Thông qua tín dụng bán lẻ, các nguồn lực tài chính được phân bổ một cáchhiệu quả; ngân hàng hoạt động tốt hơn, người dân có vốn để đầu tư, sản xuất, kinhdoanh… Điều đó góp phần ổn định v
Trang 1PHẠM NGỌC HÒA
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - CHI NHÁNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Đà Nẵng, Năm 2022
Trang 2PHẠM NGỌC HÒA
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - CHI NHÁNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học: TS TÔN THẤT VIÊN
Đà Nẵng, Năm 2022
Trang 3Trường Đại Học Duy Tân đã tận tình giảng dạy, hết lòng truyền đạt cho tôi nhữngkiến thức quý báu, kinh nghiệm thực tiễn trong suốt quá trình tôi học tập và nghiêncứu
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS TÔN THẤT VIÊN làngười đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhnghiên cứu và hoàn thành được luận văn này
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các phòng ban, cácđồng nghiệp làm việc tại HDBank Chi nhánh Đăk Lăk đã nhiệt tình giúp đỡ, tạođiều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận tìm hiểu thực tiễn và cung cấp hồ sơ, số liệu cầnthiết phục vụ cho công tác nghiên cứu của luận văn này
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, ủng
hộ tinh thần cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường Trong quá trình thựchiện luận văn, dù đã cố gắng để hoàn thiện nhưng cũng không tránh khỏi nhữngthiếu sót, kính mong nhận được những lời góp ý chân thành từ Quý Thầy Cô
Học viên
Phạm Ngọc Hòa
Trang 4Trường đại học nào Luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả, vàđược sự hướng dẫn từ TS TÔN THẤT VIÊN Các nội dung nghiên cứu, kết quảnghiên cứu trong đề tài là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công
bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các thông tintrích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn
Học viên
Phạm Ngọc Hòa
Trang 5MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
1 Sự cần thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu của đề tài 3
6 Tổng quan các đề tài nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
1.1 KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
1.1.1 Khái niệm tín dụng bán lẻ 7
1.1.2 Đặc trưng của tín dụng bán lẻ 9
1.1.3 Phân loại tín dụng bán lẻ 10
1.1.4 Vai trò của tín dụng bán lẻ trong nền kinh tế 13
1.2 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 14
1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng bán lẻ của Ngân hàng thương mại 14
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ của Ngân hàng thương mại 17
1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 24
Trang 6CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 29
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 29
2.1.1 Quá trình hoạt động của chi nhánh 29
2.1.2 Bộ máy tổ chức 30
2.1.3 Tình hình hoạt động của HDBank – Chi nhánh Đắk Lắk 32
2.2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 35
2.2.1 Thực trạng phân tích theo định lượng 35
2.2.2 Thực trạng phân tích theo định tính 48
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 51
2.3.1 Tồn tại, hạn chế 51
2.3.2 Nguyên nhân tồn tại, hạn chế 53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 55
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 56
3.1 MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG, KẾ HOẠCH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 56
Trang 7Đắk Lắk đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 57
3.1.3 Kế hoạch tín dụng bán lẻ của HDBank – Chi nhánh Đắk Lắk đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 58
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 59
3.2.1 Nhóm giải pháp về định lượng 59
3.2.2 Nhóm giải pháp về định tính 67
3.3 KIẾN NGHỊ 72
3.3.1 Với Hội Sở HDBank 72
3.3.2 Với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đắk Lắk 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 74
KẾT LUẬN 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)
Trang 9hiệu Tên bảng g
2.1 Tình hình nhân sự của HDBank – Chi nhánh Đắk Lắk 322.2 Các chỉ tiêu chính của HDBank – Chi nhánh Đắk Lắk 342.3 Tình hình dư nợ, tài sản và mối quan hệ chúng 372.4 Tình hình cơ cấu dư nợ của HDBank – Chi nhánh Đắk Lắk 382.5 Số lượng khách hàng bán lẻ các ngành kinh doanh 402.6 Cơ cấu dư nợ khách hàng bán lẻ của HDBank – Chi nhánhĐắk Lắk 412.7 Cơ cấu dư nợ khách hàng bán lẻ theo SP của Chi nhánhĐắk Lắk 43
2.11 Dự phòng tổn thất tín dụng khách hàng bán lẻ 472.12 Dự phòng tổn thất tín dụng so với các khoản nợ xấu của
khách hàng bán lẻ
48
2.13 Tình hình chủ quan của chi nhánh đã ảnh hưởng 502.14 Tình hình khách quan của chi nhánh đã ảnh hưởng đến 513.1 Chỉ tiêu hoạt động kinh doanh năm 2021 của HDBank –
Chi nhánh Đắk Lắk
563.2 Chỉ tiêu hoạt động kinh doanh đến năm 2025 và tầm nhìnnăm 2030 56
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
2.1 Sơ đồ tổ chức của HDBank - chi nhánh Đắk Lắk 302.2 Đồ thị tình hình nhân sự của HDBank – Chi nhánh Đắk Lắk 332.3 Đồ thị một số chỉ tiêu chủ yếu của HDBank - chi nhánh Đắk 35
Trang 102.7 Đồ thị cơ cấu dư nợ khách hàng bán lẻ của Chi nhánh ĐắkLắk 442.8 Đồ thị nợ xấu khách hàng bán lẻ của HDBank – Chi nhánh ĐắkLắk 45
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Tín dụng bán lẻ là hình thức cung cấp tín dụng của ngân hàng cho các kháchhàng là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa Tín dụng bán lẻ có ý nghĩaquan trọng đối với ngân hàng, các khách hàng và cả nền kinh tế Trước tiên, tíndụng bán lẻ là bộ phận cấu thành nên tín dụng ngân hàng Đây là hoạt động cơ bảncủa tất cả các ngân hàng thương mại Vì đối tượng của tín dụng bán lẻ rất đa dạng
và phổ biến, nên các ngân hàng đều tập trung vào những khách hàng này Tín dụngbán lẻ giúp mang lại thu nhập cho ngân hàng thông qua lãi suất cho vay, nhờ đó màhoạt động của ngân hàng được tăng cường Ngoài ra, thông qua tín dụng bán lẻ,ngân hàng còn có thể phát triển các hoạt động khác của mình, mở rộng thị phần hoạtđộng, được nhiều khách hàng biết đến Tất cả các yếu tố đó góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Với khách hàng, tín dụng bán lẻ mang lại
những lợi ích đáng kể Nhờ có tín dụng bán lẻ của ngân hàng mà khách hàng cóđược khoản vốn vay kịp thời để đáp ứng các nhu cầu đầu tư, tiêu dùng, sản xuấtkinh doanh Tín dụng bán lẻ của ngân hàng là nguồn huy động vốn nhanh chóng,
tiện ích cho người dân
Thông qua tín dụng bán lẻ, các nguồn lực tài chính được phân bổ một cáchhiệu quả; ngân hàng hoạt động tốt hơn, người dân có vốn để đầu tư, sản xuất, kinhdoanh… Điều đó góp phần ổn định và phát triển KT-XH, giúp phân bổ vốn từnguồn có vốn sang người cần vốn Tuy nhiên, hoạt động tín dụng bán lẻ trên địa bàntỉnh Đắk Lắk vẫn còn nhiều hạn chế như: tỷ lệ nợ xấu vẫn còn tồn đọng cao, nhữngrủi ro trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng của các NHTM trên địa bàn, trong
đó HDBank – Chi nhánh Đắk Lắk không là ngoại lệ Bên cạnh đó, sự vươn lêntrong cạnh tranh để nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ từ những ngân hàng khácnhư Sacombank, TPBank, ACB… Đặt ra những thử thách rất lớn đối với HDBank –Chi nhánh Đắk Lắk trong việc nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ
Trang 12Trước xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế nước ta vào nềnkinh tế khu vực và trên thế giới đòi hỏi ngành ngân hàng có những định hướng, tầmnhìn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thập kỷ tới và xa hơn nữa Nắm bắt chủtrương, đường lối của ngành ngân hàng và chỉ đạo từ lãnh đạo HDBank và việcnhìn nhận khả năng thực tại của HDBank – Chi nhánh Đắk Lắk, tác giả cho rằng
việc chọn đề tài, có tên gọi:”Nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng
TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh – Chi nhánh Đắk Lắk“ là hoàn toàn phù hợp
và có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay cần được tác giả luận văn phân tích,làm sáng tỏ
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết liên quan đến nâng cao chất lượng tíndụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại
- Phân tích, đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngânhàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh – Chi nhánh Đắk Lắk
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân
hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh – Chi nhánh Đắk Lắk.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn có sử dụng tổng hợp những phương pháp nghiên cứu như: phươngpháp thu thập thông tin, phương pháp so sánh và phương pháp tính toán phân tích
số liệu…vv
Trang 13Phương pháp thu thập thông tin
Số liệu thứ cấp: Là những dữ liệu được thu thập do một mục đích khác nào
đó, đã có sẵn ở đâu đó và có thể được sử dụng cho một cuộc nghiên cứu đang đượcbàn đến
Số liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp được tác giả sử dụng chính cho mục
đích đánh giá xem các nhân tố có ảnh hưởng như thế nào tới việc nâng cao chấtlượng tín dụng đối với khách hàng bán lẻ
Phương pháp so sánh
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc sosánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Đây là phương pháp đơn giản và được sửdụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và
dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô
Phương pháp tính toán, phân tích số liệu
+ Xử lý, tính toán, so sánh, phân tích sự biến động của số liệu thống kê theothời gian: Sàng lọc số liệu thu thập được từ báo cáo thường niên của HDBank - Chinhánh Đắk Lắk sau đó tiến hành tính toán phân tích số liệu
+ Phương pháp thống kê mô tả: dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của tàiliệu, dữ liệu thu thập được trong báo cáo thường niên của HDBank - Chi nhánh ĐắkLắk để phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, chất lượng tín dụng tạiHDBank - Chi nhánh Đắk Lắk
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được trình bày ở 3chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ của Ngânhàng thương mại
Chương 2: Thực trạng nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàngTMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Đắk Lắk
Trang 14Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàngTMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Đắk Lắk.
6 Tổng quan các đề tài nghiên cứu
Tác giả luận văn xin đề xuất một số đề tài có liên quan, cụ thể như sau:
+ Nguyễn Văn Tuấn (2015), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ chuyên
ngành Tài chính –Ngân hàng Trường Đại học Ngân hàng TP HCM, nhận định [20]:
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, chất lượng tíndụng, các nhân tố tác động tới chất lượng tín dụng
- Đánh giá thực trạng CLTD tại NHNo&PTNT Việt Nam
- Lựa chọn mô hình để phân tích các nhân tố tác động đến CLTD
- Đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao CLTD tại NHNo&PTNTViệt Nam
+ Nguyễn Văn Thanh (2015), Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”, Luận án tiến sĩ chuyên ngành
Tài chính-Ngân hàng Học viện Tài chính, nhận định [21]:
Theo tác giả, có các nhân tố sau tác động đến chất lượng tín dụng: Chính sáchcủa Ngân hàng, thông tin tín dụng, quy trình tín dụng, cán bộ Ngân hàng, công tác
tổ chức của Ngân hàng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng và mức độhiện đại hóa công nghệ Ngân hàng
+ Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Vũ Bích Vân (2019), Giải pháp đẩy mạnh tín
dụng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại, kỳ 2 - tháng 12, Tạp chí Tài chính, nhận
định [18]:
Tín dụng bán lẻ là một bộ phận quan trọng trong tín dụng ngân hàng và cóvai trò quan trọng đối với hoạt động tín dụng và kết quả kinh doanh của các ngânhàng thương mại Hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại luôn gắnliền với yếu tố rủi ro Chính vì vậy, cần có các giải pháp để hạn chế rủi ro và đẩymạnh tín dụng bán lẻ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Trang 15+ Trần Đức Hòa (2020), Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá
nhân tại ngân hàng Thương mại cổ phẩn Phát triển thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Đắk Lắk Luận văn Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Lương Thế
Vinh, nhận định [2] như sau:
- Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngânhàng thương mại cổ phần phát triển thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Đắk Lắk,trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cánhân tại đơn vị
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng tín dụng và chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tạiNgân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Đắk Lắk tronggiai đoạn từ năm 2015 – 2019
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tạingân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Đắk Lắk hiện nay
Đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cánhân tại ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh ĐắkLắk
+ Dương Thị Hoàn (2020), Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng
Học Viện Tài chính, nhận định [3]:
Mục tiêu nghiên cứu chung
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tíndụng tại các ngân hàng TMCP Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Để hoàn thành mục tiêu chung ở trên, mục tiêu cụ thể trong luận án là:
- Tổng hợp, hệ thống hóa làm rõ các vấn đề lý luận về chất lượng tín dụngNHTM; Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng NHTM
Trang 16- Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của các NHTM cổ phần Việt Namgiai đoạn 2014 – 2018; Xây dựng thang đo phân tích, mô hình kinh tế lượng đểđánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng tín dụng NHTM; Đánhgiá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi, có cơ sở khoa học nhằm nâng caochất lượng tín dụng của các Ngân hàng TMCP Việt Nam đến năm 2030
Câu hỏi nghiên cứu
Để hoàn thành những mục tiêu nêu trên, quá trình nghiên cứu của luận án đivào giải quyết các câu hỏi sau:
- Thế nào là chất lượng tín dụng? Nhân tố nào tác động đến chất lượng tíndụng tại các Ngân hàng thương mại? Tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng của cácNHTM là gì?
- Thực trạng chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phầnViệt Nam giai đoạn từ năm 2014 – 2018 như thế nào? Sự tác động của các nhân tốđến chất lượng tín dụng tại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn
2014 – 2018 được đánh giá như thế nào?
- Giải pháp nào để nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Việt Nam đến năm 2030?
Trên cơ sở tiếp cận và thừa kế các công trình nghiên cứu của các tác giảtrước đây, tác giả nhận thấy trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chưa có một công trìnhnghiên cứu khoa học nào đề cập một cách có hệ thống lý luận về chất lượng tíndụng và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Phát triển
TP Hồ Chí Minh – Chi nhánh Đắk Lắk đang thiếu hẳn tại địa phương và đây làkhoảng trống trong nghiên cứu, mà tác giả tiếp tục làm sáng tỏ tại phụ lục 1
Trang 17CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN
LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Xuất phát từ cách hiểu truyền thống trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, bánbuôn là hình thức mua bán hàng hóa thông qua các trung gian, đại lý, để bán vớikhối lượng lớn Ngược lại, bán lẻ là hình thức bán hàng mà người bán trực tiếp báncho người mua là người sử dụng, tiêu dùng với khối lượng nhỏ lẻ Vậy, đứng trêngóc độ của ngân hàng, tín dụng bán lẻ được hiểu như thế nào? Và nó hoạt động rasao?
1.1.1 Khái niệm tín dụng bán lẻ
Tín dụng bán lẻ là hình thức cung cấp trực tiếp các sản phẩmtín dụng có quy mô nhỏ cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình,doanh nghiệp vừa và nhỏ Đối tượng mà loại tín dụng này hướngđến rất rộng với số lượng vô cùng lớn, nhưng khối lượng vay khánhỏ Theo đó các NHTM thường bao hàm cả hai nội dung: tín dụng bán buôn vàtín dụng bán lẻ Theo lĩnh vực thương mại hàng hoá, bán buôn là hình thức mua bánhàng hoá thông qua các trung gian, đại lý, để bán với khối lượng lớn; ngược lại, bán
lẻ là hình thức bán hàng mà người bán trực tiếp bán cho người mua là người sửdụng, tiêu dùng với khối lượng nhỏ, lẻ Khi áp dụng trong hoạt động tín dụng, hiệnnay trên thế giới có hai cách hiểu khác nhau về tín dụng bán buôn và tín dụng bánlẻ
Trang 18Thứ nhất, cách hiểu truyền thống coi tín dụng bán buôn tương tự như bán
buôn các loại hàng hóa thông thường khác, đó là hình thức cho vay thông qua thịtrường tài chính (thị trường tiền tệ liên ngân hàng) hoặc cho vay đối với các trunggian tài chính khác (các ngân hàng thương mại, quỹ, các tổ chức làm đại lý ủy thác),không cho vay trực tiếp đến người vay cuối cùng, không tính đến quy mô giá trịkhoản vay Trong khi đó, tín dụng bán lẻ là hình thức cho vay trực tiếp đến ngườivay cuối cùng với các khoản cho vay có quy mô giá trị khác nhau Người vay cuốicùng ở đây không phân biệt theo quy mô lớn hay nhỏ, mà chủ yếu được xác định làngười trực tiếp sử dụng vốn vay đưa vào đầu tư, không thực hiện việc cho vay tiếptới các đối tượng khác
Thứ hai, hiện là cách hiểu đang áp dụng ở nhiều nước, tín dụng bán buôn là
hình thức cho vay dành cho các doanh nghiệp lớn (kể cả các NHTM khác) hoặc chovay những khoản vay có quy mô lớn Tín dụng bán lẻ bao gồm tất cả các khoản chovay trực tiếp đến các người vay cuối cùng là các cá nhân, hộ gia đình và doanhnghiệp vừa và nhỏ Ở nước ta việc đi sâu tìm hiểu nội dung, khái niệm và sử dụngcác mô hình tín dụng bán buôn, bán lẻ gần đây mới được quan tâm Trong thực tế,những tiêu chí phân định giữa bán buôn, bán lẻ nêu trên chỉ là tương đối và khôngmang tính phổ biến đối với mọi quốc gia, các ngân hàng, nó thay đổi theo thời gian,tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn cũng như mục đích quản lý ở từng nơi
Theo Tiến sĩ Lê Khắc Trí, “tín dụng bán lẻ là những hình thức cho vay trực
tiếp đến các người vay cuối cùng, chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa” (Nguồn “Thị trường Tài chính – Tiền tệ” số 14, năm 2006)
[22] Dịch vụ ngân hàng bán lẻ là cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới từng
cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua mạng lưới chi nhánh,khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông quacác phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin
Theo định nghĩa trên, tín dụng bán lẻ được hiểu là những hình thức cho vay,những khoản vay đến từng khách hàng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp nhỏ vàvừa thông qua mạng lưới chi nhánh, được CNTT hỗ trợ triển khai các sản phẩm,
Trang 19giao dịch trực tuyến, lưu giữ và xử lý cơ sở dữ liệu tập trung…Theo Ngân hàngthương mại cổ phần phát triển thành phố Hồ Chí Minh (HDB), cấp tín dụng bán lẻ
là việc cấp tín dụng cho khách hàng bán lẻ bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu,bảo lãnh và các nghiệp vụ khác Trong đó, khách hàng bán lẻ là cá nhân, hộ giađình, hộ kinh doanh cá thể có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HDB Theo
đó, quy trình tín dụng bán lẻ tại HDB đã tách riêng khỏi quy trình tín dụng doanhnghiệp và tín dụng bán lẻ không bao gồm doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tóm lại, kết hợp các quan điểm trên và trong phạm vi của luận văn này, có
thể rút ra khái niệm về tín dụng bán lẻ như sau: Tín dụng bán lẻ là hình thức tín
dụng mà các NHTM cung cấp các sản phẩm tín dụng, bảo lãnh cho các khách hàng
là cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể với mục đích đa dạng như: mua ô tô, mua nhà, xây dựng hay sửa chữa nhà ở, tiêu dùng phục vụ đời sống hoặc bổ sung vốn kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể.
1.1.2 Đặc trưng của tín dụng bán lẻ
Tín dụng được cấu thành nên từ sự kết hợp của ba yếu tố chính là: lòng tin(sự tin tưởng vào khả năng hoàn trả đầy đủ và đúng hạn của người cho vay đối vớingười đi vay); thời hạn của quan hệ tín dụng (thời gian người vay sử dụng tiền vay);
sự hứa hẹn hoàn trả Có thể nhận thấy về thực chất tín dụng là một quan hệ kinh tếgiữa người cho vay và người đi vay, giữa họ có mối quan hệ với nhau thông qua sựvận động của giá trị vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ và hàng hoá
từ người cho vay chuyển sang người đi vay và sau một thời gian nhất định quay vềvới người cho vay với lượng giá trị lớn hơn ban đầu Và như vậy, phạm trù tín dụng
có các đặc trưng chủ yếu sau:
+ Tín dụng là có lòng tin: bản thân từ tín dụng xuất phát từ tiếng la-tinh
“creditum” có nghĩa là “sự giao phó” hay “sự tín nhiệm” Nghiên cứu khái niệm tíndụng cũng cho ta thấy tín dụng là sự cho vay có hứa hẹn thời gian hoàn trả Sự hứahẹn biểu hiện “mức tín nhiệm” hay “lòng tin” của người cho vay vào người đi vay.Yếu tố lòng tin tuy vô hình nhưng không thể thiếu trong quan hệ TD, đây là yếu tốbao trùm trong hoạt động tín dụng, là điều kiện cần cho quan hệ TD phát sinh
Trang 20Trong quan hệ TD “lòng tin” được biểu hiện từ nhiều phía, không chỉ cólòng tin từ một phía của người cho vay đối với người đi vay Nếu người cho vaykhông tin tưởng vào khả năng hoàn trả của người đi vay thì quan hệ TD có thểkhông phát sinh và ngược lại, nếu người đi vay cảm nhận thấy người cho vay khôngthể đáp ứng được yêu cầu về khối lượng TD, về thời hạn vay,…thì quan hệ TDcũng có thể không phát sinh Tuy nhiên, trong quan hệ TD lòng tin của người chovay đối với người đi vay quan trọng hơn nhiều bởi lẽ người cho vay là người giaophó tiền bạc hoặc tài sản của họ cho người khác sử dụng.
+ Tín dụng là có tính thời hạn: khác với các quan hệ mua bán thông thường
khác (sau khi trả tiền người mua trở thành chủ sở hữu của vật mua hay còn gọi là
“mua đứt bán đoạn”, quan hệ TD chỉ trao đổi quyền sử dụng giá trị khoản vay chứkhông trao đổi quyền sở hữu khoản vay Người cho vay giao giá trị khoản vay dướidạng hàng hoá hay tiền tệ cho người kia sử dụng trong một thời gian nhất định Saukhi khai thác giá trị sử dụng của khoản vay trong thời hạn cam kết, người đi vayphải hoàn trả toàn bộ giá trị khoản vay cộng thêm khoản lợi tức hợp lý kèm theonhư cam kết đã giao ước với người cho vay
+ Tín dụng là có tính hoàn trả: đây là đặc trưng thuộc về bản chất vận động
của TD và là dấu ấn để phân biệt phạm trù TD với các phạm trù kinh tế khác Saukhi kết thúc một vòng tuần hoàn của TD, hoàn thành một chu kỳ sản xuất trở vềtrạng thái tiền tệ, vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả cho người cho vay kèmtheo một phần lãi như đã thoả thuận
1.1.3 Phân loại tín dụng bán lẻ
Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng mà cócác cách phân loại tín dụng khác nhau Bao gồm:
1.1.3.1 Phân loại theo thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm
- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 đến 5 năm
- Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm
Trang 21Việc phân loại tín dụng theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngânhàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của hoạt động tíndụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng.
1.1.3.2 Phân loại theo hình thức
Gồm chiết khấu, cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính
- Chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàngtương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của NH để sở hữu mộtthương phiếu chưa đến hạn
- Cho vay là việc NH đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phảihoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định
- Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộkhách hàng của mình khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết
- Cho thuê tài chính là việc NH bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuêtheo những thoả thuận nhất định Sau một thời gian nhất định, khách hàng phải trả cảgốc và lãi cho NH Đây thường là hoạt động tín dụng trung và dài hạn trên cơ sở hợpđồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là NH với khách hàng thuê Khi hết thời gianthuê, khách hàng mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thoảthuận trong hợp đồng thuê
1.1.3.3 Phân loại theo tài sản đảm bảo
Việc phân chia tín dụng theo tiêu thức này sẽ phản ánh tình trạng an toàn củacác khoản tín dụng, bởi tài sản đảm bảo cho các khoản tín dụng chính là nguồn thu
nợ thứ hai của ngân hàng (bằng cách bán các tài sản đó) khi nguồn thu nợ thứ nhất
từ quá trình SXKD không có hoặc không đủ
- Tín dụng có tài sản đảm bảo: là loại tín dụng mà khi cho vay, bảo lãnh đòihỏi người vay phải có các tài sản thế chấp, cầm cố như bất động sản, chứng khoán,giấy tờ có giá, phương tiện máy móc… hoặc bảo lãnh của bên thứ ba để đảm bảocho khoản vay
- Tín dụng không có tài sản đảm bảo: là loại TD mà khi cho vay, bảo lãnhkhông có tài sản đảm bảo tức là không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh
Trang 22của bên thứ ba mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng; hoặc các khoản TDtheo chỉ thị của Chính phủ mà Chính phủ yêu cầu, không cần tài sản đảm bảo.
Tín dụng dựa trên cam kết đảm bảo yêu cầu NH và khách hàng phải ký hợpđồng đảm bảo, NH phải kiểm tra, đánh giá được tình trạng của tài sản đảm bảo(quyền sở hữu, giá trị, tính thị trường, khả năng tài chính của người thứ ba…), cókhả năng giám sát việc sử dụng hoặc có khả năng bảo quản tài sản đảm bảo
1.1.3.4 Phân loại theo ngành kinh tế
- Tín dụng cho công nghiệp: là loại tín dụng được cấp cho các doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực công nghiệp
- Tín dụng cho nông nghiệp: là loại tín dụng được cấp cho các doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp
- Tín dụng cho thương mại dịch vụ: là loại tín dụng được cấp cho các doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
Cách phân chia này sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng chuyên môn hoá trongviệc cấp tín dụng Một số NH có thế mạnh trong việc đầu tư vào lĩnh vực côngnghiệp, một số NH khác lại có lợi thế trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc thương mạidịch vụ Cách phân loại này còn cho phép NH theo dõi rủi ro và sinh lợi gắn liềnvới những lĩnh vực tài trợ để có chính sách lãi suất, bảo đảm tiền vay, hạn mức tíndụng và chính sách mở rộng tín dụng phù hợp
1.1.3.5 Phân loại theo hình thái giá trị
- Tín dụng bằng tiền: là loại cho vay mà hình thái TD được cấp bằng tiền
- Tín dụng bằng tài sản: là loại tín dụng mà hình thái giá trị của tín dụngđược cấp bằng tài sản Đối với các NHTM, hình thức tín dụng này chủ yếu dướihình thức thuê mua
1.1.3.6 Phân loại theo rủi ro
Phân loại tín dụng theo rủi ro giúp cho NH thường xuyên đánh giá được tính
an toàn của các khoản TD, từ đó có kế hoạch trích lập dự phòng tổn thất kịp thời
- Tín dụng lành mạnh: là các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao
Trang 23- Tín dụng có vấn đề: là các khoản tín dụng có dấu hiệu không lành mạnhnhư khách hàng tiêu thụ hàng hoá chậm, tiến độ thực hiện kế hoạch chậm, kháchhàng gặp thiên tai…
- Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: là các khoản nợ đã quá hạn với thời hạnngắn và khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn…
- Nợ quá hạn khó đòi: là các khoản nợ đã quá hạn quá lâu, khả năng trả nợrất kém, tài sản đảm bảo có giá trị thấp, khách hàng chây ỳ không chịu trả nợ…
1.1.4 Vai trò của tín dụng bán lẻ trong nền kinh tế
1.1.4.1 Đối với nền kinh tế - xã hội
a Góp phần tạo sự năng động cho các thành phần kinh tế
Tín dụng bán lẻ là kênh hỗ trợ vốn để dân chúng trang trải các chi phí phátsinh trong cuộc sống từ thỏa mãn nhu cầu thiết yếu cho đến nhu cầu xa xỉ với chiphí đắt đỏ, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống Để có thể đáp ứng nhu cầu ngàycàng tăng của khách hàng, buộc các thành phần kinh tế phải đẩy mạnh sản xuất, do
đó tạo nhiều công ăn việc làm, tạo ra những khác biệt tích cực giúp tăng khả năngcạnh tranh trước các đối thủ trong và ngoài nước trong thời kỳ hội nhập
1.1.4.2 Đối với ngân hàng
a Góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng
Do có đối tượng khách hàng rất rộng nên việc mở rộng tín dụng bán lẻ sẽgiúp hình ảnh thương hiệu của ngân hàng được phổ biến rộng khắp Thông qua tín
Trang 24dụng cá nhân, ngoài việc cấp tín dụng cho khách hàng còn giúp ngân hàng thuận lợitrong bán chéo SPDV NHBL như: tiền gửi tiết kiệm, giao dịch thanh toán, chuyểnlương qua tài khoản, phát hành – thanh toán thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử…Khảnăng cung cấp gói sản phẩm dịch vụ tài chính bán lẻ đồng bộ thỏa mãn tối đa nhucầu khách hàng sẽ tạo nét khác biệt cho ngân hàng trong cạnh tranh với đối thủ, do
đó góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng
b Góp phần phân tán rủi ro cho ngân hàng
Nếu một ngân hàng chỉ tập trung cho vay các KHDN có nhu cầu vốn lớn, vì
lý do nào đó mà HĐKD của các khách hàng này gặp khó khăn gây ảnh hưởng đếnkhả năng trả nợ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến HĐKD của ngân hàng Do vậy, vớinguyên tắc “tránh để tất cả trứng vào một rổ”, các ngân hàng xem tín dụng bán lẻnhư một sự phân tán rủi ro vì với số lượng KHBL đông, số tiền vay ít thì khi có mộtkhách hàng hoặc một số ít khách hàng gặp rủi ro dẫn đến không có khả năng trả nợthì ít gây ảnh hưởng đến tình hình HĐKD của ngân hàng
1.1.4.3 Đối với khách hàng bán lẻ
Cuộc sống con người luôn tồn tại những nhu cầu về vật chất và tinh thần,những nhu cầu đó ngày càng đa dạng và cao hơn bắt đầu từ những hàng hoá thiếtyếu rồi đến những hàng hoá xa xỉ hơn cùng với sự phát triển của nền kinh tế Nhưngviệc thỏa mãn những nhu cầu đó lại phụ thuộc vào khả năng thanh toán hiện tại
Ở một chừng mực nào đó, tín dụng bán lẻ giúp cho các khách hàng linh hoạthơn trong việc giải quyết vấn đề thỏa mãn nhu cầu của bản thân Thay vì phải tíchlũy đủ vốn ở hiện tại để thực hiện kế hoạch của bản thân, người tiêu dùng sẽ khéoléo phối hợp giữa thoả mãn nhu cầu ở hiện tại với khả năng thanh toán ở hiện tại vàtương lai Nghĩa là họ sẽ tiêu dùng trước bằng cách lựa chọn phương án vay vốnngân hàng rồi tích lũy và hoàn trả sau cho ngân hàng
1.2 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng bán lẻ của Ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm chất lượng
Trang 25Chất lượng là vấn đề đặt ra đối với mọi loại hình hoạt động SXKD, dịch
vụ Chất lượng phản ánh giá trị về mặt lợi ích của sản phẩm hàng hoá dịch vụ và
là khái niệm phức tạp, phụ thuộc vào trình độ của nền kinh tế và tuỳ những góc
độ của người quan sát mà khái niệm “chất lượng” có ý nghĩa khác nhau:
- Từ góc độ nhà sản xuất: chất lượng là mức độ hoàn thiện của sản phẩm so
với các tiêu chuẩn thiết kế được duyệt Người sản xuất coi chất lượng là điều họphải làm để đáp ứng các quy định và yêu cầu do khách hàng đặt ra, để được kháchhàng chấp thuận
- Theo quan điểm của người tiêu dùng: chất lượng là tổng thể các đặc tính
của một thực thể, phù hợp với việc sử dụng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hay chấtlượng là giá trị mà khách hàng nhận được, là sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
- Theo Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đã đưa ra định nghĩa sau:“Chất
lượng là tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”[23]
Nếu một sản phẩm vì lý do nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thìphải bị coi là có chất lượng kém, cho dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm
đó có thể rất hiện đại Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu Đây là một kếtluận then chốt và là cơ sở để các nhà sản xuất định ra chính sách, chiến lược kinhdoanh của mình
Từ các tổng hợp trên, tác giả đưa ra quan niệm về chất lượng như sau: Chất
lượng là mức độ các tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đạt được các quy định, tiêu chuẩn đặt ra về quy mô khách hàng, doanh số, mức độ an toàn và lợi nhuận phù hợp với lợi ích của những đối tượng quan tâm trong những điều kiện nhất định.
1.1.1.2 Khái niệm chất lượng tín dụng bán lẻ
Chất lượng tín dụng bán lẻ là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều nội dung
và hiện nay cũng chưa có một định nghĩa chính thống nào về chất lượng tíndụng ngân hàng Tuy nhiên, khi nói đến chất lượng tín dụng bán lẻ người tathường đề cập nó ở ba góc độ: khách hàng bán lẻ, ngân hàng và nền kinh tế Lĩnh
Trang 26vực tín dụng bán lẻ cũng là một bộ phận của hoạt động tín dụng ngân hàng tạo nênsinh lời cho Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, nhưng cũng là nơi chứa đựngnhiều rủi ro nhất Chính vì thế vấn đề chất lượng tín dụng bán lẻ là vấn đề quantrọng, sống còn đối với tất cả các Ngân hàng Vậy chất lượng tín dụng bán lẻ là gì?Mỗi đối tượng lại có các quan điểm khác nhau về chất lượng tín dụng, như sau:
Xét trên góc độ khách hàng bán lẻ
Khách hàng bán lẻ là đối tượng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt
là dịch vụ tín dụng vì đây là một nguồn tài trợ quan trọng đối với mỗi khách hàng.Chính vì thế với khách hàng bán lẻ để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng
họ quan tâm đầu tiên là mức lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản đảm bảo thuận lợi tronggiao dịch, tiết kiệm thời gian và chi phí Nếu tất cả các yếu tố này đều đáp ứngđược nhu cầu của khách hàng thì khoản tín dụng đó được coi là có chất lượng tốt vàngược lại
Do đó theo quan điểm của khách hàng bán lẻ thì chất lượng tín dụng là: Sựthoả mãn nhu cầu của về khoản tín dụng trên các phương diện: lãi suất, quy mô,thời hạn, phương thức giải ngân, phương thức thu nợ
Xét trên góc độ nền kinh tế
Chất lượng tín dụng bán lẻ thể hiện ở sự đóng góp vào việc tạo việc làm chongười lao động, hạn chế thất nghiệp, khai thác được các tiềm năng của nền kinh tế,tận dụng tối đa được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nước, tranh thủ vay vốn
nước ngoài có lợi cho sự phát triển kinh tế Tín dụng NHTM phải góp phần xây
dựng thị trường tài chính phát triển an toàn, lành mạnh và ổn định
Xét trên góc độ ngân hàng
Chất lượng tín dụng bán lẻ phải quan tâm tới hai mục tiêu cơ bản: (1) Khẳngđịnh vai trò chủ đạo trong hệ thống tín dụng, cung ứng vốn cho nền kinh tế; (2) Đảmbảo đạt mục tiêu tăng trưởng, an toàn và sinh lời về vốn kinh doanh phù hợp vớimục tiêu kế hoạch và các quy định pháp luật trong từng thời kỳ Hay nói cách khác,chất lượng tín dụng là luôn đảm bảo “lượng” phải đi đôi với “chất”, cụ thể:
Trang 27Về “lượng”: NHTM phải thực hiện tốt chức năng trung gian tín dụng, thỏa
mãn nhu cầu vốn của khách hàng cũng như của nền kinh tế, thể hiện thông qua hoạtđộng như: tăng quy mô cho vay, mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa đối tượng chovay, tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng quy định nhằm góp phần thúc đẩy pháttriển kinh tế của quốc gia
Về “chất”: thể hiện qua mức độ an toàn về vốn và khả năng sinh lời, giảm
tỷ lệ nợ xấu Trước khi quyết định cho vay vấn đề luôn được các NHTM xem xétthận trọng là KH có mức độ tín nhiệm cao hay thấp? Tiền gốc và lãi có được hoàntrả đầy đủ và đúng hạn hay không? Mức độ rủi ro của khoản vay là bao nhiêu?Một khoản vay có mức độ tín nhiệm thấp, hoặc có khả năng rủi ro thì khoản vay cóchất lượng kém và ngược lại Mức độ an toàn vốn của NHTM thể hiện qua việc đảmbảo yêu cầu kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu, chấp hành giới hạn tín dụng tốt, tỷ lệ antoàn vốn đúng quy định… Khả năng sinh lời của NHTM thể hiện qua thu nhập từhoạt động tín dụng, lợi nhuận của ngân hàng
Trong luận văn này tác giả tiếp cận chất lượng tín dụng bán lẻ trên góc độ làNgân hàng thương mại
Chất lượng tín dụng bán lẻ ngân hàng phải quan tâm tới mục tiêu tăngtrưởng tín dụng đi đôi với tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở đảm bảo an toàn Chấtlượng tín dụng bán lẻ chính là thước đo mức độ hoàn thành mục tiêu tăng trưởng,
an toàn và sinh lời của hoạt động tín dụng Như vậy, việc nâng cao Chất lượng tíndụng bán lẻ là một yêu cầu đặt ra rất cấp thiết đối với một ngân hàng trong mọithời kỳ phát triển
Từ các quan điểm trên tác giả đưa ra khái niệm chất lượng tín dụng bán lẻ
như sau: Chất lượng tín dụng bán lẻ là mức độ ngân hàng đạt được những mục
tiêu về quy mô, an toàn, sinh lời phù hợp với quy định pháp luật hiện hành trong nước và thông lệ quốc tế Bên cạnh đó chất lượng tín dụng bán lẻ là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của NHTM, thể hiện năng lực quản lý hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn về vốn và khả năng sinh lời của ngân hàng.
Trang 281.2.2 Các tiêu chí đánh giá nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ của Ngân hàng thương mại
Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng bán lẻ của NHTM được trình bàydưới đây là công cụ để tác giả luận văn đề xuất các giải pháp, theo đó NHTM cầnphải thực hiện “chất” đi đôi với “lượng” tín dụng Điều này được thể hiện ở nhữngchỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng bán lẻ Có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh chấtlượng tín dụng bán lẻ của NHTM nhưng căn cứ khái niệm về chất lượng tín dụngbán lẻ được phân tích ở trên thì nhóm chỉ tiêu quy mô tín dụng, khả năng sinh lời
và đảm bảo an toàn tín dụng là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM trong việcnâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ, được biểu hiện sau đây:
độ đầu tư và đa dạng trong hoạt động cho vay của NH
Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng còn kém hiệuquả, chưa có khả năng mở rộng khách hàng Tuy nhiên tổng dư nợ cao quá cũngchưa hẳn tốt Khối lượng tiền cung ứng ra lưu thông nhiều nhưng chất lượng cáckhoản vay không tốt, nợ xấu gia tăng làm cho ngân hàng gặp rủi ro mất vốn, mặtkhác, việc mở rộng quy mô tín dụng quá mức có thể làm cho giá cả tăng, lạm phátcao, các ngân hàng bị thiệt do mất giá của đồng tiền
Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Trang 29Là chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng về quy mô Tốc độ tăng
dư nợ tín dụng là chỉ tiêu tương đối, tính bằng đơn vị phần trăm được xác định bằngcông thức:
Nhưng nếu các NHTM đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng quá cao trongthời gian ngắn sẽ dẫn đến rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
Tỷ lệ dư nợ cho vay / tài sản
Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay chia cho tổng tài sản của các NHTM có ý nghĩa là:xác định dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tài sản NHTM Vong vàChan (2009)[25] cho rằng tiền gửi và cho vay được coi là quan trọng nhất bảngcân đối kế toán bởi vì hai chỉ số này đại diện cho một dấu hiệu của hoạt độngtruyền thống của ngân hàng Các khoản cho vay là nguồn thu nhập chính và tácđộng đến lợi nhuận, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM
Tuy nhiên, nếu một ngân hàng có một tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản caoquá dẫn đến tăng nguy cơ xảy ra nợ xấu và chi phí hoạt động như các chi phí thẩmđịnh, chi phí theo dõi khoản vay, sau đó có thể làm giảm chất lượng tín dụng Vớimức gia tăng hợp lý của tỷ lệ cho vay sẽ làm tăng thu nhập lãi thuần từ hoạt độngtín dụng, kiểm soát được nợ xấu, làm tăng chất lượng tín dụng NHTM
Cơ cấu dư nợ tín dụng
Phân loại theo thời gian, thị phần cho vay, cơ cấu dư nợ cho vay cho biếtmức độ tập trung tín dụng vào một kỳ hạn, đối tượng cho vay, từ đó thể hiện mức
độ phân bổ vốn vào NHTM
b Chất lượng tín dụng bán lẻ
Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
*Nợ xấu
Trang 30Thực tế, khái niệm nợ xấu không hoàn toàn đồng nhất ở các quốc gia khácnhau Hiện nay, ngoài quan niệm nợ xấu của các quốc gia, một số tổ chức quốc tếcũng đã đề cập đến khái niệm này Có thể kể đến một số trường hợp điển hình:
- Quan niệm về nợ xấu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) được đề cập trong tài
liệu “Hướng dẫn tính các chỉ số lành mạnh tài chính”: “Nợ xấu là những khoản nợ
có lãi hoặc /và gốc quá hạn 90 ngày hoặc trên 90 ngày, các khoản lãi quá hạn 90 ngày hoặc trên 90 ngày được vốn hóa, tái tài trợ hoặc hoãn trả nợ theo thỏa thuận, hoặc quá hạn dưới 90 ngày nhưng có các dấu hiệu khác cho thấy người vay không
có khả năng thanh toán đầy đủ về gốc và lãi”.
Khái niệm nợ xấu theo quan điểm của IMF không nhất thiết đồng nhất vớikhái niệm nợ bị giảm giá trị trong chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 39 và Uỷ BanBasel về Giám sát ngân hàng Khi khoản vay bị giảm giá trị, nó sẽ được đưa vàodiện không được cộng dồn, cụ thể: nguồn thu nhập từ lãi cho vay của các khoản vaynày sẽ không được cộng dồn trên báo cáo thu nhập của ngân hàng Điểm cần lưu ý là
có những tình huống kinh tế có thể dẫn tới việc khoản vay có thể được xếp vào tìnhtrạng không được cộng dồn, ví dụ như khi suy thoái kinh tế hoặc khi công nghệthông tin có sự thay đổi mạnh Thêm vào đó, trong định nghĩa của IMF, phần thứ haicủa nợ xấu sẽ không được tính là nợ tốt kể cả khi thay thế nó bằng một khoản nợmới
- Viện Tài chính Quốc tế (Institute of International Finance) đề xuất phân loại
nợ thành 5 nhóm bao gồm:
Nợ đủ tiêu chuẩn (Standard): là nợ có gốc và lãi trong hạn, không có dấu
hiệu khó khăn trong thanh toán nợ và dự báo có thể thanh toán gốc và lãi đúng hạn,đầy đủ theo cam kết
Nợ cần chú ý (Watch): Là nợ trong tình trạng nếu không có các biện pháp xử
lý có thể tăng nguy cơ không thanh toán đầy đủ gốc và lãi Vì vậy đây là khoản nợcần được chú ý hơn mức bình thường
Nợ dưới tiêu chuẩn (Substandard): là khoản nợ nghi ngờ về khả năng thanh
toán đầy đủ gốc, lãi theo cam kết, hoặc gốc hoặc/ và lãi quá hạn trên 90 ngày, hoặc
Trang 31tài sản đảm bảo giảm giá trị dẫn đến nguy cơ giảm giá trị khoản vay nếu không xử lýkịp thời.
Nợ nghi ngờ (Doubtful): là nợ được xác định không thể thu hồi đầy đủ gốc, lãi
trong điều kiện hiện hành hoặc lãi hoặc /và gốc quá hạn trên 180 ngày Nợ nhóm này
đã bị giảm giá trị nhưng chưa mất vốn hoàn toàn vì còn có những yếu tố được xácđịnh có thể tác động cải thiện chất lượng nợ
Nợ mất vốn (Loss): là nợ được đánh giá không có khả năng thu hồi hoặc gốc
hoặc/và lãi quá hạn trên 1 năm
Nợ xấu bao gồm nợ 3 nhóm cuối
Tại Việt Nam, khái niệm nợ xấu được đề cập trong Điều 10, điều 11, Thông tư
số 02/2013/ TT- NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam Quy định việc phânloại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dựphòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Như vậy, nợ xấu thường được xác định căn cứ vào hai yếu tố chính là thờigian quá hạn hoặc khả năng trả nợ của khách hàng Có thể hiểu một cách khái quát
nợ xấu là những khoản nợ được đánh giá không có khả năng thanh toán đầy đủ, đúng hạn theo cam kết.
*Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu (%) = (Số dư nợ xấu : Tổng dư nợ) x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh trong 100 đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu(hay trong tổng dư nợ thì có bao nhiêu phần trăm là bị rủi ro) Nợ xấu tăng làm tăngchi phí dự phòng rủi ro tín dụng, giảm lợi nhuận của NH Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấucao chứng tỏ chất lượng tín dụng của NH đó thấp, năng lực tài chính, năng lực quản
lý cũng như năng lực hoạt động của họ yếu kém và NH cần phải xem xét lại hoạtđộng tín dụng của mình nếu không muốn rơi vào tình trạng khó khăn Tuy nhiên, nợxấu là một vấn đề khó tránh khỏi trong hoạt động tín dụng NH, do đó điều quantrọng là NHTM cần duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất là có thể chấp nhậnđược Theo NH thế giới, tỷ lệ này ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được, tốt ởmức 1 –3%
Trang 32Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng tín dụng Dựa vào cácchỉ tiêu đó có thể nhận định được chất lượng tín dụng ngân hàng cao hay thấp Trêngóc độ của các NHTM, đánh giá chất lượng tín dụng chủ yếu nhằm vào việc đảmbảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời cao cũng như đảm bảo sựphát triển bền vững của NH Do vậy, khi đánh giá chất lượng tín dụng không chỉcăn cứ vào một chỉ tiêu đơn lẻ, cụ thể nào mà phải xem xét, đánh giá mọi phươngdiện để đưa ra kết luận một cách khách quan, trung thực và chính xác nhất.
Dự phòng rủi ro tín dụng
Dự phòng rủi ro: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất
có thể xảy ra do khách hàng của các NH không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết Dựphòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và kết quả phân loại nợ của các khoản chovay khách hàng Các ngân hàng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng
để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở
đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp
Trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, dự phòng phản ánh sự suy giảmcủa tài sản trước những tổn thất có khả năng xảy ra Trong bảng kết quả kinh doanh,
dự phòng là một khoản chi phí phi tiền mặt, được ghi nhận làm giảm lợi nhuận/vốnchủ sở hữu của ngân hàng Dự phòng tín dụng bao gồm 2 loại sau:
- Dự phòng cụ thể: là loại dự phòng được trích lập cho những tổn thất có thể
xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể Dự phòng cụ thể được tính theo công thức sau:
Dự phòng cụ thể = Tỷ lệ trích lập x (Số dư khoản nợ – Giá trị khấu trừ của TSĐB)
Với giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo và tỷ lệ trích lập dự phòng đối vớitừng nhóm nợ được NHNN quy định theo từng thời kỳ
Từ ngày 1 tháng 1 năm 2015, Ngân hàng phải sử dụng kết quả phân loại nợđối với khách hàng do CIC cung cấp tại thời điểm phân loại để điều chỉnh kết quả
tự phân loại nợ [6]
- Dự phòng chung: là loại dự phòng được trích lập để dự phòng cho nhữngtổn thất có thể xảy ra, nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể Việc
Trang 33trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện trên cơ sở kết quả phân loại nợ vàtheo tỷ lệ trích do Thống đốc NHNN Việt Nam qui định Dự phòng chung đượctrích bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
c Nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ
- Khả năng tài chính của người vay: Hoạt động sản xuất kinh doanh của
KHBL hằng năm được thể hiện thông qua các báo cáo tài chính của KHBL.Trên cơ
sở báo cáo tài chính phản ánh được tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạtđộng kinh doanh của KHBL tại thời điêm vay vốn Thông qua đó đánh giá đượctiềm lực tài chính của mỗi KHBL ở hiện tại và dự đoán tương lai
- Năng lực sản xuất kinh doanh: Thể hiện thông qua vị trí của KH trong
ngành nghề họ kinh doanh; quy mô sản xuất, hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm,
hệ thống mạng lưới đại lý, các bạn hàng truyền thống
1.2.2.2 Theo định tính
- Năng lực quản lý và kinh nghiệm của nhà quản trị doanh nghiệp:
+ Năng lực quản lý doanh nghiệp: được thể hiện qua bộ máy quản lý củaKHBL Những người lãnh đạo giỏi thường thích nghi với sự biến động của môitrường xung quanh và giảm thiêu rủi ro mà KHBL phải đối mặt, đảm bảo khả năngtrả nợ NHTM Không một KHBL nào đi vay lại không muốn món vay đem lại hiệuquả, nhưng nhiều khi do năng lực kinh doanh còn hạn chế, KHBL không thực hiệnđược mục tiêu đã đề ra và làm ảnh hưởng đến khoản tín dụng mà KHBL đã nhận từNHTM
+ Do nhiều nhà lãnh đạo còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm thực tế nên nhiềukhi họ không dự đoán được các biến động của thị trường, không xử lý được nhữngvấn đề phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Hiện nay đánh giá năng lực quản lý và kinh nghiệm của nhà quản trị doanhnghiệp với các nội dung sau: Lý lịch tư pháp của người đứng đầu KHBL; Năng lựcđiều hành của người trực tiếp quản lý KHBL; Tính năng động và độ nhạy bén củaban lãnh đạo KHBL với sự thay đổi của thị trường; Trình độ học vấn của người trựctiếp quản lý KHBL; Sự phân tách nhiệm vụ, quyền lực trong ban lãnh đạo KHBL
Trang 34+ Đạo đức của người đi vay: NHTM chỉ quyết định cho vay sau khi đã phântích kỹ các yếu tố có liên quan đế khả năng của người vay trong việc hoàn trả nợ vàcách thức sử dụng vốn vay Nhưng thông tin này có thê bị thay đổi sau khi KHBLnhận được tiền vay Thực tế, nhiều KHBL đã sử dụng vốn vay không đúng mụcđích dẫn đến không đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh Ngoài ra nhữngngười có đạo đức kém còn có thể tham nhũng làm cho hiệu quả sử dụng vốn vay
thấp, nhiều khi làm NHTM không thu hồi được khoản cho vay Do vậy, công tác
kiểm tra giám sát của NHTM là rất quan trọng
- Uy tín giao dịch của KHBL với NH: Tình hình trả nợ của KHBL theo lịch
sau khi đã điều chỉnh (nếu có); Thiện chí trả nợ của KHl theo đánh giá của CBTD;Tình hình cung cấp thông tin của KHBL theo yêu cầu của NHTM trong thời gianqua
Triển vọng ngành nghề: Được thể hiện qua vị thế của lĩnh vực, ngành sảnxuất kinh doanh của KHBL Hiện nay NHTM thường đánh giá hoạt động sản xuấtkinh doanh của KHBL trong ngành qua: Uy tín của KHBL trên thị trường; các yếu
tố tự nhiên; cung cấp yếu tố đầu vào; quy mô, mức độ ổn định của thị trường đầu ra;phạm vi hoạt động của KHBL; tình hình chính trị và chính sách của các nước thamgia thị trường xuất nhập khẩu chính đối với sản phẩm của KHBL
1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1 Yếu tố bên trong [5]
+ Chính sách tín dụng của mỗi ngân hàng: Đây là kim chỉ nam cho hoạt
động tín dụng của NHTM, nó có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại củaNHTM Nếu một chính sách tín dụng của NHTM mang tính cạnh tranh với cácNHTM khác, duy trì được KHBL hiện tại và thu hút được các KHBL mới thì chứng
tỏ CLTD bán lẻ tại NHTM được đánh giá cao và ngược lại
+ Quy trình tín dụng và công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NHTM
- Quy trình tín dụng: được cụ thể hoá việc phân rõ chức năng, nhiệm vụ của
từng đối tượng tham gia thực hiện công tác tín dụng, đề ra cụ thể từng công việc cần
Trang 35phải thực hiện từ khâu tìm kiếm khách hàng, xử lý hồ sơ vay vốn, cấp tín dụng,kiểm soát sau khi thu hồi nợ vay Nếu một NHTM thực hiện chuẩn các bước củaquy trình tín dụng thì chất lượng tín của ngân hàng sẽ được nâng cao và ngược lại.
- Công tác kiểm tra - kiểm soát nội bộ: Kiểm soát chính sách tín dụng và các
thủ tục cần thiết có liên quan đến khoản vay Đây là công tác mà bất cứ một NHTMnào cũng phải tiến hành thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệuquả kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu đã đề ra Để thực hiện tốt công tácnày, NHTM cần sắp xếp một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, trungthực, đạo đức tốt làm công tác này đồng thời có chế độ thưởng phạt nghiêm minh
Có như vậy công tác tín dụng mới được thực hiện đúng quy trình nhằm nâng caoCLTD bán lẻ
+ Hệ thống công cụ đánh giá tín nhiệm đối với khách hàng vay vốn: Hiện
nay các NHTM trước khi quyết định cho vay thường đánh giá mức độ tín nhiệmkhách hàng, thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Đánh giá mức độ tínnhiệm nội bộ nhằm phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng Khả năng trả nợ củakhách hàng thấp thì mức độ xếp hạng giảm và đồng nghĩa với tăng RRTD choNHTM lên và ngược lại Đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng hiện này gồm
có hệ thống đánh giá khác nhau cho hai đối tượng khách hàng pháp nhân và thểnhân mà từng NHTM xây dựng Trong đó việc xác định khả năng trả nợ của KHBLpháp nhân là một trong nhân tố ảnh hưởng đến CLTD bán lẻ của mỗi NHTM hiệnnay, khi có tỷ trọng KHBL pháp nhân chiếm tỷ trọng chủ yếu trên dư nợ tín dụng
+ Hệ thống thông tín tín dụng của NHTM Thông tín tín dụng cần có về
KHBL để NHTM xem xét, quyết định cho vay và giám sát khoản vay bao gồm:thông tin về hồ sơ pháp lý của KHBL, thông tin về tình hình tài chính, về tình hìnhquan hệ tín dụng của KHBL; về xếp loại tín dụng của KHBL từ các cơ quan xếphạng bên ngoài và kết quả xếp loại tín dụng nội bộ của NHTM; thông tin liên quanđến dự án xin vay vốn của KHBL; thông tin về môi trường kinh doanh có liên quanđến ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của KHBL vay vốn, thông tin kinh tế, thịtrường, xu thế phát triên, tiềm năng của ngành Thông tin tín dụng có chất lượng
Trang 36giúp nhà người quản lý, CBTD có thê đưa ra những quyết định cần thiết liên quanđến việc cho vay, quản lý đảm bảo tiền vay, giảm thiểu RRTD, nâng cao CLTD bán
lẻ mỗi NHTM
+ Công tác tổ chức bộ máy: Nhân tố này không chỉ tác động đến CLTD bán
lẻ mà còn tác động đến mọi hoạt động của NHTM Một NHTM có cơ cấu tổ chứcđược sắp xếp khoa học, sự phân công công việc một cách cụ thể, rõ ràng có sự gắnkết giữa các bộ phận thì việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng sẽ được thực hiệnkịp thời, công tác quản lý tín dụng trở nên hiệu quả và an toàn hơn Những quyếtđịnh đúng đắn của cấp lãnh đạo sẽ giúp hoạt động TD phù hợp với khách hàng vànền kinh tế
+ Chất lượng nhân sự của ngân hàng: Chất lượng nhân sự là yếu tố quyết
định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh nói chung và đặc biệt trong hoạtđộng NHTM Cán bộ nhân viên là bộ mặt của NHTM, là hình ảnh của NHTM đốivới KH nói chung, KHBL nói riêng Hơn nữa, nghiệp vụ NHTM càng ngày càngphát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao Việc tuyển dụng nhân viên cóđạo đức tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp phòng ngừa tối đa sai phạm trongquá trình kinh doanh, đem lại sự tin tưởng về chất lượng từ phía khách hàng
+ Hệ thống công nghệ ngân hàng: trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng là
ngành có mức độ ứng dụng công nghệ thông tin cao Hệ thống công nghệ thông tinhiện đại sẽ đáp ứng yêu cầu về độ chính xác, khối lượng giao dịch của khách hàng,tìm kiếm thông tin khách hàng, giúp NHTM ra các quyết định và xử lý khoản vay
+ Nguồn vốn của ngân hàng: nguồn vốn của ngân hàng và hoạt động tín
dụng có mối quan hệ mật thiết với nhau Nguồn vốn ổn định và chi phí thấp là điềukiện để ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng, thúc đẩy hoạt động thanh toán vàcác dịch vụ ngân hàng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ
Vì vậy, CLTD bán lẻ của NHTM chịu tác động từ môi trường kinh tế vĩ mô,
từ khả năng trả nợ của KHBL và nội tại của NHTM Đánh giá mức độ khả năng trả
nợ của KHBL là một trong chỉ tiêu định tính quan trọng ảnh hưởng đến CLTD bán
lẻ của NHTM Trong luận văn này, tác giả chỉ đưa ra mô hình lý thuyết về nhân tố
Trang 37ảnh hưởng đến CLTD bán lè của NHTM Tác giả sử dụng mô hình nhân tố ảnhhưởng mức độ tín nhiệm KHBL pháp nhân đối với NHTM như một nhân tố ảnhhưởng CLTD bán lẻ của NHTM Khả năng trả nợ của KHBL giảm thì mức xếphạng TD giảm dẫn đến khả năng RRTD cao cho NHTM ảnh hưởng đến CLTD bán
lẻ của NHTM
1.3.2 Yếu tố bên ngoài [5]
Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng nói chung, khách hàng
bán lẻ nói riêng và ngân hàng từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng
- Môi trường pháp lý - Chính sách kinh tế của nhà nước: Hoạt động của
NHTM thực hiện trong khuôn khổ hành lang pháp lý của NHNN Vì vậy, một hệthống pháp lý càng hoàn chỉnh, đồng bộ thì sẽ càng đem lại hiệu quả hoạt động caocho NH, cho KHBL, đồng thời đảm bảo được CLTD của KHBL đó với ngân hàng
và ngược lại Trong nền kinh tế thị trường các chính sách kinh tế vĩ mô của nhànước bao gồm: chính sách tài chính tiền tệ, chính sách lãi suất, chính sách đốingoại có vai trò quan trọng đối với hoạt động của nền kinh tế ảnh hưởng đến hoạtđộng của các ngân hàng, KHBL Vì vậy các chủ trương, chính sách của Nhà nướcphù hợp, đúng đắn thì sẽ thúc đẩy SXKD phát triển, là điều kiện đem lại chất lượngcủa các khoản tín dụng NH
- Môi trường kinh tế - xã hội: Sự biến động quá nhanh không dự đoán được
của thị trường thế giới là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của
KH vay vốn Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế tạo ra môi trườngcạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các DN, những KH thường xuyên của NH phảiđối mặt với nguy cơ thua lỗ tất yếu dẫn đến nợ xấu gia tăng Đây là nhân tố luônảnh hưởng đến khả năng tài chính của người vay, đến khả năng trả nợ đúng hạn, từ
đó ảnh hưởng đến CLTD của NH
- Các yếu tố khách quan khác: thiên tai, hoả hoạn, biến động của thị trường
trong và ngoài nước, quan hệ cung cầu hàng hoá thay đổi; sự tăng trưởng hay suythoái nền kinh tế nhiều khi gây hậu quả rất xấu dẫn đến khả năng hoàn trả các
Trang 38khoản nợ là khó khăn hoặc không thể trả được khiến cho chất lượng các khoản TD
bị giảm sút
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này, tác giả luận văn trình bày một cách cơ bản về tín dụng vàchất lượng tín dụng bán lẻ, đặc biệt là nội dung chính của cơ sở lý luận về nâng caochất lượng tín dụng bán lẻ của NHTM, trong đó đề cập công cụ đánh giá chúng,đồng thời nêu bật các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻcủa NHTM Đây là căn cứ học thuật giúp cho đề tài tiếp tục nghiên cứu, phân tíchthực trạng ở chương tiếp sau
Trang 39CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK
2.1.1 Quá trình hoạt động của chi nhánh
Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk được xem như là một Việt Namthu nhỏ, trên địa bàn Thành phố có 40 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc anh em trêntoàn quốc, trong đó dân tộc kinh chiếm khoảng 85% và 15% còn lại là người dântộc khác Trong nhóm dân tộc bản địa, người Ê Đê chiếm số lượng lớn nhất, sau tới
dân tộc Tày, Thái, Hoa, Gia Rai Dân số toàn Thành phố là 502.170 người, với
người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15% Hơn 80% dân số sống tại khu vực nộithành (tức khoảng 415.610 người)
Về giao thông, đến cuối năm 2016 hệ thống giao thông ở 33 buôn đồng bào
dân tộc thiểu số được bê tông hóa 59,5% Mạng giao thông nông thôn bao gồm
đường Quốc lộ, tỉnh lộ, liên huyện, liên xã và đường thôn, buôn, tổ dân phố; Về
Trang 40thuỷ lợi, hệ thống kênh mương tưới tiêu cho hoa màu và lúa nước cơ bản đã được
kiên cố hóa trên 48%; Về mạng lưới điện, tính đến năm 2017 mạng lưới điện Quốc
gia đã đến được 21/21 xã, phường và trên 98% số hộ được dùng điện lưới.Thành phố phát triển nhiều ngành nghề kết hợp các chương trình xóa đói giảmnghèo, giải quyết việc làm, tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triểngiao thông, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại,dịch vụ…
Cùng với đó HDBank – Chi nhánh Đắk Lắk được thành lập từ ngày 19 tháng
7 năm 2011, là một trong những điểm đầu tiên hoạt động của HDBank tại khu vựcTây Nguyên Là thủ phủ vùng Tây Nguyên và mục tiêu trở thành đô thị loại 1 trựcthuộc Trung ương, tỉnh Đăk Lăk ngày càng thu hút đông dân cư và thị trường bán lẻđang là mục tiêu tiềm năng của chi nhánh Đăk Lăk Việc tăng trưởng tín dụng tạiHDBank – Chi nhánh Đắk Lắk có những bước phát triển rất đáng kể góp một phầnhoạt động kinh doanh của mình để đẩy mạnh đời sống kinh tế của những cá nhân,
hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có nhiều việc làm, bảo đảm thu nhập, đặcbiệt là hoạt động tín dụng bán lẻ sẽ mang lại cho khách hàng làm ăn, sinh sống cóhiệu quả
Trụ sở tọa lạc tại: số 10 Trần Hưng Đạo, Phường Thắng Lợi, TP.Buôn MaThuột, Tỉnh Đắk Lắk
Điện thoại: 0262.3881616, Fax: 0262.3881515
2.1.2 Bộ máy tổ chức
2.1.2.1 Về sơ đồ tổ chức