn vị thành viên của Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, từ năm 2011 đến hết năm 2013.
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu của luận văn được chiathành bốn chương, cụ thể:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý nợ xấu đối với cácDNNVV của ngân hàng thương mại
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý nợ xấu đối với DNNVV tạiNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh
Chương 4: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợxấu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Trang 14Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU ĐỐI VỚI
CÁC DNNVV CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về nợ xấu trong hoạt động của các ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm nợ xấu
Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động cấp tín dụng có vai tròrất quan trọng không chỉ đối với ngân hàng mà đối với cả nền kinh tế ỞViệt Nam hiện nay, tín dụng đóng vai trò quan trọng trong phát triển nềnkinh tế đồng thời là hoạt động đang mang lại thu nhập chủ yếu cho ngânhàng Để có thể phát huy được vai trò của nó các ngân hàng cần có các biệnpháp quản lý nợ tốt mới hạn chế được rủi ro cho ngân hàng, hạn chế đượccác khoản nợ xấu phát sinh
Hiện nay có rất nhiều quan điểm về nợ xấu được đưa ra, ví dụ như:
1.1.1.1 Theo quan điểm của Ngân hàng Trung ương Châu Âu
Nợ xấu trong các NHTM gồm
Những khoản nợ không thể thu hồi được:
- Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn
cứ đòi bồi thường từ nợ
- Người mắc nợ trốn hoặc bị mất tích, không còn tài sản để thanh toán nợ
- Những khoản nợ mà ngân hàng không thể liên lạc được với người mắc
nợ hoặc không thể tìm được người mắc nợ
- Những khoản nợ mà khách nợ chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh
lý tài sản, hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ
Nợ có thể thu không thanh toán đầy đủ cho ngân hàng
Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấpkhông đủ trả nợ Người mắc nợ không liên lạc với ngân hàng để trả lãi hoặcgốc có thời hạn thanh toán, hoặc hoàn cảnh chỉ ra rằng khoản nợ sẽ không thểthu hồi được đầy đủ như:
Trang 15-Những khoản nợ mà người mắc nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ,nhưng phần còn lại không thể được đền bù, hoặc những khoản nợ trong đó tàisản được chuyển để thanh toán nhưng giá trị còn lại không đủ trang trải toàn
-Những khoản nợ mà Tòa án tuyên bố người mắc nợ phá sản nhưngphần bồi hoàn ít hơn dư nợ
1.1.1.2 Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF)
Một khoản nợ được gọi là xấu khi việc thanh toán lãi vay và nợ gốcquá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc đã có ít nhất 90 ngày tiền lãi được vốn hoá,tái đầu tư hay gia hạn bằng thoả thuận, hoặc những khoản thanh toán quá hạndưới 90 ngày, nhưng có những nguyên nhân hợp lý khác để nghi ngờ về việcnhững khoản nợ sẽ được thanh toán đầy đủ
Về cơ bản, nợ xấu được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90ngày và (ii) Khả năng trả nợ nghi ngờ Đây được coi là định nghĩa của IAShiện đang được áp dụng phổ biến trên thế giới
1.1.1.3 Quan niệm của Việt Nam
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước vềviệc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro được căn cứ vào thời gian quáhạn và thực trạng khách hàng và được phân làm 05 nhóm: Nhóm 1 - Nợ đủtiêu chuẩn, Nhóm 2 - Nợ cần chú ý, Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn, Nhóm 4 -
Nợ nghi ngờ, Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn Và theo quyết định 493: Nợxấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 Nợ xấu theo quan điểm của ViệtNam cũng được xác định dựa theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên 90 ngày và (ii)khả năng trả nợ đáng lo ngại
Trang 16Qua những định nghĩa trên ta có thể hiểu khái quát về nợ xấu là cáckhoản Nợ mà khách hàng không trả gốc và lãi đúng hạn hoặc không trả nợnhư đã cam kết dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng.
1.1.2 Dấu hiệu cảnh báo về khoản tín dụng có vấn đề
Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo một khoản cho vay có khả năngtrở thành một khoản nợ xấu:
1.2.2.1 Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng
Đây là nhóm dấu hiệu dễ nhận biết nhất, có tác động trực tiếp, với tốc
độ nhanh và trong khoảng thời gian ngắn tới chất lượng của khoản tín dụng,
có thể chuyển từ trạng thái bình thường lên cấp độ rủi ro cao, do vậy, đòi hỏicần có ngay những phản ứng mau lẹ, tích cực và hiệu quả, chỉ một giải phápchệch hướng cũng đủ để gây ra những tổn thất không nhỏ cho ngân hàng
Nhóm các dấu hiệu này còn được gọi với một tên khác là nhóm các
dấu hiệu cảnh báo sớm, bao gồm các dấu hiệu cơ bản sau:
- Trì hoãn, gây khó khăn, trở ngại cho Ngân hàng trong quá trình kiểmtra định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạtđộng sản xuất kinh doanh mà không có giải thích minh bạch, thuyết phục
- Chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính, cung cấp thông tintheo yêu cầu mà không có lý do thuyết phục Không có dự đoán về lưuchuyển tiền tệ
- Đề nghị cơ cấu lại nợ (gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) nhiều lầnkhông rõ lý do hoặc thiếu các căn cứ thuyết phục mang tính khách quan vềviệc cơ cấu lại nợ
- Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng,xuất hiện những thay đổi bất thường ngoài dự kiến và không giải thích đượctrong tốc độ và tổng mức lưu chuyển tiền gửi thanh toán của khách hàng;
- Chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn Thanh toán các khoản nợgốc không đầy đủ, đúng hạn;
Trang 17- Mức độ vay thường xuyên gia tăng, đề nghị vay vượt quá nhu cầu dự kiến.
- Tài sản bảo đảm không đủ tiêu chuẩn
- Có dấu hiệu trông chờ các nguồn thu nhập bất thường khác không phải
từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính hoặc từ hoạt động được đề xuất trongphương án vay vốn để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán
- Có dấu hiệu tìm kiếm sự tài trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồnkhác, đặc biệt từ đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng;
- Có dấu hiệu sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạtđộng phát triển dài hạn
- Chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ với giá cao, với mọi điều kiện
1.1.2.2 Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng
Các dấu hiệu này có tác động trực tiếp tới chất lượng khoản tín dụngnhưng với độ “trễ” lớn hơn Các dấu hiệu này được rút ra từ chính bản thânhoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và không dễ nhận diện nếuthiếu sự quản lý chặt chẽ, sâu sát của cán bộ tín dụng Nó cũng đòi hỏi cácgiải pháp và chiến lược xử lý có tính dài hạn hơn
Các dạng dấu hiệu nhận dạng như sau:
- Độ lệch giữa doanh thu, dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khikhách hàng đề nghị cấp tín dụng
- Những thay đổi bất lợi trong các chỉ tiêu tài chính như cơ cấu vốn, tỷ
lệ thanh khoản hay mức độ hoạt động của khách hàng, cụ thể: sự gia tăng độtbiến của hệ số nợ, khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời có dấuhiệu sụt giảm liên tục, giảm các khoản phải trả và tăng nhanh các khoản phảithu, hàng tồn kho với cường độ lớn, sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợthường xuyên, giảm quỹ tiền mặt, tăng doanh thu nhưng giảm lợi nhuận hoặckhông có, các tài khoản hạch toán vốn điều lệ không khớp, thay đổi theochiều hướng xấu về tỷ lệ lãi gộp và lãi ròng trên doanh thu, lượng hàng hoá
Trang 18tăng nhanh hơn doanh thu, số lượng khách hàng nợ tăng nhanh và thời hạnthanh toán của các con nợ được kéo dài, làm đẹp bảng cân đối bằng cách tạo
ra các tài sản vô hình, tăng giá trị quá cao thông qua đánh giá lại tài sản,
- Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý như sự giatăng đột biến trong chi phí quảng cáo, tiếp khách, tập trung quá mức chi phí
để gây ấn tượng như thiết bị văn phòng rất hiện đại, phương tiện giao thôngđắt tiền,
- Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị và ban điều hành
- Xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn trong quản trị điều hành, tranh chấptrong quá trình quản lý
- Xuất hiện dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: sẵn sàng từ bỏ các hợp
đồng có giá trị nhỏ và vừa nhưng có khả năng thu được tỷ suất lợi nhuận cao
để tìm kiếm các hợp đồng có giá trị lớn với các bạn hàng có “tên tuổi” dù lợinhuận thu về có khả năng đạt thấp hơn; sẵn sàng cắt giảm lợi nhuận để đạtđược các hợp đồng lớn;
- Xuất hiện dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp: mải mê theo đuổi một
sản phẩm không thích hợp về mặt thời gian và năng lực hiện tại mà không chú
ý đến các yếu tố khác;
- Do áp lực nội bộ dẫn tới tung ra thị trường các sản phẩm dịch vụ quásớm khi chưa hội đủ các điều kiện chín muồi hoặc đặt ra các hạn mức thờigian kinh doanh, doanh số không thực tế, tạo mong đợi trên thị trường khôngđúng lúc;
- Khó khăn trong phát triển sản phẩm, dịch vụ mới;
- Những thay đổi từ chính sách của nhà nước, đặc biệt là tác động củacác chính sách thuế, xuất nhập khẩu; thay đổi các biến số kinh tế vĩ mô: tỷgiá, lãi suất; thay đổi công nghệ kỹ thuật sản xuất, thị hiếu tiêu dùng; mất nhàcung ứng hoặc khách hàng lớn; thêm đối thủ cạnh tranh tác động bất lợi đếnchiến lược và kế hoạch sản xuất, kinh doanh của khách hàng;
1.1.2.3 Những dấu hiệu cảnh báo khác
Trang 19Bên cạnh những dấu hiệu có nguồn gốc từ chính bản thân khách hàngcòn một số dấu hiệu cảnh báo khác xuất phát từ chính chính sách tín dụng củaNgân hàng Những dấu hiệu này cũng đòi hỏi các nhà quản trị Ngân hàng đặcbiệt lưu tâm để có “ứng xử” cho phù hợp Nhóm các dấu hiệu cảnh báo này
còn được gọi là nhóm dấu hiệu “cảnh báo từ xa”, bao gồm:
- Sự đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của kháchhàng, thể hiện qua: đánh giá cao năng lực tài chính của khách hàng so vớithực tế, đánh giá khách hàng chỉ thông qua thông tin “tĩnh” do khách hàngcung cấp mà thiếu đi các thông tin “động” và các thông tin nhạy cảm từnhững kênh thông tin khác, bỏ qua các “nghi ngờ” được phản ánh qua cấutrúc và cơ cấu của số liệu khi phân tích các dữ liệu tài chính, có dấu hiệu chedấu việc “đảo nợ” của khách hàng thông qua việc cấp đều đặn, thường xuyên
và liên tục các khoản vay mới hay che dấu “nợ quá hạn” thông qua việc điềuchỉnh kỳ hạn và gia hạn nợ tràn lan, vô lối, thiếu căn cứ xác thực
- Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảođảm của khách hàng về việc duy trì một khoản tiền gửi lớn hay các lợi íchphái sinh do khách hàng đem lại từ khoản tín dụng được cấp
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và nănglực kiểm soát cũng như nguồn vốn của ngân hàng
- Cho vay dựa trên các sự kiện bất thường có thể xảy ra, chẳng hạn nhưsáp nhập, thay đổi địa vị pháp từ Chi nhánh lên Công ty “con” hạch toán độc lập
- Không xác định rõ lịch hoàn trả đối với từng khoản vay;
- Cung cấp tín dụng với khối lượng lớn cho các khách hàng khôngthuộc phân đoạn thị trường tối ưu của Ngân hàng;
- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ khôngđầy đủ các quy định hiện hành về phê duyệt tín dụng;
- Có khuynh hướng cạnh tranh thái quá: giảm thấp lãi suất cho vay, phídịch vụ hay thực hiện chiến lược “giữ chân” khách hàng bằng các khoản tín
Trang 20dụng mới để họ không quan hệ với các TCTD khác mặc dù biết rõ các khoảntín dụng sẽ cấp tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao;
1.1.3 Tác động của nợ xấu
1.1.3.1 Đối với các Ngân hàng
Nợ xấu ảnh hưởng lớn đến hầu hết các hoạt động của hệ thống NHTM,thậm chí số dư nợ xấu lớn chứa đựng nguy cơ đổ vỡ ngân hàng
Trước hết, nợ xấu làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng: Lợi nhuận được
hình thành từ các khoản thu, trong đó thu lãi cho vay chiếm tỷ trọng lớn Cáckhoản nợ xấu tác động đến lợi nhuận của ngân hàng theo hai khía cạnh Một
là, khoản lãi vay không thể thu hồi được làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.Hai là, nợ xấu làm tăng chi phí do phải trích lập DPRR dẫn đến lợi nhuận củangân hàng giảm
Thứ hai, nợ xấu sẽ làm giảm uy tín của ngân hàng Những ảnh hưởng
tiêu cực của nợ xấu tác động tới tâm lý của người gửi tiền làm giảm khả nănghuy động vốn và cho vay của ngân hàng đối với nền kinh tế, đồng thời làmgiảm lòng tin của dân chúng và uy tín với quốc tế
Thứ ba, nợ xấu làm ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán và kế
hoạch kinh doanh của ngân hàng Các khoản nợ vay của khách hàng khôngđược thanh toán đúng hạn gây ra sự mất cân bằng so với dự đoán của ngânhàng Điều này sẽ làm giảm khả năng thanh khoản của các ngân hàng, buộccác ngân hàng phải thay đổi kế hoạch kinh doanh
Thứ tư, nợ xấu làm cản trở quá trình hội nhập của các NHTM Các
ngân hàng không thể công khai minh bạch tình hình tài chính và sẽ làm mất
cơ hội cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.3.2 Đối với nền kinh tế
NHTM là doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế Vì thế nợ xấu củaNHTM của ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế Tác động của nợ xấu đốivới nền kinh tế tác động gián tiếp thông qua mối quan hệ hữu cơ: Ngân hàng -
Trang 21Khách hàng - nền kinh tế Theo đó, Nợ xấu làm ảnh hưởng tới hoạt động kinhdoanh của ngân hàng cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.Khả năng khai thác và đáp ứng vốn, khả năng cung ứng các dịch vụ ngânhàng cho nền kinh tế sẽ bị hạn chế khi nợ xấu phát sinh
Mặt khác, nợ xấu phát sinh do doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kémhiệu quả sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
và phát triển nền kinh tế do vốn ứ đọng, sản xuất kinh doanh đình trệ Đặcbiệt là nợ xấu của các DNNVV bởi vai trò của loại hình doanh nghiệp này đốivới nền kinh tế
a Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế thị trường
Phát triển DNNVV ở Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng trong chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, nhằm đẩy mạnh tốc độ tăngtrưởng kinh tế của đất nước Đảng và Nhà nước luôn khuyến khích và tạođiều kiện thuận lợi cho các DNNVV phát huy tính chủ động sáng tạo, nângcao năng lực quản lý, phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực, mởrộng thị trường và tăng mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp trongnước, các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới nhằm học hỏi,giao lưu liên kết để đa dạng hoá sản phẩm cũng như chiến lược kinh doanh;tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước
và trên thế giới; tăng cường kinh doanh tạo công ăn việc làm, nâng cao đờisống cho người lao động góp phần to lớn và quyết định đến sự phát triển củađất nước
b Khái niệm và đặc điểm của Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giaodịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằmmục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh (Luật Doanh nghiệp năm 2005).DNNVV mang đặc điểm chung của một doanh nghiệp; ngoài ra, DNNVV còn
có những nét đặc thù riêng đó là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về
Trang 22mặt vốn, lao động hay doanh thu Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành
ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệpnhỏ và doanh nghiệp vừa
Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ làdoanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có sốlượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến
300 lao động Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanhnghiệp nhỏ và vừa ở nước mình
Ở Việt Nam, theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày30/6/2009 của Chính phủ, việc xác định DNNVV được định nghĩa như sau:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanhtheo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy
mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác địnhtrong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quânnăm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:
Quy mô
Khu vực
Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao động Tổng nguồn
vốn Số lao động
Tổng nguồn vốn Số lao động I.Nông, lâm
nghiệp và thủy
sản
10 người trở xuống
20 tỷ đồng trở xuống
từ trên 10 người đến 200 người
từ trên 20 tỷ đồng đến 100
tỷ đồng
từ trên 200 người đến 300 người
II Công nghiệp
và xây dựng 10 người trở
xuống
20 tỷ đồng trở xuống
từ trên 10 người đến 200 người
từ trên 20 tỷ đồng đến 100
tỷ đồng
từ trên 200 người đến 300 người
III Thương
mại và dịch vụ 10 người trở
xuống
10 tỷ đồng trở xuống
từ trên 10 người đến 50 người
từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng
từ trên 50 người đến 100 người
(Nguồn: Trích từ Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ)
Tùy theo tính chất, mục tiêu của từng chính sách, chương trình trợ giúp
mà cơ quan chủ trì có thể cụ thể hóa các tiêu chí nêu trên cho phù hợp
Đặc điểm DNNVV:
Trang 23Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí ápđảo trong tổng số doanh nghiệp Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp cóđăng ký thì đến nay có gần 500.000 DNNVV, chiếm hơn 97% tổng số doanhnghiệp của nền kinh tế.Các DNNVV tạo ra 45 đến 50% khối lượng hàng tiêudùng và hàng xuất khẩu, đóng góp 20% cho ngân sách nhà nước, thu hút 56%
số lao động trong các doanh nghiệp Đây là một trong những yếu tố đóng góptích cực vào an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo; bởi với tính linh hoạt, cácDNNVV có thể đi xâu vào các vùng, miền để tồn tại và phát triển Trong mộttương lai gần, DNNVV chứ không phải doanh nghiệp lớn sẽ là nòng cốt của
nền kinh tế (Nguồn: Báo cáo của Hiệp hội DNNVV Việt Nam tính đến hết
năm 2012).
Các DNNVV tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường vớinhững đặc điểm sau:
DNNVV có vốn đầu tư ban đầu ít, thu hồi vốn nhanh
Với qui mô sản xuất nhỏ nên nhu cầu vốn đầu tư thấp (dưới 10 tỷđồng), chu kỳ sản xuất kinh doanh thường ngắn nên khả năng thu hồi vốn rấtnhanh góp phần làm tăng tốc độ vòng quay của vốn, giảm các khoản chi phívốn mang lại hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp
DNNVV tồn tại ở hầu hết các lĩnh vực, các thành phần kinh tế
Nền kinh tế thị trường ở nước ta tồn tại và phát triển bao gồm nhiềuthành phần với nhiều loại hình doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp nhà nước,các công ty tư nhân tới các hợp tác xã DNNVV được lựa chọn các ngànhnghề kinh doanh trong các lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp,xây dựng phù hợp qui định của Nhà nước Các doanh nghiệp nói chung vàcác DNNVV nói riêng được kinh doanh bình đẳng trước pháp luật trong cáclĩnh vực của nền kinh tế trên mọi miền đất nước
DNNVV có tính linh hoạt và thích ứng cao
Trong cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển bền vững thì các doanhnghiệp phải nắm bắt kịp thời các nhu cầu của thị trường Xuất phát từ đặc
Trang 24điểm có qui mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư ban đầu không lớn, cơ cấu tổ chứcđơn giản, gọn nhẹ, doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh chuyển hướng sản xuấtkinh doanh vào những ngành nghề khác khi cảm thấy lĩnh vực đó có lợi hơn.Mặt khác, cơ cấu gọn nhẹ cũng giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việcquản lý, giám sát, tiết kiệm chi phí quản lý, hạn chế sự sai lệch thông tin Hơnnữa, các DNNVV không gặp nhiều khó khăn như doanh nghiệp lớn trong việcchuyển đổi địa điểm sản xuất kinh doanh Bởi vì các DNNVV thường sửdụng chính những diện tích đất của mình để làm mặt bằng sản xuất Ngoài ra,DNNVV có thể nắm bắt được cả những nhu cầu nhỏ lẻ mang tính khu vực vàđịa phương Điều này giúp cho DNNVV khai thác hết năng lực của mình, đạttới hiệu quả kinh doanh cao nhất
Năng lực tài chính thấp
Nhược điểm lớn nhất, dễ thấy nhất và đáng quan tâm nhất của cácDNNVV đó là khả năng tài chính Việc tiến hành sản xuất kinh doanh củaDNNVV chủ yếu chỉ dựa vào nguồn vốn tự có của một hoặc một số cá nhân.Nguồn vốn này không đủ để doanh nghiệp có thể đổi mới dây chuyền côngnghệ, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm Mặt khác, việc tiếp cậnnguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng còn hạn chế Nguyên nhân là do ngoài
sự yếu kém về quản lý kinh tế thì tài sản thế chấp không đủ điều kiện, báo cáotài chính, sổ sách kế toán của doanh nghiệp không rõ ràng, minh bạch
Năng lực quản lý, điều hành của chủ DNNVV thấp
Trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế Chủ doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp do có sẵn mối quan hệ với các kênhcung ứng với thị trường Nhiều chủ doanh nghiệp còn có thói quen điều hànhquản trị theo kiểu gia đình Việc tách bạch giữa các bộ phận trong doanhnghiệp chưa rõ ràng Nhiều chủ doanh nghiệp chưa được đào tạo qua mộtkhóa quản lý chính quy nào, thậm chí không qua đào tạo nên thiếu hiểu biết
về pháp luật, kinh tế
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn hạn chế
Trang 25Do quy mô nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ thiết bị công nghệ yếukém, lạc hậu nên chất lượng sản phẩm không cao, năng suất lao động thấp.Thêm vào đó, trình độ tay nghề cũng như khả năng tiếp cận công nghệ mớicủa người lao động còn hạn chế DNNVV ít có khả năng thu hút được nhữngnhà quản lý và lao động có trình độ tay nghề cao do không có khả năng trảlương cao và những chính sách đãi ngộ hấp dẫn Ngoài ra, việc tiếp cận thôngtin của doanh nghiệp vẫn còn yếu kém và chưa kịp thời Tất cả những điềunày làm giảm tính cạnh tranh của DNNVV, tạo ra rào cản làm sản phẩm củadoanh nghiệp khó tiếp cận với thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.
Như vậy, việc nắm rõ những đặc điểm của DNNVV trong nền kinh tếthị trường sẽ giúp các định chế tài chính, ngân hàng khai thác được khoảngtrống thị trường, từ đó có thể mở rộng thị trường, hoàn thiện cũng như pháttriển sản phẩm, dịch vụ của mình
c Vai trò của Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế thị trường
Thực tế phát triển kinh tế thế giới đã khẳng định DNNVV vẫn giữ một
vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy và mở rộng cạnh tranh,đảm bảo ổn định kinh tế, phòng chống nguy cơ khủng khoảng của một quốcgia Khu vực DNNVV được xem là xương sống trong của nền kinh tế ở nhiềuquốc gia ở hiện tại và cả trong tương lai Đặc biệt, khi cuộc cách mạng khoahọc kĩ thuật - công nghệ và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng pháttriển đã tạo điều kiện cho các DNNVV có nhiều cơ hội tập trung tối đa mọinguồn lực để nâng cao năng lực kinh doanh của mình, đáp ứng nhu cầu hội nhập
Mặt khác, xét trên phạm vi toàn cầu hiện nay tính chất cạnh trạnh giữacác doanh nghiệp đang chuyển từ cạnh trạnh giá cả sang cạnh tranh về chấtlượng và công nghệ Sự phát triển của chuyên môn hoá và hợp tác, đã khôngcho phép một doanh nghiệp tự khép kín chu trình sản xuất kinh doanh có hiệuquả Mà với mô hình sản xuất kiểu vệ tinh, trong đó các DNNVV là vệ tinhcủa các doanh nghiệp lớn tỏ ra thích hợp hơn DNNVV ngày càng không thể
Trang 26tan biến trong các tập đoàn kinh tế lớn và có khả năng mở rộng hợp tác ngàycàng tăng.
Thực tế đã chứng minh vai trò quan trọng không thể thiếu được của cácDNNVV trong nền kinh tế, ngay cả ở những nước phát triển cao với nhữngtập đoàn kinh tế khổng lồ như Mỹ, Nhật Bản… thì DNNVV vẫn được coi làthành phần quan trọng tạo nguồn lực làm tăng sức sống cho nền kinh tế.DNNVV là một bộ phận hợp thành quan trọng trong cơ cấu quy mô nhiềutầng của các doanh nghiệp
Trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam, thì việc phát triểnDNNVV là rất phù hợp Bởi vì ngoài vai trò là bộ phận hợp thành của nềnkinh tế quốc dân, tạo ra công ăn việc làm, góp phần tăng trưởng kinh tế, cácDNNVV còn có vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoáđói giảm nghèo và góp phần giải quyết những vấn đề mang tính chất xã hội
Trong những năm qua, DNNVV đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tếquốc dân với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hoạt động trong hầu hếtcác lĩnh vực kinh tế Cùng với những lợi thế là không đòi hỏi nhiều vốn đầu
tư, quản lý đơn giản, dễ thay đổi linh hoạt theo thị trường, các DNNVV đã vàđang phát huy những mặt tích cực và ngày càng khẳng định được vị thế, vaitrò của mình trong nền kinh tế thể hiện ở các mặt sau:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa thu hút lao động, giải quyết áp lực xã hội
về việc làm, góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước
Các DNNVV phân bố rộng khắp và khá đa dạng trong nhiều ngànhnghề kinh doanh (phần lớn các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thươngmại, dịch vụ, sản xuất hàng tiêu dùng ), hơn nữa các DNNVV không đòi hỏitrình độ quá cao nên có khả năng thu hút nhiều lao động, tạo công ăn việc làm
và tăng thu nhập, đảm bảo đời sống cho người lao động, góp phần giải quyếtcác vấn đề xã hội của mỗi quốc gia
Trang 27Các DNNVV ngày một gia tăng cả về số lượng và chất lượng Cho nên,nếu có sự quan tâm hỗ trợ đúng mức của Nhà nước, của các tổ chức kinh tế xãhội thì khả năng đóng góp của thành phần kinh tế này vào tăng trưởng kinh tế
sẽ ngày càng cao hơn
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phong phú đa dạng đáp ứng các nhu cầu thị trường trong nước cũng như xuất khẩu
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu cuộc sống của con người cũngngày càng tăng lên Với kinh nghiệm và tính đa dạng ngành nghề, cácDNNVV có thể cung cấp những sản phẩm, các dịch vụ tiện lợi cho thị trường,đáp ứng các nhu cầu dân sinh trong xã hội Đặc biệt là các doanh nghiệp sảnxuất hàng thủ công, mỹ nghệ, kỹ thuật tinh xảo có thể phân tán rộng đến từng
cơ sở, từng hộ gia đình Đây là lợi thế của DNNVV so với doanh nghiệp lớn
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hoá
Trong xã hội phát triển, sản phẩm hàng hoá sản xuất ra chủ yếu tậptrung tại các khu công nghiệp, các thành phố lớn Các doanh nghiệp lớnkhông thể tự tổ chức riêng mạng lưới bán lẻ để tiêu thụ hàng hóa Do lợi thế
về quy mô nhỏ của mình, việc phân phối và điều tiết lưu thông hàng hoáthông qua mạng lưới bán lẻ đối với các DNNVV rất thích hợp, nhất là cácdoanh nghiệp kinh doanh thương mại Điều này giúp cho các doanh nghiệplớn giảm các khoản chi phí vận chuyển, bảo quản hàng hoá, tạo điều kiện chongười tiêu dùng dễ tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ của nhà sản xuất Hơn nữa,
nó cũng tạo ra tính liên kết giữa các DNNVV với doanh nghiệp lớn trong tổngthể nền kinh tế
Trang 28- Doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, DNNVV góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, tạo ra sự cân đốigiữa các thành phần kinh tế, sự hợp lý giữa cơ cấu giữa các ngành, các vùngkinh tế DNNVV tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm bớt áp lực vềviệc làm cho xã hội DNNVV có thể thay đổi mặt hàng, chuyển hướng kinhdoanh, đổi mới công nghệ, trang thiết bị theo nhu cầu ngày càng cao của thịtrường, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá nhờ đó mà nềnkinh tế cũng trở nên năng động và nhạy bén hơn Ngoài ra, các DNNVV còn
là những nhà thầu phụ cho doanh nghiệp lớn Chính vì thế, DNNVV đượcxem như những thanh giảm sóc giữ ổn định nền kinh tế
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa tận dụng các nguồn lực một cách hiệu quả
Với quy mô nhỏ vừa phải, yêu cầu vốn đầu tư ban đầu không lớn nên
có nhiều nhà đầu tư muốn tham gia vào khu vực này Trong quá trình hoạtđộng, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ họ hàng, bạn bè và nhiều nguồnvốn nhàn rỗi khác từ các tầng lớp dân cư Số lượng DNNVV đông và phântán ở nhiều địa phương, vì thế sẽ tận dụng được lao động, nguyên vật liệu, cácsản phẩm phụ ở địa phương đó DNNVV tạo nên ngành công nghiệp và dịch
vụ phụ trợ quan trọng, thúc đẩy chuyên môn hóa chi tiết lắp ráp cho một sảnphẩm hoàn chỉnh Một số DNNVV hoạt động trong các ngành nghề truyềnthống như thủ công mỹ nghệ, dệt may Đây là điều kiện tốt để tăng cường sảnphẩm xuất khẩu, góp phần điều chỉnh cân bằng cán cân thanh toán quốc tế
Với vai trò ngày một quan trọng đối với nền kinh tế, các DNNVV rấtcần nhận được sự khuyến khích cũng như hỗ trợ của Chính phủ để khu vựcnày phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn Trong thời gian trước mắt,
cả doanh nghiệp và các NHTM đều cần phải nỗ lực hơn nữa để nguồn vốn tín
Trang 29dụng đến được với các DNNVV, góp phần hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệptrong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
1.2 Quản lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại
Như ở trên đã phân tích, Nợ xấu phát sinh sẽ gây ra hậu quả nghiêmtrọng không chỉ đối với bản thân mỗi ngân hàng mà còn gây tác động xấu tớitoàn bộ hệ thống NHTM và nền kinh tế Tuy nhiên, trong quá trình hoạt độngcủa ngân hàng không thể tránh được rủi ro đặc biệt là trong hoạt động tíndụng Có thể nói, rủi ro là điều tất yếu trong hoạt động tín dụng của NHTM.Chấp nhận rủi ro để quản lý và kiểm soát nó là việc làm sáng suốt và khoahọc trong hoạt động của ngân hàng Quản lý rủi ro tín dụng được coi là nhiệm
vụ trọng tâm của hoạt động quản trị điều hành của mỗi NHTM và là nhiệm vụtiền đề cho quản lý Nợ xấu sau này
1.2.1 Khái niệm quản lý nợ xấu
Quản lý nợ xấu là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, cácchính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu antoàn, hiệu quả và phát triển bền vững; trong đó tăng cường các biện phápnhằm phòng ngừa và hạn chế phát sinh, xử lý thu hồi nợ xấu
1.2.2 Mục tiêu của quản lý nợ xấu
Quản lý Nợ xấu gắn liền với quản lý rủi ro tín dụng, đây cũng là mộttrong những hoạt động chủ đạo của NHTM Quản lý Nợ xấu hướng vào việcđảm bảo tính hiệu quả của hoạt động tín dụng và không ngừng nâng cao chấtlượng hoạt động tín dụng của NHTM kể cả trong những điều kiện biến độngthị trường, nguy cơ rủi ro không ngừng tăng cao
Trong trường hợp nợ xấu phát sinh thì phải có biện pháp xử lý đểgiải quyết hiệu quả, giảm tổn thất xuống mức thấp nhất cho ngân hàng Nóimột cách cụ thể thì quản lý nợ xấu luôn hướng tới việc hạ thấp rủi ro tíndụng, nâng cao độ an toàn kinh doanh của Ngân hàng bằng các chính sách,biện pháp quản lý, giám sát hoạt động tín dụng khoa học và có hiệu quả
Trang 301.2.3 Nội dung và quy trình quản lý nợ xấu
Sơ đồ 1.1: Quy trình quản lý và xử lý nợ xấu
1.2.3.1 Phòng ngừa nợ xấu phát sinh
Đây là tập hợp các giải pháp ứng phó với nhóm các dấu hiệu cảnh báo
từ xa Chức năng chính của giai đoạn này là xếp hạng, phân loại và giám sátdanh mục tín dụng
Có thể khẳng định, trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinhdoanh vốn đã rất sôi động, nhạy cảm và biến đổi khôn lường song với vaitrò một trung gian tài chính của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của
Các biện pháp khác
Phòng ngừa nợ xấu phát sinh
Khoản vay có thể cứu vãn Khoản vay không thể cứu vãn
Từ bỏ khoản vay
Bán TSĐ
B
Khởi kiện
ra tòa
Xử
lý từ DPRR
Bán
nợ, hoán đổi nợ
Thu nợ
Xây dựng chiến lược QLRR
Xây dựng thực hiện quy trình QLTD
Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng
Trang 31ngân hàng càng sôi động và nhạy cảm, rủi ro hơn Tuy nhiên, hiện naytrên thế giới vẫn chưa có một chuẩn mực thống nhất trong việc phân loại
và xếp hạng danh mục tín dụng Công việc này phụ thuộc vào đặc thù môitrường kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh của từng nước, trong đó,yếu tố lịch sử đóng vai trò không nhỏ
Tuy nhiên, về cơ bản, việc xếp hạng, phân loại và giám sát danh mụctín dụng đều nhằm đạt tới 5 mục đích chủ yếu sau:
- Cho phép có một nhận định chung về danh mục tín dụng của Ngânhàng;
- Phát hiện sớm các khoản tín dụng có khả năng bị tổn thất hay đi chệchhướng khỏi chính sách tín dụng của Ngân hàng;
- Bảng cân đối kế toán (ít nhất 3 năm) và các hệ số tài chính cơ bản, cácthông tin về hoạt động tài chính, sản xuất kinh doanh của doanh
- Kinh nghiệm, tính cách, trình độ, năng lực và độ tin cậy của người điềuhành doanh nghiệp;
- Lịch sử quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với các Ngân hàng
- Sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào điều kiện tự nhiên, khách hàngmua và nhà cung cấp
- Mức độ rủi ro của ngành sản xuất kinh doanh của khách hàng.;
- Phạm vi hoạt động, những biến động trong hoạt động sản xuất kinh
Trang 32doanh của khách hàng;
- Chất lượng của các chiến lược sản xuất kinh doanh trung và dài hạn;
Để có nhận định khách quan, hoàn chỉnh và có hướng xử lý tiếp theosau này khi rủi ro xảy ra, cùng với việc xác định cấp độ rủi ro của từngkhách hàng như đề cập ở trên (theo trách nhiệm và khả năng thực hiệnnghĩa vụ tài chính đã cam kết), ngân hàng cần đánh giá chất lượng các tàisản bảo đảm (với tư cách là nguồn thứ cấp để đảm bảo thực hiện các nghĩa
vụ tài chính khi xảy ra rủi ro)
Việc phân loại, xếp hạng danh mục tín dụng nên được thực hiện chotất cả các khách hàng đồng thời, phải thực hiện đánh giá, xếp hạng định kỳcũng như đánh giá lại ngay khi có sự thay đổi theo chiều hướng đi xuống vềkhả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của khách hàng Theo các chuyêngia tài chính thì không được thông báo cho khách hàng về cấp độ rủi rotrong mọi trường hợp
sơ đồ sau:
Trang 33Sơ đồ 1.2: Quy trình xử lý nợ xấu
Để đảm bảo việc gặp gỡ khách hàng đạt hiệu quả cao, cán bộ quản lýkhách hàng phải nhanh chóng nắm bắt được tình hình tài chính, sản xuất kinhdoanh của khách hàng, các thông tin tóm tắt về lịch sử của các khoản tíndụng, các yếu tố rủi ro tiềm ẩn chính, các dấu hiệu, diễn biến gần nhất, cácnội dung khác liên quan đến hồ sơ tín dụng từ cán bộ tín dụng Trên cơ sở cácthông tin nắm được, cán bộ quản lý khách hàng phải phối hợp cùng các bộphận liên quan tới tín dụng(QLRR, quản trị tín dụng) rà soát, hoàn thiện lại hồ
sơ tín dụng nhằm đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ, đúng quy trình, quy định;các mẫu biểu đúng theo quy định, theo quy trình ISO, đặc biệt lưu ý tới các hồ
sơ liên quan đến tài sản đảm bảo Về tài sản đảm bảo: hồ sơ liên quan phảiđầy đủ, có hiệu lực pháp lý và không vi phạm tiêu chuẩn bảo đảm nào tránh
vô hiệu khi thực hiện giải quyết tranh chấp; đồng thời cũng cần tiến hành định
Khoản vay bị xếp vào nợ xấu
Nếu thành công
chấp thuận Nếu không thành công
Trang 34giá lại toàn bộ tài sản đảm bảo theo định kỳ để nắm được giá trị hiện tại củachúng, xem xét các cơ hội bổ sung tài sản đảm bảo Đối chiếu dư nợ hàngnăm, từng đợt làm việc để chắc chắn để chứng minh khách hàng có liên quanđến khoản tín dụng, ngoài ra cần nắm vững các khoản công nợ của kháchhàng ngoài các nghĩa vụ tài chính với ngân hàng.
Từ sự xem xét và chuẩn bị các thông tin nêu trên, cán bộ quản lý kháchhàng phải nhận định được nguyên nhân cơ bản của rủi ro tiềm ẩn đối với khoảntín dụng, phương án sản xuất kinh doanh đang ở giai đoạn nào trong chu trìnhsản xuất kinh doanh và hiểu rõ ngành sản xuất kinh doanh đó, vị trí của kháchhàng trên thị trường, nắm rõ tình hình tài chính của khách hàng, thực trạngquản trị nội bộ của khách hàng, các khả năng xử lý tài sản để giảm nợ, các cơhội cắt giảm chi phí, khả năng trì hoãn tối đa các khoản nợ của khách hàng vớicác chủ nợ không phải là ngân hàng, tài sản đảm bảo có được thế chấp cho cácnghĩa vụ tài chính khác không,
Trên cơ sở làm việc với khách hàng, cán bộ quản lý khách hàng phảixác định được trách nhiệm và khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính củakhách hàng, qua đó đề xuất phương án xử lý thích hợp Phương án này phảithoả mãn 4 điều kiện sau:
- Những đánh giá chính thức của ngân hàng về những khó khăn đối vớikhoản tín dụng;
- Các biện pháp cần thiết để giải quyết vấn đề này;
- Cách thức tiến hành các biện pháp nêu trong phương án;
- Tiến độ mà các hoạt động này cần đạt được;
Tuỳ thuộc vào năng lực tài chính, nguồn vốn của khách hàng và nănglực quản lý của nhân viên ngân hàng cũng như mức độ khó khăn, rủi ro dongân hàng đánh giá về khoản tín dụng, trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đã camkết với ngân hàng và sự hợp tác, độ trung thực của khách hàng, chi phí bỏ ra
để thực hiện việc xử lý so với số tiền thu về, ảnh hưởng các chủ nợ khácngoài ngân hàng, mức độ nghiêm trọng của các khoản tín dụng xét theo khía
Trang 35cạnh tổn thất mà ngân hàng sẽ lựa chọn giải pháp phù hợp bao gồm:
- Đàm phán với khách hàng:
+ Bổ sung thêm tài sản đảm bảo;
+ Tư vấn cho khách hàng các giải pháp, tư vấn về chiến lược sản xuấtkinh doanh, loại bỏ một số hoạt động không sinh lợi; trường hợp cần thiếtthực hiện bán bớt tài sản đảm bảo, bán bớt một phần doanh nghiệp;
+ Gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ - cơ cấu lại khoản nợ;
+ Ngân hàng có thể chuyển các khoản nợ quá hạn thành vốn góp cổphần trong các doanh nghiệp cổ phần
- Xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ
- Sử dụng các giải pháp pháp lý để đòi nợ - khởi kiện ra tòa án;
- Bán nợ;
- Chứng khoán hóa các khoản nợ;
- Bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro;
- Sự trợ giúp của chính phủ
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại
1.3.1 Các nhân tố khách quan
1.3.1.1 Môi trường kinh tế quốc tế
Nền kinh tế Việt Nam làm một bộ phận không thể tách rời của nềnkinh tế thế giới Trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, mạnh
mẽ, bất kỳ sự biến động nào của nền kinh tế thế giới cũng sẽ có tác động ítnhiều tới hoạt động kinh tế trong nước, ảnh hưởng tới hoạt động của các cánhân, doanh nghiệp Nếu nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng sẽ có thểgây ra tình trạng vỡ nợ, bùng phát nợ xấu, phá sản của các doanh nghiệp,ngân hàng
1.3.1.2 Môi trường kinh tế trong nước
Nhân tố này bao gồm trình độ phát triển của nền kinh tế, sự tham giacủa mọi thành viên vào hoạt động của thị trường với một trình độ phát triển
Trang 36nhất định của sức sản xuất Môi trường kinh tế tăng trưởng ổn định là cơ sở
để các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đủ khả năng trả nợvay ngân hàng, không để phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn
1.3.1.3 Môi trường chính trị xã hội
Tình hình chính trị, xã hội của quốc gia có ảnh hưởng tới tất cả cáchoạt động kinh tế của quốc gia đó bao gồm cả nội thương và ngoại thương.Tình hình chính trị xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạtđộng kinh tế có một nền tảng vững chắc để hoạt động Ngược lại, sự bất ổn
về chính trị là một nguyên nhân dẫn đến tình hình bất ổn nền kinh tế củamỗi quốc gia không loại trừ quốc gia đó theo thể chế chính trị nào Nó sẽkìm hãm sự phát triển hội nhập của nền kinh tế, tác động tiêu cực tới hoạtđộng của các doanh nghiệp, ngân hàng
1.3.1.4 Môi trường pháp lý
Thể hiện ở hệ thống văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật, sự đồng
bộ, toàn diện và phù hợp với thông lệ quốc tế của hệ thống pháp luật sẽ tạo hànhlang pháp lý thống nhất cho các hoạt động kinh tế trong và ngoài nước, tạo điềukiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp và ngân hàng Mọi hoạtđộng kinh doanh đều phải có trách nhiệm tuân thủ những quy định này
1.3.1.5 Khách hàng
Khách hàng là những người vay vốn của ngân hàng, sử dụng vốn vàocác mục đích khác nhau như kinh doanh, tiêu dùng Trong điều kiện bìnhthường, nếu khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả thì sẽ
có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng đúng hạn, không để phát sinh nợxấu, nợ quá hạn Nếu khách hàng sử dụng vốn không hiệu quả, không trungthực, có ý đồ lừa đảo sẽ rất rủi ro đối với ngân hàng, gây khó khăn trong côngtác quản lý, có thể làm phát sinh nợ xấu
1.3.2 Các nhân tố chủ quan
1.3.2.1 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Chiến lược kinh doanh của ngân hàng gồm các quyến định chiến lược
Trang 37về việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnhtranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra được các cơ hội mới v.v củangân hàng trong dài hạn Một chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ giúp ngânhàng có một phương hướng phát triển nhất quán, giúp cho ngân hàng khaithác tốt nhất năng lực hiện có của ngân hàng và đồng thời nó cũng giúp chongân hàng có thể thích ứng một cách nhanh chóng với những biến đổi củamôi trường kinh doanh
Trên cơ sở có chiến lược kinh doanh đúng đắn, NHTM mới có thể cónhững kế hoạch bộ phận đúng đắn cho từng thời kỳ để đảm bảo thực hiệnmục tiêu đề ra Đối với nghiệp vụ tín dụng, chiến lược kinh doanh của ngânhàng phải được cụ thể hoá thành các mục tiêu và nhiệm vụ, định hướngkhách hàng, thị trường mục tiêu và sản phẩm tương ứng, góp phần cân đốinghiệp vụ tín dụng trong các loại hình dịch vụ khác, góp phần hạn chế nợxấu phát sinh
Trong chiến lược kinh doanh có bao hàm các chiến lược Marketing, chiếnlược cơ cấu tổ chức và phát triển nguồn nhân lực Ngay với chiến lượcMarketing lại là hệ thống các chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lượcphân phối, chiến lược giao tiếp khuyếch trương và đương nhiên định hướng pháttriển nghiệp vụ tín dụng nói chung cũng phải tuân theo chiến lược chung đó
1.3.2.2 Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chiphối hoạt động tín dụng do Hội đồng Quản trị của các NHTM đưa ra nhằm sửdụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình và cánhân trong phạm vi cho phép của những quy định của NHNN Việt Nam Chínhsách tín dụng tạo ra một cơ chế đảm bảo tính thống nhất trong toàn bộ hoạtđộng tín dụng của ngân hàng, tạo ra các tiêu chuẩn cho mỗi khía cạnh của hoạtđộng tín dụng, là tài liệu tham chiếu quan trọng để đảm bảo tuân thủ các chínhsách và quy trình thủ tục, góp phần hạn chế nợ xấu phát sinh
Chính sách tín dụng được cụ thể hóa trong cẩm nang tín dụng của các
Trang 38ngân hàng bao bồm một số nội dung: mục tiêu hoạt động tín dụng, các chuẩnmực, chính sách khách hàng, chính sách tài sản bảo đảm, quy trình phê duyệtcho vay, hệ thống xếp hạng tín dụng, rủi ro tập trung, danh mục tín dụng, cáctrường hợp ngoại lệ,
1.3.2.3 Nhân tố con người
Đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, bởi vì tín dụng là mộthoạt động chứa đựng rất nhiều rủi ro Trong quá trình cho vay việc thẩm định,đánh giá tình hình tài chính của các đối tượng khách hàng để cho vay khôngchỉ đơn thuần dựa trên các con số mà phải dựa trên cả các kinh nghiệm thựctiễn Cán bộ tín dụng phải có kỹ năng phân tích, dự báo triển vọng tương laihay cơ hội cũng như thách thức đối với lĩnh vực kinh doanh của khách hàngvay vốn Nếu đánh giá không đúng hoặc không đánh giá hết được các khảnăng rủi ro xảy ra liên quan đến khoản vay sẽ ra quyết định cho vay sai lầm
và dẫn đến nguy cơ nợ xấu cao
1.3.2.4 Nền tảng công nghệ thông tin
Trong thời đại ngày nay, công nghệ điện tử, tin học viễn thông đã vàđang xâm nhập vào hầu hết tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là cáclĩnh vực sản xuất và cung ứng dịch vụ trong nền kinh tế thị trường hiện nay.Đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, côngnghệ thông tin có một tác động rất lớn, giúp ích rất nhiều trong việc đa dạnghóa sản phẩm, tăng cường kiểm soát rủi ro, hỗ trợ quá trình đánh giá, phântích khách hàng, khoản vay, phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên cơ
sở hài hòa lợi ích của ngân hàng và khách hàng - điều này có ý nghĩa rất lớntrong công tác quản lý và xử lý nợ xấu
Thông tin có vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực cuộc sống nóichung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng Mức độ làm chủ được thông tin sẽquyết định sự thành công của ngân hàng Để góp phần hạn chế rủi ro trongcông tác tín dụng, nhận biết sớm các khoản tín dụng có vấn đề đòi hỏi các cán
Trang 39bộ làm công tác tín dụng phải thường xuyên cập nhật, nắm bắt các thông tin,
để kịp thời đưa ra những giải pháp, quyết định đúng đắn trong quá trình cấptín dụng cũng như kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay
1.4 Kinh nghiệm về quản lý nợ xấu ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Nợ xấu và xử lý nợ xấu luôn là vấn đề đau đầu của hầu hết các quốc gia,các hệ thống tài chính và các tổ chức tài chính Khi khối lượng nợ xấu của các
tổ chức tài chính gia tăng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế nóichung, hệ thống tài chính nói riêng Điều này đặt ra yêu cầu cho tất cả các nướccần phải có những biện pháp ngăn chặn các khoản nợ xấu sẽ phát sinh và xử lýcác khoản nợ xấu đã phát sinh Trong quá trình phát triển, hệ thống tài chínhcủa nhiều quốc gia đã rơi vào khủng hoảng, phát sinh khối lượng nợ xấu rấtlớn Tuỳ theo đặc điểm riêng mà mỗi nước đã và đang có những biện phápquản lý và xử lý nợ xấu khác nhau
1.4.1 Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của ngân hàng ở một số nước trên thế giới
1.4.1.1 Kinh nghiệm của Mỹ
Mỹ là một trong những quốc gia đi đầu trong việc quản lý nợ xấu Đểquản lý nợ xấu, Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã đưa ra điều khoản FAS 114quy định về mối quan hệ giữa quyết định cho vay, phân loại khoản vay, tìnhtrạng các khoản nợ và việc dự phòng rủi ro
Bên cạnh đó Mỹ đã thành lập Công ty Tín thác xử lý tài sản quốc gia Hoa
Kỳ RTC Như một cơ quan nhà nước, RTC được thành lập với rất nhiều mụctiêu như: Tối đa hoá thu nhập ròng từ việc bán tài sản được chuyển nhượng, tốithiểu hoá tác động lên các thị trường địa ốc và thị trường tài chính nội địa, tối đahoá việc tạo ra nhà ở cho các cá nhân có thu nhập thấp, RTC thực hiện việc xử lýđối với cả hai loại nợ luân chuyển thông thường và nợ tồn đọng, khó xử lý
Nguyên nhân thành công của RTC là do khối lượng nợ xấu chỉ bằng3% tổng tài sản tài chính trong giai đoạn khủng hoảng trầm trọng nhất Hơn
Trang 40thế nữa, khoảng 50% tài sản là các khoản vay bất động sản và vay cầm cố,35% là tiền mặt và các loại chứng khoán khác Vì vậy, nhiều tài sản đượcchuyển nhượng là rất tốt và dễ dàng bán thông qua chứng khoán hoá và đấugiá trên thị trường tài chính phát triển nhất thế giới Một trong những yếu tốtạo nên sự thành công này là các nhân sự cao cấp của RTC được lấy từ công
ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang - cơ quan có sự hiểu biết rất rõ về vấn đề lựachọn bất lợi và tâm lý ỷ lại trong hoạt động tài chính - và đội ngũ nhân viêncủa họ có rất nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các tổ chức tài chính khókhăn, lâm vào tình trạng phá sản Mặt khác, RTC đã dựa vào những nhà đầu
tư tư nhân để đánh giá, quản lý và bán nhiều tài sản Một cấu trúc quản lýhiệu quả đã cho phép RTC thu hồi 1/3 tài sản được chuyển nhượng, giảmthiểu đáng kể khối lượng nợ phải bán
Có nhiều yếu tố không thuận lợi ảnh hưởng đến hoạt động của RTC như:việc tài trợ của Chính phủ không kịp thời và đầy đủ đã làm gia tăng chi phí xử
lý, việc xử lý tài sản nhanh chóng bị cản trở bởi nhiều mục tiêu không nhất quánđan xen
1.4.1.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Nguyên nhân gây ra nợ xấu của Trung Quốc chính là cơ chế kinh tế kếhoạch hóa tập trung, khi hoạt động của các Ngân hàng thương mại Nhà nướcchỉ như những cơ quan hành chính, có nhiệm vụ cho vay theo chỉ định chocác công ty và dự án Nhà nước vốn làm ăn kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ.Những khoản vay này cũng không qua quy trình phân tích tín dụng chặt chẽnên rủi ro tín dụng là điều không tránh khỏi
Quá trình xử lý nợ xấu của Trung Quốc có thể chia thành ba giai đoạn chính
Giai đoạn thứ nhất
Trung Quốc tiến hành quá trình tái cấu trúc tài chính từ giữa nhữngnăm 1990 tách cho vay chính sách khỏi cho vay thương mại bằng cách thànhlập 3 ngân hàng chính sách chịu trách nhiệm xử lý các khoản vay chính sách.Bên cạnh đó, NHTM của Trung Quốc bắt đầu sử dụng cách phân loại nợ