1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh quảng bình

112 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Bưu Điện Liên Việt - Chi Nhánh Quảng Bình
Tác giả Nguyễn Quang Phúc
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Lợi
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 254,54 KB

Nội dung

Vì vậy, quản trị hoạt động kinh doanh, trong đó đặc biệt là quản trị rủi ro tíndụng hoạt động này mang đến 90% doanh thu cho ngân hàng đối với NHTM nóichung là hết sức cấp thiết, luôn cầ

Trang 1

NGUYỄN QUANG PHÚC

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN

LIÊN VIỆT- CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

ĐÀ NẴNG - 2021

Trang 2

NGUYỄN QUANG PHÚC

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN

LIÊN VIỆT- CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng

Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN LỢI

ĐÀ NẴNG - 2021

Trang 3

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới các giảng viên, cácnhà khoa học đã trang bị cho tác giả những kiến thức quý báu trong quá trình đàotạo tại trường Đại Học Duy Tân.

Đặc biệt, tác giả xin được chân thành cám ơn TS Nguyễn Lợi, người đã giúp

đỡ tác giả rất tận tâm trong quá trình thực hiện luận văn này

Tác giả cũng xin chân thành cám ơn lãnh đạo và các anh chị Ngân hàngTMCP Bưu điện Liên Việt - Chi Nhánh Quảng Bình đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn,cung cấp tài liệu để giúp tác giả hoàn thành luận văn này

Tác giả cũng xin gửi lời cám ơn của mình đến bạn bè, đồng nghiệp và ngườithân đã ủng hộ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tác giả có thể tập trung hoànthành luận văn này

Trang 4

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trongbất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

NGUYỄN QUANG PHÚC

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài 3

5 Tổng quan tài liệu nghiên cứu đề tài 4

6 Kết cấu của đề tài 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

1.1 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM 7

1.1.1 Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng 7

1.1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của NHTM 11

1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM 17

1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng 17

1.2.2 Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng 18

1.2.3 Các chuẩn mực quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 19

1.2.4 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng 21

1.2.5 Các tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng 33

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG .34 1.3.1 Các nhân tố bên trong 34

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài 36

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 39

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH 40

QUẢNG BÌNH 40

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 40

Trang 6

2.1.3 Tình hình nhân sự của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh

Quảng Bình 42

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 44

2.1.5 Hoạt động tín dụng của chi nhánh 46

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 48

2.2.1 Thực trạng nhận diện rủi ro tín dụng 48

2.2.2 Thực trạng đo lường rủi ro tín dụng 51

2.2.3 Thực trạng theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng 53

2.2.4 Thực trạng tài trợ rủi ro tín dụng 65

2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 67

2.3.1 Kết quả đạt được 67

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 68

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 73

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO.74 TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 74

3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 74

3.1.1 Định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Bình đến năm 2025 74

3.1.2 Mục tiêu kinh doanh chủ yếu giai đoạn 2020 - 2025 76

3.1.3 Định hướng về quản trị rủi ro tín dụng 76

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 78

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro tín dụng 78

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng 83

Trang 7

3.2.5 Nhóm giải pháp hỗ trợ nâng cao hiệu qảu quản trị rủi ro 90

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 96

3.3.1 Đối với NHNN Việt Nam 96

3.3.2 Đối với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 96

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 98

KẾT LUẬN 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐẦY ĐỦ

Trang 9

Bảng 1.2 Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor 28

Bảng 2.1 Tình hình lao động tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2018 – 2020 43

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Bưu điện 44

Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2018-2020 44

Bảng 2.3 Tình hình cho vay tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 46

- Chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2018-2020 46

Bảng 2.4 Nhận diện rủi ro giai đoạn 2018 -2020 tại Ngân hàng 51

TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình 51

Bảng 2.5 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Bưu điện 53

Liên Việt - Chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2018 - 2020 53

Bảng 2.6 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 54

- Chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2018 - 2020 54

Bảng 2.7 Thực trạng nợ xấu theo thời hạn cho vay giai đoạn 2018 - 2020 55

Bảng 2.8 Thực trạng nợ xấu theo tài sản đảm bảo giai đoạn 2018 - 2020 56

Bảng 2.9 Các chỉ số đo lường rủi ro 59

Bảng 2.10 Thực trạng trích lập dự phòng rủi ro giai đoạn 2018 - 2020 65

Bảng 2.11 Tổng hợp nguyên nhân gây ra rủi ro giai đoạn 2018 -2020 70

Trang 10

Sơ đồ 1.1 Các loại rủi ro tín dụng 13

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 42

Sơ đồ 2.2 Quy trình Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điệnLiên Việt - Chi nhánh Quảng Bình 61

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Những năm qua, hệ thống TCTD ở Việt Nam đã từng bước được củng cố,hoạt động kinh doanh dần đi vào nề nếp, chịu sự điều chỉnh bởi một hệ thống phápluật trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng nói riêng, và môi trường luật pháp ngàycàng được hoàn thiện tại Việt Nam nói chung

Tuy vậy, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, thì sự tácđộng từ các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài với nhiều lợi thế về vốn, công nghệ,năng lực và kinh nghiệm quản trị, sẽ mang đến nhiều thách thức hơn trong pháttriển kinh doanh, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, đặc biệt là khả năngquản trị rủi ro đối với các NHTM trong nước

Về nguyên lý, hoạt động kinh doanh trong môi trường có cạnh tranh, thì vấn

đề giá và phí dịch vụ sẽ được hình thành theo một mặt bằng giá chung, nếu TCTDnào có mức giá và phí cao hơn (giải sử chất lượng dịch vụ tương đương) thì kháchhàng lập tức sẽ di chuyển đến các TCTD khác và ngược lại Hay nói cách khác,trong một điều kiện chất lượng dịch vụ tài chính – ngân hàng là như nhau, cạnhtranh sẽ làm cho giá và phí ngày càng giảm xuống đến một mức ngang giá, và khi

đó TCTD nào có chi phí hoạt động thấp nhất sẽ có lợi nhuận tốt nhất Lợi nhuậnchính là thước đo năng lực phát triển của một TCTD và nó quyết định vị thế, sự tồntại của TCTD đó trên thị trường về lâu dài

Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, ngoài chi phí quản lý, thì chi phítrích lập dự phòng rủi ro cao hay thấp, sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinhdoanh của ngân hàng Nếu chi phí này phát sinh lớn, không những hoạt động kinhdoanh của NHTM không có hiệu quả, mà nguy cơ mất hết vốn, dẫn đến sự phá sảnngân hàng là hoàn toàn có thể xảy ra

Vì vậy, quản trị hoạt động kinh doanh, trong đó đặc biệt là quản trị rủi ro tíndụng (hoạt động này mang đến 90% doanh thu cho ngân hàng) đối với NHTM nóichung là hết sức cấp thiết, luôn cần đặt ra để hoàn thiện, nâng cao theo những chuẩn

Trang 12

mực quản trị rủi ro của thế giới (hiện nay các NHTM lớn trên thế giới đã đạt chuẩnBasel 3, các NHTM Việt Nam đang cố gắng hướng đến Basel 2).

NHTM Cổ phần Bưu điện Liên Việt tuy mới thành lập vào năm 2008 và đã

có những đầu tư, chuẩn bị đáng kể để hướng đến đạt chuẩn Basel 2 về quản tri rủi

ro tín dụng Song với đối tượng khách hàng chủ lực của ngân hàng là khách hàng cánhân, mạng lưới chi nhánh phát triển khắp toàn quốc, gắn với mạng lưới của cácbưu cục của hệ thống bưu điện đến các xã, phường, có thể thấy phạm vi hoạt độngtín dụng của ngân hàng khá rộng và đa phần là các món vay nhỏ lẻ, trong khi kinhnghiệm về quản trị khoản vay chưa được tích lũy nhiều như các NHTM hoạt độngtrong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn như hệ thống Agribank

Mặc dù, chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng chưa xảy ra trên quy mô lớn,chưa gây hậu quả nghiêm trọng đến tiến trình phát triển của NHTMCP Bưu điệnLiên Việt, song vì tính cấp thiết và ý nghĩa có tính quyết định đến sự phát triển của

ngân hàng về lâu dài, tác giả chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM Cổ

phần Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Bình” làm đề tài luận văn thạc sĩ.

Với mong muốn sẽ tiếp cận, đánh giá bao quát, và đề ra các giải pháp quản trị rủi rotín dụng có tính thực tiễn, nhằm giúp cho NHTMCP Bưu điện Liên Việt có thêmmột công cụ tham khảo trong quản trị rủi ro, cũng như các đối tác của NHTMCPBưu điện Liên Việt như Bưu điện tỉnh Quảng Bình có thêm niềm tin và động lực đểcùng phối hợp triển khai hoạt động tín dụng này

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong quản trị rủi ro hoạt độngkinh doanh của NHTM, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tácquản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Bìnhhướng đến đạt được các chuẩn mực quản trị rủi ro theo Hiệp ước Basel và nâng caotính an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng

Trang 13

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa các lý luận, các quy định về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạtđộng cho vay của NHTM

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Bưuđiện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Bình, nhận diện rủi ro ở đâu và xác định, làm rõnguyên nhân gây ra rủi ro

- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Bình trong những năm đến

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng tại

NHTM

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động chovay của NHTM

- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề về rủi ro tín

dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Bưu điện Liên Việt – Chinhánh Quảng Bình

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 2018 -2020

và định hướng ứng dụng đến năm 2025

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu dưới đây:

- Phương pháp thu nhập dữ liệu: Tiến hành thu thập dữ liệu từ nhiều nguồnthông tin khác nhau Cụ thể, dữ liệu được thu thập từ các nguồn sau:

+ Nguồn thông tin sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, các nhà quản

lý tại NHTMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Bình để nhận diện ranhững mặt thành công và các tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng trongcho vay khách hàng tại Chi nhánh

Trang 14

+ Nguồn thông tin thứ cấp: Những vấn đề lý luận đã được đúc rút trong cácgiáo trình chuyên ngành trong nước và quốc tế; các báo cáo tổng hợp tại NHTMCPBưu điện Liên Việt.

- Phương pháp thống kê: Sau khi thu thập dữ liệu có liên quan đến đề tàinghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thu thập và xử lý thông tin

từ các nguồn tìm kiếm làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng công tácquản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Bình

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Tác giả sử dụng phương pháp phântích, tổng hợp để đúc kết từ thực tiễn kết hợp với lý luận để đánh giá công tác quảntrị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Bình giaiđoạn 2018-2020 và đưa ra các giải pháp, kiến nghị cho vấn đề này tại Chi nhánh

5 Tổng quan tài liệu nghiên cứu đề tài

Về nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM đã có nhiều công trình nghiêncứu và công bố ở trong và ngoài nước Đặc biệt, những năm gần đây, hoạt động tíndụng tại các NHTM Việt Nam liên tục nảy sinh vấn đề nợ xấu, một số NHTM phảiđưa vào diện kiểm soát đặc biệt của NHNN Trong đó, nguyên nhân cơ bản mộtphần là do công tác quản trị rủi ro chưa được chú trọng một cách có hệ thống, theonhững chuẩn mực khoa học, kéo theo chất lượng tín dụng có vấn đề Do vậy, đã cónhiều đề tại nghiên cứu về quản trị rủi ro đến từng chi nhánh ở các huyện, tỉnh của

hệ thống ngân hàng, điển hình như:

- Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ThươngMại Cổ Phần Sài Gòn – Hà Nội”, của tác giả Nguyễn Mạnh Phát năm 2012, TrườngĐại Học Kinh tế- ĐHQG Hà Nội - 2012 Luận văn đã phân tích các nhân tố tácđộng đến quản trị rủi ro tín dụng gồm 2 nhân tố là khách quan và chủ quan Bêncạnh đó, luận văn cũng đề cập đến các chỉ tiêu đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tạiNHTM, như các tiêu chí: nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ xử

lý rủi ro, tổn thất cho vay Song vẫn còn một số hạn chế như khi phân tích đánh giáthực trạng thì chưa tiến hành phân tích theo các chỉ tiêu đã nêu, do vậy việc đánhgiá chưa được bao quát Một số nội dung khác có thể kế thừa để hoàn thiện công

Trang 15

trình nghiên cứu về đề tài này tại NHTMCP Bưu điện - Liên Việt tỉnh Quảng Bình.

- Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại NgânHàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam”, của tác giả Bùi NgọcQuỳnh 2013, Trường Đại Học Kinh Tế- ĐHQG Hà Nội Luận văn đã hệ thống hóanhững nội dung chủ yếu của Hiệp ước Basel nói chung và quản trị rủi ro tín dụngtheo Basel II nói riêng Tác giả đã đưa ra những đánh giá và ứng dụng quản trị rủi rotín dụng theo Basel II tại các NHTM Qua đó, đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản trịrủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Tuy nhiên, tác giả chỉ đưa ra các giải pháp

về chiến lược, chính sách, công nghệ thông tin, nhân lực mà không đưa ra giải pháp

cụ thể để hoàn thiện quy trình tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn Việt Nam Đây cũng chính là điểm hạn chế của luận văn này

- Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Xuấtnhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Sâmnăm 2019, Trường Đại Học Duy Tân Tác giả đã hệ thống khá bao quát các lýthuyết về quản trị rủi ro và phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tạiNHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng, một Chi nhánh có đặcđiểm tổ chức và mô hình quản lý tương tự như NHTMCP Bưu điện - Liên Việt tỉnhQuảng Bình Tuy nhiên, đối tượng khách hàng của đề tài thuộc địa bàn thành phố,trong khi đối tượng khách hàng hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có nhữngđặc điểm sản xuất kinh doanh hoàn toàn khác với thành phố Đà Nẵng

- Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tạiNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh HuyệnEaH’leo Bắc Đăk Lăk” của tác giả Trịnh Thị Huệ năm 2019, Trường Đại Học DuyTân Tác giả đã phân tích khá sâu về việc nhận diện và quản trị rủi ro đối với kháchhàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Huyện EaH’leo Bắc Đăk Lăk, một địa bànmiền núi có những đặc điểm tương đồng với một số vùng trung du trên địa bàn tỉnhQuảng Bình, có thể kế thừa những nghiên cứu này để hoàn thiện việc quản trị rủi rotrong hoạt động cho vay của NHTMCP Bưu điện - Liên Việt tỉnh Quảng Bình

- Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng trung dài hạn tại

Trang 16

NHTMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng” của tác giả Lê Thị MỹHồng 2019, Trường Đại Học Duy Tân Luận văn đã phân tích chuyên sâu về rủi rotín dụng trung dài hạn, một đối tượng mà về lâu dài có thể phát triển mạnh ở tỉnhQuảng Bình do có nhiều nhu cầu về vốn đầu tư trung, dài hạn để hoàn thiện cơ sở

hạ tầng, phát triển và mở rộng doanh nghiệp

Với các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã nêu được những vấn đề cơbản về quản trị rủi ro tín dụng, các chuẩn mực quản trị rủi ro theo Basel 2, phân tích ởnhiều góc cạnh từ quản trị rủi ro chung, quản trị rủi ro cho khách hàng cá nhân, quản trịrủi ro đối với vốn trung dài hạn… Tuy vậy, ở mỗi thời kỳ khác nhau thì công tác quảntrị rủi ro tín dụng cũng cần được nhìn nhận, đánh giá và đưa ra những chính sách, giảipháp quản trị phù hợp Bên cạnh đó, hiện vẫn còn một khoảng trống nghiên cứu, chưa

có công trình nghiên cứu nào về đề tài này tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt –Chi nhánh Quảng Bình Do đó, tác giả kế thừa và nghiên cứu, phân tích làm rõ hơnthực trạng và hoàn thiện giải pháp quản trị rủi ro tại NHTMCP Bưu điện Liên Việt –Chi nhánh Quảng Bình, một ngân hàng còn mới thành lập, còn non trẻ và chưa có côngtrình nghiên cứu nào về nội dung này

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài lời mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu 3 chương dưới đây:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại.Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổphần Bưu diện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Bình

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngânhàng thương mại cổ phần Bưu diện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Bình

Trang 17

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM

1.1.1 Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng

1.1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng

- Danh từ “tín dụng” xuất phát từ gốc latinh “Creditumco”, nghĩa là sự tínnhiệm, tin tưởng lẫn nhau, đó là lòng tin Còn theo từ điển Việt Nam, tín dụng làkhái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay Theo đó, bên chovay cung cấp nguồn tài chính cho bên đi vay và bên đi vay phải hoàn trả tài chínhcho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất

- Theo Mác, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từngười sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian quay về với một lượng giá trịlớn hơn giá trị ban đầu Theo quan điểm này thì tín dụng có 3 nội dung chủ yếu đólà: tính chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị, tính thời hạn và tính hoàn trả

Như vậy, tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó có sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (hình thái tiền tệ hay hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian thu về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu với những điều kiện mà hai bên thoả thuận [12].

1.1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường

a Đối với sản xuất kinh doanh

- Tín dụng ngân hàng cung ứng vốn cho sản xuất kinh doanh, góp phần tái sản xuất trong nền kinh tế:

Để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh điều đầu tiên các chủ DNphải quan tâm đó là vốn Nếu không có vốn thì DN sẽ bị mất cơ hội đầu tư, mất đilợi nhuận mà lẽ ra có thể thu được

Trang 18

Do nhược điểm của thị trường tài chính dẫn đến ảnh hưởng tới tính liên tụccủa chu trình tài chính như sự không khớp nhịp giữa cung vốn và cầu vốn qua vấn

đề thời gian và lượng vốn, rủi ro đạo đức, rủi ro mất khả năng thanh toán, …NHTM với tư cách là một chủ thể kinh doanh trên lĩnh vực tài chính tiền tệ có thểkhắc phục được những nhược điểm trên NHTM chính là người đứng ra tiến hànhkhơi thông nguồn vốn nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế …hình thành nên quỹ cho vay và sử dụng chúng để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh

tế Là một kênh phân phối vốn có hiệu quả NHTM đã tạo điều kiện cho các DN cókhả năng mở rộng sản xuất kinh doanh cải tiến qui trình công nghệ, từ đó nâng caonăng suất lao động để có thể đứng vững trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt củathị trường Với khả năng cung cấp vốn, NHTM đã trở thành một trong những điểmkhởi đầu cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia

- Tín dụng ngân hàng góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch và hợp

lý hóa cơ cấu nền kinh tế:

Với đặc điểm là tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ, tín dụng ngân hàng giữvai trò hết sức quan trọng trong việc tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế của mỗinước theo hướng chuyển dịch và hợp lý hóa cơ cấu kinh tế có lợi cho mỗi nước

- Tín dụng ngân hàng góp phần bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận trong toàn bộ nền kinh tế:

Với khả năng tập trung vốn nhàn rỗi của nền kinh tế, tín dụng ngân hàngthực hiện đầu tư vốn vào các ngành, các lĩnh vực sản xuất có tỷ suất lợi nhuận cao.Kết quả mang lại là khối lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều, tạo ra cân bằng mới vềcung cầu, giá cả của sản phẩm giảm xuống Điều này có nghĩa là đã thực hiện việcbình quân hóa tỷ suất lợi nhuận của nền kinh tế

- Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn cho nền kinh tế:

Bằng các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng và phong phú cùng vớiviệc thoả mãn thích đáng nhu cầu lợi ích, nhu cầu tiền đột xuất của người gửi tiên

mà các NHTM đã thu hút được hầu hết các nguồn tiền nhàn rỗi dù là rất nhỏ từ

Trang 19

trong dân chúng tập trung về tay mình và từ đó đáp ứng được nhu cầu về vốn ngàycàng tăng của nền kinh tế, hay nói cách khác hoạt động tín dụng đã làm nhiệm vụthông dòng để vốn chảy từ nơi thừa đến nơi thiếu thông qua việc thực hiện hoạtđộng đi vay và cho vay Nhờ đó đã góp phần cung ứng và điều hoà vốn trong từng

DN và toàn bộ nền kinh tế, tạo cho quá trình sản xuất được tiến hành một cách trôichảy đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cố định, vốn lưu động, bổ sung tăng cường củng

cố tài sản cố định làm cho quá trình sản xuất được tuần hoàn, thúc đẩy sản xuất lưuthông, tăng tốc độ chu chuyển vốn tiền tệ trong xã hội, góp phần thúc đẩy quá trìnhtái sản xuất mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triền bền vững [2]

Vì vậy có thể nói tín dụng ngân hàng là công cụ mạnh mẽ thúc đẩy quá trìnhtập trung và điều hoà vốn trong nền kinh tế

b Đối với lưu thông tiền tệ

- Tín dụng ngân hàng thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế:

Các NHTM thông qua chức năng trung gian thanh toán và trung gian tíndụng đã tạo ra tiền ghi sổ trên tài khoản tiền gửi thanh toán của KH tại NHTM Nóicách khác, nhờ hoạt động trên hệ thống các NHTM đã tạo ra bút tệ thay thế cho tiềnmặt

Từ một khoản tiền gửi ban đầu thông qua làm chức năng trung gian tín dụngngân hàng sử dụng để cho vay, số tiền cho vay ra lại được KH sử dụng để mua hànghoá, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của KHvẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hoá,thanh toán dịch vụ… tức là ngân hàng đã tạo tiền

Quá trình tạo tiền được diễn ra như sau:

Thông qua hoạt động chủ yếu của mình là huy động vốn và cho vay, NHTMngày càng thu hút được hầu hết các nguồn vốn lớn nhàn rỗi vào ngân hàng Nếu hệthống ngân hàng phát triển mạnh và việc cho vay được thanh toán qua ngân hàng,thì sự chu chuyển vốn thanh toán qua lại giữa các NHTM khác hệ thống sẽ giúp tạo

ra các bút tệ, mà từ đó nó sẽ làm tăng khối lượng phương tiện thanh toán giúp tiếtkiệm được chi phí in ấn tiền, đồng thời cũng tạo ra nguồn vốn giá rẻ (các bút tệ tao

Trang 20

ra trong quá trình thanh toán) mà NHTM có thể tận dụng nó để phát triển kinhdoanh.

Thực hiện chức năng tạo tiền, với việc cho vay không có sự xuất hiện củatiền mặt, các NHTM đã giảm được khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệmđược chi phí, giúp điều tiết lượng tiền cung ứng phù hợp chính sách ổn định giá cả,tăng trưởng kinh tế, giảm thất nghiệp, làm tăng tổng phương tiện thanh toán trongnền kinh tế đáp ứng nhu cầu chi trả của xã hội [2]

Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa vàluân chuyển tiền tệ:

Bằng việc nhận và trả tiền gửi, mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàngvới quy mô ngày càng lớn và có tính chất thường xuyên, liên tục Hoạt động thanhtoán giữa các chủ thể trong nền kinh tế diễn ra qua hệ thống NHTM đã làm tăng tốc

độ luân chuyển hàng hoá và luân chuyển tiền tệ

Ngoài ra, sự phát triển của các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng đi đôi với việcthanh toán không dùng tiền mặt trong lưu thông góp phần ổn định lưu thông tiền tệ.Đây cũng là một trong những phương thức để kiềm chế lạm phát

- Tín dụng ngân hàng đóng vai trò điều chỉnh chiến lược kinh tế, góp phần chống lạm phát:

Các NHTM điều chỉnh các chính sách tín dụng của mình phục vụ chiến lượcphát triển kinh tế – xã hội của nhà nước

Bằng chính sách mở rộng hay thắt chặt cho vay, tín dụng đóng góp một vaitrò quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát Khi lạm phát có xu hướng tăng nhanh,NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM; để bù đắp phần vốn khôngsinh lời mà vẫn phải trả lãi cho KH tiền gửi, các NHTM tăng lãi suất cho vay Kếtquả người cần vốn không thể vay được tiền, tiền được tập trung vào ngân hàng, lạmphát được khống chế Đồng thời, NHNN cũng có thể tăng lãi suất chỉ đạo của mìnhtác động cơ chế cho vay của NHTM Khi muốn tăng lượng tiền vào lưu thông, quitrình trên được thực hiện ngược lại, nền kinh tế dễ dàng tăng trưởng theo chiến lược

đã được hoạch định

Trang 21

1.1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của NHTM

1.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

- Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến tổn thất về tàisản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêmmột khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định

- Theo tài liệu “Financial Institutions Management–A Modern Perpective”,

A Saunder và H.Lange định nghĩa rủi ro tín dụng là “khoản lỗ tiềm tàng khi ngânhàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các nguồn thu nhập dựtính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ về

Các định nghĩa về rủi ro tín dụng khá đa dạng, nhưng có thể rút ra các nộidung cơ bản của rủi ro tín dụng như sau:

- Rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ theohợp đồng, bao gồm vốn và/hoặc lãi Sự sai hẹn có thể là trễ hạn hoặc không thanhtoán

- Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng vàgiảm giá trị thị trường của vốn Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua

lỗ, hoặc ở mức cao hơn có thể dẫn đến phá sản

- Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đường đại lượng đồngbiến với nhau trong một phạm vi nhất định (lợi nhuận kỳ vọng càng cao, rủi ro tiềm

ẩn càng lớn)

- Rủi ro mang tính khách quan cho nên người ta không thể nào loại trừ hoàntoàn được mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng như tác hại do chúng

Trang 22

gây ra.

Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rủi ro tín dụng theo nghĩa xác suất, là khả năng,

do đó có thể xảy ra hoặc không xảy ra tổn thất Điều này có nghĩa là một khoản vay

dù chưa quá hạn nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất Một ngân hàng có tỉ

lệ nợ quá hạn thấp nhưng nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ rất cao nếu danh mục đầu tư tíndụng tập trung vào một nhóm khách hàng, ngành hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro Cáchhiểu này sẽ giúp cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được chủ động trong phòngngừa, trích lập dự phòng, đảm bảo chống đỡ và bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra

1.1.2.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng

Nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của RRTD có ý nghĩa quan trọng đối vớiviệc xác định, đo lường, phòng ngừa, hạn chế và kiểm soát nó RRTD có nhữngđặc điểm sau:

* Rủi ro tín dụng có tính tất yếu

Rủi ro tín dụng luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng của ngân hàngthương mại Tình trạng thông tin bất cân xứng đã làm cho ngân hàng không thể nắmbắt được các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện, đầy đủ và kịp thời, điều này làmcho bất cứ khoản vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng Chính vì thế màviệc chấp nhận rủi ro là tất yếu trong hoạt động ngân hàng Các ngân hàng cần đánhgiá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi ích nhằm tìm ra cơ hộiđạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro có thể chấp nhận được Ngân hàng

sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soátđược cũng như nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực tài chính và năng lực tíndụng của ngân hàng

* Rủi ro tín dụng mang tính bị động

Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn chokhách hàng Như vậy, rủi ro tín dụng xảy ra sau khi ngân hàng giải ngân, tức làtrong quá trình sử dụng vốn vay của ngân hàng Khách hàng là người trực tiếp sửdụng vốn vay, nên chính bản thân khách hàng mời là người có đầy đủ thông tin vềchất lượng và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay Điều này cho thấy, do tình trạng

Trang 23

thông tin bất cân xứng nên ngân hàng thường rơi vào thế bị động Ngân hàng làngười biết thông tin sau hoặc biết không chính xác, không đầy đủ về những khókhăn, thất bại của khách hàng trong kinh doanh nói chung và trong việc sử dụngvốn vay nói riêng, khiến cho ngân hàng thường bị chậm trễ trong ứng phó.

* Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp

Do tính chất đa dạng và phức tạp về khách hàng vay vốn, đối tượng cho vay,loại hình tín dụng,… đã làm cho rủi ro tín dụng trở nên có tính chất đa dạng phứctạp Chính sự đa dạng và phức tạp của rủi ro tín dụng buộc ngân hàng phải chútrọng nhiều hơn đến công tác quản trị rủi ro tín dụng, từ việc thiết lập chính sách tíndụng, sử dụng các công cụ quản trị rủi ro, đến quy trình quản trị trong khâu nhậndạng, đo lường, xử lý và giám sát rủi ro tín dụng

1.1.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng

Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tuỳ theo mục đích, yêu cầunghiên cứu Tuỳ theo tiêu chí phân loại mà người ta chia rủi ro tín dụng thành cácloại khác nhau

a Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro

Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chiathành các loại sau:

Sơ đồ 1.1: Các loại rủi ro tín dụng

Rủi ro nội tại

Rủi ro tập trung

Trang 24

hạn chế trong quá trình giao dịch, đánh giá khách hàng và xét duyệt cấp tín dụng.Rủi ro giao dịch có 03 bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ronghiệp vụ.

+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích

khách hàng trước khi ra quyết định cấp tín dụng Khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị vayvốn của khách hàng, do hiện tượng thông tin bất cân xứng nên ngân hàng sẽ phảiđối diện với hai sự lựa chọn: đó là khả năng chấp thuận một khách hàng xấu - từchối một khách hàng tốt và ngược lại

+ Rủi ro bảo đảm: là loại rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các

điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm, cáchthức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo

+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và

hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật

xử lý các khoản cho vay có vấn đề

- Rủi ro danh mục

Rủi ro danh mục là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phátsinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, đượcphân chia thành 02 loại : rủi ro nội tại và rủi ro tập trung

+ Rủi ro nội tại: là rủi ro xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có,

mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc mỗi ngành, mỗi lĩnh vựckinh tế Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của kháchhàng vay vốn

+ Rủi ro tập trung: là loại rủi ro phát sinh trong trường hợp mức dư nợ cho

vay được ngân hàng tập trung cho một số đối tượng khách hàng, cho nhiều doanhnghiệp hoạt động trong cùng một ngành - lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng mộtvùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có mức độ rủi ro cao

b Căn cứ vào tính khách quan và chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

- Rủi ro khách quan: là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như từ sự biến

động của môi trường kinh tế toàn cầu hay nội địa, những bất cập trong cơ chế, chính

Trang 25

sách của nhà Nước; hay là hành lang pháp lý cho hoạt động của ngân hàng chưahoàn thiện và những nguyên nhân bất khả kháng khác như: thiên tai, dịch bệnh,người vay bị chết – mất tích,… làm thất thoát vốn vay của ngân hàng trong khingười vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ và chính sách vay

- Rủi ro chủ quan: là loại rủi ro do nguyên nhân thuộc về chủ quan của người

vay và người cho vay Ở người vay đó là tình hình sản xuất kinh doanh thiếu ổnđịnh vững chắc, tình hình tài chính không thuận lợi, công tác quản lý kinh doanhcòn nhiều hạn chế và một số hiện tượng cố ý lừa đảo Người cho vay tồn tại một sốnguyên nhân đó là thiếu chính sách tín dụng nhất quán, quy trình cho vay còn cónhiều kẻ hở, ngân hàng không có đủ thông tin về các số liệu thống kê, quá trìnhgiám sát trước, trong và sau khi cho vay còn lơi lỏng, cán bộ ngân hàng có trình độyếu kém,…

c Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng

- Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn: là loại rủi ro mà đến thời hạn thanh

toán theo quy ước trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng vẩn chưa thu hồi được khoảnvốn vay đó

- Rủi ro do không có khả năng trả nợ: là rủi ro xảy ra trong trường hợp cá

nhân hoặc doanh nghiệp đi vay mất khả năng chi trả do kinh doanh yếu kém hoặc domột nguyên nhân nào đó dẩn đến ngân hàng phải thanh lý tài sản đảm bảo để thu nợ

d Căn cứ vào mức độ tổn thất

Căn cứ vào mức độ tổn thất, có thể chia rủi ro tín dụng làm 2 loại là rủi ro mấtvốn và rủi ro đọng vốn

- Rủi ro mất vốn: là rủi ro khi người vay không có khả năng trả được nợ theo

hợp đồng, bao gồm vốn gốc hoặc lãi vay, ngân hàng chỉ trông chờ vào giá trị thanh

lý tài sản của doanh nghiệp Rủi ro mất vốn sẽ làm tăng chi phí do nợ khó đòi tăng,chi phí quản trị, chi phí giám sát; giảm lợi nhuận do các khoản dự phòng gia tăngcho những khoản vốn mất đi

- Rủi ro đọng vốn: là rủi ro xảy ra trong trường hợp đến hạn mà ngân hàng

vẫn chưa thu hồi vốn vay, dẫn đến các khoản vốn bị đông cứng và ảnh hưởng đến

Trang 26

ngân hàng trên hai phương diện: một là ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn củangân hàng, hai là gặp khó khăn đến việc thanh toán cho khách hàng.

Ngoài ra còn nhiều hình thức phân loại khác như phân loại căn cứ theonhững cơ cấu các loại hình rủi ro, phân loại theo nguồn gốc hình thành, theo đốitượng sử dụng vốn vay,…

1.1.2.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng

a Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng

- Rủi ro tín dụng làm phát sinh chi phí, giảm doanh thu, giảm lợi nhuận:Rủi ro tín dụng gây ra những thiệt hại về mặt tài chính cho ngân hàng khikhông thu được vốn và lãi, trực tiếp làm giảm doanh thu, mất thời gian và chi phícho việc thu hồi nợ, giảm vòng quay vốn tín dụng, bỏ qua các chi phí cơ hội cho các

cơ hội đầu tư khác, tăng chi phí từ việc trích lập dự phòng rủi ro Nếu rủi ro xảy ra ởmức độ lớn, nguồn vốn của ngân hàng không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu, lòngtin của khách hàng giảm sẽ dẫn tới việc khách hàng rút tiền ồ ạt, ngân hàng sẽ rơivào trạng thái mất khả năng thanh toán

- Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng:

Rủi ro tín dụng ảnh hưởng tới việc hoàn trả tiền gửi của ngân hàng Cáckhoản đầu tư, cho vay thu hồi chậm hoặc không thu hồi được trong khi ngân hàngvẩn phải trả vốn huy động một cách đều đặn cả vốn và lãi đúng kỳ hạn, làm hạn chếkhả năng thanh toán của ngân hàng

- Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín và khả năng kinh doanh của ngân hàng:Ngân hàng có hoạt động chịu nhiều rủi ro thường kém hiệu quả Điều này sẽảnh hưởng xấu đến uy tín của ngân hàng, làm giảm lòng tin của khách hàng vàongân hàng Từ đó sẽ tác động trực tiếp tới lượng khách hàng giao dịch, quy mô hoạtđộng bị thu hẹp, sẽ gây ra những tổn thất lớn về tài chính cho ngân hàng

- Rủi ro tín dụng có nguy cơ dẩn đến phá sản ngân hàng:

Rủi ro tín dụng làm giảm lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng, nảysinh tâm lý sợ mất những khoản tiền đã gửi vào ngân hàng Vì thế, họ đến rút tiềnmột cách hàng loạt, chính điều này dẩn đến nguy cơ phá sản của ngân hàng và vô

Trang 27

tình kéo theo các ngân hàng khác cũng có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanhtoán do tâm lý thị trường bất ổn định.

b Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với khách hàng

- Các chủ thể kinh doanh chủ yếu dựa vào nguồn vốn của ngân hàng, khingân hàng xảy ra rủi ro tín dụng thì nguồn vốn đầu tư cho khách hàng bị sụt giảm,hoặc ngừng hẵn điều này sẽ ảnh hưởng tới tính liên tục của quá trình sản xuất củacác chủ thể và có thể nghiêm trọng hơn là gây ra mất thị trường kéo theo phá sảndoanh nghiệp

- Đối với các chủ thể kinh doanh gây ra rủi ro tín dụng thì không chỉ mất đinguồn vốn từ phía ngân hàng đó mà còn khó tìm được nguồn vốn khác trong nềnkinh tế vì không còn đủ uy tín để các TCTD khác hỗ trợ vốn tín dụng

c Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên quanđến rất nhiều các thành phần kinh tế từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế chotới các tổ chức tín dụng khác Vì vậy, kết quả kinh doanh của ngân hàng phản ánhmột phần kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế và đương nhiên nó phụ thuộcrất lớn vào tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và kháchhàng Hoạt động kinh doanh của ngân hàng không thể có kết quả tốt khi hoạt độngkinh doanh của nền kinh tế chưa tốt, hay nói cách khác hoạt động kinh doanh củangân hàng sẽ có nhiều rủi ro khi hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro Rủi ro xảy ra dẫntới tình trạng mất ổn định trên thị trường tiền tệ, gây khó khăn cho các doanhnghiệp sản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế và đời sống

xã hội

1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM

1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

Theo Nguyễn Minh Duệ (2007) “Quản trị rủi ro tín dụng là dự kiến, ngăn ngừa

và đề xuất biện pháp kiểm soát các rủi ro nhằm loại bỏ, giảm nhẹ hoặc chuyển chúngsang một tác nhân khác tạo điều kiện sử dụng tối ưu nguồn lực của doanh nghiệp”

Trang 28

Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng là việc theo dõi quátrình sử dụng vốn của ngân hàng, với nhiệm vụ chủ yếu là hạn chế và kiểm soát cácloại rủi ro phát sinh, cũng như đưa ra các giải pháp xử lý rủi ro hiệu quả nhất Đồngthời xác định tương quan hợp lý giữa vốn tự có của ngân hàng với mức độ mạohiểm trong sử dụng vốn của ngân hàng.

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình ngân hàng hoạch định, tổ chức triển khaithực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng nhằm tối đa hóa lợinhuận với mức rủi ro có thể chấp nhận

Quản trị rủi ro tín dụng là một trong những hoạt động chủ đạo của NHTM.Quản trị rủi ro tín dụng nhằm hướng vào việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động tíndụng và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng của tín dụng ngân hàng ngay cảtrong điều kiện thị trường biến động, nguy cơ rủi ro không ngừng gia tăng

Như vậy, thực chất quản trị RRTD là việc sử dụng các biện pháp để nhậndiện, xác định và đo lường rủi ro, lựa chọn, chấp nhận rủi ro, quản lý, kiểm soát rủi

ro để nhằm đạt được mục tiêu hiệu quả và an toàn

1.2.2 Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng

- Mục tiêu chính của các nhà quản trị rủi ro tín dụng là đảm bảo lợi nhuận tối

đa ở các mức rủi ro có thể chấp nhận được

Trong điều kiện cạnh tranh, việc cung cấp dịch vụ tài chính - ngân hàng giatăng và bị áp lực từ nhiều phía, do đó có thể nói rằng tình trạng rủi ro và đặc biệt làrủi ro tín dụng của ngân hàng đang gây ra rất nhiều hậu quả và được các nhà quảntrị hết sức chú trọng

- Bên cạnh đó, khi ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có năng lựctài chính lành mạnh và quản lý được rủi ro trong giới hạn cho phép, thì chính hoạtđộng này sẽ giúp ngân hàng đạt được mục tiêu thứ hai là góp phần nâng cao uy tín

và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng Qua đó, tạo được niềm tin từ khách hàng

và nâng cao được vị thế, uy tín đối với các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng trong vàngoài nước Đây là điều vô cùng quan trọng, có thể tạo tiền đề giúp ngân hàng đạtđược mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững, cũng như thực hiện thành công

Trang 29

các hoạt động hợp tác, liên doanh, liên kết trong xu thế hội nhập.

1.2.3 Các chuẩn mực quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Bankingsupervision - BCBS) là một ủy ban được thành lập gồm các chuyên gia giám sáthoạt động ngân hàng từ năm 1974 bởi các Thống đốc Ngân hàng Trung ương củanhóm G10, tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàngloạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80

Vào năm 1988, Ủy ban Basel đã giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà nóđược đề cập như là Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) còn được gọi làBasel I Đến năm 1996, Basel I được sửa đổi với rất nhiều điểm mới nhưng vẫn cókhá nhiều điểm hạn chế so với xu thế phát triển của hệ thống các ngân hàng Đểkhắc phục những hạn chế của Basel I, đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ước quốc tế vềvốn Basel mới chính thức được ban hành và còn được gọi là Hiệp ước Basel II vớikhung đo lường mới gồm 3 trụ cột chính Trong đó Trụ cột thứ III: Các ngân hàngcần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường Basel

II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin,

từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quanđến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với RRTD, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành

và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này

Theo Basel Committee on Banking Supervision (2006), Hiệp định Basel II rađời thay thế cho Hiệp định vốn ngân hàng quốc tế (Basel I) được thực hiện từ năm

1988 (thường được biết đến với tỷ số Cook) do Ủy ban Giám sát ngân hàng Baselxây dựng nhằm hỗ trợ các ngân hàng quản trị rủi ro hiệu quả hơn Các nguyên tắctrong quản lý RRTD của hiệp định bao gồm:

- Thiết lập một môi trường tín dụng thích hợp

+ Nguyên tắc 1: Phê duyệt và xem xét chiến lược RRTD trung dài hạn theo

định kỳ Xem xét những vấn đề như: Mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, mức độkhả năng sinh lời

+ Nguyên tắc 2: Thực hiện chiến lược chính sách tín dụng; xây dựng các

Trang 30

chính sách tín dụng; xây dựng các quy trình thủ tục cho các khoản vay riêng lẻ vàtoàn bộ danh mục tín dụng nhằm xác định, đánh giá, quản lý và kiểm soát RRTDtrung dài hạn

+ Nguyên tắc 3: Xác định và quản trị RRTD trung dài hạn trong tất cả các

sản phẩm và các hoạt động Đảm bảo rằng các sản phẩm và hoạt động mới đều trảiqua đầy đủ các thủ tục, các quy trình kiểm soát thích hợp và được phê duyệt đầy đủ

- Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý

+ Nguyên tắc 4: Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có: Những hiểu biết về

người vay, mục tiêu và cơ cấu tín dụng, nguồn thanh toán

+ Nguyên tắc 5: Thiết lập hạng mức tín dụng tổng quát cho từng khách hàng

riêng lẻ, nhóm những khách hàng vay có liên quan tới nhau, trong và ngoài bảngcân đối kế toán

+ Nguyên tắc 6: Có các quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyệt

các khoản tín dụng mới, gia hạn các khoản tín dụng hiện có

+ Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần phải dựa trên cơ sở giao dịch thương

mại thông thường, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các doanh nghiệp và cánhân có liên quan, làm giảm bớt rủi ro cho vay đối với các bên có liên quan

- Duy trì một quy trình quản lý, đánh giá và kiểm soát tín dụng có hiệu quả

+ Nguyên tắc 8: Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy đủ

đối với các danh mục tín dụng

+ Nguyên tắc 9: Có hệ thống kiểm soát đối với các điều kiện liên quan đến

từng khoản tín dụng riêng lẻ, đánh giá tính đầy đủ của các khoản DPRR

+ Nguyên tắc 10: Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ Hệ

thống đánh giá cần phải nhất quán với các hoạt động của NHTM

+ Nguyên tắc 11: Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích giúp Ban quản lý

đánh giá RRTD trung dài hạn trung dài hạn cho các hoạt động trong và ngoài bảngcân đối kế toán, cung cấp thông tin về cơ cấu và thành phần danh mục tín dụng, baogồm cả việc phát hiện các tập trung rủi ro

Trang 31

+ Nguyên tắc 12: Có hệ thống nhằm kiểm soát đối với cơ cấu tổng thể của

danh mục tín dụng, chất lượng danh mục tín dụng

+ Nguyên tắc 13: Xem xét ảnh hưởng của những thay đổi về điều kiện kinh

tế có thể xảy ra trong tương lai trong những tình trạng khó khăn khi đánh giá danhmục tín dụng

- Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với RRTD

+ Nguyên tắc 14: Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập và liên tục, và

cần thông báo kết quả đánh giá cho HĐQT/HĐTV và ban quản lý cấp cao

+ Nguyên tắc 15: Quy trình cấp tín dụng cần phải được theo dõi đầy đủ, cụ

thể: Việc cấp tín dụng phải tuân thủ với các tiêu chuẩn thận trọng, thiết lập và ápdụng kiểm soát nội bộ, những vi phạm về các chính sách, thủ tục và HMTD cầnđược báo cáo kịp thời

+ Nguyên tắc 16: Có hệ thống quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề + Nguyên tắc 17: Phải có một hệ thống hữu hiệu để xác định, đo lường, theo

dõi và kiểm soát RRTD trung dài hạn như là một phần của cách tiếp cận tổng thể vềQTRR trung dài hạn

1.2.4 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

1.2.4.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng

Nhận dạng rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống cáchoạt động kinh doanh của ngân hàng Nhận dạng rủi ro bao gồm các bước: theo dõi,xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê cácdạng RRTD và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRTD

Đây được coi là bước đầu tiên trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng tại ngânhàng Nhận diện rủi ro được xét trên hai góc độ: thứ nhất là về phía ngân hàng, rủi

ro tín dụng sẽ được phản ánh rõ nét qua quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, nợ quáhạn, nợ xấu và dự phòng rủi ro Hai là về phía khách hàng, khi khách hàng cónhững dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro, ngân hàng cần nhận biết được khả năng xảy ra rủi ro

để ứng phó kịp thời

Những biểu hiện của nợ xấu ít nhiều khác nhau trong các tình huống khác

Trang 32

nhau nhưng một số đặc điểm chung cho hầu hết các khoản tín dụng có vấn đề đượcbiểu hiện như sau:

Bảng 1.1: Những biểu hiện của một khoản tín dụng xấu và một chính sách tín

2 Thường xuyên sửa đổi thời hạn hoặc

xin gia hạn tín dụng

2 Chính sách cho vay phụ thuộc vàonhững sự kiện có thể xảy ra trong tươnglai (VD: hợp nhất)

3 Có hồ sơ đảo nợ (mỗi lần vay mới thì

5 Tài khoản phải thu hay hàng tồn kho

tăng lên không bình thường

5 Tỷ lệ tín dụng cao cho khách hàng cótrụ sở ngoài lãnh địa hoạt động của ngânhàng

6 Tỷ lệ “Nợ/Vốn chủ sở hữu” tăng 6 Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu

sót và không đồng bộ

7 Thất lạc hồ sơ (đặc biệt là các báo cáo

tài chính của khách hàng) 7 Tỷ lệ cho vay nội bộ cao

8 Chất lượng tín dụng thấp

8 Có xu hướng thái quá trong cạnhtranh (cấp tín dụng xấu giữ chân kháchhàng)

9 Dựa vào đánh giá lại tài sản để tăng

vốn chủ sở hữu của khách hàng 9 Cho vay hỗ trợ các mục đích đầu cơ

10 Thiếu báo cáo lưu chuyển luồng tiền

hay dự báo luồng tiền

10 Không nhạy cảm với sự thay đổi cácđiều kiện môi trường kinh tế

11 Khách hàng dựa vào nguồn thu bất

thường để trả nợ

(Nguồn: Quản trị ngân hàng thương mại – GS.TS Nguyễn Văn Tiến, trang 315)

* Các nội dung chủ yếu trong giai đoạn nhận diện rủi ro gồm có:

- Phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng: để nhận biết những nguy cơ

Trang 33

rủi ro phát sinh từ quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, ngành nghề, loại tiền…

- Phân tích đánh giá khách hàng: nhằm phát hiện những nguy cơ rủi rotrong từng khách hàng và từng khoản nợ cụ thể Phân tích đánh giá khách hàng là cảmột quá trình từ khi tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận các thông tin từ phía kháchhàng, tiến hành phân tích, thẩm định khách hàng trước, trong và sau khi cho vay

* Các phương pháp nhận diện rủi ro tín dụng gồm có:

+ Phương pháp thẩm định thực tế

Cán bộ tín dụng của ngân hàng trực tiếp đi thẩm định thực tế khách hàng đểxem xét về công việc, cuộc sống, môi trường xung quanh, cơ sở vật chất kỹ thuật cũngnhư quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng Từ đó tận mắt chứngkiến, kiểm tra những điều kiện về mục đích sử dụng vốn, nguồn thu nhập, giá trị hiệntại của TSĐB mà khách hàng đã cam kết trong hồ sơ vay vốn Nếu phát hiện có sai sót,gian lận thì có thể có những biện pháp hữu hiệu để có thể khắc phục kịp thời

+ Phương pháp lập bảng điều tra

Là phương pháp thông qua các câu hỏi về những vấn đề có thể xảy ra, để từ

đó nhận dạng và đánh giá mức độ tác động của từng loại rủi ro Phương pháp này rõràng, dễ hiểu có vai trò như một công cụ nhắc nhở giúp người thực hiện xác địnhtầm quan trọng của các tác động Nhưng phương pháp này có tính cảm tính phụthuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của người đánh giá

+ Phương pháp phân tích số liệu hồ sơ tổn thất trong quá khứ

Với phương pháp này đòi hỏi ngân hàng phải thu thập, phân tích, thống kê,lưu trữ số lượng thông tin lớn trong một thời gian dài, một cách có hệ thống, khoahọc để nhận biết cơ chế và nguồn gốc gây ra rủi ro; nhờ đó có thể đánh giá đúng cácyếu tố rủi ro mà trước đây đã bị xem nhẹ hoặc bỏ qua Giúp ngân hàng dự báo được

xu hướng diễn biến rủi ro trong tương lai thông qua dữ liệu trong quá khứ

+ Phương pháp phân tích lưu đồ

Phương pháp lưu đồ là một phương pháp có thể giúp chúng ta liệt kê trình tựcác bước đối với một quy trình đầu tư tài chính Từ những bước liệt kê này, chúng

ta có thể dễ dàng xác định rủi ro khi thực hiện từng bước, từ đó để có những biện

Trang 34

pháp khắc phục nhất định.

Phương pháp này được thực hiện xuyên suốt quy trình tín dụng, từ khâu đầutiên là tiếp nhận hồ sơ, khâu trung gian như thẩm định, ra quyết định, giải ngân,theo dõi khoản vay cho đến khâu cuối cùng là thanh lý hợp đồng Vì rủi ro có thểxảy ra ở bất cứ khâu nào nên việc theo sát quy trình sẽ giúp NH xác định rủi ro xuấthiện và tập trung nhất ở khâu nào để có biện pháp kiểm soát kịp thời, hiệu quả

Việc áp dụng các phương pháp cần có sự linh hoạt, sáng tạo, phù hợp vớithực tế để chất lượng công tác nhận dạng RRTD đạt được hiệu quả cao nhất

1.2.4.2 Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường rủi ro trong hoạt động tín dụng chính là việc tính toán ra con số cụthể về mức độ rủi ro mà ngân hàng đang đối mặt và những tổn thất mà nó gây ra

Đo lường rủi ro phải tính được biên độ dao động của các dòng thu nhập và xác suấtrủi ro xảy ta trong một số trường hợp xác định trước

Các ngân hàng áp dụng một số mô hình trong việc xác định mức độ rủi ro tíndụng của khách hàng trên cơ sở xử lý những thông tin thu thập được hay còn gọi làphân tích rủi ro tín dụng cụ thể như sau:

nợ đối với KH cũ; còn KH mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhưTrung tâm phồng ngừa rủi ro, từ NH khác, hoặc các cơ quan thông tin đại chúng…)

- Capacity (năng lực của người vay): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn ngườixin vay có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng

- Cash (thu nhập của người vay): Cán bộ tín dụng trước hết phải xác địnhđược nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu

Trang 35

nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán,… Sau đó cầnphân tích tình hình tài chính của DN vay vốn thông qua các tỷ số tài chính.

- Collateral (bảo đảm tiền vay): Cán bộ tín dụng phải trả lời được câu hỏi:người vay có sở hữu một giá trị nào hay một tài sản nào có chất lượng để hỗ trợkhoản vay không? Đồng thời cũng phải lưu ý đến những yếu tố nhạy cảm như: tuổithọ, công nghệ, mức độ chuyên dụng, điều kiện, tính lỏng của tài sản người vay,

- Conditions (các điều kiện): Ngân hàng cần phải biết được xu hướng hiệnhành về công việc kinh doanh và ngành nghề của người vay, cũng như khi điều kiệnkinh tế thay đổi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến khoản tín dụng,

- Control (kiểm soát): Tập trung vào những vấn đề như: các thay đổi trongluật pháp và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay? Yêu cầu tín dụng của ngườivay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng và của nhà quản lý về chất lượng tíndụng?

Mô hình 6C tương đối đơn giản tuy nhiên phụ thuộc quá nhiều vào mức độchính xác của nguồn tin thu thập được cũng như trình độ phân tích, đánh giá chủquan của cán bộ tín dụng

b Mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng:

Mô hình điểm số Z do Altman khởi tạo và thường được sử dụng để xếp hạngtín nhiệm đối với các DN Mô hình này dùng để đo xác suất vỡ nợ của KH thôngqua các đặc điểm cơ bản của KH Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi

ro đối với người vay và phụ thuộc vào các yếu tố tài chính của người vay (Xj ) Từ

mô hình này tính được xác suất vỡ nợ của người vay trên cơ sở số liệu trong quákhứ Altman đã xây dựng mô hình cho điểm như sau:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5

Trong đó:

X1 = Tỷ số “Vốn lưu động ròng/Tổng tài sản”

X2 = Tỷ số “Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản”

X3 = Tỷ số “Lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/ Tổng tài sản”

X4 = Tỷ số “Thị giá cổ phiếu/ giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”

Trang 36

X5 = Tỷ số “ Doanh thu/ tổng tài sản”

Như vậy, với số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp vàngược lại Điều này là một căn cứ khách quan để qua đó xếp hạng các KH theo mức

độ nguy cơ vỡ nợ Điểm số Z là thước đo khá tổng hợp về xác xuất vỡ nợ của KH.Theo tính toán và thực tế cho thấy:

Nếu Z> 2,99: DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

Nếu 1,81< Z<2,99: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.Nếu Z< 1,81: DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao

Căn cứ vào kết luận này, ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho KH cho đếnkhi cải thiện được điểm số Z lớn hơn 1,81

Theo mô hình điểm số Z thì kỹ thuật đo lường tương đối đơn giản Tuynhiên, mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm KH vay có rủi ro và không có rủi

ro trong khi thực tế mức độ rủi ro tín dụng tiềm tàng của mỗi KH là khác nhau từmức thấp như chậm trả lãi, không trả được lãi cho đến mức mất hoàn toàn cả vốn vàlãi của khoản vay

c Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:

Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng áp dụng cho cá nhân, dựa vào hệ số tíndụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, sở hữu nhà, thu nhập, thời gian công tác, để chođiểm, từ đó hình thành khung chính sách tín dụng Mô hình này thường sử dụng 7-

12 hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểm từ 1-10 (Xem Phụ lục 4)

Mô hình này với 8 mục tại Phụ lục 4 ta thấy điểm cao nhất mà KH có thể đạtđược là 43 điểm, điểm thấp nhất là 9 điểm Giả sử 28 điểm là ranh giới giữa KH cótín dụng tốt và KH có tín dụng xấu thì ngân hàng có thể hình thành khung chínhsách hạn mức tín dụng theo mô hình điểm số như sau: (Xem Phụ lục 5)

Mô hình này loại bỏ được sự phán xét chủ quan trong quá trình cho vay vàgiảm đáng kể thời gian ra quyết định tín dụng Tuy nhiên, mô hình này không thể tựđiều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế

và cuộc sống gia đình

Trang 37

d Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s

Moody’s và Standard & Poor’s là hai trong số những công ty đánh giá tíndụng lớn và uy tín nhất thế giới; xếp hạng tín dụng của Moody’s và Standard &Poor’s nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư và những người tham gia thị trường trêntoàn thế giới những phân tích độc lập về rủi ro tín dụng; xếp hạng tín dụng là những

ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng, thể hiện khả năng và thiện chí trả nợ (gốc, lãihoặc cả hai) của đối tượng đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy

đủ và đúng hạn Xếp hạng này dựa trên những phân tích của các chuyên gia có kinhnghiệm, dựa trên thông tin thu thập từ các tổ chức phát hành và từ các nguồn khác.Ngoài phương pháp chuyên gia, Moody’s và Standard & Poor’s cũng như các tổchức xếp hạng khác còn kết hợp sử dụng mô hình toán học trong việc xây dựng vàphân tích chỉ số xếp hạng của mình

Chỉ số xếp hạng tín dụng (credit ratings) thể hiện quan điểm của tổ chức này

về khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các điều kiện tài chính một cách đầy đủ vàđúng lúc của một DN hay một quốc gia Chỉ số được quy thành các xếp hạng bằngchữ, ở Standard & Poor’s cao nhất là AAA và thấp nhất là D trong khi Moody’s caonhất là Aaa và thấp nhất là C [11]

Trang 38

Bảng 1.2: Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor

Nguồn Xếp hạng Tình trạng

Moody Aaa Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất*

Aa Chất lượng cao*

A Chất lượng trên trung bình*

Baa Chất lượng trung bình*

Ba Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ

B Chất lượng dưới trung bìnhCaa Chất lượng kém

Ca Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ

C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấuStandard & Poor AAA Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất*

AA Chất lượng cao*

A Chất lượng trên trung bình*

BBB Chất lượng trung bình*

BB Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ

B Chất lượng dưới trung bìnhCCC Chất lượng kém

CC Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ

C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu

1.2.4.3 Theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng

a Theo dõi rủi ro

Theo Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18 tháng 5 năm 2018, thì các ngânhàng phải theo dõi trạng thái rủi ro và đánh giá kịp thời, cảnh báo sớm khả năng viphạm các hạn mức rủi ro, hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động

Các báo cáo nội bộ về theo dõi rủi ro đảm bảo kịp thời, chính xác, đầy đủ vàđược gửi đến các cá nhân, bộ phận có liên quan

Thực tế rủi ro tín dụng xảy ra rất phức tạp và cần có một khoảng thời giannhất định mới có thể xử lý được rủi ro Mặt khác, khi rủi ro sắp xảy ra, thường cómột bộ phận tài sản do cả khách quan (như giá thị trường sụt giảm, hao mòn vôhình…) và chủ quan (như chủ tài sản tẩu tán, tráo đổi tài sản…) gây thiệt hại nặng

nề cho bên cho vay, đồng thời những trường hợ này có thể kéo dài vài năm mới xử

lý được rủi ro do liên quan đến các vụ án

Trang 39

Vì vậy, theo dõi rủi ro thông qua việc đánh giá rủi ro định kỳ và đột xuất,đưa ra các cảnh báo và kịch bảnt có thể xảy ra để chủ động quản lý rủi ro, đồng thờibáo cáo kịp thời cho cơ quan quản lý phối hợp ngăn chặn là hết sức cần thiết.

b Kiểm soát rủi ro

Kiểm soát rủi ro tín dụng là sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiếnlược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hay giảm thiểu những tổnthất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra với ngân hàng Để kiểm soátrủi ro tín dụng, cần thực hiện các giải pháp sau:

- Xây dựng và thực thi các chính sách, công cụ để kiểm soát rủi ro tín dụng+ Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh cấp tíndụng, trở thành hướng dẩn chung cho toàn thể cán bộ ngân hàng, tạo sự thống nhấtchung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao khả năngsinh lời của hoạt động tín dụng Nội dung chính sách tín dụng thường định hướngđến các vấn đề cơ bản như: Định hướng tín dụng về giới hạn tăng trưởng tín dụngtrong từng giai đoạn, từng thời kỳ; Giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng lĩnh vực;Định giá tín dụng, tài sản đảm bảo, phê duyệt cấp tín dụng, hệ thống định dạng rủi

ro tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý danh mục cho vay, chính sách khách hàng,…Chính vì vậy mà để đảm bảo hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại pháttriển đúng với định hướng, đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trưởng bềnvững và kiểm soát được rủi ro tín dụng thì mỗi ngân hàng phải xây dựng được mộtchính sách tín dụng nhất quán, hợp lý và phù hợp với đặc điểm của ngân hàng mình

+ Quy trình tín dụng: Hoạt động tín dụng đóng một vai trò vô cùng quantrọng đối với hoạt động của ngân hàng thương mại, vì thế mà sản phẩm cấp tín dụngngày càng đa dạng, phong phú Tuy nhiên, đi kèm với quá trình đó chính là hoạtđộng tín dụng ngân hàng ngày càng chứa đựng nhiều rủi ro, môi trường cạnh tranhngày càng gay gắt Vì thế cần phải có các biện pháp để kiểm soát và hạn chế rủi ro.Một trong những biện pháp đó là thiết lập một quy trình cấp tín dụng chặt chẽ đểhướng dẫn nhân viên tín dụng và các bộ phận có liên quan thực thi tốt việc cấp tíndụng sao cho đạt hiệu quả cao nhất đồng thời kiểm soát rủi ro tín dụng trong mức an

Trang 40

toàn nhất.

- Các biện pháp giảm thiểu, khắc phục rủi ro tín dụng:

+ Bảo hiểm tín dụng: đây là biện pháp mà ngân hàng yêu cầu khách hàngmua bảo hiểm tại các tổ chức bảo hiểm để thu hồi nợ khi có phát sinh rủi ro, thựcchất đây chính là cách mà ngân hàng chuyển một phần hoặc toàn bộ rủi ro tín dụngcho bên thứ ba

+ Thực hiện chiến lược phân tán rủi ro, đa dạng hóa danh mục cấp tín dụng,

đa dạng hóa các loại hình khách hàng, các sản phẩm cấp tín dụng nhằm mục đíchtránh đầu tư tập trung vào một ngành, lĩnh vực, khách hàng,…

+ Quản lý, giám sát và hoàn thiện hồ sơ khoản cấp tín dụng: Khi xuất hiệncác dấu hiệu dẩn đến các nguy cơ phát sinh rủi ro, ngân hàng thực hiện ngay việcgiám sát khoản cấp tín dụng, thu thập các thông tin về tình hình tài chính, tình hìnhhoạt động sản xuất kinh doanh và các thông tin có liên quan để giám sát khoản cấptín dụng một cách chặt chẽ, xác định mức độ nghiêm trọng, đánh giá nguyên nhângây ra để có biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời

+ Xác định phương án cơ cấu lại khoản nợ: Biên pháp nay áp dụng đối vớitrường hợp ngân hàng đánh giá khách hàng có khả năng phục hồi, phát triển vàkhách hàng chứng minh được khả năng hoàn trả lại nợ gốc, lãi hoặc phí khi đến hạntheo thời hạn đã được cơ cấu lại nợ Trường hợp khách hàng không thể phục hồiđược thì ngân hàng sẽ quyết định chiến lược thu hồi nợ

+ Khuyến khích khách hàng trả nợ: Đây là biện pháp mà ngân hàng có thểgiảm một phần hay toàn bộ nợ lãi, phí để khuyến khích khách hàng trả toàn bộ nợgốc và một phần lãi, phí cho ngân hàng

+ Phát mại tài sản bảo đảm: Ngân hàng cố gắng thuyết phục khách hàng tựnguyện bán tài sản của mình để trả nợ Trường hợp khách hàng không có thiện chí

tự nguyện bán tài sản thì ngân hàng sẽ tiến hành bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợtheo sự giám sát và sự phán quyết của cơ quan pháp luật

+ Trả nợ thay: Trong trường hợp có bảo lãnh của bên thứ ba, ngân hàng yêucầu bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hoặc yêu cầu bên thứ ba phát mại tài sản

Ngày đăng: 06/03/2024, 10:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w